trừng hải

VÂN THÂM XỨ NGÃ, trừng hải

Ba Tuần

Well-Known Member
Thành viên BQT
Tham gia
28/7/16
Bài viết
1,837
Điểm tương tác
904
Điểm
113
Chỉ có thể ví dụ thế này, khi đọc truyện, cảnh giới trong truyện hiện ra vốn gốc nó là TÂM, trước đó nó chẵng có ở chổ nào, tức là thường tịch mà sanh. sanh không chổ sanh, diệt không chổ diệt, nên gọi thường tịch!

Hề hề

Gượng thí dụ luận giải để có chỗ cho ý thức bám vào thì cũng được. Xong chỗ này là chuyện cổ tích xa thật là xa của các vị Cổ Phật khi cố nói cho con cháu biết vì sao nằm ngủ lại mơ mộng đủ thứ mà tỉnh dậy chả thấy cái gì! Nhớ là có mà sao ko thấy?

Phật bảo này con: chúng sanh đang khóc kìa, giật mình, mơ tiếp!

Mộ Phần.
 
GÓP PHẦN LAN TỎA GIÁ TRỊ ĐẠO PHẬT

Ủng hộ Diễn Đàn Phật Pháp không chỉ là đóng góp vào việc duy trì sự tồn tại của Diễn Đàn Phật Pháp Online mà còn giúp cho việc gìn giữ, phát huy, lưu truyền và lan tỏa những giá trị nhân văn, nhân bản cao đẹp của đạo Phật.

Mã QR Diễn Đàn Phật Pháp

Ngân hàng Vietcombank

DUONG THANH THAI

0541 000 1985 52

Nội dung: Tên tài khoản tại diễn đàn - Donate DDPP (Ví dụ: thaidt - Donate DDPP)

Kiến Minh

Registered
Phật tử
Tham gia
17/7/16
Bài viết
10
Điểm tương tác
4
Điểm
3
Hề hề

Gượng thí dụ luận giải để có chỗ cho ý thức bám vào thì cúng được. Xong chỗ này là chuyện cổ tích xa tHật là xa của các vị Cổ Phật khi cố nói cho con cháu biết vì sao nằm ngủ lại mơ mộng đủ thứ mà tỉnh dậy chả thấy cái gì! Nhớ là có mà sao ko thấy?

Phật bảo này con: chúng sanh đang khóc kìa, giật mình, mơ tiếp!

Mộ Phần.


Vốn chẵng thể tỉnh nên ở trong mơ biết mình mơ thì chỉ có thể hành hạnh Bồ tát đi khắp thế giới hoa tạng mà ăn chơi tẹt ga thôi, mà đi chơi thì phải lo kiếm tiền không lại ăn xin dọc đường lại bảo hèn con Phật hì hì... :eek:nion21:
 

Ba Tuần

Well-Known Member
Thành viên BQT
Tham gia
28/7/16
Bài viết
1,837
Điểm tương tác
904
Điểm
113
Vốn chẵng thể tỉnh nên ở trong mơ biết mình mơ thì chỉ có thể hành hạnh Bồ tát đi khắp thế giới hoa tạng mà ăn chơi tẹt ga thôi, mà đi chơi thì phải lo kiếm tiền không lại ăn xin dọc đường lại bảo hèn con Phật hì hì... :eek:nion21:

Ây dà, "dân chơi, dân chơi ", thật là cũng biết hưởng thụ mà!

Mộ Phần.
 

Kiến Minh

Registered
Phật tử
Tham gia
17/7/16
Bài viết
10
Điểm tương tác
4
Điểm
3
Ây dà, "dân chơi, dân chơi ", thật là cũng biết hưởng thụ mà!

Mộ Phần.


Của báu sẵn có, muốn lữa có lửa, muốn ăn có ăn, muốn đi liền đi, muốn dừng liền dừng, thế giới hoa tạng trong tay, tha hồ trang nghiêm còn đòi gì nữa hì hì...
 

Ba Tuần

Well-Known Member
Thành viên BQT
Tham gia
28/7/16
Bài viết
1,837
Điểm tương tác
904
Điểm
113
Của báu sẵn có, muốn lữa có lửa, muốn ăn có ăn, muốn đi liền đi, muốn dừng liền dừng, thế giới hoa tạng trong tay, tha hồ trang nghiêm còn đòi gì nữa hì hì...

Ây dà, kiếm tiền đã khó, tiêu tiền càng khó hơn! "Ăn chơi" cũng phải biết cách thì nó mới "sướng" được! Hề hề.

Hoa Tạng cũng có nhiều vị "ăn chơi" ác lắm, bỏ cả mạng để "chơi" cơ mà! "chơi" sang dã man!

Mộ Phần.

(chỗ này là nói chuyện cá nhân cho vui vẻ thôi nha các bạn, có gì không thoả đáng bỏ qua cho tớ nghen!

Chân thành đa tạ! Đập đầu sám hối!)
 

tapchoi82

Registered
Phật tử
Tham gia
22/5/16
Bài viết
1,242
Điểm tương tác
148
Điểm
63
Ây dà, kiếm tiền đã khó, tiêu tiền càng khó hơn! "Ăn chơi" cũng phải biết cách thì nó mới "sướng" được! Hề hề.

Hoa Tạng cũng có nhiều vị "ăn chơi" ác lắm, bỏ cả mạng để "chơi" cơ mà! "chơi" sang dã man!

Mộ Phần.

(chỗ này là nói chuyện cá nhân cho vui vẻ thôi nha các bạn, có gì không thoả đáng bỏ qua cho tớ nghen!

Chân thành đa tạ! Đập đầu sám hối!)

Hề hề, nói chuyện với lão ca ngươi quả là nhân sinh khoái hoạt, thôi tiểu đệ cũng dập đầu sám hối kẻo người sinh tâm bất thiện thì lão ca ngươi lại phải nhọc công chạy theo mà tiểu đệ lại mất hứng hì hì...
 

trừng hải

Well-Known Member
Thành viên BQT
Tham gia
30/7/13
Bài viết
1,330
Điểm tương tác
956
Điểm
113
VÂN THÂM XỨ NGÃ chỉ mới viết ở phần dẫn khai từ mà nghe đã như sóng vỡ vào bờ lộ đá trơ gan cùng tuế nguyệt, nên xin ngưng vậy.

Phật Pháp trường tồn. Hẹn ngày tái ngộ?
Trừng Hải

 

tapchoi82

Registered
Phật tử
Tham gia
22/5/16
Bài viết
1,242
Điểm tương tác
148
Điểm
63
VÂN THÂM XỨ NGÃ chỉ mới viết ở phần dẫn khai từ mà nghe đã như sóng vỡ vào bờ lộ đá trơ gan cùng tuế nguyệt, nên xin ngưng vậy.

Phật Pháp trường tồn. Hẹn ngày tái ngộ?
Trừng Hải



Viết tiếp đi sư phụ ơi!

Người trách con tới phá đám sao, tội này sao con gánh? Hu hu...
 

trừng hải

Well-Known Member
Thành viên BQT
Tham gia
30/7/13
Bài viết
1,330
Điểm tương tác
956
Điểm
113
Viết tiếp đi sư phụ ơi!

Người trách con tới phá đám sao, tội này sao con gánh? Hu hu...

"Đám" nào mà "phá"!??? Dân gian nói "ăn no to đám", nhiều người đến là đám to đấy chứ, hề hề.

Mến, Trừng Hải
 

Ba Tuần

Well-Known Member
Thành viên BQT
Tham gia
28/7/16
Bài viết
1,837
Điểm tương tác
904
Điểm
113
Phải đó, bạn Trừng Hải cứ viết tiếp đi, mấy lời nhảm nhí của hai đứa bạn cứ xoá đi cho mọi người dễ theo dõi.

Tại tớ mải nói chuyện với tên "dị tật" nên xơ xót thành bầy rác bừa bãi.

Sám hối, sám hối.

Bỏ qua nghen.

Mộ Phần.
 

doccoden

Well-Known Member
Thành viên BQT
Tham gia
10/7/16
Bài viết
679
Điểm tương tác
414
Điểm
63
KÍNH LẠY THẾ TÔN, ĐẤNG THOÁT VÒNG PHIỀN NÃO, BẬC CHÁNH ĐẲNG CHÁNH GIÁC
Cầu cho chúng sanh an lạc, đắc giải thoát đáo Niết Bàn

Vacchagotta, một du phương khất sĩ cô độc và kỳ lạ; người đã bỏ ra mười mấy năm trời đi theo Tăng đoàn với Phật Đà dẫn đầu trên mọi nẻo đường hoành truyền Chánh Pháp với một khoảng cách vừa phải chỉ để quan sát và lắng nghe mọi bài Pháp mà Đức Phật tuyên ngôn rồi thi thoảng xin yết kiến Phật Đà chỉ để hỏi "Bạch sa môn Gotama, Ngã là có? Ngã là không? Ngã là có mà cũng là không?" và bắt gặp sự im lặng vi diệu đại từ bi tâm của Phật Đà mà chưa từng rung động bởi nghi tâm kia là vân thâm xứ ngã, vạn khổ ách sầu dòng dòng ái lệ vô chung là tâm thiết định đó người ơi.

Thế Gian là gì?

Nói một cách tổng quát mà toàn hảo phi ngôn, phi ngữ thì thế gian luôn có khởi đầu chính là Tứ đại và Không câu hữu với Thức mà hình thành Thế Gian tuân theo luật Nhân Quả bất khả tư nghì cấu thành Tu Di Sơn mà tạo thành Tam Thiên Đại Thiên Thế Giới được Phật giáo chỉ đích danh là Dục, Sắc và Vô sắc giới.
(còn tiếp)

Trừng Hải


Tôi không hiểu 'vân thâm xứ ngã' mà bạn Trừng Hải nói có nghĩa là gì, nhưng cần phải khẳng định lại cho rõ là Phật tuyên thuyết "vạn pháp đều vô ngã", kẻo nhiều người hiểu sai về phật pháp.

Sở dĩ Phật im lặng là vì ngài hiểu rằng Vacchagotta cũng như bao người khác, luôn tin rằng con người có bản ngã nên nếu nói 'không có ngã' thì họ sẽ sợ hãi và hiểu sai rằng 'chết là hết'.


Rồi du sĩ Vacchagotta đi đến Thế Tôn; sau khi đến, nói lên với Thế Tôn những lời chào đón hỏi thăm, sau khi nói lên những lời chào đón hỏi thăm thân hữu rồi ngồi xuống một bên.

Ngồi một bên, du sĩ Vacchagotta thưa với Thế Tôn:

—Thưa Tôn giả Gotama, có tự ngã không?

Khi được hỏi vậy, Thế Tôn im lặng.

—Thưa Tôn giả Gotama, có tự ngã không?

Lần thứ hai, Tôn giả Gotama giữ im lặng.

Rồi du sĩ Vacchagotta từ chỗ ngồi đứng dậy và ra đi.

Rồi Tôn giả Ānanda, sau khi du sĩ Vacchagotta ra đi không bao lâu, liền bạch Thế Tôn:

—Bạch Thế Tôn, vì sao Thế Tôn không trả lời câu hỏi của du sĩ Vacchagotta?

—Này Ānanda, nếu được hỏi: “Có tự ngã không?”, và Ta trả lời cho du sĩ Vacchagotta là: “Có tự ngã”, như vậy, này Ānanda, thuộc về phái các Sa-môn, Bà-la-môn chấp thường kiến.

Và này Ānanda, nếu được hỏi: “Có phải không có tự ngã?” Và Ta trả lời cho du sĩ Vacchagotta là: “Không có tự ngã”, như vậy, này Ānanda, là thuộc về phái các Sa-môn, Bà-la-môn chấp đoạn kiến.

Lại nữa, này Ānanda, nếu được hỏi: “Có tự ngã không?” và Ta trả lời cho du sĩ Vacchagotta là: “Có tự ngã”, như vậy, câu trả lời của Ta có phù hợp với trí khởi lên rằng: “Tất cả các pháp là vô ngã”?

—Thưa không, bạch Thế Tôn.

—Lại nữa, này Ānanda, nếu được hỏi: “Có phải không có tự ngã?” và Ta trả lời cho du sĩ Vacchagotta là: “Không có tự ngã”, như vậy, này Ānanda, lại làm cho du sĩ Vacchagotta càng ngơ ngác bối rối hơn nữa: “Trước đây ta có tự ngã, nay không có tự ngã nữa”.

(Tương Ưng Bộ IV, chương 10, phần Ananda)
 

trừng hải

Well-Known Member
Thành viên BQT
Tham gia
30/7/13
Bài viết
1,330
Điểm tương tác
956
Điểm
113
Tôi không hiểu 'vân thâm xứ ngã' mà bạn Trừng Hải nói có nghĩa là gì, nhưng cần phải khẳng định lại cho rõ là Phật tuyên thuyết "vạn pháp đều vô ngã", kẻo nhiều người hiểu sai về phật pháp.

Sở dĩ Phật im lặng là vì ngài hiểu rằng Vacchagotta cũng như bao người khác, luôn tin rằng con người có bản ngã nên nếu nói 'không có ngã' thì họ sẽ sợ hãi và hiểu sai rằng 'chết là hết'.


Rồi du sĩ Vacchagotta đi đến Thế Tôn; sau khi đến, nói lên với Thế Tôn những lời chào đón hỏi thăm, sau khi nói lên những lời chào đón hỏi thăm thân hữu rồi ngồi xuống một bên.

Ngồi một bên, du sĩ Vacchagotta thưa với Thế Tôn:

—Thưa Tôn giả Gotama, có tự ngã không?

Khi được hỏi vậy, Thế Tôn im lặng.

—Thưa Tôn giả Gotama, có tự ngã không?

Lần thứ hai, Tôn giả Gotama giữ im lặng.

Rồi du sĩ Vacchagotta từ chỗ ngồi đứng dậy và ra đi.

Rồi Tôn giả Ānanda, sau khi du sĩ Vacchagotta ra đi không bao lâu, liền bạch Thế Tôn:

—Bạch Thế Tôn, vì sao Thế Tôn không trả lời câu hỏi của du sĩ Vacchagotta?

—Này Ānanda, nếu được hỏi: “Có tự ngã không?”, và Ta trả lời cho du sĩ Vacchagotta là: “Có tự ngã”, như vậy, này Ānanda, thuộc về phái các Sa-môn, Bà-la-môn chấp thường kiến.

Và này Ānanda, nếu được hỏi: “Có phải không có tự ngã?” Và Ta trả lời cho du sĩ Vacchagotta là: “Không có tự ngã”, như vậy, này Ānanda, là thuộc về phái các Sa-môn, Bà-la-môn chấp đoạn kiến.

Lại nữa, này Ānanda, nếu được hỏi: “Có tự ngã không?” và Ta trả lời cho du sĩ Vacchagotta là: “Có tự ngã”, như vậy, câu trả lời của Ta có phù hợp với trí khởi lên rằng: “Tất cả các pháp là vô ngã”?

—Thưa không, bạch Thế Tôn.

—Lại nữa, này Ānanda, nếu được hỏi: “Có phải không có tự ngã?” và Ta trả lời cho du sĩ Vacchagotta là: “Không có tự ngã”, như vậy, này Ānanda, lại làm cho du sĩ Vacchagotta càng ngơ ngác bối rối hơn nữa: “Trước đây ta có tự ngã, nay không có tự ngã nữa”.

(Tương Ưng Bộ IV, chương 10, phần Ananda)

_ Vân Thâm Xứ Ngã là tên gọi một tiểu luận viết...chưa xong nên ngay chính cả Trừng Hải cũng không biết nó đi...về đâu thì làm sao hiểu được, hề hề?! Phần mở đầu nói về Vacchagotta là do cảm thán thân phận con người luôn luôn kiếm tìm cái Ngã-Vô Ngã (mà Phật tử nên quán sát nó như hai mặt của một vấn đề chớ không sa vào chỗ cực đoan Có_Không biên kiến) khi vẫn bị nhốt chặc trong ngục tù thiết định sanh diệt ấm, giới, nhập dòng dòng khổ lệ vô chung mà không biết về nơi nao nên gọi là Vân Thâm Xứ.

_ Cám ơn đạo hữu đã trích dẫn lại kinh văn để giải thích cho sự việc Phật Đà im lặng mà thực ra chỗ tịch ngôn đó vốn là Vi Diệu Đại Từ Bi Tâm lay động ba ngàn cõi giới thức tỉnh phàm phu hữu tình viễn ly ngục tù điên đảo phi hữu.

Trăm năm một bước rồi thôi
Bằng an đâu có giữa trời hư vô.

Trừng Hải
 

doccoden

Well-Known Member
Thành viên BQT
Tham gia
10/7/16
Bài viết
679
Điểm tương tác
414
Điểm
63
_ Vân Thâm Xứ Ngã là tên gọi một tiểu luận viết...chưa xong nên ngay chính cả Trừng Hải cũng không biết nó đi...về đâu thì làm sao hiểu được, hề hề?! Phần mở đầu nói về Vacchagotta là do cảm thán thân phận con người luôn luôn kiếm tìm cái Ngã-Vô Ngã (mà Phật tử nên quán sát nó như hai mặt của một vấn đề chớ không sa vào chỗ cực đoan Có_Không biên kiến) khi vẫn bị nhốt chặc trong ngục tù thiết định sanh diệt ấm, giới, nhập dòng dòng khổ lệ vô chung mà không biết về nơi nao nên gọi là Vân Thâm Xứ.

_ Cám ơn đạo hữu đã trích dẫn lại kinh văn để giải thích cho sự việc Phật Đà im lặng mà thực ra chỗ tịch ngôn đó vốn là Vi Diệu Đại Từ Bi Tâm lay động ba ngàn cõi giới thức tỉnh phàm phu hữu tình viễn ly ngục tù điên đảo phi hữu.

Trăm năm một bước rồi thôi
Bằng an đâu có giữa trời hư vô.

Trừng Hải


Vậy là sao? Ý bạn cho rằng Phật nói vạn vật đều vô thường và vô ngã là sai à? :D
 

trừng hải

Well-Known Member
Thành viên BQT
Tham gia
30/7/13
Bài viết
1,330
Điểm tương tác
956
Điểm
113
Vậy là sao? Ý bạn cho rằng Phật nói vạn vật đều vô thường và vô ngã là sai à? :D

_ Hề hề, không nên đặt vấn đề một cách "khiêu khích" như thế (vì có lời nào Trừng Hải nói vô thường, vô ngã là sai đâu!?).

_ Vô thường, Khổ và Vô Ngã là đặc tánh của pháp hữu vi do quán sát nhân duyên pháp. Hay nói cách khác khi đối tượng quán sát bằng pháp quán chiếu là chư hữu vi pháp duyên sanh thì hành giả sẽ thấy chư hữu vi pháp là Vô thường, Khổ và Vô ngã. Nhưng khi đối tượng quán chiếu là Vô Vi Pháp như Phật Đà Chánh Đẳng Giác (Phép quán tưởng Phật Đà) thì sẽ là Như Như, THƯỜNG LẠC NGÃ TỊNH.
Trên cũng là chỗ mà bạn mơ hồ nên bị nhầm lẫn mà không phân biệt được đâu là Nhận thức (hay Duy lý tức Tục đế), đâu là Bản thể (hay Huyền vi tức Chân đế) nên vô tri pháp quán phi thời không, không nhận thức lẫn vô bản thể.

Trừng Hải
 

doccoden

Well-Known Member
Thành viên BQT
Tham gia
10/7/16
Bài viết
679
Điểm tương tác
414
Điểm
63
_ Hề hề, không nên đặt vấn đề một cách "khiêu khích" như thế (vì có lời nào Trừng Hải nói vô thường, vô ngã là sai đâu!?).

_ Vô thường, Khổ và Vô Ngã là đặc tánh của pháp hữu vi do quán sát nhân duyên pháp. Hay nói cách khác khi đối tượng quán sát bằng pháp quán chiếu là chư hữu vi pháp duyên sanh thì hành giả sẽ thấy chư hữu vi pháp là Vô thường, Khổ và Vô ngã. Nhưng khi đối tượng quán chiếu là Vô Vi Pháp như Phật Đà Chánh Đẳng Giác (Phép quán tưởng Phật Đà) thì sẽ là Như Như, THƯỜNG LẠC NGÃ TỊNH.
Trên cũng là chỗ mà bạn mơ hồ nên bị nhầm lẫn mà không phân biệt được đâu là Nhận thức (hay Duy lý tức Tục đế), đâu là Bản thể (hay Huyền vi tức Chân đế) nên vô tri pháp quán phi thời không, không nhận thức lẫn vô bản thể.

Trừng Hải

Bạn nói 'không sa vào chỗ cực đoan Có_Không biên kiến' thì khi nói 'vô thường, vô ngã' cũng tức là sa vào chỗ cực đoan Có_Không biên kiến rồi :D

Bạn nói đó là 'đặc tánh của pháp hữu vi', chứ còn 'pháp vô vi' thì không có đặc tánh đó mà lại có những đặc tánh khác là THƯỜNG LẠC NGÃ TỊNH thì lại sai ở 2 điểm:

1. Bạn sa vào chỗ cực đoan, chia pháp ra thành HỮU_VÔ biên kiến rồi :D
2. Bạn gán cho vô vi pháp có đặc tánh trong khi bản chất các pháp là không có tự tánh.
 

trừng hải

Well-Known Member
Thành viên BQT
Tham gia
30/7/13
Bài viết
1,330
Điểm tương tác
956
Điểm
113
Bạn nói 'không sa vào chỗ cực đoan Có_Không biên kiến' thì khi nói 'vô thường, vô ngã' cũng tức là sa vào chỗ cực đoan Có_Không biên kiến rồi :D

Bạn nói đó là 'đặc tánh của pháp hữu vi', chứ còn 'pháp vô vi' thì không có đặc tánh đó mà lại có những đặc tánh khác là THƯỜNG LẠC NGÃ TỊNH thì lại sai ở 2 điểm:

1. Bạn sa vào chỗ cực đoan, chia pháp ra thành HỮU_VÔ biên kiến rồi :D
2. Bạn gán cho vô vi pháp có đặc tánh trong khi bản chất các pháp là không có tự tánh.

_ Không nên cắt rời một câu phức cấu thành từ hai mệnh đề như vậy để "hí luận", hề hề không nên không nên, "Phật tử nên quán sát như hai mặt của một vấn đề chớ không sa vào chỗ cực đoan Có-Không biên kiến".

1, Chớ xác lập trên ngôn ngữ rồi nương tựa vào đó mà lý luận, hề hề không nên không, lời của bạn hay lời của ai đi nữa đều là sản phẩm ngôn ngữ nhị nguyên nên việc xác lập đều có tính cực đoan.

2, Chớ nói càn khi chưa am tường Pháp Tụ Luận theo A tỳ đàm, hề hề không nên không nên, trao đổi về Pháp mà nói theo ý mình chớ không nương tựa Tam Tạng thì đó là lời của kẻ ngu phu ngu phụ.

_ Và cuối cùng nên đọc lại lời của Trừng Hải thật rõ ràng trước khi "lý luận" tiếp, hề hề nên nhớ nên nhớ.

Trừng Hải
 

tapchoi82

Registered
Phật tử
Tham gia
22/5/16
Bài viết
1,242
Điểm tương tác
148
Điểm
63
_ Không nên cắt rời một câu phức cấu thành từ hai mệnh đề như vậy để "hí luận", hề hề không nên không nên, "Phật tử nên quán sát như hai mặt của một vấn đề chớ không sa vào chỗ cực đoan Có-Không biên kiến".

1, Chớ xác lập trên ngôn ngữ rồi nương tựa vào đó mà lý luận, hề hề không nên không, lời của bạn hay lời của ai đi nữa đều là sản phẩm ngôn ngữ nhị nguyên nên việc xác lập đều có tính cực đoan.

2, Chớ nói càn khi chưa am tường Pháp Tụ Luận theo A tỳ đàm, hề hề không nên không nên, trao đổi về Pháp mà nói theo ý mình chớ không nương tựa Tam Tạng thì đó là lời của kẻ ngu phu ngu phụ.

_ Và cuối cùng nên đọc lại lời của Trừng Hải thật rõ ràng trước khi "lý luận" tiếp, hề hề nên nhớ nên nhớ.

Trừng Hải



Ha ha..

Con thấy ông da đen này ló đầu đang định bay vào chém thì sư phụ ra tay trước rồi :Đ

Dạo này công việc con bận tới tấp không có thời gian viết bài thưa thỉnh sư phụ, chỉ dùng điện thoại đọc bài nên ngại viết :D


Kính mong sư phụ mạnh khỏe an lạc :eek:nion05:
 

doccoden

Well-Known Member
Thành viên BQT
Tham gia
10/7/16
Bài viết
679
Điểm tương tác
414
Điểm
63
_ Không nên cắt rời một câu phức cấu thành từ hai mệnh đề như vậy để "hí luận", hề hề không nên không nên, "Phật tử nên quán sát như hai mặt của một vấn đề chớ không sa vào chỗ cực đoan Có-Không biên kiến".

1, Chớ xác lập trên ngôn ngữ rồi nương tựa vào đó mà lý luận, hề hề không nên không, lời của bạn hay lời của ai đi nữa đều là sản phẩm ngôn ngữ nhị nguyên nên việc xác lập đều có tính cực đoan.

2, Chớ nói càn khi chưa am tường Pháp Tụ Luận theo A tỳ đàm, hề hề không nên không nên, trao đổi về Pháp mà nói theo ý mình chớ không nương tựa Tam Tạng thì đó là lời của kẻ ngu phu ngu phụ.

_ Và cuối cùng nên đọc lại lời của Trừng Hải thật rõ ràng trước khi "lý luận" tiếp, hề hề nên nhớ nên nhớ.

Trừng Hải

Trừng Hải thân mến!

Nếu bạn cho rằng tôi hiểu sai thì tại sao bạn không giải thích là sai chỗ nào và đúng ý bạn là như thế nào? Do bạn nói tôi hiểu sai ý bạn nên tôi đành phải hỏi lại cho rõ trước khi thảo luận vấn đề, kẻo thành ra ông nói gà bà nói vịt :D

Trích lại phần bạn đã nói:

Vô thường, Khổ và Vô Ngã là đặc tánh của pháp hữu vi do quán sát nhân duyên pháp. Hay nói cách khác khi đối tượng quán sát bằng pháp quán chiếu là chư hữu vi pháp duyên sanh thì hành giả sẽ thấy chư hữu vi pháp là Vô thường, Khổ và Vô ngã. Nhưng khi đối tượng quán chiếu là Vô Vi Pháp như Phật Đà Chánh Đẳng Giác (Phép quán tưởng Phật Đà) thì sẽ là Như Như, THƯỜNG LẠC NGÃ TỊNH.

=> Từ những gì bạn nói, tôi hiểu ý bạn như vầy:

_ Pháp có 2 loại, là pháp hữu vi và pháp vô vi.
_ Pháp hữu vi có những tính chất Vô thường, Khổ và Vô Ngã.
_ Pháp vô vi có những tính chất Như Như, THƯỜNG LẠC NGÃ TỊNH.

Nếu tôi hiểu sai thì bạn hãy nói rõ sai chỗ nào, đúng ý bạn là thế nào, nhớ nhé. Nếu đúng thì cho tôi hỏi thêm một câu nữa:

_ THƯỜNG LẠC NGÃ TỊNH có phải là những đặc tính đúng theo tên gọi của nó không? (THƯỜNG là thường hằng bất biến, LẠC là lạc thú sung sướng, NGÃ là hiện hữu độc lập nhất như, TỊNH là tĩnh lặng như như bất động) Nếu sai thì bạn hãy giải thích những đặc tính trên là gì, kẻo hiểu sai ý bạn.


Vì bạn có nhắc đến Nhị nguyên và Bất nhị nên cho tôi hỏi hai thứ đó là gì? Tại sao bạn cho rằng sa vào biên kiến nhị nguyên là sai trái, còn bất nhị mới là chân lý?
 

trừng hải

Well-Known Member
Thành viên BQT
Tham gia
30/7/13
Bài viết
1,330
Điểm tương tác
956
Điểm
113
Chào bạn doccoden

_ Các câu hỏi dưới dạng định nghĩa bạn đưa ra thoạt tiên đọc thì thấy rõ ràng nhưng thật ra đứng trên phương diện học thuật thì...không đâu vào đâu. Ví dụ như Pháp không chia làm hai Hữu vi, Vô vi như bạn "định nghĩa" vì sẽ đưa đến việc nhầm lẫn Hữu vi pháp và Vô vi pháp đều là đối tượng nhận thức; cũng như THƯỜNG LẠC NGÃ TỊNH là thực tại phi thời không (Như thật hữu) chớ không phải là các đặc tánh ngược lại với Vô thường, Khổ, Vô Ngã, Bất tịnh mà bạn "định nghĩa" dễ dẫn dắt người đọc vào chỗ "đối lập" mà sanh cực đoan.

_ Nếu bạn muốn thảo luận "PHÁP LÀ GÌ?" thì hãy để Trừng Hải đưa ra một "dàn bài" y theo Lời Đức Phật Dạy rồi y tựa vào đó để thảo luận được chăng?

Trừng Hải
 

doccoden

Well-Known Member
Thành viên BQT
Tham gia
10/7/16
Bài viết
679
Điểm tương tác
414
Điểm
63
Chào bạn doccoden

_ Các câu hỏi dưới dạng định nghĩa bạn đưa ra thoạt tiên đọc thì thấy rõ ràng nhưng thật ra đứng trên phương diện học thuật thì...không đâu vào đâu. Ví dụ như Pháp không chia làm hai Hữu vi, Vô vi như bạn "định nghĩa" vì sẽ đưa đến việc nhầm lẫn Hữu vi pháp và Vô vi pháp đều là đối tượng nhận thức; cũng như THƯỜNG LẠC NGÃ TỊNH là thực tại phi thời không (Như thật hữu) chớ không phải là các đặc tánh ngược lại với Vô thường, Khổ, Vô Ngã, Bất tịnh mà bạn "định nghĩa" dễ dẫn dắt người đọc vào chỗ "đối lập" mà sanh cực đoan.

_ Nếu bạn muốn thảo luận "PHÁP LÀ GÌ?" thì hãy để Trừng Hải đưa ra một "dàn bài" y theo Lời Đức Phật Dạy rồi y tựa vào đó để thảo luận được chăng?

Trừng Hải

Haizz, thôi thì bạn muốn sao cũng được, nhưng phải nói cho rõ ràng ý bạn là như thế, như thế...thì mới có thể dựa vào đó mà thảo luận. Chứ chuyện gì bạn cũng cho rằng tôi hiểu sai ý bạn hết trong khi bạn lại không chịu nói rõ ý bạn là như thế nào, vậy thì bạn nói ra những điều đó để làm gì? :D


--------


Hy vọng bạn không phải một 'kẻ ngụy biện vô tận' mà kinh Phạm võng có nhắc đến :D :D :D



NHỮNG LÝ THUYẾT VỀ NGỤY BIỆN VÔ TẬN
(AMARĀVIKKHEPAVĀDA)

61.

A: "Ngụy biện vô tận" (amarā, nghĩa đen là bất tử). Ý nghĩa là: Quan điểm và lời nói của nhà lý thuyết này, mà tiếp tục rào đón không có giới hạn. "Ngụy biện": Lật đi lật lại bằng những cách sai biệt, "Ngụy biện vô tận": ngụy biện qua những quan điểm và lời nói không có chỗ kết thúc.

Một nghĩa từ nguyên khác: amāra là tên của một loại cá (có lẽ lươn). Bởi vì chúng lượn quanh trong nước, lúc ẩn lúc hiện, không thể tóm được chúng. Cũng vậy, lý thuyết này vơ vẩn chỗ này chỗ kia không thể nắm bắt được, do vậy nó có tên là "Luồn lách như lươn".


62. VỊ ẤY KHÔNG HIỂU NHƯ THỰC PHÁP NÀO LÀ THIỆN VÀ PHÁP NÀO LÀ BẤT THIỆN.

A: Vị ấy không hiểu như thực mười thiện nghiệp đạo và mười bất thiện nghiệp đạo. "Điều đó sẽ làm cho tôi phiền muộn": nó có thể làm cho tôi phiền muộn do hối tiếc qua việc nói sai. Ý nghĩa là nó sẽ gây khổ tâm. "Phiền muộn đó sẽ là một chướng ngại cho tôi": tức là, một trở ngại cho việc đạt đến trời hoặc đạo. "Từ việc lo sợ và chán ghét nói sai": do tàm và quý.

"Tôi không nói như vậy": đây là ngụy biện mơ hồ.

"Tôi không nói theo cách kia": vị ấy bác bỏ lý thuyết thường kiến rằng ngã và thế giới là thường hằng.

"Tôi cũng không nói theo cách khác": tức là trong một cách khác hơn chủ thuyết thường kiến; do cây này vị ấy bác bỏ chủ thuyết thường kiến phiến diện.

"Tôi không nói rằng nó không phải thế": vị ấy bác bỏ lý thuyết đoạn kiến rằng "Như Lai không tồn tại sau khi chết."

"Tôi không nói rằng nó không phải cái này cũng không phải cái kia": vị ấy bác bỏ lý thuyết suy đoán rằng "Như Lai không tồn tại cũng không phải không tồn tại sau khi chết."

(Một phương pháp khác): Khi được hỏi vị ấy không tự mình tuyên bố bất cứ điều gì là thiện hoặc bất thiện. Khi được hỏi: "Có phải đây là thiện?", vị ấy nói: "Tôi không nói như vậy". Được hỏi: "Thế thì có phải nó là bất thiện?", vị ấy nói: "Tôi không nói theo cách kia." Được hỏi: "Vậy nó là cái gì đó khác hơn thiện và bất thiện?", vị ấy nói: "Tôi cũng không nói theo một cách khác". Được hỏi: "Nếu nó không phải ba điều trên, ý của bạn ra sao?", vị ấy nói: "Tôi không phải nói rằng nó không phải thế." Được hỏi: "They ý bạn có phải nó không phải cái này cũng không phải cái kia?", vị ấy nói: "Tôi không nói rằng nó không phải cái này cũng không phải cái kia." Như vậy, vị ấy dùng đến ngụy biện, và không giữ lập trường ở bất cứ phía nào.


Ṭī: Những nhà nguỵ biện không đủ thông minh ngay cả để biết sự sai khác giữa những tính thiện, bất thiện và các pháp ưu thắng hơn cả nhân vị. Họ không hiểu những từ "Thiện" và "Bất thiện" theo cách của thiện và bất thiện nghiệp đạo. Phương pháp giải thích thứ nhất (trong năm loại luồn lách) dùng để minh họa ngụy biện vô tận như là ngụy biện mơ hồ, phương pháp thứ hai để minh họa sự đồng dạng giữa ngụy biện luận và cách luồn lách của một con lươn.
 
GÓP PHẦN LAN TỎA GIÁ TRỊ ĐẠO PHẬT

Ủng hộ Diễn Đàn Phật Pháp không chỉ là đóng góp vào việc duy trì sự tồn tại của Diễn Đàn Phật Pháp Online mà còn giúp cho việc gìn giữ, phát huy, lưu truyền và lan tỏa những giá trị nhân văn, nhân bản cao đẹp của đạo Phật.

Mã QR Diễn Đàn Phật Pháp

Ngân hàng Vietcombank

DUONG THANH THAI

0541 000 1985 52

Nội dung: Tên tài khoản tại diễn đàn - Donate DDPP (Ví dụ: thaidt - Donate DDPP)

Top