- Tham gia
- 10/7/16
- Bài viết
- 696
- Điểm tương tác
- 431
- Điểm
- 63
Kính chào ngài vienquang6.
Tôi xin góp ý vài điều. Xin nói trước là tôi viết bài này là dành cho mọi người đọc, nhất là những người sơ cơ mới tìm hiểu Phật giáo, chứ không phải viết riêng cho ngài đọc nhé. Sở dĩ tôi phải nói như vậy vì có những điều tôi nói ra ngài còn biết rõ hơn tôi, mà tôi thì không muốn làm trò ‘múa rìu qua mắt thợ’ một chút nào.
Khi đọc qua những gì ngài vienquang6 viết trong chủ đề này, tôi phải ‘ồ’ lên ngạc nhiên trong sự thích thú. Kiến thức phật học của ngài thì rộng lớn bao la khỏi nói rồi, không ai lạ gì. Chỉ là tôi thấy ngài còn am hiểu về Ấn giáo nữa, vậy mà lâu nay tôi cứ tưởng lầm ngài chỉ chuyên tâm về đạo giáo của mình.
Tuy nhiên ở phần kết luận ngài lại lầm lẫn vài điều quan trọng. Có lẽ do tuổi tác chăng? Nếu vậy thì không lạ gì, tôi khi còn trẻ còn có khi lẫn lộn huống chi là lúc già.
Lúc đầu ngài vienquang6 đã nói thế này:
* Một số điểm dị biệt của Đại và Tiểu Thừa.
Giữa 2 thừa có nhiều điểm khác nhau:
Sự khác biệt giữa Đại và Tiểu Thừa đại khái gồm có 10 điểm chính yếu sau đây:
+ Khác về danh xưng:
- Tiểu Thừa: được xưng là Nguyên Thủy PG, hoặc Nam Tông.
- Đại Thừa được gọi là Phật Giáo Phát triển, hoặc Bắc Tông.
…
Tôi hoàn toàn đồng ý, dù trong đó có những điều tôi hoàn toàn mù tịt nhưng tôi tin trình độ phật học của ngài nên cứ tin là ngài nói đúng. Dẫu sao đó không phải là những dị biệt quan trọng. Đến phần kết luận, ngài vienquang6 viết thế này:
Do vậy:
Khi tu quán theo Đại Thừa PG. Chúng ta không phải dụng công diệt sát Nhị Nguyên. Mà công phu của hành giả chỉ là TỈNH THỨC KHÔNG LẦM CHẤP NHỊ NGUYÊN. Thế là đủ.
Kính các Bạn:
Tiểu Thừa và Đại Thừa khác nhau chỗ đó:
* Tiểu Thừa thấy bằng Nhị Nguyên. Nên không thấy được Nhất Chân Như, là NGÃ.
* Đại Thừa Quán Thật tướng Tánh Không. Nên thấy các Pháp Bất Nhị: Vô Ngã mà là Ngã, Vô Sanh mà là Sanh, Sanh Tử chính Niết Bàn, chúng sanh chẳng khác Phật...
Nói vậy là ngài đã mâu thuẫn với những gì mình viết trước đó. Ngài kết luận Đại Thừa ‘cao cấp’ hơn Tiểu Thừa trong khi ngài đã nói ngay ở trang trước rằng ‘Thừa’ chỉ là phương tiện, mà phương tiện thì không có cao thấp, chỉ có sự sai khác để cho mọi người tự do lựa chọn khế hợp với căn cơ sở thích của mình. Ngài đã nói cả hai đều theo Lý Trung đạo, tức là lìa bỏ hai biên kiến (nhị nguyên) trong khi lại kết luận là Tiểu Thừa chỉ thấy bằng Nhị nguyên nên không thấy được Chân Như. Đúng là Tiểu Thừa không thấy Chân Như, mà chỉ thấy Niết Bàn. À mà Chân Như là cái gì khác Niết Bàn nhỉ, hay chỉ là tên gọi khác? Tôi nghĩ là nói đến đây ngài đã có câu trả lời, và nhận ra mình lầm lẫn ở đâu rồi.
Ở phần nghi hoặc về kinh phật Đại Thừa có phải do Phật thuyết hay do Ấn Độ giáo thuyết, ngài tránh né không dám nói thẳng. Vậy tôi xin phép nói thẳng nhé:
Kinh Đại Thừa là kinh nguỵ tạo.
Tôi là người rất thích kinh PG Đại Thừa, nhưng không vì vậy mà trốn tránh sự thật. Kinh nguỵ tạo là ý nói không phải kinh do Phật thuyết. Dễ hiểu thôi, sau khi Phật nhập diệt đến hơn 500 năm thì Phật giáo Đại Thừa và các loại kinh luận của Đại Thừa mới xuất hiện. Nhưng kinh Đại Thừa cũng không phải do Ấn Độ giáo thuyết, mà do những đại sư của Phật giáo viết ra. Họ là những cánh chim đầu đàn sáng lập các tông phái Đại Thừa cùng những đại đệ tử của họ, là những người tinh thông phật pháp nếu không muốn nói là đã giác ngộ. Mà đã giác ngộ thì ai cũng thấy cùng một chân lý, nên những gì họ thuyết cũng chẳng khác gì Phật thuyết.
Thường thì những người dè bỉu kinh sách Đại Thừa là người theo Phật giáo nguyên thuỷ. Vậy thì hãy lấy kinh Kalama đập vào mặt họ, vì họ đã làm ngược lại ý chỉ của Đức Phật. Thật ra nếu suy xét kỹ càng thì ngay cả kinh Tiểu Thừa cũng chỉ là do ngài A nan nhớ lại những gì Phật giảng đạo lúc còn tại thế mà thôi, nên không thể nói nó chính là kinh Phật thuyết và mang tính chủ quan. Sở dĩ tôi nói có tính chủ quan, vì kinh Tiểu Thừa được kết tập vài lần và lại chia ra nhiều tông phái do bất đồng quan điểm.
Vậy trước cánh rừng kinh tạng luận của Phật giáo, không cái nào chắc chắn của Đức Phật viết ra thì phật tử biết phải làm sao để học đúng những gì Phật thuyết? Với quan điểm cá nhân của tôi thì câu trả lời ở ngay phần trên tôi vừa viết, hãy đọc kinh Kalama thì ắt biết phải làm sao.
Về phần so sánh sự khác biệt giữa Chân Như của Phật giáo và Đại Ngã của Ấn giáo, ngài vienquang6 có lẽ do mới tìm hiểu về Ấn giáo, chưa nắm hết điểm cốt lõi của nó nên có sự nhầm lẫn. Hơn nữa lại nhập tâm vào triết lý của Ấn giáo nên lầm nó là triết lý Phật giáo.
* Chân Như mang đủ các đặc tính: Thường trụ bất biến, Tự chủ độc lập, không bị ảnh hưởng sai sử của ngoại pháp v.v... nên đáp ứng yêu cầu là một NGÃ CHẤT.- Chân Như là CHÂN NGÃ theo Phật Giáo.
* Chân Như khác với Đại Ngã của Bà la môn, vì những khác biệt:
+ Đại Ngã sanh ra Linh hồn và vạn vật.
- Chân Như thì bất Sanh, bất diệt.
+ Đại Ngã hòa nhập Tiểu Ngã.
- Chân Như bất khứ, bất lai, bất tăng, bất giảm.
+ Đại Ngã là Thần.
- Chân Như không mang tính Thần nào cả.
+ Điều đặc biệt khác nhau là: Đại Ngã còn mang tính Nhị Nguyên.
- Chân Như là Nhất Nguyên tuyệt đối.
Những gì mà ngài mô tả về Chân Như của Phật giáo ở trên thật ra cũng là Đại Ngã của Ấn giáo đấy. Còn cái mà ngài tưởng là Đại Ngã lại là sự kết hợp quan điểm của tín đồ Ấn giáo và đồ đệ môn phái Yoga (một trong Lục đại môn phái Ấn giáo). Vậy thì 2 cái này khác nhau chỗ nào?
Điểm khác biệt quan trọng nhất là Chân Như của PG là phương tiện để thuyết pháp, còn Đại Ngã của AG là nền tảng trong giáo lý. Nếu để ý thì các phật tử sẽ nhận thấy Phật giáo dùng nhiều cái tên khác nhau cho cùng một thứ, cũng chỉ là để cho phù hợp với ngữ cảnh và ý định của mình. Chẳng hạn ‘Chân tâm’ để giảng giải về tâm thức, ở đây ta thấy Chân Như có sự toàn tri giống như Đại Ngã (có hiểu biết sáng suốt mọi thứ). Nhưng khi đặt tên ‘Tánh Không’ thì lại nhấn mạnh đến tính chất rỗng không, vắng bặt mọi thứ (giống như hư vô).
À quên nữa, Chân Như trong Phật giáo không phải là Nhất nguyên như ngài vienquang6 nói. Những gì ngài nói về Chân Như là quan điểm về Đại Ngã của phái Vedanta. Đây là Bất nhị pháp môn chủ trương Nhất nguyên luận. Môn phái cổ xưa nhất của Ấn giáo là Samkhya theo Nhị nguyên, sau đến Yoga chủ trương không lý thuyết dài dòng mà hãy chuyên chú thực hành thiền định để trở thành Thượng Đế (Thiền Tông của PG cũng bắt chước phái này), cuối cùng đến Vedanta trở thành Nhất nguyên, cho rằng không có Tiểu Ngã hay Đại Ngã, mà chỉ có một thực thể, ngoài ra chỉ là giả ảo. Câu nói nổi tiếng của Vedanta: ‘Ta là tác giả và cũng là khán giả của thế gian này’. Nên hiểu 'Ta' ở đây nghĩa là 'Tôi' chứ không phải là 'Chúng ta', vì không có người nào khác cả.
Nói khác đi, Bất nhị của Vedanta là ‘không phải là hai, mà chỉ là một’. Nhưng Bất nhị của Phật giáo thì khác: ‘không phải là hai, cũng không phải là một’. Nói đến đây tôi lại nhớ đến câu chuyện vui ‘đau bụng uống nhân sâm’, thầy lang làm theo sách hướng dẫn thì bệnh nhân bị chết. Sau lật lại sách xem kỹ thì thấy ở trang sau có thêm mấy từ ‘tắc tử’ (thì chết). Thế đấy, ‘Bất nhị’ trong PG không chỉ là ‘không phải là hai’ như cái tên của nó, mà ở trang sau còn thòng thêm ‘nhưng cũng không phải là một’. Nói khác đi, ‘bất nhị’(không phải là hai) mà cũng ‘bất nhất’ (không phải là một). Phật giáo không phải Nhị nguyên, nhưng cũng không phải Nhất nguyên, vì nó chẳng theo bản nguyên nào cả (Vô nguyên).
Ái chà, mãi mê cao hứng nói chuyện mà quên mất là tôi đang đi lạc khỏi chủ đề ‘Tiểu Thừa – Đại Thừa’. Nói ngài vienquang6 lầm lẫn mà đến lượt tôi cũng lầm lẫn. Xin tạm dừng tại đây, có dịp chúng ta sẽ cùng bàn luận thêm, có lẽ ở ‘Giao lưu tư tưởng’ thì phù hợp hơn.
Kính chúc ngài vienquang6 và các phật tử thân tâm luôn an lạc.
Tôi xin góp ý vài điều. Xin nói trước là tôi viết bài này là dành cho mọi người đọc, nhất là những người sơ cơ mới tìm hiểu Phật giáo, chứ không phải viết riêng cho ngài đọc nhé. Sở dĩ tôi phải nói như vậy vì có những điều tôi nói ra ngài còn biết rõ hơn tôi, mà tôi thì không muốn làm trò ‘múa rìu qua mắt thợ’ một chút nào.
Khi đọc qua những gì ngài vienquang6 viết trong chủ đề này, tôi phải ‘ồ’ lên ngạc nhiên trong sự thích thú. Kiến thức phật học của ngài thì rộng lớn bao la khỏi nói rồi, không ai lạ gì. Chỉ là tôi thấy ngài còn am hiểu về Ấn giáo nữa, vậy mà lâu nay tôi cứ tưởng lầm ngài chỉ chuyên tâm về đạo giáo của mình.
Tuy nhiên ở phần kết luận ngài lại lầm lẫn vài điều quan trọng. Có lẽ do tuổi tác chăng? Nếu vậy thì không lạ gì, tôi khi còn trẻ còn có khi lẫn lộn huống chi là lúc già.
Lúc đầu ngài vienquang6 đã nói thế này:
* Một số điểm dị biệt của Đại và Tiểu Thừa.
Giữa 2 thừa có nhiều điểm khác nhau:
Sự khác biệt giữa Đại và Tiểu Thừa đại khái gồm có 10 điểm chính yếu sau đây:
+ Khác về danh xưng:
- Tiểu Thừa: được xưng là Nguyên Thủy PG, hoặc Nam Tông.
- Đại Thừa được gọi là Phật Giáo Phát triển, hoặc Bắc Tông.
…
Tôi hoàn toàn đồng ý, dù trong đó có những điều tôi hoàn toàn mù tịt nhưng tôi tin trình độ phật học của ngài nên cứ tin là ngài nói đúng. Dẫu sao đó không phải là những dị biệt quan trọng. Đến phần kết luận, ngài vienquang6 viết thế này:
Do vậy:
Khi tu quán theo Đại Thừa PG. Chúng ta không phải dụng công diệt sát Nhị Nguyên. Mà công phu của hành giả chỉ là TỈNH THỨC KHÔNG LẦM CHẤP NHỊ NGUYÊN. Thế là đủ.
Kính các Bạn:
Tiểu Thừa và Đại Thừa khác nhau chỗ đó:
* Tiểu Thừa thấy bằng Nhị Nguyên. Nên không thấy được Nhất Chân Như, là NGÃ.
* Đại Thừa Quán Thật tướng Tánh Không. Nên thấy các Pháp Bất Nhị: Vô Ngã mà là Ngã, Vô Sanh mà là Sanh, Sanh Tử chính Niết Bàn, chúng sanh chẳng khác Phật...
Nói vậy là ngài đã mâu thuẫn với những gì mình viết trước đó. Ngài kết luận Đại Thừa ‘cao cấp’ hơn Tiểu Thừa trong khi ngài đã nói ngay ở trang trước rằng ‘Thừa’ chỉ là phương tiện, mà phương tiện thì không có cao thấp, chỉ có sự sai khác để cho mọi người tự do lựa chọn khế hợp với căn cơ sở thích của mình. Ngài đã nói cả hai đều theo Lý Trung đạo, tức là lìa bỏ hai biên kiến (nhị nguyên) trong khi lại kết luận là Tiểu Thừa chỉ thấy bằng Nhị nguyên nên không thấy được Chân Như. Đúng là Tiểu Thừa không thấy Chân Như, mà chỉ thấy Niết Bàn. À mà Chân Như là cái gì khác Niết Bàn nhỉ, hay chỉ là tên gọi khác? Tôi nghĩ là nói đến đây ngài đã có câu trả lời, và nhận ra mình lầm lẫn ở đâu rồi.
Ở phần nghi hoặc về kinh phật Đại Thừa có phải do Phật thuyết hay do Ấn Độ giáo thuyết, ngài tránh né không dám nói thẳng. Vậy tôi xin phép nói thẳng nhé:
Kinh Đại Thừa là kinh nguỵ tạo.
Tôi là người rất thích kinh PG Đại Thừa, nhưng không vì vậy mà trốn tránh sự thật. Kinh nguỵ tạo là ý nói không phải kinh do Phật thuyết. Dễ hiểu thôi, sau khi Phật nhập diệt đến hơn 500 năm thì Phật giáo Đại Thừa và các loại kinh luận của Đại Thừa mới xuất hiện. Nhưng kinh Đại Thừa cũng không phải do Ấn Độ giáo thuyết, mà do những đại sư của Phật giáo viết ra. Họ là những cánh chim đầu đàn sáng lập các tông phái Đại Thừa cùng những đại đệ tử của họ, là những người tinh thông phật pháp nếu không muốn nói là đã giác ngộ. Mà đã giác ngộ thì ai cũng thấy cùng một chân lý, nên những gì họ thuyết cũng chẳng khác gì Phật thuyết.
Thường thì những người dè bỉu kinh sách Đại Thừa là người theo Phật giáo nguyên thuỷ. Vậy thì hãy lấy kinh Kalama đập vào mặt họ, vì họ đã làm ngược lại ý chỉ của Đức Phật. Thật ra nếu suy xét kỹ càng thì ngay cả kinh Tiểu Thừa cũng chỉ là do ngài A nan nhớ lại những gì Phật giảng đạo lúc còn tại thế mà thôi, nên không thể nói nó chính là kinh Phật thuyết và mang tính chủ quan. Sở dĩ tôi nói có tính chủ quan, vì kinh Tiểu Thừa được kết tập vài lần và lại chia ra nhiều tông phái do bất đồng quan điểm.
Vậy trước cánh rừng kinh tạng luận của Phật giáo, không cái nào chắc chắn của Đức Phật viết ra thì phật tử biết phải làm sao để học đúng những gì Phật thuyết? Với quan điểm cá nhân của tôi thì câu trả lời ở ngay phần trên tôi vừa viết, hãy đọc kinh Kalama thì ắt biết phải làm sao.
Về phần so sánh sự khác biệt giữa Chân Như của Phật giáo và Đại Ngã của Ấn giáo, ngài vienquang6 có lẽ do mới tìm hiểu về Ấn giáo, chưa nắm hết điểm cốt lõi của nó nên có sự nhầm lẫn. Hơn nữa lại nhập tâm vào triết lý của Ấn giáo nên lầm nó là triết lý Phật giáo.
* Chân Như mang đủ các đặc tính: Thường trụ bất biến, Tự chủ độc lập, không bị ảnh hưởng sai sử của ngoại pháp v.v... nên đáp ứng yêu cầu là một NGÃ CHẤT.- Chân Như là CHÂN NGÃ theo Phật Giáo.
* Chân Như khác với Đại Ngã của Bà la môn, vì những khác biệt:
+ Đại Ngã sanh ra Linh hồn và vạn vật.
- Chân Như thì bất Sanh, bất diệt.
+ Đại Ngã hòa nhập Tiểu Ngã.
- Chân Như bất khứ, bất lai, bất tăng, bất giảm.
+ Đại Ngã là Thần.
- Chân Như không mang tính Thần nào cả.
+ Điều đặc biệt khác nhau là: Đại Ngã còn mang tính Nhị Nguyên.
- Chân Như là Nhất Nguyên tuyệt đối.
Những gì mà ngài mô tả về Chân Như của Phật giáo ở trên thật ra cũng là Đại Ngã của Ấn giáo đấy. Còn cái mà ngài tưởng là Đại Ngã lại là sự kết hợp quan điểm của tín đồ Ấn giáo và đồ đệ môn phái Yoga (một trong Lục đại môn phái Ấn giáo). Vậy thì 2 cái này khác nhau chỗ nào?
Điểm khác biệt quan trọng nhất là Chân Như của PG là phương tiện để thuyết pháp, còn Đại Ngã của AG là nền tảng trong giáo lý. Nếu để ý thì các phật tử sẽ nhận thấy Phật giáo dùng nhiều cái tên khác nhau cho cùng một thứ, cũng chỉ là để cho phù hợp với ngữ cảnh và ý định của mình. Chẳng hạn ‘Chân tâm’ để giảng giải về tâm thức, ở đây ta thấy Chân Như có sự toàn tri giống như Đại Ngã (có hiểu biết sáng suốt mọi thứ). Nhưng khi đặt tên ‘Tánh Không’ thì lại nhấn mạnh đến tính chất rỗng không, vắng bặt mọi thứ (giống như hư vô).
À quên nữa, Chân Như trong Phật giáo không phải là Nhất nguyên như ngài vienquang6 nói. Những gì ngài nói về Chân Như là quan điểm về Đại Ngã của phái Vedanta. Đây là Bất nhị pháp môn chủ trương Nhất nguyên luận. Môn phái cổ xưa nhất của Ấn giáo là Samkhya theo Nhị nguyên, sau đến Yoga chủ trương không lý thuyết dài dòng mà hãy chuyên chú thực hành thiền định để trở thành Thượng Đế (Thiền Tông của PG cũng bắt chước phái này), cuối cùng đến Vedanta trở thành Nhất nguyên, cho rằng không có Tiểu Ngã hay Đại Ngã, mà chỉ có một thực thể, ngoài ra chỉ là giả ảo. Câu nói nổi tiếng của Vedanta: ‘Ta là tác giả và cũng là khán giả của thế gian này’. Nên hiểu 'Ta' ở đây nghĩa là 'Tôi' chứ không phải là 'Chúng ta', vì không có người nào khác cả.
Nói khác đi, Bất nhị của Vedanta là ‘không phải là hai, mà chỉ là một’. Nhưng Bất nhị của Phật giáo thì khác: ‘không phải là hai, cũng không phải là một’. Nói đến đây tôi lại nhớ đến câu chuyện vui ‘đau bụng uống nhân sâm’, thầy lang làm theo sách hướng dẫn thì bệnh nhân bị chết. Sau lật lại sách xem kỹ thì thấy ở trang sau có thêm mấy từ ‘tắc tử’ (thì chết). Thế đấy, ‘Bất nhị’ trong PG không chỉ là ‘không phải là hai’ như cái tên của nó, mà ở trang sau còn thòng thêm ‘nhưng cũng không phải là một’. Nói khác đi, ‘bất nhị’(không phải là hai) mà cũng ‘bất nhất’ (không phải là một). Phật giáo không phải Nhị nguyên, nhưng cũng không phải Nhất nguyên, vì nó chẳng theo bản nguyên nào cả (Vô nguyên).
Ái chà, mãi mê cao hứng nói chuyện mà quên mất là tôi đang đi lạc khỏi chủ đề ‘Tiểu Thừa – Đại Thừa’. Nói ngài vienquang6 lầm lẫn mà đến lượt tôi cũng lầm lẫn. Xin tạm dừng tại đây, có dịp chúng ta sẽ cùng bàn luận thêm, có lẽ ở ‘Giao lưu tư tưởng’ thì phù hợp hơn.
Kính chúc ngài vienquang6 và các phật tử thân tâm luôn an lạc.