vienquang2

Ai Tạo ? TÂM NÀO TẠO ?

Tự Độ

Registered

Phật tử
Reputation: 53%
Tham gia
23/8/24
Bài viết
407
Điểm tương tác
97
Điểm
28
Không một Vật biết Tâm thì không một Vật biết Tâm tạo gì.
Không một Vật biết Tâm tạo gì thì không một Vật cho là có cái gì Duy Tâm, Duy Vật.

Nhất thiết Pháp Bất Sanh thì cái gì gọi Tâm chỉ là:
Tam giới chỉ là Tâm. Vạn vật chỉ là Thức

Ba cõi duy tâm nghĩa là tam giới chỉ là ba cảnh giới trống rỗng không trong không gian.
Muôn pháp duy thức nghĩa là muôn pháp chỉ là ảo giác.

Tam giới duy tâm, vạn pháp duy thức.
Muôn pháp trong ba cảnh giới trống rỗng không chỉ là ảo giác.
 
GÓP PHẦN LAN TỎA GIÁ TRỊ ĐẠO PHẬT

Ủng hộ Diễn Đàn Phật Pháp không chỉ là đóng góp vào việc duy trì sự tồn tại của Diễn Đàn Phật Pháp Online mà còn giúp cho việc gìn giữ, phát huy, lưu truyền và lan tỏa những giá trị nhân văn, nhân bản cao đẹp của đạo Phật.

Mã QR Diễn Đàn Phật Pháp

Ngân hàng Vietcombank

DUONG THANH THAI

0541 000 1985 52

Nội dung: Tên tài khoản tại diễn đàn - Donate DDPP (Ví dụ: thaidt - Donate DDPP)

Tự Độ

Registered

Phật tử
Reputation: 53%
Tham gia
23/8/24
Bài viết
407
Điểm tương tác
97
Điểm
28
NHƯ LÝ THẬT KIẾN. THẤY LẼ THẬT ĐÚNG LÝ.
Phàm sở hữu tướng giai thị hư vọng, nhược kiến chư tướng phi tướng tắc kiến Như Lai.

Đức Phật thấy đúng lý và như thật.
Còn thật ra, chúng ta hiện nay thấy không đúng lý, chỉ thấy theo Tâm tạo không đúng như thật.

Tâm tạo không đúng như thật thì muốn biết (cái TẠO?) ra cái không đúng có thể làm chúng ta thấy đúng như lý, như thật được chắc?

Nhất thiết duy Tâm tạo không đúng như Lý, không đúng như thật thì vũ trụ, vạn vật sum la 100 % là HUYỄN, ẢO TƯỞNG TƯỢNG, ẢO GIÁC nên Đức Phật thấy đúng như lý, đúng như thật phải không nào.

Thử đọc xem đức Phật nói chúng ta thấy được gì nè.
Đức Phật hỏi ông A-nan trong kinh Lăng-nghiêm:
A Nan! Khi ông thấy rừng cây bên ngoài là nhờ vào đâu mà thấy được?

Bạch Thế Tôn! Vì cửa sổ giảng đường này mở rộng nên con trông thấy suốt ra bên ngoài.
Vậy cửa sổ giảng đường này đóng chặt thì sao?

Đức Phật hỏi tiếp ông A-nan:
Nhờ có đèn ông mới thấy.
Vậy tối thui ông thấy cái gì trong ngoài?
 
Sửa lần cuối:

vienquang2

Quản Trị Viên

Thành viên BQT
Reputation: 100%
Tham gia
12/7/07
Bài viết
1,292
Điểm tương tác
1,274
Điểm
113
Bài 7.- Hữu Vi Pháp & Ngũ Uẩn .

+ Pháp hữu vi là pháp được thành lập bởi nhân duyên hay điều kiện.

+ Pháp hữu vi có đặc điểm là bị ảnh hưởng bởi quy luật Vô Thường: sanh, trụ, dị và diệt.- Nên đều đưa đến khổ đau.

+ Pháp hữu vi là pháp còn nằm trong phạm trù điều kiện, Tập- Tán.

+ Pháp hữu vi bất tịnh vì chúng bị ô nhiễm bởi tam độc tham sân si.

+ Pháp Hữu vi là hữu tác, là pháp có "tạo tác" .- Mà Tạo Tác là nghiệp lực .

Kinh Kim Cang Phật dạy:

“Nhứt thiết hữu vi pháp,
như mộng, huyễn, bào, ảnh,
như lộ diệc như điện,
ưng tác như thị quán.”

Nghĩa là

hãy xem các pháp hữu vi,
nào khác chi bóng bọt, điểm sương,
quán xem tất cả vô thường,
sanh sanh diệt diệt như tuồng chớp chăng.”

Kính các Bạn. Ngũ Ấm (Uẩn).- Mà chúng Sanh Chấp làm Tự Ngã.- Tức Cái TA, Cái AI.- Là một pháp Hữu Vi.- Vì nó là tướng duyên hợp.

Trong Kinh Trung Bộ, Đức Phật đưa ra năm hình ảnh cụ thể để chỉ dạy về bản chất vô thường của ngũ uẩn thủ.

Ngài ví hình thể vật chất hay sắc như một khối bọt, cảm giác hay thọ như bong bóng nước, tri giác hay tưởng như ảo cảnh, những hoạt động có tác ý của tâm hay hành như một loại cây mềm rỗng ruột, và thức như ảo tưởng.

Vì vậy Ngài bảo chư Tăng: “Này chư Tỳ Kheo, có thể nào chăng một bản thể vững bền nằm trong một khối bọt, trong bong bóng nước, trong ảo cảnh, trong loại cây mềm rỗng ruột, hay trong ảo tưởng? Bất cứ hình thể vật chất nào, dầu trong quá khứ, vị lai hay hiện tại , ở trong hay ở ngoài, thô thiển hay vi tế, thấp hay cao, xa hay gần... mà hành giả nhìn thấy, hành giả nên quán sát hình thể vật chất ấy với sự chú tâm khôn ngoan hay sự chú tâm chân chánh.

Một khi hành giả nhìn thấy, suy niệm, và quán sát hình thể vật chất với sự chú tâm chân chánh thì hành giả sẽ thấy rằng nó rỗng không, nó không có thực chất và không có bản thể.

Này chư Tỳ Kheo có chăng một bản thể trong hình thể vật chất?” Và cùng thế ấy Đức Phật tiếp tục giảng giải về bốn uẩn còn lại: “Này chư Tỳ Kheo, có thể nào thọ, tưởng, hành, thức lại có thể nằm trong một khối bọt, trong bong bóng nước, trong ảo cảnh, trong loại cây mềm rỗng ruột, hay trong ảo tưởng?”

Theo Kinh Tạp A Hàm, quyển III, biến đổi hay vô thường là đặc tánh chính yếu của sự hiện hữu của các hiện tượng. Chúng ta không thể nói đến bất cứ vật gì, dù là vô tri vô giác hay hữu giác hữu tri, rằng ‘cái này tồn tại’ bởi vì ngay lúc mà chúng ta đang nói thì cái đó đang thay đổi.

Ngũ uẩn cũng là thứ được kết hợp lại và do điều kiện, và như vậy ngũ uẩn đó luôn bị định luật nhân quả chi phối. Thức hay tâm và các yếu tố thành phần của nó hay tâm sở cũng không ngừng biến đổi, mặc dầu ở một mức độ thấp hơn, cái thể xác vật chất cũng thay đổi trong từng khoảnh khắc. Người nào thấy rõ ràng rằng ngũ uẩn là vô thường, người đó có chánh kiến.(hết trích)

Kính các Bạn: Chúng Sanh Chấp Ngũ Ấm làm Ngã có 2 phần:

1. Chấp Thân phần; Là Sắc Ấm: Là Tập duyên của đất, nước, gió, lửa.

2. Chấp Tâm phần: có 4: Tâm Thọ, Tâm Hành, Tâm Tưởng, Tâm Thức.

4 đại.webp
 

vienquang2

Quản Trị Viên

Thành viên BQT
Reputation: 100%
Tham gia
12/7/07
Bài viết
1,292
Điểm tương tác
1,274
Điểm
113
Bài 8.- Vô Vi Pháp.

Đối Lập với Hữu Vi là “vô vi” .- Pháp Vô Vi là vốn tự nhiên như thế chứ không do nhơn duyên hay Tạo tác mà sinh ra.

* Bất cứ pháp nào không sanh, không diệt, không do tạo tác, không trụ và không biến đổi là pháp vô vi.

+ Nói cách khác, pháp nào không bị qui định, không thành hình, tất cả những gì không bị sanh trụ dị diệt là pháp vô vi.

+ “Vô vi” là một từ của Lão giáo có nghĩa đen là “không làm,” “không gắng sức,” “không gượng ép,” hay không miễn cưỡng tạo tác.( Nó không ám chỉ sự bất động hay lười biếng).

+ “Vô vi” cũng là một khái niệm của Thiền về hành động tức thời, chứ không có vấn đề chuẩn bị trước, thuật ngữ này được xem như là sự diễn tả về TÂM của một vị đã chứng đắc. - Gọi là TÂM CHÂN NHƯ.

+ Tất cả vô vi pháp là phi vật chất nên không thể nắm bắt được.

+ Vô Vi Pháp là pháp thường hằng, không thay đổi, vượt thời gian và siêu việt.

* Theo luận Câu Xá .- có 3 pháp vô vi:

1/. Hư không vô vi: Tất cả Pháp là Duyên khởi- nên Bản Thể là từ KHÔNG mà sanh.- Đó là Hư Không Vô Vi. Cũng cần để ý, cái hư không trong quan niệm thông thường, cái khoảng không chúng ta thấy trước mặt, không phải là hư không vô vi.- Vấn đề này luận Câu Xá nói: Nó cũng là một loại sắc pháp (hữu vi) hiện hữu trong không gian mà thôi, có sinh có diệt, có thay đổi biến hóa, vẫn nằm trong khái niệm của con người.- "Hư không vô vi" vượt ra ngoài khái niệm, chúng ta không thể dùng ý thức của con người mà biết được. (mà phải chuyển Thức thành Trí mới cảm nhận).- Có thể ước lượt là Chân Không Diệu Hữu-

2/. Trạch diệt vô vi: Do dùng trí tuệ quán chiếu để diệt trừ mọi sự ràng buộc của phiền não vô minh mà hiển bày cảnh giới không tịch (niết bàn). Cảnh giới không tịch này xưa nay vốn hằng hữu, bất sinh bất diệt – cho nên gọi là vô vi; nhưng chỉ vì vô minh phiền não che khuất mà chưa hiển lộ ra được; nay nhờ tuệ giác quét sạch vô minh mà nó lại hiện rõ ra, cho nên gọi là “trạch diệt vô vi”.

3/. Phi trạch diệt vô vi: Đây là pháp vô vi không cần phải dùng trí tuệ tiêu diệt vô minh mới hiển bày, mà là thể tính không tịch vốn có hiển nhiên (Vô Sanh). đã không sinh thì tất nhiên cũng không diệt. Pháp không sinh không diệt là pháp vô vi. Pháp vô vi này không phải do dùng trí tuệ dứt trừ lậu hoặc để chứng đắc, nên gọi là “phi trạch diệt vô vi”.

* Trong Duy Thức Tông có nói 6 Pháp Vô Vi:

1/Hư không vô vi:

2/Trạch diệt vô vi: dùng trí huệ vô lậu lựa chọn diệt trừ nhiễm ô, nên chơn như vô vi mới hiện

3/Phi trạch diệt vô vi: không cần lựa chọn diệt trừ các phiền não, có 2:

a/Tánh chơn như vốn thanh tịnh, không cần lựa chọn, diệt trừ phiền não nhiễm ô nó mới có

b/Các pháp hữu vi thiếu duyên không sanh khởi, nên pháp vô vi được hiện nên gọi là phi trạch diệt

4/Bất động diệt vô vi: đệ tứ thiền lìa được 3 định dưới ra khỏi tam tai (đau binh, thủy, hoả) không bị mừng, giận, ghét, thương,.. làm chao động nơi tâm
**BẤT ĐỘNG DIỆT VÔ VI:Nghĩa là Diệt Đế vốn Như Như Bất Động (Thường trụ - Vô Sanh).

- Thế nào là Bất Động ?

Nghĩa là thể Tâm Lặng yên không đến không đi, không qua không lại .
Niết Bàn Tĩnh lặng bất sanh bất diệt, bất tăng bất giảm.
Bởi vì Tâm Vốn đã cùng khắp,nên không thể sanh diệt, đến đi, thêm bớt.
Niết Bàn Vô Trụ Xứ nên Bất Động Như như.(xem thêm bài Triệu Luận.- Vật bất thiên: www.thuvienhoasen.org)

5/Thọ tưởng diệt vô vi: khi được diệt tận định, diệt trừ thọ và tưởng tâm sở nên gọi thọ tưởng diệt vô vi

6/Chân như vô vi: không phải vọng gọi là Chơn (biến kế sở chấp) không điên đảo gọi là Như (y tha khởi) tức là thật tánh của các pháp (viên thành thật)

* Theo Luận Hiển Dương Thánh giáo, có 8 pháp Vô Vi:

Vô vi có tám loại: hư không, phi trạch diệt, trạch diệt, bất động, tưởng thọ diệt, thiện pháp chân như, bất thiện pháp chân như, vô ký pháp chân như.

1. Hư không: Là đối tượng của tâm và tâm pháp, tức cảnh giới đối trị ngoại sắc

2. Phi trạch diệt: Là nhân duyên chưa tập hợp, ở khoảng giữa ấy, các hành không khởi diệt, nhưng chẳng phải ly hệ.
.
3. Trạch diệt: Là do phương tiện tuệ mà các hành hữu lậu hoàn toàn không khởi diệt, và đó là ly hệ.

4. Bất động: Là rời ý muốn trú cõi Biến tịnh, đắc đệ tứ tĩnh lự, ở khoảng giữa ấy, ly hệ đối với khổ lạc.

5. Tưởng thọ diệt: Là rời ý muốn trú cõi Vô sở hữu xứ, nhập diệt tận định, ly hệ vì tâm và tâm pháp không thường hiện hành bị diệt, và vì một phần tâm và tâm pháp thường hiện hành bị diệt.

6. Thiện pháp chân như: Là cảnh giới thanh tịnh nơi thiện pháp

7. Bất thiện pháp chân như: Là cảnh giới thanh tịnh nơi bất thiện pháp.

8. Vô ký pháp chân như: Là cảnh giới thanh tịnh nơi vô ký pháp. Lại nữa, năm pháp như vậy (tâm, tâm sở hữu pháp, sắc pháp,bất tương ưng hành pháp, vô vi) .

tải xuống.webp
 
Sửa lần cuối:
GÓP PHẦN LAN TỎA GIÁ TRỊ ĐẠO PHẬT

Ủng hộ Diễn Đàn Phật Pháp không chỉ là đóng góp vào việc duy trì sự tồn tại của Diễn Đàn Phật Pháp Online mà còn giúp cho việc gìn giữ, phát huy, lưu truyền và lan tỏa những giá trị nhân văn, nhân bản cao đẹp của đạo Phật.

Mã QR Diễn Đàn Phật Pháp

Ngân hàng Vietcombank

DUONG THANH THAI

0541 000 1985 52

Nội dung: Tên tài khoản tại diễn đàn - Donate DDPP (Ví dụ: thaidt - Donate DDPP)

Liên quan Xem nhiều Xem thêm
Top