Tham Trang

Tìm hiểu về "Ý THỨC" đối với sự tu tập PG

Tự Độ

Registered
Phật tử
Reputation: 25%
Tham gia
23/8/24
Bài viết
193
Điểm tương tác
30
Điểm
28
KINH KALAKA SUTTA:
THẤY BIẾT MÀ KHÔNG DỰNG LẬP THẤY BIẾT
Nguyên Giác
thuvienhoasen.org/a24068/kinh-kalaka-sutta


Trong Kinh Bahiya, Đức Phật dạy rằng “trong cái thấy chỉ là cái được thấy…” và du sĩ ngoại đạo Bahiya tức khắc đắc quả A La Hán. Nghĩa là, quên hết các pháp và chỉ còn thấy trên đầu một chữ “Như”…

Hay như trong Kinh Khemaka, Đức Phật dạy y hệt Kinh Kim Cang là “ưng vô sở trụ… chớ trụ tâm vào đâu hết…”(1)

Một lối khác để vào đạo, có thể tìm thấy ở Kinh Kalaka Sutta (AN 4.24 PTS: A ii 23), trong Aṅguttara Nikāya…
Có thể gọi tắt là:
thấy biết mà dựng lập thấy biết là rơi vào cội nguồn vô minh,
và thấy biết mà không dựng lập thấy biết là hiện thân Niết Bàn
.

Điểm xuyên suốt qua ba lời dạy vừa nêu, được dùng rất nhiều trong Thiền Tông. Hiểu ba lời dạy trên, sẽ hiểu được tại sao các Thiền sư thường nói những câu như: …
Ta không một pháp trao cho người…
Không hề có một pháp nào để tu hết…
Giới định huệ đã sẵn đủ trước mắt…
Còn khởi niệm gì nữa chỉ là trên đầu chắp thêm đầu
Toàn tướng tức tánh
Trong cái được thấy đã hiển lộ cái thấy

"vô tâm" hay "vô niệm" thường gặp trong Thiền Tông.

Những khái niệm này có thể thấy nơi đâu trong Kinh Tạng Pali?​


KINH CETANA SUTTA: CHỚ DỰNG LẬP Ý NIỆM (Ý THỨC)​


Kinh Tương Ưng 12.38. Kinh này còn gọi là Cetana Sutta.
Đúng ra, gọi là Cetana 1, vì có 3 kinh cùng mang tên này, nhưng ký hiệu khác.
Sau đây là bản Anh dịch của ngài Thanissaro Bhikkhu. (3)

SN 12.38 PTS: S ii 65 CDB i 576

Cetana Sutta: Intention
Ghi chú 1 (của ngài Thanissaro Bhikkhu): Nhóm 7 khuynh hướng ẩn tàng này là [trong tâm mình]: tham, sân, kiến, bất định (nghi ngờ), ngã mạn, tham hữu (muốn trở thành), và vô minh. Xem kinh AN 7.12.

Ghi chú 2 (của Nguyên Giác): Chữ consciousness thường được dịch là ý thức. Nhưng nơi đây nhiều lần nói về establish (dựng lập), grow, hay come to grow (trưởng dưỡng), nên nơi đây xin dịch là ý niệm cho sát nghĩa. Vì ý niệm là cái có thể thấy, có thể nhận ra. Trong khi ý thức là chưa thể thấy ra. Có lẽ, nếu dịch là nghiệp thức cũng có nghĩa gần như thế.

Cư ngụ tại Savatthi… [Đức Phật nói,] “Những gì mình có ý định, những gì mình sắp xếp, và những gì mình có khuynh hướng ẩn tàng ám ảnh về: [Xem ghi chú 1] Chính đó là nền tảng để an trụ ý niệm [Xem ghi chú 2]. Khi đã có nền tảng hỗ trợ, tất sẽ có dựng lập lên ý niệm. Khi ý niệm đó bám trụ và trưởng dưỡng, tất sẽ lại tái sanh trở lại trong tương lai. Khi tái sanh trở lại trong tương lại, sẽ có một kiếp tương lai sanh, già, bệnh và chết, buồn sầu, than khóc, đau đớn, khổ và tuyệt vọng. Đó là nguyên khởi của toàn bộ mớ đau khổ và căng thẳng.

Nếu mình không có ý định, và không sắp xếp, nhưng nếu mình vẫn còn có khuynh hướng ẩn tàng ám ảnh [về điều gì] , đây cũng là nền tảng cho việc an trụ ý niệm. Khi có nền tảng hỗ trợ, tất sẽ có dựng lập ý niệm. Khi ý niệm đó bám trụ và trưởng dưỡng, tất sẽ lại tái sanh trở lại trong tương lai. Khi tái sanh trở lại trong tương lại, sẽ có một kiếp tương lai sanh, già, chết, buồn sầu, than khóc, đau đớn, khổ não và tuyệt vọng. Đó [cũng] là nguyên khởi của toàn bộ mớ đau khổ và căng thẳng.

Nhưng, khi mình không có ý định, không có sắp xếp, hay không có khuynh hướng ẩn tàng ám ảnh [về bất cứ thứ gì], sẽ không có nền tảng hỗ trợ nào cho việc an trụ ý niệm. Không có nền tảng hỗ trợ, sẽ không có dựng lập ý niệm. khi ý niệm đó không bám trụ được và không trưởng dưỡng được, sẽ không có chuyện tái sanh trở lại trong tương lai, và thế là sẽ không có tương lai kế tiếp sinh, già, chết, buồn sầu, than khóc, đau đớn, khổ não hay tuyệt vọng.

Kinh tạng, Pháp học, Tăng chi bộ

Kinh KALAKA LÀ THẤY BIẾT CỦA PHẬT​

thuvienhoasen.org/a24068/kinh-kalaka-sutta-thay-biet-ma-khong-dung-lap-thay-biet
Một thời Thế Tôn trú ở Saketa, tại khu vườn Kalaka. Tại đấy, Thế Tôn gọi các Tỷ kheo:
– Này các Tỷ kheo.
– Thưa vâng, bạch Thế Tôn.
Các Tỷ kheo ấy vâng đáp Thế Tôn. Thế Tôn nói như sau :
– Này các Tỷ kheo, cái gì trong toàn thế giới này được quần chúng Sa môn, Bà la môn, chư Thiên và loài người thấy, nghe, cảm nhận … tư sát, tất cả Ta đều biết.

Này các Tỷ kheo, cái gì trong toàn thế giới này được chư thiên và loài người thấy, nghe … tư sát,
Ta đã được biết rõ như sau:

“Tất cả đều được Như Lai biết đến, Như Lai không có dựng đứng lên”.

Này các Tỷ kheo,
Nếu Ta nói rằng : “Ta biết tất cả những gì trong toàn thế giới này”. Như vậy là có nói láo trong Ta.
Nếu Ta nói rằng : “Ta cả hai biết và không biết”. Như vậy là có nói láo trong Ta.
Nếu Ta nói như sau : “Ta không biết và cũng không phải biết”. Như vậy là có nói láo trong Ta. Như vậy là có lỗi trong Ta.

– Như vậy, này các Tỷ kheo,
Như Lai là vị:
Đã thấy những gì cần thấy, nhưng không có tưởng tượng về điều được thấy, không có tưởng tượng về những gì không được thấy, không có tưởng tượng về những gì cần phải thấy, không có tưởng tưởng về người thấy.

Đã nghe những gì cần nghe nhưng không có tưởng tượng về những gì được nghe, không có tưởng tượng về những gì cần nghe, không có tưởng tượng về người nghe.

Đã cảm nhận những gì cần cảm nhận nhưng không có tưởng tưởng về những gì cảm nhận, không có tưởng tượng những gì cần cảm nhận, không có tưởng tượng về người cảm nhận.

Đã nhận thức những gì cần nhận thức nhưng không có tưởng tượng về những gì được nhận thức, không có tưởng tưởng về những gì không được nhận thức, không có tưởng tượng về những gì cần phải nhận thức, không có tưởng tượng về người nhận thức.

Như vậy, này các Tỷ kheo,
Như Lai đối với các pháp được thấy, được nghe, được cảm nhận, được nhận thức, đều đã biết rõ, nên vị ấy là như vậy.
Lại nữa, hơn người như vậy, không có ai tối thượng hơn và thù thắng hơn.
Ta tuyên bố như vậy.
Những gì được thấy, nghe.
Được cảm nhận ( rồi ) chấp trước.
Được nghĩ là chân thực.
Giữa những người thấy vậy.
Ta không phải như vậy.

Những điều chúng tuyên bố.
Dầu là thật hay láo.
Ta không xem tối hậu.

Ta trong thời đã qua.
Thấy được mũi tên này.
Loài người bị câu móc.

Ta thấy và Ta biết.
Các Đức Phật Như Lai.
Không tham đắm như vậy.
( Bài kinh này trong Tăng Chi Bô Kinh )

Here is a best translation version:
Sau đây, sẽ dịch toàn văn theo bản Anh dịch của ngài Thanissaro Bhikkhu.

AN 4.24 PTS: A ii 23
Kalaka Sutta: Tại Vườn của Ngài Kalaka
Các tỳ kheo, do vậy,

“Như Lai, khi thấy cái được thấy, không dựng lập một [vật như] cái được thấy.

“Như Lai không dựng lập một cái không được thấy.

“Như Lai không dựng lập một [vật] dự kiến sẽ được thấy.

“Như Lai không dựng lập một người thấy.

“Khi nghe…

“Khi cảm thọ…

“Khi nhận biết cái sẽ được nhận biết, Như Lai không dựng lập một [vật như] cái được nhận biết.
Như Lai không dựng lập một cái không được nhận biết.
Như Lai không dựng lập một [vật] dự kiến sẽ được nhận biết.
Như Lai không dựng lập một người nhận biết.

“Các tỳ kheo, do vậy, Như Lai – y hệt không khác trong khi đối cảnh với tất cả các hiện tượng [mà các hiện tượng này] có thể được thấy, được nghe, được cảm thọ & được nhận biết – là “Như thế, Như thị, Như như.’

“Và ta nói với các ngươi rằng: Không có một cái “Như” nào khác cao hơn, cũng không có gì tối thắng hơn.

Như Lai, khi thấy cái được thấy, không dựng lập một [vật như] cái được thấy.
Đức-Phật thấy Đức-Phật cùng vạn vật Nhất Tâm, Nhất THỂ, Bất Nhị, Bình Đẳng Pháp.


Toàn tướng tức tánh
Trong cái được thấy đã hiển lộ cái thấy.
Toàn tướng Đức-Phật cùng vạn vật tức tánh Không.
Trong cái được thấy (tướng Đức-Phật cùng vạn vật) đã TỰ hiển lộ cái thấy.


Toàn tướng tức tánh
Trong cái được thấy đã hiển lộ cái thấy.
Toàn tướng Đức-Phật cùng vạn vật tức tánh Không.
Trong cái được thấy (tướng Đức-Phật cùng vạn vật) đã TỰ hiển lộ cái thấy.
Cái thấy? Như Lai, khi thấy cái được thấy
Cái được thấy? không dựng lập một [vật như] cái được thấy


Như Lai, khi thấy cái được thấy, không dựng lập một [vật như] cái được thấy.
Đức-Phật thấy Đức-Phật cùng vạn vật Nhất Tâm, Nhất THỂ, Bất Nhị, Bình Đẳng Pháp.
 
GÓP PHẦN LAN TỎA GIÁ TRỊ ĐẠO PHẬT

Ủng hộ Diễn Đàn Phật Pháp không chỉ là đóng góp vào việc duy trì sự tồn tại của Diễn Đàn Phật Pháp Online mà còn giúp cho việc gìn giữ, phát huy, lưu truyền và lan tỏa những giá trị nhân văn, nhân bản cao đẹp của đạo Phật.

Mã QR Diễn Đàn Phật Pháp

Ngân hàng Vietcombank

DUONG THANH THAI

0541 000 1985 52

Nội dung: Tên tài khoản tại diễn đàn - Donate DDPP (Ví dụ: thaidt - Donate DDPP)

vienquang2

Administrator
Thành viên BQT
Reputation: 100%
Tham gia
12/7/07
Bài viết
1,095
Điểm tương tác
1,038
Điểm
113
Hề hề,

Đúng là "Hành khởi giải tuyệt", bởi theo lý mà hành. Thuần lý tri hành thì dứt tâm phân biệt (tuyệt ngôn tuyệt lự). Nhưng Lý thì có Thô có Tế. Chỗ thô thì dễ giải dễ hành; còn chỗ tế thì nan giải nên đến cần phương tiện xảo (Trí giải) mới lãnh ngộ mà hành. Cũng vì vậy nên chính Thiền tông mới nói tiểu ngộ, đại ngộ . Có tiểu có đại thì cũng là lần lượt mà tiến lên. Việc cho rằng môn giáo "Tín, Giải, Hành, Chứng" không phải cách tu của Tổ sư thiền chỉ là lời hư ngụy nếu không muốn nói là cuồng thiền.

Trừng Hải
sen2.jpg
Mô Phật... Lành thay...
 

An Long

Registered
Phật tử
Reputation: 100%
Tham gia
3/11/21
Bài viết
1,583
Điểm tương tác
231
Điểm
63
Nơi ở
Nam Định .Việt Nam
trưởng dưỡng), nên nơi đây xin dịch là ý niệm cho sát nghĩa. Vì ý niệm là cái có thể thấy, có thể nhận ra. Trong khi ý thức là chưa thể thấy ra. Có lẽ, nếu dịch là nghiệp thức cũng có nghĩa gần như thế.
Mình Không Biết Ngoại Ngữ.Và Chưa Được Đọc TOÀN MẠCH KINH TRÊN Nhưng Đoạn KINH TRÊN Tương Ưng Nghĩa Trong Đoạn KINH LĂNG GIÀ :
..."HIỆN THỨC VÀ PHÂN BIỆT SỰ THỨC ,HAI THỨC NÀY TƯỚNG HOẠI VÀ CHẲNG HOẠI LÀM NHÂN VỚI NHAU ,Đại Huệ SỰ HUÂN TẬP BẤT TƯ NGHÌ VÀ SỰ CHUYỂN BIẾN BẤT TƯ NGHÌ LÀ CÁI NHÂN CỦA HIỆN THỨC . NHẬN LẤY CÁC CẢNH TRẦN VÀ HUÂN TẬP TỪ VÔ THỈ LÀ CÁI NHÂN CỦA PHÂN BIỆT SỰ THỨC."...
Đó Là Thiển Ý Của Mình...Mong Cùng Các Đạo Hữu Thảo Luận Nghĩa KINH .
 

Tham Trang

Registered
Phật tử
Reputation: 46%
Tham gia
26/6/15
Bài viết
247
Điểm tương tác
172
Điểm
43
Hỏi về Ý SANH THÂN ?

Kính Quý Tiền Bối. HH nghe loáng thóang về Ý SANH THÂN.

Mong Quý tiền Bối chia sẻ về Ý SANH THÂN ?

Cảm ơn ạ.
 

Tự Độ

Registered
Phật tử
Reputation: 25%
Tham gia
23/8/24
Bài viết
193
Điểm tương tác
30
Điểm
28
phatgiao.org.vn/tu-dien-phat-hoc-online/tam-chung-y-sanh-than-k41467.html

Bạn đang tìm kiếm để hiểu ý nghĩa của từ khóa tam chủng ý sanh thân. Ý nghĩa của từ tam chủng ý sanh thân theo Tự điển Phật học như sau:

tam chủng ý sanh thân có nghĩa là:

(三種意生身) Ba thứ Ý sinh thân.
Hàng Bồ tát Thông giáo Đăng địa được tam muội Như huyễn = (định lực), có năng lực thị hiện vô lượng thần thông tự tại, vào khắp các cõi Phật, tùy ý không ngại, ý muốn đến nơi nào thì thân theo đến nơi ấy, cho nên gọi là Ý sinh thân.
Cứ theo phẩm Nhất thiết ngữ tâm trong kinh Lăng già quyển 3 thì:
Bồ tát Thông giáo có 3 thứ Ý sinh thân là:
1. Tam muội lạc chính thụ ý sinh thân: Khi Bồ tát Đệ tam địa, Đệ tứ địa, Đệ ngũ địa của Thông giáo tu Tam muội thì chứng được niềm vui chân không tịch diệt = (vô tâm, vô niệm) vào khắp tất cả cõi Phật, tùy ý không ngại = (trạng thái chân như)
2. Giác pháp tự tính tính ý sinh thân: Bồ tát Thông giáo Đệ bát địa biết rõ tất cả tính của tự tính các pháp như huyễn như hóa, thảy đều không có = (bản lai vô nhất vật) dùng vô lượng thần lực vào khắp tất cả cõi Phật, nhanh chóng như ý muốn, tự tại vô ngại.
3. Chủng loại câu sinh vô hành tác ý sinh thân: Bồ tát Đệ cửu địa và Đệ thập địa của Thông giáo, biết rõ tất cả pháp đều là Phật pháp = (Nhất Tâm, Nhất THỂ, Bất Nhị, Bình Đẳng Pháp)

Nếu được 1 thân = (như lai tạng) thì cùng lúc phổ hiện vô lượng thân, như hình tượng trong gương, tùy theo các loại mà cùng hiện ra 1 lượt, tuy hiện các hình tượng nhưng không có tác vi.

Trên đây là ý nghĩa của từ tam chủng ý sanh thân trong hệ thống Tự điển Phật học online do Cổng Thông tin Phật giáo Việt Nam cung cấp. Các từ khóa khác về Phật học trên hệ thống sẽ được tiếp tục cập nhật.
 

Tự Độ

Registered
Phật tử
Reputation: 25%
Tham gia
23/8/24
Bài viết
193
Điểm tương tác
30
Điểm
28
Tiến trình tu chứng ý sanh thân trên cơ sở Như Lai tàng

KINH LĂNG GIÀ


LĂNG GIÀ
A BẠT ĐA LA BỬU KINH
Pháp Sư Tam Tạng Ấn Độ Cầu Na Bạt Đà La dịch từ Phạn sang Hán đời nhà Tống.
Việt Dịch: Tỳ Kheo Thích Duy Lực
QUYỂN THỨ BA

Phật bảo Đại Huệ:

- Có ba thứ ý sanh thân. Thế nào là ba? Ấy là: Tam muội lạc Chánh thọ ý sanh thân, Giác pháp tự tánh Tánh ý sanh thân, và Chủng loại Câu sanh vô hành tác ý sanh thân. Người tu hành liễu tri cái tướng ấy, từ Sơ Địa dần dần tiến lên, thì được ba thứ thân này.

- Đại Huệ! Thế nào là Tam Muội Lạc Chánh Thọ Ý Sanh Thân? Ấy là Tam muội lạc Chánh thọ của Bồ Tát Tam Địa, Tứ Địa và Ngũ Địa, an trụ nơi biển tâm, tự tâm tịch tịnh,
mỗi mỗi làn sóng của "thức tướng" chẳng sanh khởi, biết cảnh giới tự tâm hiện tánh phi tánh, gọi là Tam muội lạc Chánh thọ ý sanh thân.

- Đại Huệ! Thế nào là Giác Pháp Tự Tánh Tánh Ý Sanh Thân? Là Bồ Tát Đệ Bát Địa quán sát
các pháp như huyễn, thảy vốn chẳng có thì thân tâm chuyển biến, đắc như huyễn Tam muội và nhiều Tam muội môn khác. Sức tướng vô lượng tự tại quang minh như diệu hoa trang nghiêm, chóng được như ý. Cũng như mộng huyễn, trăng đáy nước, bóng trong gương, phi năng tạo, phi sở tạo, như tạo sở tạo, tất cả sắc mỗi mỗi khác biệt đều đầy đủ trang nghiêm, do đại chúng trong tất cả cõi Phật đều thông đạt pháp tự tánh, nên gọi là Giác Pháp Tự Tánh Tánh Ý Sanh Thân.

- Đại Huệ! Thế nào là Chủng Loại Câu Sanh Vô Hành Tác Ý Sanh Thân? Là nói
giác được tất cả Phật pháp, theo duyên đó tự đắc tướng hành, ấy gọi là Chủng Loại Câu Sanh Vô Hành Tác Ý Sanh Thân. Đại Huệ! Đối với sự quán sát giác liễu nơi ba thứ thân tướng này, cần nên tu học.

Khi ấy, Thế Tôn muốn lặp lại nghĩa này mà thuyết kệ rằng :

Phi thừa phi Đại thừa,
Phi thuyết phi văn tự.
Phi đế (Chơn đế) phi giải thoát,
Phi cảnh giới hữu vô.
Pháp Đại thừa Sở chứng
Tự tại Tam Ma Đề
Mỗi mỗi ý sanh thân,
Hoa trang nghiêm tự tại.
 

Tự Độ

Registered
Phật tử
Reputation: 25%
Tham gia
23/8/24
Bài viết
193
Điểm tương tác
30
Điểm
28
Tiến trình tu chứng ý sanh thân trên cơ sở Như Lai tàng

Ý sanh thân tức là khi Ý phát khởi thì THÂN lập tức có mặt, tâm của chúng ta rất nhạy bén, nó có thể nhận biết tất cả vạn pháp, bất luận là pháp thanh tịnh hay nhiễm ô.

Nếu theo Tỳ-sa-môn Luận của Nhứt Thiết Hữu Bộ được gọi là “Vận chuyển cực vi” hay “Vận chuyển vi tế”.

Tâm này di chyển bằng sự di chuyển của ánh sáng và bằng năng lực di chuyển của tâm ý.

Khi tâm phát sinh và di chuyển tiếp cận đến nơi thì thân liền hiện hữu ngay nơi đó.
Chính vì vậy mới có sự xuất hiện thần thông.

Muốn được như vậy chúng ta phải trải qua quá trình tu chứng, ý sanh thân gồm có 3:

Nhìn chung, tiến trình tu chứng ý sanh thân trên cơ sở Như Lai tàng, trải qua từ Sơ địa đến Tứ địa là đoạn trừ kiến hoặc.
Từ Ngũ địa đến Thất địa đoạn trừ hết tư hoặc.
Từ Bát địa đến Kim cang đạo vị đoạn trừ hết trần sa, vô minh hoặc, có nghĩa là không còn ngũ trược, phiền não,
Thành tựu ngã không, pháp không, chứng viên mãn pháp thân, đầy đủ ba thân: Pháp thân, Báo thân, Ứng hóa thân.

Cho nên, Tam-muội lạc chánh thọ ý sanh thân, Giác pháp tự tánh ý sanh thân và Chủng loại câu sanh vô hành ý sanh thân,
đó là vấn đề quan yếu trong kinh Lăng-già.

Vì thế, chủng loại câu sanh tức cõi vị Phật chứng được Pháp thân, từ đó mới hình thành ý nghĩa của ba thân.
Đối với ba thân này trải dài từ Sơ địa đến Phật quả. Tất cả đều không ngoài tam vô lậu học.

Như vậy,
Thân thứ nhất mang tính chất ĐỊNH có nghĩa là chứng được Ngã không.
Thân thứ hai THẤY rõ được Pháp KHÔNG, và
Thân thứ ba chứng được Pháp thân.

Như thế khi chính thức vào sơ địa Bồ-tát thì những vị này đã đoạn trừ phần:
hiện hành của ngã chấp và pháp chấp,
thành tựu được pháp thân
tương ưng với tâm bình đẳng, tánh bình đẳng và trí bình đẳng.

Cho nên trong kinh Như Lai Xuất Hiện Công Đức nói:


Như Lai vô cấu thức
Thử tịnh vô lậu giới

Giải thoát nhứt thiết chướng
Viên cảnh trí tương ưng”.

Tuệ Giác
[Tập san Pháp Luân - số 73, tr25, 2010]
 

Tự Độ

Registered
Phật tử
Reputation: 25%
Tham gia
23/8/24
Bài viết
193
Điểm tương tác
30
Điểm
28

Đời Sống Như Pháp, Ý Sanh Thân?​


Một người “thấy biết như pháp” sẽ có “đời sống như pháp”.​

Nhận thức được thay đổi đến bao giờ một hữu tình tu hành trong Phật Đạo không còn “ngu, mê, lầm” nữa.​

Có nghĩa Giác Ngộ đến chỗ cao tột của Phật Đạo, nhận thức đã trở thành tánh, không còn sai lầm và thay đổi.​

Bấy giờ mới hết học tập.​

google./search?q=%C3%BD+sanh+th%C3%A2n&oq=%C3%BD+sanh&gs_lcrp=EgZjaHJvbWUqCQgAEAAYExiABDIJCAAQABgTGIAEMgYIARBFGDkyCggCEAAYExgWGB4yBggDEEUYQTIKCAQQABgTGBYYHjIKCAUQABgTGBYYHjIKCAYQABgTGBYYHjIKCAcQABgTGBYYHjIKCAgQABgTGBYYHjIKCAkQABgTGBYYHjIKCAoQABgTGBYYHjIKCAsQABgTGBYYHtIBCDk4ODFqMGo0qAIBsAIB&client=tablet-android-samsung-rvo1&sourceid=chrome-mobile&ie=UTF-8
 

Tự Độ

Registered
Phật tử
Reputation: 25%
Tham gia
23/8/24
Bài viết
193
Điểm tương tác
30
Điểm
28

Ý Sanh Thân?​

Đối với ba thân này. Tất cả đều không ngoài tam vô lậu học​

Trong kinh điển Phật giáo Nguyên Thủy
Jāṇussoṇisutta—Thích Minh Châu
Aṅguttara Nikāya
VI. Phẩm Các Bà-La-Môn
59.—Jànussoni

Này Đại Vương, với tâm định tĩnh (định lực), thuần tịnh, không cấu uế, không phiền não, nhu nhuyễn, dễ sử dụng, vững chắc, bình thản như vậy,
Tỳ Kheo dẫn tâm (thần thông), hướng tâm (thần thông) đến chánh trí, chánh kiến ----> Tâm này di chyển bằng sự di chuyển của ánh sáng và bằng năng lực di chuyển của tâm ý (thần thông).

Khi tâm phát sinh và di chuyển tiếp cận đến nơi thì thân (Tỳ kheo) liền hiện hữu ngay nơi đó.
Chính vì vậy mới có sự xuất hiện thần thông.
Muốn được như vậy chúng ta phải trải qua quá trình tu chứng, ý sanh thân gồm có 3:
Tam-muội lạc chánh thọ ý sanh thân
Với tâm định tĩnh (định lực),, thuần tịnh, không cấu nhiễm, không phiền não, nhu nhuyến, dễ sử dụng, vững chắc, bình thản như vậy, vị ấy DẪN TÂM (thần thông), hướng tâm đến túc mạng minh.(thần thông)


Giác pháp tự tánh ý sanh thân
Với tâm định tĩnh (định lực) , thuần tịnh, không cấu nhiễm, không phiền não, nhu nhuyến, dễ sử dụng, vững chắc, bình thản như vậy, vị Tỷ-kheo dẫn tâm (thần thông), hướng tâm đến trí tuệ về sanh tử của chúng sanh.

Chủng loại câu sanh vô hành ý sanh thân,
Với tâm định tĩnh (định lực), thuần tịnh, không cấu nhiễm, không phiền não, nhu nhuyến, dễ sử dụng, vững chắc, bình thản như vậy, vị ấy dẫn tâm (thần thông), hướng tâm đến lậu tận trí.


Đó, là khi mà cái TÂM của chúng ta mà nó thuần tịnh, nó định tĩnh (định lực), nó thuần tịnh rồi, nó không còn cấu uế nữa, không còn phiền não, nó nhu nhuyễn,
Dễ sử dụng, nghĩa là bây giờ NHẮC NÓ (TÂM) như thế nào, NÓ (TÂM) làm theo như thế nấy đó. Thì lúc bấy giờ chúng ta mới nhắc NÓ (TÂM) đến chánh trí, chánh kiến, thì NÓ (TÂM) nhìn THẤY được cái THÂN = nó (TÂM) như thế nào rất rõ.



Chú thích: cá nhân (Tự Độ) này đến với đạo Phật vào tuổi gần đất xa trời.
Tu từ tuổi 18 cũng chưa chắc "tâm định tĩnh?"
 

An Long

Registered
Phật tử
Reputation: 100%
Tham gia
3/11/21
Bài viết
1,583
Điểm tương tác
231
Điểm
63
Nơi ở
Nam Định .Việt Nam
KINH LĂNG GIÀ
(Trang 24 -Việt dịch :Thích Duy Lực )
..." -Đại Huệ ! HIỆN THỨC VÀ PHÂN BIỆT SỰ THỨC ,HAI THỨC NÀY TƯỚNG HOẠI VÀ CHẲNG HOẠI LÀM NHÂN VỚI NHAU ,Đại Huệ SỰ HUÂN TẬP BẤT NGHÌ VÀ SỰ CHUYỂN BIẾN BẤT TƯ NGHÌ LÀ CÁI NHÂN CỦA HIỆN THỨC . NHẬN LẤY CÁC CẢNH TRẦN VÀ HUÂN TẬP TỪ VÔ THỈ LÀ CÁI NHÂN CỦA PHÂN BIỆT SỰ THỨC."...
Theo Nhận Thức Của Mình =ĐÂY LÀ :NHÂN & DUYÊN
KINH LĂNG GIÀ (Trang 30 )
..." Như NHÃN THỨC CHUYỂN thì TẤT CẢ VI TRẦN ,LỖ CHÂN LÔNG CỦA TẤT CẢ CÁC CĂN ĐỀU SANH , CÁC CẢNH GIỚI KHÁC SANH KHỞI CŨNG THẾ .VÍ NHƯ GƯƠNG SÁNG HIỆN SẮC TƯỚNG..."
...Hết Trích )....
-------------
Đây Là NGUYÊN LÝ QUY TRÌNH : CHUYỂN ĐỔI THÂN & CĂN NĂNG LƯỢNG VI TẾ .
1 - HIỆN THỨC = LÀ HIỆN TRẠNG : TRỰC KIẾN ,TRỰC NHẬN ,TRỰC GIÁC = CÔNG NĂNG TỰ TÍNH CủaCĂN &THÂN ( BẤT CỘNG PHÁP =CHỦ THỂ )+MÔI TRƯỜNG KHÍ GIỚI TƯƠNG TÁC ( CỘNG PHÁP =KHÁCH THỂ ) => SỰ NHẬN BIẾT ( Ý )==>Và CHƯA HOẶC KHÔNG ĐƯỢC QUYẾT ĐỊNH Hay PHỦ NHẬN ( NGHI TÌNH ) ==> Trong TRẠNG THÁI NÀY ==> CÁC VI MẠCH ( Kinh Mạch ) ĐƯỢC NỐI LIỀN Và LƯU THÔNG TRONG CƠ CẤU TẠNG THÂN = DO ĐƯỢC CÁC VAN ĐIỀU TIẾT ( BÍ HUYỆT =CHÙM ÁC XOA Trong KINH LĂNG NGHIÊM ) MỞ RA ==> THEO " LỆNH " Của BỘ VI SỬ LÝ ( Một Trong Những Chức Năng Cùng Những Chức Năng : Như Hệ Đề Kháng Hệ Điều Tiết Nội Tiết Tố ...TỔ HỢP Trong TUYẾN TÙNG , TUYẾN YÊN ĐIỀU PHỐI SAI SỬ ( TỰ TÍNH QUY LUẬT VẬN ĐỘNG =>Của VÔ MINH HÀNH)
==> CÁC CHỦNG TỬ NGHIỆP =(TẬP HỢP NĂNG LƯỢNG SINH HỌC MANG TRỮ LIỆU THÔNG TIN QUA KINH NGHIỆN ,TRẢI NGHIỆM (Như Tập Tin Thành Lập Trong Máy Tính )DO TỰ NGÃ CHẤP =TÀNG (HUÂN TẬP TỪ QUÁ KHỨ VÔ THỈ) ==> NƠI KHẮP THÂN & CĂN Với ĐẶC THÙ,ĐẶC TÍNH CỦA TỪNG CĂN =>ĐƯỢC ĐÁNH THỨC Vì ĐƯỢC CUNG CẤP NĂNG LƯỢNG KHÍ GIỚI TƯƠNG TÁC ( NỞ XÒE )==> BỞI TẠNG THỨC VẬN HÀNH LƯU THÔNG TOÀM MẠNG THEO TỰ TÍNH CẤU THÀNH CẤU TRÚC & TỐ CHẤT CỦA NÓ = CÁC TỐ CHẤT QUÁ KHỨ TRONG CHỦNG TỬ NGHIỆP + CÁC TỐ CHẤT KHÍ GIỚI HIỆN TẠI( CẢNH GIỚI ) =TẠO PHẢN ỨNG =CÙNG CHUYỂN ĐỔI THÀNH TỐ CHẤT TƯƠNG ƯNG &CÙNG CẬP NHẬT THÔNG TIN =TƯƠNG ƯNG , TƯƠNG THỜI .( SỰ CÂN BẰNG )
@ -==> Và NẾU " TRỤ " Trong TRẠNG THÁI VÔ SỞ TRỤ NÀY (KHÔNG CÓ QUYẾT ĐỊNH ĐÌNH CHỈ hay PHỦ NHÂN = CHẤP TRỤ) ==> THÌ
" SỰ HUÂN TẬP BẤT TƯ NGHÌ VÀ SỰ CHUYỂN BIẾN BẤT TƯ NGHÌ "=HIỆN HÀNH... ( VÔ VI PHÁP ) !....LUÔN = TƯƠNG ƯNG , TƯƠNG ĐỒNG : NHƯ...PHÁP GIỚI TÍNH ĐANG LÀ ...VỚI CHÂN TỰ TÍNH CỦA NÓ = VÔ SANH=BẤT DIỆT = THƯỜNG TRỤ....
1-DANH + TƯỚNG + TÁNH Của= Ý THỨC ="
NHẬN LẤY TRẦN CẢNH VÀ HUÂN TẬP TỪ VÔ THỈ LÀ CÁI NHÂN CỦA PHÂN BIỆT SỰ THỨC "
2 -DANH + TƯỚNG +TÁNH của =Ý=KHI =>TIẾP DUYÊN TƯƠNG TÁC => CẢNH GIỚI KHÍ GIỚI + CẢM THỌ (TRẦN CẢNH )= HIỆN ==> SỰ NHẬN BIẾT Nhưng CHƯA XÁC ĐỊNH Hay PHỦ NHẬN
3-
Ý ==> QUYẾT ĐỊNH Hay PHỦ NHẬN TRẦN CẢNH =(THEO DANH + TÁNH + TƯỚNG ) =HIỆN DIỆN Của PHÂN BIỆT SỰ THỨC ...Ý THỨC =THỤ ĐỘNG THÀNH TỰU Và VẬN HÀNH VỚI TỰ TÍNH CỦA NÓ ==> TÁC ĐỘNG ; TÀNG THỨC ( THÂN & CĂN Vật Lý Vi Tế Chứa CHỦNG TỬ NGHIỆP ) = SAI SỬ HỆ VI SỬ LÝ BẢO TỒN Hay CHUYỂN ĐỔI NĂNG LƯỢNG Để Có TỐ CHẤT& CẤU TRÚC TƯƠNG ƯNG THEO CHỨC NĂNG TỰ TÍNH CỦA NÓ =THEO CHỦ ĐỀ QUYẾT ĐỊNH CỦA =Ý .
4-...Và THẾ LÀ :TẤT CẢ VI TRẦN ,LỖ CHÂN LÔNG CỦA TẤT CẢ CÁC CĂN ĐỀU SANH , CÁC CẢNH GIỚI KHÁC SANH KHỞI CŨNG THẾ .VÍ NHƯ GƯƠNG SÁNG HIỆN SẮC TƯỚNG..." ( Hiện Trạng Này AI cũng Có Thể CẢM QUAN = KHI NGHE MỘT BÀI HÁT ĐỒNG CẢM =" NỔI GAI ỐC TOÀN THÂN ) ...Hay HIỆN HỮU SỰ VẬT ĐÁNG SỢ :=TOÀN THÂN RUN RẨY ĐẾN TOÁT MỒ HÔI .. )
...THỤ ĐỘNG LỆ THUỘC =QUYẾT ĐỊNH Của Ý =TƯƠNG ƯNG = CHẤP TÀNG .

@-
Ý SANH THÂN =Là TỰ TÍNH Của SÓNG (Chứa Hạt )NĂNG LƯỢNG SINH HỌC = PHI TUYẾN TÍNH, PHI THỜI GIAN ,PHI KHÔNG GIAN= Là BÌNH ĐẲNG (Như Ý NGHĨ Đến ANH , Đến MẶT TRĂNG Thì CẢNH GIỚI ĐÓ HIỂN HIỆN TỨC THÌ ...Và CÙNG LÚC =NGHĨ TƯỞNG ĐẾN NHIỀU NƠI KHÁC NHAU , KHÁC ĐỊA LÝ = CŨNG ĐỀU HIỆN DIỆN...=KHÔNG CHƯỚNG NGẠI ,CẢN TRỞ LẪN NHAU ...)...Nhưng SỰ NHẬN BIẾT ( CÔNG NĂNG TRUYỀN TẢI Và SỰ PHẢN HỒI =Hồi Quang Phản Chiếu )=TƯƠNG ƯNG ,TƯƠNG TÁC==> TÙY THUỘC CẤU TRÚC & TỐ CHẤT CỦA CHỦ THỂ TÁC KHỞI ( TƯƠNG ƯNG SỰ THANH TỊNH CỦA THÂN &CĂN VẬT LÝ VI TẾ )
...Ví Như : CẤU TRÚC Của RA ĐI Ô Thì Chỉ Có Công Năng NGHE ÂM THANH ...Của Các ĐÀI PHÁT TRÊN THẾ GIỚI Tùy TẦN SỐ TƯƠNG ƯNG .
...Còn CẤU TRÚC Của Chiếc TI VI Thì Công Năng HIỆN DIỆN =BẰNG CẢ ÂM THANH Lẫn HÌNH ẢNH Tùy Thuộc CHẾ ĐỘ ,TƯƠNG TÁC =
Ý (Quyết Định CHỌN =NGUỒN ==> KÊNH = TƯƠNG ƯNG => TƯƠNG LIÊN CÙNG TẦN SỐ SÓNG .
...Cùng Các THIẾT BỊ TỪ XA Có CẤU TRÚC & TỐ CHẤT = SÓNG ĐẶC THÙ ==> TƯƠNG TÁC =TÁC ĐỘNG ĐỘNG LỰC : CÓ TRỌNG LƯỢNG
....Mình Có Nghe TV Qua VTV 3 Về Thông Tin : Các Nhà Khoa Học Anh Đã Chế Tạo Được THIẾT BỊ MỚI Có CÔNG NĂNG TƯƠNG TÁC ,TƯƠNG GIAO Với BỆNH NHÂN Cách Không ( Không Gian Khác ) = BỆNH NHÂN CÓ SỰ CẢM NHẬN = ĐẦY ĐỦ Cả SÚC GIÁC (Sự Chạm Súc Cơ Thể Vật Lý Thô )

@ -Đối Với CHÚNG HỮU TÌNH Thì KHẢ NĂNG TƯƠNG TÁC CÓ CÔNG NĂNG : TÙY THUỘC CÔNG PHU =SỰ TĂNG TRƯỞNG ĐỊNH LỰC Nơi
Ý QUYẾT ĐỊNH = MỆNH ĐỀ KIẾN LẬP ...Để THÀNH TỰU NĂNG LỰC CÓ CÔNG NĂNG TƯƠNG TÁC =TƯƠNG ƯNG....Thế Gian Pháp Gọi Là THẦN THÔNG . ( Thiên Nhãn Thông ...Thiên Nhĩ Thông .... )=Ý SANH THÂN Nhưng CHƯA ĐẦY ĐỦ.
-Mình Sẽ Chia Xẻ Trải Nghiêm TỰ TRỰC NHẬP =" Ý SANH THÂN " =NHẬP TAM MUỘI....Vào Lúc Thích Hợp Để Cùng Thảo Luận
 

Tự Độ

Registered
Phật tử
Reputation: 25%
Tham gia
23/8/24
Bài viết
193
Điểm tương tác
30
Điểm
28
KINH LĂNG GIÀ
LĂNG GIÀ
A BẠT ĐA LA BỬU KINH
Pháp Sư Tam Tạng Ấn Độ Cầu Na Bạt Đà La dịch từ Phạn sang Hán đời nhà Tống.
Việt Dịch: Tỳ Kheo Thích Duy Lực
PHẨM NHẤT THIẾT PHẬT NGỮ TÂM
(Phần 2)
QUYỂN THỨ NHÌ


Đại Huệ Bồ Tát hỏi:

- Bạch Thế Tôn! Thế nào là Ý Sanh Thân?

Phật bảo Đại Huệ:

- Nói Ý Sanh Thân, ví như sự đi nhanh chóng của Ý đi qua vách đá vô ngại, cho đến khoảng cách số dặm vô lượng ở phương xa, vì trước kia Ý đã thấy, ghi nhớ chẳng quên, TỰ TÂM lưu chú chẳng ngừng, thì Ý Sanh Thân cũng như thế, thành chẳng chướng ngại.

Đại Huệ! Ý và thân như thế được sanh cùng một lúc,

Ý sanh thân của Đại Bồ Tát thuộc Thánh chủng diệu tướng trang nghiêm, do như huyễn Tam muội, có sức thần thông tự tại, nên trong một lúc cùng sanh, cũng như ý sanh, chẳng có chướng ngại, tùy theo cảnh giới của bổn nguyện ghi nhớ mà thành tựu cho chúng sanh, đắc sự an lạc của Tự Giác Thánh Trí.

Như thế, Đại Bồ Tát đắc Vô Sanh Pháp Nhẫn, trụ Đệ Bát Địa, lần lượt xả bỏ TÂM, Ý, Ý THỨC, năm pháp tự tánh và hai tướng Vô Ngã, thì chứng đắc Ý Sanh Thân.

Ấy gọi là Đại Bồ Tát được sự an lạc của Tự Giác Thánh Trí.

Nói tóm lại, thành tựu bốn pháp đại phương tiện tu hành của bậc Đại Bồ Tát kể trên, cần nên tu học.



Trong kinh điển Phật giáo Nguyên Thủy
Jāṇussoṇisutta—Thích Minh Châu
Aṅguttara Nikāya
VI. Phẩm Các Bà-La-Môn
59.—Jànussoni

Này Đại Vương, với tâm định tĩnh (định lực), thuần tịnh, không cấu uế, không phiền não, nhu nhuyễn, dễ sử dụng, vững chắc, bình thản như vậy,
Tỳ Kheo dẫn tâm (Ý (thần thông), hướng tâm (Ý (thần thông) đến chánh trí, chánh kiến ----> Tâm (Ý) này di chyển bằng sự di chuyển của ánh sáng và bằng năng lực di chuyển của TÂM Ý (thần thông).

Khi tâm (Ý) phát sinh và di chuyển tiếp cận đến nơi thì THÂN (Tỳ kheo) liền hiện hữu ngay nơi đó.
Chính vì vậy mới có sự xuất hiện thần thông.

 
GÓP PHẦN LAN TỎA GIÁ TRỊ ĐẠO PHẬT

Ủng hộ Diễn Đàn Phật Pháp không chỉ là đóng góp vào việc duy trì sự tồn tại của Diễn Đàn Phật Pháp Online mà còn giúp cho việc gìn giữ, phát huy, lưu truyền và lan tỏa những giá trị nhân văn, nhân bản cao đẹp của đạo Phật.

Mã QR Diễn Đàn Phật Pháp

Ngân hàng Vietcombank

DUONG THANH THAI

0541 000 1985 52

Nội dung: Tên tài khoản tại diễn đàn - Donate DDPP (Ví dụ: thaidt - Donate DDPP)

Top