Thảo luận Kinh Viên Giác

trừng hải

Well-Known Member
Quản trị viên
Thượng toạ
Tham gia
30 Thg 7 2013
Bài viết
1,094
Điểm tương tác
682
Điểm
113
"Sống thì có gì vui
Chết thì có gì buồn
Thương thay cho con người
Sao lo buồn lắm vậy
Thương thay cho con người sao lo buồn lắm vậy."

Lời thì có gì hay
Chỉ là hơi túi thịt
Son phấn thì có gì đẹp
Chỉ che nét tàn phai
Thương thay cho con người
Sao bận lòng lắm vậy
Thương thay cho con người sao bận lòng lắm vậy.

Đường đời chia vạn nẻo
Đoạn thường và được mất
Vô thường diệc vô đoạn
Phi đắc phi sở đắc
(Bản lai vốn không tịch)
Không ta về đâu nhỉ?
Vạn nẻo là hư không!

Trừng Hải
Ngày Giỗ tổ Hùng vương
 

khuclunglinh

Well-Known Member
Quản trị viên
Thượng toạ
Tham gia
26 Thg 12 2017
Bài viết
6,411
Điểm tương tác
1,113
Điểm
113
ha ha ha ... kính bác Trừng Hải một ly trà [smile]

Bài thơ đó ... câu hỏi còn hay hơn câu trả lời .. Lão Ca [smile]


tùy duyên như .... đũa có đôi

cơm sôi .. bớt lửa ... một đời --> khó khê [smile]


tùy duyên .... LÀNH, DỮ --> chẳng mê (1)

đi đường sẵn tịnh ... đường về --> an nhiên


tùy duyên ăn ngủ ấm yên

không ăn khó ngủ ... mất tiền --> thêm lo


tùy duyên chẳng giữ bo bo

chăm lo tứ tướng ... chìm đò --> sang sông [smile]


tùy duyên thanh tịnh ... Ý không

bổn lai vô vật ... chẳng đồng --> tựa đâu


tùy duyên .... bệnh thuốc muôn màu

- con trâu khó chuyển .... từ đầu --> sớm chăn [smile]


(1) Lành cũng là điểm tựa .. Dữ cũng có thể trở thành điểm tựa .. mà tựa vào hai điểm đó .. nhiều khi tự bản thân lại đi vào LỐI MÊ [smile]

ờ mà đúng không ?

:lol: :lol:
 

khuclunglinh

Well-Known Member
Quản trị viên
Thượng toạ
Tham gia
26 Thg 12 2017
Bài viết
6,411
Điểm tương tác
1,113
Điểm
113
ha ha hah ... kính bạn VN một ly trà [smile]:

câu đó hay quá ... cho XIN luôn

.... một đời người cuối cùng vẫn thường là vậy ... KHỔ bao nhiêu --> thì là TẬP đã bấy nhiêu [smile]

nhưng tui nghĩ chắc chắn và có lẽ là do TẬP mà chúng ta có thể nhìn thấy được chuyện trăm năm .... có lẽ chỉ là một tí xíu thôi [smile]


ờ mà đúng không ?

:lol: :lol:
 

vienquang6

Ban Cố Vấn Chủ Đạo Diễn Đàn - Quyền Admin
Quản trị viên
Đại lão Hòa thượng
ĐÃ TIẾN CÚNG
Tham gia
6 Thg 2 2007
Bài viết
3,869
Điểm tương tác
920
Điểm
113
Thảo luận Kinh Viên Giác

* Lời Tựa phần Trực Chỉ.(tt)
+ 4 Bệnh Tác- Nhậm- Chỉ- Diệt (là Bệnh).


Kính các Bạn: Trong kinh Dược Sư có đoạn Pháp Thoại đại khái như sau:

Lúc ấy đức Phật bảo Dược Thượng bồ tát Ông ra ngoài xem cái gì là thuốc thì mang vào đây.

Bồ tát Dược Thượng ra ngoài rồi trở vào thưa rằng Con thấy cái gì cũng không phải là thuốc.

Đức Phật lại bảo Dược Thượng bồ tát Ông ra ngoài xem cái gì không phải là thuốc thì mang vào đây.

Bồ tát Dược Thượng ra ngoài rồi trở vào thưa rằng Con thấy cái gì cũng là thuốc.

Cũng thế đấy các Bạn: Cái gì cũng có thể là Bệnh, mà cái gì cũng có thể là Đạo.

Như bài Trực chỉ nói về bệnh Tác- Nhậm- Chỉ- Diệt. Như sau:

Trực chỉ: TÁC, NHẬM, CHỈ, DIỆT cũng là thứ bệnh chấp sai lầm từ nhận thức, dẫn đến chủ trương lệch lạc chánh nhân. Nhân đã lầm thì quả sẽ lạc, khiến cho VIÊN GIÁC DIỆU TÁNH không còn là mục tiêu hướng thiện hâm hở của lúc khởi hành ! Hãy thận trọng lưu tâm !

"Đại hải bất nhượng tiểu lưu". Là biển cả thì không ngại dung chứa nước sông ngòi khe lạch. NHƯ LAI VIÊN GIÁC kinh là tư tưởng Liễu nghĩa Thượng thừa, mà bậc đại căn cơ hay trung lưu tiểu trí, học tu đều đem lại lợi ích thích ứng với CHÍ, NGUYỆN, HÀNH của mỗi người.

Vì nội dung tư tưởng thậm thâm vô thượng, vì tán chất Đại Phương Quảng Liễu Nghĩa của kinh mà tiền bối hậu triết dị khẩu đồng tâm mỗi mỗi triển khai và ghi lại những điều tâm đắc của mình. Suốt quá trình Phật sử ở Trung Quốc, kinh Viên Giác được những nhà Phật học sớ giải, chú thích, trước thuật, biên soạn gồm có những tên gọi:

Viên Giác Kinh Lược Sớ. Đời Đường, ngài Tông Mật sớ, phân thành 4 quyển.

Viên Giác Kinh Đại Sớ, Sớ Sao cũng do ngài Tông Mật sớ sao phân thành 3 quyển

Viên Giác Kinh Sao Biện Nghi Ngộ. Đời Tống, ngài Quang Phục biên soạn phân thành 2 quyển.

Viên Giác Kinh Sớ Sao Tùy Văn Yếu Giải. Đời Tống, ngài Thanh Viên soạn thuật phân thành 12 quyển

Viên Giác Kinh Ngự Chú. Đời Tống, Hiếu Tông Hoàng Đế chú giải phân thành 2 quyển.

Viên Giác Kinh Loại Giải. Đời Tống, ngài Hạnh Đình giải phân thành 8 quyển.

Viên Giác Kinh Lược Sớ Tự Chú. Đời Tống, ngài Như Sơn chú 1 quyển

Viên Giác Kinh Tâm cảnh. Đời Tống, ngài Trí Thông thuật phân thành 6 quyển.

Viên Giác Kinh Tập Chú. Đời Tống, ngài Nguyên Túy thuật phân thành 2 quyển.

Viên Giác Kinh Hiệp Tụng Tập Giải Giảng Nghĩa. Đời Tống, ngài Chu Kỳ soạn thuật phân thành 12 quyển

Viên Giác Kinh Trực Giải. Đời Minh, ngài Đức Thanh soạn thuật phân thành 6 quyển

Viên Giác Kinh Yếu Giải. Đời Minh, ngài Tịnh Chánh giải phân thành 2 quyển.

Viên Giác Kinh Cú Thích Chánh Bạch. Ngài Hoằng Lệ trước thuật phân thành 6 quyển.

Viên Giác Kinh Liên Châu. Ngài Tịnh Định trước thuật 1 quyển.

Viên Giác Kinh Tịnh Nghĩa Sớ. Ngài Thông Lý trước thuật phân thành 4 quyển

Viên Giác Kinh Giải Nghĩa. Ngài Đế Nhàn diễn giải phân thành 2 quyển

Đó là những vị tiền bối có quyết tâm đầu tư trí tuệ khai thác nguồn tài nguyên tư tưởng liễu nghĩa thượng thừa ở kinh Viên Giác

Ở Việt Nam ta, cũng đã có một vài bản dịch từ Hán văn ra Việt văn, nhưng vì thiếu vốn đầu tư, và không vận dụng khả năng sáng tạo. Vì vậy công dụng của kinh Viên Giác vẫn còn mai một chưa có cơ hội phát huy, bởi phẩm chất chưa đáp ứng thị trường đối với người muốn tìm học Phật pháp.

Nay với nhan đề NHƯ LAI VIÊN GIÁC KINH TRỰC CHỈ ĐỀ CƯƠNG, với khả năng của mình, tôi viết ra phần TRỰC CHỈ để chỉ thẳng trọng tâm, hướng dẫn người đọc nắm được ý chính, nhận thức nghĩa lý tiềm ẩn ở văn kinh ý Phật. Đó là lý tưởng của bỉ nhân tôi đối với công trình biên soạn dịch thuật bộ kinh nầy. Tuy nhiên, sức đầu tư rất hữu hạn mà tài nguyên liễu nghĩa thượng thừa thì vô tận bao la, cho nên hy vọng có được chút lợi ích nào cho người đọc cũng đáng mừng rồi.

Cổ nhân nói: "Chí lạc mạc như đọc thơ, chí yếu mạc như giáo tử". Không có thú vui nào bằng thú vui đọc sách. Không có sự bí yếu nào bằng cái bí yếu đem dạy cho con.

Đọc sách đã là vui, đọc kinh Phật đối với người Phật tử có lẽ không đến nỗi buồn ! Mong thay !


Viết tại HUỲNH MAI TỊNH THẤT
Sài gòn, ngày 20 – 11 – 1992

Pháp sư: THÍCH TỪ THÔNG

Kính đề.
 
Last edited:

VO-NHAT-BAT-NHI

Well-Known Member
Quản trị viên
Thượng toạ
Tham gia
23 Thg 8 2010
Bài viết
3,658
Điểm tương tác
715
Điểm
113
Hà hà. Chuyện tu hành đó mà, vốn là tự thân mỗi người vậy.
Kết quả đó mà. Thời gian sẽ trả lời. Cũng không lâu lắm đâu, chết là biết hà. Chưa tới trăm năm nữa.
Tới đó tự nhiên biết cái gì là linh hồn. Há há.
Một đoạn nhân quả. Há há.

Biết linh hồn là giỏi rồi, sợ là không biết, tự biến mình thành linh hồn trôi nổi thì noản sanh nè, thấp sanh nè, thai sanh nè, hóa sanh nè.

Nhưng cần chi đến chết, bây giờ cũng có thể biết, tham nè, sân nè, si nè, tập khí nè, vọng tưởng nè. Hàng ngày đều sống với linh hồn cả thôi. Sắc, thọ, tưởng, hành, thức nè, cái nào là ta. Ý niệm nè, phải ta không? Thường ngày nội soi cho rõ thì chết cũng tự rõ.
 

Hoa Vô Tướng

Well-Known Member
ĐÃ TIẾN CÚNG
Tham gia
9 Thg 4 2018
Bài viết
731
Điểm tương tác
262
Điểm
63
"Sống thì có gì vui
Chết thì có gì buồn
Thương thay cho con người
Sao lo buồn lắm vậy
Thương thay cho con người sao lo buồn lắm vậy."

Lời thì có gì hay
Chỉ là hơi túi thịt
Son phấn thì có gì đẹp
Chỉ che nét tàn phai
Thương thay cho con người
Sao bận lòng lắm vậy
Thương thay cho con người sao bận lòng lắm vậy.

Đường đời chia vạn nẻo
Đoạn thường và được mất
Vô thường diệc vô đoạn
Phi đắc phi sở đắc
(Bản lai vốn không tịch)
Không ta về đâu nhỉ?
Vạn nẻo là hư không!

Trừng Hải
Ngày Giỗ tổ Hùng vương

Hi hi...

Con chào sư phụ!

Theo con thấy thì từ giờ đến cùng tột đời vị lai thì pháp chỉ như vậy thôi. Người gỗ nhảy múa, người đá hòa ca, thảy tướng thế gian đương niệm chỉ là một thể chân như.

Tự kỷ vốn bất động

Chúng sanh như huyễn hóa

Sanh, tử không dính dáng

Gương nay vẫn y xưa
 

khuclunglinh

Well-Known Member
Quản trị viên
Thượng toạ
Tham gia
26 Thg 12 2017
Bài viết
6,411
Điểm tương tác
1,113
Điểm
113
ha ha hah ... kính bạn HVT một ly trà:

có nhiều khi nói "KHẮP THÂN LÀ TAI MẮT" là vậy thôi ... cũng như Tổ Đạo Ngô Viên Trí nói tới câu có đại ý như vầy:

chúng ta biết NHẬN LÀ ĐI BÊN TÂY ...NHƯNG MÃI MÃI ... LÝ lại hoài ở bên ĐÔNG

vậy chúng ta có thể đồng duyệt cái "NHẬN LÀ LUÔN ĐI BÊN TÂY" nghĩa là gì hông ? [smile]

->>> có thể nào và chắc chắn có chút chút "BẤT ĐẢO" "BẤT ĐỘNG" nghĩa gì đó ở chố đó đó không .... [smile]

Sư họ Trương, quê ở Hải Hôn, Dự Chương. Lúc nhỏ, sư theo Hoà thượng Bàn xuất gia. Sau sư đến tham vấn Dược Sơn và được ấn khả.

Một hôm Dược Sơn hỏi Sư:

"Ngươi đi đâu về?"

Sư thưa: "Đi dạo núi về."

Dược Sơn bảo: "Chẳng rời thất này, đem gì về, nói mau!"

Sư thưa: "Trên núi chim con đầu tựa tuyết, đáy khe cá lội lo chẳng cùng."

Vân Nham Đàm Thạnh hỏi:

"Bồ Tát Đại Bi (Quán Thế Âm) dùng tay mắt nhiều lắm để làm gì?"

Sư nói: "Như người giữa đêm với tay lại sau mò chiếc gối."

Vân Nham nói: "Tôi hiểu."

Sư hỏi: "Ông hiểu thế nào?"

Vân Nham: "Toàn thân là tay mắt."

Sư nói: "Nói đến tột cùng chỉ nói được tám phần."

Vân Nham hỏi lại: "Sư huynh thế nào?"

Sư đáp: "Khắp thân là tay mắt" (Bích nham lục, tắc 89).

Sư mắc bệnh, tăng chúng đến thăm hỏi. sư bảo: "Có nhận chẳng đến, các ngươi có biết nó chăng?" Đại chúng buồn thảm.

Sư bảo: "Ta --> sẽ đi bên Tây,

--> không rời bên Đông."

Mùng mười tháng chín niên hiệu Thái Hoà năm thứ chín đời Đường, sư quy tịch. Vua sắc ban là Tu Nhất Đại sư.
- Đạo Ngô Viên Trí



em đâu lỗi hẹn --> mà đời lại xui --> ngăn cách với chia phôi

Phải chăng .. anh ơi ... tình lỡ ... ước mong
[smile]



ờ mà đúng không ?

:lol: :lol:
 

trừng hải

Well-Known Member
Quản trị viên
Thượng toạ
Tham gia
30 Thg 7 2013
Bài viết
1,094
Điểm tương tác
682
Điểm
113
Hi hi...

Con chào sư phụ!

Theo con thấy thì từ giờ đến cùng tột đời vị lai thì pháp chỉ như vậy thôi. Người gỗ nhảy múa, người đá hòa ca, thảy tướng thế gian đương niệm chỉ là một thể chân như.

Tự kỷ vốn bất động

Chúng sanh như huyễn hóa

Sanh, tử không dính dáng

Gương nay vẫn y xưa

Lý pháp tuy giản đơn nhưng bởi Sự thể hỗn mang nên Giới hành nan hạ mà khó thành toàn hảo tướng cô thân đạp phá thiết hài tầm chích ảnh

Trừng Hải
 

Hoa Vô Tướng

Well-Known Member
ĐÃ TIẾN CÚNG
Tham gia
9 Thg 4 2018
Bài viết
731
Điểm tương tác
262
Điểm
63
Lý pháp tuy giản đơn nhưng bởi Sự thể hỗn mang nên Giới hành nan hạ mà khó thành toàn hảo tướng cô thân đạp phá thiết hài tầm chích ảnh

Trừng Hải

Hi hi...

Thật sự là bàn về lý thì con còn có thể lạm bàn vì thấy lý tức là thấy cái nghiệp hành hàng ngày. Nhưng mà đến cái chỗ tình tưởng đều sạch thể bày chân thường thì quả là đào sạch núi Tu Di sư phụ ạ.

Hôm nay lúc chạy xe trên đường gặp phải một gã qua đường như ở nhà tự dưng phanh kít 1 phát làm con xử lý không kịp quẹt vào đít. Thế là dừng xe xông lại mở cửa xe lôi cổ bạn ý ra mới chỉ giơ tay định táng người ta thì nhớ lại " mình đang làm cái quái gì thế này?". Thế là quay về xe đi ra khỏi đám đông còn đang cổ vũ " đánh bỏ mẹ cái thằng ngáo đá kia đi....".

Quán tính của thói quen si mê rất mạnh. Một khi đã huân tập thành tánh rất khó để phát hiện, chạm duyên là câu sanh. Giang sơn dể đổi, bản tính khó dời. Ở đời quý nhất những người biết sai mà sửa đổi. Ấy tức là đại trượng phu vậy. Con tự thẹn vẫn chưa được như vậy :010::010:
 

VO-NHAT-BAT-NHI

Well-Known Member
Quản trị viên
Thượng toạ
Tham gia
23 Thg 8 2010
Bài viết
3,658
Điểm tương tác
715
Điểm
113
Hi hi...

Thật sự là bàn về lý thì con còn có thể lạm bàn vì thấy lý tức là thấy cái nghiệp hành hàng ngày. Nhưng mà đến cái chỗ tình tưởng đều sạch thể bày chân thường thì quả là đào sạch núi Tu Di sư phụ ạ.

Hôm nay lúc chạy xe trên đường gặp phải một gã qua đường như ở nhà tự dưng phanh kít 1 phát làm con xử lý không kịp quẹt vào đít. Thế là dừng xe xông lại mở cửa xe lôi cổ bạn ý ra mới chỉ giơ tay định táng người ta thì nhớ lại " mình đang làm cái quái gì thế này?". Thế là quay về xe đi ra khỏi đám đông còn đang cổ vũ " đánh bỏ mẹ cái thằng ngáo đá kia đi....".

Quán tính của thói quen si mê rất mạnh. Một khi đã huân tập thành tánh rất khó để phát hiện, chạm duyên là câu sanh. Giang sơn dể đổi, bản tính khó dời. Ở đời quý nhất những người biết sai mà sửa đổi. Ấy tức là đại trượng phu vậy. Con tự thẹn vẫn chưa được như vậy :010::010:

Cho nên mỗi người tại gia chúng ta nhất định phải có kế hoạch âm thầm tu tập như thế nào đó, chứ nếu không chỉ dừng lại ở hiểu biết mà thôi, sang kiếp khác lại cũng như thế. Sinh mạng mong manh lắm, dài lắm cũng độ 100 năm, chắc chắn cái ngày game over sẽ đến. Kiếp này biết Phật Pháp quý giá vô cùng, chớ để uổng phí, chúng ta ráng mà tận dụng.

Đời này chỉ cần nhiếp phục được tham sân si làm căn bản đi. Hết tham sân si thì mới có thể tù từ trãi nghiệm dần vô bản thể thanh tịnh chiếu khắp.

VNBN tin tưởng nếu thật sự chúng ta nghiêm túc tu hành theo lời Phật dạy, trong đời này nhất định có kết quả tự tại. Nhưng hai chữ "nghiêm túc" này bây giờ cũng đã là hiếm có rồi!

VNBN quan sát thấy, tất cả những người tu nghiêm túc thì họ rất là an lạc trong cuộc sống, rất đáng ngưỡng mộ! Gần họ mình cảm nhận được cái năng lượng tích cực an lạc phát ra từ họ.
 

vienquang6

Ban Cố Vấn Chủ Đạo Diễn Đàn - Quyền Admin
Quản trị viên
Đại lão Hòa thượng
ĐÃ TIẾN CÚNG
Tham gia
6 Thg 2 2007
Bài viết
3,869
Điểm tương tác
920
Điểm
113
Thảo luận Kinh Viên Giác

* Phàm lệ.

* Kinh Liễu Nghĩa và Kinh Phương Tiện.


Trong Phật Giáo có rất nhiều kinh điển. Nhưng đại khái phân làm 2 loại: Kinh Liễu Nghĩa và Kinh Phương Tiện.

-Thế nào là kinh Phương Tiện ?

Đó là các kinh nói 1 phần chân lý cho vừa với trình độ nhận thức của người đệ tử Phật, chớ chưa vội nói rốt ráo thật nghĩa.

Thí dụ: kinh Nhân quả, kinh thập thiện, kinh Vu lan v.v...

Kinh Phương tiện chính là "kiến thức nền".

-Thế nào là Kinh Liễu Nghĩa ?

Là các kinh Phật nói cùng tột chỗ thâm sâu chân lý, dạy rõ mọi khía cạnh của tư tưởng mà chúng sanh có thể phạm sai lầm.

kinh Bát Nhã, kinh Đại Niết Bàn v.v... Kinh Viên Giác này cũng là Kinh Liễu Nghĩa.

Nói như vậy không phải là bát bỏ kinh Phương Tiện. Vì nếu không có kinh Phương Tiện, hành giả lấy gì làm bậc thang để tiến bước trên đường dài chân lý.

Thí dụ như:

1/. Thưở nhỏ chúng ta được học: Mặt trời mọc ở phương Đông, chiều tối lặn ở phương Tây. Một chu kỳ lặn và mọc thì gọi là 1 ngày, 30 ngày là một tháng, 12 tháng là một năm, 100 năm là 1 thế kỷ v.v... Đó là lời nói phương tiện.

2/. Lớn lên nghiêng cứu thì chúng ta biết được: Mặt Trời vốn không lặn cũng không mọc, mà chỉ là Định tinh, quả đất tự xoay, phần bày ra ánh sáng là ngày, phần khuất là đêm. Và khi học Phật chúng ta lại biết thêm. ngày giờ, năm, tháng v.v... chỉ là qui ước của con người để dễ áp dụng cho cuộc sống. Bản chất thời gian là không tất cả danh tự, là không đầu mối, không chung cuộc. Đó là Liễu Nghĩa.

Kinh Viên Giác này cũng là Kinh Đại Thừa Liễu Nghĩa. Do vậy khi tìm hiểu, nghe học sẽ rất cần sự tư duy và "kiến thức nền" vững chắc.
 

vienquang6

Ban Cố Vấn Chủ Đạo Diễn Đàn - Quyền Admin
Quản trị viên
Đại lão Hòa thượng
ĐÃ TIẾN CÚNG
Tham gia
6 Thg 2 2007
Bài viết
3,869
Điểm tương tác
920
Điểm
113
Thảo luận Kinh Viên Giác

* Tôn Chỉ & Mục Đích.

Mỗi bộ kinh mà Đức Phật dạy đều có chỗ quy hướng, nói cách khác đều có Tôn Chỉ & Mục Đích.

Ví dụ:

+ Kinh Pháp Hoa: Đức Phật, nói rất nhiều ngôn từ, phương tiện. Rốt lại Tôn Chỉ & Mục Đích là hướng người đệ tử biết được cái "Tri Kiến Phật" của chính mình. Đức Phật "Khai Thị" cái "Tri Kiến Phật" đó và chúng sanh "Ngộ nhập cái "Tri Kiến Phật" đó.

+ Kinh Thủ Lăng Nghiêm: Đức Phật, nói rất nhiều ngôn từ, phương tiện. Rốt lại Tôn Chỉ & Mục Đích là hướng người đệ tử biết được cái CHƠN TÂM THƯỜNG TRÚ; CÁI THỂ TÁNH TỊNH MINH CỦA CHÍNH MÌNH.

+ Kinh Đại Niết Bàn: Đức Phật dạy về "Phật Tánh" của chính mình.

+ Kinh Kim Cang Bát Nhã: Đức Phật, nói rất nhiều ngôn từ, phương tiện. Rốt lại Tôn Chỉ & Mục Đích là hướng người đệ tử biết được VĂN TỰ BÁT NHÃ, dùng đó để QUÁN CHIẾU BÁT NHÃ cuối cùng đạt được THẬT TƯỚNG BÁT NHÃ.
Nghĩa là:

- Nghe học Chân lý các Pháp do duyên sanh không có tự tánh. (VĂN TỰ BÁT NHÃ)
- Dùng Trí để quán chiếu các Pháp như Mộng, huyễn, bào, ảnh. (QUÁN CHIẾU BÁT NHÃ )
- Cuối cùng thấy được Thật tướng các Pháp là Vô Tướng. (THẬT TƯỚNG BÁT NHÃ.)
Như bài kệ của Ngài Trừng Hải sau:

"Sống thì có gì vui
Chết thì có gì buồn
Thương thay cho con người
Sao lo buồn lắm vậy
Thương thay cho con người sao lo buồn lắm vậy."

Lời thì có gì hay
Chỉ là hơi túi thịt
Son phấn thì có gì đẹp
Chỉ che nét tàn phai
Thương thay cho con người
Sao bận lòng lắm vậy
Thương thay cho con người sao bận lòng lắm vậy.

Đường đời chia vạn nẻo
Đoạn thường và được mất
Vô thường diệc vô đoạn
Phi đắc phi sở đắc
(Bản lai vốn không tịch)
Không ta về đâu nhỉ?
Vạn nẻo là hư không!

Trừng Hải
Ngày Giỗ tổ Hùng vương

Đới với Kinh Viên Giác này cũng vậy. Tôn Chỉ & Mục Đích đức Phật muốn dạy cho chúng ta biết:

Như Lai Viên Giác của chính chúng ta. Như Lai Viên Giác có 2 thuộc tính:

1/. Như Lai Viên Giác Diệu Tâm. (đây là khi nói về Hữu tình chúng sanh)

2/. Như Lai Viên Giác Diệu Tánh. (đây là khi nói về Vô tình chúng sanh)

Kinh Viên Giác này Đức Phật dạy nhiều phương tiện, vận dụng nhiều ngôn từ mà Tôn Chỉ & Mục Đích đức Phật muốn dạy cho chúng ta trở về cái "Như Lai Viên Giác Diệu Tâm."

"Như Lai Viên Giác Diệu Tâm." nghĩa là cái tâm này nó luôn luôn Tỉnh giác và tính Tỉnh giác đó nó vẫn tròn đầy. Cái Tâm này Chư Phật Có và tất cả chúng sanh cũng có. Thế nhưng chúng sanh không ngận biết được mà chỉ sống theo vọng tâm điên đão. Học kinh Viên Giác để chúng ta tìm về cái tâm đó.

+ Chữ NHƯ có nghĩa là chỉ cho BẢN THỂ BẤT BIẾN.

+ Chư LAI chỉ cho DIỆU DỤNG TÙY DUYÊN.

Ví như nước và sóng:

Luận Hiển Dương Chánh Giáo ghi:

Tâm sinh chủng chủng pháp,

Tùy duyên thủy thượng âu,

Tánh chân như bất biến,

Như thủy bổn thanh trừng,

Bất biến tùy duyên chân thử tánh,

Tùy duyên bất biến thị tha tâm,

Minh tâm, minh liễu âu bào thượng,

Kiến tánh thâm tri thúy diện trừng.

Dịch:

Tâm sinh ra muôn pháp,

Tùy duyên sóng nước xao,

Tánh chân như bất biến,

Như nước vốn lặng trong,

Bất biến tùy duyên là tánh ấy,

Tùy duyên bất biến chính tâm này,

Minh tâm nhận rõ lao xao sóng,

Kiến tánh nhìn sâu mặt nước bằng.

(hết trích)

Kính các Bạn:

NHƯ tùng chân thật tướng.

LAI thành Chánh Giác.

Nghĩa là tùng theo Bản Thể Chân Như, mà hiện ra tùy duyên hóa độ chúng sanh.

Như Lai Viên Giác Diệu Tâm là vậy.
 

vienquang6

Ban Cố Vấn Chủ Đạo Diễn Đàn - Quyền Admin
Quản trị viên
Đại lão Hòa thượng
ĐÃ TIẾN CÚNG
Tham gia
6 Thg 2 2007
Bài viết
3,869
Điểm tương tác
920
Điểm
113
Thảo luận Kinh Viên Giác

CHƯƠNG MỘT

PHÁP HÀNH CỦA NHƯ LAI
TRONG KHI TU NHƠN ĐỊA

--- o0o ---

* Nhân Địa tu hành của Phật .

1. Kinh này tôi nghe một thuở nọ đức Phật trụ trong chánh định Đại Quang Minh Tàng. Bấy giờ, thân tâm Như Lai vắng lặng, bình đẳng như hư vô, tùy thuận cảnh giới bất nhị. Các cõi nước thanh tịnh đồng thời hiển hiện trong bối cảnh trang nghiêm ấy và có cả mười vain đại Bồ tát vân tập thành một hải hội đông vầy. Những bậc thượng thủ trong hành Bồ tát gồm có:

Bồ tát Đại Trí Văn Thù. Bồ tát Phổ Hiền. Bồ Tát Phổ Nhãn. Bồ tát Kim Cang Tạng. Bồ tát Di Lặc. Bồ tát Thanh Tịnh Tuệ. Bồ tát Uy Đức Tự Tại. Bồ tát Biện A?. Bồ tát Tịnh Chư Nghiệp Chướng. Bồ tát Phổ Giác. Bồ tát Viên Giác. Bồ tát Hiền Thiện Thủ cùng các quyến thuộc đồng nhập chánh định BẤT NHỊ.

Bấy giờ Bồ tát Văn Thù Sư Lợi đảnh lễ dưới chân Phật rồi đi quanh ba vòng, quỳ gối chấp tay thưa:

2. Bạch Thế Tôn ! Các hàng Bồ tát phát tâm thanh tịnh cầu học Đại thừa phải tu tập thế nào để tránh được các bệnh chấp và những chúng sanh hậu thế phải làm sao để khỏi rơi vào tà kiến ! Cúi mong Như Lai thương xót đại chúng trong hội nầy mà dạy cho chúng con về PHÁP HÀNH CỦA NHƯ LAI TRONG KHI TU NHƠN ĐỊA từ lúc khởi đầu !

Đức Phật bảo: Văn Thù Sư Lợi ! Lời hỏi của ông rất có ý nghĩa. O?g vì các Bồ tát và chúng sanh đời sau mà hỏi về PHÁP HÀNH CỦA NHƯ LAI TRONG KHI TU NHƠN ĐỊA. Đó là một vấn đề rất hệ trọng Như Lai sẽ vì các ông mà nói:

3. Nầy, Văn Thù Sư Lợi ! Đấng Vô Thượng Pháp Vương có pháp môn Đại Tổng Trì tên VIÊN GIÁC. Từ VIÊN GIÁC lưu xuất chân như thanh tịnh, Bồ đề, Niết bàn. Các Ba La Mật môn để dạy cho Bồ tát đều lưu xuất từ VIÊN GIÁC ấy.

Nầy, Văn Thù Sư Lợi ! PHÁP HÀNH CỦA NHƯ LAI TRONG KHI TU NHƠN ĐỊA LÀ SỬ DỤNG QUÁN TRÍ VIÊN GIÁC SOI RỌI CHÂN LÝ VIÊN GIÁC, DO VẬY MÀ KHÔNG SANH KHỞI VÔ MINH GỌI LÀ THÀNH PHẬT ĐẠO.

+ Thế nào là "SỬ DỤNG QUÁN TRÍ VIÊN GIÁC SOI RỌI CHÂN LÝ VIÊN GIÁC,". Tức là trong khi tu nhân địa thành Phật. Đức Phật dùng "NHƯ LAI VIÊN GIÁC DIỆU TÂM" tức là dùng cái tâm tự tròn sáng tỉnh thức vốn có. mà soi chiếu cái "NHƯ LAI VIÊN GIÁC DIỆU TÁNH (của vạn vật)" . tức là cái Tánh thanh tịnh bản nhiên tự nhiên trong sạch của vạn vật.

+ Thế nào là "NHƯ LAI VIÊN GIÁC DIỆU TÁNH (của vạn vật)" ? Nghĩa là vạn vật nó tự nó như vậy, nó không làm ô nhiễm ai cả, mà chúng sanh do vô minh che tâm, nên tự mê đắm nó. Có câu nói "Sắc bất mê nhân, nhân tự mê" Sắc dục nó không mê hoặc mình chỉ tự mình se dây tự trói. Cái Tánh "thanh tịnh bản nhiên tự nhiên trong sạch của vạn vật: gọi là "NHƯ LAI VIÊN GIÁC DIỆU TÁNH ".

* Đức Phật dùng: "NHƯ LAI VIÊN GIÁC DIỆU TÂM" mà quán chiếu "NHƯ LAI VIÊN GIÁC DIỆU TÁNH ".- Đây là "SỬ DỤNG QUÁN TRÍ VIÊN GIÁC SOI RỌI CHÂN LÝ VIÊN GIÁC," hay còn gọi là DÙNG CHÂN TRÍ QUÁN CHIẾU CHÂN NHƯ LÝ. Khi thấu rõ được CHÂN NHƯ LÝ thì Vô Minh không còn điều kiện sanh khởi.- Khi ấy gọi là THÀNH PHẬT. Thành Phật nhưng không thành cái gì cả, mà gọi là Thành Phật vậy thôi.
 

Hoa Vô Tướng

Well-Known Member
ĐÃ TIẾN CÚNG
Tham gia
9 Thg 4 2018
Bài viết
731
Điểm tương tác
262
Điểm
63
Dạ!

Chào thầy Viên Quang!

Khi quán lại bản tánh thì con thấy tự tánh thanh tịnh luôn chiếu sáng, nó không vì các hoạt động Tâm thức mà thay đổi gì cả. Niệm khởi nó vẫn chiếu, niệm diệt nó vẫn chiếu, bởi tự tánh luôn sẵn sàng như vậy nên sự sanh diệt của vọng niệm chẳng thể làm tổn hại gì đến sự hiện hữu của nó. Hệt như mây nổi rồi tan trong hư không chẳng lay động. Thật tánh của Tâm không thể chỉ ra nhưng sự hiện hữu của nó chưa hề gián đoạn. Các niệm tưởng khởi lên phần nhiều là che mờ công năng chiếu sáng của tự tánh, chỉ có niệm quán lại bản tánh là có công năng hiển lộ tự tánh.

Đại sư Trí giả phân tích diệu dụng này rất thấu tỏ : khi chẳng duyên với cảnh thì trần tự quên mà không thành năng quên. Tức là nhân cảnh khởi niệm thì khó dẹp tâm sở. Không duyên cảnh trần thị phi không thế sanh. Tự tánh Linh tri tròn sáng tự hiển lộ. Cái nhận biết nguyên sơ luôn sẵn sàng, khi niệm tưởng vắng bặt nó càng sáng suốt. Chợt nhận ra xưa nay chỉ vậy hi hi...
 

khuclunglinh

Well-Known Member
Quản trị viên
Thượng toạ
Tham gia
26 Thg 12 2017
Bài viết
6,411
Điểm tương tác
1,113
Điểm
113
ha ha ha ... kính bạn HVT một ly trà [smile]:

để kể cho HVT nghe câu truyện này ... cách đây khoảng 16 năm .. khi tui đang vật lộn tìm hiểu chương "THẤT ĐẠI HOÀN NGUYÊN" .. trong Lăng Nghiêm Trực Chỉ của Thày Từ Thông .. bởi vì trong đó .. mỗi một đại khi hoàn nguyên có 1 câu:

- không phải tự nhiên

- không phải nhân duyên


i. tự nhiên: Tâm Tướng của chúng ta chuyển động liên tục .. mới ăn đó .. thì buồn ngủ .. mới buồn ngủ đó .. lại ngủ không được nữa ... phải thức dây ... mới dậy đó .. lại phải tự làm việc vệ sinh cho bản thân ...

nói chung .. thất cả những biến chuyển tự nhiên ... xảy ra đối với từng tâm tướng ... khiến nó cũng phải chuyển đổi .. và thay đổi liên tục ... đúng chứ ? [smile]

ii. nhân duyên: Tâm Tướng của chúng ta cũng thay đổi theo nhân duyên ... mới ngồi tí, thì lại có việc phải làm .. rùi mới làm xong, định ngồi tí, lại có kẻ tới người kêu ... rùi thì cả ngày .. toàn những chuyện nhân duyên, mà cả ngày bận rộn .... tâm tướng phải thay đổi liên tục ... đúng chứ ? [smile]


cho nên hồi đó .. đại ca Anattta kể cho tui nghe câu truyện SAY TỈNH ĐỤC TRONG trong Cổ Học Tinh Hoa .. và tui cũng đem lên để mọi người đồng duyệt xem ĐẠI CA NGÀY ẤY muốn nói gì ? [smile]

Khuất Nguyên làm quan đại phu cho đời Hoài Vương nước Sở, bị kẻ sàm báng mà phải bãi chức. Mặt mũi tiều tuỵ, hình dong khô héo, Khuất Nguyên vừa đi, vừa hát trên bờ đầm.

Có ông lão đánh cá trông thấy, hỏi rằng:

- Ông có phải là Tam Lư Đại Phu(1) không? Sao mà đến nỗi khốn khổ như vậy?

Khuất Nguyên nói: “Cả đời đục cả, một mình ta trong; mọi người say cả, một mình ta tỉnh; bởi vậy nên ta phải bị bãi chức”.

Ông lão đánh cá nói: “Thánh nhân không câu nệ việc gì, lại hay tuỳ thời. Có phải cả đời đục cả, sao không khuấy thêm bùn, vỗ thêm sóng cho đục một thể; loài người say cả, sao ông không ăn cả men, húp cả bã cho say một thể? Việc gì mà phải lo xa, nghĩ sâu, để cho đến nỗi phải phóng khí?”.

Khuất Nguyên nói: “Tôi nghe: Mới gội đầu tất phải chải mũ, mới tắm ra tất phải thay áo; có đâu lại chịu đem cái thân trong sạch mà để cho vật dơ bẩn dính vào mình được? Chẳng thà nhảy xuống sông Tương(2), vùi xác vào bụng cá, chớ sao đang trắng lôm lốp, lại chịu để vấy phải bụi dơ”.

Ông lão đánh cá nghe nói tủm tỉm cười, quay bơi chèo đi, rồi hát rằng:

“Sông Tương nước chảy trong veo.

Thì ta đem giặt cái lèo mũ ta.

Sông Tương nước đục phù sa

Thì ta lội xuống để mà rửa chân”.

Hát xong, đi thẳng không nói gì.

Khuất Nguyên

Lời bàn:

Bài này, tác giả chính là Khuất Nguyên, mượn lời lão đánh cá mà đặt lời vấn đáp. Mấy câu hát của lão đánh cá có ý khuyên Khuất Nguyên hoà quang đồng trần với đời, mấy câu Khuất Nguyên nói thì lại phản đối lại: chết thời thôi chứ không chịu theo thời, không chịu dày dạn, sống đục, không bằng thác trong.

Ôi! Không nỡ bỏ nước nhà mà lẩn lút đi ở nơi khác, lại cũng không chịu cùng tiểu nhân mà cẩu thả sống, cho qua đời, sau quả nhiên vùi xác vào bụng cá trong sông Mịch La, lấy nước sông Mịch mà tẩy uế sự nhơ bẩn, thật là nghìn thu trung nghĩa, dòng nước trong xanh, khiến cho ai đem chuyện Khuất Nguyên cũng ngậm ngùi thương nhớ và sinh lòng phấn khởi.



Vậy "NGƯỜI ẤY" là ai ? .... AI ?... AI ? ... AI ? [smile]

ờ mà đúng không ?

KLL
 

Hoa Vô Tướng

Well-Known Member
ĐÃ TIẾN CÚNG
Tham gia
9 Thg 4 2018
Bài viết
731
Điểm tương tác
262
Điểm
63
Hi hi...

Chào khúc huynh!

Chỉ là một thể chân như nên cái gọi là tâm tướng chuyển động liên tục đó nó vốn rỗng không.

Trước khi tâm đó chưa khởi nó chẳng có ở đâu

Khi nó đang hiện hữu hệt như huyễn tướng khi nước hiện sóng

Khi nó biến mất chẳng đi về đâu hệt như hoa đốm diệt trong hư không mà không thật có chỗ diệt

Trước khi nó hiện hữu thể vẫn tròn chiếu, khi nó hiện hữu thể vẫn tròn chiếu, khi nó diệt mất thể vẫn tròn chiếu

Cái nhận biết toàn khắp sẵn sàng không cần suy tính. Khởi tâm động niệm không thể che mờ ánh sáng viên giác này

Bất sinh và chiếu sáng kỳ diệu là công năng của tự tánh. Thảy các hiện tướng chỉ như huyễn hóa

Tự kỷ vốn sẵn sàng nhưng không ai có được nó ngoài chính nó à không muốn được nó chỉ cần vô tâm quên hết kiến chấp đi. Vô ngã mới thật ngã. Mà quên sạch thì lại giống con nít mới sinh lớn lên lại mê hì hì....
 

Hoa Vô Tướng

Well-Known Member
ĐÃ TIẾN CÚNG
Tham gia
9 Thg 4 2018
Bài viết
731
Điểm tương tác
262
Điểm
63
Hi hi...

Thật ra đoạn cuối tiểu đệ thêm vào để dò xét mức độ thâm sâu của khúc huynh nhưng chẳng thấy hồi âm hì hì...

Khi hoàn toàn xa lìa mọi so sánh tưởng tri thì chỉ cùng vạn hữu một đường. Cứ cùng bản thể theo nhau chẳng rời. Đi, đứng, nằm, ngồi mắt thấy chạm duyên thảy đều là diệu dụng không lìa tự tánh. Chạy ra chẳng khác trở về không hai hì hì...
 

khuclunglinh

Well-Known Member
Quản trị viên
Thượng toạ
Tham gia
26 Thg 12 2017
Bài viết
6,411
Điểm tương tác
1,113
Điểm
113
Ha ha ha ... Kính Bạn HVT một ly trà [smile]:

Chân lý ... phải là --> Cụ Thể [smile] ...

lúc đó tui nói Bác Thu Giang Nguyễn Duy Cần viết đoạn này "HƠI DỞ" ... nên Đại Ca đưa ra một thí dụ là Chu Văn An khi thất chí trong quan trường, thì trở về quê .. mở trường dạy học, đào tạo những thế hệ mai sau ...

cho nên câu nói đó của đại ca giúp tui hiểu được ý nghĩa của một đoạn khác trong cuốn Trực Chỉ của Thày Từ Thông:

tất cả thế gian

lầm mình là VẬT

bỏ mất TÂM, TÁNH

nếu biết chuyển vật

-->> thì đồng với NHƯ LAI

- thân tâm viên mãn sáng suốt


Nơi đạo trường bất động đó

dù là cộng cây ngọn cỏ [smile]

- cũng ngầm chứa thập phương quốc độ



Bữa đó .. tui chỉ nhìn thấy "một sức sống kì lạ" ... như là trong Pháp Bảo Đàn Kinh nói: Ưng Vô Sở Trụ ... Nhi --> SANH --> KỲ TÂM [smile]

- vạn vật trên đời .. theo phép tắc nhân tố duyên khởi tự nhiên của chúng mà trở thành --> HỮU DỤNG ... cũng như là Bồ Đề Đạt Ma nói trong Phim Đạt Ma Tổ Sư: Bùn mà sử dụng được, cũng là bùn tốt

cho nên ... Tâm cũng theo phép tắc điều kiện duyên sẵn có để khởi .. mà trở thành HỮU DỤNG --> TỰ LỢI .. LỢI THA .... [smile]



Ờ mà đúng không ?

:lol: :lol:
 

khuclunglinh

Well-Known Member
Quản trị viên
Thượng toạ
Tham gia
26 Thg 12 2017
Bài viết
6,411
Điểm tương tác
1,113
Điểm
113
ha ha hah ... kính bạn HVT một ly trà [smile]:

như chúng ta đồng thấy ... ở trong đoạn kinh Thủ Lăng Nghiêm đó có vài chữ quan trọng: Vật, Tâm, Tánh, Chuyển Vật --> là những món thường nằm trong những căn nhà, những đạo trường [smile]

cho nên bắt đầu từ bữa đó tui bắt đầu đi 1 con đường tới những căn nhà, đạo trường đó .. tui trở thành một đứa con của vạn nhà ... là em của vạn kiếp phôi pha ... để đi tới những căn nhà và những đạo trường đó [smile .. nói vậy chứ đếm số .. thì chắc cũng cỡ vài ngàn thôi .. chưa tới 1 vạn ....]

- Con đường này cũng đã dài... nhưng niềm say mê nhìn thấy những băn khoăn, suy tư .. chuyển động .. thay đổi .. và những phương pháp riêng tư đó ... đều là những bài học kinh nghiệm về CHUYỂN VẬT [smile]

và có lẽ nổi bật trong đó ... chính là Nơi Vật Chuyển bắt đầu như thế nào .. và đúng là có nhiều kiểu chuyển vật khác nhau từ cái nơi "VẬT CHUYỂN" đó là Ý .. nhưng trong Kinh Thủ Lăng Nghiêm, khi 10 phương CHƯ PHẬT đồng trả lời ngài Anan:

Lục Căn .... là đầu mối của Sinh Tử

Lục Căn ... là đầu môi của Giải Thoát



trong khi Sinh Tử có thể là một nhân cách .. một thọ tưởng .. một nhân tướng .. một suy tư ..

thì cái nơi then chốt gọi là Lục Căn đó ... tự Lục Căn dường như tự chúng ... KHÔNG PHẢI LÀ NHỮNG VẬT ĐANG SINH ĐANG TỬ ... và nắm được LỤC CĂN cũng như là có thể CHUYỂN ĐƯỢC THỨC --> THỨC CHUYỂN

bởi vì: Căn + Tràn --> Thức ....

Chắc chắn và có lẽ có thể là khi Thức chuyển rồi .. cũng chính là tâm chuyển [smile]


ờ mà đúng không ?

:lol: :lol:
 

Hoa Vô Tướng

Well-Known Member
ĐÃ TIẾN CÚNG
Tham gia
9 Thg 4 2018
Bài viết
731
Điểm tương tác
262
Điểm
63
Hi hi...

Chào khúc huynh!

Tiểu đệ thấy lục căn cũng không có gốc rễ nên cũng không thể nắm bắt. Gọi là căn vì lập Trần thôi. Khi không có cảnh trần thì căn ở đâu?

Thực ra tánh pháp giới nó tự như vậy: tựa như có năng soi và bị chiếu soi chỉ là một tướng nhất như hì hì...
 

Chủ đề tương tự

Who read this thread (Total readers: 0)
    Bên trên