Thành Phật từ lâu xa

thanhvan

Registered
Phật tử
Tham gia
9 Thg 10 2013
Bài viết
156
Điểm tương tác
56
Điểm
28
Chào Đạo Hữu

Ồ! Vậy ra Vô Nhất Bất Nhị là người học Phật cầu hiểu kinh Pháp Hoa. Vậy thì cứ tiếp tục đi... Ngã chấp cũng không tệ.

Chào đạo hữu! họ thích đào bới trong kinh điển vì họ chưa chán thì cứ kệ họ đi. khi nào hết sức mà họ vẫn chẳng nhận được giáo pháp chính là ở ngay trên tấm thân tứ đại của họ thì họ mới dừng lại. họ còn hi vọng mà, chừng nào họ nói tôi không muốn đọc kinh xem giáo nữa...
Chúc Latuan mạnh khỏe
 
GÓP PHẦN LAN TỎA GIÁ TRỊ ĐẠO PHẬT

Ủng hộ Diễn Đàn Phật Pháp không chỉ là đóng góp vào việc duy trì sự tồn tại của Diễn Đàn Phật Pháp Online mà còn giúp cho việc gìn giữ, phát huy, lưu truyền và lan tỏa những giá trị nhân văn, nhân bản cao đẹp của đạo Phật.

Mã QR Diễn Đàn Phật Pháp

Ngân hàng Vietcombank

DUONG THANH THAI

0541 000 1985 52

Nội dung:Tên tài khoản tại diễn đàn - Donate DDPP(Ví dụ: thaidt - Donate DDPP)

rickpham

Well-Known Member
Quản trị viên
Thượng toạ
Tham gia
19 Tháng 5 2016
Bài viết
982
Điểm tương tác
216
Điểm
63
Ồ! Vậy ra Vô Nhất Bất Nhị là người học Phật cầu hiểu kinh Pháp Hoa. Vậy thì cứ tiếp tục đi... Ngã chấp cũng không tệ.

cám ơn đạo hữu đã chỉ điểm :D
 

VO-NHAT-BAT-NHI

Well-Known Member
Quản trị viên
Thượng toạ
Tham gia
23 Thg 8 2010
Bài viết
3,664
Điểm tương tác
715
Điểm
113
Đề nghị tất cả đạo hữu không muốn trao đổi, thảo luận không nên tham gia. Vnbn không phải mở chủ đề này ra để bơi móc cá nhân.

Rất hoan nghênh những đạo hữu vô tư trong thảo luận. Không hiểu sao diễn đàn dạo này chỉ trích cá nhân là chính mà tinh thần vô tư vô ngã trong thảo luận không được thấy nữa. Chúng ta cứ tập trung vào vấn đề, mặc kệ các từ ngữ dù là khó nghe, có vấn đề gì thì cứ trao đổi, phản biện,... KINH ĐIỂN CỦA NHƯ LAI VNBN XEM NHƯ BÁO VẬT, QUYẾT HỌC VÀ TUYÊN TRUYỀN, CHƯA TỪNG CÓ Ý ĐỊNH DỪNG NGHỈ HOẶC CHÁN HỌC, CHO ĐẾN KHI THÀNH PHẬT CHÁNH ĐẲNG GIÁC MỚI THÔI.

XIN TẤT CẢ ĐỪNG BÀN CHUYỆN CÁ NHÂN NỮA!
 

latuan

Cựu Thành Viên Diễn Đàn
Tham gia
15 Thg 4 2015
Bài viết
1,256
Điểm tương tác
409
Điểm
83
Chào đạo hữu! họ thích đào bới trong kinh điển vì họ chưa chán thì cứ kệ họ đi. khi nào hết sức mà họ vẫn chẳng nhận được giáo pháp chính là ở ngay trên tấm thân tứ đại của họ thì họ mới dừng lại. họ còn hi vọng mà, chừng nào họ nói tôi không muốn đọc kinh xem giáo nữa...
Chúc Latuan mạnh khỏe
Cảm ơn lời chúc của đạo hữu thanhvan!
...
Pháp Đạt, người Hồng Châu, bảy tuổi xuất gia, thường tụng Kinh Pháp Hoa. Khi đến lễ Tổ Sư, đầu chẳng sát đất. Tổ quở rằng: “Làm lễ mà đầu không sát đất, chi bằng đừng lễ. Trong tâm ngươi hẳn có điều gì chất chứa, nói ra xem?”

Thưa rằng: “Tôi niệm Kinh Pháp Hoa đã tới ba ngàn bộ.”

Sư nói: “Nếu nhà ngươi niệm đến muôn bộ, hiểu được ý kinh, nhưng chẳng cho đó là hơn người, thì cùng đi một đường với ta. Nay nhà ngươi ỷ vào việc tụng kinh, nên chẳng biết lỗi. Hãy nghe kệ đây:


Lễ vốn diệt kiêu mạn,

Sao đầu chẳng sát đất?

Chấp ngã, tội liền sanh,

Quên công, phước cao ngất.”

Sư lại hỏi: “Ngươi tên chi?” Thưa: “Pháp Đạt.” Sư nói: “Ngươi tên Pháp Đạt, đã đạt pháp bao giờ?” Ngài liền thuyết kệ rằng:


• Ngươi nay tên Pháp Đạt,

• Siêng tụng chưa ngừng nghỉ.

• Chỉ theo âm thanh tụng,

• Tâm sáng mới Bồ-tát.

• Ngươi nay thật có duyên,

• Ta vì ngươi giảng thuyết:

• Chỉ tin Phật không nói, Đức Phật vì muốn phá sự cố chấp nơi kinh văn nên có nói: “Ta 49 năm chưa từng nói một lời.”

• Hoa sen từ miệng nở.

Pháp Đạt nghe kệ, hối lỗi mà tạ rằng: “Từ nay về sau xin khiêm cung với tất cả. Đệ tử này tụng Kinh Pháp Hoa, chưa hiểu nghĩa kinh, lòng thường có chỗ nghi. Hòa thượng trí tuệ quảng đại, xin lược thuyết nghĩa lý trong kinh.”

Sư nói: “Pháp Đạt! Pháp tự nhiên thông đạt, chỉ tâm ngươi chẳng đạt. Kinh vốn không nghi, tâm ngươi tự nghi. Ngươi niệm kinh này, lấy chi làm tông?

Pháp Đạt thưa : “Đệ tử này căn tánh tối tăm ngu dốt, xưa nay chỉ cứ y theo văn mà tụng niệm, đâu biết được tông thú của kinh.”

Sư nói: “Ta không biết chữ, ngươi cứ theo kinh tụng qua một lần, ta sẽ giảng giải cho nghe.”

Pháp Đạt lớn tiếng niệm kinh, đến phẩm Thí Dụ.

Sư bảo: “Thôi, kinh này nguyên lai lấy nhân duyên xuất thế làm tông. Dù thuyết bao nhiêu thí dụ, cũng không ra ngoài lẽ ấy.

“Thế nào là nhân duyên? Kinh nói : “Chư Phật Thế Tôn chỉ vì nhân duyên một việc lớn mà xuất hiện ở đời.” Một việc lớn, đó là tri kiến Phật vậy. Người đời ngoài mê chấp mắc nơi tướng, trong mê chấp mắc lẽ không. Nếu có thể ở nơi tướng lìa được tướng, ở nơi không lìa được không, tức là trong ngoài chẳng mê. Nếu ngộ pháp ấy, một niệm tâm liền khai mở. Đó là khai ngộ tri kiến Phật.

“Phật nghĩa là giác. Phân ra bốn môn: Khai mở tri kiến giác, chỉ rõ tri kiến giác, nhận ra tri kiến giác, và nhập vào tri kiến giác. Nếu nghe lời khai mở, chỉ rõ, liền được nhận ra, nhập vào, chính là tri kiến giác, chân tánh xưa nay liền được xuất hiện. Ngươi phải cẩn thận đừng hiểu sai ý kinh: Nghe giảng những cách khai mở, chỉ rõ, nhận ra, nhập vào mà cho đó chỉ là tri kiến của Phật, còn mình không có phần.

“Nếu hiểu như vậy, tức là báng bổ kinh, chê bai Phật. Nếu đã là Phật, có đủ tri kiến, cần gì khai mở? Ngươi nên tin tri kiến Phật chỉ là tự tâm ngươi, không có Phật nào khác nữa. Chỉ vì hết thảy chúng sanh tự mình che khuất sự quang minh, tham đắm cảnh trần, gặp duyên bên ngoài thì trong tâm rối loạn, cam chịu sự xô đẩy trôi lăn, mới phải nhọc công đức Thế Tôn từ chánh định khởi lên, dùng không biết bao nhiêu phương tiện dẫn dụ giải thuyết mà khuyên bảo cho tự lắng dịu đi. Chỉ thôi cầu tìm ở bên ngoài là đồng với Phật. Cho nên nói: khai mở tri kiến Phật. Ta cũng khuyên hết thảy mọi người, tự trong tâm mình thường khai mở tri kiến Phật.

“Người đời tâm tà, ngu mê tạo tội. Miệng lành, tâm dữ, tham giận, ganh ghét, tà vạy, cao ngạo, hại người tổn vật, tự khai mở tri kiến chúng sanh. Nếu biết chánh tâm, thường sanh trí tuệ, quán xét tự tâm, thôi việc ác, làm việc lành, ấy là tự mình khai mở tri kiến Phật. Ngươi nên mỗi niệm thường khai mở tri kiến Phật, đừng khai mở tri kiến chúng sanh. Khai mở tri kiến Phật tức là xuất thế. Khai mở tri kiến chúng sanh tức là thế gian. Nếu ngươi chỉ khổ công theo việc niệm kinh, lấy riêng đó làm chỗ công phu, có khác chi con bò đen quý cái đuôi mình?” Con bò có cái đuôi dài và lớn, đẹp. Nó cho đó là quý nhất.

Pháp Đạt thưa: “Nếu vậy thì chỉ cần hiểu nghĩa, chẳng cần tụng kinh sao?”

Sư nói: “Kinh có lỗi gì mà ngăn cản ngươi tụng niệm? Chỉ vì mê hay ngộ, lợi hay hại cũng do nơi ngươi. Miệng tụng, tâm thực hành, tức chuyển được kinh. Miệng tụng, tâm chẳng thực hành, tức là bị kinh chuyển. Hãy nghe bài kệ này:

• Tâm mê, Pháp Hoa chuyển;

• Tâm ngộ, chuyển Pháp Hoa.

• Tụng kinh lâu chẳng rõ, Chẳng rõ diệu lý, ý chỉ trong kinh.

• Với nghĩa thành oan gia. Vì không hiểu cho nên đối với nghĩa lý trong kinh mình lại làm trái ngược lại.


• Không niệm, niệm là chánh, Vô niệm, vô tác ấy là niệm Kinh, chánh tâm niệm Kinh.

• Có niệm, niệm thành tà.

• Có, không đều quên sạch,

• Bò trắng cỡi chơi xa. Xe thắng bằng bò trắng chỉ cho Phật thừa hay Nhất thừa; tốt đẹp, lộng lẫy hơn ba loại xe khác: dương xa (xe dê) tức là Thanh văn thừa, lộc xa (xe nai) tức là Duyên giác thừa, ngưu xa (xe trâu) tức là Bồ-tát thừa. (Kinh Pháp Hoa)


Pháp Đạt nghe kệ, bất giác ứa lệ, đại ngộ, bạch với Sư rằng: “Pháp Đạt này từ trước đến nay thật chưa từng chuyển được Kinh Pháp Hoa, chỉ bị Kinh Pháp Hoa chuyển.”

Lại hỏi rằng: “Trong kinh nói: Phẩm Phương tiện trong Kinh Pháp Hoa. ‘Các vị đại Thanh văn cho đến chư vị Bồ-tát dẫu có tận lực cùng nhau suy nghĩ, cũng chẳng đo lường nổi trí tuệ của Phật.’ Nay dạy cho phàm phu chỉ cần tỉnh ngộ tự tâm, liền gọi là tri kiến Phật; tự mình chẳng phải bậc thượng căn, sợ chưa khỏi tội hoài nghi, báng bổ? Lại nữa, trong kinh nói đến ba thứ xe: xe dê, xe nai, xe trâu, với xe bò trắng phân biệt khác nhau thế nào? Xin Hòa thượng chỉ dạy thêm cho.”

Sư dạy rằng: “Ý kinh vẫn rõ, chỉ tự ngươi mê cho nên trái đi. Người trong ba thừa chẳng lường được Phật trí, là do nơi trí đo lường vậy. Cho dù có tận lực cùng nhau mà suy lường, lại chỉ càng thêm xa cách. Phật vốn vì phàm phu mà thuyết, chẳng phải vì Phật mà thuyết. Lẽ ấy, nếu ai chẳng tin được, thì đành theo kẻ khác mà thối lui. Không tự biết mình đang ngồi trên xe bò trắng, lại ra ngoài cửa tìm kiếm ba thứ xe khác! Huống chi trong kinh nói rõ với ngươi rằng: Chỉ có một Phật thừa, chớ không có thừa nào khác. Nếu nói hai thừa, ba thừa, cho đến vô số phương tiện, nhân duyên, thí dụ cũng đều là vì có một Phật thừa. Sao nhà ngươi chẳng suy xét? Ba loại xe là giả tạm, vì chuyện thuở xưa. Nhất thừa là chân thật, vì chuyện bây giờ. Chỉ dạy ngươi bỏ vật giả tạm, quay về chân thật. Về chân thật rồi, chân thật cũng không có tên.

“Phải biết rằng những của báu ngươi có, đều thuộc về ngươi, do ngươi thọ dụng, chẳng tưởng là của cha, Cha chỉ là người trên trước mình, ví dụ với chư Phật Như-lai. chẳng tưởng là của con, Con chỉ là các người nghèo cùng, ví dụ với tất cả chúng sanh. cũng chẳng tưởng đến việc sử dụng. Cũng chẳng tưởng đến sự xây dùng riêng vào thân mình. Vậy là ba tưởng tiêu trừ hết thảy. Ấy gọi là trì Kinh Pháp Hoa, kiếp này sang kiếp khác, tay chẳng rời kinh, ngày đêm không lúc nào chẳng niệm vậy.”

Pháp Đạt đội ơn khai ngộ, vui mừng khôn xiết, đọc kệ xưng tán rằng:

Tụng ba ngàn bộ kinh,

Tào Khê một câu mất.

Chưa rõ lẽ xuất thế,

Qua bao kiếp mê cuồng.

Dê, nai, trâu, giả lập,

Trước sau, khéo giải bày.

Ai hay trong nhà lửa,

Vốn thật Pháp trung vương.


Sư nói: “Từ nay có thể gọi ngươi là vị tăng niệm kinh.”

Pháp Đạt từ đó lãnh được ý huyền diệu, nhưng cũng không thôi tụng kinh.

Nguồn từ http://thuvienhoasen.org/p16a7688/pham-thu-vii-co-duyen
...

Lời trực chỉ nhân tâm của Lục tổ Huệ Năng người còn không nắm được giềng mối thì văn phong "Di hoa tiếp mộc" của Pháp Hoa kinh làm sao có thể dùng tà kiến dậy mùi phân biệt thị phi dính mắc ngã chấp mà lĩnh hội được đây. Nói ra thành vọng, đây cơ hồ là món "Rút củi dưới đáy lò" mà ngặt nỗi là bếp nhà mình mới căng chứ.
 

latuan

Cựu Thành Viên Diễn Đàn
Tham gia
15 Thg 4 2015
Bài viết
1,256
Điểm tương tác
409
Điểm
83
Đề nghị tất cả đạo hữu không muốn trao đổi, thảo luận không nên tham gia. Vnbn không phải mở chủ đề này ra để bơi móc cá nhân.

Rất hoan nghênh những đạo hữu vô tư trong thảo luận. Không hiểu sao diễn đàn dạo này chỉ trích cá nhân là chính mà tinh thần vô tư vô ngã trong thảo luận không được thấy nữa. Chúng ta cứ tập trung vào vấn đề, mặc kệ các từ ngữ dù là khó nghe, có vấn đề gì thì cứ trao đổi, phản biện,... KINH ĐIỂN CỦA NHƯ LAI VNBN XEM NHƯ BÁO VẬT, QUYẾT HỌC VÀ TUYÊN TRUYỀN, CHƯA TỪNG CÓ Ý ĐỊNH DỪNG NGHỈ HOẶC CHÁN HỌC, CHO ĐẾN KHI THÀNH PHẬT CHÁNH ĐẲNG GIÁC MỚI THÔI.

XIN TẤT CẢ ĐỪNG BÀN CHUYỆN CÁ NHÂN NỮA!

Chào Vô Nhất Bất Nhị! Thiết nghĩ giáo lý đạo Phật chẳng thể hiểu theo một chiều. Nay VNBN muốn trao đổi Phật pháp mà lời trao đổi trái chiều không muốn nghe mà chỉ muốn nghe lời lẽ hợp với ý mình. Những điều hợp với ý mình theo lý đạo hữu đã biết cả vậy phải chăng cái đạo hữu muốn tìm cầu là sự tán dương công đức của đại chúng?
Nếu lòng đạo hữu không có ý đó thì lời trái tai của latuan tạm xem như là lời sách tấn tâm hạnh hoằng dương chánh pháp của đạo hữu vậy.
 

trừng hải

Well-Known Member
Quản trị viên
Thượng toạ
Tham gia
30 Thg 7 2013
Bài viết
1,097
Điểm tương tác
687
Điểm
113
Đây cũng là luận rồi! Kinh điển là để chúng ta học tập nghiên cứu, không nên đem đi cất!
Lời Chư Phật chẳng hề hư dối, đều là đúng với các lẽ tương đối, chẳng hề sai chạy!

Đức Phật dạy rằng Ngài đã thành Phật nhẫn lại đây với số kiếp như thế thì đúng là như thế, chẳng phải do VNBN chấp lời Kinh mà chính ngôn thiết thấy như thật của Đức Phật.

"VÔ LƯỢNG VÔ BIÊN TRĂM NGHÌN MUÔN ỨC NA DO THA KIÊP" không phải là một con số tượng trưng, và đức Phật cũng đã mô phỏng con số này qua thí dụ rãi các hạt vi trần (bụi). Để cho rõ thêm VNBN xin phép nêu thêm các con số sau:(dấu ^ là lũy thừa)
1 A Tăng Kỳ = 10^ 101,493,305,292,610,318,652,755,325,638,410,240. Tức là số 10 và 101,493,305,292,610,318,652,755,325,638,410,240 con số 0 theo sau.

Vô Lượng = A Tăng Kỳ ^4
Vô Biên = A Tăng Kỳ ^16
Vô Đẳng = A Tăng Kỳ^64
Bất Khả Sổ = A Tăng Kỳ^256
Bất Khả xưng = A Tăng Kỳ^1024
Bất Khả Tư = A Tăng Kỳ^4096
Bất Khả Lượng = A Tăng Kỳ^16348
Bất Khả Thuyết = A Tăng Kỳ^65536
Bất Khả Thuyết Bất Khả Thuyết = A Tăng Kỳ^262144.

Đây Chưa Phải Là Tột Cùng Số Dùng Trong Đạo Phật Còn Có Những Con Số Lớn Hơn Nữa.

Con số "VÔ LƯỢNG VÔ BIÊN TRĂM NGHÌN MUÔN ỨC NA DO THA KIÊP" sẽ là rất lớn nhưng nó vẫn là một con số hữu hạn và cụ thể.

Như vậy, theo tuyên thuyết thì Ngài đã thành tựu Vô Thượng Chánh Đẳng Chánh Giác cách nay với số kiếp như trên, chẳng phải là tượng trưng, chẳng phải là hư dối.

Điều mà Ngài tuyên thuyết thì trái ngược với tất cả hiểu biết của trời, người, a tu la về Ngài: tức là Ngài là Thái Tử Tất Đạt Đa rời cung họ Thích,...., chứng Vô Thượng Bồ Đề. Nhưng đó là lời Phật, Đức Phật trước khi tuyên thuyết điều đó cũng đã nhắc nhở 3 lần: "Các ông phải tin lời của Như Lai".


Chào đạo hữu Vô Nhất Bất Nhị

Khi thảo luận về pháp viên dung vô ngại thì nên diễn đạt vấn đề bằng lục tướng Tổng-Biệt, Đồng-Dị và Thành-Hoại tương tức tương nhâp (một là tất cả, tất cả là một) mới có thể làm rõ được chỗ huyền diệu bất khả thuyết bất khả thuyết (pháp Thập Huyền Diệu) cũng là chủ đề về việc đạo hữu muốn thảo luận

_ Tổng-Biệt: Nói theo phép phủ định thì nếu bắt đầu bằng chữ VÔ như vô lượng hay vô minh...thì đều có nghĩa là KHÔNG đo đó có là nghĩa CHUNG (tổng); Ngoài nghĩa CHUNG đó vẫn hiện tồn thêm nghĩa RIÊNG (biệt; không sử dụng theo phép tu từ như vô lượng là nhiều không kể xiết) như vô lượng nghĩa là không thể tính toán, vô minh là không có trí huệ...

_ Đồng-Dị: Ví như Vô Minh nghĩa là Lậu Tận Minh vì Vô Minh là do Phật Đà chánh biến tri mà tuyên ngôn tức ĐỒNG; nhưng ở trời người, Thánh giả, Bồ tát thì có sai khác tức DỊ.

_ Thành-Hoại: Hề hề, nói một chút về con số về a tăng tỳ kiếp mà đạo hữu đưa ra để mô tả về hai tướng thành-hoại.
Các con số này Trừng Hải đã được đọc, một từ tiến sĩ họ Trương ở Hạ uy di, và một từ họ Trịnh ở Phú lang sa.
Nền tảng toán học thực dụng lấy số học làm nền tảng y dựa vào số 1 và số 0 (số 0 này do người Ấn độ phát minh), từ đó mà tính toán hoặc tiến hoặc lùi theo cấp số cộng, nhân
Vấn đề cần giải thích ở đây là số 1 vốn là số kiến lập gần đúng tức sai số bởi không có một đại lượng nào có số tròn là 1 trong thực tế nên khi sử dụng sẽ có sai số mà sai số này là cực lớn nếu tính theo cấp số cọng hay nhân. Ví dụ như một đời người là số 1(kiếp) ta thường lấy số chung là 60 năm nhưng thực tế có người sanh ra rồi chết, trong bụng mẹ đã chết, trưởng thành rồi chết...Và hãy hình dung nếu sai số này được tính theo lũy thừa như câu chuyện xưa vị đại thần chỉ xin vua ban cho một hạt gạo ở ô thứ nhất, hai hạt gạo ở ô thứ hai... trên 64 ô bàn cờ thì sẽ thấy được phép tính mà đạo hữu đưa ra là...sai bét.

"Cảnh diệu kỳ nên trí cũng diệu kỳ"

Mến, Trừng Hải
 

VO-NHAT-BAT-NHI

Well-Known Member
Quản trị viên
Thượng toạ
Tham gia
23 Thg 8 2010
Bài viết
3,664
Điểm tương tác
715
Điểm
113
Chân thành cám ơn các đạo hữu đã có đôi lời biện giải để VNBN được trao đổi và học hỏi. Chúng ta có thể cùng quan điểm hoặc không cùng, chớ VNBN không có ý là gai mắt trái tai bao giờ. Chính vì có nhiều quan điểm nên chúng ta mới xảy ra chuyện thảo luận. Giống như học nhóm vậy, việc tranh luận là chuyện đương nhiên, những ai hay tự ái, còn cái tôi thì không thể chịu được sự va chạm. Nay chúng ta muốn thảo luận pháp vi diệu thì phải trong tinh thần vô ngã, vô tư, y như pháp mình biết mà biện bày. Thảo luận những pháp thế này cần sự nhẫn nại trao đổi, tránh chưa thảo vào đâu thì chỉ trích lẩn nhau, thì hỏng bét!

Nay VNBN xin phép được đặt lại vấn đề. Trong Kinh Pháp Hoa, Phật thống nhất pháp độ thành Nhất Thừa là Phật Thừa, Đức Phật Thích Ca Mâu Ni cũng đã thọ kí cho chúng đệ tử sẽ thành Phật với danh hiệu tương ứng, trừ những người tăng thượng mạn chẳng muốn nghe pháp đã rời khỏi pháp hội và rất nhiều nội dung khác về công đức thọ trì, các việc của một số đại Bồ Tát. Trong đó, khó nhất có lẽ là phẩm "Như Lai Thọ Lượng"

Trước khi vào phẩm này, có sự việc là có đại chúng Bồ Tát rất đông từ dưới đất vọt lên, rồi Ngài Di Lặc thưa thỉnh Đức Phật, Đức Phật bảo rằng chúng Bồ Tát đó do Đức Phật hóa độ từ lúc thành tựu Vô Thượng Bồ Đề. Đại chúng liền thắc mắc: Đức Phật mới thành Phật ở kiếp này, thuyết pháp mới hơn 40 năm mà sao hóa độ rất đông Bồ Tát như thế. Ngài Di Lặc đại diện thưa hỏi thì Đức Phật nhắc nhở 3 lần "Các ông phải tin hiểu lời nói chắc thực của Như-Lai", rồi nói pháp Ngài đã thành Phật Vô Lượng Vô Biên trăm nghìn muôn nức na do tha kiếp cùng với thí dụ cụ thể về số kiếp đó.

Vấn đề mà VNBN muốn cùng trao đổi: Đức Phật Thích Ca Mâu Ni đã chứng Vô Thượng Bồ Đề từ lâu xa như thế và từ đó đến nay đã độ được một số lượng Bồ Tát rất đông từ dưới đất vọt lên sao lại còn tu hạnh Bồ Tát rồi chứng lại Vô Thượng Bồ Đề đến kiếp này?

Sự việc thành Phật nhẫn lại đây vô lượng vô biên trăm nghìn muôn ức na do tha kiếp không phải là một sự việc viễn tưởng, chính vì vậy mà Đức Phật nhắc nhở 3 lần "Các ông phải tin hiểu lời nói chắc thực của Như-Lai" và Ngài còn nói rõ là "Từ đó nhẫn lại, ta thường ở cõi Ta-bà này nói pháp giáo-hóa, cũng ở trong trăm nghìn muôn ức na-do-tha a-tăng-kỳ cõi nước khác dắt dẫn lợi-ích chúng-sinh. Bởi vậy thành Phật ở đây không phải nói về Phật Tánh vốn có.

Các đạo hữu có thể xem Kinh văn ở đây: http://www.dharmasite.net/Unicode1/KinhPhapHoa5.htm#18
 

chieuquan

Active Member
Quản trị viên
Thượng toạ
Tham gia
3 Thg 2 2016
Bài viết
125
Điểm tương tác
58
Điểm
28
Đạo hữu không hiểu vấn đề. Có thể xem lại vấn đề. Đạo hữu không muốn tìm hiểu kinh Pháp Hoa thì có thể không cần tham gia. Cũng như trong kinh Pháp Hoa đã có nhiều người đã rời khỏi pháp hội.
Trân trọng!



Lý giải nghe tạm ổn nhưng vẫn chưa đúng với những gì Phật đã nói. Lý -Sự viên dung, đó là lời Phật, đạo hữu chớ nên nói Phật chỉ nói Lý thuyết giả tưởng không có Sự!

Đức Phật nói rõ là Ngài chứng Vô Thương Chánh Đẳng Chánh Giác rồi nhẫn lại đây, Ngài nhắc nhở các Đại Bồ Tát và đại chúng 3 lần "Các ông phải tin lời của Như Lai". Còn Phật Tánh vốn chẳng thọ hay phi thọ, huống chi là nói mấy năm!

Trân trọng!
Trong Kinh Kim Cang có đoạn.
Không được, không nói!
Này Tu bồ đề, ý ông nghĩ sao? Như Lai được Vô Thượng Chánh Đẳng Chánh Giác Chăng? Như Lai có nói chăng?
Tu bồ đề thưa:
Như con hiểu qua nghĩa Phật nói, không có pháp nhất định tên là Vô Vô Thượng Chánh Đẳng Chánh Giác, cũng không có pháp nhất định Như Lai có thể nói. Vì cớ sao? Vì pháp Như Lai nói đều không thể chấp, không thể nói, chẳng phải pháp, chẳng phải phi pháp. Vì cớ sao? Vì tất cả bậc Hiền Thánh đều do pháp vô vi mà có sai biệt.

Cái chúng ta quý kính nhất là pháp Vô thượng chánh đẳng chánh giác, tức pháp chứng quả thành Phật, pháp đó có thật không? Nhiều khi cái tầm thường thì ta coi là giả nhưng cái cao quy hơn thì ta coi là thật. Nếu thấy pháp đó là thật thì hẳn còn tứ tướng. Thấy có pháp thành Phật thật thì phải có người thành Phật, đó là còn ngã, còn ngã là còn chúng sinh, còn thọ giả,…
Nam mô Bổn sư Thích Ca Mâu Ni Phật!
 

nguoidienhocphat1

Well-Known Member
Quản trị viên
Thượng toạ
Tham gia
31 Thg 8 2015
Bài viết
1,934
Điểm tương tác
347
Điểm
83
Trong Kinh Kim Cang có đoạn.
Không được, không nói!
Này Tu bồ đề, ý ông nghĩ sao? Như Lai được Vô Thượng Chánh Đẳng Chánh Giác Chăng? Như Lai có nói chăng?
Tu bồ đề thưa:
Như con hiểu qua nghĩa Phật nói, không có pháp nhất định tên là Vô Vô Thượng Chánh Đẳng Chánh Giác, cũng không có pháp nhất định Như Lai có thể nói. Vì cớ sao? Vì pháp Như Lai nói đều không thể chấp, không thể nói, chẳng phải pháp, chẳng phải phi pháp. Vì cớ sao? Vì tất cả bậc Hiền Thánh đều do pháp vô vi mà có sai biệt.

Cái chúng ta quý kính nhất là pháp Vô thượng chánh đẳng chánh giác, tức pháp chứng quả thành Phật, pháp đó có thật không? Nhiều khi cái tầm thường thì ta coi là giả nhưng cái cao quy hơn thì ta coi là thật. Nếu thấy pháp đó là thật thì hẳn còn tứ tướng. Thấy có pháp thành Phật thật thì phải có người thành Phật, đó là còn ngã, còn ngã là còn chúng sinh, còn thọ giả,…
Nam mô Bổn sư Thích Ca Mâu Ni Phật!

đạo hữu chiếu quán kiến giải rất hay. A di đà Phật!
 

tapchoi82

Registered
Phật tử
Tham gia
22 Tháng 5 2016
Bài viết
1,242
Điểm tương tác
148
Điểm
63
Chân thành cám ơn các đạo hữu đã có đôi lời biện giải để VNBN được trao đổi và học hỏi. Chúng ta có thể cùng quan điểm hoặc không cùng, chớ VNBN không có ý là gai mắt trái tai bao giờ. Chính vì có nhiều quan điểm nên chúng ta mới xảy ra chuyện thảo luận. Giống như học nhóm vậy, việc tranh luận là chuyện đương nhiên, những ai hay tự ái, còn cái tôi thì không thể chịu được sự va chạm. Nay chúng ta muốn thảo luận pháp vi diệu thì phải trong tinh thần vô ngã, vô tư, y như pháp mình biết mà biện bày. Thảo luận những pháp thế này cần sự nhẫn nại trao đổi, tránh chưa thảo vào đâu thì chỉ trích lẩn nhau, thì hỏng bét!

Nay VNBN xin phép được đặt lại vấn đề. Trong Kinh Pháp Hoa, Phật thống nhất pháp độ thành Nhất Thừa là Phật Thừa, Đức Phật Thích Ca Mâu Ni cũng đã thọ kí cho chúng đệ tử sẽ thành Phật với danh hiệu tương ứng, trừ những người tăng thượng mạn chẳng muốn nghe pháp đã rời khỏi pháp hội và rất nhiều nội dung khác về công đức thọ trì, các việc của một số đại Bồ Tát. Trong đó, khó nhất có lẽ là phẩm "Như Lai Thọ Lượng"

Trước khi vào phẩm này, có sự việc là có đại chúng Bồ Tát rất đông từ dưới đất vọt lên, rồi Ngài Di Lặc thưa thỉnh Đức Phật, Đức Phật bảo rằng chúng Bồ Tát đó do Đức Phật hóa độ từ lúc thành tựu Vô Thượng Bồ Đề. Đại chúng liền thắc mắc: Đức Phật mới thành Phật ở kiếp này, thuyết pháp mới hơn 40 năm mà sao hóa độ rất đông Bồ Tát như thế. Ngài Di Lặc đại diện thưa hỏi thì Đức Phật nhắc nhở 3 lần "Các ông phải tin hiểu lời nói chắc thực của Như-Lai", rồi nói pháp Ngài đã thành Phật Vô Lượng Vô Biên trăm nghìn muôn nức na do tha kiếp cùng với thí dụ cụ thể về số kiếp đó.

Vấn đề mà VNBN muốn cùng trao đổi: Đức Phật Thích Ca Mâu Ni đã chứng Vô Thượng Bồ Đề từ lâu xa như thế và từ đó đến nay đã độ được một số lượng Bồ Tát rất đông từ dưới đất vọt lên sao lại còn tu hạnh Bồ Tát rồi chứng lại Vô Thượng Bồ Đề đến kiếp này?

Sự việc thành Phật nhẫn lại đây vô lượng vô biên trăm nghìn muôn ức na do tha kiếp không phải là một sự việc viễn tưởng, chính vì vậy mà Đức Phật nhắc nhở 3 lần "Các ông phải tin hiểu lời nói chắc thực của Như-Lai" và Ngài còn nói rõ là "Từ đó nhẫn lại, ta thường ở cõi Ta-bà này nói pháp giáo-hóa, cũng ở trong trăm nghìn muôn ức na-do-tha a-tăng-kỳ cõi nước khác dắt dẫn lợi-ích chúng-sinh.

Các đạo hữu có thể xem Kinh văn ở đây: http://www.dharmasite.net/Unicode1/KinhPhapHoa5.htm#18



Lành thay, lành thay, ông thật là có tâm bồ tát, vì những bồ tát và những chúng sanh đời vị lai mà khéo hỏi nghĩa này vậy.
 

VO-NHAT-BAT-NHI

Well-Known Member
Quản trị viên
Thượng toạ
Tham gia
23 Thg 8 2010
Bài viết
3,664
Điểm tương tác
715
Điểm
113
Cái chúng ta quý kính nhất là pháp Vô thượng chánh đẳng chánh giác, tức pháp chứng quả thành Phật, pháp đó có thật không?

Cũng không thật, vốn thật chẳng có pháp xác định là thành tựu Vô Thượng Chánh Đẳng Chánh Giác. Nhưng cái không thật này lại là Thật với tất cả những ai chưa chứng Vô Thượng Chánh Đẳng Chánh Giác như VNBN này đây chưa chứng Vô Thượng Bồ Đề. Phật và chúng sanh đều huyễn nhưng cái huyễn của Phật nó siêu vượt cái huyễn của chúng sanh. .

Đức Phật Thích Ca Mâu Ni nói Ngài thành Phật rồi nhẫn lại đây là có một lí do khác. Đạo hữu xem lại các đặt vấn đề của VNBN để thảo luận sát vấn đề hơn.

Trân trọng cám ơn đạo hữu có đôi lời biện giải và có câu hỏi rất hay!


VO-NHAT-BAT-NHI đã viết:
Chân thành cám ơn các đạo hữu đã có đôi lời biện giải để VNBN được trao đổi và học hỏi. Chúng ta có thể cùng quan điểm hoặc không cùng, chớ VNBN không có ý là gai mắt trái tai bao giờ. Chính vì có nhiều quan điểm nên chúng ta mới xảy ra chuyện thảo luận. Giống như học nhóm vậy, việc tranh luận là chuyện đương nhiên, những ai hay tự ái, còn cái tôi thì không thể chịu được sự va chạm. Nay chúng ta muốn thảo luận pháp vi diệu thì phải trong tinh thần vô ngã, vô tư, y như pháp mình biết mà biện bày. Thảo luận những pháp thế này cần sự nhẫn nại trao đổi, tránh chưa thảo vào đâu thì chỉ trích lẩn nhau, thì hỏng bét!

Nay VNBN xin phép được đặt lại vấn đề. Trong Kinh Pháp Hoa, Phật thống nhất pháp độ thành Nhất Thừa là Phật Thừa, Đức Phật Thích Ca Mâu Ni cũng đã thọ kí cho chúng đệ tử sẽ thành Phật với danh hiệu tương ứng, trừ những người tăng thượng mạn chẳng muốn nghe pháp đã rời khỏi pháp hội và rất nhiều nội dung khác về công đức thọ trì, các việc của một số đại Bồ Tát. Trong đó, khó nhất có lẽ là phẩm "Như Lai Thọ Lượng"

Trước khi vào phẩm này, có sự việc là có đại chúng Bồ Tát rất đông từ dưới đất vọt lên, rồi Ngài Di Lặc thưa thỉnh Đức Phật, Đức Phật bảo rằng chúng Bồ Tát đó do Đức Phật hóa độ từ lúc thành tựu Vô Thượng Bồ Đề. Đại chúng liền thắc mắc: Đức Phật mới thành Phật ở kiếp này, thuyết pháp mới hơn 40 năm mà sao hóa độ rất đông Bồ Tát như thế. Ngài Di Lặc đại diện thưa hỏi thì Đức Phật nhắc nhở 3 lần "Các ông phải tin hiểu lời nói chắc thực của Như-Lai", rồi nói pháp Ngài đã thành Phật Vô Lượng Vô Biên trăm nghìn muôn nức na do tha kiếp cùng với thí dụ cụ thể về số kiếp đó.

Vấn đề mà VNBN muốn cùng trao đổi: Đức Phật Thích Ca Mâu Ni đã chứng Vô Thượng Bồ Đề từ lâu xa như thế và từ đó đến nay đã độ được một số lượng Bồ Tát rất đông từ dưới đất vọt lên sao lại còn tu hạnh Bồ Tát rồi chứng lại Vô Thượng Bồ Đề đến kiếp này?

Sự việc thành Phật nhẫn lại đây vô lượng vô biên trăm nghìn muôn ức na do tha kiếp không phải là một sự việc viễn tưởng, chính vì vậy mà Đức Phật nhắc nhở 3 lần "Các ông phải tin hiểu lời nói chắc thực của Như-Lai" và Ngài còn nói rõ là "Từ đó nhẫn lại, ta thường ở cõi Ta-bà này nói pháp giáo-hóa, cũng ở trong trăm nghìn muôn ức na-do-tha a-tăng-kỳ cõi nước khác dắt dẫn lợi-ích chúng-sinh.

Các đạo hữu có thể xem Kinh văn ở đây: http://www.dharmasite.net/Unicode1/KinhPhapHoa5.htm#18
 

hungmq

Registered
Phật tử
Tham gia
27 Tháng 5 2014
Bài viết
503
Điểm tương tác
258
Điểm
43
Cảm ơn lời chúc của đạo hữu thanhvan!
...
Pháp Đạt, người Hồng Châu, bảy tuổi xuất gia, thường tụng Kinh Pháp Hoa. Khi đến lễ Tổ Sư, đầu chẳng sát đất. Tổ quở rằng: “Làm lễ mà đầu không sát đất, chi bằng đừng lễ. Trong tâm ngươi hẳn có điều gì chất chứa, nói ra xem?”

Thưa rằng: “Tôi niệm Kinh Pháp Hoa đã tới ba ngàn bộ.”

Sư nói: “Nếu nhà ngươi niệm đến muôn bộ, hiểu được ý kinh, nhưng chẳng cho đó là hơn người, thì cùng đi một đường với ta. Nay nhà ngươi ỷ vào việc tụng kinh, nên chẳng biết lỗi. Hãy nghe kệ đây:


Lễ vốn diệt kiêu mạn,

Sao đầu chẳng sát đất?

Chấp ngã, tội liền sanh,

Quên công, phước cao ngất.”

Sư lại hỏi: “Ngươi tên chi?” Thưa: “Pháp Đạt.” Sư nói: “Ngươi tên Pháp Đạt, đã đạt pháp bao giờ?” Ngài liền thuyết kệ rằng:


• Ngươi nay tên Pháp Đạt,

• Siêng tụng chưa ngừng nghỉ.

• Chỉ theo âm thanh tụng,

• Tâm sáng mới Bồ-tát.

• Ngươi nay thật có duyên,

• Ta vì ngươi giảng thuyết:

• Chỉ tin Phật không nói, Đức Phật vì muốn phá sự cố chấp nơi kinh văn nên có nói: “Ta 49 năm chưa từng nói một lời.”

• Hoa sen từ miệng nở.

Pháp Đạt nghe kệ, hối lỗi mà tạ rằng: “Từ nay về sau xin khiêm cung với tất cả. Đệ tử này tụng Kinh Pháp Hoa, chưa hiểu nghĩa kinh, lòng thường có chỗ nghi. Hòa thượng trí tuệ quảng đại, xin lược thuyết nghĩa lý trong kinh.”

Sư nói: “Pháp Đạt! Pháp tự nhiên thông đạt, chỉ tâm ngươi chẳng đạt. Kinh vốn không nghi, tâm ngươi tự nghi. Ngươi niệm kinh này, lấy chi làm tông?

Pháp Đạt thưa : “Đệ tử này căn tánh tối tăm ngu dốt, xưa nay chỉ cứ y theo văn mà tụng niệm, đâu biết được tông thú của kinh.”

Sư nói: “Ta không biết chữ, ngươi cứ theo kinh tụng qua một lần, ta sẽ giảng giải cho nghe.”

Pháp Đạt lớn tiếng niệm kinh, đến phẩm Thí Dụ.

Sư bảo: “Thôi, kinh này nguyên lai lấy nhân duyên xuất thế làm tông. Dù thuyết bao nhiêu thí dụ, cũng không ra ngoài lẽ ấy.

“Thế nào là nhân duyên? Kinh nói : “Chư Phật Thế Tôn chỉ vì nhân duyên một việc lớn mà xuất hiện ở đời.” Một việc lớn, đó là tri kiến Phật vậy. Người đời ngoài mê chấp mắc nơi tướng, trong mê chấp mắc lẽ không. Nếu có thể ở nơi tướng lìa được tướng, ở nơi không lìa được không, tức là trong ngoài chẳng mê. Nếu ngộ pháp ấy, một niệm tâm liền khai mở. Đó là khai ngộ tri kiến Phật.

“Phật nghĩa là giác. Phân ra bốn môn: Khai mở tri kiến giác, chỉ rõ tri kiến giác, nhận ra tri kiến giác, và nhập vào tri kiến giác. Nếu nghe lời khai mở, chỉ rõ, liền được nhận ra, nhập vào, chính là tri kiến giác, chân tánh xưa nay liền được xuất hiện. Ngươi phải cẩn thận đừng hiểu sai ý kinh: Nghe giảng những cách khai mở, chỉ rõ, nhận ra, nhập vào mà cho đó chỉ là tri kiến của Phật, còn mình không có phần.

“Nếu hiểu như vậy, tức là báng bổ kinh, chê bai Phật. Nếu đã là Phật, có đủ tri kiến, cần gì khai mở? Ngươi nên tin tri kiến Phật chỉ là tự tâm ngươi, không có Phật nào khác nữa. Chỉ vì hết thảy chúng sanh tự mình che khuất sự quang minh, tham đắm cảnh trần, gặp duyên bên ngoài thì trong tâm rối loạn, cam chịu sự xô đẩy trôi lăn, mới phải nhọc công đức Thế Tôn từ chánh định khởi lên, dùng không biết bao nhiêu phương tiện dẫn dụ giải thuyết mà khuyên bảo cho tự lắng dịu đi. Chỉ thôi cầu tìm ở bên ngoài là đồng với Phật. Cho nên nói: khai mở tri kiến Phật. Ta cũng khuyên hết thảy mọi người, tự trong tâm mình thường khai mở tri kiến Phật.

“Người đời tâm tà, ngu mê tạo tội. Miệng lành, tâm dữ, tham giận, ganh ghét, tà vạy, cao ngạo, hại người tổn vật, tự khai mở tri kiến chúng sanh. Nếu biết chánh tâm, thường sanh trí tuệ, quán xét tự tâm, thôi việc ác, làm việc lành, ấy là tự mình khai mở tri kiến Phật. Ngươi nên mỗi niệm thường khai mở tri kiến Phật, đừng khai mở tri kiến chúng sanh. Khai mở tri kiến Phật tức là xuất thế. Khai mở tri kiến chúng sanh tức là thế gian. Nếu ngươi chỉ khổ công theo việc niệm kinh, lấy riêng đó làm chỗ công phu, có khác chi con bò đen quý cái đuôi mình?” Con bò có cái đuôi dài và lớn, đẹp. Nó cho đó là quý nhất.

Pháp Đạt thưa: “Nếu vậy thì chỉ cần hiểu nghĩa, chẳng cần tụng kinh sao?”

Sư nói: “Kinh có lỗi gì mà ngăn cản ngươi tụng niệm? Chỉ vì mê hay ngộ, lợi hay hại cũng do nơi ngươi. Miệng tụng, tâm thực hành, tức chuyển được kinh. Miệng tụng, tâm chẳng thực hành, tức là bị kinh chuyển. Hãy nghe bài kệ này:

• Tâm mê, Pháp Hoa chuyển;

• Tâm ngộ, chuyển Pháp Hoa.

• Tụng kinh lâu chẳng rõ, Chẳng rõ diệu lý, ý chỉ trong kinh.

• Với nghĩa thành oan gia. Vì không hiểu cho nên đối với nghĩa lý trong kinh mình lại làm trái ngược lại.


• Không niệm, niệm là chánh, Vô niệm, vô tác ấy là niệm Kinh, chánh tâm niệm Kinh.

• Có niệm, niệm thành tà.

• Có, không đều quên sạch,

• Bò trắng cỡi chơi xa. Xe thắng bằng bò trắng chỉ cho Phật thừa hay Nhất thừa; tốt đẹp, lộng lẫy hơn ba loại xe khác: dương xa (xe dê) tức là Thanh văn thừa, lộc xa (xe nai) tức là Duyên giác thừa, ngưu xa (xe trâu) tức là Bồ-tát thừa. (Kinh Pháp Hoa)


Pháp Đạt nghe kệ, bất giác ứa lệ, đại ngộ, bạch với Sư rằng: “Pháp Đạt này từ trước đến nay thật chưa từng chuyển được Kinh Pháp Hoa, chỉ bị Kinh Pháp Hoa chuyển.”

Lại hỏi rằng: “Trong kinh nói: Phẩm Phương tiện trong Kinh Pháp Hoa. ‘Các vị đại Thanh văn cho đến chư vị Bồ-tát dẫu có tận lực cùng nhau suy nghĩ, cũng chẳng đo lường nổi trí tuệ của Phật.’ Nay dạy cho phàm phu chỉ cần tỉnh ngộ tự tâm, liền gọi là tri kiến Phật; tự mình chẳng phải bậc thượng căn, sợ chưa khỏi tội hoài nghi, báng bổ? Lại nữa, trong kinh nói đến ba thứ xe: xe dê, xe nai, xe trâu, với xe bò trắng phân biệt khác nhau thế nào? Xin Hòa thượng chỉ dạy thêm cho.”

Sư dạy rằng: “Ý kinh vẫn rõ, chỉ tự ngươi mê cho nên trái đi. Người trong ba thừa chẳng lường được Phật trí, là do nơi trí đo lường vậy. Cho dù có tận lực cùng nhau mà suy lường, lại chỉ càng thêm xa cách. Phật vốn vì phàm phu mà thuyết, chẳng phải vì Phật mà thuyết. Lẽ ấy, nếu ai chẳng tin được, thì đành theo kẻ khác mà thối lui. Không tự biết mình đang ngồi trên xe bò trắng, lại ra ngoài cửa tìm kiếm ba thứ xe khác! Huống chi trong kinh nói rõ với ngươi rằng: Chỉ có một Phật thừa, chớ không có thừa nào khác. Nếu nói hai thừa, ba thừa, cho đến vô số phương tiện, nhân duyên, thí dụ cũng đều là vì có một Phật thừa. Sao nhà ngươi chẳng suy xét? Ba loại xe là giả tạm, vì chuyện thuở xưa. Nhất thừa là chân thật, vì chuyện bây giờ. Chỉ dạy ngươi bỏ vật giả tạm, quay về chân thật. Về chân thật rồi, chân thật cũng không có tên.

“Phải biết rằng những của báu ngươi có, đều thuộc về ngươi, do ngươi thọ dụng, chẳng tưởng là của cha, Cha chỉ là người trên trước mình, ví dụ với chư Phật Như-lai. chẳng tưởng là của con, Con chỉ là các người nghèo cùng, ví dụ với tất cả chúng sanh. cũng chẳng tưởng đến việc sử dụng. Cũng chẳng tưởng đến sự xây dùng riêng vào thân mình. Vậy là ba tưởng tiêu trừ hết thảy. Ấy gọi là trì Kinh Pháp Hoa, kiếp này sang kiếp khác, tay chẳng rời kinh, ngày đêm không lúc nào chẳng niệm vậy.”

Pháp Đạt đội ơn khai ngộ, vui mừng khôn xiết, đọc kệ xưng tán rằng:

Tụng ba ngàn bộ kinh,

Tào Khê một câu mất.

Chưa rõ lẽ xuất thế,

Qua bao kiếp mê cuồng.

Dê, nai, trâu, giả lập,

Trước sau, khéo giải bày.

Ai hay trong nhà lửa,

Vốn thật Pháp trung vương.


Sư nói: “Từ nay có thể gọi ngươi là vị tăng niệm kinh.”

Pháp Đạt từ đó lãnh được ý huyền diệu, nhưng cũng không thôi tụng kinh.

Nguồn từ http://thuvienhoasen.org/p16a7688/pham-thu-vii-co-duyen
...

Lời trực chỉ nhân tâm của Lục tổ Huệ Năng người còn không nắm được giềng mối thì văn phong "Di hoa tiếp mộc" của Pháp Hoa kinh làm sao có thể dùng tà kiến dậy mùi phân biệt thị phi dính mắc ngã chấp mà lĩnh hội được đây. Nói ra thành vọng, đây cơ hồ là món "Rút củi dưới đáy lò" mà ngặt nỗi là bếp nhà mình mới căng chứ.

Bài này quá hay, tìm mãi giờ mới thấy để like
 

VO-NHAT-BAT-NHI

Well-Known Member
Quản trị viên
Thượng toạ
Tham gia
23 Thg 8 2010
Bài viết
3,664
Điểm tương tác
715
Điểm
113
Kính trình với tất cả các đạo hữu, mấy ngày trước VNBN tình cờ đọc được phẩm Như Lai thọ lượng của kinh Diệu Pháp Liên Hoa và có sự nghi hoặc như thế, chứ chẳng phải đem ra thách đố. Cho nên VNBN có làm phiền lòng đạo hữu nào thì VNBN xin tạ lỗi và mong chư vị bỏ qua cho.

Mấy ngày nay VNBN không ngừng nghiên cứu và xin mạn phép đưa ra lời giải thích cho nghi hoặc của bản thân VNBN như sau:

Đức Thích Ca Mâu Ni mà chúng ta biết đó, là Phật mới thành tại nước Ấn Độ xưa. Nhưng tại sao Ngài nói là Ngài thành Phật từ thời điểm lâu xa, rời thường ở cõi ta bà thuyết pháp cũng như ở nhiều cõi nước khác thuyết pháp. Cái mà Ngài nói thành Phật từ lâu đó là Tri Kiến Phật. Vì trí kiến Phật của mọi Phật đều bình đẳng như nhau không sai khác, tức là Tri Kiến Phật đã tồn tại ở tất cả chư Phật.

Có điều là tại sao Đức Phật lại đưa ra thời điểm lâu xa đó vì Phật Phật nối tiếp nhau xuất hiện nên trước thời điểm lâu xa đó vẫn có Phật xuất hiện, thế thì Ngài không chọn thời điểm nào khác mà chọn thời điểm đó để làm mốc kể từ đó. Việc chọn thời điểm đó là do nhân duyên các Bồ Tát từ dưới đất vọt lên, chúng Bồ Tát đó rất đông và mỗi một Bồ Tát được gặp vị Phật đầu tiên có thể dài ngắn khác nhau, trong đó có một vị Bồ Tát mà thời điểm gặp Phật quá khứ đến nay lâu nhất. Thời gian lâu nhất đó chính là thời điểm lâu xa mà Đức Phật đã nói, là thời điểm Bồ Tát đó gặp vị Phật đầu tiên trong hành trình chúng sanh tu học.

Tri Kiến Phật này là liễu tri thực tánh vốn có tất cả, tùy thời cơ mà xuất hiện ứng trên một vị Phật cụ thể nào đó hay gọi là Phật mới thành. Bởi vậy, toát yếu của Kinh Diệu Pháp Liên Hoa là nói về Tri Kiến Phật và sự xuất hiện của Tri Kiến Phật.
 

hungmq

Registered
Phật tử
Tham gia
27 Tháng 5 2014
Bài viết
503
Điểm tương tác
258
Điểm
43
Đạo hữu hungmq khang an, cát tường!

Hi, trân trọng trân trọng, đạo hữu và các đạo hữu khác cũng vậy. Cảm ơn các kiến giải các đạo hữu, đã giúp kẻ hậu học này rất nhiều
 

vienquang6

Ban Cố Vấn Chủ Đạo Diễn Đàn - Quyền Admin
Quản trị viên
Đại lão Hòa thượng
ĐÃ TIẾN CÚNG
Tham gia
6 Thg 2 2007
Bài viết
3,869
Điểm tương tác
920
Điểm
113
Chú tắm Phật.

Ngã kim quán mộc chư Như Lai
Tịnh trí trang nghiêm công đức tụ
Ngũ trược chúng sanh linh ly cấu
Đồng chứng Như Lai tịnh pháp thân.
Tỳ Gia thành lý bất tằng sinh
Sa La thọ gian bất tằng diệt
Bất sanh bất diệt lão Cồ Đàm
Nhãn trung khán kiến trùng thiêm tiết.
Kim triêu chính thị tứ ngoạt bát
Tịnh Phạn vương cung sinh Tất Đạt
Phún thủy cửu long thiên ngoại lai
Bỗng túc liên hoa tùng địa phát.
Án mâu ni, mâu ni, tam mâu ni, tát bà ha.

我今灌沐諸如來
淨智功德莊嚴聚
五濁眾生令離垢
同證如來淨法身
毘耶城裏不曾生
娑羅樹間不曾滅
不生不滅老瞿曇
眼中看見重添節
今朝正是四月八
淨飯王宮生悉達
噴水九龍天外來
捧足蓮花隨地發
唵,牟尼,牟尼,三牟尼,薩婆訶.

Dịch là:

Con nay rưới tắm các Như Lai
Trí sạch trang nghiêm công đức lớn
Chúng sanh năm trược rời cấu trần
Cùng chứng Như Lai tịnh pháp thân.
Trong thành Tỳ Gia chưa từng sinh
Giữa cây Sa La chưa từng diệt
Bất sinh bất diệt đức Cồ Đàm
Trong mắt nhìn thấy (có sanh) là bị tuyết (rơi nhằm).

Sáng nay là mồng tám tháng tư
Cung vua Tịnh Phạn sinh Tất Đạt
Chín rồng phun nước ngoài trời đến
Hoa sen đỡ bước theo đất mọc.

Án mâu ni, mâu ni, tam mâu ni, tát bà ha.

AA%20Pht%20tu%20(1).jpg
 

VO-NHAT-BAT-NHI

Well-Known Member
Quản trị viên
Thượng toạ
Tham gia
23 Thg 8 2010
Bài viết
3,664
Điểm tương tác
715
Điểm
113
Thưa Thầy VQ và các đạo hữu,

Đúng như vậy, một vị là Phật hay chưa thành Phật xưa nay vốn chẳng hề dời đổi, chưa hề sanh diệt. Phật hay chúng sanh chỉ là phương tiện giao tiếp, chẳng phải thật nhưng so với chúng sanh thì Phật Quả là phương tiện cao cấp chấp dứt triệt để cảnh giới chúng sanh hữu tướng. Dù là đã thành Phật thì vị ấy cũng không có thêm bất kì cái gì so với khi còn chúng sanh, cũng không giảm bất kì điều gì khi còn là chúng sanh, vị ấy chính là vị ấy nhất như một tánh trong tất cả tánh.

Liễu ngộ chỗ nguồn gốc bản nguyên đó được gọi là tri kiến Phật, chấm dứt mọi tri kiến chúng sanh. Từ đó về sau chẳng lầm bản nguyên ấy. Tri kiến Phật chính là sự xuất thế của bản nguyên ấy, nó cũng cái đồng nhất chung cho tất cả Phật hiện tại, vị lai và quá khứ. Bất kì Phật nào cũng có Tri Kiến như thế, bình đẳng chẳng hề sai khác.

Bất kì bản nguyên nào cũng là độc nhất như nhau, là độc tôn như nhau, bất khả xâm phạm như nhau, bất khả đắc như nhau, bất khả nhìn nhận như nhau, không trùng lập như nhau, chỗ như nhau ấy chính là Tri Kiến Phật, là phương tiện Phật với Phật giao tiếp nhau, là tột cùng trong tất cả thấy biết, là bất khả suy lường trong tất cả sự vật -hiện tượng, không cùng không tận, không sanh diệt mà vẫn xuất hiện ở đời.

hjjjjjjjjjjjjjj: "Cục đá cũng sẽ thành Phật"
 

chieuquan

Active Member
Quản trị viên
Thượng toạ
Tham gia
3 Thg 2 2016
Bài viết
125
Điểm tương tác
58
Điểm
28
Thưa Thầy VQ và các đạo hữu,

Đúng như vậy, một vị là Phật hay chưa thành Phật xưa nay vốn chẳng hề dời đổi, chưa hề sanh diệt. Phật hay chúng sanh chỉ là phương tiện giao tiếp, chẳng phải thật nhưng so với chúng sanh thì Phật Quả là phương tiện cao cấp chấp dứt triệt để cảnh giới chúng sanh hữu tướng. Dù là đã thành Phật thì vị ấy cũng không có thêm bất kì cái gì so với khi còn chúng sanh, cũng không giảm bất kì điều gì khi còn là chúng sanh, vị ấy chính là vị ấy nhất như một tánh trong tất cả tánh.

Liễu ngộ chỗ nguồn gốc bản nguyên đó được gọi là tri kiến Phật, chấm dứt mọi tri kiến chúng sanh. Từ đó về sau chẳng lầm bản nguyên ấy. Tri kiến Phật chính là sự xuất thế của bản nguyên ấy, nó cũng cái đồng nhất chung cho tất cả Phật hiện tại, vị lai và quá khứ. Bất kì Phật nào cũng có Tri Kiến như thế, bình đẳng chẳng hề sai khác.

Bất kì bản nguyên nào cũng là độc nhất như nhau, là độc tôn như nhau, bất khả xâm phạm như nhau, bất khả đắc như nhau, bất khả nhìn nhận như nhau, không trùng lập như nhau, chỗ như nhau ấy chính là Tri Kiến Phật, là phương tiện Phật với Phật giao tiếp nhau, là tột cùng trong tất cả thấy biết, là bất khả suy lường trong tất cả sự vật -hiện tượng, không cùng không tận, không sanh diệt mà vẫn xuất hiện ở đời.

hjjjjjjjjjjjjjj: "Cục đá cũng sẽ thành Phật"

Đạo hữu thật có lòng nghiên cứu tam tạng kinh điển và muốn nói lên cái biết của mình để chia sẻ, giao lưu với các đồng đạo. Thanks!
Nhưng theo cái biết của tôi, cần nắm vững cốt tủy của Phật học là gì? Bước vào cửa Phật bước cửa nào? các Tổ dùng gì để quán chiếu để thấy Phật tánh?
Nam mô Bổn sư Thích Ca Mâu Ni Phật!
 

VO-NHAT-BAT-NHI

Well-Known Member
Quản trị viên
Thượng toạ
Tham gia
23 Thg 8 2010
Bài viết
3,664
Điểm tương tác
715
Điểm
113
Đạo hữu thật có lòng nghiên cứu tam tạng kinh điển và muốn nói lên cái biết của mình để chia sẻ, giao lưu với các đồng đạo. Thanks!
Nhưng theo cái biết của tôi, cần nắm vững cốt tủy của Phật học là gì? Bước vào cửa Phật bước cửa nào? các Tổ dùng gì để quán chiếu để thấy Phật tánh?
Nam mô Bổn sư Thích Ca Mâu Ni Phật!

Khi đăng nhập vào diễn đàn luôn có một câu kèm theo từ diễn đàn: chúc vui vẻ... Đây là một điễn đàn thảo luận chia sẽ hiểu biết, chứ nó không phải là một chỗ thẩm định chỗ đắc đạo Pháp. Cho nên chúng ta cứ nên vô tư trao đổi chia sẽ những gì mình biết, vấn đề đắc đạo hay chứng tỏ này kia không nên nghĩ tới, nên vô tư... Như đã nói rất nhiều lần VNBN là một phàm phu thứ thiệt, còn đủ tham sân si,... đại loại như thế!

Lời đạo hữu nói hoàn toàn chính xác. Nay muốn đạo hữu chia sẽ, Cốt Tủy Phật Pháp là gì? (Đạo hữu cứ trả lời theo luận hay theo kiểu Thiền cũng được, cứ như chỗ đạo hữu)
 

chieuquan

Active Member
Quản trị viên
Thượng toạ
Tham gia
3 Thg 2 2016
Bài viết
125
Điểm tương tác
58
Điểm
28

Khi đăng nhập vào diễn đàn luôn có một câu kèm theo từ diễn đàn: chúc vui vẻ... Đây là một điễn đàn thảo luận chia sẽ hiểu biết, chứ nó không phải là một chỗ thẩm định chỗ đắc đạo Pháp. Cho nên chúng ta cứ nên vô tư trao đổi chia sẽ những gì mình biết, vấn đề đắc đạo hay chứng tỏ này kia không nên nghĩ tới, nên vô tư... Như đã nói rất nhiều lần VNBN là một phàm phu thứ thiệt, còn đủ tham sân si,... đại loại như thế!

Lời đạo hữu nói hoàn toàn chính xác. Nay muốn đạo hữu chia sẽ, Cốt Tủy Phật Pháp là gì? (Đạo hữu cứ trả lời theo luận hay theo kiểu Thiền cũng được, cứ như chỗ đạo hữu)
Cứu kính của đạo Phật là giúp con người giải thoát khỏi phiền não và khổ đau, xây dựng cuộc sống an lạc và hạnh phúc ngay hiện đời. Muốn đạt đến điều đó, chúng ta phải hàng phục tâm của mình và an trụ tâm của mình, phải nương nhờ chánh pháp, học hiểu giáo lý, đem thực hành, áp dụng vào cuộc sống.
Chư Tổ giảng giải tam tạng kinh điển cũng nhằm mục đích này mà thôi. Chánh pháp là thuyền bát nhã, chở chúng ta từ bến mê, … qua đến bờ bên kia (bờ giác ngộ và giải thoát)
 
GÓP PHẦN LAN TỎA GIÁ TRỊ ĐẠO PHẬT

Ủng hộ Diễn Đàn Phật Pháp không chỉ là đóng góp vào việc duy trì sự tồn tại của Diễn Đàn Phật Pháp Online mà còn giúp cho việc gìn giữ, phát huy, lưu truyền và lan tỏa những giá trị nhân văn, nhân bản cao đẹp của đạo Phật.

Mã QR Diễn Đàn Phật Pháp

Ngân hàng Vietcombank

DUONG THANH THAI

0541 000 1985 52

Nội dung:Tên tài khoản tại diễn đàn - Donate DDPP(Ví dụ: thaidt - Donate DDPP)

Chủ đề tương tự

Who read this thread (Total readers: 0)
    Bên trên