- Tham gia
- 23/8/10
- Bài viết
- 3,978
- Điểm tương tác
- 789
- Điểm
- 113
1. Vô Minh
Vô = không
Minh = sáng, biết rõ hết, không còn chỗ tối
Vô Minh là không biết hoặc không biết rõ (Sự Thật).
Như vậy, Vô Minh đã hàm nghĩa liên đới rằng phải có Minh (là giác, là Phật). Tức là Vô Minh tuy hiển hiện nhưng không thật có, sẽ biến mất, khi Vô Minh biến mất thì gọi là Minh.
2. Nhất Niệm Vô Minh
Đây chính là các ý niệm không rõ biết sự thật, là các sự thấy biết phân biệt sai lầm, là vọng thức điên đảo.
Từ các niệm thức sai lầm này phát sanh ra hiện tượng sanh tử luân hồi.
3. Vô Thủy Vô Minh
Là trạng thái trước khi phát khởi nhất niệm vô minh.
Vô Thủy Vô Minh là trạng thái mê mờ không có sự nhận biết, các thức chưa sanh khởi.
Một cá nhân khi ở trạng thái vô thủy vô minh thì không có sự nhận thức đối với chính mình và thế giới. Dù là vậy nhưng cá nhân đó vẫn có tự tánh thuần khiết trọn vẹn với chư Phật không khác.
Ở trạng thái vô thủy vô minh, đột nhiên phát khởi nhất niệm vô minh vận hành luân hồi sanh tử.
Chỗ khác nhau giữa Vô Thủy Vô Minh và Nhất Niệm Vô Minh là "thức". Ở vô thủy vô minh, cá nhân như người hôn mê bất tỉnh không có nhận thức, đột nhiên "được thức tỉnh" có sự nhận biết nhưng sự nhận biết này lại ở trong tương quan đối đãi nhị nguyên.
4. Từ Vô Thủy Vô Minh làm sao khởi dậy Nhất Niệm Vô Minh?
Một cá nhân luân hồi nhiều kiếp, trong tàng thức có hạt giống của tâm thức nên nhân hạt giống tâm thức đó mà từ trạng thái Vô Thủy Vô Minh khởi Nhất Niệm Vô Minh cũng rất nhanh chóng, như người hôn mê, thuốc mê tan thì các căn hoạt động thì liền có nhận thức.
Tuy nhiên, nếu chưa từng khởi nhất niệm vô minh thì hạt giống tâm thức chưa hề có. Vậy làm sao khởi dậy Nhất niệm vô minh có nhận thức được?
Chỗ Vô Thủy Vô Minh tự nó không khởi dậy Nhất Niệm Vô Minh, vì nếu tự khởi dậy được thì ngay từ đầu đã có nhận thức, sẽ không có Vô Thỉ Vô Minh.
Vậy yếu tố nào làm cho Cá Nhân ở trạng thái vô thủy vô minh phát sanh ra nhất niệm vô minh?
Chúng ta đừng quên rằng, Cá Nhân luôn có tự tánh của nó. Tất cả vạn pháp không ở ngoài tự tánh này, cho nên hiện tượng Vô Thủy vô minh luôn đặt trong mối quan hệ liên đới với hiện tượng Nhất Niệm Vô Minh trong cộng đồng pháp giới, chứ không tòn tại cô lập riêng biệt!
Do duyên nơi các hiện tượng nhất niệm vô minh trong cộng đồng mà tự tánh phát khởi dậy cái Nhất Niệm Vô Minh.
Rồi cứ như vậy, do duyên với các hiện tượng nhận thức cấp cao mà tự tánh phát khởi nhận thức tương ứng. Cuối cùng chính là Phật Quả.
5. Vì sao có hiện tượng Vô Thủy Vô Minh? Hiện Tượng Thành Phật (Minh)?
Đều do Tự Tánh Mình (Chân Tâm), là một nhất thể tự hữu.
Các Chân Tâm tự hữu nhưng không ở ngoài nhau, do mỗi chân tâm đều là nhất thể không thể hòa lẩn mất nên xuất sanh hiện tượng phân ra che lấp, đó là Vô thủy vô minh.
Rồi cũng do Chân Tâm là nhất thể trọn vẹn nên cái sự phân ra đó không thể đứng vững, tức là phải bị tiêu diệt mà gọi là Minh (Phật).
6. Vai trò của Nhất Niệm Vô Minh
Từ chỗ Vô Thủy Vô Minh đến Minh thì cả một quá trình biến đổi không ngừng nghỉ, chỉ khi đến Minh thì sự biến đổi nơi cá nhân mới chấm dứt.
Trong đó, Nhất Niệm Vô Minh là cái trung gian kết nối.
Nhờ có sự nhận biết mà trạng thái vô thỉ vô minh được phá từ từ.
Tuy nhiên tự thân Nhất Niệm Vô Minh không thể phá được Vô Thủy Vô Minh, mà chỉ là phưong tiện dẫn dắt.
Muốn phá vô thủy vô minh thì phải tu học Pháp Nhất Thừa của Phật, LÀ TRUNG ĐẠO.
Muốn học trung đạo thì phải biết bổn tánh của mình (Minh Tâm) và phải hiểu rõ vạn pháp không ngoài bản tâm, với tâm không khác (Kiến Tánh). Từ đó, thẳng đến Phật Quả không có sai đường (TRUNG ĐẠO).
Nếu sa vào cái phương tiện nhất niệm vô minh thì gọi là lầm nhận.
Nếu đoạn tuyệt với nhất niệm vô minh thì vào nhị thừa Thanh văn, Duyen giác.
Đó là hai nẻo sai lầm cần tránh, tránh hai nẻo sai lầm ấy cũng là thực hành Trung Đạo.
Vô = không
Minh = sáng, biết rõ hết, không còn chỗ tối
Vô Minh là không biết hoặc không biết rõ (Sự Thật).
Như vậy, Vô Minh đã hàm nghĩa liên đới rằng phải có Minh (là giác, là Phật). Tức là Vô Minh tuy hiển hiện nhưng không thật có, sẽ biến mất, khi Vô Minh biến mất thì gọi là Minh.
2. Nhất Niệm Vô Minh
Đây chính là các ý niệm không rõ biết sự thật, là các sự thấy biết phân biệt sai lầm, là vọng thức điên đảo.
Từ các niệm thức sai lầm này phát sanh ra hiện tượng sanh tử luân hồi.
3. Vô Thủy Vô Minh
Là trạng thái trước khi phát khởi nhất niệm vô minh.
Vô Thủy Vô Minh là trạng thái mê mờ không có sự nhận biết, các thức chưa sanh khởi.
Một cá nhân khi ở trạng thái vô thủy vô minh thì không có sự nhận thức đối với chính mình và thế giới. Dù là vậy nhưng cá nhân đó vẫn có tự tánh thuần khiết trọn vẹn với chư Phật không khác.
Ở trạng thái vô thủy vô minh, đột nhiên phát khởi nhất niệm vô minh vận hành luân hồi sanh tử.
Chỗ khác nhau giữa Vô Thủy Vô Minh và Nhất Niệm Vô Minh là "thức". Ở vô thủy vô minh, cá nhân như người hôn mê bất tỉnh không có nhận thức, đột nhiên "được thức tỉnh" có sự nhận biết nhưng sự nhận biết này lại ở trong tương quan đối đãi nhị nguyên.
4. Từ Vô Thủy Vô Minh làm sao khởi dậy Nhất Niệm Vô Minh?
Một cá nhân luân hồi nhiều kiếp, trong tàng thức có hạt giống của tâm thức nên nhân hạt giống tâm thức đó mà từ trạng thái Vô Thủy Vô Minh khởi Nhất Niệm Vô Minh cũng rất nhanh chóng, như người hôn mê, thuốc mê tan thì các căn hoạt động thì liền có nhận thức.
Tuy nhiên, nếu chưa từng khởi nhất niệm vô minh thì hạt giống tâm thức chưa hề có. Vậy làm sao khởi dậy Nhất niệm vô minh có nhận thức được?
Chỗ Vô Thủy Vô Minh tự nó không khởi dậy Nhất Niệm Vô Minh, vì nếu tự khởi dậy được thì ngay từ đầu đã có nhận thức, sẽ không có Vô Thỉ Vô Minh.
Vậy yếu tố nào làm cho Cá Nhân ở trạng thái vô thủy vô minh phát sanh ra nhất niệm vô minh?
Chúng ta đừng quên rằng, Cá Nhân luôn có tự tánh của nó. Tất cả vạn pháp không ở ngoài tự tánh này, cho nên hiện tượng Vô Thủy vô minh luôn đặt trong mối quan hệ liên đới với hiện tượng Nhất Niệm Vô Minh trong cộng đồng pháp giới, chứ không tòn tại cô lập riêng biệt!
Do duyên nơi các hiện tượng nhất niệm vô minh trong cộng đồng mà tự tánh phát khởi dậy cái Nhất Niệm Vô Minh.
Rồi cứ như vậy, do duyên với các hiện tượng nhận thức cấp cao mà tự tánh phát khởi nhận thức tương ứng. Cuối cùng chính là Phật Quả.
5. Vì sao có hiện tượng Vô Thủy Vô Minh? Hiện Tượng Thành Phật (Minh)?
Đều do Tự Tánh Mình (Chân Tâm), là một nhất thể tự hữu.
Các Chân Tâm tự hữu nhưng không ở ngoài nhau, do mỗi chân tâm đều là nhất thể không thể hòa lẩn mất nên xuất sanh hiện tượng phân ra che lấp, đó là Vô thủy vô minh.
Rồi cũng do Chân Tâm là nhất thể trọn vẹn nên cái sự phân ra đó không thể đứng vững, tức là phải bị tiêu diệt mà gọi là Minh (Phật).
6. Vai trò của Nhất Niệm Vô Minh
Từ chỗ Vô Thủy Vô Minh đến Minh thì cả một quá trình biến đổi không ngừng nghỉ, chỉ khi đến Minh thì sự biến đổi nơi cá nhân mới chấm dứt.
Trong đó, Nhất Niệm Vô Minh là cái trung gian kết nối.
Nhờ có sự nhận biết mà trạng thái vô thỉ vô minh được phá từ từ.
Tuy nhiên tự thân Nhất Niệm Vô Minh không thể phá được Vô Thủy Vô Minh, mà chỉ là phưong tiện dẫn dắt.
Muốn phá vô thủy vô minh thì phải tu học Pháp Nhất Thừa của Phật, LÀ TRUNG ĐẠO.
Muốn học trung đạo thì phải biết bổn tánh của mình (Minh Tâm) và phải hiểu rõ vạn pháp không ngoài bản tâm, với tâm không khác (Kiến Tánh). Từ đó, thẳng đến Phật Quả không có sai đường (TRUNG ĐẠO).
Nếu sa vào cái phương tiện nhất niệm vô minh thì gọi là lầm nhận.
Nếu đoạn tuyệt với nhất niệm vô minh thì vào nhị thừa Thanh văn, Duyen giác.
Đó là hai nẻo sai lầm cần tránh, tránh hai nẻo sai lầm ấy cũng là thực hành Trung Đạo.