Thực hành để không được gì cả

gioidinhhue

Active Member
Quản trị viên
Thượng toạ
Tham gia
15 Thg 7 2010
Bài viết
950
Điểm tương tác
47
Điểm
28
Địa chỉ
PHÁT BỒ ĐỀ TÂM
AJAHN CHAH

1. Lúc ban đầu bạn phải dựa vào một vị thầy để được hướng dẫn, chỉ bảo. Bạn phải tuân thủ theo sự dạy dỗ của vị thầy. Khi hiểu được pháp hành bạn không cần vị thầy hướng dẫn nữa mà hãy tự làm công việc của mình. Bất cứ khi nào phóng giật hay tâm bất thiện khởi sanh, hãy tự biếttự dạy cho mình. Tâm là người hay biết, người quan sát. Tâm biết bạn còn rất nhiều si mê hay chỉ còn đôi chút.
2. Dù một người hạnh phúc hay buồn chán, hài lòng hay không hài lòng điều đó không phụ thuộc vào việc họ có nhiều hay ít mà tuỳ thuộc vào trí tuệ có được. Tất cả khổ đau có thể được chuyển hoá thông qua trí tuệ, thông qua việc thấy được sự thật của sự vật hiện tượng.
3. Bạn cần phải thực hành cho dù có thích hay không, đó chính là lời Đức Phật dạy chúng ta
4. Thực hành Pháp là đi ngược lại các thói quen còn sự thật hay chân lý là đi ngược lại ước muốn của chúng ta.
5. Chúng ta thực hành để làm gì? Chúng ta thực hành để buông xả, không để được cái gì cả.
6. Trí tuệ là chức năng động lực của định; định là mặt thụ động của trí tuệ. Chúng khởi sinh cùng một nơi, nhưng khác hướng và khác chức năng.
7. Tập trung có nghĩa là tập trung với sự buông xả, không phải để thắt chặt bạn lại.
8. Tôi chỉ quan sát phẩm chất của việc hay biết. Nếu cơn sân khởi sinh, tôi tự hỏi mình tại sao. Nếu tham ái khởi sinh tôi cũng tự hỏi tại sao. Hãy suy ngẫm vấn đề này cho tới khi bạn có thể xử lý giải quyết các cảm xúc yêu ghét, cho tới khi chúng hoàn toàn tan biến. Khi ngừng được yêu ghét trong mọi hoàn cảnh, tôi có thể chuyển hoá khổ đau. Không quan trọng điều gì xảy ra nhưng tâm tôi được giải thoát và bình an.
9. Nếu chúng ta dính chấp ngay cả vào cái đúng và không thừa nhận bất kỳ điều gì ai nói thì đó là sai lầm. Dính chặt vào cái đúng là do bản ngãkhông có được sự buông xả. Khi dính chấp khởi sinh ngay lập tức cần có sự buông xả. Nếu sự phản ứng của bạn là tức thời thì bạn sẽ buông xả được.

HẬU QUẢ CỦA VIỆC KHÔNG GIỮ NĂM GIỚI

I. Hậu quả của việc sát sanh

1. Thân thể bị khuyết tật hay bị dị dạng
2. Khuân mặt xấu xí
3. Người xanh xao yếu ớt
4. Đầu óc trì trệ
5. Dễ bị hoảng sợ khi phải đối diện với hiểm nguy
6. Bị người khác sát hại hoặc chết yểu
7. Chịu nhiều bệnh tật
8. Có ít bạn bè
9. Phải xa cách người mình thương yêu

II. Hậu quả cuộc việc trộm cắp

1. Trở nên nghèo khó
2. Chịu nhiều đau khổ cả về tâm và thân
3. Bị đói khát hành hạ
4. Không thực hiện được các ước nguyện
5. Cơ đồ không ổn định và dễ bị đổ bể
6. Tài sản bị 5 kẻ thù phá huỷ, đó là lụt lội, hoả hoạn, trộm cắp, con cái thuộc hạng phá gia chi tử và chính quyền tịch thu.

III. Hậu quả của việc tà dâm

1. Bị người khác khinh rẻ
2. Có nhiều kẻ thù
3. Không được giầu có thịnh vượng
4. Hạnh phúc bị tan vỡ
5. Bị sinh ra làm người nữ
6. Bị sinh ra là người có giới tính lệch lạc.
7. Sinh ra là người trong gia đình hạ liệt
8. Bị ghét bỏ
9. Phải xa cách người mình thương yêu
10. Chịu đau khổ về thể chất.

IV/ Hậu quả của việc nói dối.
1. Bị nói ngọng
2. Răng không đều
3. Bị hôi miệng
4. Dáng vóc yếu ớt
5. Chức năng mắt và tai kém
6. Bề ngoài trông khiếm khuyết
7. Không có ảnh hưởng đối với người khác.
8. Nói năng cộc cằn
9. Khó định tâm.

V/ Hậu quả của việc uống rượu và các chất say.
1. Kém thông minh
2. Lười nhác
3. Thiếu khả năng tập trung
4. Là người vô ơn
5. Không có tâm tàm quý (hổ thẹn và ghê sợ tội lỗi)
6. Bị điên loạn
7. Có xu hướng làm điều bất thiện.
Những người giữ 5 giới sẽ được lợi ích ngược với các hậu quả trên.

http://thucduong.vn/forums/index.php?showtopic=2552
 
GÓP PHẦN LAN TỎA GIÁ TRỊ ĐẠO PHẬT

Ủng hộ Diễn Đàn Phật Pháp không chỉ là đóng góp vào việc duy trì sự tồn tại của Diễn Đàn Phật Pháp Online mà còn giúp cho việc gìn giữ, phát huy, lưu truyền và lan tỏa những giá trị nhân văn, nhân bản cao đẹp của đạo Phật.

Mã QR Diễn Đàn Phật Pháp

Ngân hàng Vietcombank

DUONG THANH THAI

0541 000 1985 52

Nội dung:Tên tài khoản tại diễn đàn - Donate DDPP(Ví dụ: thaidt - Donate DDPP)

gioidinhhue

Active Member
Quản trị viên
Thượng toạ
Tham gia
15 Thg 7 2010
Bài viết
950
Điểm tương tác
47
Điểm
28
Địa chỉ
PHÁT BỒ ĐỀ TÂM
JIDDU KRISHNAMURTI

19. Tiến trình học hỏi là quan sát, nhìn tổng thể và sau đó phân tích. Như vậy sự việc sẽ trở nên rất đơn giản. Nhưng nếu bạn phân tích và cố gắng đạt được sự tổng thể thì bạn có thể đi sai hướng.
20. Sự ghi nhận chỉ có thể hiện hữu khi bạn quan sát được các phản ứng của mình.
21. Có một sự tranh đấu giữa những đòi hỏi nhu cầu của cơ thể và việc giải quyết của tâm . Nếu là người nghiện rượu, bạn sẽ phải làm gì? Thay vì việc uống rượu là do thói quen, bạn sẽ không uống nữa mà phải tạo các thói quen tâm lý khác, chẳng hạn quan sát việc môi bạn đang há hốc, việc nghịch các ngón tay hay việc bạn đang cau mày.
22. Có sự khác biệt giữa việc phân tích và việc quan sát: quan sát là nhìn một cách trực tiếp, không có người quan sát ở đó. Bạn nhìn màu áo đỏ, hồng hoặc đen đúng như nó hiện có mà không bình luận rằng “ tôi không thích màu đó” Việc tôi nhìn màu đỏ mà không có thích hay không thích, đó chính là quan sát. Còn phân tích ngụ ý muốn nói rằng “ tôi không thích màu đỏ do mẹ tôi cãi nhau với bố tôi rằng……” nó sẽ kéo bạn về thời thơ ấu.
23. Có một mối quan hệ giữa điếu thuốc lá và Bạn. Đây là thói quen, đây là cách mà toàn bộ tâm trí vận hành. Tôi làm điều đó vì có được cảm giác an toàn. Tôi mắc vào thói quen đó do tôi không còn phải suy nghĩ về nó nữa. Tâm tôi cảm thấy nó an toàn khi vận hành trong thói quen. Như vậy tôi thấy được toàn bộ cơ chế của việc hình thành thói quen. Thông qua một thói quen hút thuốc tôi đã phát hiện ra toàn bộ cách thức và bộ máy tạo ra các thói quen.
24. Thời khắc bạn cho rằng “ cái này là đúng” , như vậy là kết thúc bạn không thể học thêm gì nữa.
25. Tiến trình học hỏi không phải là một phương pháp: Bạn có thể học thông qua một phương pháp nhưng nó chỉ cột chặt tâm vào một hệ thống nhất định. Nếu bạn đang học tức là bạn quan sát. Nếu bạn quan sát thấy rằng một hệ thống làm ràng buộc tâm và làm cho nó trở nên máy móc. Tất cả các hệ thống đều giống nhau bạn chỉ cần học lấy một cái.
26. Học hỏi có nghĩa là gì? Đó là sự tò mò khám phá. Bạn phải liên tục tò mò khám phá trong từng giây phút.
27. Chúng ta không nên đặt ra câu hỏi không thể giải đáp mà đặt câu hỏi theo hướng cái gì có thể xảy ra. Nếu đặt câu hỏi không thể, cái tâm sẽ tìm ra câu trả lời theo hướng không thể.
28. Sự phụ thuộc che đậy sự trống rỗng và nông cạn của bạn. Khi thấy được điều này, bạn sẽ được tự do.
29. Liệu bạn có phát hiện ra rằng bạn dính chấp là vì bạn phụ thuộc, bạn phụ thuộc là do nỗi sợ sự trống rỗng. Liệu bạn có ghi nhận được sự trống rỗng và toàn bộ tiến trình này? Khi ghi nhận được sự trống rỗng, liệu có nỗi sợ ở đó không hay chỉ thuần tuý là sự trống rỗng? Bạn có ghi nhận thực tế là bạn đang cô đơn không?

CHÂN THÀNH CÁM ƠN DIỆU MINH - NGỌC TRÂM
TẠI WEBSITE THỰC DƯỠNG
 
GÓP PHẦN LAN TỎA GIÁ TRỊ ĐẠO PHẬT

Ủng hộ Diễn Đàn Phật Pháp không chỉ là đóng góp vào việc duy trì sự tồn tại của Diễn Đàn Phật Pháp Online mà còn giúp cho việc gìn giữ, phát huy, lưu truyền và lan tỏa những giá trị nhân văn, nhân bản cao đẹp của đạo Phật.

Mã QR Diễn Đàn Phật Pháp

Ngân hàng Vietcombank

DUONG THANH THAI

0541 000 1985 52

Nội dung:Tên tài khoản tại diễn đàn - Donate DDPP(Ví dụ: thaidt - Donate DDPP)

Who read this thread (Total readers: 0)
    Bên trên