Ý chí và mục đích

Chỉ Chờ Chết

Registered
Phật tử
Tham gia
18 Thg 10 2010
Bài viết
293
Điểm tương tác
135
Điểm
43
Địa chỉ
Canada
Ý chí và mục đích

(TXNM): Ý chí và Mục đích giống như đôi cánh của một con chim, không thể thiếu một trong hai. Trong cuộc sống, con người ai cũng phải cần có ý chí để vươn lên và mục đích để đạt tới. Trong Đạo cũng vậy sự tu học của chúng ta cũng phải cần có cái ý chí kiên cường, nhẫn nhục mới đi đến mục đích giải thoát. Cuộc sống của người tu mà không có lý tưởng thì thật sự là vô nghĩa. Bởi vì sao? Bởi người không có lý tưởng thì người đó sẽ không có niềm tin sâu chắc, mà không có niềm tin sâu chắc thì sự tu tập chẳng được siêng năng và rốt ráo.
Sống mãi niềm tin – Ảnh: minh họa
Trong Kinh Lăng Nghiêm đức Phật cũng dạy “Niềm tin là Mẹ đẻ của công đức”; nhưng tin sao cho đúng? Thì đức Phật dạy rằng: “Này Bhaddiya, chớ có tin vì nghe truyền thuyết; chớ có tin vì theo truyền thống; chớ có tin vì nghe người ta nói; chớ có tin vì được kinh tạng truyền tụng; chớ có tin vì nhân lý luận siêu hình chớ có tin vì đúng theo một lập trường; chớ có tin vì đánh giá hời hợt những dữ kiện; chớ có tin vì phù hợp với định kiến; chớ có tin vì phát xuất từ nơi có uy quyền; chớ có tin vì vị Sa-môn là bậc Đạo sư của mình. Nhưng này Bhaddiya, khi nào tự mình đã từng trải, kinh nghiệm và nhận là đúng với biết rõ rằng: “Các pháp này là bất thiện; các pháp này là có tội; các pháp này là bị người có trí chỉ trích; các pháp này nếu được thực hiện và chấp nhận đưa đến bất hạnh và khổ đau”, thời này Bhaddiya, Ông hãy từ bỏ chúng. Chỉ có cái đó mới là đích tối hậu thăng hoa cho con người và cuộc đời. Các người hãy lấy đó làm chỉ chuẩn”.
Vì vậy, một khi niềm tin của chúng ta đúng thì ý chí vững mạnh và sẽ mau đạt được mục đích. Nhưng đời sống xuất gia trong thời đại ngày nay, rất ít người bỏ ra thời gian để tự đặt lại câu hỏi, lý tưởng của mình là gì??? Và phương pháp hành trì ra sao??? Bởi vì cuộc sống tu tập của chúng ta đã bị chi phối và dành nhiều thời gian vào những việc khác hơn là vào mục đích chính cho lý tưởng của mình. Vì sao nói như vậy? Vì sự hành trì ngày nay không được rốt ráo và nghiêm mật như ngày xưa. Nói rất là nhiều, rất là hay nhưng sự thể hiện chẳng bao nhiêu. Tu là từ tâm sanh tướng, nên người có tu thì tất cả lời nói cử chỉ, hành động đều là tu, đều là diệu dụng, là đạo thì cần gì phải nói nhiều. Cho nên, Khổng Tử nói rằng: “Đời ta có hạn, lòng ham muốn vô cùng. Lấy cái có hạn mà tùy theo (so sánh) cái vô cùng thì nguy hại thay!”.
Câu nói “Tự thắp đuốc lên mà đi” đây là lời dạy của đức Phật nói về sự kiên cường, dũng mãnh, tinh thần quyết chí cao độ đối với những ai muốn đạt đến mục đích cao đẹp. Ý chí đó là ý chí siêu xuất, ý chí của một bậc xuất trần, luôn luôn chiến đấu với nhiều thử thách của nội tâm cùng những thử thách của hoàn cảnh xung quanh. Dù đường trước nhiều chông gai, trở ngại ta cũng quyết đạp gãy để đi tới. Người thế gian cũng thường nói: “Tự lực cánh sinh” là nói lên tinh thần chịu khó, bản lĩnh vươn lên vượt qua những thử thách khó khăn huống chi là người xuất gia – một bậc xuất trần thượng sĩ.
Mục đích đã rõ ràng, ý chí vững chắc thì chúng ta mới có được một lập trường kiên cố để từ đó có thể vượt qua những cám dỗ, thử thách, bão táp của cuộc đời, của thế gian đầy hiểm ác và tiến đến bờ giác ngộ giải thoát.
Giác Quả

Nguồn:TXNM
 
GÓP PHẦN LAN TỎA GIÁ TRỊ ĐẠO PHẬT

Ủng hộ Diễn Đàn Phật Pháp không chỉ là đóng góp vào việc duy trì sự tồn tại của Diễn Đàn Phật Pháp Online mà còn giúp cho việc gìn giữ, phát huy, lưu truyền và lan tỏa những giá trị nhân văn, nhân bản cao đẹp của đạo Phật.

Mã QR Diễn Đàn Phật Pháp

Ngân hàng Vietcombank

DUONG THANH THAI

0541 000 1985 52

Nội dung:Tên tài khoản tại diễn đàn - Donate DDPP(Ví dụ: thaidt - Donate DDPP)

Chủ đề tương tự

Who read this thread (Total readers: 0)
    Bên trên