- Tham gia
- 6/2/07
- Bài viết
- 3,869
- Điểm tương tác
- 920
- Điểm
- 113
* Chân Như là PHÁP HÀNH. (tt)
7/. Tất cả những ngôn thuyết đều giả danh không thật, tùy theo Vọng niệm nên thật sự là Bất khả đắc.
7a). Vì sao: Tất cả những ngôn thuyết đều giả danh không thật ?
Vì:
+ Ngôn ngữ, văn tự là nhấm diễn đạt của DANH và TƯỚNG. Đức Phật dạy bản chất Danh- Tướng, như sau: "Chúng sanh chỉ trú trong danh tướng hư vọng mà ức tưởng phân biệt,..
:" Hết thảy các pháp quyết định chẳng thật có, chỉ có nơi danh tướng hư vọng. Chúng sanh thấy các danh tướng hư vọng rồi sanh tâm chấp. Ví như người đi một mình trong đêm tối, chợt thấy bóng cây trước mặt mà lầm tưởng có người đang rình mình nên sanh tâm sợ hãi; cũng như con chó thấy bóng mình in dưới giếng mà lầm tưởng đó là một con chó khác nên cứ sủa mãi.
....... Vốn dưới giếng chẳng có tướng chó khác, mà con chó lại khởi ác tâm, tự gieo mình xuống giếng để tìm địch thủ, khiến phải bị chết oan.
....... Cũng như vậy, chúng sanh do nghiệp lực dẫn sanh, do 4 đại hòa hợp mà có sắc thân, rồi do nhân duyên các thức hòa hợp mà có các động tác như đi, đứng, nằm, ngồi, nói năng v.v... Thế nhưng ở nơi đó, phàm phu lại khởi chấp có tướng nhân, tướng ngã, khởi sanh thương ghét, rồi vì vậy mà gây ra bao nhiêu nghiệp tội khiến phải bị đọa vào 3 đường ác.
Chúng sanh điên đảo vọng tưởng, chấp có ngã, có pháp, mà chẳng biết rằng tất cả đều là Như huyễn, Như hóa, đều chẳng thật có, chỉ lầm mắt người mà thôi. Các pháp do duyên hòa hợp mà thành, chỉ có nơi danh tự. Ví như đầu, mắt, tay, chân, bụng, lưng v.v... hợp lại mà giả danh có thân. Ví như đầu do tóc, mắt, mũi, tai, miệng, lưỡi, da thịt v.v... hòa hợp mà thành, giả danh gọi là đầu. Ví như do rất nhiều vi trần hòa hợp lại thành lông, tóc, mà các vi trần lại cũng do những thành phần vi tế hơn hòa hợp lại mà thành vậy. Tất cả đều chẳng thật có, đều là Như huyễn, Như hóa.
Danh là không, là hư vọng; chỉ do hư vọng ức tưởng mà được giả lập ra. Các ngươi chớ nên chấp ức tưởng hư vọng. Danh pháp từ trước đến nay vẫn là tự tướng không, nên người trí chẳng chấp trước vậy."
* Do ý này mà Tổ nói: Tất cả những ngôn thuyết đều giả danh không thật
7b). tùy theo Vọng niệm nên thật sự là Bất khả đắc.
+ Vì DANH và TƯỚNG chỉ là "Giả Danh". Chúng tùy theo Vọng niệm mà có nên nói là: thật sự là Bất khả đắc.
+ Nghĩa là bản chất Danh Tướng là Hư Vọng nên không thể nắm bắt được. Cũng có nghĩa là: Vì chúng duyên hợp, giả huyễn ( Tánh không) nên không thể CÓ THẬT được.
7/. Tất cả những ngôn thuyết đều giả danh không thật, tùy theo Vọng niệm nên thật sự là Bất khả đắc.
7a). Vì sao: Tất cả những ngôn thuyết đều giả danh không thật ?
Vì:
+ Ngôn ngữ, văn tự là nhấm diễn đạt của DANH và TƯỚNG. Đức Phật dạy bản chất Danh- Tướng, như sau: "Chúng sanh chỉ trú trong danh tướng hư vọng mà ức tưởng phân biệt,..
:" Hết thảy các pháp quyết định chẳng thật có, chỉ có nơi danh tướng hư vọng. Chúng sanh thấy các danh tướng hư vọng rồi sanh tâm chấp. Ví như người đi một mình trong đêm tối, chợt thấy bóng cây trước mặt mà lầm tưởng có người đang rình mình nên sanh tâm sợ hãi; cũng như con chó thấy bóng mình in dưới giếng mà lầm tưởng đó là một con chó khác nên cứ sủa mãi.
....... Vốn dưới giếng chẳng có tướng chó khác, mà con chó lại khởi ác tâm, tự gieo mình xuống giếng để tìm địch thủ, khiến phải bị chết oan.
....... Cũng như vậy, chúng sanh do nghiệp lực dẫn sanh, do 4 đại hòa hợp mà có sắc thân, rồi do nhân duyên các thức hòa hợp mà có các động tác như đi, đứng, nằm, ngồi, nói năng v.v... Thế nhưng ở nơi đó, phàm phu lại khởi chấp có tướng nhân, tướng ngã, khởi sanh thương ghét, rồi vì vậy mà gây ra bao nhiêu nghiệp tội khiến phải bị đọa vào 3 đường ác.
Chúng sanh điên đảo vọng tưởng, chấp có ngã, có pháp, mà chẳng biết rằng tất cả đều là Như huyễn, Như hóa, đều chẳng thật có, chỉ lầm mắt người mà thôi. Các pháp do duyên hòa hợp mà thành, chỉ có nơi danh tự. Ví như đầu, mắt, tay, chân, bụng, lưng v.v... hợp lại mà giả danh có thân. Ví như đầu do tóc, mắt, mũi, tai, miệng, lưỡi, da thịt v.v... hòa hợp mà thành, giả danh gọi là đầu. Ví như do rất nhiều vi trần hòa hợp lại thành lông, tóc, mà các vi trần lại cũng do những thành phần vi tế hơn hòa hợp lại mà thành vậy. Tất cả đều chẳng thật có, đều là Như huyễn, Như hóa.
Danh là không, là hư vọng; chỉ do hư vọng ức tưởng mà được giả lập ra. Các ngươi chớ nên chấp ức tưởng hư vọng. Danh pháp từ trước đến nay vẫn là tự tướng không, nên người trí chẳng chấp trước vậy."
* Do ý này mà Tổ nói: Tất cả những ngôn thuyết đều giả danh không thật
7b). tùy theo Vọng niệm nên thật sự là Bất khả đắc.
+ Vì DANH và TƯỚNG chỉ là "Giả Danh". Chúng tùy theo Vọng niệm mà có nên nói là: thật sự là Bất khả đắc.
+ Nghĩa là bản chất Danh Tướng là Hư Vọng nên không thể nắm bắt được. Cũng có nghĩa là: Vì chúng duyên hợp, giả huyễn ( Tánh không) nên không thể CÓ THẬT được.