Trích: Ngộ Tánh Luận

Quan Âm Các

Active Member
Thượng toạ
Tham gia
23 Thg 8 2014
Bài viết
264
Điểm tương tác
127
Điểm
43
* “Đêm rồi vì Văn Thù Sư Lợi quan niệm có Phật có chúng sanh nên bị ta đày vào núi Thiết Vi”.

Kính các bạn:

Ngộ Tánh luận, là Ngữ lục thiền của Tổ Bồ Đề Đạt ma. HT Thích Trí Tịnh phần

PHỤ CHÚ: (có ghi)

Chẳng nhớ tất cả pháp đó là chơn thật thiền định.

Không nhớ không niệm thời tất cả pháp đều không: không ngã, không nhơn,

không phàm, không thánh, không chúng sanh, không Phật, không cảnh cũng

không tâm.

* Để diễn tả cảnh giới "Vô ngã tuyệt đối". HT nói bằng câu:

Đức Như Lai tuyên bố: Đêm rồi vì Văn Thù Sư Lợi quan niệm có Phật có

chúng sanh nên bị ta đày vào núi Thiết Vi.


Mời các bạn hãy cùng nhau, chúng ta tìm hiểu và thâm nhập kinh tàng.

Kính.
 

Quan Âm Các

Active Member
Thượng toạ
Tham gia
23 Thg 8 2014
Bài viết
264
Điểm tương tác
127
Điểm
43
* Một số kỷ thuật diễn thuyết. (chuyện ngoài lề)

....... Thông thường, khi diễn thuyết các vấn đề như thuyết pháp, diễn kinh v.v... chư Phật và chư Tổ sẽ dùng một số kỷ thuật về phép hành văn , đại khái như :

- Dùng phép thí dụ để người nghe tự so sanh và rút ra bài học. Ví như trong kinh Pháp Hoa Phật dùng các thí dụ 3 xe, nhà lửa, v.v... Hoặc ví dụ toàn phần như thí dụ về viên ngọc trong chéo áo, hoặc thí dụ 1 phần như thí dụ về 2 vị đệ tử của Lão sư trong kinh Bách dụ v.v...

- Dùng phép Phản dụ, để người đệ tử sửng hồn mà cắt đứt dòng chảy Ý thức. Thí dụ như công án: Phật là gì ? Đáp: Que cứt khô v.v...

- Dùng ngôn ngữ hình tượng để diễn tả một ý nghĩa trừu tượng, ví như nói Núi Thiết Vi, để diễn tả tâm chấp chặt vào ngã và pháp của chúng sanh.

- dùng phép Ẩn dụ để người học từ từ suy gẩm, ví như câu nói trên của Ngộ tánh luận: “Đêm rồi vì Văn Thù Sư Lợi quan niệm có Phật có chúng sanh nên bị ta đày vào núi Thiết Vi”.
 

Quan Âm Các

Active Member
Thượng toạ
Tham gia
23 Thg 8 2014
Bài viết
264
Điểm tương tác
127
Điểm
43
* Đêm dài:

....... Trong các kinh, luận, giảng giải từ xưa đến nay. từ ngữ đêm dài đã được chư Tổ dùng một cách thiện xão. Như một số trích dẫn sau đây:

Đại đức Thiện Minh
trong : Phật Học - Thiền Định

có nói:

Sanh tử- chỉ là giấc mộng đêm qua

sanh-tu-chi-la-giac-mong-dem-qua-fl.jpg


http://www.hanhhuongdulich.com/phat-hoc-thien-dinh-h/sanh-tu-chi-la-giac-mong-dem-qua.html

Kinh Như Lai Viên Giác Trực chỉ đề cương

Pháp Sư Thích Từ Thông:

"CHÚNG SANH XƯA NAY LÀ PHẬT".
"SANH TỬ NIẾT BÀN NHƯ GIẤC MỘNG ĐÊM QUA".

images


http://www.buddhismtoday.com/viet/kinh/dt/040-thichtuthong-viengiac3.htm

chấp ngã, nên chúng hữu tình mê muội trong sanh tử đêm dài mà chẳng tự biết

http://www.tangthuphathoc.net/duythuchoc/duythuchoc.htm

ĐẠO TRÀNG PHÁP HOA.HT THÍCH TRÍ QUẢNG.- LƯỢC GIẢI KINH HOA NGHIÊM

32- Thiện Tài đồng tử cầu đạo với Dạ thần Khai Phu Nhứt Thiết Thọ Hoa và Đại Nguyện Tinh Tấn Lực Cứu Nhứt Thiết Chúng Sanh
Sau khi cầu học với nhiều thiện tri thức thuộc mọi thành phần xã hội, Thiện Tài bắt đầu tham quan thế giới vô hình để học đạo với Thiên thần, Địa thần, Dạ thần.
"Dạ” (trong Dạ thần) là ban đêm. Ban đêm thì khó nhận thấy sự vật chính xác. Cuộc đời đối với người còn trong sanh tử cũng vậy, khó mà nhận biết mọi việc tường tận, nên thường gọi là đêm dài sanh tử. Chúng ta không biết lúc nào chết và sẽ đi về đâu. Dạ thần biết rõ diễn biến trong vô hình và có thể giúp chúng ta vượt qua mọi chướng ngại trong đêm dài sanh tử.

images



http://www.chuahuenghiem.net/thu-vi...guyen-tinh-tan-luc-cuu-nhut-thiet-chung-sanh/
Tự điển Phật học tinh uyển
Phần Đoạn Sanh Tử :
(分段生死): Phật Giáo chia sanh tử của chúng sanh làm 2 loại: Phần Đoạn Sanh Tử và Biến Dị Sanh Tử (變異生死). Phần Đoạn Sanh Tử, còn gọi là Phần Đoạn Tử (分段死), Hữu Vi Sanh Tử (有爲生死), đối xưng với Biến Dị Sanh Tử, tức chỉ chúng sanh mỗi đời quả báo chiêu cảm không giống nhau, cho nên hình tướng, thọ mạng cũng khác nhau; đó được gọi là Phần Đoạn Thân (分段身). Sau khi thọ thân này, tất phải có một lần kết thúc sinh mạng, vì vậy có tên là Phần Đoạn Sanh Tử. Trong kinh điển Phật Giáo có rất nhiều ví dụ về sanh tử. Như Câu Xá Luận (俱舍論) ví sanh tử như bùn: “Sanh tử nê giả, do bỉ sanh tử, thị chư chúng sanh trầm nịch xứ cố, nan khả xuất cố, sở dĩ thí nê (生死泥者、由彼生死、是諸眾生沉溺處故、難可出故、所以譬泥, bùn sanh tử là do sanh tử ấy, là nơi chúng sanh bị chìm đắm, khó có thể ra được, vì vậy mới ví như bùn).” Thành Duy Thức Luận (成唯識論) thì ví như đêm dài: “Vị đắc chơn giác, hằng xử mộng trung, cố Phật thuyết vi sanh tử trường dạ (未得眞覺、恆處夢中、故佛說爲生死長夜, chưa được chánh giác, thường ở trong mộng, cho nên Phật dạy sanh tử là đêm dài).
http://rongmotamhon.net/mainpage/tinhtuyen_23235_8.html

....... Xuyên qua những cách hành văn của chư Tổ đức như trên, chúng ta cũng thấy được rằng:

“Đêm rồi vì Văn Thù Sư Lợi quan niệm..."

Chữ "Đêm rồi" ở đây là ám chỉ cho một cơn bất giác vô minh của ai đó (?) và đã thuộc về quá khứ, đã qua đi.- Đó mới là Thật nghĩa vậy.

 

Quan Âm Các

Active Member
Thượng toạ
Tham gia
23 Thg 8 2014
Bài viết
264
Điểm tương tác
127
Điểm
43
Vô minh là gì ? Vô minh khởi từ đâu ?

- Thể của "Tâm" là NHƯ.

- Tướng của "Tâm" là TỊCH (vắng lặng), và CHIẾU (soi sáng).

- Dụng của "Tâm" là kiến, văn, giác, tri.​

+ Không biết được thể NHƯ là VÔ MINH.

+ Chỉ nhận lấy CHIẾU mà không biết TỊCH là VÔ MINH.

+ Kiến, văn, giác, tri là MINH, nhưng chấp trú kiến, văn, giác, tri tức thì là VÔ MINH.

Vô minh chẳng từ đâu đến, cũng không về đâu. Kinh dạy :

"Tri kiến lập tri tức vô minh bổn, tri kiến vô kiến tư tức Niết Bàn"

Nghĩa là :

Tri kiến mà trú chấp nơi tri kiến thì Vô minh từ đây mà sanh ra.( kiến, văn, giác, tri đều là VÔ MINH.)

Tri kiến mà không bị tri kiến cuống lôi, ngay nơi đó chính là Niết bàn.( kiến, văn, giác, tri đều là chân Trí huệ)


Bởi vậy Tổ dạy: Vô minh thật tánh tức Phật tánh. (Thật tánh của Vô minh là Phật tánh).

Người muốn biết các chân lý ấy, không thể không thầy dạy cho mà được.

Muốn chuyển Vô minh thành Phật tánh, thì phải làm sao ? Ngài Tông Bổn dạy:

.......

Nhờ có thầy đường ngỏ mới thông.
Thầy như lạch nước lòng sông,
Nếu không lòng lạch nước thông bao giờ.
Mắt lờ mờ tay rờ chân bước,
Thế vậy mà xông lướt sao xong.
Quy y trước sửa tấm lòng,
Có thầy chỉ giáo ra vòng tử sanh.
Có thể dụng mới thành đạo lý,
Thấy trăng nhờ người chỉ cho ta.
Chữ Quy phân bạch ấy là,
Trở nên hắc ám về nhà quang minh.
Nghĩa chữ Y nên hình mặc áo,
Ðứng làm người Thánh giáo phải tuân.
Trau dồi đạo đức sáng trưng,
Nước không xao động lố vừng trăng thanh.

...........

Ðạo không cầu do đâu mà được,
Coi giấy xưa chấp trước hữu vô.
Lần mần dưới gốc cây khô,
Mà trông có trái gẫm âu nực cười.
Trong mắt người có ngươi mới tỏ,
Sách không thầy nói ngỏ làm sao.
Xưa nay chánh pháp truyền trao,
Không thầy há dễ mặt nào nên thân.
Khổng Thánh nhân ân cần Lão Tử,
Huỳnh Ðế còn sư phụ Quảng Thành.
Thiện Tài ngũ thập tam tham.
Thiếu Lâm đoạn tý Thần Quang lưu truyền.
Xem lịch sử Tiên hiền, cổ Thánh,
Biết bao gương khổ hạnh tham cầu.
Ðạo tuy rộng lớn cao sâu,
Nhỏ hơn mảy bụi dễ hầu biết sao?


Vậy tầm thầy học Đạo mới nên người, thông minh đến mấy cũng KHÔNG THẦY ĐỐ MÀY LÀM NÊN.
 

muathularung

Active Member
Quản trị viên
Thượng toạ
Tham gia
15 Thg 8 2014
Bài viết
263
Điểm tương tác
102
Điểm
43
...

Quan Âm Các; [COLOR= [/COLOR đã viết:
Vậy tầm thầy học Đạo mới nên người, thông minh đến mấy cũng KHÔNG THẦY ĐỐ MÀY LÀM NÊN.[/SIZE]

Xin cho hỏi theo quan niệm của bạn thế nào làThầy?
Các lời của Phật - Tổ có được gọi là Thầy ?
Nếu được thì thì hà cớ chi cứ phải có một ông Thầy bằng xương bằng thịt cụ thể.
Cho hỏi có ông Thầy nào ở đây và ở ngoài đời dạy tốt hơn được các lời dạy của Phật - Tổ?
Phải chăng lời dạy của Phật - Tổ không có giá trị cụ thể với người tu học ?
Học không được là do lời Phật - Tổ kém , hay trí tuệ của chúng ta ngu si quá không hiểu nổi mà phải cần một ông Thầy tương ứng với trí tuệ của chúng ta..?
...............
Nếu còn tự ti đến nước cần phải có Thầy mới học được Đạo , thì muôn kiếp dù có Thầy cũng không bao giờ ngộ đạo. nói thế không có nghĩa có thầy là không ngộ đạo đâu nhé.
Thầy mà còn vô minh lại đi giảng đạo , thì chỉ tội cho cả Thầy lẫn trò chìm đắm mà thôi. chưa ngộ đạo thì chỉ có tham cứu, học hỏi trao đổi. còn mở giọng giảng Đạo thì chỉ có mấy con gà mái mới chịu nghe thôi.
nếu giảng là phải lấy cái hiểu của mình mà nói. còn lại lấy kinh điển ra để thay lời mình thì cần chi. ông goole không thiếu cái chi cả
 

Quan Âm Các

Active Member
Thượng toạ
Tham gia
23 Thg 8 2014
Bài viết
264
Điểm tương tác
127
Điểm
43
Xin cho hỏi theo quan niệm của bạn thế nào làThầy?
Các lời của Phật - Tổ có được gọi là Thầy ?
Nếu được thì thì hà cớ chi cứ phải có một ông Thầy bằng xương bằng thịt cụ thể.
Cho hỏi có ông Thầy nào ở đây và ở ngoài đời dạy tốt hơn được các lời dạy của Phật - Tổ?
Phải chăng lời dạy của Phật - Tổ không có giá trị cụ thể với người tu học ?
Học không được là do lời Phật - Tổ kém , hay trí tuệ của chúng ta ngu si quá không hiểu nổi mà phải cần một ông Thầy tương ứng với trí tuệ của chúng ta..?
...............
Nếu còn tự ti đến nước cần phải có Thầy mới học được Đạo , thì muôn kiếp dù có Thầy cũng không bao giờ ngộ đạo. nói thế không có nghĩa có thầy là không ngộ đạo đâu nhé.
Thầy mà còn vô minh lại đi giảng đạo , thì chỉ tội cho cả Thầy lẫn trò chìm đắm mà thôi. chưa ngộ đạo thì chỉ có tham cứu, học hỏi trao đổi. còn mở giọng giảng Đạo thì chỉ có mấy con gà mái mới chịu nghe thôi.
nếu giảng là phải lấy cái hiểu của mình mà nói. còn lại lấy kinh điển ra để thay lời mình thì cần chi. ông goole không thiếu cái chi cả

Kính thưa Bạn muathularung. Chúc bạn an lạc, gia đình sức khỏe.

Xin hầu chuyện với bạn. Ở đây Quan Âm các chỉ tâm sự chia sẻ kinh nghiệm với bạn thôi...

muathularung: Các lời của Phật - Tổ có được gọi là Thầy ?
Nếu được thì thì hà cớ chi cứ phải có một ông Thầy bằng xương bằng thịt cụ thể.
Cho hỏi có ông Thầy nào ở đây và ở ngoài đời dạy tốt hơn được các lời dạy của Phật - Tổ?
Phải chăng lời dạy của Phật - Tổ không có giá trị cụ thể với người tu học ?
Học không được là do lời Phật - Tổ kém , hay trí tuệ của chúng ta ngu si quá không hiểu nổi mà phải cần một ông Thầy tương ứng với trí tuệ của chúng ta..?

Trả lời: Bạn nên ghi rõ lời của "Phật và Tổ ghi trong giấy" có được gọi là Thầy ? Như vậy mới đúng ý nghĩa. Bởi vì nếu Phật và Tổ còn tại thế thì ta đã có Thầy sáng rồi, còn cầu chi nữa ? Còn đối với giấy thì , Tổ Tông Bổn dạy :

"Coi giấy xưa chấp trước hữu vô.
Lần mần dưới gốc cây khô,
Mà trông có trái gẫm âu nực cười.
Trong mắt người có ngươi mới tỏ,
Sách không thầy nói ngỏ làm sao.
Xưa nay chánh pháp truyền trao,
Không thầy há dễ mặt nào nên thân."


Thế đấy càng xem càng thêm chấp trước mà thôi !

muathularung: nếu giảng là phải lấy cái hiểu của mình mà nói. còn lại lấy kinh điển ra để thay lời mình thì cần chi. ông goole không thiếu cái chi cả

Bạn ơi "Cái hiểu của mình" chính là "Tri kiến lập tri " đó. Còn ông google là một đống giấy lộn . Người học thì tìm thấy tài liệu, ông đổ rác thì tìm được tiền ở đó...

muathularung: Xin cho hỏi theo quan niệm của bạn thế nào làThầy?

Thầy sáng là Tăng Bảo đó. Ở VN hiện nay có những vị đáng làm Thầy . Như : HT Thích Từ Thông, HT Thích Thanh Từ, HT: Thích Thiện Trí, HT Thích Trí Quảng. Bên Nam Tông HT Thích Thiện Tâm, Bên Khất sĩ HT Thích Giác Toàn, v.v... nói chung là những vị danh Tăng Thạc đức có tâm có tầm trên Thế giới ....Chí ít thì cũng là những Bậc Thầy dạy Đạo trong các trường Phật học.

Trong Pháp Bảo Đàn kinh có một câu chuyện tầm Thầy của Tổ Huyền giác như sau:

Vĩnh Gia Huyền Giác Thiền Sư, họ Ðới quê ở Ôn Châu. Thuở nhỏ tu học Kinh Luận, chuyên về pháp môn chỉ quán của Thiên Thai Tông, nhân xem Kinh Duy Ma Cật phát minh tâm địa (kiến tánh). Bỗng gặp đệ tử của Sư là Huyền Sách đến thăm, luận đàm với nhau; thấy lời nói của Huyền Giác khế hợp với Chư Tổ, Huyền Sách hỏi: Thượng Tọa đắc pháp nơi Thầy nào? Ðáp: Tôi nghe giảng Kinh Luận Ðại Thừa, mỗi mỗi đều có Thầy truyền thừa, sau xem Kinh Duy Ma Cật ngộ tự tâm Phật, nhưng chưa có Thầy ấn chứng. Huyền Sách nói: Trước thời Phật Oai Âm Vương thì được, sau thời Phật Oai Âm Vương, không Thầy mà tự ngộ, ấy đều là thiên nhiên ngoại đạo. Giác nói: Vậy xin nhờ Thượng Tọa vì tôi ấn chứng. Sách nói: Lời tôi chẳng đáng kể, ở Tào Khê nay có Lục Tổ Ðại Sư, các nơi đều tụ tập đến đó để thọ pháp, hễ đi thì cùng nhau đi. Huyền Giác bèn cùng với Huyền Sách đến tham vấn. ...

 

Quan Âm Các

Active Member
Thượng toạ
Tham gia
23 Thg 8 2014
Bài viết
264
Điểm tương tác
127
Điểm
43
* 4 Tướng.

Trong kinh Viên giác Phật dạy:

"Tất cả chúng sanh từ hồi nào đến giờ, do vọng tưởng điên đảo, chấp bốn tướng: Ngã, Nhơn, Chúng sanh và Thọ mạng, cho là thật thể của ta; rồi sanh ra hai cảnh: thương và ghét. Thế là ở nơi thân thể này đả hư vọng, lại chấp thêm cái hư vọng nữa.

Bởi hai lớp vọng nương nhau, sanh ra các vọng nghiệp. Vì có vọng nghiệp nên vọng thấy có sanh tử luân hồi. Những người nhàm chán sanh tử luân hồi thì lại vọng thấy có Niết bàn.

Bởi thế nên không thể nhập được Viên giác thanh tịnh; chớ không phải tánh Viên giác này chống cản không cho chúng sanh nhập. Và những người nhập được, cũng không phải tại tánh Viên giác chấp thuận hay cho họ nhập vậy. Thế nên kẻ khởi niệm hay người dứt niệm cũng đều là mê muội. Tại sao thế ? - Bởi vì vô minh đã khởi sẵn (bổn khởi vô minh) và làm chủ tể từ vô thỉ vậy."


+ 4 Tướng có thô có tế.

- 1. Trong lúc bình thường thì cái Ta hiện ra không rõ rệt, đến khi nghịch cảnh, bị người đánh đập hoặc hủy nhục v.v.. lúc bấy giờ cái Ngã tướng hiện ra mới rõ ràng. Ðâylà cái NGã tướng thô.

2. Người tu hành, một mình ở trong núi sâu rừng thẳm, không gặp các cảnh thuận nghịch, tâm không phân biệt mình với người, lúc bấy giờ tưởng mình đã chứng được “vô ngã” rồi. Ðến khi gặp cảnh buồn vui thử thách, tâm mừng giận nổi lên, lúc bấy giờ Ngã tướng hiện ra y nguyên. Cho đến lúc tự thấy mình đắc Ðạo hay chứng Niết bàn tịch tịnh của Như Lai cũng đều còn NGã tướng, song có phần vi tế hơn trước. Bởi vì còn biết có Niết bàn hay quả Phật sở chứng (được chứng), tất nhiên phải có cái Ta “năng chứng”. Nếu năng chứng và sở chứng chưa hết (bỉ, thử chưa trừ) tức là còn Ngã tướng.

+ Tế của 4 tướng có 4:

1. Thấy mình Chứng là ngã tướng
2. Thấy mình Ngộ là nhơn tướng
3. Thấy mình Liễu là chúng sanh tướng
4. Thấy mình Giác là thọ mạng tướng

Chứng, ngộ, liễu, giác là 4 Phần vô minh hoặc của người tu.

Phật dạy phương pháp nhập Viên giác

-Này Thiện nam! chúng sanh đời sau trông mong thành Ðạo, mà không cầu cho ngộ đạo; chỉ ưa học nhiều nói suông, để tăng trưởng ngã tướng.

Hành giả phải phát tâm đại dõng mãnh, hàng phục các phiền não. Những pháp lành chưa chứng được phải tinh tấn tu cho chứng; các pháp ác chưa đoạn cho đưọc; khi xúc ảnh không sanh tham, sân, si, mạn, ái và tật đố v.v.. nào nhơn, ngã, bỉ, thử, ân ái v.v.. đều vắng lặng. Như Lai ấn chứng cho người này, lần lượt sẽ thành tựu được Viên giác.

Trên đường tu hành, hành giả phải cầu thiện hữu tri thức chỉ dẫn mới khỏi bị đọa tà kiến. Song, nếu hành giả đối với Thiện tri thức, lại phân biệt sang hèn, sanh tâm thương ghét, thì cũng không thể nhập được biển Viên giác thanh tịnh.


http://www.tangthuphathoc.net/phathoc/phathocphothong-8.9.htm
 

Quan Âm Các

Active Member
Thượng toạ
Tham gia
23 Thg 8 2014
Bài viết
264
Điểm tương tác
127
Điểm
43
*Kinh hoa Nghiêm nói: "Tâm, Phật, chúng sanh tam vô sai biệt".

Bởi vậy phần PHỤ CHÚ: (có ghi)

Chẳng nhớ tất cả pháp đó là chơn thật thiền định.

Không nhớ không niệm thời tất cả pháp đều không: không ngã, không nhơn,

không phàm, không thánh, không chúng sanh, không Phật, không cảnh cũng không tâm.


....... Vì vậy xét ra từ ngữ : "Văn Thù Sư Lợi quan niệm có Phật chúng sanh nên bị ta đày vào núi Thiết Vi." Là không phải có bỉ thử, ngã nhơn. Thì làm gì có ông Phật nào dụng tâm "đày" ai vào núi Thiết Vi.

....... Ở đây ta phải hiểu:

- Phật là chỉ cho Tâm.

- Văn Thù Sư Lợi là chỉ cho Trí huệ.

- Núi Thiết vi là chỉ cho "bổn khởi vô minh".

Có nghĩa là người tu, nếu vừa móng khởi có Phật, có chúng sanh, tức thì liền rơi vào "bổn khởi vô minh", tức thời lìa "Thể Như" (Phật), tức thời mắc phải Tri kiến lập tri, mà bị cái rào sắt NGÃ và PHÁP (thiết vi) cột trói, rơi vào sanh tử luân hồi vậy.


images


....... Như vậy thì câu thiền ngữ:

“Đêm rồi vì Văn Thù Sư Lợi quan niệm có Phật có chúng sanh nên bị ta đày vào núi Thiết Vi”.

Chí ít, phải nên hiểu là :

.......Hồi tưởng lại một thoáng vô minh trong tiền kiếp. Do Trí móng khởi có Phật, có chúng sanh, tức thì liền rơi vào "bổn khởi vô minh", tức thời lìa "Thể Như" (Phật), tức thời mắc phải Tri kiến lập tri, mà bị cái rào sắt NGÃ và PHÁP (thiết vi) cột trói, rơi vào sanh tử luân hồi vậy.
 

nguoidienhocphat

Registered
Phật tử
Tham gia
25 Thg 3 2015
Bài viết
175
Điểm tương tác
117
Điểm
43
* 4 Tướng.

Trong kinh Viên giác Phật dạy:

"Tất cả chúng sanh từ hồi nào đến giờ, do vọng tưởng điên đảo, chấp bốn tướng: Ngã, Nhơn, Chúng sanh và Thọ mạng, cho là thật thể của ta; rồi sanh ra hai cảnh: thương và ghét. Thế là ở nơi thân thể này đả hư vọng, lại chấp thêm cái hư vọng nữa.

Bởi hai lớp vọng nương nhau, sanh ra các vọng nghiệp. Vì có vọng nghiệp nên vọng thấy có sanh tử luân hồi. Những người nhàm chán sanh tử luân hồi thì lại vọng thấy có Niết bàn.

Bởi thế nên không thể nhập được Viên giác thanh tịnh; chớ không phải tánh Viên giác này chống cản không cho chúng sanh nhập. Và những người nhập được, cũng không phải tại tánh Viên giác chấp thuận hay cho họ nhập vậy. Thế nên kẻ khởi niệm hay người dứt niệm cũng đều là mê muội. Tại sao thế ? - Bởi vì vô minh đã khởi sẵn (bổn khởi vô minh) và làm chủ tể từ vô thỉ vậy."


+ 4 Tướng có thô có tế.

- 1. Trong lúc bình thường thì cái Ta hiện ra không rõ rệt, đến khi nghịch cảnh, bị người đánh đập hoặc hủy nhục v.v.. lúc bấy giờ cái Ngã tướng hiện ra mới rõ ràng. Ðâylà cái NGã tướng thô.

2. Người tu hành, một mình ở trong núi sâu rừng thẳm, không gặp các cảnh thuận nghịch, tâm không phân biệt mình với người, lúc bấy giờ tưởng mình đã chứng được “vô ngã” rồi. Ðến khi gặp cảnh buồn vui thử thách, tâm mừng giận nổi lên, lúc bấy giờ Ngã tướng hiện ra y nguyên. Cho đến lúc tự thấy mình đắc Ðạo hay chứng Niết bàn tịch tịnh của Như Lai cũng đều còn NGã tướng, song có phần vi tế hơn trước. Bởi vì còn biết có Niết bàn hay quả Phật sở chứng (được chứng), tất nhiên phải có cái Ta “năng chứng”. Nếu năng chứng và sở chứng chưa hết (bỉ, thử chưa trừ) tức là còn Ngã tướng.

+ Tế của 4 tướng có 4:

1. Thấy mình Chứng là ngã tướng
2. Thấy mình Ngộ là nhơn tướng
3. Thấy mình Liễu là chúng sanh tướng
4. Thấy mình Giác là thọ mạng tướng

Chứng, ngộ, liễu, giác là 4 Phần vô minh hoặc của người tu.

Phật dạy phương pháp nhập Viên giác

-Này Thiện nam! chúng sanh đời sau trông mong thành Ðạo, mà không cầu cho ngộ đạo; chỉ ưa học nhiều nói suông, để tăng trưởng ngã tướng.

Hành giả phải phát tâm đại dõng mãnh, hàng phục các phiền não. Những pháp lành chưa chứng được phải tinh tấn tu cho chứng; các pháp ác chưa đoạn cho đưọc; khi xúc ảnh không sanh tham, sân, si, mạn, ái và tật đố v.v.. nào nhơn, ngã, bỉ, thử, ân ái v.v.. đều vắng lặng. Như Lai ấn chứng cho người này, lần lượt sẽ thành tựu được Viên giác.

Trên đường tu hành, hành giả phải cầu thiện hữu tri thức chỉ dẫn mới khỏi bị đọa tà kiến. Song, nếu hành giả đối với Thiện tri thức, lại phân biệt sang hèn, sanh tâm thương ghét, thì cũng không thể nhập được biển Viên giác thanh tịnh.


http://www.tangthuphathoc.net/phathoc/phathocphothong-8.9.htm

Lời của dạy của thầy Thích Thiện Hoa thật không thể nghĩ bàn, bài viết của đạo hữu cũng vậy. Thật là xót thương cho chúng sanh thời mạt pháp. Tu không xuất phát từ cái tâm từ bi mà từ cái ngã của mình. Với một cái tâm hẹp hòi ích kỷ như vậy thì chưa có thể học được làm người mà vội cho mình là một thiện trí thức giáo hóa chúng sanh, cho mình là người có kinh nghiệm tu tập, cho mình là người thông thạo tam tạng kinh điển, cho mình là người chứng đắc. Thật là đáng xấu hổ, nếu dũng cảm 1 lần chỉ 1 lần thôi nhìn lại cái tâm mình thì tự mình thấy nó thối biết chừng nào. Có vẻ vang gì mà tu nhiều năm đọc nhiều kinh điển nhưng tham sân si mạn nghi càng tăng trưởng. Thử hỏi có bằng 1 đứa bé thành tâm niệm một câu Nam mô A di đà Phật, thử hỏi có bằng 1 người điên trong cơn bấn loạn thốt lên 2 từ Mô Phật.
Nói nhiều hý luận nhiều đưa ra kinh điển lời chư Tổ làm gì mà cái cơ bản là cái Tâm Từ Bi không có. Khác nào bôi tro trét trấu vào chư Phật, chư Tổ làm cho chúng sanh càng thêm khinh bỉ Phật pháp. Tu gì mà cao siêu quá nói ra là nhả chữ phun kinh, gậy tổ liền theo nhưng chỉ cần ai đụng chuyện với mình ai sân si với mình thì sân si nổi lên tìm cách triệt hạ, tìm cách hạ bệ, tìm cách nói xấu, dùng ngôn từ mà ở ngoài đời người ta còn chưa dùng, mục đích chỉ bảo vệ cái ngã của mình, thử hỏi những người như vậy thiện tri thức nào có thể tiếp cận được họ. Thử hỏi những hành động như thế người không biết đạo còn không hành như thế, huống hồ chi là những người tự xưng hô mình là Phật tử.
Thật đáng buồn thay, thật đáng xấu hổ thay! Nếu ai còn có chút tự trọng thì hãy cùng người điên này sám hối những tội lỗi đó, hãy tu từ Tâm trước. Tại sao ngày xưa thời đức Phật chỉ nhờ vào những lời dạy bình dị của Đức Phật mà các vị đều đã quả A la hán. Còn bây giờ ai cũng kinh điển thuộc lầu mà sao muôn người tu 1-2 người ngộ đạo. Thời đức Phật mấy ai biết chữ, mấy ai đọc được kinh sách, mà có kinh sách đâu mà đọc vậy mà chứng đắc. Thời mạt pháp người người nói pháp mà mấy ai được chứng đắc, mở miệng ra là nói cao siêu kinh này điển nọ, ngôn ngữ thiền không ra thiền, nho không ra nho, Việt không ra việt nhưng họ nói thấy càng khó hiểu là nghĩ mình càng cao siêu. Vì sao lại vậy? Câu trả lời là họ không lấy 4 chữ này làm gốc:
TỪ BI LÀM GỐC​
 

Chủ đề tương tự

Who read this thread (Total readers: 0)
    Bên trên