TÔN SƯ VÍ DỤ
[align=justify:10ef5b87c5]“Một cội cây có đủ hạng trái: Trái non, trái già, trái còn trong nụ, trái ẩn trong hoa, trái bị đèo, trái bị sâu v.v... Theo thời gian dần đến kỳ chín. Chúng lần lượt chín trước, chín sau. Dù trái đèo, trái sâu chúng cũng chín theo. Khi nào đốn cây thì hết trái.
Một con người có nhiều hạng nghiệp: Nghiệp hiện tại, nghiệp quá khứ, nghiệp vị lai. Cố tâm tạo nghiệp, vô tâm tạo nghiệp v.v... Nhưng khi tỉnh ngộ. Quyết tâm không tạo nghiệp nữa mà cứ tu, tu mãi. Tu nhiều kiếp, tu nhiều đời. Tới thời kỳ chín; tất cả nghiệp trước, nghiệp sau lần lượt chín muồi đều rơi rụng hết. Chừng ấy tâm mình đạt quả Vô thượng chơn như.”
[align=right](Trích Bậc Vĩ Nhân - NS.Thích Nữ Hạnh Liên)[/align:10ef5b87c5]
Bài học đạo lý:
Qua ví dụ của Đức Tổ Sư Minh Đăng Quang, chúng ta thấy rằng chân lý của cuộc sống không phải là định mệnh, định nghiệp. Tất cả mọi hành vi xã hội đều bắt đầu từ hành vi cá nhân, mà hành vi cá nhân tất yếu phải thông qua Thân hành, Khẩu thuyết, Ý tưởng mà hiện hành. Do đó, Tổ Sư Minh Đăng Quang dạy "Tập cho Thân, Khẩu, Ý thuần thục, tủa ra nhập vào, toàn là pháp quý báu ấy, để cho được kết quả chơn như, trọn sáng lanh yền vui tốt đẹp sống đời" (Chơn Lý, tập I, quyển Tâm, trang 440). Cuộc sống của mọi người chính họ quyết định. Thành công hay thất bại, hạnh phúc hay khổ đau, phàm hay thánh, chúng sanh hay Phật đều do chính bản thân quyết định.
Dẫu rằng, mọi người trong xã hội có nhiều hiện nghiệp khác nhau, người giàu sang, kẻ nghèo khó; người nghề này, người nghiệp khác; người đoan trang, kẻ thiếu căn tật nguyền; người thì ở nhà cao cửa rộng, kẻ thì đầu cầu góc chợ v.v...đều có thể tu tập, cải thiện ba nghiệp để đạt được hạnh phúc và giải thoát khổ đau trong cuộc sống, thậm chí vẫn đạt được "Vô thượng chơn như" chỉ là sớm hay muộn mà thôi. Một khi duyên đã đủ, thời đã đến thì tất yếu kết quả sẽ thành. Đây là điều Tổ Sư dạy "Quyết tâm không tạo nghiệp nữa mà cứ tu, tu mãi. Tu nhiều kiếp, tu nhiều đời. Tới thời kỳ chín; tất cả nghiệp trước, nghiệp sau lần lượt chín muồi đều rơi rụng hết. Chừng ấy tâm mình đạt quả Vô thượng chơn như."[/align]
Giác Nhường