TỔ MẬT TÔNG MŨ VÀNG NÓI: HÃY ĐI NGAY TỪ ĐẦU VÀO ĐẠI THỪA ĐẠO!

Kim Cang Thoi Luan

Registered
Phật tử
Tham gia
13 Thg 8 2018
Bài viết
932
Điểm tương tác
210
Điểm
43
GIẢI THOÁT TRONG LÒNG TAY CỦA PHÁP CHỦ GELUGPA PABONGKA RINPOCHE - NGÀY 16- NI SƯ TRÍ HẢI DỊCH NÓI:


Kinh Tiểu Phẩm Bát Nhã nói:

Luôn luôn
từ bỏ nhị thừa

Không thể làm lợi ích cho
thế gian

Và đi vào Cỗ xe Thiến thắng

Giáo lý đầy từ mẫn

Mà bản chất chính là lợi tha.





Geshe Potowa nói:


Đừng quay về lối cũ trên đường dài!

Hãy đi ngay từ đầu vào
Đại thừa đạo.



Điều ấy cũng như phải qua sông hai lần. Nhưng còn hơn thế nữa. Những bậc la hán kinh quá một hỉ lạc bất khả tư nghì khi họ nhập vào cõi thanh tịnh đến nỗi họ ở mãi trong định an chỉ ấy trong nhiều kiếp không bao giờ muốn từ bỏ nó.



Trong lúc ấy, có người đã từng sống ở địa ngục có thể đạt được thân người thuận lợi, đi vào đạo lộ đại thừa và dùng cùng một số lượng thời gian ấy để giác ngộ.



Như vậy những vị La hán tự đặt mình cách xa một khoảng rất lớn với quả vị Phật.
Giả sử có người đã học đại thừa, phát sinh tâm ưa thích, nhưng lại bị tái sinh vào địa ngục vì có tà kiến. Một người như vậy sẽ thành Phật mau lẹ hơn một người lúc đầu có khuynh hướng đại thừa, nhưng về sau lại đi vào đạo lộ tiểu thừa rồi chứng A la hán quả.


Vậy tốt hơn nên làm hạng người thứ nhất.



Như khi bậc thanh văn Ca Diếp đang giảng dạy về Pháp Tiểu thừa, có sáu mươi tỷ kheo đáng lẽ sẽ đắc quả A la hán, nhưng Đức Văn Thù liền đi đến nơi họ và dạy cho họ pháp Đại thừa. Giáo lý này quá sức họ, họ phát sinh tà kiến và rơi vào địa ngục. Ca Diếp hỏi đấng Đạo sư (đức Phật) chúng ta về việc ấy, và Phật trả lời: “Đấy là phương tiện khéo của Văn Thù! Thật là một giáo lý tuyệt hảo.”




Cũng thế, khi chư Phật lạy các vị A la hán thuộc các đạo lộ Thanh văn và Duyên giác ra khỏi định an chỉ đầy hỉ lạc của họ, họ không nỗ lực phát triển những đức như bồ đề tâm trong dòng tâm thức vì họ đã quen thuộc với hỷ lạc của trạng thái an chỉ. Dù nổ lực, họ cũng khó thấy lòng bi mẫn v.v... vì họ đã thoát khỏi nỗi khổ riêng của họ.
 
GÓP PHẦN LAN TỎA GIÁ TRỊ ĐẠO PHẬT

Ủng hộ Diễn Đàn Phật Pháp không chỉ là đóng góp vào việc duy trì sự tồn tại của Diễn Đàn Phật Pháp Online mà còn giúp cho việc gìn giữ, phát huy, lưu truyền và lan tỏa những giá trị nhân văn, nhân bản cao đẹp của đạo Phật.

Mã QR Diễn Đàn Phật Pháp

Ngân hàng Vietcombank

DUONG THANH THAI

0541 000 1985 52

Nội dung:Tên tài khoản tại diễn đàn - Donate DDPP(Ví dụ: thaidt - Donate DDPP)

quynhat

Registered
Phật tử
Tham gia
2 Thg 7 2023
Bài viết
51
Điểm tương tác
20
Điểm
8
Vào Đại Thừa hay Thanh Văn, Duyên Giác là quyền mỗi người, là nhân duyên của mỗi người. Nếu dạy Đại Thừa ngay được thì Phật đã làm như Bồ Tát Văn Thù, nhưng Phật đã không làm vậy.
Các Bậc A La Hán khi nhập vô dư niết bàn thực ra vẫn còn khổ, nỗi khổ này trong kinh sách không nói đến. Niết bàn của Thanh Văn vẫn là hóa thành, là vô thường, sớm muộn các vị A La Hán cũng sẽ hồi tâm qua Đại Thừa để hướng tới Niết Bàn của Phật.
Bồ Tát Địa Tạng quá khứ từng là Thanh Văn, Duyên Giác. Sau ngài phát đại nguyện bất tư nghì rất hiếm Bồ Tát nào có nguyện dõng mãnh như vậy.
 
GÓP PHẦN LAN TỎA GIÁ TRỊ ĐẠO PHẬT

Ủng hộ Diễn Đàn Phật Pháp không chỉ là đóng góp vào việc duy trì sự tồn tại của Diễn Đàn Phật Pháp Online mà còn giúp cho việc gìn giữ, phát huy, lưu truyền và lan tỏa những giá trị nhân văn, nhân bản cao đẹp của đạo Phật.

Mã QR Diễn Đàn Phật Pháp

Ngân hàng Vietcombank

DUONG THANH THAI

0541 000 1985 52

Nội dung:Tên tài khoản tại diễn đàn - Donate DDPP(Ví dụ: thaidt - Donate DDPP)

Chủ đề tương tự

Who read this thread (Total readers: 3)
Bên trên