Xuất gia, phải bắt đầu từ đâu?

DungTran

Registered
Phật tử
Tham gia
20 Thg 2 2015
Bài viết
3
Điểm tương tác
0
Điểm
1
Phật giáo có lẽ ngấm vào con từ nhỏ khi hay lên chùa lễ Phật cùng bà nội. Những năm tháng mới lớn con luôn thích dáng ngồi ung dung tự tại của Phật, nụ cười mỉm nhân hậu hiền hòa. Lớn hơn chút nữa khi con đã lăn lộn ngoài cuộc sống thì càng bị thôi thúc tìm hiểu về Phật Giáo. Lúc chăm chỉ, khi sao nhãng.

Giờ đây con đã 31 tuổi, có thể gọi là người may mắn thành công trong sự nghiệp, cuộc sống. Là người dễ thương dễ mến có nhiều người tốt là bạn, là gia đình.

Nhưng, chưa bao giờ nụ cười của Phật dù là Thích Ca, A Di Đà, hay Dược Sư ngừng nuôi dưỡng mầm hi vọng một ngày nào đó con được đi theo bước chân của họ.

Con tìm đọc nhiều, hỏi nhiều, tự học nhiều nhưng tự nhủ một người thầy tốt sẽ cho con được lời khuyên đúng đắn để con có được quyết định đúng cho con đường còn lại.

Con hiện làm việc và sinh sống ở TP HCM. Rất mong được các phật tử, tăng ni chỉ điểm.
 
GÓP PHẦN LAN TỎA GIÁ TRỊ ĐẠO PHẬT

Ủng hộ Diễn Đàn Phật Pháp không chỉ là đóng góp vào việc duy trì sự tồn tại của Diễn Đàn Phật Pháp Online mà còn giúp cho việc gìn giữ, phát huy, lưu truyền và lan tỏa những giá trị nhân văn, nhân bản cao đẹp của đạo Phật.

Mã QR Diễn Đàn Phật Pháp

Ngân hàng Vietcombank

DUONG THANH THAI

0541 000 1985 52

Nội dung:Tên tài khoản tại diễn đàn - Donate DDPP(Ví dụ: thaidt - Donate DDPP)

Trí Từ

Ban Đại Biểu nhiệm kỳ III (2015-2016)
Tham gia
28 Thg 4 2014
Bài viết
643
Điểm tương tác
303
Điểm
63
Phật giáo có lẽ ngấm vào con từ nhỏ khi hay lên chùa lễ Phật cùng bà nội. Những năm tháng mới lớn con luôn thích dáng ngồi ung dung tự tại của Phật, nụ cười mỉm nhân hậu hiền hòa. Lớn hơn chút nữa khi con đã lăn lộn ngoài cuộc sống thì càng bị thôi thúc tìm hiểu về Phật Giáo. Lúc chăm chỉ, khi sao nhãng.

Giờ đây con đã 31 tuổi, có thể gọi là người may mắn thành công trong sự nghiệp, cuộc sống. Là người dễ thương dễ mến có nhiều người tốt là bạn, là gia đình.

Nhưng, chưa bao giờ nụ cười của Phật dù là Thích Ca, A Di Đà, hay Dược Sư ngừng nuôi dưỡng mầm hi vọng một ngày nào đó con được đi theo bước chân của họ.

Con tìm đọc nhiều, hỏi nhiều, tự học nhiều nhưng tự nhủ một người thầy tốt sẽ cho con được lời khuyên đúng đắn để con có được quyết định đúng cho con đường còn lại.

Con hiện làm việc và sinh sống ở TP HCM. Rất mong được các phật tử, tăng ni chỉ điểm.

Kính chào đồng môn ! Trí Từ chỉ là Phật tử tại gia, được học qua nhiều về kiến thức trong Phật giáo, nay xin cùng bạn tâm sự đôi lời nha...

- Bạn có được cái duyên "ngấm Phật Giáo" từ thuở nhỏ và cũng thích gần chùa đây là duyên tốt lành.
- Bạn thích vẻ trang nghiêm của đức Phật, là cái duyên tốt lành.
- Bạn lăn lộn ngoài đời như thế nào đó để rồi lại thích gần Phật hơn bao giờ hết, là cái duyên tốt lành.
- Bạn lúc chăm chỉ gần Phật, đôi khi quên gần Phật, là cái duyên vừa gần vừa xa.
- Đến tuổi 31, bạn thành công sự nghiệp, tự thấy mình đáng yêu, lại có người tốt gần gủi, là cái duyên tốt lành.

Với nhiều nhân duyên tốt lành như vậy, bạn lại có tâm ý muốn đạt cái duyên gần Phật nhiều hơn cả và thôi thúc bạn không ngừng muốn tiếp bước con đường về xứ Phật... thật đáng trân quý điều này. Chính Trí Từ cũng có suy nghĩ như thế này đấy DungTran à.

Con đường xuất gia không quá xa, cũng không gần chỉ là do tâm ý của bạn như thế nào mà thôi.
Có phải bạn đang có ý muốn xuất gia phải không ? Nếu vậy thì Trí Từ xin đem những cái suy nghĩ về xuất gia mà Trí Từ đang suy nghĩ nhé:
- Tại sao bạn lại muốn xuất gia?
- Xuất gia để làm gì ?
- Xuất gia là gì, bạn hiểu sao về xuất gia?
- Bạn đi chùa nhiều, có tiếp xúc với các tăng ni nhiều không? Bạn thấy họ như thế nào ?
- Trong nhiều năm tháng qua, bạn tiếp xúc Phật giáo như thế nào? có xem qua kinh điển, học giáo lý nào không ?
- Nếu không có gì e ngại, bạn có thể cho Trí Từ biết là bạn có thiện cảm với vị Tăng Ni nào không? Bạn thường học giáo lý Phật từ đâu?
- Xuất gia rất quan trọng, vì đây là bước chuyển của cuộc đời, hiểu rõ xuất gia là gì rồi thi khi đi sẽ không thối chuyển ý nghĩ, còn không thì sẽ dể nãn lòng lắm đó vì Trí Từ đã gặp người này rồi. Trước khi xuất gia người này rất mạnh mẻ, thọ nhận ăn chay trường, xa lìa từ từ các cuộc vui của thế gian... nhưng chỉ sau hơn 1 tháng xuất gia thì hoàn toàn đã trở về một phàm phu rất bình thường đến nối không hiểu tâm ý ra sao đã bỏ luôn việc ăn chay trường... thật xó xa lắm !!!
- Trí Từ chưa dám xuất gia nhưng xin bạn cho phép Trí Từ trợ duyên cho bạn trên con đường sắp xuất gia của bạn vì Trí Từ hi vọng được tạo duyên lành hổ trợ người xuất gia để lấy đó là nhân duyên cho mình sau này.
- DungTran này, hiện tại bạn có tu tập gì không? Nếu không có gì trở ngại thì có thể cùng Trí Từ chia sẽ chút xíu về con đường tu tập của người tại gia trước không ? Để Trí Từ có thể hiểu rõ bạn hơn cũng như có thể góp chút ý kiến của mình vào vấn đề của bạn đó mà. Vậy cho phép Trí Từ có câu hỏi này nhé: Bạn đã tiếp xúc Phật pháp, không biết bạn hiểu sao về NGŨ GIỚI là gì không /

Xin được tâm sự cùng bạn !
 

DungTran

Registered
Phật tử
Tham gia
20 Thg 2 2015
Bài viết
3
Điểm tương tác
0
Điểm
1

Có phải bạn đang có ý muốn xuất gia phải không ? Nếu vậy thì Trí Từ xin đem những cái suy nghĩ về xuất gia mà Trí Từ đang suy nghĩ nhé:
- Tại sao bạn lại muốn xuất gia?
- Xuất gia để làm gì ?
- Xuất gia là gì, bạn hiểu sao về xuất gia?
- Bạn đi chùa nhiều, có tiếp xúc với các tăng ni nhiều không? Bạn thấy họ như thế nào ?
- Trong nhiều năm tháng qua, bạn tiếp xúc Phật giáo như thế nào? có xem qua kinh điển, học giáo lý nào không ?
- Nếu không có gì e ngại, bạn có thể cho Trí Từ biết là bạn có thiện cảm với vị Tăng Ni nào không? Bạn thường học giáo lý Phật từ đâu?

- DungTran này, hiện tại bạn có tu tập gì không? Nếu không có gì trở ngại thì có thể cùng Trí Từ chia sẽ chút xíu về con đường tu tập của người tại gia trước không? Bạn đã tiếp xúc Phật pháp, không biết bạn hiểu sao về NGŨ GIỚI là gì không?

Xin được tâm sự cùng bạn !

Chào Trí Từ,

Rất cảm ơn bạn đã hồi âm! Mình xin trả lời một vài câu hỏi của Trí Từ. Cũng là để học hỏi thêm nhiều hơn nữa.

Mình đọc và nghe các tài liệu trên mạng về Đạo và Pháp một cách không hệ thống nên mong có gì chưa phải Trí Từ và các bạn bỏ qua cho.

- Mình muốn xuất gia ngoài cái "duyên" còn xuất phát từ sự quan sát cuộc sống xung quanh. Thấy người thân, bạn bè, và cả những người xa lạ không may mắn phải chịu nhiều cực khổ do những gì họ nói, cách họ nghĩ và việc họ làm. Bản thể tạo nghiệp. Không hiểu và nhìn thấu được tâm mình thì tự mình làm khổ mình. Chỉ một người có trí tuệ, nhìn rõ tâm thì mới tìm cách bỏ được bản thể, vì vậy giải trừ thống khổ.

- Xuất gia để trước giúp mình, sau giúp người vơi đi phiền muộn.

- Mình muốn xuất gia để tập trung tu học. Có nhiều điều kiện hơn để tích luỹ kiến thức, phát triển trí tuệ để đến gần hơn ngày giác ngộ.

- Kiến thức của mình nhiều năm chỉ là lượm lặt. Vì là một người duy lý, cái tôi lớn, nên chưa bao giờ ngừng hỏi và chất vấn kinh sách có thật sự là bản gốc của những lời Phật dạy hay chỉ là tam sao thất bản. Vì vậy học có chọn lọc. Những điều chưa có lý, thì tạm chưa làm theo.

- Mình chỉ đi chùa vì cảm giác tĩnh lặng nó mang lại để nhìn thấu sự việc. Để nhìn thấy tượng Phật trầm ngâm nhưng hiền từ. Rất ít khi đi chùa mình thắp nhang cầu khấn lộc tài, sức khoẻ vì nghĩ đó chỉ là sự lệ thuộc vào thần thánh, không dám nghĩ, dám làm để có được những điều mình muốn. Chưa khi nào mình dám cởi mở bắt chuyện với tăng ni mặc dù rất muốn. Phần vì ngại ngùng, phần vì sợ mình còn ngu dốt.

- Mình có coi Đức Đạt Ma nói về Tâm. Nghe một vài cư sỹ khác của Mật Tông cắt nghĩa chữ "Phật". Nghe Thầy Hạnh giảng Thiền trong cuộc sống. Cố gắng hiểu thấu Tứ Diệu Đế, Bát Chánh Đạo. Áp dụng Ngũ Giới vào công việc và sinh hoạt hàng ngày. Nhưng thấy nhiêu đó chỉ là hạt cát trong biển trí thức cần được học và quan trọng hơn là "hành" được bao nhiêu?! Ai là người chỉ lối?!

- Ngoài học và hành mình có tập ngồi thiền. Chỉ là ngồi thiền thôi chứ chưa biết thiền. Tụng những chú tiếng Phạn phổ biến vì mình thấy nó giúp điều hoà hơi thở như chú Thích Ca, chú A Di Đà, chú Dược Sư, chú Quán Thế Âm. Mình cũng có tượng Phật, tràng hạt, chuông, pháp phục, nhưng tất cả chỉ là công cụ hỗ trợ để có được sự tĩnh lặng trong Tâm, nhìn sự thật rõ ràng hơn.

Mình có niềm tin bất biến vào trí tuệ và con đường cứu khổ. Chỉ chưa biết bắt đầu từ đâu cho đúng. Một lần nữa rất cảm ơn Trí Từ đã chỉ sẻ và mong hồi âm của bạn
 

vodanhladanh

Registered
Phật tử
Tham gia
24 Thg 1 2015
Bài viết
317
Điểm tương tác
274
Điểm
43
Khởi đầu cho người mới tu.

Phật giáo có lẽ ngấm vào con từ nhỏ khi hay lên chùa lễ Phật cùng bà nội. Những năm tháng mới lớn con luôn thích dáng ngồi ung dung tự tại của Phật, nụ cười mỉm nhân hậu hiền hòa. Lớn hơn chút nữa khi con đã lăn lộn ngoài cuộc sống thì càng bị thôi thúc tìm hiểu về Phật Giáo. Lúc chăm chỉ, khi sao nhãng.

Giờ đây con đã 31 tuổi, có thể gọi là người may mắn thành công trong sự nghiệp, cuộc sống. Là người dễ thương dễ mến có nhiều người tốt là bạn, là gia đình.

Nhưng, chưa bao giờ nụ cười của Phật dù là Thích Ca, A Di Đà, hay Dược Sư ngừng nuôi dưỡng mầm hi vọng một ngày nào đó con được đi theo bước chân của họ.

Con tìm đọc nhiều, hỏi nhiều, tự học nhiều nhưng tự nhủ một người thầy tốt sẽ cho con được lời khuyên đúng đắn để con có được quyết định đúng cho con đường còn lại.

Con hiện làm việc và sinh sống ở TP HCM. Rất mong được các phật tử, tăng ni chỉ điểm.
Chào bạn DungTran!
Người thầy tốt nhất của bạn chính là bạn, ko ai khác!
Bạn thấy ''chưa bao giờ nụ cười của Phật dù là Thích Ca, A Di Đà, hay Dược Sư ngừng nuôi dưỡng mầm hi vọng một ngày nào đó con được đi theo bước chân của họ.'' thì bạn đi đúng hướng rồi đó, bởi từ bi lợi tha là căn cốt của đạo Phật cũng như mọi tôn giáo lớn khác.
Mình cũng là người mới bắt đầu, chưa có gì gọi là thiết thực cụ thể để chia xẻ với bạn, nhưng mình thấy cái này có thể giúp ích cho bạn, ở đây có hầu hết các gút mắt mà mình đã gặp phải:
http://www.diendanphatphap.com/diendan/showthread.php?24445-C%C3%B4%CC%81t-lo%CC%89i-cu%CC%89a-%C4%90a%CC%A3o-Ph%C3%A2%CC%A3t_L%C3%AA-Si%CC%89-Minh-Tu%CC%80ng.&p=86729#post86729
Chúc bạn tìm được cái mình mong muốn.
 

Trí Từ

Ban Đại Biểu nhiệm kỳ III (2015-2016)
Tham gia
28 Thg 4 2014
Bài viết
643
Điểm tương tác
303
Điểm
63
Chào DungTran, Tết hơi bận rộn nên không hồi âm nhanh cho bạn, nay ta lại tiếp tục nhé.
- Mình muốn xuất gia ngoài cái "duyên" còn xuất phát từ sự quan sát cuộc sống xung quanh. Thấy người thân, bạn bè, và cả những người xa lạ không may mắn phải chịu nhiều cực khổ do những gì họ nói, cách họ nghĩ và việc họ làm. Bản thể tạo nghiệp. Không hiểu và nhìn thấu được tâm mình thì tự mình làm khổ mình. Chỉ một người có trí tuệ, nhìn rõ tâm thì mới tìm cách bỏ được bản thể, vì vậy giải trừ thống khổ.
- Trí Từ thấy rằng: bạn muốn xuất gia dựa trên cái thấy sự khổ của người khác (Thái tử Tất Đạt Đa qua 4 cửa thành có thấy điều này)
- Xuất gia để trước giúp mình, sau giúp người vơi đi phiền muộn.
- Trí Từ thấy rằng bạn muốn giúp mình, sau giúp người. (Thái tử Tất Đạt Đa đã làm điều này)
- Mình muốn xuất gia để tập trung tu học. Có nhiều điều kiện hơn để tích luỹ kiến thức, phát triển trí tuệ để đến gần hơn ngày giác ngộ.
Trí Từ thấy rằng bạn nghĩ rất đúng về điều này: Xuất gia để có thời gian và sự tập trung tu học tốt hơn, trọn vẹn hơn.
- Kiến thức của mình nhiều năm chỉ là lượm lặt. Vì là một người duy lý, cái tôi lớn, nên chưa bao giờ ngừng hỏi và chất vấn kinh sách có thật sự là bản gốc của những lời Phật dạy hay chỉ là tam sao thất bản. Vì vậy học có chọn lọc. Những điều chưa có lý, thì tạm chưa làm theo.
Trí Từ cho rằng điều này cần được nghĩ lại như sau:
- Không ngừng hỏi là vì chưa hiều nhiều cũng như khi hỏi, tham khảo ý kiến của nhiều người thì bạn sẽ có được nhiều kiến thức hơn và biết được nhiều câu trả lời ở nhiều khía cạnh cho 1 câu hỏi vì chúng ta đang học về lĩnh vực tinh thần mà cái này thì mỗi người mỗi cách hiểu khác nhau.
- Đến một lúc nào đó có lẻ ta sẽ tự hỏi liệu kinh này, sách kia có đúng như lời Phật dạy hay không? Trí Từ đã hỏi và biết câu trả lời thoả lòng, nay xin gửi đến DungTran đề cùng xem xét: Kinh sách bây giờ nhiều vô kể, các giảng sư cũng thuyết rất nhiều nhưng không ai giống ai, có giống có khác không ít cũng nhiều. Và Trí Từ để biết được các điều trong kinh sách, các vị giảng sư nói như vậy có ổn hay không hay nói cách khác là có đúng lời Phật dạy hay không thì cách duy nhất là Thực Hành. Khi Thực Hành mới chứng tỏ Lý Thuyết trên có thực vậy hay không, khi Thực Hành đạt được AN LẠC thì chính xác Phật dạy rồi, còn Thực Hành mà thấy khổ nhiều, mọi người xa lánh, không ai dám gần, các hành động từ Thân, Khẩu đến Ý đều làm ta phiền não, sân hận, người xa lành thì chắc chắn đó là tà thuyết, là lời dạy sai lầm phải tỉnh dậy và tránh ngay.
- Mình chỉ đi chùa vì cảm giác tĩnh lặng nó mang lại để nhìn thấu sự việc. Để nhìn thấy tượng Phật trầm ngâm nhưng hiền từ. Rất ít khi đi chùa mình thắp nhang cầu khấn lộc tài, sức khoẻ vì nghĩ đó chỉ là sự lệ thuộc vào thần thánh, không dám nghĩ, dám làm để có được những điều mình muốn. Chưa khi nào mình dám cởi mở bắt chuyện với tăng ni mặc dù rất muốn. Phần vì ngại ngùng, phần vì sợ mình còn ngu dốt.
- Trí Từ đi chùa không còn thắp nhang nữa, chỉ lạy Phật rồi thôi. DungTran nghĩ như "Cái phần Tô Đậm trên" thì thật sự Trí Từ rất mừng vì có người đã hiểu rõ ràng tu là tự lực(là tự chính mình) chứ không phải tha lực(là mong chờ và người khác)
- Trò chuyện cùng Tăng Ni là để nghe họ nói mà cái nói của họ theo đúng nghĩa của người xuất gia thì họ sẽ nói Pháp, Trí Từ nói thiệt là nếu Trí Từ trò chuyện cùng Tăng Ni nào toàn nói chuyện đời thì Trí Từ im lặng để lấy cớ rút lui. Vì Trí Từ luôn nhớ đến Phật dạy: Chánh Pháp của Ta có mất đi hay không là do hàng Tứ Chúng(Tăng, Ni, Cư sĩ Nam, Cư sũ Nữ) Hộ Trì Chánh Pháp ngồi lại với nhau không nói Pháp mà nói chuyện phù phiếm (chuyện đúng, chuyện sai của thế gian, không mang đến lợi lạc gì cho tu tập giải thoát).
- Mình có coi Đức Đạt Ma nói về Tâm. Nghe một vài cư sỹ khác của Mật Tông cắt nghĩa chữ "Phật". Nghe Thầy Hạnh giảng Thiền trong cuộc sống. Cố gắng hiểu thấu Tứ Diệu Đế, Bát Chánh Đạo. Áp dụng Ngũ Giới vào công việc và sinh hoạt hàng ngày. Nhưng thấy nhiêu đó chỉ là hạt cát trong biển trí thức cần được học và quan trọng hơn là "hành" được bao nhiêu?! Ai là người chỉ lối?!
DungTran ơi nhớ nhe, học gì thì học, nghe gì thì nghe phải biết suy nghĩ và liên kết những gì mình đã biết lại với nhau để từ đó rút ra cái học sau cùng chứ khoan vội tin vì người đó là người nỗi tiếng là sách được nhiều người truyền bá lại nhé.
- Ngoài học và hành mình có tập ngồi thiền. Chỉ là ngồi thiền thôi chứ chưa biết thiền. Tụng những chú tiếng Phạn phổ biến vì mình thấy nó giúp điều hoà hơi thở như chú Thích Ca, chú A Di Đà, chú Dược Sư, chú Quán Thế Âm. Mình cũng có tượng Phật, tràng hạt, chuông, pháp phục, nhưng tất cả chỉ là công cụ hỗ trợ để có được sự tĩnh lặng trong Tâm, nhìn sự thật rõ ràng hơn.
Nhân ở đây nói về thiền định thì Trí Từ xin phép nói cái biết của Trí Từ về phương pháp này.
- Xin nói rõ là Thiền tông không phải là phương pháp Thiền của Thái Tử Tất Đạt Đa thực hành mà chứng ngộ Quả Vị Giải Thoát nha. Thiền mà Thái Tử thực hành là Thiền Tứ Niệm Xứ là phương pháp Quán Thân Trên Thân, Quán Thọ trên các Cảm Thọ, Quán Tâm trên Tâm và Quán Pháp trên các Pháp.
Có thể tham khảo tại đây: http://www.tangthuphathoc.net/thien/1-thientuniemxu-7.htm
Ở đây Trí Từ lại xin nói thêm 1 chút về ĐỌC, NÓI, TỤNG, TRÌ Những Ngôn Từ Không Hiểu: Chúng ta đã biết đạo Phật là Từ Bi, Trí Tuệ, là một đạo rất khoa học và vượt trên khoa học. Cho nên nếu ta hành trì những gì ta không biết nó là gì thì gọi là mê tín. Nhiều người cho rằng các loại chú thuật hiện nay là mật ngữ của chư Phật rồi ta nói theo để tương ứng với chư Phật thì hãy suy nghĩ tương ứng như thế để làm gì? để chư Phật nghe thấy rồi tiếp độ chúng ta hay sao? Nếu nghĩ vậy thì lẻ nào đó là một loại Ngoại Ngữ chúng ta phải học để có thể giao tiếp với chư Phật? Vậy ai không biết ngoại ngữ đó thì coi như không thể "mua vé máy bay" qua bên xứ Phật được hay sao ? Và Người Viêt, người Châu Âu, Châu Á sẽ không thể về được xứ Phật nếu không thể "nói chuyện" được với Phật hay sao ? Phải biết suy nghĩ, nếu nghĩ không ra thì phải học hoài là như vậy đó DungTran...
Mình có niềm tin bất biến vào trí tuệ và con đường cứu khổ. Chỉ chưa biết bắt đầu từ đâu cho đúng. Một lần nữa rất cảm ơn Trí Từ đã chỉ sẻ và mong hồi âm của bạn
- DungTran thân mến, niềm tin bất biến vào Trí Tuệ và con đường cứu khổ mà đức Phật đã dạy ta là điều tốt không thể nói khác được.
- Bắt đầu từ đâu, nếu bây giờ hỏi Trí Từ, Trí Từ cũng không trả lời được, cái duyên gần gủi chùa cũng đã cách đây khoảng 24 năm rồi, học Phật, biết đến giáo lý Phật cũng gần 10 năm. Cho nên sự bắt đầu là gì hình như không cần phải hỏi vì nó không quan trọng mà cái quan trọng theo Trí Từ nghĩ đó là những gì ta đang biết đang học đây.
- Còn muốn có một trình tự để an tâm hơn thì Trí Từ tư vấn thế này cho DungTran tham khảo nha:
1. Học Phật thì phải biết Phật là gì, là ai là như thế nào.
2. Nhớ mãi cái phát nguyện ban đầu học Phật là gì để sau này trên con đường học giáo lý Phật ta gặp phải cái gọi là thử thách thì ta không nãn lòng bỏ lở thì thật uổng lắm thay
3. Tích luỹ kiến thức từ nhiều nơi có chọn lọc sau đó nó sẽ là của ta mà thôi.
========================

DungTran nè, hỏi thăm đạo hữu cái nha. Bước đầu vào đạo Phật thì ai cũng biết TAM QUY và NGŨ GIỚI. Tam Quy thì Trí Từ không hỏi mà chỉ muốn biết về Ngũ Giới thì không biết DungTran có cố gắng giữ được trọn vẹn giới nào chưa hoặc nếu không phiền lắm thì DungTran có thể cho Trí Từ biết cách hiểu của DungTran về Ngũ Giờ là gì được không ? Vì đây là 1 trong các giới luật để giúp chúng ta phòng hộ Tâm rất tốt đó.

Xin được làm người trợ duyên cho DungTran ! Trân thành cảm ơn !
 
GÓP PHẦN LAN TỎA GIÁ TRỊ ĐẠO PHẬT

Ủng hộ Diễn Đàn Phật Pháp không chỉ là đóng góp vào việc duy trì sự tồn tại của Diễn Đàn Phật Pháp Online mà còn giúp cho việc gìn giữ, phát huy, lưu truyền và lan tỏa những giá trị nhân văn, nhân bản cao đẹp của đạo Phật.

Mã QR Diễn Đàn Phật Pháp

Ngân hàng Vietcombank

DUONG THANH THAI

0541 000 1985 52

Nội dung:Tên tài khoản tại diễn đàn - Donate DDPP(Ví dụ: thaidt - Donate DDPP)

Who read this thread (Total readers: 0)
    Bên trên