vienquang2

"Thuyền Tâm" Du Xuân

vienquang2

Administrator

Thành viên BQT
Reputation: 100%
Tham gia
12/7/07
Bài viết
1,140
Điểm tương tác
1,136
Điểm
113
12.- Thực trạng chùa xứ ta.

Hơi Khác với chùa ở Japan. Thực trạng chùa xứ ta Cụ thể:

1. Chùa Du lịch: Như quần thể chùa Núi Bà, Chùa Long Hoa Thiên Bảo(Suối Tiên), Đại Nam Quốc Tự khu du lịch Đại Nam BD v.v... là đại biểu cho chùa Du lịch.

2. Chùa Nghĩa trang: Như.- Thiên Phước Tự - Ngôi Chùa Nằm Giữa Hoa Viên Nghĩa trang Bình Dương, Thiên Tư phúc tự- Nghĩa trang Phước An Viên Q9 v.v... là đại biểu cho chùa Nghĩa trang (nhưng đặc biệt. Các chùa nghĩa trang kiểu xưa cũ thì lại không còn được là chùa nghĩa trang nữa, mà chuyển thành chùa GH ).

3. Chùa Giáo Hội: Là các chùa trong toàn quốc do GH chủ quản.

4. Chùa chưa vào Giáo Hội: Là các chùa trong toàn quốc chưa được GH chủ quản.- Hiện nay còn xót lại rất ít.

* Ngoài ra còn một dạng chùa đã không còn được duy trì thực trạng, Đó là chùa Phật học.
- Như chùa Thiên Minh Q9 trước đây là HT Thích Từ Thông quản lý để xây dựng trường Trung cấp Phật học TP. HCM. Nhưng sau đó GH địa phương tranh chấp và tách riêng ra thành cơ sở thờ tự và du lịch để tạo kinh phí cho GH địa phương.

thiên minh.webp
 
Sửa lần cuối:
GÓP PHẦN LAN TỎA GIÁ TRỊ ĐẠO PHẬT

Ủng hộ Diễn Đàn Phật Pháp không chỉ là đóng góp vào việc duy trì sự tồn tại của Diễn Đàn Phật Pháp Online mà còn giúp cho việc gìn giữ, phát huy, lưu truyền và lan tỏa những giá trị nhân văn, nhân bản cao đẹp của đạo Phật.

Mã QR Diễn Đàn Phật Pháp

Ngân hàng Vietcombank

DUONG THANH THAI

0541 000 1985 52

Nội dung: Tên tài khoản tại diễn đàn - Donate DDPP (Ví dụ: thaidt - Donate DDPP)

An Long

Registered

Phật tử
Reputation: 100%
Tham gia
3/11/21
Bài viết
1,681
Điểm tương tác
242
Điểm
63
Nơi ở
Nam Định .Việt Nam
...CỐC...CỐC...CỐC...
Đó Là TIẾNG MÕ Vang Lên Trong Đêm Thanh Vắng...
...Chuyện Kể Rằng : ...Ngày Xửa Ngày Xưa Tại Những Khu Rừng Ấn Độ = Nơi Chứa Những Tử Thi Của Những Chúng Sanh Qua Đời Được Đưa Đến Bỏ Đó Theo Phong Tục Truyền Thống .
...Cũng Tại Nơi Đó Có Các Hành Giả Tu Hành Vãng Đáo =Quán Xét Về Biến Hóa Nhân Sinh Những Kiếp Người .
...Họ PHƯƠNG TIỆN Lấy Một Xương Đầu Lâu Làm = ĐỀ MỤC QUÁN XÉT...Và Khi Hôm Trầm , Lạc Địa...Hoặc Buồn Ngủ = Lấy Khúc Cây ĐẬP KHẢO ĐẦU LÂU...Để TỰ CẢNH TỈNH : MÌNH KHÔNG TINH TẤN TU HÀNH , QUÁN XÉT..RỒI LẠI PHẢI PHƠI XƯƠNG , CHÌM NỔI NHƯ CÁI XƯƠNG ĐẦU LÂU NÀY...
...CỐC...CỐC...CỐC...Âm Thanh Khô Khan ...Nhưng Chắc Nịch Nổi Lên Rõ Ràng Giúp Ta TỰ Minh Bạch .
...Và Như Là... Các Bạn Đang Thấy : Tiếng Mõ Hiện Nay Nâng Cao Trở Thành NGHỆ THUẬT... : Ngân Nga Trầm Bổng, Dìu Dặt Ru Giấc Tâm Linh ...!

MÔ PHẬT .
 

An Long

Registered

Phật tử
Reputation: 100%
Tham gia
3/11/21
Bài viết
1,681
Điểm tương tác
242
Điểm
63
Nơi ở
Nam Định .Việt Nam
...Hôm Nay Ngày Rầm Tháng Giêng Trong Tiết Du Xuân , An Long Xin 8 Cùng Các Bạn Chia Sẻ Và Thảo Luận Về :

...TIỀN : " ÂM PHỦ " !...

Ngày Xửa Ngày Xưa... Khi NGÔN NGỮ Còn ...Đơn Giản...
...Lệ : ĐỐT TIỀN , VÀNG , MÃ ..."ÂM PHỦ " Đơn Giản GẦN VỚI NGUYÊN NGHĨA ...Của Sự Việc.

- ÂM PHỦ = Chỉ Cho Cõi CHƯA ĐƯỢC BIẾT ĐẾN ( Đối Với Các Chúng Sanh Thế Gian )...Hoặc Tương Đối Cụ Thể Là CÕI SAU KHI CHẾT! ???
...Và Xuất Phát Từ Tấm Lòng THIỆN TÂM Của Những CHÚNG HỮU TÌNH Quan Tâm Đến "Thế Giới Bên Kia" ...Nên Có Những HÌNH THÁI TÂM LINH Phát Sinh TƯƠNG ƯNG....Mà KHỞI ĐẦU TỪ = CHÂN THẬT PHÁP .
@ - MUỐN =TRỰC NHẬP... Thế Giới " ÂM PHỦ " = Lẽ Ra Phải : " CHẾT THẬT " ! ???...Nhưng : Vô Số , Vô Lượng Chúng Sanh " CHẾT THẬT " = Đều BẶT VÔ ÂM TÍN ....Vậy : PHẢI LÀM SAO ĐÂY ??? !

-Chỉ Có Cách : " DỞ SỐNG , DỞ CHẾT "... Của Những PHÁP SƯ CHÂN CHÍNH = DẤN THÂN Vào Con Đường TÂM LINH ĐÓ.
- HỌ = Tìm Cách " NHẬP TỊCH "...Rồi Lăn Lộn Để Kiếm Sống ,Để Tồn Tại Nơi ĐỊA GIỚI ĐÓ ...Chắt Chiu Tiền Của Và Trí Tuệ Để Tạo Dựng Cơ Nghiệp Tiền Của Tương Xứng Giới Địa Chân Thật...
...Và Như Thế = HỌ MỚI CÓ KHẢ NĂNG GIÚP " NGƯỜI ÂM PHỦ " = TIỀN "ÂM PHỦ " Chân Thật (Tố Chất Năng Lượng Sống Thích Hợp ) Cùng Nhưng Vật Dụng Tương Ưng Mà HỌ THỰC CÓ .
...Những TIỀN , ĐỒ... " ÂM PHỦ " Ấy( Những Tố Chất Năng Lượng Sống Tương Ưng ) = KHÔNG THỂ = MUA , BÁN , ĐỔI TRÁC..=BẰNG BẤT CỨ THỨ GÌ ...
...Mà Chỉ CÓ THỂ = SỰ KHAM NHẪN " DỞ SỐNG , DỞ CHẾT "... Của Những SỰ NGHỊCH ĐẢO KINH MẠCH THÂN XÁC (...Lóc Thịt , Nghiền Xương ...)vv...ĐỂ CÓ KHẢ NĂNG : CHUYỂN HÓA NĂNG LƯỢNG .
...Và Cũng Chỉ Nhận Cúng Dàng Bằng Bữa Ăn, Vật Phẩm Đơn Giản : LÀM NGUYÊN LIỆU CHO CHUYỂN ĐỔI TỐ CHẤT NĂNG LƯỢNG = " CÕI ÂM " ( Cõi Chưa Thấy , Biết )
.Như Ngày Nay : Các " DẠO SĨ." Quy Đổi Với Sự CÚNG ĐỐT VÀNG MÃ.
..= NHƯ ĐANG LÀ ....
...Hy Vọng HỌ KHÔNG PHẢI " Sống Tiêu Tiền & Loại Vàng, Mã" Nọ !

MÔ PHẬT

NAM MÔ TỰ TẠI PHÁP THÂN DƯỢC SƯ LƯU LY QUANG VƯƠNG PHẬT


Con Cầu Xin Đức Tiêu Tai Diên Thọ Phật Gia Trì Lực Giúp Tất Cả Đồng Hữu Tình Được Chữa Lành Khỏi Các Thương Tổn Năng Lượng Tâm Linh Và Nhận Được Chỉ Dẫn Đúng Hướng Về Nơi Chân Thật .
 

vienquang2

Administrator

Thành viên BQT
Reputation: 100%
Tham gia
12/7/07
Bài viết
1,140
Điểm tương tác
1,136
Điểm
113
13.- Đàn Dược Sư (đầu năm)

Nhân lời cầu nguyện của Bác An Long : "Cầu Xin Đức Tiêu Tai Diên Thọ Phật Gia Trì Lực".- Chúng ta cùng quay xe để thăm viếng Đàn Dược Sư Thất Châu...(nhân rầm thượng ngươn)

nguoihoa.webp



Hằng năm diệp tết Nguyên đán đến rằm tháng giêng âl. Tín đồ hay cúng sao hạn. Nhưng Quý Thầy muốn nâng cấp lòng tin. Nên Đàn Được Sư Thất Châu được kiến lập.

(Trích)
Theo Hòa thượng Thích Lệ Trang,: Dược Sư là thầy thuốc, Dược Sư cũng có thể hiểu là một phương thuốc. Lưu Ly Quang là ánh sáng trong suốt như ngọc lưu ly, tượng trưng cho ba nghiệp thân khẩu ý hoàn toàn thanh tịnh.

"Ngụ ý sâu xa ở Pháp hội Dược Sư Thất Châu này là Đức Phật Bổn Sư Thích Ca Mâu Ni muốn dạy cho chúng ta phải hướng về nẻo ánh giác mà tiến tu, quá trình tu tập phải trải qua bảy giai đoạn được tượng trưng mật nghĩa bằng bảy thế giới của bảy Đức Phật ở phương Đông",(hết trích).

Khảo sát kinh Dược Sư.- Mang lòng tin cầu nguyện "diên niên ích thọ và cầu sống lâu được sống lâu, cầu giàu sang được giàu sang, cầu quan vị được quan vị, cầu sanh con trai, con gái thì sanh được con trai, con gái. "

Ổ ! Cũng là nhà Chú nhà Bác với cúng sao thôi ạ ....

dsu.webp


Mỗi người, mỗi nước mỗi non,
Bước vào cửa Đạo như con một nhà.
Con Chú, con Bác thì xa,
Nhưng con của Phật tuy xa mà gần...
 

vienquang2

Administrator

Thành viên BQT
Reputation: 100%
Tham gia
12/7/07
Bài viết
1,140
Điểm tương tác
1,136
Điểm
113
14.- Hạn Tam Tai.- 8 cơn gió dữ.(tam đồ - bát nạn)

Người VN và TQ thường có quan niệm: Trong vòng lặp cuộc đời. Cứ khoảng 12 năm thì sẽ có 3 năm xui rủi gọi là "Tam tai".
Thuyền Tâm.- Du xuân Tam_ta10


Ngày đầu năm thường là các ngày m8 âl, 21 âl người ta cúng Tam tai.

* Theo Phật học Từ Điển Phật Quang.-

Tam Tai:

là ba loại tai ách, gồm tiểu tam tai và đại tam tai, còn gọi là Tam Tai Kiếp (三災刼).

Thế giới nương theo 4 thời kỳ:

1.Thành Kiếp (成刼, thời kỳ thành lập),
2.Trụ Kiếp (住刼, thời kỳ tồn tục),
3.Hoại Kiếp (壞刼, thời kỳ hoại diệt) và
4.Không Kiếp (空刼, thời kỳ trống không) mà tuần hoàn vô cùng tận, không ngừng nghỉ.

Trong đó, chúng hữu tình xuất hiện ở thời kỳ nhất định của Trụ Kiếp; đến thời kỳ cuối cùng của Hoại Kiếp thì thế giới hoàn toàn bị hoại diệt. Trong hai thời kỳ Trụ và Hoại, có 3 loại tai ách xảy ra. - Theo thuyết của Câu Xá Luận (倶舍論) quyển 12 có:

(1) Tiểu Tam Tai (小三災): Trụ Kiếp chia thành 20 thời kỳ, tuổi thọ của loài hữu tình từ 80.000 đến 10 tuổi, tăng giảm lui tới khoảng 20 lần, phát sanh 3 loại tai ách như nạn đao binh chém giết lẫn nhau, tai họa dịch bệnh, nạn đói kém, v.v.

(2) Đại Tam Tai (大三災): Hoại Kiếp chia thành 20 thời kỳ, nơi kiếp cuối cùng thế giới bắt đầu hoại diệt và dẫn đến thiên tai như về lửa (phá hoại Cõi Dục cho đến Cõi Thiền Thứ Nhất), nước (cho đến Cõi Thiền Thứ Hai) và gió (hoại diệt cho đến Cõi Thiền Thứ Ba).

Như vậy 3 tai ách về lửa, nước và gió được gọi là Kiếp Hỏa (刼火), Kiếp Thủy (刼水) và Kiếp Phong (刼風). Sự phát sanh Tam Tai này theo thứ tự nhất định, nghĩa là trước hết tai ách về lửa hoại diệt 10 lần, sau đó đến tai ách về nước hoại diệt 1 lần, cứ tuần hoàn như vậy trải qua 7 lần, rồi lại bị tai ách về lửa hoại diệt 7 lần nữa và cuối cùng là sự hoại diệt của tai ách về gió. Theo Pháp Uyển Châu Lâm (法苑珠林) quyển 1 cho biết:
(1) Tiểu Tam Tai có tai ách đói kém (tuổi thọ con người từ 84.000 tuổi, mỗi 100 năm giảm xuống 1 tuổi, cho đến khi còn 30 tuổi thì nảy sinh hạn hán lớn không có mưa, cỏ cây không mọc được, trên đời vô số người chết vì đói khát); tai ách dịch bệnh (tuổi thọ con người giảm xuống còn 20, các bệnh hoạn sinh khởi, trên đời vô số người chết vì dịch bệnh); và tai ách đao binh (khi tuổi thọ con người giảm xuống còn 10, mọi người bắt đầu đấu tranh lẫn nhau, tay cầm cỏ cây cũng thành đao gậy, tàn sát nhau và vô số người chết vì đao binh).
(2) Đại Tam Tai có tai ách về lửa (vào thời Hoại Kiếp, đại địa và núi Tu Di dần dần băng hoại, nước của 4 biển lớn cũng từ từ cạn đi, Cõi Dục và Cõi Thiền Thứ Nhất đều bị cháy rụi, chẳng còn chút nào); tai ách về nước (từ Cõi Thiền Thứ Nhất trở xuống trải qua 7 lần bị hỏa tai, thế giới lại hình thành, đến thời Hoại Kiếp có trận mưa lớn, giọt mưa to như trục xe, nước từ trong lòng đất phun ra ồ ạt, từ Cõi Dục cho đến Cõi Thiền Thứ Hai nước tràn đầy, tất cả đều bị hoại diệt); và tai ách về gió (từ Cõi Thiền Thứ Hai trở xuống trải qua 7 lần bị tai ách về nước, rồi thêm 7 lần bị tai ách về lửa, hoàn toàn tiêu diệt, cho đến khi thế giới được hình thành lại, đến thời Hoại Kiếp, có con gió mạnh dấy lên, và do nghiệp của chúng sanh đã hết, nên nơi nơi đều có gió, từ Cõi Dục cho đến Cõi Thiền Thứ Ba đều bị thổi bay tung, quét sạch không còn gì cả).
( trích Phật Quang Đại từ điển)

* Theo mình quan sát thấy: Con người có 3 tai kiếp:

1. Thủy.- là nước: đây là "Nước ái & Dục.- Nó nhận chìm con người. "Sắc bất ba đào dị nịch nhân"- nghĩa là nhan sắc đàn bà & Đàn Ông dù không thấy sóng nổi vẫn đánh đắm được người.

2. Hỏa.- Là lửa: Đây là lửa Sân hận: Người xưa cảnh giác.- "Đừng để lửa sân đốt hết rừng công đức"

3. Phong.- Là Gió: Đây là gió Nghiệp: Đây là TÁM NGỌN GIÓ ĐỜI.

  • Hai ngọn gió thuận nghịch đầu tiên là lợi và suy. 1. Lợi là được lợi, thịnh vượng, phát đạt. 2. Suy là sự nghiệp sa sút, suy hao, làm ăn xuống dốc.
  • Hai ngọn gió tiếp theo là hủy và dự. 3. Hủy là hủy nhục, bị làm nhục, bị hạ thấp phẩm giá. 4. Dự là được tôn vinh, danh dự vẻ vang.
  • Xưng và cơ cũng vậy. 5. Xưng là xưng tán, khen ngợi, những lời có cánh đưa chúng ta lên mây. 6. Cơ là chê bai, dè bỉu, cơ hiềm, dìm đạp mình xuống bùn nhơ. Khi được khen cũng không quá mừng và khi bị chê cũng không quá buồn. Hãy nhìn thẳng vào chính mình để hiểu rõ mình hơn, rằng tôi là ai, đã làm gì, có xứng đáng để được khen hay có thích đáng để bị chê. Thực ra thì khen chê là những tác động bên ngoài, đôi khi nó không phản ánh đúng thực chất của chính mình nên cần giác tỉnh để tự chủ.
  • Hai ngọn gió cuối cùng là 7. khổ và 8. lạc. Nếu đã đứng vững trước lợi-suy, hủy-dự và xưng-cơ thì đối với khổ-lạc cũng nên như vậy, không bị lay động. Khổ hay vui nếu bình tâm nhìn cho thật kỹ thì cũng chỉ là những cảm thọ mà thôi. Tất cả đều mong manh và dễ dàng đảo chiều vì bản chất biến động của đời sống. Nên có lạc, hạnh phúc, an vui cũng không chìm đắm mà giả như có gian khổ, không như ý cũng không sờn lòng, cố gắng vượt lên.

* Người tu theo Phật.- Nếu tích lủy Định và Huệ sẽ an ổn trước 8 cơn gió Nghiệp.- Thoát khỏi Tam Tai- bát nạn. (đây là tiểu Tam Tai)

* Cũng có thuyết nói là:
Bát nạn là 8 điều nạn khổ:
1.Địa ngục (zh. 地獄, sa. naraka)
2.Súc sinh (zh. 畜生, sa. tiryañc)
3.Ngạ quỷ (zh. 餓鬼, sa. preta)
4.Trường thọ thiên (zh. 長壽天, sa. dīrghāyurdeva), là cõi trời thuộc sắc giới với thọ mệnh cao. Thọ mệnh cao cũng là một chướng ngại vì nó làm mê hoặc hành giả, làm hành giả dễ quên những nỗi khổ của sinh lão bệnh tử trong Luân hồi mà không chịu thức ngộ.
5.Biên địa (zh. 邊地, sa. pratyantajanapāda), là những vùng xa xôi nơi trung tâm, không thuận tiện cho việc gặp hoặc tu học chính pháp.
6.Căn khuyết (zh. 根缺, sa. indriyavaikalya), không có đủ giác quan hoặc các giác quan bị tật nguyền như mù, câm, điếc.
7.Tà kiến biện thông (zh. 雅見, sa. mithyādarśana), những kiến giải sai lệch, bất thiện nhưng lại trôi chảy đầy uỷ mị ma lực.
8.Như Lai bất xuất sinh (zh. 如來不出生, sa. tathāgatānām anutpāda), nghĩa là sinh sống trong thời gian không có Phật hoặc giáo pháp của Phật hiển hiện.(đây là Đại Tam Tai)
 
Sửa lần cuối:

vienquang2

Administrator

Thành viên BQT
Reputation: 100%
Tham gia
12/7/07
Bài viết
1,140
Điểm tương tác
1,136
Điểm
113
15.- Sư hay cục phân

( Chuyện Sư Phật Ấn & Tô Đông Pha. )

Chuyện kể rằng Tô Đông Pha vốn có mối giao hảo với Thiền sư Phật Ấn, một thiền sư nổi tiếng đạo hạnh thời Tống. Giữa thi sĩ họ Tô và Thiền sư Phật Ấn đã để lại nhiều giai thoại thú vị, dưới đây là hai trong số đó.

Thuyền Tâm.- Du xuân Phyt_i10


Chuyện thứ nhất: “Phóng thí”

Một hôm, họ Tô sáng tác được một bài thơ lấy làm đắc ý lắm, bèn cho người mang tặng Thiền sư Phật Ấn đang tu ở chùa Kim Sơn. Nguyên văn bài thơ như sau:

“Khể thủ thiên trung thiên
Hào quang chiếu đại thiên
Bát phong xuy bất động
Đoan tọa tử kim liên”.

Tạm dịch là:

“Đảnh lễ bậc Giác Ngộ
Hào quang chiếu vũ trụ
Tám gió thổi chẳng động
Ngồi vững tòa sen vàng”.

Thiền sư Phật Ấn xem xong bài thơ, chẳng nói gì, chỉ cầm bút phê vào đó hai chữ “phóng thí” (trung tiện) và cho người đem về trình lại Tô Đông Pha.

Đúng như Phật Ấn dự đoán, Tô Đông Pha xem xong lời phê, đùng đùng nổi giận, không nhịn được nên lập tức vượt sông để sang hỏi Phật Ấn cho ra lẽ.

Gặp nhau ở bến sông, Đông Pha liền lớn tiếng trách: “Bài thơ của tôi sai sót chỗ nào mà ngài lại phê vào hai chữ ‘trung tiện’ kia?”.

Thiền sư Phật Ấn cười khà khà: “Ông nói ‘tám gió thổi không động’ mà chỉ một cái ‘trung tiện’ đã phải bay sang sông rồi”.

Tô Đông Pha chợt ngẩn ra, hiểu thâm ý của Thiền sư Phật Ẩn nói rằng tâm mình chưa bất động.

Bát phong là tám ngọn gió đời, theo Phật Giáo, chúng bao gồm:

1. Lợi (lợi lộc)
2. Suy (hao tổn)
3. Hủy (chê bai chỉ trích)
4. Dự (gián tiếp khen ngợi người)

5. Xưng (trực tiếp ca tụng người)
6. Cơ (dựng việc giả để nói xấu người)
7. Khổ (gặp chướng duyên nghịch cảnh, thân tâm bị bức bách, khổ não)
8. Lạc (gặp được duyên tốt, thuận cảnh, thân tâm vui vẻ, hân hoan)


Tô Đông Pha nhận được bài học sâu sắc về sự nhẫn nại qua lần gặp với Thiền Sư. (Ảnh: DKN)
Chuyện thứ hai: Chuyện… đống phân bò

Một hôm, Tô Đông Pha đến chùa Kim Sơn chơi và đàm luận với Thiền sư Phật Ấn cả ngày. Hai người ngồi kiết già đối nhau luận Thiền.

Đông Pha hỏi Phật Ấn: “Ngài thấy tôi thế nào?”.

Phật Ấn đáp: “Rất trang nghiêm, giống một ông Phật”.

Tô Đông Pha nghe nói, phấn khởi lắm. Phật Ấn hỏi lại: “Ông thấy ta ra sao?”.

Đông Pha thấy Phật Ấn mập tròn, lại mặc áo đen, bèn đáp ngay: “Giống một đống phân bò!”.

Phật Ấn không nói gì. Đông Pha cho rằng mình đã thắng một keo, lòng rất sung sướng, về nhà hớn hở nói với Tô tiểu muội là cô em gái: “Này muội muội, hôm nay anh đã thắng được hòa thượng Phật Ấn được một keo”. Nói rồi, ông thuật lại chuyện đối đáp vừa rồi.

Tô tiểu muội phận nữ nhi nhưng cũng là một bậc tài hoa xuất chúng, nghe vậy bèn cười nói: “Trời, anh thua đậm rồi!”.

Đông Pha tức khí mắng: “Ta làm sao mà thua? Nếu ta thua sao ông ấy không nói lại lời nào?”.

Tô tiểu muội hỏi: “Vậy em hỏi anh, Phật quý hay phân bò quý?”.

Đông Pha nói: “Đương nhiên là Phật quý rồi!”.

Tô tiểu muội nói: “Phật Ấn thấy Phật, còn anh thấy phân bò, thế có phải là anh thua không? Ấn lão hoàn toàn thắng còn gì nữa”.

Đông Pha tiu nghỉu, biết mình đã thua một keo nặng.


Tâm người càng rộng rãi, mắt nhìn chỉ thấy điều tốt đẹp, còn ngươc lại thì chính là đã thua người khác rồi. (Ảnh: Pinterest)
***

Tô Đông Pha là ai? Tên tục của ông là Tô Thức, hiệu Đông Pha. Ông là trí thức nổi tiếng sinh ra trong một gia đình khoa bảng thập phần tinh anh, thực đã chiếm hết cái giỏi của thiên hạ. Cả cha và em trai ông cũng đều là những kẻ văn chương nức tiếng thời Tống. Bản thân Tô Thức đỗ tiến sĩ năm 21 tuổi. Tô Đông Pha cùng cha và em ở trong số tám đại văn hào lớn nhất của Trung Quốc suốt bảy thế kỷ, từ thế kỷ thứ VII đến XIII.

Ông có tài đặt bút là thành văn, không cần lập dàn ý, hành văn cứ như nước chảy mây trôi không một chút trở ngại. Một trí thức, nhà thơ lớn đời Tống là quan chủ bạ Âu Dương Tu, hôm nào nhận được một bài văn của ông thì cả ngày sung sướng. Còn Hoàng đế Tống Thần Tông đến bữa ăn nào mà cứ cắm mắt vào bài vở, quên cả động đũa thì y như rằng là đang đọc văn của Tô Đông Pha.

Tô Đông Pha sinh ra trong một gia đình trí tuệ nổi tiếng như thế, bản thân ông ngoài tài viết văn thì trình độ thư pháp cũng vào loại thượng thặng, ông cũng là một họa sĩ nổi tiếng. Có thể nói về tài hoa bác học, thông minh hiểu rộng, đời Tống chẳng ai hơn được Tô Đông Pha.

Nhưng thói thường con người tài hoa trác tuyệt thì hay mắc thói cao ngạo, mục hạ vô nhân. Đó là điều mà thi hào dân tộc Nguyễn Du đã viết: “Có tài mà cậy chi tài”. Con người tài trí liếc mắt qua là có thể hiểu được đạo lý rồi.

Có gì đâu, “bát phong xuy” có nghĩa là: Thấy Lợi không sinh lòng ham muốn, được cũng chẳng mừng rỡ, khi mất (Suy) cũng chẳng buồn bã âu lo, tiếc nuối. Khi bị chê bai chỉ trích (Hủy) cũng chẳng cảm thấy khó chịu, nhưng khi được gián tiếp khen ngợi (Dự) hay được trực tiếp ca tụng (Xưng) cũng chẳng vì thế mà vui thích hay lên mặt kiêu căng. Ngược lại có bị người đời dựng chuyện, vu khống (Cơ) cũng không vì thế mà mất bình tĩnh. Gặp khổ cũng chẳng để vào lòng. Khi sung sướng (Lạc) cũng không hoan hỷ.

Tựu trung lại, mọi kích động bên ngoài đều chẳng động được đến tâm. Những điều này đối với Tô Đông Pha thì chẳng có gì khó hiểu cả. Lại cộng với khiếu văn chương triệu người có một thì làm ra một bài thơ 4 câu như ở câu chuyện đầu tiên có gì là khó?

Nhưng từ ngộ ra được chân lý cho đến khi làm được là một quá trình lao khổ, những can nhiễu đến nhân tâm cũng khiến người ta khổ ải không kém gì việc cắt vào da vào thịt. Người ta chưa buông bỏ được bao nhiêu dục vọng và định kiến, chấp trước thì làm sao có thể trụ tâm vững như núi đá trước bao nhiêu những khiêu khích lúc khổ lúc lạc kia. Và bậc chân tu như Thiền sư Phật Ấn hiểu rất rõ điều đó.

Tu là phải thực hành, mới biết thôi đâu có đủ. Cái đó thì Đông Pha đang thiếu. Phật Ấn cũng quá hiểu ông bạn mình nên buông một lời chọc ghẹo xem anh bạn họ Tô đối diện với chữ “Hủy” thế nào. Đúng như dự đoán, chữ “phóng thí” đã động được đến tâm cao ngạo của họ Tô. Một tình huống mà bậc chân tu chỉ cười xòa một cái là xong.

Cũng như Phật Thích Ca thuở sinh tiền, có lần bị một kẻ đến chửi mắng xối xả mà Ngài vẫn cứ bình tĩnh như không. Thế mà, ai biết khi còn là người thường, thì Ngài đã là người xuất sắc nhất trong những người xuất sắc, đừng nói giờ đây Ngài đã vượt quá xa cảnh giới người thường. Thế nhưng bậc Đại Giác Giả ấy cứ điềm nhiên nghe kẻ kia mạ lỵ đến rát cổ bỏng họng. Đến lúc chửi hết cả ý rồi, kẻ ấy thắc mắc sao Ngài có thể không phản ứng gì, thì Đức Phật lại mỉm cười bình thản, chậm rãi buông một lời nhẹ như tơ: “Ông chửi ta, ta không nhận thì thôi”.


Phật Thích Ca thuở sinh tiền, có lần bị một kẻ đến chửi mắng xối xả mà Ngài vẫn cứ bình tĩnh như không. (Ảnh: pgvn.vn)
Lại như khi Phật Ấn bị Đông Pha gọi mình là đống phân bò vậy. Nếu mình đúng là đống phân bò, thì tự sửa mình. Nếu không đúng, thì thôi. Mình là gì đâu có phụ thuộc vào việc người khác tùy tiện định nghĩa. Cho nên, cũng lại một chữ “Hủy” đó thôi, mà Phật Ấn đã phản ứng hoàn toàn khác.

Vậy là trong khi thường nhân Tô Đông Pha hớn hở tưởng mình đã tranh tiên thì hóa ra ông lại thua thêm một keo nữa về sự độ lượng. Bây giờ thì không còn là lời bông đùa chọc ghẹo “phóng thí” nữa, Phật Ấn thấy trong Đông Pha có nhiều Phật tính, còn Đông Pha ngược lại chỉ thấy ở Phật Ấn một đống phân bò. Trong tâm một bậc chân tu luôn thấy phần Phật tính của chúng sinh, nào có phải vì họ không thấy khía cạnh “đống phân bò”. Còn trong tâm một thường nhân cay cú thì thấy bậc chân tu cũng như đống phân bò mà thôi.

Hai keo đối đáp Đông Pha đều thua trắng.

Nhưng điều quan trọng hơn cả là Tô Đông Pha nhận thấy là mình đã thua, rõ ràng là khó hơn rất nhiều một kẻ tài năng tầm thường nhận thua. Nhưng không có điểm hóa của Phật Ấn, làm sao sau này họ Tô có thể ung dung nổi trước cảnh “lên voi xuống chó” của hoạn lộ để tinh hoa phát tiết ra những “Thủy điệu ca đầu”, “Tiền Xích Bích phú”, “Hậu Xích Bích phú”…

Than ôi, khen bậc chân tu Phật Ấn nhưng cũng phải thấy làm được như Đông Pha liệu có mấy ai?

(Tỉnh Thức)

Nhân câu chuyện này.- Ngẫm lại kiến thức: Chùa là cơ sở kinh doanh...Sư là nhà kinh tế !!!

Thì ra: dưới cái nhìn của kẻ Bất Tín, tham tài !!! Sư chỉ là đống phân !!!
Suy bụng ta ra bụng người e là thế ? (Chỉ thấy cái mình ham thích)
 

An Long

Registered

Phật tử
Reputation: 100%
Tham gia
3/11/21
Bài viết
1,681
Điểm tương tác
242
Điểm
63
Nơi ở
Nam Định .Việt Nam
An Long Xin Chia Xẻ Cùng Tất Cả : NGẪU HỨNG XUÂN :

...Nghinh Hương ...Rối... ,Miệng Rạch ra...
Lưỡi Ngậm Sắt Nóng...Rồi Là Rụng Răng...
...Muốn Hòn Đất " Chẳng Nói Năng " ! ???
Thay Thầy Địa Lý...Hàm Răng Chẳng Còn ...
Hơi Đâu Thiệt Dại ,Thiệt Khôn...
Ị ...Còn Tắc Phốt...Móc Hòn Chẳng Thông .
...Thẳng : Ờ... Hai Đoạn... Song Song...
Nhưng Bao Giờ Hội ! ???...=Ngay Lòng Mình Nay .
Nhất Lòng Tự Tại...= Đó Đây,
Nhà , Nhà Vui Vẻ : Thôi Xây Lông Rùa ...
Ai Ai ...Cũng Chính Chân Vua .
Tấm Lòng Chân Thật : Nọ Chùa Tự Thân ,
Sao Xa... Cho Chí Trăng Gần...
Chung Vui Hội Họp , Đủ Phần... Vẻ Đi ...
Thẳm Non ...Hẻo Nước...= Kinh Kỳ .
Tết...Tết...Là Tết ...=...HỠI... ĐI ĐƯỜNG NÀO ! ? !
 

vienquang2

Administrator

Thành viên BQT
Reputation: 100%
Tham gia
12/7/07
Bài viết
1,140
Điểm tương tác
1,136
Điểm
113
16.- Tết Nguyên Tiêu.- Nghinh Ông Quan Thánh Q5 (1 chuyến Du hành Tâm linh)

Thuyền Tâm.- Du xuân Tet-ng11

Ngày 9.2 (12 tháng Giêng), cả nghìn người tham gia lễ diễu hành Nghinh Ông Quan Thánh Đế Quân tại Chợ Lớn để cầu an, giải hạn, mong một năm an lành.(Tin báo Lao động)

Từ xa xưa.- Các Hội đoàn người Hoa, như: Nghĩa Hòa Đoàn, Thiên Địa Hội, Hồng Môn Minh Đạo v.v... đã thai nghén ra đa tín ngưỡng ở một vùng nhỏ lãnh thổ nước ta. Như:

+ Hồng Môn Minh Đạo: Thành-tích tranh-đấu chính-trị cách-mạng "Kháng chiến cứu-quốc" từ năm 1945 của nữ cách-mạng Trần-Thạch-Hoa (hiện là Giáo-chủ Hồng-Môn Minh-Đạo: Đạo-hiệu Hồng-Tâm Trúc-Lâm Nương, đang hoằng khai đạo-pháp tại tu-viện "Hồng-Môn" số 546 Vạn-Kiếp - Gia-Định.

+ Ðạo giáo Bửu Sơn Kỳ Hương (lượt trích): cũng như một số đạo giáo khác không phải là một tông phái của Phật giáo, tuy nó có phần nào dùng một số giáo lý Phật giáo. Thực sự đây là một đạo giáo cứu thế (religion messianiste) đã dược khai sinh không những ở Nam Bộ mà cả ở vùng Ðông Nam Á như Philippines, Indonesia. Có nhiều đạo giáo tương tự hình thành trong những điều kiện nhất định của thời điểm chính trị và không gian xã-hội : khi chủ nghĩa thực dân đế quốc xâm lược vùng Ðông Nam Á vào thế kỷ 16 trở đi, dù bọn vua quan phong kiến có đầu hàng hoặc thỏa hiệp với bọn thực dân xâm lược thì tầng lớp sĩ phu và nông dân yêu nước vẫn chống lại bằng mọi hình thức.

Không thể chống lại công khai bằng bạo lực quân sự, nho sĩ và nông dân với khuynh hướng quốc gia cực đoan, bài ngoại và mê tín đã sử dụng đạo giáo và thần quyền để tập hợp và tổ chức một cách bán hợp pháp hoặc hợp pháp bí mật, hoặc công khai những lực lượng chống xâm lược ngoại bang và sự bóc lột của bọn phong kiến chủ đất, lúc ấy đã đầu hàng hoặc thỏa hiệp với thực dân ngoại bang.
Như vậy bản thể của những đạo giáo trong lúc đó là nông dân, nho sĩ yêu nước, chống phong kiến và chịu ảnh hưởng của những trào lưu đạo giáo cứu thế vốn sẵn có của xã hội Ðông phương. - Nam Bộ, những đạo giáo như : Bửu Sơn Kỳ Hương, Tứ Ân Hiếu Nghĩa, Hòa Hảo v.v... cũng đều mang những thuộc tính như vậy...
Người sáng lập ra đạo Bửu Sơn Kỳ Hương là ông Ðoàn Minh Huyên, đạo hiệu Giác Linh, sinh năm 1807 ở làng Tòng Sơn, tỉnh Sa Ðéc (Ðồng Tháp) trong một gia đình nông dân. Ông học bình thường, đọc sách Phật từ lúc cón nhỏ. Ông lập đạo từ năm 1849, lúc ông đã ngoài 40 tuổi và nơi truyền đạo đầu tiên là đình làng Kiển Thạnh, tỉnh Long Xuyên. Thời điểm ông truyền đạo là năm nông dân mất mùa đói kém, nhiều nơi có giặc cướp nổi dậy, bệnh dịch lan tràn, dân chúng điêu linh. Ông vừa giảng đạo, vừa chữa bệnh bằng thuốc và nhiều người đã khỏi bệnh. Họ tin vào pháp thuật của ông. Do đó dân chúng tôn ông làm Phật thầy Tây An vì khi ông chữa bệnh tại Tây An cổ tự ở Châu Ðốc, mọi người gọi ông là "Phật sống". Ông tự gọi đạo của ông là Bửu Sơn Kỳ Hương và có bài thơ truyền tụng :
Bửu ngọc quân minh thiên Việt nguyên
Sơn trung sư mạng địa Nam tiền
Kỳ niên trạng tái tân phục quốc
Hương xuất trình sanh tạo nghiệp yên.
và cho rằng Bửu Sơn Kỳ Hương lấy Thất Sơn là nơi xuất phát sẽ tỏa sáng năm châu bốn biển và lúc đó hòa bình thịnh vượng lâu dài.
Trong số những ông đạo có : Ðức Phật Trùm năm 1868 tự nhận là hậu thân của Phật Thầy Tây An giáng thế, cho sử dụng lòng phái màu đỏ có dấu Bửu Sơn Kỳ Hương. Ông Phật Trùm là người Khmer, đã truyền đạo sang cả đất Campuchia. Thực dân buộc tội ông làm loạn và bắt đi đày nhưng sau đó thả về. Ông mất tại núi Tà Lơn năm 1875.

+ Ðạo Tứ Ân Hiếu Nghĩa :
Người sáng lập đạo Tứ Ân Hiếu Nghĩa là ông Ngô Viện, húy là lợi nên gọi là Ngô Lợi. Ông sanh năm 1831 tại Mỏ Cày (Bến Tre), ông tự học lấy, đọc sách Phật và năm 20 tuổi viết Bà La Ni kinh. Ông lập đạo năm 36 tuổi (1876), tự xưng là Ðức Bổn sư và khi nhận đệ tử, ông cũng phát lòng phái có dấu Bửu Sơn Kỳ Hương.
Năm 1872, ông đưa các tín đồ tới xã An Lộc (An Giang) dựng chùa, thành lập và truyền bá đạo Tứ Ân Hiếu Nghĩa (TÂHN). Sau đó ông đưa một số đệ tử vào vùng Thất Sơn (Bảy Núi) khai hoang lập trại ruộng ; và trong 14 năm lập ra bốn thôn : An Ðịnh, An Hòa, An Thành và An Lập, thôn nào cũng đều cất chùa giảng kinh.
Ðạo Tứ Ân Hiếu Nghĩa thờ trần điều, thờ Phật, Sơn thần và trăm quan cựu thần liệt sĩ. Về giáo lý, ông Ngô Lợi tiếp tục hoằng pháp như Bửu Sơn Kỳ Hương : Tứ đại trọng ân, học Phật tu nhơn nhưng không ly gia cát ái, không ăn chay trường và cũng hạn chế sát sanh. Về cách đối nhân xử thế thì theo đạo Nho, đạo Lão và theo Thiền Tông. Tín đồ TÂHN mặc áo vạt hò, quần lá nem nhuộm đen, bới tóc hoặc để xõa tự nhiên, đi chân đất, trước cửa nhà có bàn thờ thiên hai tầng, thờ thiên La thần và Thổ Trạch Long thần. Các tín đồ tụng riêng những kinh của đạo này lập ra như : Phổ Ðộ Bàn Ðào, Linh Sơn Hội Thượng...
Pháp môn tu hành của đạo Tứ Ân Hiếu Nghĩa là :
  • Trì niệm theo Thiền tông ;
  • Xử sự theo Nho giáo.
  • Luyện tinh, khí, thần theo Lão giáo.
  • Ấn quyết, thần chú theo Mật tông.
Vào ngày 15 tháng 07 năm Tân Tỵ (1881), nhân dịp một buổi hành lễ lớn, thực dân Pháp cho quân vào đàn áp, bắt bớ bắn giết khiến mọi người phải chạy lánh nạn sang Campuchia, sau đó ít tháng lại trở về chỗ cũ. Năm 1885, thực dân Pháp lại đem quân vào càn quét lần thứ hai, đốt phá chùa chiền, khiến mọi người phải chạy trốn, nhưng sau đó ông Ngô Lợi lại dẫn tín đồ trở về. Năm 1887, thực dân Pháp lại cùng tay sai là Tổng đốc Trần Bá Lộc kéo quân vào đàn áp hai lần, bắt nhiều tín đồ đày ra Côn Ðảo và bắt buộc các tín đồ còn lại phải trở về nguyên quán. Năm 1888, ông Ngô Lợi lại bị bắt nhưng trốn thoát nhờ sự che chở của nhân dân quanh vùng này. Như vậy trong 12 năm (1876-1888), thực dân Pháp đã đàn áp đạo TÂHN bảy lần (tín đồ gọi là đạo nạn), đốt phá chùa chiền, bắt bớ, tra tấn, tù dày và đốt nhà cửa tín đồ, quyết triệt hạ đạo một cách vô cùng man rợ.
Ðức Bổn sư Ngô Lợi viên tịch năm 1890 tại núi Tượng. Ít lâu say đó có sự phân hóa trong đạo TÂHN. Vì không còn ai kế vị nên mọi việc đều giao cho ông Trò, ông Gánh phụ trách. Do vậy, mỗi nơi hành đạo khác nhau, thậm chí có một số vị làm phù chú chữa bệnh rơi vào sự mê tín dị đoan làm sai lạc giáo lý ban đầu của đạo. Cho đến năm 1902, tại vùng kinh Vĩnh Tế xuất hiện một nhà sư vóc dáng gầy ốm, ăn mặc kiểu đàn bà, chèo thuyền vừa đi bán khoai vừa giảng đạo "Sấm giảng người đời" được một thời gian thì mất dạng. Dân trong vùng gọi là Sư Vãi bán khoai. Tín đồ TÂHN cho đó là hậu thân cúa Phật Thầy Tân An tái xuất hiện để giảng đạo cứu đời.(còn tiếp)
 

vienquang2

Administrator

Thành viên BQT
Reputation: 100%
Tham gia
12/7/07
Bài viết
1,140
Điểm tương tác
1,136
Điểm
113
17.- Dạo quanh miền tín ngưỡng.

+ Bạch Liên Giáo - (lượt trích)
Trong lịch sử Trung Quốc, Bạch Liên Giáo là một trong những tổ chức dân gian bí ẩn và gây tranh cãi nhất.- (dân gian gọi họ là "ăn rau- thờ ma").

Lịch sử ghi nhận rằng Bạch Liên Giáo xuất hiện lần đầu tiên vào thời Nam Tống (1133), do một hòa thượng tên Mao Tử Nguyên sáng lập. Bạch Liên Giáo tuyên truyền tín ngưỡng Phật Di Lặc, người được cho là sẽ cứu vớt thế giới khỏi khổ đau, xóa bỏ các thế lực xấu xa. Dù về sau tổ chức này trở thành cái tên gây lo ngại cho các triều đại thống trị, nhưng trên thực tế, Bạch Liên Giáo không phải là một giáo phái tà đạo ngay từ đầu....

Dù Bạch Liên Giáo có một tín ngưỡng hòa bình và yêu thương, nhưng nhiều triều đại Trung Quốc lại coi đây là một mối đe dọa. Ngay cả triều đại Minh, khi nắm quyền, đã ra luật cấm tổ chức này, mặc dù một số lãnh đạo cũng tham gia vào Bạch Liên Giáo. Sự bùng nổ của các cuộc nổi dậy Bạch Liên Giáo diễn ra liên tiếp qua các triều đại, từ thời Nguyên, Minh đến Thanh.

Những giáo lý của Bạch Liên Giáo – nhấn mạnh sự bình đẳng, sự cứu rỗi từ Phật Di Lặc –...(trích Như Ý - sohu)



vu.webp

* Người Hoa ở các phong trào kể trên. Khi đến xứ ta đã mang theo nhiều "Huyền thuật- Vu Thuật".- Nền văn hóa thần bí - ...
 

Đính kèm

  • vu.webp
    vu.webp
    13.6 KB · Lượt xem: 9

Nguyên Chiếu

Ban Đại Biểu nhiệm kỳ III (2015-2016)

Thành viên BQT
Phật tử
ĐÃ TIẾN CÚNG
Reputation: 100%
Tham gia
5/5/14
Bài viết
995
Điểm tương tác
401
Điểm
83

Chào các Bạn trên chuyến tàu du lịch đầu xuân con rắn.

Nguyên Chiếu xin chào đạo hữu Quan Âm Các,

Năm mới được gặp người cũ mà được nghe chuyện du xuân đầu năm thật là vui.
 
Sửa lần cuối:

vienquang2

Administrator

Thành viên BQT
Reputation: 100%
Tham gia
12/7/07
Bài viết
1,140
Điểm tương tác
1,136
Điểm
113
18.- Vu Thuật - Huyền thuật của thế gian.- mãng Văn Hóa thần bí.

Sự tu hành Trong thế gian.- Có thể tụ thành kết quả (Nhà Phật gọi là Ngũ Thông- So với nhà Phật chỉ không có được Lậu Tận Thông)

Sẳn mùa xuân rảnh rỗi.- Chúng ta dạo chơi tý ti nhé...

- Huyền Thuật: Huyền – Chính là huyền bí. Thuật – Chính là phương pháp, thủ thuật.

“Huyền Thuật” tạm hiểu một cách nôm na là phương thức sử dụng các thủ thuật để tạo ra sự liên kết, giao thoa giữa thế giới hữu hình với thế giới Tâm Linh.

- Phép Lạ: Trong Đạo Chúa hay dùng từ ngữ này để chỉ sự huyền bí của các Bậc bề trên.

- Phù Thủy: Ở các nước Phương Tây, hay dùng từ này để chỉ những người làm phép thuật.

- Vu Thuật: Vào thời Xuân Thu, người ta gọi chung những người đồng cốt phù thủy là vu hích (巫覡). Vu hích là những người cổ đại cầu đảo thần minh giáng phúc, là người môi giới giữa con người và thần minh, cũng có thể thay mặt quốc gia mà cầu thần minh phù hộ.(Vu Thuật là các thủ thuật mà Vu Sư thường làm).

- Linh Căn: Linh Căn hay Linh Tánh, cũng có khi người ta gọi là Tánh Linh, tức là chỉ đến khả năng giao thoa giữa người nào đó, hoặc vật nào đó với thế giới vô hình, thí dụ người ta nói loài Linh Miêu có Linh Tánh rất mạnh, loài Chó Mực có Linh Căn rất mạnh nên có thể cảm thụ được sự tồn tại của các vong linh, cái đó gọi là Linh Căn.

bóng1.webp


Gồm các tri thức đó. Làm thành mãng Văn Hóa thần bí. - Cụ thể như:
 

vienquang2

Administrator

Thành viên BQT
Reputation: 100%
Tham gia
12/7/07
Bài viết
1,140
Điểm tương tác
1,136
Điểm
113
19.- Thuật "Độc chú".
“Độc chú chia làm ba loại: Một là lấy đất nơi có in dấu chân của đối phương đem về pha trộn với nước và bùn, nặn thành hình nhân, chôn trên mặt đất, sau đó niệm chú. Người bị niệm chú sẽ ngày một hào mòn, cuối cùng thể lực cạn kiệt và chết! Hai là, lấy dấu trên đất ném lên hốc cây, niệm chú. Người bị hại sẽ gặp phải hiện tượng toàn thân có những vết kích thích, đau nhức không thể chịu được, cuối cùng đứt hơi mà chết. Ba là, lấy lời chú khắc lên mảnh đồng, sau đó đem mảnh đồng đó buộc vào đuôi cá. Như thế, linh hồn người bị hại sẽ phụ thuộc con cá này, người sống chỉ còn là thân xác. Nếu con cá bơi lên, người sẽ đập đầu, nếu con cá bơi xuống, người sẽ bị té trên mặt đất, cho đến khi đầu vỡ, máu tuôn, cuồng điên, không bao lâu rồi cũng chết.

Khi thực hiện “độc chú” phải ôm chặt đầu, nhắm mắt, tận lực biểu hiện “nộ khí” (giận dữ). Trong một khoảnh khắc, đôi mắt vu sư như tóe lửa, mặt mày đỏ gay, gân xanh nổi rõ lên, vào giọt lệ từ từ chảy xuống. Sau đó, ngẩng đầu lên trời, vu sư hô to, giọng sắc: “Nếu nó không chết, thân ta chẳng còn!”.
tà thuật.webp

(Đó là tà thuật của Nghiêm Dưỡng,- trích: Mạc Thiên Y)
 

vienquang2

Administrator

Thành viên BQT
Reputation: 100%
Tham gia
12/7/07
Bài viết
1,140
Điểm tương tác
1,136
Điểm
113
20.- Thuật “chiêu hồn”.

Người Thái tin tưởng sâu sắc rằng chữa bệnh của cơ thể có liên quan đến linh hồn. Nói cách khác, khi “quỷ hồn” xâm nhập vào linh hồn con người, quấy nhiễu, cơ thể sẽ bị bệnh. Lúc đó, linh hồn thoát ly thể xác, trôi dạt đi khắp nơi. Muốn khỏi bệnh, phải gọi hồn trở về. Khang Lãng Nộn và Nghiêm Tương đều là những tay chiêu hồn có tiếng. “Chiêu hồn chủ” đi theo một trình tự rõ rệt. Trước hết, người bệnh đặt một bao lúa nếp và một số tiền bạc cho vu sư, vu sư sẽ xem tình trạng bệnh tật của người bệnh để định thời gian niệm chú, ít nhất là ba ngày, nhiều nhất là bảy ngày. Sau đó, vu sư sẽ mặc áo trắng cho người bệnh, biểu thị ý nghĩa chính thức tuyên chiến với thế giới linh hồn, yêu cầu linh hồn phải trở về. Vu sư cho người bệnh tuỳ ý bốc những hạt gạo. Nếu nắm gạo là số lẻ có nghĩa là linh hồn chưa về, phải bốc tiếp, cho đến khi có số chẵn – đó là lúc linh hồn chịu trở về với thân xác. Khang Lãng Nộn nói: “Có lúc linh hồn đi thật xa, có khi phải cả ngày, bệnh nhân mới nắm được số chẵn!” Còn Nghiêm Tương xác nhận: “Tôi đã từng gọi hồn cho một cô gái, phải gọi đến ba ngày ba đêm mới có kết quả. Nếu sau một chút thì tính mạng cô ấy không còn”.

Sau khi bệnh nhân nắm được nắm gạo số chẵn, vu sư sẽ bóc vỏ một quả trứng chín và ăn hết quả trứng này với ý nghĩa nuốt trọn tà mỵ, tiêu diệt quỷ hồn. (trích Mạc Thiên Y)

hồn1.webp
 

vienquang2

Administrator

Thành viên BQT
Reputation: 100%
Tham gia
12/7/07
Bài viết
1,140
Điểm tương tác
1,136
Điểm
113
21.- Tục Hầu Đồng.

"Hầu bóng" (còn gọi là “hầu Thánh” hoặc “lên đồng”) - một loại hình nghệ thuật diễn xướng dân gian được Bộ Văn hóa-Thông tin cho phép tổ chức với sự tham gia của một số đoàn từ nhiều địa phương, là một sự công nhận chính thức đối với giá trị tâm linh của loại hình nghệ thuật này.

"Hầu bóng" bắt nguồn từ tín ngưỡng thờ Mẫu của người Việt. Thực chất, nó xuất phát từ thế giới quan của người Việt cho rằng mỗi thế giới hữu hình luôn tồn tại song song với một thế giới vô hình, như câu của người Việt nói rằng: "bên âm, bên dương" chứ không phải "trên dương, dưới âm" như của đạo Phật.

Người Việt cổ cho rằng có bốn thế giới: Thế giới trên trời (ở nước nông nghiệp như ta chỉ đơn thuần coi thế giới trời là nơi trú ngụ các tác nhân gây mưa); thế giới dưới nước; thế giới rừng (nơi sinh ra, nơi quần tụ của tổ tiên ta); thế giới người. Điểm đặc biệt ở VN là các thế giới này đều do các bà mẹ (Mẫu) cai quản.

Mẫu Thượng Thiên, Mẫu Thoải, Mẫu Thượng Ngàn và với riêng Mẫu Liễu Hạnh như một sáng tạo của nhân dân thế kỷ 16 - một thế kỷ loạn lạc luôn luôn. Đức Thánh Mẫu trở thành chỗ dựa tâm linh để "cứu khổ cứu nạn cho người dân".

... đến giá trị nghệ thuật

Thuyền Tâm.- Du xuân L_sng210


"Hầu bóng" là một trạng thái thăng hoa của con người do tự kỷ ám thị thánh nhập vào mình, dẫn đến chỗ vô thức, tái diễn lại những cử chỉ, động tác của vị thánh đó cùng với lời hát, tiếng đàn của cung văn.

"Hầu bóng" là một phức thể văn hoá, nó tạo ra một không gian "ảo"; do đó không thể tách rời riêng từng giá trị của làn điệu, lời ca hay động tác, mà nó là một sự tổng hoà.

Đối với “Hầu Thánh”, “Lên đồng”, yếu tố chủ đạo là nghi thức nhập hồn của các vị thần linh vào ông đồng, bà đồng. Nhưng để thể hiện nghi thức ấy, cần có môi trường cho hoạt động diễn xướng. Đấy là không gian thờ cúng trang nghiêm tại các Đền, Điện thờ... Các bàn thờ phải được trang trí rực rỡ màu sắc, với những đồ thờ cúng sang trọng. Bên cạnh đó còn có âm nhạc, hát văn, múa đồng để làm nền cho lễ nghi tín ngưỡng.

Một giá đồng thực sự là một sân khấu dân gian đặc thù, một sân khấu tâm linh, một kiểu sân khấu còn ở dạng "nguyên hợp" giữa các yếu tố nghệ thuật và tín ngưỡng...; âm nhạc, hát văn và múa thiêng không thể tách rời nghi lễ nhập hồn. Người trình diễn và người xem như là nghệ sĩ và khán giả vậy. Sự hứng khởi của người xem tác động không nhỏ đến tâm lý người hầu bóng, tạo nên sự giao tiếp đồng cảm vừa tâm linh lại vừa mang tính nghệ thuật.

Việc nhân thần hóa và lịch sử hóa các vị Thánh Tứ phủ được phản ánh trong các bài văn chầu kể lai lịch, sự tích liên quan đến các huyền thoại truyền thuyết về cuộc đời, sự nghiệp của các vị tiên hiền... Lòng yêu nước thông qua việc tôn vinh các vị thần đã được tín ngưỡng hóa, linh thiêng hóa. Tín ngưỡng Tứ phủ thông qua đó khẳng định vị thế của mình về phía dân tộc, nhân dân, một thứ chủ nghĩa yêu nước đi vào thế giới tâm linh của con người...

Nhiều vị Thánh cũng là các nhân vật lịch sử: Quan lớn Tuần Tranh là danh tướng thời An Dương Vương; Ông Hoàng Bảy là quan triều đình trấn giữ vùng Lào Cai, Yên Bái; Ông Hoàng Mười là quan văn thời Lê trấn giữ vùng Nghệ An... Những vị thần Tứ phủ có cả người các dân tộc vùng cao như Chầu Thác Bờ là phụ nữ Mường; Bà chúa Xứ là phụ nữ Chăm… Điều đó đã khẳng định trong tín ngưỡng Tứ phủ xa xưa người VN đã mang tinh thần đoàn kết, bình đẳng như một nhà, không hề có phân biệt đối xử hay kỳ thị.

Hát văn hầu bóng là sinh hoạt văn hóa cộng đồng. Ở đây, yếu tố tín ngưỡng và văn hóa đan quyện vào nhau làm cho người dự cùng lúc đáp ứng được nhu cầu tâm linh và nhu cầu mỹ cảm thông qua hưởng thụ những giá trị văn hóa nghệ thuật của diễn xướng dân gian... Điều đó lý giải vì sao “hầu Thánh” vẫn là sinh hoạt không thể bị loại bỏ khỏi đời sống hiện đại.
(Theo TTXVN)
 

vienquang2

Administrator

Thành viên BQT
Reputation: 100%
Tham gia
12/7/07
Bài viết
1,140
Điểm tương tác
1,136
Điểm
113
22.- “Tưởng lạc chú”.

Đầu Ngọc Vu Bà quấn một lớp khăn dày, mặt đầy nếp nhăn. Trong bộ y phục truyền thống của người dân tộc, bà ta ngồi trong căn phòng có ánh đèn yếu ớt. Như những người phụ nữ khác, bà tỏ vẻ thân thiện và hay nói. Nhưng thật ra, bà ta nổi tiếng với phù chú “tưởng lạc” (mong muốn niềm vui).

Trung bình, mỗi ngày có hơn 10 thanh niên hay thiếu nữ tìm đến bà ta để nhờ tác hợp nhân duyên hay chiếm đoạt tình yêu hoặc cầu nữ thần làm gia tăng hạnh phúc.

Bảnh lĩnh Ngọc Vu Bà hiện nay là kết quả truyền thụ của chồng. Khi còn trẻ, chồng bà ta là hoà thượng, thông kinh văn, giỏi chú thuật. Khi hoàn tục, ông dùng niệm chú để trị bệnh và dùng “tưởng lạc chú” để chinh phục bà.

Năm 1994, họ Nghiêm qua đời, để lại cho bà ta “công cụ trị liệu” đặc biết. Bà ta nói: “Hòn đá trắng này là linh vật, do đại mãng xà nhả ra, nuốt nó sẽ có tác dụng kinh hồn. Còn hòn sỏi này là báu vật của nhà Phật, có công dụng cầm máu hữu hiệu. Cái trứng đá màu xám kinh có thể khiến đao thương không hại thân. Trứng đá màu đen nọ, ai mang vào, qua sông không sợ chết đuối…”. Bà ta có vẻ rất tự tin: “Còn nhiều thứ lắm, tôi cũng chưa biết hết, nhưng tin rằng có thể dùng trị bệnh và thực hiện tưởng lạc chú”.

nanh.webp


Bà ta vừa nói, vừa bày những thứ trong chiếc túi,phần lớn là đá, quả khô, răng cọp, răng voi, xương voi với đủ kỳ hình dị dạng.

(trích.- theo tạp chí Mỹ Hoa)
 

vienquang2

Administrator

Thành viên BQT
Reputation: 100%
Tham gia
12/7/07
Bài viết
1,140
Điểm tương tác
1,136
Điểm
113
23.- Du lịch 7 núi .- Vùng đất đậm nét "tâm linh".
Tạm gát lại chuyện vu thuật. Mời các Bạn du lịch về 7 núi .-vùng đất "trấn giữ linh hồn" (???)

(Luọt Trích Mia.VN)

Thất Sơn - Bảy Núi được xem là nơi quy tụ tinh hoa của đất trời nên từ ngàn đời xưa đã có nhiều đạo sĩ đến để tu tập. Là một trong những biểu tượng của vùng đất tâm linh, nếu bạn du lịch An Giang mà không đi qua nơi này thì thật đáng tiếc!

Như tên gọi, nơi đây gồm 7 ngọn núi không liền kề nhau. Thất Sơn - Bảy Núi là vùng bán sơn địa nằm giữa vùng đồng bằng của phía Tây sông Cửu Long và giáp với Campuchia. Thất Sơn - Bảy Núi sở hữu trên dưới 40 núi lớn nhỏ khác nhau (riêng hai huyện Tri Tôn và Tịnh Biên đã có đến 37 núi). Tuy nhiên, tại đây có 7 ngọn núi chính nên dân gian mới đặt cho nơi này cái tên thân thương như vậy. Danh sách Thất Sơn 7 núi An Giang gồm có:

1. Núi Cấm (禁山) (Thiên Cấm Sơn hay Núi Ông Cấm): Xã An Hảo, huyện Tịnh Biên, An Giang

2. Núi Két (Anh Vũ Sơn hay Núi Ông Két): Thị trấn Nhà Bàng, huyện Tịnh Biên, An Giang

3. Núi Cô Tô (Phụng Hoàng Sơn) Xã Cô Tô, huyện Tri Tôn, An Giang

4. Núi Tượng (象山) (Liên Hoa Sơn): Thị trấn Ba Chúc, huyện Tri Tôn, An Giang

5. Núi Dài (Ngọa Long Sơn): Xã Châu Lăng, huyện Tri Tôn, An Giang

6 . Núi Dài 5 Giếng (Ngũ Hồ Sơn) Xã Thới Sơn, huyện Tịnh Biên, An Giang

7. Núi Nước (Thủy Đài Sơn): Thị trấn Ba Chúc, huyện Tri Tôn, An Giang

that-son-an-giang-1-1731901074.webp



Nơi đất có nhiều ngôi chùa (cả PG và đa tôn giáo)
 

vienquang2

Administrator

Thành viên BQT
Reputation: 100%
Tham gia
12/7/07
Bài viết
1,140
Điểm tương tác
1,136
Điểm
113
24.- Trán phóng hào quang đâu phải Phật !

Kính các Bạn: Danh xưng Phật, bị lợi dụng. bị lạm xưng quá nhiều.- Người ta cứ vẽ vời ra những ảnh tượng lộng lẩy, màu mè v.v... và lấy những ngôn từ kêu như pháo nổ, hoặc những hành động ngông cuồng.- Thì có thể "mạo xưng là Phật, là Pháp" !!!

Là người học Phật chân chánh.- Chúng ta nên cẩn thận trạch pháp.- Như Thiền Sư Đạo Nguyên có bài kệ:

Trán phóng hào quang đâu phải Phật
Dưới chân mây trắng chửa là tiên
Hãy nuôi trâu nọ cho cường tráng
Hôm sớm cày sâu đám ruộng mình.

(Quang phóng mi gian vô đạo Phật
Vân sinh túc hạ vị ngôn tiên
Nhiêu quân bão dưỡng ngưu phi tráng
Triêu tịch thục canh bỉ thốn điền.)
(TS. Đạo Nguyên)

Kinh Kim Cang Đức Phật dạy:

* PHÁP THÂN CHẲNG PHẢI LÀ TƯỚNG.

Này Tu-bồ-đề, ý ông nghĩ sao? Có thể do ba mươi hai tướng mà xem Như Lai chăng?

Tu-bồ-đề thưa rằng:

- Như thế, như thế, do ba mươi hai tướng mà xem Như Lai.

Phật bảo:

- Tu-bồ-đề, nếu do ba mươi hai tướng mà xem Như Lai, thì Chuyển Luân Thánh vương tức là Như Lai.

Ngài Tu-bồ-đề bạch Phật:

- Bạch Thế Tôn, như chỗ hiểu của con qua nghĩa Phật nói, không nên do ba mươi hai tướng mà xem Như Lai.

Khi ấy Thế Tôn nói bài kệ:

Nếu do sắc thấy ta,
Do âm thanh cầu ta,
Người ấy hành đạo tà,
Không thể thấy Như Lai.(hết trích)
Thuyền Tâm.- Du xuân - Page 2 Ph_nhu11
 

vienquang2

Administrator

Thành viên BQT
Reputation: 100%
Tham gia
12/7/07
Bài viết
1,140
Điểm tương tác
1,136
Điểm
113
25.- Sự sai biệt về Ý nghĩa: Pháp Danh, Pháp Hiệu:

Lượt trích từ "Tổ Tư vấn Báo Giác Ngộ" :

Thời Đức Phật tại thế, chưa có pháp danh, pháp tự, pháp hiệu. Các Tỳ-kheo ở đời mang tên gì, khi vào đạo vẫn giữ nguyên tên đó như Tôn giả Xá-lợi-phất, Mục-kiền-liên, Đại Ca-diếp.

Khi Phật giáo truyền sang Trung Quốc, ngài Đạo An (312-385) đề xuất lấy họ của Đức Phật (họ Thích-Sakya) làm họ cho người xuất gia, ngài cũng đổi tên là Thích Đạo An. Từ đây về sau, người xuất gia (Trung Quốc và các nước ảnh hưởng Phật giáo Trung Quốc) bắt đầu mang dòng họ Thích.

Tại Việt Nam, các vị thiền sư thời Lý-Trần (theo Thiền uyển tập anh) thường dùng pháp hiệu. Các Thiền sư Viên Chiếu (thế danh Mai Trực), Thiền sư Không Lộ (thế danh Nguyễn Minh Không), Ni sư Diệu Nhân (thế danh Lý Ngọc Kiều)… đều dùng đạo hiệu-pháp hiệu và không mang họ Thích.

Thời Nguyễn, các vị tổ sư, thiền sư thuộc dòng Lâm Tế, Tào Động tuy có pháp danh, pháp hiệu nhưng sử sách vẫn không ghi họ Thích mà thường ghi Tổ sư Nguyên Thiều, Thiền sư Liễu Quán, Thiền sư Chân Nguyên… Mãi đến đầu thế kỷ XX, họ Thích mới được sử dụng phổ biến. Chư vị Tăng Ni đều gắn họ Thích trước pháp danh, pháp tự, pháp hiệu của mình. (hết trích)

Nói chung. Trong PG.- Từ ngữ "Pháp Danh" là sự thể hiện cho người đệ tử học Phật.

Nhưng. Ở một số tín ngưỡng ở vùng 7 Núi , lại là vấn đề khác !!!.- Ví dụ:

Bài gọi là: "Pháp Danh Hội" ở một phái Huyền bí "Võ Thần" (vùng 7 Núi), như sau:

Nam mô Tây Phương Phật Tổ Thích Ca Như Lai. Bồ Đề Tổ Sư. Ba mươi sáu vị Lục Tổ. Phật Chuẩn Đề Bồ Tát. Quan Thế Âm Bồ Tát.Ông Già Lam Quan Đế. Chín phương trời. Mười phương Phật . Tả ông Quan Châu. Hữu ông Quan Bình. Đấu Chiến Thắng Phật. Bạch Hổ Sơn Động.
Nam Mô Ngọc Hòang Thượng Đế. Chư vị Phật Tổ. Ba ông Quốc Vương Đại Thần. Cửu vị Tiên Nương. Vong hồn sư ông. Vong hồn sư phụ. Sống cứu thế trợ dân. Giản chư vị về chân Phật Tổ. Hộ trì cho đệ tử là. (tên) ...... tuổi..... Xin được phép..... (lời cầu)./.
Thuyền Tâm.- Du xuân - Page 2 Th_quy10
 
Sửa lần cuối:

An Long

Registered

Phật tử
Reputation: 100%
Tham gia
3/11/21
Bài viết
1,681
Điểm tương tác
242
Điểm
63
Nơi ở
Nam Định .Việt Nam
...
Nhất Lòng Tự Tại...= Đó Đây,
Nhà , Nhà Vui Vẻ : Thôi Xây Lông Rùa ...
Ai Ai ...Cũng Chính Chân Vua .
Tấm Lòng Chân Thật : Nọ Chùa Tự Thân ,
Sao Xa... Cho Chí Trăng Gần...
Chung Vui Hội Họp , Đủ Phần... Vẻ Đi ...
Thẳm Non ...Hẻo Nước...= Kinh Kỳ .
Tết...Tết...Là Tết ...=...HỠI... ĐI ĐƯỜNG NÀO ! ? !
...Cùng Như...Dòng Chẩy Xuân Đang : Khắp Cùng Ngóc Ngách ...Mọi Đường...Du Xuân :

( Trích )

Tháng 8-1938
(Tiếng hát sông Hương, Tố Hữu, Từ ấy, NXB Văn học, 1959)

..............
..............

Thuyền em rách nát còn lành được không​

Răng không cô gái trên sông​

Ngày mai cô sẽ từ trong tới ngoài​

Thơm như hương nhuỵ hoa lài​

Sạch như nước suối ban mai giữa rừng​

Ngày mai gió mới ngàn phương​

Sẽ đưa cô tới một vườn đầy xuân​

Ngày mai trong giá trắng ngần​

Cô thôi sống kiếp đày thân gian hồ​

Ngày mai bao lớp đời dơ​

Sẽ tan như đám mây mờ đêm nay​

Cô ơi tháng rộng ngày dài​

Mở lòng ra đón ngày mai huy hoàng.​

 

vienquang2

Administrator

Thành viên BQT
Reputation: 100%
Tham gia
12/7/07
Bài viết
1,140
Điểm tương tác
1,136
Điểm
113
26.- Tục "Cầu thần nhập xác".

Ẩn tàng trong dân gian còn có Tục "Cầu thần nhập xác".
Sau khi đọc "pháp danh hội" kể trên. Con nhang đọc câu chú cầu thần nhập xác. Ví dụ:

"Ề HẾ MÊ BRÂY CÔ MA DĂN MẶC MẶC"

Lập tức có một ông Tổ nào đó nhập vào xác làm cho xác lắc lư thì biết rằng lời cầu xin đã được chấp thuận (Thần đã nhập xác)

* Xin lưu ý: Đây chỉ là hý luận.- Các Bạn trẻ không nên bắt chước mà thực hành. Rủi bị điên loạn hoặc đột tử . - Thì mình không chịu trách nhiệm nha.

Theo Tiến sĩ Diêu chu Huy .- nhà nghiêng cứu về Vu Thuật. Cho rằng thuật này tồn tại lâu dài là vì có các hiện tượng siêu nhiên, như sau:

+ Siêu Trí lực: Đây là hiện tượng người nhập đồng nhận được tri thức trong trạng thái mê cuồng.- Như không học võ mà biết đánh côn quyền...Không học mà tự biết hát hò, làm thơ, viết chữ...hoặc biết sủa như chó, gáy như gà v.v...hoặc đột nhiên biết thứ tiếng mà chưa hề học tập...

+ Siêu Thể Lực: Là hiện tượng người lên đồng (dù già yếu) vẫn có thể nhảy múa liên tục hiều giờ liền... con nhang nghĩa hòa đoàn có thể được sức mạnh, bị đánh không đau, dao chém không đứt thịt da v.v...

+ Siêu Nghị Lực: Là hiện tượng người lên đồng trong cơn mê sản có thể chịu đựng kim đâm xuyên môi má...đi trên lửa không nóng v.v...

+ Siêu Thị Lực: Là hiện tượng người lên đồng trong cơn mê sản có thể nhìn xuyên thấu cơ thể, có thể thấy đồ vật bị che dấu trong hộp kín, thấy xuyên qua mặt đất v.v...

+ Siêu Trí Nhớ: Như một số tín đồ Bà la môn, xuyên qua pháp thuật có thể nhớ chuyện quá khứ, 10, 20, 30 cho chí 50 năm... hoặc nhớ kiếp trước v.v...hoặc dự đoán được việc tương lai sắp sảy ra...

(Viết phỏng theo tác phẩm Vu Thuật Thần Bí của TS Diêu Chu Huy)

Theo một số đệ tử của Thất Sơn thần quyền, người học pháp và tích đủ hạnh pháp có thể bấm huyệt chữa bệnh, nhất là các bệnh về khớp. Cao hơn, khi luyện thành một công năng nhất định, người luyện có thể khám bệnh bằng hai bàn tay, áp vào người bệnh và sẽ biết được bệnh tật bên trong con người. Trong những trường hợp cấp cứu như ngất, co giật họ hoàn toàn có thể kiểm soát tình hình rất nhanh. Bên cạnh đó trong quyền thuật họ có thể học và sao chép rất nhanh thế võ của môn phái khác sau chỉ một lần nhìn.

Thuyền Tâm.- Du xuân - Page 2 Screen76
 
Sửa lần cuối:
GÓP PHẦN LAN TỎA GIÁ TRỊ ĐẠO PHẬT

Ủng hộ Diễn Đàn Phật Pháp không chỉ là đóng góp vào việc duy trì sự tồn tại của Diễn Đàn Phật Pháp Online mà còn giúp cho việc gìn giữ, phát huy, lưu truyền và lan tỏa những giá trị nhân văn, nhân bản cao đẹp của đạo Phật.

Mã QR Diễn Đàn Phật Pháp

Ngân hàng Vietcombank

DUONG THANH THAI

0541 000 1985 52

Nội dung: Tên tài khoản tại diễn đàn - Donate DDPP (Ví dụ: thaidt - Donate DDPP)

Liên quan Xem nhiều Xem thêm
Top