Vào Đạo

chieuquan

Active Member
Quản trị viên
Thượng toạ
Tham gia
3 Thg 2 2016
Bài viết
125
Điểm tương tác
58
Điểm
28
Để thâm nhập Đạo dụng bằng tâm hay bằng thân? Trong khi nói thân tâm là đồng nhất! Mong các đạo hữu chia sẻ trải nghiệm.
Nam Mô Bổn Sư Thích Ca Mâu Ni Phật!
 
GÓP PHẦN LAN TỎA GIÁ TRỊ ĐẠO PHẬT

Ủng hộ Diễn Đàn Phật Pháp không chỉ là đóng góp vào việc duy trì sự tồn tại của Diễn Đàn Phật Pháp Online mà còn giúp cho việc gìn giữ, phát huy, lưu truyền và lan tỏa những giá trị nhân văn, nhân bản cao đẹp của đạo Phật.

Mã QR Diễn Đàn Phật Pháp

Ngân hàng Vietcombank

DUONG THANH THAI

0541 000 1985 52

Nội dung:Tên tài khoản tại diễn đàn - Donate DDPP(Ví dụ: thaidt - Donate DDPP)

Diệu Huệ

Registered
Phật tử
Tham gia
10 Thg 6 2015
Bài viết
39
Điểm tương tác
25
Điểm
18
Để thâm nhập Đạo dụng bằng tâm hay bằng thân? Trong khi nói thân tâm là đồng nhất! Mong các đạo hữu chia sẻ trải nghiệm.
Nam Mô Bổn Sư Thích Ca Mâu Ni Phật!

Kính chào Bạn chieuquan

Xin hỏi:

Theo Bạn. Cái gì là Đạo ?

Tại sao phải thâm nhập ?

Kính
 

chieuquan

Active Member
Quản trị viên
Thượng toạ
Tham gia
3 Thg 2 2016
Bài viết
125
Điểm tương tác
58
Điểm
28
Kính chào Bạn chieuquan

Xin hỏi:

Theo Bạn. Cái gì là Đạo ?

Tại sao phải thâm nhập ?

Kính
Chào đạo hữu Diệu Huệ.
“Ngọc kia chẳng giũa chẳng mài

Cũng thành vô dụng, cũng hoài ngọc đi"

Kính!
 

TamTâmVôHữuĐắc

Registered
Phật tử
Tham gia
29 Thg 8 2017
Bài viết
189
Điểm tương tác
49
Điểm
28
Để thâm nhập Đ1ạo dụng bằng tâm hay bằng thân? Trong khi nói thân tâm là đồng nhất! Mong các đạo hữu chia sẻ trải nghiệm.
Nam Mô Bổn Sư Thích Ca Mâu Ni Phật!

Tất cả điều do tâm taọ tác, thân, và khẩu có trong sạch cũng điều do nơi tâm, vì vậy tâm là chính, Đạo suy cho cùng cũng chỉ là phương tiện cho tâm tu chứng, ngay xưa Lão Tử nói Thái cực "âm dương sinh ra lưỡng nghi, lưỡng nghi sinh tứ tượng, tứ tượng sinh bát quái, bát quái sinh ra vạn vật...' nhưng Lão Tử tự hỏi cái gì sinh ra Âm, Dương nằm trong hư không thì không biết nên Lão Tử tạm gọi là 'Đạo"
 

doccoden

Well-Known Member
Quản trị viên
Thượng toạ
Tham gia
10 Thg 7 2016
Bài viết
631
Điểm tương tác
372
Điểm
63
Để thâm nhập Đạo dụng bằng tâm hay bằng thân? Trong khi nói thân tâm là đồng nhất! Mong các đạo hữu chia sẻ trải nghiệm.
Nam Mô Bổn Sư Thích Ca Mâu Ni Phật!

Nhờ bạn chieuquan trích kinh nào cho rằng 'thân tâm là đồng nhất', và nó được hiểu theo nghĩa thế nào?

Chắc bạn cũng biết Đức Phật đã im lặng trước câu hỏi 'Thân và Tâm là một hay hai?' :D
 

huulaihuukhu

Registered
Phật tử
Tham gia
22 Thg 12 2017
Bài viết
16
Điểm tương tác
0
Điểm
1
Tự quan sát lại mình sẽ rõ

Tự quan sát bản thân thì sẽ thấy:
- Con người bình thờng có thể tồn tại mà không có thân?
- Nếu không có tâm, thì thân có thể nhận biết, cảm nhận được không hay như gỗ đá vô tri vô giác?
 

chieuquan

Active Member
Quản trị viên
Thượng toạ
Tham gia
3 Thg 2 2016
Bài viết
125
Điểm tương tác
58
Điểm
28
Tất cả điều do tâm taọ tác, thân, và khẩu có trong sạch cũng điều do nơi tâm, vì vậy tâm là chính, Đạo suy cho cùng cũng chỉ là phương tiện cho tâm tu chứng, ngay xưa Lão Tử nói Thái cực "âm dương sinh ra lưỡng nghi, lưỡng nghi sinh tứ tượng, tứ tượng sinh bát quái, bát quái sinh ra vạn vật...' nhưng Lão Tử tự hỏi cái gì sinh ra Âm, Dương nằm trong hư không thì không biết nên Lão Tử tạm gọi là 'Đạo"

Bạn TTVHĐ đang lẫn lộn rồi. Nói một cách căn bản, nền tảng của Đạo là toả khắp là trọn vẹn. Trong nhà Phật gọi là "Vô thượng Chánh đẳng Chánh giác".
 

chieuquan

Active Member
Quản trị viên
Thượng toạ
Tham gia
3 Thg 2 2016
Bài viết
125
Điểm tương tác
58
Điểm
28
Nhờ bạn chieuquan trích kinh nào cho rằng 'thân tâm là đồng nhất', và nó được hiểu theo nghĩa thế nào?

Chắc bạn cũng biết Đức Phật đã im lặng trước câu hỏi 'Thân và Tâm là một hay hai?' :D

Kinh điển thì tôi không rành lắm bạn, “thân tâm là đồng nhất” là thế nào? Như trong Tâm Kinh tách ra từng thứ để biểu đạt cho người học dễ lắm bắt và lĩnh hội, nào là Sắc, Thọ, Tưởng, Hành Thức nhằm hiển bày sự thật rõ ràng từng thứ một một,… và chúng đều không có tự tánh, nó là tánh Không. Kinh Lăng Nghiêm nói :phi nhân duyên, phi tự nhiên” đấy là cái bất nhị của tự tánh nên kỳ thực thân tâm phân tách ra cũng là để dễ biểu đạt mà thôi nên thân tâm là đồng nhất là vậy.
Kính!
 

doccoden

Well-Known Member
Quản trị viên
Thượng toạ
Tham gia
10 Thg 7 2016
Bài viết
631
Điểm tương tác
372
Điểm
63
Kinh điển thì tôi không rành lắm bạn, “thân tâm là đồng nhất” là thế nào? Như trong Tâm Kinh tách ra từng thứ để biểu đạt cho người học dễ lắm bắt và lĩnh hội, nào là Sắc, Thọ, Tưởng, Hành Thức nhằm hiển bày sự thật rõ ràng từng thứ một một,… và chúng đều không có tự tánh, nó là tánh Không. Kinh Lăng Nghiêm nói :phi nhân duyên, phi tự nhiên” đấy là cái bất nhị của tự tánh nên kỳ thực thân tâm phân tách ra cũng là để dễ biểu đạt mà thôi nên thân tâm là đồng nhất là vậy.
Kính!

ha ha :D vậy thì câu hỏi lúc đầu của bạn thành ra vô nghĩa rồi. Mời xem lại:


Để thâm nhập Đạo dụng bằng tâm hay bằng thân? Trong khi nói thân tâm là đồng nhất! Mong các đạo hữu chia sẻ trải nghiệm.
Nam Mô Bổn Sư Thích Ca Mâu Ni Phật!

Mà cũng có thể bạn cho rằng Đạo khác với Tánh không, có lẽ nào....:D
 

khuclunglinh

Well-Known Member
Quản trị viên
Thượng toạ
Tham gia
26 Thg 12 2017
Bài viết
6,449
Điểm tương tác
1,151
Điểm
113
Kinh điển thì tôi không rành lắm bạn, “thân tâm là đồng nhất” là thế nào? Như trong Tâm Kinh tách ra từng thứ để biểu đạt cho người học dễ lắm bắt và lĩnh hội, nào là Sắc, Thọ, Tưởng, Hành Thức nhằm hiển bày sự thật rõ ràng từng thứ một một,… và chúng đều không có tự tánh, nó là tánh Không. Kinh Lăng Nghiêm nói :phi nhân duyên, phi tự nhiên” đấy là cái bất nhị của tự tánh nên kỳ thực thân tâm phân tách ra cũng là để dễ biểu đạt mà thôi nên thân tâm là đồng nhất là vậy.
Kính!

ha ha ha.. chào CQ:

Thân với tâm đồng nhất bởi vì thân cũng chính là tâm.

Thí dụ: chúng ta mua một con búp bê biết nói, biết khóc, thì cái biết nói biết khóc đó, chính là tâm của cái con búp bê mà chúng ta mua.

Ở trong Vi Diệu Pháp:

Thân được đồng hóa với các loại tâm sở, bởi vì "Thân" được đồng hóa với = HOẠT ĐỘNG của THÂN.

thí dụ: tôi thích đá banh, thì thân tôi hóa thành người ngứa ngáy tay chân mỗi khi thấy sân cỏ, thấy người đá banh,

tôi thích đọc phật kinh, thì thấy những vấn đề nan giải của phật lý, thì đương nhiên thấy thích thú, muốn tìm hiểu chả hạn,

vì lý do đó: trong tất cả các tâm sở được liệt kê thì ngoại trừ Thọ và Tưởng, thì tất cả các tâm sở đều thuộc "HÀNH" chính là hoạt động của tâm lý và vậy lý sinh ra những chúng sinh/vi trần [những con người trong ta do Hành Uẩn sinh ra]


HÀNH --> THỨC --> DANH/SẮC --> .... SANH [chúng sinh]


Nếu chúng ta quan sát kỹ thì mỗi chúng sinh đó đều từ một bộ chơn tâm sinh ra: cũng là thân thể vật lý, cũng là tâm lý vật lý

nó tồn tại, bởi vì nó tạo ra vô số các chúng sinh "các vi trần", và nó tồn tại "ĐỘC LẬP" nhưng nhiều khi chính chúng ta lại cảm nhận "NÓ KHÔNG ĐỘC LẬP" với sự có mặt của vi trần.


cho nên, sự bắt đầu vào đạo của mỗi người đều phải sử dụng thân và tâm để quan sát nhận ra:

thân và tâm nào mới có sự độc lập với các vi trần .

Kinh Thủ Lăng Nghiêm mà bạn trích ở trên cũng chỉ rõ cái CHƠN TÂM THƯỜNG TRÚ đó và gọi nó là NHƯ LAI TÀNG = kho tàng luôn có mặt chứ không đi đâu mất.


i. Nếu bạn nhập môn vào Trúc Lâm Thiền Viện đi chả hạn, thì đây chính là chặng đường mà Thiền Sư Thích Thanh Từ hay nói:

- GIÁC NGỘ PHÁP THÂN.

Cái "thân" dùng để xây dựng nên vạn pháp.


ii. Hay nếu chúng ta xem thập mục ngưu đồ, cũng đơn giản có mười bức tranh thôi: thì người ta cũng vẽ ra là phải tìm trâu, chăn trâu,

rùi thấy trâu và ta như là: trăng với người

rùi thấy trăng biến mất

rùi lại thấy người biến mất

tất cả chỉ đơn thuần ... là những hoạt động gắn liền tùy duyên, tùy cảnh, hoạt động theo những điều kiện tự nhiên xảy ra đối với thân và tâm của mình...

hóa thành và tan rã khi những điều kiện duyên đó biến mất ... và luôn luôn GIỮ ĐƯỢC MÌNH/HAY CỐ GẮNG GIỮ MÌNH ở trạng thái thanh tịnh [bởi vì ai chả muốn vậy ]


iii. hay là chúng ta trở lại cùng với những bài giảng giải của Thích Ca ngày xưa, thì chính ổng cũng nói như vậy trong kinh Trường Bộ I, kinh Tu Bà [kinh thứ mười]:

36. Với tâm định tĩnh, thuần tịnh, không cấu nhiễm, không phiền não,

nhu nhuyến

dễ sử dụng,

vững chắc,

bình thản như vậy,


Tỷ-kheo dẫn tâm, hướng tâm đưa đến lậu tận trí. Vị ấy tuệ tri như thật: "Ðây là khổ", Tuệ tri như thật: "Ðây là nguyên nhân của khổ", tuệ tri như thật: "Ðây là sự diệt khổ", tuệ tri như thật: "Ðây là con đường đưa đến diệt khổ", tuệ tri như thật: "Ðây là những lậu hoặc", tuệ tri như thật: "Ðây là nguyên nhân của lậu hoặc", tuệ tri như thật: "Ðây là sự diệt trừ các lậu hoặc", tuệ tri như thật: "Ðây là con đường đưa đến sự diệt trừ các lậu hoặc", nhờ hiểu biết như vậy, nhận thức như vậy, tâm của vị ấy thoát khỏi dục lậu, thoát khỏi hữu lậu, thoát khỏi vô minh lậu. Ðối với tự thân đã giải thoát như vậy, khởi lên sự biết: "Ta đã giải thoát". Vị ấy biết: "Sanh đã diệt, phạm hạnh đã thành, việc cần làm đã làm, sau đời hiện tại, không có đời sống nào khác nữa". Ðó là trí tuệ của vị ấy.

37. Này thanh niên Bà-la-môn, đó là Thánh tuệ uẩn, Thế Tôn tán thán và Ngài đã khích lệ, khuyến đạo, y chỉ mọi người theo pháp ấy. Không còn pháp nào cao thượng hơn cần phải hành trì.



cho nên, tui nghĩ câu trả lời gần với phật lý nhất có lẽ là:

PHẢI TÌM RA CÁI TÂM

tâm định tĩnh,

thuần tịnh,

không cấu nhiễm,

không phiền não,

nhu nhuyến

dễ sử dụng,

vững chắc,

bình thản như vậy,



bởi vì tìm ra được cái tâm đó rồi, thì con đường đạo cũng rộng mở trước mặt.


bạn CQ nghĩ có lý không ?

:lol: :lol:
 

doccoden

Well-Known Member
Quản trị viên
Thượng toạ
Tham gia
10 Thg 7 2016
Bài viết
631
Điểm tương tác
372
Điểm
63

khuclunglinh

Well-Known Member
Quản trị viên
Thượng toạ
Tham gia
26 Thg 12 2017
Bài viết
6,449
Điểm tương tác
1,151
Điểm
113
Ồ, ngọn gió nào đưa cu Tèo đến được đây? Dạo này vẫn khỏe chứ? Không biết cu Tí GS001 của anh lúc này ra sao rồi nhỉ :D

ha ha ha ha .. eheheheh

thằng "TÈO" cầm cái chén rung rung là trăng vỡ

-->> nó sống lại rùi .. ehehehhe


một đạp

- vỡ tung vô lượng cõi


lắc mình

- pháp giới bặt tăm hơi .. ehehheheheh


A ha hahahahahhahahahahaha
 

khuclunglinh

Well-Known Member
Quản trị viên
Thượng toạ
Tham gia
26 Thg 12 2017
Bài viết
6,449
Điểm tương tác
1,151
Điểm
113
À .. tí quên mất:

đối với một người bình thường như chúng ta, thì nhiều khi nói "đem cái tâm ĐỊNH TĨNH, bất cấu bất tịnh, bất này bất nọ" như là Phật Thích Ca dạy: đem ra SỬ DỤNG để dẫn tâm tới LẬU TẬN TRÍ thì cũng chả mí ai thèm nghe và thực hành đâu.


Nhưng tui nghĩ là Tam Tổ Tăng Xán có viết một đoạn trong Tín Tâm Minh rất là chí lý ... mà tui nghĩ bất kỳ ai cũng đồng ý như vậy thôi:

Năng = do năng cảnh

Cảnh = do cảnh năng


Năng = tùy cảnh diệt

Năng trục

Cảnh chìm



rất nhiều khi, ai trong chúng ta cũng có vấn đề phiền não, khó xử .. mà xử hoài cũng không xong,

nhưng ở đây:

NĂNG là cái chúng ta cứ quen hoạt động như vậy, hỏng chịu thay đổi .. vì quen như vậy rùi

CẢNH NĂNG cảnh năng nó có ... là bởi vì nó vốn là một phần của đời mình .. mình sanh ra từ nó .. nó sinh ra mình .. nó có chuyện mình cũng đau vậy thôi


cho nên .. phần lớn chúng ta trong bế tắc mà thường thường hỏng biết đường ra: hỏng biết sao ra luôn là tại vì NĂNG THỨC ... tức là cái NĂNG đó đã hóa thành chính mình trong một thời gian rùi:

- và ta chính là nó .. ta thọ, tưởng đều từ cái NĂNG .. cái NĂNG CẢNH đó ra


cho nên .. chỉ cần còn hơi thở, còn sinh khí .. thì cũng tự nhiên từ từ, vì cái "NĂNG CẢNH" đó theo CẢNH DUYÊN mà diệt .. thì nó cũng tự biến đổi theo

Năng trục

Cảnh chìm


cho nên .. rất nhiều khi, chỉ cần biết sử dụng "NĂNG QUÁN" "NĂNG THỨC" .. chúng ta có thể sử dụng chính "SINH KHÍ" còn lại để giúp người ta ra khỏi một loại TẬP NĂNG [cái NĂNG đang có khổ] ... và từ đó ... hoán chuyển được cả NĂNG và CẢNH ... từ VẬT .. hóa nó thành một VẬT KHÁC .. hay chuyển vật chả hạn.


:lol: :lol:
 

Tào Tháo

Active Member
Quản trị viên
Thượng toạ
Tham gia
23 Thg 11 2016
Bài viết
254
Điểm tương tác
67
Điểm
28
ha ha ha ha .. eheheheh

thằng "TÈO" cầm cái chén rung rung là trăng vỡ

-->> nó sống lại rùi .. ehehehhe


một đạp

- vỡ tung vô lượng cõi


lắc mình

- pháp giới bặt tăm hơi .. ehehheheheh


A ha hahahahahhahahahahaha

Chẳng biết là Ma hay Thánh nhưng thấy quen quen và có hào hứng quá, nếu mà cho là nói láo thì xin lỗi , vì lời này là lời quí trọng nhất
 

chieuquan

Active Member
Quản trị viên
Thượng toạ
Tham gia
3 Thg 2 2016
Bài viết
125
Điểm tương tác
58
Điểm
28
ha ha :D vậy thì câu hỏi lúc đầu của bạn thành ra vô nghĩa rồi. Mời xem lại:


Mà cũng có thể bạn cho rằng Đạo khác với Tánh không, có lẽ nào....:D

Hihi…Xét về phương diện lý thuyết chúng ta tin rằng thân tâm là đồng nhất mà bạn.
Đạo = Tánh không; luôn luôn ở đây và ngay bây giờ, bạn có đi đâu, bạn có ở đâu, bạn có làm gì nó cũng ngay ở đây và ngay bây giờ, trọn vẹn…
Ý tôi là xét về phương diện thực hành, mà sự thực hành là không phải trở thành cái gì khác, mà để chứng ngộ rõ biết rằng chúng ta vốn bẩm sinh = ‘Đạo’. Nếu chúng ta học Phật pháp để trở thành cái gì khác, thì như cổ nhân thường nói đặt một cái đầu khác trên cái đầu của chúng ta, làm cho chúng ta thành con ma. Tâm kinh chỉ rõ ‘Dĩ vô sở đắc cố…’ là vậy. Một cái đầu đích thật là đủ rồi!
Nếu chúng ta chiêm nghiệm Phật pháp chỉ bằng tâm -‘tâm thức’ thôi,thì dù cho ngàn kiếp hay ngàn đời chúng ta cũng không thể vào được Đạo.
 

chieuquan

Active Member
Quản trị viên
Thượng toạ
Tham gia
3 Thg 2 2016
Bài viết
125
Điểm tương tác
58
Điểm
28
ha ha ha.. chào CQ:

Thân với tâm đồng nhất bởi vì thân cũng chính là tâm.

Thí dụ: chúng ta mua một con búp bê biết nói, biết khóc, thì cái biết nói biết khóc đó, chính là tâm của cái con búp bê mà chúng ta mua.

Ở trong Vi Diệu Pháp:

Thân được đồng hóa với các loại tâm sở, bởi vì "Thân" được đồng hóa với = HOẠT ĐỘNG của THÂN.

thí dụ: tôi thích đá banh, thì thân tôi hóa thành người ngứa ngáy tay chân mỗi khi thấy sân cỏ, thấy người đá banh,

tôi thích đọc phật kinh, thì thấy những vấn đề nan giải của phật lý, thì đương nhiên thấy thích thú, muốn tìm hiểu chả hạn,

vì lý do đó: trong tất cả các tâm sở được liệt kê thì ngoại trừ Thọ và Tưởng, thì tất cả các tâm sở đều thuộc "HÀNH" chính là hoạt động của tâm lý và vậy lý sinh ra những chúng sinh/vi trần [những con người trong ta do Hành Uẩn sinh ra]


HÀNH --> THỨC --> DANH/SẮC --> .... SANH [chúng sinh]


Nếu chúng ta quan sát kỹ thì mỗi chúng sinh đó đều từ một bộ chơn tâm sinh ra: cũng là thân thể vật lý, cũng là tâm lý vật lý

nó tồn tại, bởi vì nó tạo ra vô số các chúng sinh "các vi trần", và nó tồn tại "ĐỘC LẬP" nhưng nhiều khi chính chúng ta lại cảm nhận "NÓ KHÔNG ĐỘC LẬP" với sự có mặt của vi trần.


cho nên, sự bắt đầu vào đạo của mỗi người đều phải sử dụng thân và tâm để quan sát nhận ra:

thân và tâm nào mới có sự độc lập với các vi trần .

Kinh Thủ Lăng Nghiêm mà bạn trích ở trên cũng chỉ rõ cái CHƠN TÂM THƯỜNG TRÚ đó và gọi nó là NHƯ LAI TÀNG = kho tàng luôn có mặt chứ không đi đâu mất.


i. Nếu bạn nhập môn vào Trúc Lâm Thiền Viện đi chả hạn, thì đây chính là chặng đường mà Thiền Sư Thích Thanh Từ hay nói:

- GIÁC NGỘ PHÁP THÂN.

Cái "thân" dùng để xây dựng nên vạn pháp.


ii. Hay nếu chúng ta xem thập mục ngưu đồ, cũng đơn giản có mười bức tranh thôi: thì người ta cũng vẽ ra là phải tìm trâu, chăn trâu,

rùi thấy trâu và ta như là: trăng với người

rùi thấy trăng biến mất

rùi lại thấy người biến mất

tất cả chỉ đơn thuần ... là những hoạt động gắn liền tùy duyên, tùy cảnh, hoạt động theo những điều kiện tự nhiên xảy ra đối với thân và tâm của mình...

hóa thành và tan rã khi những điều kiện duyên đó biến mất ... và luôn luôn GIỮ ĐƯỢC MÌNH/HAY CỐ GẮNG GIỮ MÌNH ở trạng thái thanh tịnh [bởi vì ai chả muốn vậy ]


iii. hay là chúng ta trở lại cùng với những bài giảng giải của Thích Ca ngày xưa, thì chính ổng cũng nói như vậy trong kinh Trường Bộ I, kinh Tu Bà [kinh thứ mười]:

36. Với tâm định tĩnh, thuần tịnh, không cấu nhiễm, không phiền não,

nhu nhuyến

dễ sử dụng,

vững chắc,

bình thản như vậy,


Tỷ-kheo dẫn tâm, hướng tâm đưa đến lậu tận trí. Vị ấy tuệ tri như thật: "Ðây là khổ", Tuệ tri như thật: "Ðây là nguyên nhân của khổ", tuệ tri như thật: "Ðây là sự diệt khổ", tuệ tri như thật: "Ðây là con đường đưa đến diệt khổ", tuệ tri như thật: "Ðây là những lậu hoặc", tuệ tri như thật: "Ðây là nguyên nhân của lậu hoặc", tuệ tri như thật: "Ðây là sự diệt trừ các lậu hoặc", tuệ tri như thật: "Ðây là con đường đưa đến sự diệt trừ các lậu hoặc", nhờ hiểu biết như vậy, nhận thức như vậy, tâm của vị ấy thoát khỏi dục lậu, thoát khỏi hữu lậu, thoát khỏi vô minh lậu. Ðối với tự thân đã giải thoát như vậy, khởi lên sự biết: "Ta đã giải thoát". Vị ấy biết: "Sanh đã diệt, phạm hạnh đã thành, việc cần làm đã làm, sau đời hiện tại, không có đời sống nào khác nữa". Ðó là trí tuệ của vị ấy.

37. Này thanh niên Bà-la-môn, đó là Thánh tuệ uẩn, Thế Tôn tán thán và Ngài đã khích lệ, khuyến đạo, y chỉ mọi người theo pháp ấy. Không còn pháp nào cao thượng hơn cần phải hành trì.



cho nên, tui nghĩ câu trả lời gần với phật lý nhất có lẽ là:

PHẢI TÌM RA CÁI TÂM

tâm định tĩnh,

thuần tịnh,

không cấu nhiễm,

không phiền não,

nhu nhuyến

dễ sử dụng,

vững chắc,

bình thản như vậy,



bởi vì tìm ra được cái tâm đó rồi, thì con đường đạo cũng rộng mở trước mặt.


bạn CQ nghĩ có lý không ?

:lol: :lol:

Rất chí lý, hihi. Nhưng cái tạo cản trở luôn là cái thức ngã giới hạn của chúng ta, phải không bạn? Nhưng hoàn toàn không có gì sai lầm trong thức cả bởi Thức là một tác dụng thuần tuý của thân tâm, và không phải là một cái gì đúng hay sai, thế này hay thế nọ…
 

doccoden

Well-Known Member
Quản trị viên
Thượng toạ
Tham gia
10 Thg 7 2016
Bài viết
631
Điểm tương tác
372
Điểm
63
Hihi…Xét về phương diện lý thuyết chúng ta tin rằng thân tâm là đồng nhất mà bạn.
Đạo = Tánh không; luôn luôn ở đây và ngay bây giờ, bạn có đi đâu, bạn có ở đâu, bạn có làm gì nó cũng ngay ở đây và ngay bây giờ, trọn vẹn…
Ý tôi là xét về phương diện thực hành, mà sự thực hành là không phải trở thành cái gì khác, mà để chứng ngộ rõ biết rằng chúng ta vốn bẩm sinh = ‘Đạo’. Nếu chúng ta học Phật pháp để trở thành cái gì khác, thì như cổ nhân thường nói đặt một cái đầu khác trên cái đầu của chúng ta, làm cho chúng ta thành con ma. Tâm kinh chỉ rõ ‘Dĩ vô sở đắc cố…’ là vậy. Một cái đầu đích thật là đủ rồi!
Nếu chúng ta chiêm nghiệm Phật pháp chỉ bằng tâm -‘tâm thức’ thôi,thì dù cho ngàn kiếp hay ngàn đời chúng ta cũng không thể vào được Đạo.

Thì vậy tôi mới nói cái câu hỏi của bạn nghe nó ngớ ngẩn lắm :D

Bạn hỏi là dùng thân hay tâm để thâm nhập đạo, trong khi cho rằng thân, tâm và đạo đều là Tánh không -> té ra dùng tánh không để thâm nhập tánh không à? :D :D
 

khuclunglinh

Well-Known Member
Quản trị viên
Thượng toạ
Tham gia
26 Thg 12 2017
Bài viết
6,449
Điểm tương tác
1,151
Điểm
113
ha ha ha .. CHÂN LÝ phải là cụ thể.

Bởi vì cái gì không cụ thể, thì chẳng có thể xét nghiệm được. Vì vậy TÂM HỌC, PHẬT HỌC cũng phải rất là cụ thể luôn.

Bởi vì một khi chúng ta xa rời cụ thể phật lý rùi .. sẽ trở thành hiện tượng: ÁO THỤNG VÁI NHAU .. mà cái áo của ai cũng bình thường quá.

phải hông nè Doccoden ?


*** MẶT dầu .. cũng như MẶT mỡ: chưa chắc bình thường đã không có đạo mà... ha ha hahahahhahahah

:lol: :lol:
 

khuclunglinh

Well-Known Member
Quản trị viên
Thượng toạ
Tham gia
26 Thg 12 2017
Bài viết
6,449
Điểm tương tác
1,151
Điểm
113
Thì vậy tôi mới nói cái câu hỏi của bạn nghe nó ngớ ngẩn lắm :D

Bạn hỏi là dùng thân hay tâm để thâm nhập đạo, trong khi cho rằng thân, tâm và đạo đều là Tánh không -> té ra dùng tánh không để thâm nhập tánh không à? :D :D


ha ha ha ... vậy thì chúng ta cùng nhau xem thử coi CÁC VỊ BỒ TÁT làm gì ?

CHÁNH TÔNG CỦA ĐẠI THỪA.

Phật bảo Tu-bồ-đề :

Các vị Bồ-tát lớn nên như thế mà hàng phục tâm kia.

Có tất cả các loài chúng sanh hoặc loài sanh bằng trứng, hoặc loài sanh bằng thai, hoặc sanh chỗ ẩm ướt, hoặc hóa sanh, hoặc có hình sắc, hoặc không hình sắc, hoặc có tưởng, hoặc không tưởng, hoặc chẳng có tưởng chẳng không tưởng, ta đều khiến vào vô dư Niết-bàn mà được diệt độ đó. Diệt độ như thế vô lượng, vô số, vô biên chúng sanh mà thật không có chúng sanh được diệt độ.

-->> Vì cớ sao? Này Tu-bồ-đề, nếu Bồ-tát còn có tướng ngã, tướng nhân, tướng chúng sanh, tướng thọ giả tức chẳng phải là Bồ-tát.


vậy thì câu trả lời của HÀNG BỒ TÁT THỪA chính là: DỤNG TÂM lìa khỏi tứ tướng của một vật ... để THẤY TÁNH.

- vì vậy thấy TÁNH tức là đã nhập đạo thôi ...


hỏng đồng ý nữa .. thì THỨ GÌ CHỊU NỔI đây hở trời .. ha ha ahahahahah

:lol: :lol:
 

khuclunglinh

Well-Known Member
Quản trị viên
Thượng toạ
Tham gia
26 Thg 12 2017
Bài viết
6,449
Điểm tương tác
1,151
Điểm
113
Chẳng biết là Ma hay Thánh nhưng thấy quen quen và có hào hứng quá, nếu mà cho là nói láo thì xin lỗi , vì lời này là lời quí trọng nhất

ha ha ha .. .vậy thì cứ coi tui là như vầy thôi: NHỮNG CÂU TRUYỆN THUẦN LÝ.

Mà để tui kể bạn nghe một trải nghiệm của tui và tại sao lại như vậy ... là bởi vì hồi nhỏ, tui có may mắn vớ phải cuốn ĐÔNG TÂY NGỤ NGÔN của bác ÔN NHƯ NGỌC [ổng chết lâu rùi....]. Trong lời tựa của cuốn sách ngụ ngôn đó, có một đoạn nói về LA FONTAIN và ổng nói rằng:

- những câu truyện thuần lý ... dễ nghe .. dễ nhớ .. và ăn sâu vào tâm tình của người nghe hơn.


Nói thiệt hồi đó mới lớp chín .. lớp 10, thứ gì mà hiểu nổi mí lời nói này cho tới một hôm tui gặp SƯ PHỤ KHỞI MÔN của tui: (không nên chạm đến CT. BĐH. HP nhắc)

Nếu LA FONTAIN cho rằng: những câu truyện thuần lý dễ nghe dễ nhớ .. thì tui có thể bảo đảm với chính mình luôn:

Ồ MY GOODNESS .. những câu chuyện "SƯ PHỤ *" kể, nó dễ nghe, thuần lý .. và nhớ được tới vô cùng .. và tới giờ tui còn nhớ hầu như mỗi lời ổng nói ... cách ổng kể chuyện


cho nên ..hôm nay tui đến với diễn đàn này với tư cách của NHỮNG CÂU TRUYỆN THUẦN LÝ thôi ...


CHÀO BẠN .. chúng ta chỉ là người thường .. kể chuyện cho nhau nghe .. củ khoai lang .. đôi quốc mộc .. và vài câu truyện cổ tích phật giáo cho vui đời nhau tí thôi .. hehehehhehe


*** À tí quên: bạn có câu truyện THUẦN LÝ nào bạn cảm thấy hay hay .. cứ chía xẻ cho tui nghe ... có thể tui cũng BỊ CĂN NHẦM nhớ bạn tới hết trăm năm còn lại này luôn ... ha ha hahahah

:lol: :lol:
 
GÓP PHẦN LAN TỎA GIÁ TRỊ ĐẠO PHẬT

Ủng hộ Diễn Đàn Phật Pháp không chỉ là đóng góp vào việc duy trì sự tồn tại của Diễn Đàn Phật Pháp Online mà còn giúp cho việc gìn giữ, phát huy, lưu truyền và lan tỏa những giá trị nhân văn, nhân bản cao đẹp của đạo Phật.

Mã QR Diễn Đàn Phật Pháp

Ngân hàng Vietcombank

DUONG THANH THAI

0541 000 1985 52

Nội dung:Tên tài khoản tại diễn đàn - Donate DDPP(Ví dụ: thaidt - Donate DDPP)

Who read this thread (Total readers: 0)
    Bên trên