Thế nào là tu?

Bình Đẳng Giác

Active Member
Quản trị viên
Thượng toạ
Tham gia
4 Thg 10 2015
Bài viết
522
Điểm tương tác
221
Điểm
43
Con kính xin các vị đại tri thức,các vị trưởng bối,các vị thiện tri thức cùng nhau vào đây chia sẻ chủ đề này cùng con với:

. 1: Thế nào là tu?
. 2: Hãy chia sẻ về phương pháp và cách thức tu học của mỗi người
. 3: Sau thời gian tu học(ngắn dài của từng người) đến nay bạn đã học và hành được những gì


Kính mong mọi người tham gia chia sẻ trong khuôn khổ của Đạo Phật ạ
 
GÓP PHẦN LAN TỎA GIÁ TRỊ ĐẠO PHẬT

Ủng hộ Diễn Đàn Phật Pháp không chỉ là đóng góp vào việc duy trì sự tồn tại của Diễn Đàn Phật Pháp Online mà còn giúp cho việc gìn giữ, phát huy, lưu truyền và lan tỏa những giá trị nhân văn, nhân bản cao đẹp của đạo Phật.

Mã QR Diễn Đàn Phật Pháp

Ngân hàng Vietcombank

DUONG THANH THAI

0541 000 1985 52

Nội dung:Tên tài khoản tại diễn đàn - Donate DDPP(Ví dụ: thaidt - Donate DDPP)

minhđịnh

Ban Đại Biểu nhiệm kỳ III (2015-2016)
Phật tử
Tham gia
18 Thg 10 2011
Bài viết
1,036
Điểm tương tác
255
Điểm
63
Con kính xin các vị đại tri thức,các vị trưởng bối,các vị thiện tri thức cùng nhau vào đây chia sẻ chủ đề này cùng con với:

. 1: Thế nào là tu?
. 2: Hãy chia sẻ về phương pháp và cách thức tu học của mỗi người
. 3: Sau thời gian tu học(ngắn dài của từng người) đến nay bạn đã học và hành được những gì


Kính mong mọi người tham gia chia sẻ trong khuôn khổ của Đạo Phật ạ

Chào bạn Bình Đẳng Giác,

Câu hỏi của bạn rất hay : Thế nào là TU ?

Tu là có phải ăn chay niệm Phật hàng ngày,tu là có phải ngày ngày thực hành các thời Kinh,tu là có phải mặc áo lam lên chùa mỗi kỳ...?

Theo minh định,đơn giản chữ TU được gói gọn trong bài kệ :

Không làm các việc ác
Siêng làm các việc lành
Giữ Tâm-Ý thanh tịnh
Ấy lời chư Phật dạy.

Trong đó việc "Giữ Tâm-Ý thanh tịnh" là quan trọng nhất.Có nhiều phương pháp,nhiều pháp môn,nhiều cách để làm cho tâm-ý được thanh tịnh như Niệm Phật,Thiền,Trì Chú v...v...Riêng minh định thì chọn cách là Thiền và thực hành Bát Chánh Đạo.Minh định từ khi qui y đến nay đã 6 năm nhưng mất 3 năm đầu loay hoay không biết nên theo con đường nào.Lúc thì ngồi niệm Phật,lúc thì theo trì chú nhưng không đi đến đâu.Cho đến khi tình cờ biết được pháp Thiền Ngũ Đình Tâm Quán thì mới chuyên tâm ngồi Thiền.Trong 3 năm thực hành cũng có chút thành tựu tuy chỉ rất nhỏ do không có thời gian để thực hành nhiều.Một ngày minh định chỉ có 3 tiếng để thực hành,từ 10h đêm cho đến 1h sáng,trong đó có 1h để ngồi đọc Kinh-Sách,1h ngồi hành thiền và 1h ngồi sám hối và vận động chân tay(tập dưỡng sinh).

Qua 3 năm thực hành thì minh định nhận thấy việc "không làm các việc ác" là dễ nhất,nhưng vẫn chưa thực sự "siêng làm các việc lành",còn "giữ tâm ý thanh tịnh" thì rất khó.Trong một ngày,theo công việc mà mình phải giao tiếp,quan hệ với bên ngoài xã hội thì việc giữ tâm ý thanh tịnh quả là rất khó.Nhưng không phải là không có tiến bộ trong cách ứng xử và giao tiếp với những người khác.Nhờ thực hành Thiền mà tính cách mình cũng trầm ổn hơn,ít sân hơn và được mọi người xung quanh khen là "dạo này nó hiền khô" ... hihii

Và qua kinh nghiệm của bản thân thì minh định nghĩ trong việc tu tập,quan trọng nhất là tìm được Pháp môn hay phương pháp phù hợp với mình để mình có thể toàn tâm toàn ý thực hành,tìm hiểu và nghiên cứu.Chỉ khi ta cảm thấy khi thực hành có sự tiến bộ thì mới có niềm say mê để tìm hiểu sâu về Phật Pháp.Và theo minh định,đối với những Phật tử mới bắt đầu biết Đạo Phật thì cứ nẵm thật vững cái nền móng,cái nền tảng của giáo lý Đạo Phật.Đó chính là Tứ Diệu Đế.Mọi giáo lý,mọi lý thuyết của Đạo Phật đều bắt nguồn và được xây dựng trên nền tảng Tứ Diệu Đế.Trong Tứ Diệu Đế đã bao gồm luôn cả những gì cốt tủy nhất của Đạo Phật rồi...Càng đọc,càng nghiền ngẫm Tứ Diệu Đế thì các bạn sẽ thấy rằng trong đó bao gồm luôn cả Vô Thường,Vô Ngã,Tánh Không và thậm chí cả lý Như Huyễn trong đó.Càng đọc kỹ,càng thẩm thấu Tứ Diệu Đế bao nhiêu thì khi bạn đọc các Kinh,các giáo lý khác cao hơn thì bạn sẽ dễ tiếp thu hơn bấy nhiêu...Không phải tự nhiên mà Đức Phật thuyết pháp Tứ Diệu Đế đầu tiên,trước mọi các Pháp khác.Bởi nếu không xây được nền móng thật vững thì khi càng tu tập lên cao,càng đi sâu vào Phật Pháp thì sẽ rất dễ bị lạc lối,đi sai đường...Đạo cao một thước ma cao một trượng là vậy.Những lỗi vi tế trong Tâm của mình là khó phát hiện nhất,khó diệt trừ nhất,khó nắm bắt nhất nếu không hiểu được chữ TỪ BI của Đạo Phật.

Đó là đôi lời chia sẻ của minh định qua kinh nghiệm của bản thân mình.Chúc bạn luôn tinh tấn và an lạc.

Thân.
 

Bình Đẳng Giác

Active Member
Quản trị viên
Thượng toạ
Tham gia
4 Thg 10 2015
Bài viết
522
Điểm tương tác
221
Điểm
43
kính ngài minh định

Chào bạn Bình Đẳng Giác,

Câu hỏi của bạn rất hay : Thế nào là TU ?

Tu là có phải ăn chay niệm Phật hàng ngày,tu là có phải ngày ngày thực hành các thời Kinh,tu là có phải mặc áo lam lên chùa mỗi kỳ...?

Theo minh định,đơn giản chữ TU được gói gọn trong bài kệ :

Không làm các việc ác
Siêng làm các việc lành
Giữ Tâm-Ý thanh tịnh
Ấy lời chư Phật dạy.

Trong đó việc "Giữ Tâm-Ý thanh tịnh" là quan trọng nhất.Có nhiều phương pháp,nhiều pháp môn,nhiều cách để làm cho tâm-ý được thanh tịnh như Niệm Phật,Thiền,Trì Chú v...v...Riêng minh định thì chọn cách là Thiền và thực hành Bát Chánh Đạo.Minh định từ khi qui y đến nay đã 6 năm nhưng mất 3 năm đầu loay hoay không biết nên theo con đường nào.Lúc thì ngồi niệm Phật,lúc thì theo trì chú nhưng không đi đến đâu.Cho đến khi tình cờ biết được pháp Thiền Ngũ Đình Tâm Quán thì mới chuyên tâm ngồi Thiền.Trong 3 năm thực hành cũng có chút thành tựu tuy chỉ rất nhỏ do không có thời gian để thực hành nhiều.Một ngày minh định chỉ có 3 tiếng để thực hành,từ 10h đêm cho đến 1h sáng,trong đó có 1h để ngồi đọc Kinh-Sách,1h ngồi hành thiền và 1h ngồi sám hối và vận động chân tay(tập dưỡng sinh).

Qua 3 năm thực hành thì minh định nhận thấy việc "không làm các việc ác" là dễ nhất,nhưng vẫn chưa thực sự "siêng làm các việc lành",còn "giữ tâm ý thanh tịnh" thì rất khó.Trong một ngày,theo công việc mà mình phải giao tiếp,quan hệ với bên ngoài xã hội thì việc giữ tâm ý thanh tịnh quả là rất khó.Nhưng không phải là không có tiến bộ trong cách ứng xử và giao tiếp với những người khác.Nhờ thực hành Thiền mà tính cách mình cũng trầm ổn hơn,ít sân hơn và được mọi người xung quanh khen là "dạo này nó hiền khô" ... hihii

Và qua kinh nghiệm của bản thân thì minh định nghĩ trong việc tu tập,quan trọng nhất là tìm được Pháp môn hay phương pháp phù hợp với mình để mình có thể toàn tâm toàn ý thực hành,tìm hiểu và nghiên cứu.Chỉ khi ta cảm thấy khi thực hành có sự tiến bộ thì mới có niềm say mê để tìm hiểu sâu về Phật Pháp.Và theo minh định,đối với những Phật tử mới bắt đầu biết Đạo Phật thì cứ nẵm thật vững cái nền móng,cái nền tảng của giáo lý Đạo Phật.Đó chính là Tứ Diệu Đế.Mọi giáo lý,mọi lý thuyết của Đạo Phật đều bắt nguồn và được xây dựng trên nền tảng Tứ Diệu Đế.Trong Tứ Diệu Đế đã bao gồm luôn cả những gì cốt tủy nhất của Đạo Phật rồi...Càng đọc,càng nghiền ngẫm Tứ Diệu Đế thì các bạn sẽ thấy rằng trong đó bao gồm luôn cả Vô Thường,Vô Ngã,Tánh Không và thậm chí cả lý Như Huyễn trong đó.Càng đọc kỹ,càng thẩm thấu Tứ Diệu Đế bao nhiêu thì khi bạn đọc các Kinh,các giáo lý khác cao hơn thì bạn sẽ dễ tiếp thu hơn bấy nhiêu...Không phải tự nhiên mà Đức Phật thuyết pháp Tứ Diệu Đế đầu tiên,trước mọi các Pháp khác.Bởi nếu không xây được nền móng thật vững thì khi càng tu tập lên cao,càng đi sâu vào Phật Pháp thì sẽ rất dễ bị lạc lối,đi sai đường...Đạo cao một thước ma cao một trượng là vậy.Những lỗi vi tế trong Tâm của mình là khó phát hiện nhất,khó diệt trừ nhất,khó nắm bắt nhất nếu không hiểu được chữ TỪ BI của Đạo Phật.

Đó là đôi lời chia sẻ của minh định qua kinh nghiệm của bản thân mình.Chúc bạn luôn tinh tấn và an lạc.

Thân.

Hì ngài ko hổ là ban đại biểu con rất khâm phục học và hành rất cố gắng.con cũng đồng ý với quan điểm của ngài,người học Phật cần xây dựng 1nền tảng tốt để khi lên cao mới ko sợ sụp đổ.con ko có ý kiến gì thêm chỉ xin hỏi ngài 1chút là các hành của ngài còn chưa được tự nhiên ngài có biết vì sao ko ạ
 

minhđịnh

Ban Đại Biểu nhiệm kỳ III (2015-2016)
Phật tử
Tham gia
18 Thg 10 2011
Bài viết
1,036
Điểm tương tác
255
Điểm
63
Hì ngài ko hổ là ban đại biểu con rất khâm phục học và hành rất cố gắng.con cũng đồng ý với quan điểm của ngài,người học Phật cần xây dựng 1nền tảng tốt để khi lên cao mới ko sợ sụp đổ.con ko có ý kiến gì thêm chỉ xin hỏi ngài 1chút là các hành của ngài còn chưa được tự nhiên ngài có biết vì sao ko ạ

Chào bạn Bình Đẳng Giác,

Tôi quả là ngạc nhiên khi chỉ qua vài câu viết mà bạn nhìn ra được "căn bệnh" của tôi.Nguyên nhân thì có lẽ có nhiều nhưng bản thân tôi thì cho rằng do không có Thầy hướng dẫn,tự học là chính nên tâm lý có sự thận trọng nhất định,có sự trở ngại nhất định.Tôi đôi khi thường hay tự hỏi : mình như vậy Đúng hay Sai ? Cho nên trong sự tu học thực sự chưa có sự rốt ráo hay như người ta nói là chưa "sống" thực sự với những gì mình nghĩ,mình hiểu...Tôi thường cho rằng đó là do tập khí của mình sâu dày nên chưa thể đi đến việc "tự nhiên" như hơi thở,như cuộc sống hằng ngày.Điều này có lẽ cần phải có thời gian và cả sự kiên nhẫn...Dục tốc bất đạt vậy...Mình không là Tổ Huệ Năng được thì cố theo gương ngài Thần Tú lau chùi gương vậy.

Thân.
 

MinhTâm

Registered
Phật tử
Tham gia
4 Thg 6 2015
Bài viết
139
Điểm tương tác
34
Điểm
28
Kính Tiền Bối Minh Định, Kính tiền bối Bình Đẳng Giác.

Có người dạy con: Ăn cơm là tu, mặc áo là tu, đi dạo là tu v.v... tất- tần- tật sự việc nào, cũng đều là tu hết ạ....

Thưa có phải vậy không ?
 

Bình Đẳng Giác

Active Member
Quản trị viên
Thượng toạ
Tham gia
4 Thg 10 2015
Bài viết
522
Điểm tương tác
221
Điểm
43
chào tiền bối minh tâm

Kính Tiền Bối Minh Định, Kính tiền bối Bình Đẳng Giác.

Có người dạy con: Ăn cơm là tu, mặc áo là tu, đi dạo là tu v.v... tất- tần- tật sự việc nào, cũng đều là tu hết ạ....

Thưa có phải vậy không ?

Người dạy tiền bối nói chẳng sai,nhưng ta phải hiểu sao cho đúng chắc tiền bối cũng hiểu đúng cả rồi.đi đứng nằm ngồi đều hành trực tâm tức là hành bát chánh đạo vậy.
 

Bình Đẳng Giác

Active Member
Quản trị viên
Thượng toạ
Tham gia
4 Thg 10 2015
Bài viết
522
Điểm tương tác
221
Điểm
43
kính ngài minh định

Chào bạn Bình Đẳng Giác,

Tôi quả là ngạc nhiên khi chỉ qua vài câu viết mà bạn nhìn ra được "căn bệnh" của tôi.Nguyên nhân thì có lẽ có nhiều nhưng bản thân tôi thì cho rằng do không có Thầy hướng dẫn,tự học là chính nên tâm lý có sự thận trọng nhất định,có sự trở ngại nhất định.Tôi đôi khi thường hay tự hỏi : mình như vậy Đúng hay Sai ? Cho nên trong sự tu học thực sự chưa có sự rốt ráo hay như người ta nói là chưa "sống" thực sự với những gì mình nghĩ,mình hiểu...Tôi thường cho rằng đó là do tập khí của mình sâu dày nên chưa thể đi đến việc "tự nhiên" như hơi thở,như cuộc sống hằng ngày.Điều này có lẽ cần phải có thời gian và cả sự kiên nhẫn...Dục tốc bất đạt vậy...Mình không là Tổ Huệ Năng được thì cố theo gương ngài Thần Tú lau chùi gương vậy.

Thân.

Hì ngài có thầy mà ngài ko biết khi phiền não tới ngài hãy nói a đạo hữu tới đấy à để xem hôm nay ngài dạy tôi cái cái gì nào.thật ra chúng ta đều có chung 1ông thầy lúc nào cũng ở bên ta dạy bảo ta.
Con có cách nghĩ thế này ko biết ngài có nghĩ giống con không.thật ra chúng ta tu hành để mong được giải thoát,mong tìm về chân thật nhưng chính chúng ta lại chẳng tự tin mình có thể giải thoát nên chẳng có cái pháp nào có thể cứu được chúng ta cả thuận cảnh thì tu nghịch cảnh lại đầu hàng số phận.chính vì thiếu tự tin nên khi gặp nghịch cảnh ko giữ được tâm ta lại đổ lỗi vì ta nghiệp chướng sâu dày,vì ta còn tại gia còn vướng bận nhiều việc trần tục....đó chỉ là đổ lỗi để mong cho cái tâm được tạm yên ổn dẫn tới việc tu hành chẳng có mấy kết quả,sanh tử là việc lớn cứ mãi dùng rằng như thế,kiếp nào cũng nghĩ như vậy thì bao giờ mới được giải thoát.đó là chấp mê bất ngộ chứ thực hành bát chánh đạo chẳng ảnh hưởng gì đến đời sống cả ngược lại rất cần nghịch cảnh nữa là đằng khác,nay ta phải tự tin tự tu mới được.giống như ngài Thần tú thời thời thường lau chùi chứ ko phải như chúng ta lau song lại bỏ đó.

Hì lời con nói có chỗ nào ko phải xin người chỉ ra cho,chỗ nào ngài dùng được thì ngài dùng chỗ nào ko dùng được xin ngài đừng chấp.nếu xem con ko trướng mắt con mong được kết bạn đồng tu với ngài.ăn cơm có canh tu hành có bạn cùng nhau thường nói về chánh kiến chánh tư duy
 

Quan Âm Các

Active Member
Thượng toạ
Tham gia
23 Thg 8 2014
Bài viết
264
Điểm tương tác
127
Điểm
43
Kính Tiền Bối Minh Định, Kính tiền bối Bình Đẳng Giác.

Có người dạy con: Ăn cơm là tu, mặc áo là tu, đi dạo là tu v.v... tất- tần- tật sự việc nào, cũng đều là tu hết ạ....

Thưa có phải vậy không ?

Bạn Minh Tam có quan niệm "tu" sao giống :

.....Mơ chi Giải Thoát khổ
Sợ chi Ràng Buộc đời
Nhìn thấy ta hiện tại
Miền An Lạc rong chơi!


BTTS - 25/10/2015

Ba phải TS bị cho là lấy lạc thú thế gian làm niết Bàn, đó là tư tưởng ngoại đạo. Còn bạn Minh Tam lấy sinh hoạt thế gian làm "tu" có phải là cùng với ý này ?
 

Bình Đẳng Giác

Active Member
Quản trị viên
Thượng toạ
Tham gia
4 Thg 10 2015
Bài viết
522
Điểm tương tác
221
Điểm
43
kính bạn quan âm các

Bạn Minh Tam có quan niệm "tu" sao giống :



Ba phải TS bị cho là lấy lạc thú thế gian làm niết Bàn, đó là tư tưởng ngoại đạo. Còn bạn Minh Tam lấy sinh hoạt thế gian làm "tu" có phải là cùng với ý này ?

Văn tự không có nghĩa cố định bạn đừng chấp chặt vào đó nếu mình nói có mơ giải thoát khổ là vọng tưởng bạn nghĩ sao.
 

MinhTâm

Registered
Phật tử
Tham gia
4 Thg 6 2015
Bài viết
139
Điểm tương tác
34
Điểm
28
Bạn Minh Tam có quan niệm "tu" sao giống Ba phải TS, bị cho là lấy lạc thú thế gian làm niết Bàn, đó là tư tưởng ngoại đạo. Còn bạn Minh Tam lấy sinh hoạt thế gian làm "tu" có phải là cùng với ý này ?


Dạ, Vấn đề này, con được Thầy con dạy rằng:

Có một Thiền sư tu trên núi nhiều năm, khi xuống núi có người hỏi:
- Ngài ở núi làm những việc gì?

Ngài nói:

- Đói ăn mệt ngủ.

Người kia thưa:

- Việc đó tôi làm cũng được.

Ngài nói:

- Tuy vậy mà không được.

- Tại sao?

- Bởi vì người đời đói không chịu ăn, mệt không chịu ngủ, còn ta thật sự đói ăn mệt ngủ.

Điều này đối với thế gian quả thật không đơn giản. Mỗi bữa ăn phải có một cốc rượu, nếu không có rượu thì không chịu ăn. Hoặc trên mâm cơm phải có ớt, bữa nào thiếu ớt là ăn không ngon. Đó là chưa kể những người khó tánh, bữa nào dọn cơm không vừa ý, chẳng những không ăn mà còn cằn nhằn nặng nhẹ nữa. Như vậy đói có chịu ăn đâu. Đến ngủ, mệt có chịu ngủ chưa? Hay nằm xuống nhớ chuyện hôm qua hôm kia, chuyện năm trên năm dưới, nhớ lăng xăng cả nửa giờ mới ngủ được. Đó là mệt không chịu ngủ. Như vậy là chưa tùy duyên.

Tùy duyên là đói đến có cái gì ăn cái nấy, mệt nằm ở đâu ngủ cũng ngon. Đó mới gọi là tùy duyên. Nói đói ăn mệt ngủ không phải chỉ thế thôi, nghĩa là chúng ta xử sự mọi việc đến với mình, không phải suy đi tính lại nhiều lần. Cái gì đến giải quyết liền, không suy nghĩ tính toán, mất thời giờ.

Cổ đức có nói:

Nhật dụng vô phi đạo
Tâm an tức thị thiền.

Nghĩa là:

Chõ dụng hằng ngày không có cái gì không phải là Đạo.

Tâm an ổn tức là Thiền đó.
 

Bình Đẳng Giác

Active Member
Quản trị viên
Thượng toạ
Tham gia
4 Thg 10 2015
Bài viết
522
Điểm tương tác
221
Điểm
43
kính tiền bối Minh Tâm

Dạ, Vấn đề này, con được Thầy con dạy rằng:

Có một Thiền sư tu trên núi nhiều năm, khi xuống núi có người hỏi:
- Ngài ở núi làm những việc gì?

Ngài nói:

- Đói ăn mệt ngủ.

Người kia thưa:

- Việc đó tôi làm cũng được.

Ngài nói:

- Tuy vậy mà không được.

- Tại sao?

- Bởi vì người đời đói không chịu ăn, mệt không chịu ngủ, còn ta thật sự đói ăn mệt ngủ.

Điều này đối với thế gian quả thật không đơn giản. Mỗi bữa ăn phải có một cốc rượu, nếu không có rượu thì không chịu ăn. Hoặc trên mâm cơm phải có ớt, bữa nào thiếu ớt là ăn không ngon. Đó là chưa kể những người khó tánh, bữa nào dọn cơm không vừa ý, chẳng những không ăn mà còn cằn nhằn nặng nhẹ nữa. Như vậy đói có chịu ăn đâu. Đến ngủ, mệt có chịu ngủ chưa? Hay nằm xuống nhớ chuyện hôm qua hôm kia, chuyện năm trên năm dưới, nhớ lăng xăng cả nửa giờ mới ngủ được. Đó là mệt không chịu ngủ. Như vậy là chưa tùy duyên.

Tùy duyên là đói đến có cái gì ăn cái nấy, mệt nằm ở đâu ngủ cũng ngon. Đó mới gọi là tùy duyên. Nói đói ăn mệt ngủ không phải chỉ thế thôi, nghĩa là chúng ta xử sự mọi việc đến với mình, không phải suy đi tính lại nhiều lần. Cái gì đến giải quyết liền, không suy nghĩ tính toán, mất thời giờ.

Cổ đức có nói:

Nhật dụng vô phi đạo
Tâm an tức thị thiền.

Nghĩa là:

Chõ dụng hằng ngày không có cái gì không phải là Đạo.

Tâm an ổn tức là Thiền đó.

Cho vãn bối được hỏi đây là chứng quả bồ đề rồi phải không?
 

MinhTâm

Registered
Phật tử
Tham gia
4 Thg 6 2015
Bài viết
139
Điểm tương tác
34
Điểm
28
Cho vãn bối được hỏi đây là chứng quả bồ đề rồi phải không?

Dạ chứng quả Bồ Đề thì chưa ạ, mới chỉ là mới tu thôi !....

Thầy con dạy: Bồ tát sơ phát tâm phải " thường niệm Nhất Thiết Chủng trí". (niệm Nhất Thiết Chủng trí là vô niệm)

Niệm Nhất Thiết Chủng trí là "Vô niệm", nghĩa là Tâm không chạy theo vọng niệm của Ý thức vọng tưởng suy lường. Khi đi thì biết mình đang đi, khi ăn thì biết mình đang ăn, cái biết đó thường sáng tỏ (giác) , dùng cái sáng tỏ đó mà nhìn rõ ràng khi nào vọng niệm nổi lên thì không theo (quán), mỗi niệm mỗi niệm thường biết nó nhưng không trú vào niệm mà vẫn biết còn có niệm là còn có "ngã tướng", nên được "Nhất tâm".(nhất tâm cũng là Vô Tâm, vô tâm là vô niệm)

Kinh dạy: Bồ tát sơ phát tâm chưa có được thâm trí huệ, khó có thể dứt bỏ các dục lạc thế gian, nên phải thường niệm Nhất Thiết Chủng Trí, phải thường niệm rằng, " Ta phải bỏ thiện lạc riêng, để cùng với hết thảy chúng sanh cầu được Nhất Thiết Chủng Trí, được thanh tịnh giải thoát lạc. ".


Kính trình với các Tiền bối ạ.
 

Quan Âm Các

Active Member
Thượng toạ
Tham gia
23 Thg 8 2014
Bài viết
264
Điểm tương tác
127
Điểm
43
Các Bạn nói về chữ Tu, hay lắm...

Có thể thấy được rằng:

* Về mặt thế gian pháp:

+ Tu là sửa, sửa xấu thành tốt, hay gọi là tu sửa.

+ Tu là thêm vào những cái còn thiếu xót, hay còn gọi là Tu bổ.

+ Tu là tạo nên những cái tốt mà mình chưa có, hay còn gọi là Tu tạo.

v.v.... và v.v....

* Về mặt xuất thế gian pháp:

+ Trưởng lão Minh Định, nói về Tu Giới.

+ Bạn Minh Tam, nói về Tu định.

+ Các Đạo hữu hằng ngày lên diễn đàn, để nghiêng tầm giáo lý, đọc những khía cạnh sâu sắc trong kinh Phật, được đại chúng chia sẻ trên diễn đàn.- Đó là Tu Huệ.

Kính chúc Toàn thể quí ĐH thường an lạc.
 
GÓP PHẦN LAN TỎA GIÁ TRỊ ĐẠO PHẬT

Ủng hộ Diễn Đàn Phật Pháp không chỉ là đóng góp vào việc duy trì sự tồn tại của Diễn Đàn Phật Pháp Online mà còn giúp cho việc gìn giữ, phát huy, lưu truyền và lan tỏa những giá trị nhân văn, nhân bản cao đẹp của đạo Phật.

Mã QR Diễn Đàn Phật Pháp

Ngân hàng Vietcombank

DUONG THANH THAI

0541 000 1985 52

Nội dung:Tên tài khoản tại diễn đàn - Donate DDPP(Ví dụ: thaidt - Donate DDPP)

Chủ đề tương tự

Who read this thread (Total readers: 0)
    Bên trên