II/.
Làm sao biết...- Kinh Đại Thừa là kinh nguỵ tạo !!! (tt)
Phần nhiều những nghi ngờ phát xuất từ các suy nghĩ sau:
3/. Do học nhiều quá nên lẫn lộn. (tt)
Để tránh nhầm lẫn tư tưởng Bà La Môn lúc Đức Phật tại thế vầ sau lúc Đức Phật tại thế chúng ta nên ôn duyệt lại lời Phật dạy trong kinh điển Nikaya về vấn đề nầy.
A)- Chủ Kiến của Bà la Môn Giáo lúc Đức Phật tại thế.- So với PG.
(Do có một số Bạn cho rằng kinh Đại Thừa không do Phật thuyết- Nên phần nhiều kinh dẫn ở đây sử dụng kinh hệ Nam Truyền).
1A). Kinh Phạm võng.
Kinh Phạm Võng là một trong những kinh quan trọng nhất do Đức Phật thuyết. Đương nhiên kinh này được tôn kính độc nhất vô nhị vì đứng vị trí hàng đầu trong các Nikāya của tam tạng PĀLI. Sự trọng yếu của Kinh xuất phát từ đối tượng chính, phân tích về một hệ thống trong sáu mươi hai trường hợp, được thiết lập để bao gồm tất cả những quan điểm suy đoán trên hai mối quan tâm chủ chốt về tư tưởng suy đoán - bản chất của ngã và thế giới. Giải thích về những quan điểm này là một bước thiết yếu trong toàn thể cấu trúc của Phật Pháp, là sự đo lường tiên khởi vốn cần thiết để làm sáng tỏ lập trường thành lập chánh kiến - yếu tố đầu tiên trong Bát Thánh Đạo, con đường dẫn đến sự chấm dứt đau khổ, mục đích của toàn bộ giáo pháp. Kinh này đã dệt nên tấm lưới về các quan điểm, cung cấp một dụng cụ thích hợp để khẳng định bất cứ xu hướng triết học này và quyết định xem nó có như nhất với chánh pháp không. Vì bất cứ vấn đề nào thỏa hiệp với những lập trường được đưa ra trong kinh này có thể được nhận ngay là một quan điểm sai lầm, đi lệch con đường đưa đến giải thoát.
Vì lý do này, mô hình của kinh Phạm Võng đã được sở hữu bởi toàn thể di sản Phật giáo sau như phương tiện chính xác giúp cho việc phân chia ranh giới giữa điểm bắt đầu của Phật giáo và những quan điểm của những hệ thống tín ngưỡng khác. Sáu mươi hai quan điểm đã được đề cập trong kinh tạng, trở thành một phạm trù tiêu chuẩn của các chú giải và tiếp tục mãi qua những tác phẩm triết học thuộc nhiều giai đoạn tư tưởng Phật giáo sau đó như một phương tiện thích hợp cho việc phân loại nhiều dạng ngoại giáo....
Bhikkhu Bodhi Forest Heritage,
Kandy, Sri Lanka
11-07-1977
(hết trích)
2A). Phân lọai 62 Kiến Chấp trong Kinh Phạm võng:
1. Chủ trương Thường trú luận, chấp bản ngã và thế giới là thường trú.
2. Chủ trương Hữu biên Vô biên luận, chấp thế giới là hữu biên vô biên.
3. Chủ trương Ngụy biện luận. Khi bị hỏi vấn đề này hay vấn đề khác dùng những lời ngụy biện trườn uốn như con lươn.
4. Chủ trương Vô nhân luận, chấp bản ngã và thế giới do vô nhân sanh.
5. Có những Sa-môn, Bà-la-môn, luận bàn về quá khứ tối sơ, chấp kiến về quá khứ tối sơ, y cứ về quá khứ tối sơ.
6. Chủ trương Hữu tưởng luận sau khi chết, chấp bản ngã có tưởng sau khi chết.
7. Chủ trương Vô tưởng luận sau khi chết, chấp bản ngã không có tưởng sau khi chết.
8. Chủ trương Phi Hữu tưởng Phi Vô tưởng sau khi chết, chấp bản ngã phi hữu tưởng phi vô tưởng sau khi chết.
9. Chủ trương Đoạn diệt luận, chấp trước sự đoạn diệt, tiêu mất, hủy hoại của loài hữu tình.
10. Chủ trương Hiện tại Niết Bàn luận, chấp trước sự hiện tại Niết Bàn của loài hữu tình.
11. chấp kiến về tương lai, y cứ về tương lai, đề xướng nhiều sở kiến sai khác với bốn mươi bốn luận chấp. Chủ trương ấy là kinh nghiệm cá nhân, là sự không biết, không thấy, sự cảm thọ của những Sa-môn, Bà-la-môn, là sự kích thích, dao động, xuyên tạc của những vị bị tham ái chi phối.
Trích:
Đại Tạng Kinh Việt Nam KINH TRƯỜNG BỘ Dìgha Nikàya Hòa thượng Thích Minh Châu dịch Việt - Phật Lịch 2535 - 1991 1. Kinh Phạm Võng (Brahmajàla sutta)
Phật thuyết-giảng Kinh Phạm-Võng để dạy về giới-luật, và các pháp cao-siêu vượt thoát được sáu mươi hai kiến-chấp vốn là các tà-kiến đã lôi kéo con người vào vòng sanh-tử khổ-đau của Luân-hồi.
(Lươc trích)
có thể khaí quát 62 kiến chấp của Ngọai Đaọ gồm 4 nét chánh:
1. Thường kiến : Chấp con người vầ thế giới thường trú.- Do Trời sanh ra.
2. Đoạn kiến : Chấp con người vầ thế giới sau khi chết mất hẳn.
3. Hiện taị lạc thú: Hưởng dục lạc thế gian.
4. Ngụy biện : luồn lách như con lươn.
* Ngoài Bà-la-môn giáo, còn rất nhiều giáo phái khác với những chủ trương khác nhau, tựu trung và nổi bật nhất là sáu giáo phái lớn thịnh hành, thời Đức Phật gọi là “Lục sư ngoại đạo”, để tránh lầm lẫn với giáo lý của Đức Phật.
1- San Xà Da Tỳ La Chi Tử (Sanjaya Belatthiputta): Giáo phái này chủ trương Bất khả tri (Hoài nghi) và Thích ứng. Họ cho rằng tri thức con người không thể đạt được chân lý tuyệt đối, chỉ có chân lý tương đối tùy theo hoàn cảnh, không gian và thời gian. Người tu chẳng cần cầu đạo cao siêu, không cần tìm hiểu chân lý tuyệt đối, vì không thể được. Chỉ cần ăn ở hiền lành theo phong tục, tập quán bình thường, trải qua tám muôn kiếp tự nhiên chứng đắc. Hai vị Xá Lợi Phất và Mục Kiền Liên ở trong giáo phái này trước khi về với Đức Phật.
Như vậy giáo phái này chỉ có thể giúp người tu trở thành người tốt trong xã hội, chứ không thể đạt đến giác ngộ và gải thoát.
2- A Kỳ Đa Xí Xá Khâm Bà La (Ajita Kesakmabala): Chủ trương Duy vật, Đoạn diệt và Khoái lạc, phủ nhận lý nhân quả. Họ cho rằng con người chỉ là do bốn yếu tố đất, nước, gió, lửa tạo thành. Khi chết, bốn yếu tố này tan rã, không còn gì cả, chết là hết, ngoài ra không có thiện ác, họa phước, nhân duyên, quả báo, quá khứ, vị lai gì cả. Mục đích con người chỉ là hưởng lạc thú khi còn sống.
Chủ trương này nguy hiểm, chỉ biết thụ hưởng dục lạc thấp hèn, bất chấp tất cả, dễ tạo ra một xã hội rối ren, hỗn loạn, những cá nhân đồi trụy, ác độc, nhẫn tâm,... không biết học tập, trau dồi những đức tánh cao thượng.
3- Mạt Già Lê Câu Xá Lê Tử (Makkhali Gosaleiputta): Chủ trương thuyết Tự nhiên. Thế giới và chúng sanh đều sanh ra theo luật tự nhiên. Các khổ vui và vận mạng con người đều do những quy luật vận hành tự nhiên. Con người không thể cưỡng lại được, tốt hơn hết là thuận theo như vậy, qua 8.400.000 kiếp tự nhiên giải thoát.
Theo chủ trương này, con người chẳng cần nỗ lực trau dồi, tu học gì, không cần sáng kiến, khổ công lao động xây dựng gì cả, cứ thụ động thả trôi theo dòng đời sanh già bệnh chết.
4- Phú Lan Na Ca Diếp (Purana Kassapa): Chủ trương không có giá trị đạo đức, không có nghiệp báo thiện ác. Đây tất cả chỉ là quan niệm sai lầm do con người bày đặt ra để lừa gạt.
Như vậy thì không không cần tu học, vì chẳng có gì là thiện ác, ai muốn làm gì cứ làm. Chủ trương này dẫn đến một xã hội rối loạn, giặc giã và trộm cướp.
5- Ca La Cưu Đà Ca Chiên Diên (Pakudha Kaccana): Chủ trương con người không thật có, mà chỉ là sự phối hợp 8 yếu tố bất sanh bất diệt là
đất, nước, gió, lửa, không gian, khổ, vui và
linh hồn. Sống và chết chỉ là quy tụ hay phân tán của 8 yếu tố trên mà thôi. Mạng sống và khổ vui của con người do cõi trời Tự Tại Thiên tạo ra và quyết định.
Như vậy, con người chỉ là sản phẩm, hay nói cách khác, chỉ là con rối trong tay Tự Tại Thiên điều khiển, không thể có sáng kiến hay tự quyết định được gì cả. Chẳng khác gì thuyết định mệnh mà thôi!
6- Ni Kiền Đà Nhã Đề Tử (Nigantha Nataputta): Chủ trương không sát sanh, cấm giết sinh vật để cúng tế, khổ hạnh tối đa, không mặc quần áo. Vận mạng đời này do đời trước tạo ra, không thể do tu hành mà thay đổi được. Tu hành trong kiếp này là để tạo phước cho đời sau, đến khi hết nghiệp là được giải thoát.
(theo
chuaxaloi.vn )
Như vậy 62 kiến chấp nầy là của Bà la Môn Ngọai Đạo vaò thời Đức Phật taị thế.- Các kiến chấp nầy so sánh với Giaó lý CHÂN NHƯ CỦA ĐAỊ THỪA PHẬT GIAÓ KHÔNG CÓ TUƠNG QUAN.- Suy ra những thay đổi về sau, thì không nên gán ghép bừa bải cho Đaị Thừa PG. (có nghĩa là: Đức Phật đã dạy Lý Chân Như lúc còn tại thế- qua danh xưng Như Lai, qua tiêu đề Như Thị Ngã Văn, qua các kinh điển liên quan sẽ nói sau v.v... trong khi thưở đó BLM chưa nói đến Chân Như. Do vậy sau khi Phật nhập diệt, BLM lại có lý Chân Như, thì đó là do họ tự phát triển hay bị phát triển theo PG- Thì không nên gán ghép bừa bải cho Đaị Thừa PG.).
Sau đây chúng ta sẽ dùng các kinh văn thuộc hệ Nam truyền để giản trạch.