Tùy duyên.

Quay lại

Registered
Phật tử
Tham gia
15 Thg 7 2013
Bài viết
100
Điểm tương tác
76
Điểm
28
Tùy Duyên​


Chỉ luận bàn thêm về hai chử "tùy duyên".

<P style="TEXT-INDENT: 25pt; TEXT-ALIGN: justify">Chử "tùy duyên" thật thậm thâm nghĩa, mà rất nhiều người thường hay lạm dụng. Ngay trong câu trích dẩn :"Ở đời... Tùy duyên" hình như là một bản dịch bài thơ thiền của Trần Nhân Tông. Như sau :
<p style="padding-left: 56px;">Cư trần lạc đạo thả tuỳ duyên,
Cơ tắc xan hề khốn tắc miên.
Gia trung hữu bảo hưu tầm mịch,
Đối cảnh vô tâm mạc vấn Thiền.
</p>

dịch là :

<p style="padding-left: 56px;">Ở đời vui đạo cứ tuỳ duyên
Hể đói thì ăn mệt ngủ liền
Trong nhà sẵn ngọc tìm đâu nữa
Đối cảnh vô tâm hỏi chi thiền.</p>
<P style="TEXT-INDENT: 25pt; TEXT-ALIGN: justify">Đây là nghĩa của người đã liễu đạt tánh không. Trong tánh không ấy duyên sanh ra vạn pháp, và vạn pháp hồi đáp lại "hư không". Cho nên, dù có nói là "ở đời" hay có nói là "vui đạo" hoặc nói là "tùy duyên" thì thật tánh là chẳng có đời, chẳng có ai ở đời, chẳng có đạo, củng chẳng có người vui đạo, củng chẳng có duyên, và chẳng có ai "tuỳ".
<P style="TEXT-INDENT: 25pt; TEXT-ALIGN: justify">Đó là nơi không tánh tùy duyên và là thật tánh của nghĩa ngữ: "Tùy duyên".
<P style="TEXT-INDENT: 25pt; TEXT-ALIGN: justify">Đối lại, phàm phu (còn chấp vào nghĩa của ngử), rơi vào lạm dụng thiền ngôn. Khi còn bị trói buộc của nghiệp lực, ác kiến, tà kiến, ái kiến ... thì cái duyên tới lại chính là do nghiệp lực sanh và hồi đáp lại, còn có đối tượng để mà tác động thì .. lạm dụng chử tùy duyên ... là rơi đoạ ngay Địa ngục nhanh như tên bắn !
<P style="TEXT-INDENT: 25pt; TEXT-ALIGN: justify">Dụ như một người buông xuôi đầu hàng tất cã những duyên tới ... rồi lạm dụng :" ở đời vui đạo cứ tùy duyên", bụng có thèm thịt chó, nên lở có ai mời thịt chó thì ... tùy duyên... đớp! Chưa diệt được tham sắc, mà lở có cô nào nói thương thì ... tùy duyên ... thương lại ???
<P style="TEXT-INDENT: 25pt; TEXT-ALIGN: justify">Chử tùy duyên lúc nầy hiểu là "tôi chỉ là người bị động, chớ chẳng phải do tôi chủ động", đây là cách hiểu méo mó và lạm dụng thiền ngôn.
<P style="TEXT-INDENT: 25pt; TEXT-ALIGN: justify">Một khái niệm nửa là "Tránh duyên", hay nói đầy đũ hơn là "biết tránh duyên". Biết tránh duyên tức là "tùy duyên".
<P style="TEXT-INDENT: 25pt; TEXT-ALIGN: justify">Tránh duyên có nghĩa là dụng trí tuệ tránh trước duyên có thễ vướng mắc, thí dụ : tránh xa cái bàn nhậu, chứ lảng vãng qua lại tới lui thì thế nào củng bị mời. Chùa 10h30 cúng, mà đường Sài Gòn thường kẹt xe rất lâu thì chắc ăn là đi sớm lúc 4h00, nếu muốn kịp cúng. Lở có sớm, thì mình "tùy duyên" ngồi chờ chuông, chớ kẻo bỏ lở .
<P style="TEXT-INDENT: 25pt; TEXT-ALIGN: justify">Như vậy, biết tránh duyên chính là tùy duyện, tùy theo hoàn cảnh, vị thế, mà suy xét, hoặc tránh xa, hoặc tới gần, hoặc trước, hoặc sau, hoặc tới phãi sớm, hoặc không vôi vã.
<P style="TEXT-INDENT: 25pt; TEXT-ALIGN: justify">Và muốn tùy duyên phãi cần có trí tuệ, không phải tùy duyên là buông xuôi, chờ duyên tới thì tùy, củng không phải đối kháng, sanh ra lúc nào củng chực chờ duyên tới.
<P style="TEXT-INDENT: 25pt; TEXT-ALIGN: justify">Hàng đại cao thủ, thì duyên tới là tùy, bởi vì đại cao thủ như hư không, duyên tới như gió thỗi vào nhà trống. Chẵng có gì vướng, chẵng giử lại chút gì. Hạng phàm phu thì nên luôn học hỏi, quán xét, đễ phát sinh trí tuệ ứng phó mọi duyên đễ mà tùy, thì dù không bằng đại cao thủ nhưng ít nhiều củng không bị lôi xệch.
 
Who read this thread (Total readers: 0)
    Bên trên