- Tham gia
- 6/2/07
- Bài viết
- 3,869
- Điểm tương tác
- 920
- Điểm
- 113
4 Tầng HUYỄN MỘNG.
1/. Sanh tử là HUYỄN CẢNH.
*4 Tầng HUYỄN MỘNG.(tt)
2/. Huyễn Tâm.
Kính các Bạn:
Trong Tánh Viên Giác. không khởi tất cả Pháp. Nếu có Pháp Duyên Khởi thì đều là HUYỄN.
Thí dụ như:
Kiến, văn, giác, tri đều là HUYỄN. Tức là các sự thấy, nghe, hay, biết của 6 giác quan là HUYỄN.
Tác, nhậm, chỉ, diệt đều là HUYỄN. Tức là khởi tâm tu, mặc kệ, dừng vọng niệm, diệt vô minh là HUYỄN.
Chứng, ngộ, liễu, giác đều là HUYỄN.
v.v...
Phật dạy: Tất cả Bồ-tát và chúng sanh đời mạt, phải nên xa lìa tất cả cảnh giới huyễn hóa hư vọng.
Muốn trừ Huyễn Cảnh phải dụng Huyễn Tâm. (Tức là Tâm muốn tu hành)
* Thế nào là: Các huyễn tuy hết, chẳng vào đoạn diệt. ?
Nghĩa là Khi LY hết các Huyễn, thì CHÂN NHƯ hiện, Chân Như bất sanh, bất diệt, nên không là Đoạn kiến.(chết là hết).
Phàm phu muốn vào Viên giác Tánh, trước phải dùng HUYỄN TÂM ĐỂ " LY " HUYỄN CẢNH.
4 Tầng HUYỄN MỘNG.
3/. Huyễn Trí.
Đức Phật dạy: Nầy, Văn Thù Sư Lợi ! Nhơn Địa của Như Lai trong khi tu VIÊN GIÁC đại định thường vận dụng trí tuệ để BIẾT và BIẾT vô minh vốn không, không có thật tánh, chúng như hoa đốm có trong hư không. Do vậy, không còn lầm nhận về tướng thân tâm cho nên không thấy có tướng thân tâm thọ nhận sự luân chuyển sanh tử.
+ Thế nào là LẦM NHẬN TƯỚNG THÂN ?
- Đó là chúng sanh "lầm nhận" tướng sanh diệt huyễn hư của Sắc Uẩn, làm tự thân sanh diệt của mình. Nhưng thật ra BẢN THỂ của Sắc Uẩn không có sanh diệt, chỉ là HIỆN TƯỢNG có tùy duyên sanh diệt.
Thí dụ như: Sắc Uẩn gồm 4 yếu tố: Đất, nước, gió, lửa, chúng là biểu hiện của Như Lai Tàng vốn Bản thể không sanh diệt, nhưng chúng ta chỉ thấy hiện tượng "Duyên hợp- duyên tan" mà cho là Sanh diệt.
Đơn cử như LỬA . Lúc nào cũng hiện hữu, nhưng:
- Do duyên mà chúng ta thấy được.- Đó là sự "cháy bùng"
- Do duyên mà chúng ta không thấy được.- Đó là sự "cháy ngầm"
Ở Kinh Thủ lăng nghiêm Phật dạy: "TÁNH SẮC CHÂN KHÔNG, TÁNH KHÔNG CHÂN SẮC, THANH TỊNH BẢN NHIÊN CHÂU BIẾN PHÁP GIỚI, TÙY CHÚNG SANH TÂM, ỨNG SỞ TRI LƯỢNG TUẦN NGHIỆP PHÁP HIỆN" (Sắc là nói chung cho 4 Đại đất, nước, gió, lửa).
Vì chúng sanh lầm nhận tướng thân, nên thấy có Sanh tử. Đó là Vô Minh.
Đến khi nào chúng sanh nhận ra:
Thân ảo hóa với pháp thân cũng vậy
Ảo hóa thân là hiện tượng của Pháp thân
Biển Pháp thân ví: bản thể vô cùng
Thân ảo hóa tựa sóng mòi lao xao trên mặt nước
* Nhận thức rõ hai thân pháp hóa
Chợt tỉnh ra rằng "vạn pháp giai không"
Tánh thiên chân là thật tánh của mình
Mình là Phật vốn là thiên chân Phật
(trích Chứng Đạo Ca - Tổ Huyền Giác)
Do vậy, không còn lầm nhận về tướng thân thì không thấy có tướng thân thọ nhận sự luân chuyển sanh tử.
(còn tiếp)
3/. Huyễn Trí.(tt)
+ Thế nào là LẦM NHẬN TƯỚNG TÂM ?
Tất cả chúng sanh, do vô minh nên không tự biết được Chân Tâm của mình mà chỉ nhận bóng dáng 6 trần (Tức là 6 Thức) làm Tâm.
Bóng dáng 6 trần là:
1+ Con mắt là CĂN, tiếp xúc SẮC TRẦN (các cảnh bên ngoài) liền sanh ra NHÃN THỨC (Nhãn thức là bóng dáng của Sắc Trần).
2+ Lỗ tai là CĂN, tiếp xúc THANH TRẦN (âm thanh bên ngoài) liền sanh ra NHĨ THỨC (Nhĩ thức là bóng dáng của Thanh Trần).
3+ Lỗ mũi là CĂN, tiếp xúc HƯƠNG TRẦN (mùi hương bên ngoài) liền sanh ra TỶ THỨC (Tỷ thức là bóng dáng của hương Trần).
4+ Cái lưỡi là CĂN, tiếp xúc VỊ TRẦN (vị ngọt, đắng bên ngoài) liền sanh ra THIỆT THỨC (Thiệt thức là bóng dáng của Vị Trần).
5+ Xác thân là CĂN, tiếp xúc XÚC TRẦN (ấm, lạnh, trơn, láng v.v.. bên ngoài) liền sanh ra THÂN THỨC (Thân thức là bóng dáng của Xúc Trần).
6+ Bộ não là CĂN, tiếp xúc PHÁP TRẦN (Các kinh nghiệm và hình ảnh bên ngoài còn lưu trử trong não) liền sanh ra Ý THỨC (Ý thức là bóng dáng của Pháp Trần).
Gọi là "Bóng dáng" Vì tự thân nó là tướng duyên hợp. Thí dụ như: Nhãn thức, phải cần chín điều kiện: 1. khoảng Không,2. Ánh sáng, 3. nhãn căn, 4. cảnh, 5. tác ý, 6. phân biệt, 7. nhiễm tịnh, 8 căn bản, 9.chủng tử.
Do vì 6 Thức phải nương gá các điều kiện mới có được, chúng không có tự thân nên bản chất chúng chỉ là bóng dáng 6 của trần cảnh.
Thiền sư Trường Sa có bài kệ rằng :
Sao người học Đạo chẳng biết Chơn ?
Chỉ vì xưa nay nhận Thức-thần.
Nguồn gốc sanh tử từ vô thủy,
Si mê cho là Bổn-lai-nhân.
Như bài kinh Thủ Lăng Nghiêm. Phật dạy:
Do vậy, không còn lầm nhận về tướng Tâm thì không thấy có tướng Tâm thọ nhận sự luân chuyển sanh tử.
* Cái TRÍ "Biết được Thân Tâm là HUYỄN. Đó là HUYỄN TRÍ.
Dùng HUYỄN TRÍ ĐỂ "LY" HUYỄN TÂM. MỚI VÀO ĐƯỢC VIÊN GIÁC DIỆU TÂM.
* 4 Tầng HUYỄN MỘNG.
4/. Huyễn Không.
Thế nào là KHÔNG ?
Kinh hoa Nghiêm Phật dạy:
Kính các Bạn. Trong Chân lý các Pháp Rhật tướng đều là Không tướng, không sanh, không diệt, Nên không có Trí cũng không có đắc cũng .
Do vậy hành giả khi còn thấy mình CÓ HUYỄN TRÍ ĐỂ LY HUYỄN TÂM, THÌ TRÍ ĐÓ CŨNG LÀ HUYỄN. DO VẬY PHẢI DÙNG HUYỄN KHÔNG MÀ LY HUYỄN TRÍ.
Tại sao KHÔNG cũng là Huyễn ?
Vì cái gì còn khái niệm được, còn nương gá được thì là PHÁP CÓ. Nay nếu còn bám víu CÁI KHÔNG, thì cái "KHÔNG" đó lập tức thành Huyễn.
Ở Kinh Thủ Lăng Nhiêm, Phật dạy:
Tự tâm thủ tự tâm
Phi huyễn thành huyễn pháp
Bất thủ vô phi huyễn
Phi huyễn diệt bất sanh
Huyễn pháp vân hà lập
Hữu thị Diệu Liên Hoa
Kim cang vương bảo giác
Như huyễn tam ma đề
Đờn chỉ siêu vô học
Thử A Tì đạt ma
Thập phương bạt già phạm
Nhất lộ Niết Bàn môn
dịch nghĩa:
Tự tâm mình là Phật nhưng còn chấp lấy tìm cầu tâm, cầu Phật ở bên ngoài
Nên các pháp vốn chẳng phải huyễn (Chơn) điều trở nên pháp huyễn (Vọng).
Nếu không chấp trước và tâm thanh tịnh rồi
Chơn còn không có thì làm sao có cái gọi là Vọng?
Quán được như vậy gọi là “Như Huyễn Tam Ma Đề” .
(hết trích)
Do vậy cuối cùng cái HUYỄN KHÔNG cũng phải xả LY
Đó là LY HUYỄN KHÔNG THÌ VÀO ĐƯỢC CHÂN NHƯ- VIÊN GIÁC DIỆU TÂM.
Ở chương một quan trọng ở chữ TRI.
Chương hai nầy, then chốt ở chữ LY.
TRI và LY là phương pháp tu hành thẳng tắt của những bậc lợi căn tối thượng.
1/. Sanh tử là HUYỄN CẢNH.
Kinh văn: (Bấy giờ Đức Phật nói với Đại Trí Văn Thù Bồ Tát)
Tất cả chúng sanh ở nơi pháp vô sanh vọng thấy có sự sanh diệt, cho nên gọi là sanh tử luân hồi.
Thiện nam tử! Như Lai nơi nhân địa tu theo tự tánh Viên Giác, chiếu soi bản thể của tự tánh vốn tịch diệt, biết rõ thân tâm thế giới như hoa đốm trên không, vậy thì thân tâm vốn không, lấy gì để thọ sanh tử luân hồi? Cái KHÔNG này là vì bản tánh vốn không, chẳng phải
do tạo tác thành không. Cái biết đó ví như hư không, kẻ biết như hư không đó tức là tướng hoa đốm cũng chẳng thể nói không có tánh tri giác, CÓ với KHÔNG đều lìa, ấy mới gọi là tùy thuận giác tánh trong sạch.
Tại sao? Vì tánh hư không thường trụ chẳng động. Trong Như Lai Tạng vốn chẳng có sự sanh diệt nên chẳng có sự tri kiến sanh diệt trong đó, cũng như pháp giới tánh, rốt ráo viên mãn đầy khắp mười phương không gian và giờ gian, ấy mới gọi là nhân địa phát tâm theo chánh pháp, tu hành theo chánh hạnh.
Bồ Tát vì thế ở nơi đại thừa phát tâm trong sạch, chúng sanh trong đời mạt pháp theo đó tu hành chẳng đọa tà kiến.
Lúc ấy Thế Tôn muốn giảng lại nghĩa này mà thuyết kệ rằng:
Văn Thù ngươi nên biết,
Tất cả các Như Lai,
Từ nơi bản nhân địa,
Đều nhờ trí huệ giác.
Thông đạt nơi vô minh,
Cũng như hoa đốm kia.
Thì khỏi bị luân hồi.
Cũng như người trong mộng,
Thức tỉnh cảnh mộng mất.
Giác ngộ như hư không,
Bình đẳng chẳng lay động.
Bản giác khắp mười phương,
Liền được thành Phật đạo.
Huyễn chẳng chỗ sanh diệt,
Thành đạo cũng vô đắc,
Vì bản tánh viên mãn.
Bồ Tát ở trong đó,
Khéo phát tâm Bồ Đề.
Chúng sanh đời mạt pháp,
Tu theo lìa tà kiến
*4 Tầng HUYỄN MỘNG.(tt)
2/. Huyễn Tâm.
Kinh văn: Huyễn tâm của chúng sanh, lại y nơi huyễn diệt; các huyễn diệt hết, Giác tâm chẳng động. Y huyễn nói Giác, cũng gọi là Huyễn. Nếu nói CÓ Giác, vẫn chưa rời Huyễn; nói là KHÔNG Giác, lại cũng như vậy. Thế nên huyễn diệt gọi là chẳng động. Này Thiện nam tử ! Tất cả Bồ-tát và chúng sanh đời mạt, phải nên xa lìa tất cả cảnh giới huyễn hóa hư vọng. Do vì tâm xa lìa giữ gìn vững chắc, cái tâm như huyễn cũng lại xa lìa, xa lìa là huyễn cũng lại xa lìa, lìa xa lìa huyễn cũng lại xa lìa, đến chỗ không còn xa lìa tức trừ các huyễn. Thí như kéo lửa, hai cây nương nhau, lửa phát cây hết, tro bay khói mất, dùng huyễn tu huyễn, lại cũng như vậy. Các huyễn tuy hết, chẳng vào đoạn diệt.
Kính các Bạn:
Trong Tánh Viên Giác. không khởi tất cả Pháp. Nếu có Pháp Duyên Khởi thì đều là HUYỄN.
Thí dụ như:
Kiến, văn, giác, tri đều là HUYỄN. Tức là các sự thấy, nghe, hay, biết của 6 giác quan là HUYỄN.
Tác, nhậm, chỉ, diệt đều là HUYỄN. Tức là khởi tâm tu, mặc kệ, dừng vọng niệm, diệt vô minh là HUYỄN.
Chứng, ngộ, liễu, giác đều là HUYỄN.
v.v...
Phật dạy: Tất cả Bồ-tát và chúng sanh đời mạt, phải nên xa lìa tất cả cảnh giới huyễn hóa hư vọng.
Muốn trừ Huyễn Cảnh phải dụng Huyễn Tâm. (Tức là Tâm muốn tu hành)
* Thế nào là: Các huyễn tuy hết, chẳng vào đoạn diệt. ?
Nghĩa là Khi LY hết các Huyễn, thì CHÂN NHƯ hiện, Chân Như bất sanh, bất diệt, nên không là Đoạn kiến.(chết là hết).
Phàm phu muốn vào Viên giác Tánh, trước phải dùng HUYỄN TÂM ĐỂ " LY " HUYỄN CẢNH.
4 Tầng HUYỄN MỘNG.
3/. Huyễn Trí.
Đức Phật dạy: Nầy, Văn Thù Sư Lợi ! Nhơn Địa của Như Lai trong khi tu VIÊN GIÁC đại định thường vận dụng trí tuệ để BIẾT và BIẾT vô minh vốn không, không có thật tánh, chúng như hoa đốm có trong hư không. Do vậy, không còn lầm nhận về tướng thân tâm cho nên không thấy có tướng thân tâm thọ nhận sự luân chuyển sanh tử.
+ Thế nào là LẦM NHẬN TƯỚNG THÂN ?
- Đó là chúng sanh "lầm nhận" tướng sanh diệt huyễn hư của Sắc Uẩn, làm tự thân sanh diệt của mình. Nhưng thật ra BẢN THỂ của Sắc Uẩn không có sanh diệt, chỉ là HIỆN TƯỢNG có tùy duyên sanh diệt.
Thí dụ như: Sắc Uẩn gồm 4 yếu tố: Đất, nước, gió, lửa, chúng là biểu hiện của Như Lai Tàng vốn Bản thể không sanh diệt, nhưng chúng ta chỉ thấy hiện tượng "Duyên hợp- duyên tan" mà cho là Sanh diệt.
Đơn cử như LỬA . Lúc nào cũng hiện hữu, nhưng:
- Do duyên mà chúng ta thấy được.- Đó là sự "cháy bùng"
- Do duyên mà chúng ta không thấy được.- Đó là sự "cháy ngầm"
Ở Kinh Thủ lăng nghiêm Phật dạy: "TÁNH SẮC CHÂN KHÔNG, TÁNH KHÔNG CHÂN SẮC, THANH TỊNH BẢN NHIÊN CHÂU BIẾN PHÁP GIỚI, TÙY CHÚNG SANH TÂM, ỨNG SỞ TRI LƯỢNG TUẦN NGHIỆP PHÁP HIỆN" (Sắc là nói chung cho 4 Đại đất, nước, gió, lửa).
Vì chúng sanh lầm nhận tướng thân, nên thấy có Sanh tử. Đó là Vô Minh.
Đến khi nào chúng sanh nhận ra:
Thân ảo hóa với pháp thân cũng vậy
Ảo hóa thân là hiện tượng của Pháp thân
Biển Pháp thân ví: bản thể vô cùng
Thân ảo hóa tựa sóng mòi lao xao trên mặt nước
* Nhận thức rõ hai thân pháp hóa
Chợt tỉnh ra rằng "vạn pháp giai không"
Tánh thiên chân là thật tánh của mình
Mình là Phật vốn là thiên chân Phật
(trích Chứng Đạo Ca - Tổ Huyền Giác)
Do vậy, không còn lầm nhận về tướng thân thì không thấy có tướng thân thọ nhận sự luân chuyển sanh tử.
(còn tiếp)
3/. Huyễn Trí.(tt)
+ Thế nào là LẦM NHẬN TƯỚNG TÂM ?
Tất cả chúng sanh, do vô minh nên không tự biết được Chân Tâm của mình mà chỉ nhận bóng dáng 6 trần (Tức là 6 Thức) làm Tâm.
Bóng dáng 6 trần là:
1+ Con mắt là CĂN, tiếp xúc SẮC TRẦN (các cảnh bên ngoài) liền sanh ra NHÃN THỨC (Nhãn thức là bóng dáng của Sắc Trần).
2+ Lỗ tai là CĂN, tiếp xúc THANH TRẦN (âm thanh bên ngoài) liền sanh ra NHĨ THỨC (Nhĩ thức là bóng dáng của Thanh Trần).
3+ Lỗ mũi là CĂN, tiếp xúc HƯƠNG TRẦN (mùi hương bên ngoài) liền sanh ra TỶ THỨC (Tỷ thức là bóng dáng của hương Trần).
4+ Cái lưỡi là CĂN, tiếp xúc VỊ TRẦN (vị ngọt, đắng bên ngoài) liền sanh ra THIỆT THỨC (Thiệt thức là bóng dáng của Vị Trần).
5+ Xác thân là CĂN, tiếp xúc XÚC TRẦN (ấm, lạnh, trơn, láng v.v.. bên ngoài) liền sanh ra THÂN THỨC (Thân thức là bóng dáng của Xúc Trần).
6+ Bộ não là CĂN, tiếp xúc PHÁP TRẦN (Các kinh nghiệm và hình ảnh bên ngoài còn lưu trử trong não) liền sanh ra Ý THỨC (Ý thức là bóng dáng của Pháp Trần).
Gọi là "Bóng dáng" Vì tự thân nó là tướng duyên hợp. Thí dụ như: Nhãn thức, phải cần chín điều kiện: 1. khoảng Không,2. Ánh sáng, 3. nhãn căn, 4. cảnh, 5. tác ý, 6. phân biệt, 7. nhiễm tịnh, 8 căn bản, 9.chủng tử.
Do vì 6 Thức phải nương gá các điều kiện mới có được, chúng không có tự thân nên bản chất chúng chỉ là bóng dáng 6 của trần cảnh.
Thiền sư Trường Sa có bài kệ rằng :
Sao người học Đạo chẳng biết Chơn ?
Chỉ vì xưa nay nhận Thức-thần.
Nguồn gốc sanh tử từ vô thủy,
Si mê cho là Bổn-lai-nhân.
Như bài kinh Thủ Lăng Nghiêm. Phật dạy:
TLN: Bấy giờ đức Phật khai thị cho đại đức A Nan và đại chúng, muốn cho tâm mọi người được thể nhập vô sinh pháp nhẫn(41), từ nơi tòa sư tử(42), Ngài xoa đầu đại đức A Nan, dạy rằng:
– Như Lai thường nói, các pháp sinh khởi là do tâm biến hiện. Tất cả nhân quả, thế giới, vi trần, đều nhân nơi tâm mà có thể tánh. Này A Nan! Tất cả sự vật hiện có trong các thế giới, dù nhỏ mọn như ngọn cỏ, lá cây, sợi dây, thắt nút, nếu gạn xét tận nguồn gốc thì đều có thể tánh; dẫu đến như hư không cũng còn có tên cùng tướng mạo, huống chi là cái tâm thanh tịnh, sáng suốt, nhiệm mầu, làm thể tánh cho tất cả sự vật, mà tự mình lại không có thể tánh hay sao? Nhưng, nếu thầy cố chấp hẹp hòi, cho cái tính suy xét phân biệt hiểu biết là tâm, thì cái tâm ấy phải có thể tánh hoàn toàn biệt lập, không dính dáng gì tới thể tánh của sáu trần sắc, thanh, hương, vị, xúc, pháp. Còn như hiện giờ đây, thầy đang nghe Như Lai nói pháp, đó là do nơi âm thanh mà có phân biệt; cho dầu diệt hết tất cả thấy nghe hiểu biết đối với năm trần cảnh bên ngoài(43), bên trong chỉ giữ lấy cái cảnh giới tịch tĩnh của ý thức, thì cái cảnh giới tịch tĩnh ấy cũng vẫn là pháp trần(44), tức sự phân biệt bóng dáng của năm trần cảnh. Chẳng phải Như Lai bảo thầy phủ nhận cái tính phân biệt hiểu biết không phải là tâm, nhưng chính nơi cái tâm của thầy, thầy phải suy xét cho chín chắn, nếu rời trần cảnh trước mắt mà vẫn có sự phân biệt hiểu biết, thì đó mới chân thật là cái tâm của thầy! Nếu cái tánh biết, khi rời trần cảnh liền không còn tự thể, thì nó chỉ là sự phân biệt bóng dáng của trần cảnh mà thôi. Trần cảnh không thường còn, khi chúng biến đổi tiêu diệt thì cái tâm phân biệt trần cảnh ấy cũng không còn, đồng như lông rùa sừng thỏ; đến lúc đó thì pháp thân của thầy cũng thành ra đoạn diệt, còn có gì để tu chứng vô sinh pháp nhẫn?
Tức thì đại đức A Nan cùng cả đại chúng đều ngơ ngác, lặng im, không biết phải nói năng gì! Đức Phật bảo đại đức A Nan:
– Tất cả những người tu học trong thế gian, hiện tại tuy đạt được chín bậc định theo thứ lớp(45), nhưng vẫn không diệt sạch tận cùng phiền não, chỉ chứng quả A-la-hán, đều do cố chấp những vọng tưởng sinh tử này, lầm lạc cho đó là chân thật. Và cũng vì thế mà cho đến hôm nay, thầy tuy là người học rộng nghe nhiều, mà vẫn chưa thành tựu quả thánh.
Do vậy, không còn lầm nhận về tướng Tâm thì không thấy có tướng Tâm thọ nhận sự luân chuyển sanh tử.
* Cái TRÍ "Biết được Thân Tâm là HUYỄN. Đó là HUYỄN TRÍ.
Dùng HUYỄN TRÍ ĐỂ "LY" HUYỄN TÂM. MỚI VÀO ĐƯỢC VIÊN GIÁC DIỆU TÂM.
* 4 Tầng HUYỄN MỘNG.
4/. Huyễn Không.
Thế nào là KHÔNG ?
Kinh hoa Nghiêm Phật dạy:
(hết trích)Kinh hoa Nghiêm: Chư Phật tử! Thế nào là đại Bồ Tát như không nhẫn?
Ðại Bồ Tát này rõ tất cả pháp giới như hư không, vì vô tướng. Tất cả thế giới như hư không, vì vô khởi. Tất cả pháp như hư không vì vô nhị. Tất cả chúng sinh hạnh như hư không, vì vô sở hành. Tất cả Phật như hư không, vì vô phân biệt. Tất cả Phật lực như hư không, vì vô sai biệt. Tất cả thiền định như hư không, vì tam thế bình đẳng. Tất cả pháp diễn thuyết như hư không, vì chẳng ngôn thuyết được. Tất cả thân Phật như hư không, vì vô trước vô ngại.
Bồ Tát dùng phương tiện như hư không rõ thấu tất cả pháp đều không chỗ có.
Kính các Bạn. Trong Chân lý các Pháp Rhật tướng đều là Không tướng, không sanh, không diệt, Nên không có Trí cũng không có đắc cũng .
Do vậy hành giả khi còn thấy mình CÓ HUYỄN TRÍ ĐỂ LY HUYỄN TÂM, THÌ TRÍ ĐÓ CŨNG LÀ HUYỄN. DO VẬY PHẢI DÙNG HUYỄN KHÔNG MÀ LY HUYỄN TRÍ.
Tại sao KHÔNG cũng là Huyễn ?
Vì cái gì còn khái niệm được, còn nương gá được thì là PHÁP CÓ. Nay nếu còn bám víu CÁI KHÔNG, thì cái "KHÔNG" đó lập tức thành Huyễn.
Ở Kinh Thủ Lăng Nhiêm, Phật dạy:
Tự tâm thủ tự tâm
Phi huyễn thành huyễn pháp
Bất thủ vô phi huyễn
Phi huyễn diệt bất sanh
Huyễn pháp vân hà lập
Hữu thị Diệu Liên Hoa
Kim cang vương bảo giác
Như huyễn tam ma đề
Đờn chỉ siêu vô học
Thử A Tì đạt ma
Thập phương bạt già phạm
Nhất lộ Niết Bàn môn
dịch nghĩa:
Tự tâm mình là Phật nhưng còn chấp lấy tìm cầu tâm, cầu Phật ở bên ngoài
Nên các pháp vốn chẳng phải huyễn (Chơn) điều trở nên pháp huyễn (Vọng).
Nếu không chấp trước và tâm thanh tịnh rồi
Chơn còn không có thì làm sao có cái gọi là Vọng?
Quán được như vậy gọi là “Như Huyễn Tam Ma Đề” .
(hết trích)
Do vậy cuối cùng cái HUYỄN KHÔNG cũng phải xả LY
Đó là LY HUYỄN KHÔNG THÌ VÀO ĐƯỢC CHÂN NHƯ- VIÊN GIÁC DIỆU TÂM.
Ở chương một quan trọng ở chữ TRI.
Chương hai nầy, then chốt ở chữ LY.
TRI và LY là phương pháp tu hành thẳng tắt của những bậc lợi căn tối thượng.
Sửa lần cuối: