vienquang2

Ai Tạo ? TÂM NÀO TẠO ?

vienquang2

Quản Trị Viên

Thành viên BQT
Reputation: 100%
Tham gia
12/7/07
Bài viết
1,340
Điểm tương tác
1,313
Điểm
113
Bài 42.- Thiền .- Công năng Giải trừ Ý Thức.

Thiền là Pháp Tu: Chỉ (Samatha)- Quán (Sâm bát đề) - Chỉ quán đồng tu (Thiền na). Một trong 3 Vô Lậu Học của PG.

* Tu Thiền Sau khi được Sơ quả. Để Hành giả vào Nhị Quả Tư Đà Hàm.

Trích: Thánh quả Nhất lai là quả vị thánh thứ hai trong tứ thánh quả. Sao gọi là nhất lai? Bởi vì thánh quả này phải còn trở lại một lần sanh tử nữa mới chấm dứt khổ đau, đạt đến quả vị vô sanh.

Những ai đoạn tận ba kiết sử như trong trường hợp của Thánh quả dự lưu, và làm muội lược hai kiết sử tiếp theo, đó là, Dục (kāmacchando) và Sân (byāpāda), được gọi là Thánh quả Nhất lai - Tư đà hoàn (Sakadāgāmi). Trường Bộ Kinh định nghĩa: “Tỷ-kheo đoạn dứt ba kiết sử và làm nhẹ bớt tham, sân, si, (Trích TỨ THÁNH QUẢ - KINH TẠNG PĀLI Thích Trung Định)

Muốn đến Nhị Quả.- Phương tiện tốt nhất là Thiền Định.- Như Bát Chánh Đạo dạy.

* Do con người thủ chấp Ý THỨC làm Tự NGÃ.- Nên vào Sanh Tử luân hồi.

  • Tánh của Ý Thức là vọng động, suy lường và Tham (Dục), sân,Mạc Na thức thì si.
  • Khi Tác Ý Tham, sân, si đến thân, khẩu, ý thì thành 3 Nghiệp.- Có Nghiệp thì dẫn vào Hữu Vi Sanh Tử.

+ Vọng Tưởng: là những ý tưởng chợt hiện khởi trong tâm (do vọng niệm, vọng chấp), sau đó được tác ý (cetanā) hỗ trợ, thôi thúc chúng ta hành động tạo nghiệp qua thân khẩu ý. Do đặc tính của tác ý (cetanā) là hành động, tạo tác và quyết định nên khi đồng sinh với tâm bất thiện (vọng tưởng) thì nghiệp xấu được tạo ra.

* Như vậy:

  • Vọng Tưởng khi chưa có Tác Ý hổ trợ.- Chỉ tạo nên Phiền Não Chướng.
  • Vọng Tưởng khi có Tác Ý hổ trợ.- Thì tạo nên Nghiệp Chướng.

+ Đức Phật dạy: ”Cần thận trọng, chớ tin vào tâm ý của các ông. Tâm ý các ông không đáng tin cậy. Chỉ sau khi các ông đã chứng được đệ tứ quả A La Hán (vào Định Không Tâm), các ông mới có thể tin vào cái "tâm Ý Thức" này.”
(42 chương)

* Muốn thuận chuyển vào Tịnh Độ, NB thì phải giải trừ vọng tưởng của Ý Thức.- Bằng cách Tu Thiền Định.- Đây là Bước thứ 2 , 7 và 8 trong Bát Chánh Đạo là Chánh Tư Duy , Chánh Niệm & Chánh Định.- Tức Thiền Định.

* Giải trừ Ý Thức cần Thực Hành Thiền:- Đầu tiên vào Sơ Thiền:

1. Sơ Thiền Vô Lậu Định thứ lớp duyên 6 Địa (xứ), dẫn sanh 6 Định. Đó là: 2 Tự Địa và 4 Thượng Địa. ĐT ĐL dạy.- Như bài kệ:

Ly dục và ác pháp,
Có giác và có quán,
Ly sanh được hỷ lạc,
Tức vào được Sơ Thiền.

Trong A Tỳ Đàm nói: “Vào Sơ Thiền có 4 giai đoạn”. Đó là:

Tương Ưng Vị.
Tịnh.
Vô Lậu.
Đắc Thiền.

Người vào được Tịnh và Vô Lậu là vào được Sơ Thiền.-Vào Đệ Nhị Thiền và Đệ Tam Thiền cũng như vậy.(ĐT ĐL)

* Sơ Thiền có 5 trạng thái Tâm: 1. Tầm, 2. Tứ, 3. hỷ, 4. lạc, 5. nhất tâm.(Hết trích)

Sơ Thiền còn gọi là Ly sanh Hỷ Lạc địa.- Nghĩa là Sơ Thiền Ly Dục, Ly Bất Thiện Pháp mà sanh hỷ lạc.

* Như vậy: Vào được Sơ Thiền thì được "MUỘI LƯỢT" DỤC & SÂN.- Đến được Nhị Quả Tu Đà Hàm .

DUY TÂM NÀO TẠO ra Vũ Trụ và Con người ? - Page 2 Se_thi11

Vào được Nhị Quả là tiến một bước khá sâu vào Cực lạc, Tịnh Độ, Niết Bàn Hữu Dư.
 
GÓP PHẦN LAN TỎA GIÁ TRỊ ĐẠO PHẬT

Ủng hộ Diễn Đàn Phật Pháp không chỉ là đóng góp vào việc duy trì sự tồn tại của Diễn Đàn Phật Pháp Online mà còn giúp cho việc gìn giữ, phát huy, lưu truyền và lan tỏa những giá trị nhân văn, nhân bản cao đẹp của đạo Phật.

Mã QR Diễn Đàn Phật Pháp

Ngân hàng Vietcombank

DUONG THANH THAI

0541 000 1985 52

Nội dung: Tên tài khoản tại diễn đàn - Donate DDPP (Ví dụ: thaidt - Donate DDPP)

vienquang2

Quản Trị Viên

Thành viên BQT
Reputation: 100%
Tham gia
12/7/07
Bài viết
1,340
Điểm tương tác
1,313
Điểm
113
Bài 43.- Tứ Thiền .- Sắc Giới Thiên.

SẮC GIỚI; S. Rupadathu
Một trong ba cõi sống của loài Trời. Ở cõi Trời sắc giới này, chúng sinh đã thoát khỏi mọi lòng dục, nhưng vẫn còn sắc thân; sắc thân của loài Trời ở đây rất đẹp và có thọ mạng lâu dài.

Các cõi Trời thuộc Sắc giới được phân chia, tương ứng với bốn cấp thiền của Sắc giới.

1. Cấp sơ thiền: gồm có các cõi Trời: Phạm chúng thiên (S. Brahmaparisadya):

-Phạm phụ thiên (S. Brahmapurohita)

-Đại Phạm thiên (S. Mahabrahma).

2. Cấp nhị thiền (Thiền thứ hai), gồm các cõi Trời:

-Thiểu quang thiên (S. Parittabha)


-Vô lượng quang thiên (S. Apramanabha)

-Quang âm thiên (A. Abhasvara).

3. Cấp tam thiền (thiền thứ ba) gồm các cõi Trời:

-Thiểu tịnh thiên (S. Parittasubha)

-Vô lượng tịnh thiên (S. Apramanasubha).

-Biến tịnh thiên (S. Subhakrtsna).

4. Cấp tứ thiền gồm các cõi trời:

-Vô vân thiên (S. Anabhraka).

-Phúc sinh thiên (S. Punyapasara).

-Quảng quả thiên (S. Brhatphal).

-Vô tưởng thiên (S. Asanjnisattva)

-Vô phiền thiên (S. Avraha).

-Vô nhiệt thiên (S. Atapa)

-Thiện hiện thiên (S. Sudrsa)

-Thiện kiến thiên (S. Sudarsana)

-Sắc cứu kính thiên (S. Akanistha)

-Hòa âm thiên (S. Aghanistha).

-Đại tư tại thiên (S. Mahamahesvara).(TĐ Phật học)

Kính các Bạn:

Sắc Giới Thiên, tuy là .- Cảnh do Tu Tập thiền Định , tuy còn tạo tác hữu vi nhưng đã muội lượt nên Vô Minh là vi tế.

K. NB nói rằng đây đã là "Hữu Dư Y NB", như đoạn kinh sau:

*.- Hữu - dư - y Niết - Bàn: (Niết bàn chưa hoàn toàn) Từ quả vị thứ nhất Tu-đà-hoàn đến quả vị thứ ba A-na-hàm, tuy đã đoạn trừ tập nhân phiền não, nhưng chưa tuyệt diệt, tuy đã vắng lặng an vui, nhưng chưa viên mãn. Sự an vui chưa hoàn toàn, vì phiền não và báo thân còn sót lại, nên gọi là Niết bàn Hữu-dư-y. Vì phiền não còn sót lại nên phải chịu quả báo sanh tử trong năm bẩy đời; song ngã chấp đã phục, nên ở trong sanh tử mà vẫn được tự tại chứ không bị ràng buộc như chúng sanh.
(Trích k. NB www.thuvienhoasen.org)
DUY TÂM NÀO TẠO ra Vũ Trụ và Con người ? - Page 3 To_th_10

Theo VQ.- Sắc Giới Thiên vẫn còn trong Tam Giới.- Nên là cảnh giới Tiểu Thánh.- Nhưng đã là Cõi Cực Lạc, Tịnh Độ rồi. Mà vẫn còn phải tu tiếp nữa...Như Đức Phật Thích Ca, ngài từ cõi trời Đâu Suất, mà giáng sanh để tu kiếp cuối cùng, để đắc Vô Thượng NB
 

vienquang2

Quản Trị Viên

Thành viên BQT
Reputation: 100%
Tham gia
12/7/07
Bài viết
1,340
Điểm tương tác
1,313
Điểm
113
Bài 44.- Vô Sắc Giới.

* Khái niệm về Chư Thiên:

Tư duy:

* Thế nào là Chư Thiên ?

+ Tất cả mọi ý niệm "chúng sanh", khi đã biết hướng về Thiện.- Lúc đó gọi là Thiện Nam, tín nữ. Khi ý niệm thiện được ngày càng thăng hoa, được gia cố bằng 10 pháp thiện. Thân có 3: Không sát, không đạo,không dâm. Khẩu có 4 Không nói dối, không nói lời thiêu dệt, không nói lời hung ác, không nói lời đâm thọc. Ý có 3: Không tham, không sân, không si. Khi ấy chúng sanh đó sẽ phát sanh Thiên nhãn, nghĩa là thấy xa hiểu rộng, vì đã mỏng bớt vô minh và được thiện pháp điều hướng. Khi ấy thì được gọi là Chư Thiên.

+ Chư Thiên ngay khi sanh ra, đã có 3 điều tự biết, đó là:
  • Biết mình từ đâu đến.
  • Biết mình đã gieo trồng những phước đức gì.
  • Biệt rõ công đức của mình đã làm trong quá khứ.
Hỏi: Làm sao chư Thiên có thể tự biết được Túc Mạng mình?
Đáp: Do sanh báo mà Chư Thiên có được 5 thần thông, nên tự biết được Túc Mạng của mình.
Lại nữa, do thần lực của Phật mà chư Thiên biết được Túc Mạng của mình, sanh tâm hoan hỷ đến đảnh lễ Phật.
Trong loài người, cũng có người do sanh báo mà biết Túc Mạng của mình, như trường hợp các vị Chuyển Luân Thánh Vương. Cũng có người nhờ nương theo thần lực của Phật mà biết được.

+ Chư thiên có nhiều tầng bậc cao thấp khác nhau, vì thế chia ra nhiều cõi Trời khác nhau. (nghĩa là nhiều lĩnh vực khác nhau) (hết trích)

* Vô Sắc Giới Thiên:

Vô sắc giới có 4 cõi tuần tự theo quả của 4 bậc thiền vô sắc như sau:
– Đệ nhất thiền vô sắc là không vô biên xứ thiền cho quả tái sinh (hóa sinh) lên cõi Không Vô Biên Xứ Thiên có tuổi thọ 20.000 đại kiếp.
– Đệ nhị thiền vô sắc là thức vô biên xứ thiền cho quả tái sinh (hóa sinh) lên cõi Thức Vô Biên Xứ Thiên có tuổi thọ 40.000 đại kiếp.
– Đệ tam thiền vô sắc là vô sở hữu xứ thiền cho quả tái sinh (hóa sinh) lên cõi Vô Sở Hữu Xứ Thiên có tuổi thọ 60.000 đại kiếp.
– Đệ tứ thiền vô sắc là phi tưởng phi phi tưởng xứ thiền cho quả tái sinh (hóa sinh) lên cõi Phi Tưởng Phi Phi Tưởng Xứ Thiên có tuổi thọ 84.000 đại kiếp lâu dài nhất trong tam giới.(theo Th Thiện Tuệ)

ĐT ĐL nói về Vô Sắc Thiền, tức Tứ Định:

Nội Thiền . b).Tứ Định:

5).Vô Biên Hư Không Xứ Định:
Niệm phân biệt tướng, diệt hết thảy các tướng Hữu thì vào được Vô Biên Hư Không Xứ Định.
Vào Định này, thiền giả lại quán “sặc thân thô trọng do duyên hòa hợp tạo thành”. Đã có thân là có Khổ, nên lại quán thân như hư không. Khi đã được thân nhẹ nhàng rồi, thiền giả thấy 4 đại ở bên trong thân và ở bên ngoài đều như nhau cả. Do vậy mà thấy vô lượng vô biên hư không, cả trong lẫn ngoài, khiến tâm trở nên nhẹ nhàng thanh thoát, nên được gọi là Vô Biên Hư Không Xứ Định. Ví như chim bị nhốt trong lồng, khi được thả tự do,thư thái, bay vút lên không trung.

6). Vô Biên Thức Xứ Định.(Vô Biên Thức Xứ Định duyên 9 Địa, dẫn sanh 9 Định. Đó là: 2 Tự Địa, 4 Hạ Địa và 3 Thượng Địa.)
Thiền giả lại duyên Thọ, Tưởng, Hành, Thức xem như bệnh hoạn, quán Vô thường, Khổ, Không, Vô ngã, rồi xả Vô Biên Hư không Xứ Định để duyên hiện tại, quá khứ,vị lai,duyên thức xứ ở nhiều đời. Rồi thiền giả lại thấy “thức xứ”cũng chăng có biên giới, vào được Vô Biên Thức Xứ Định.

7). Vô Sở Hữu Xứ Định.(Vô Sở Hữu Xứ Định duyên 7 Địa, dẫn sanh 7 Định. Đó là: 2 Tự Địa, 4 Hạ Địa và 1 Thượng ĐỊa.)
Dùng Vô Biên Thức Xứ làm duyên khởi, thiển giả lại quán Thọ, Tưởng, Hành, Thức đều như bệnh, như mụt nhọt, quán Vô thường, Khổ, Không, Vô ngã là hư dối, quán Thức cũng là như vậy. Rồi thiền giả phá được “thức tướng”, tán thán “Vô sở hữu xứ”, vào được Vô Sở Hữu Xứ Định.

8 ). Phi Hữu Tưởng Phi Vô Tưởng Xứ Định.(Phi Hữu Tưởng Phi Vô Tưởng Xứ Định duyên 6 Địa,dẫn sanh 6 Định. Đó là: 2 Tự Địa và 4 Hạ Địa.-Tất cá các Tịnh Địa khác đều lợi ích cho Tự Địa cả.)
Ở nơi Vô Sở Hữu Xứ, thiền giả lại duyên Thọ, Tưởng,Hành, Thức, thấy rõ thân là Vô thường, Khổ, Không, Vô ngã, do duyên hòa hợp mà thành, nên xả Vô Sở Hữu Xứ Định, vào được Vô Tưởng Định.
Vào được Vô Tưởng Định rồi, là thiền giả được “Đệ nhất diệu xứ” là Phi Hữu Tưởng Phi Vô Tưởng Xứ Định.

Hỏi: Nơi Phi Hữu Tưởng Phi Vô Tưởng Xứ vẫn còn Thọ,Tưởng, Hành, Thức. Như vậy vì sao lại gọi Phi Hữu Tưởng Phi Vô Tưởng Xứ?
Đáp: Ở nơi đây vẫn còn Thọ, Tưởng, Hành, Thức nhưng rất vi tế. Vì quá vi tế khó có thể biết được, nên gọi là gọi Phi Hữu Tưởng Phi Vô Tưởng Xứ.Phàm phu tưởng rằng Định này là Niết bàn. Theo Phật pháp thì do nhân duyên tu tập mà thấy rõ “Phi Hữu Tưởng Phi Vô Tưởng”rất vi tế, nên gọi Định này là Phi Hữu Tưởng Phi Vô Tưởng Định vậy thôi.

Sơ Thiền Vị thứ lớp sanh 2 Tịnh Địa VỊ: 1 Tịch và 1 Chiếu. Dẫn đến Phi Hữu Tưởng Phi Vô Tưởng Xứ cũng là như vậy.

Tới Định vị này. Hành giả coi chừng rơi vào Vô Tưởng Định (ngoại thiền).

Hỏi: Thể nào gọi là Vô Tưởng?
Đáp: Phải hiểu nghĩa Vô Tưởng theo 3 trường hợp:
  • Vô Tưởng định.
  • Diệt Thọ Tưởng định.
  • Vô Tưởng Thiên.
Phàm phu Ngoại đạo muốn diệt sự sanh khởi của Tâm nên vào Vô Tưởng Định.
Các đệ tử của Phật muốn diệt tâm vô tưởng sanh khởi, nên vào Diệt Thọ Tưởng định. Còn chư Thiên thì vào Vô Tưởng Thiên.
Hỏi: Có bao nhiêu thứ Thiền định?
Đáp: Có hai thứ. Đó là: Thiển định Hữu Lậu-Thiền định Vô Lậu Thiên của phàm phu Ngoại đạo là Hữu Lậu Thiền Thiên của Thánh Hiền là Vô Lậu Thiền.
Đệ tử của Phật muốn ly phiền não ở các cõi Dục, cõi Sắc và cõi Vô Sắc, phải tu 9 phẩm Giải thoát (3 thượng,3 trung,3 hạ). Muốn vậy, hành giả phải y nơi Hữu Lậu để vào Sơ Thiền. Nơi đây có đủ 9 Vô Ngại Đạo, 8 Giải thoát Vô Lậu Đạo, nên dù hiện tại là hữu lậu, mà trong tương lai sẽ được vô lậu. Nếu y nơi hữu lậu vào Sơ Thiền, thì vào Đệ Nhị Thiền cũng sẽ có đủ 9 Vô Ngại Đạo và 8 Giải thoát.
Vào Đệ Nhị Thiền, hành giả vừa tu Hữu Lậu Thiền, vừa tu Vô Lậu Thiền. Như vậy ở nơi hiện tại có tu hữu lậu mà ở vị lai sẽ được vô lậu. Cho đến khi vào được Đệ Nhị Thiền thanh tịnh thì được vô lậu hoàn toàn. Nhờ tu 9 phẩm Giải thoát, Vô Ngại Đạo và 8 Giải thoát Vô Lậu Đạo mà thiền giả ra vào vô ngại nơi hữu lậu và vô lậu vậy.
Từ Sơ Thiền đã tu Hữu Lậu đề dẫn đến Vô Lậu Đạo. Vào Đệ Nhị Thiền tu Tịnh Vô Lậu, khởi tu Hữu Lậu Xứ, vào Vô Lậu Xứ,rồi tiến tu Phi Hữu Tưởng Phi Vô Tưởng Xứ.
Khi đã ly dục hoàn toàn, là có đủ 9 Vô Ngại Đạo và 8 Giải thoát Vô Lậu Đạo. Nếu tu thêm giới Thiện Căn Vô Lậu Đạo đề trừ Vô Định Tâm thì sẽ có được hết thảy 9 Vô Lậu Đạo. (hết trích)

DUY TÂM NÀO TẠO ra Vũ Trụ và Con người ? - Page 3 Duyzon14

* Lộ trình đến A la Hán: Tứ Thiền + Tứ Định + Diệt Thọ Tưởng Định (A la Hán).- Do đó Tứ Định .- Vô Sắc Giới là đã đến Cõi Thánh Tịnh Độ, Hữu Dư NB.

* Các Cõi Tứ Thiền Thiên và Tứ Vô Sắc là Thánh Cảnh. Đều do TÂm Tạo.- Nhưng là Tâm Vô Lậu.

+ Tâm Hữu Lậu: Do Ý Thức vọng khởi.

+ Tâm Vô Lậu: Do Ý Thức được Giới & Định tịnh hóa thành DIỆU QUAN SÁT TRÍ.- Do Trí Tuệ hành mà hiển hiện.
 
Sửa lần cuối:
GÓP PHẦN LAN TỎA GIÁ TRỊ ĐẠO PHẬT

Ủng hộ Diễn Đàn Phật Pháp không chỉ là đóng góp vào việc duy trì sự tồn tại của Diễn Đàn Phật Pháp Online mà còn giúp cho việc gìn giữ, phát huy, lưu truyền và lan tỏa những giá trị nhân văn, nhân bản cao đẹp của đạo Phật.

Mã QR Diễn Đàn Phật Pháp

Ngân hàng Vietcombank

DUONG THANH THAI

0541 000 1985 52

Nội dung: Tên tài khoản tại diễn đàn - Donate DDPP (Ví dụ: thaidt - Donate DDPP)

Liên quan Xem nhiều Xem thêm

Users search this thread by keywords

  1. đường giải thoát
Top