Thảo luận Kinh Viên Giác

Vo Minh

Registered
Phật tử
Tham gia
27 Thg 12 2017
Bài viết
2,257
Điểm tương tác
377
Điểm
83
KINH VIÊN GIÁC​

HT. Thích Trí Quang

Chương Kim Cang Tạng


Diệu tâm Viên giác mà Như lai chứng ngộ:

Vốn không có bồ đề với niết bàn.
Vốn không có sự thành Phật hay sự không thành Phật.
Vốn không có sự luân hồi và sự không phải luân hồi



Niệm niệm tương tục, ý nghĩ, qua lại liền liền, lấy bỏ đủ cách đều là luân hồi.

Kẻ chưa ra khỏi luân hồi mà nói Viên Giác thì tánh Viên Giác kia cũng đồng như luân hồi.



Vận dụng tâm trí luân hồi phát sinh kiến thức luân hồi mà mong thoát khỏi luân hồi thì thật vô lý.


Cho nên Như Lai nói:

Tất cả BỒ TÁT (chưa ra khỏi luân hồi??????????)
và chúng sanh đời mạt pháp, trước tiên phải đoạn dứt cội gốc luân hồi từ vô thỉ.
 
GÓP PHẦN LAN TỎA GIÁ TRỊ ĐẠO PHẬT

Ủng hộ Diễn Đàn Phật Pháp không chỉ là đóng góp vào việc duy trì sự tồn tại của Diễn Đàn Phật Pháp Online mà còn giúp cho việc gìn giữ, phát huy, lưu truyền và lan tỏa những giá trị nhân văn, nhân bản cao đẹp của đạo Phật.

Mã QR Diễn Đàn Phật Pháp

Ngân hàng Vietcombank

DUONG THANH THAI

0541 000 1985 52

Nội dung:Tên tài khoản tại diễn đàn - Donate DDPP(Ví dụ: thaidt - Donate DDPP)

Tào Tháo

Active Member
Quản trị viên
Thượng toạ
Tham gia
23 Thg 11 2016
Bài viết
254
Điểm tương tác
67
Điểm
28
Hay đấy!

kinh viên giác​

ht. Thích trí quang

chương kim cang tạng


diệu tâm viên giác mà như lai chứng ngộ:

vốn không có bồ đề với niết bàn.
Vốn không có sự thành phật hay sự không thành phật.
Vốn không có sự luân hồi và sự không phải luân hồi



niệm niệm tương tục, ý nghĩ, qua lại liền liền, lấy bỏ đủ cách đều là luân hồi.

Kẻ chưa ra khỏi luân hồi mà nói viên giác thì tánh viên giác kia cũng đồng như luân hồi.



vận dụng tâm trí luân hồi phát sinh kiến thức luân hồi mà mong thoát khỏi luân hồi thì thật vô lý.


Cho nên như lai nói:

Tất cả bồ tát (chưa ra khỏi luân hồi??????????)
và chúng sanh đời mạt pháp, trước tiên phải đoạn dứt cội gốc luân hồi từ vô thỉ.

phải làm như thế nào để đoạn dứt luân hồi vậy vô minh?
 

VO-NHAT-BAT-NHI

Well-Known Member
Quản trị viên
Thượng toạ
Tham gia
23 Thg 8 2010
Bài viết
3,664
Điểm tương tác
715
Điểm
113
KINH VIÊN GIÁC​

HT. Thích Trí Quang

Chương Kim Cang Tạng


Diệu tâm Viên giác mà Như lai chứng ngộ:

Vốn không có bồ đề với niết bàn.
Vốn không có sự thành Phật hay sự không thành Phật.
Vốn không có sự luân hồi và sự không phải luân hồi



Niệm niệm tương tục, ý nghĩ, qua lại liền liền, lấy bỏ đủ cách đều là luân hồi.

Kẻ chưa ra khỏi luân hồi mà nói Viên Giác thì tánh Viên Giác kia cũng đồng như luân hồi.



Vận dụng tâm trí luân hồi phát sinh kiến thức luân hồi mà mong thoát khỏi luân hồi thì thật vô lý.


Cho nên Như Lai nói:

Tất cả BỒ TÁT (chưa ra khỏi luân hồi??????????)
và chúng sanh đời mạt pháp, trước tiên phải đoạn dứt cội gốc luân hồi từ vô thỉ.


Ra khỏi luân hồi thì bậc A LA HÁN cũng ra khỏi rồi, A LA HÁN mà phát tâm cứu dộ chúng sanh thì đó là Bồ Tát.
Luân hồi còn gọi là Sanh Tử Luân Hồi, còn một loại nữa cao cấp hơn gọi là Biến Dịch Sanh Tử là những vị đã ra khỏi luân hồi, tự tại trong sanh tử nhưng vẫn còn ... nên phải phát nguyện phổ rộng sự tự tại của mình đến chúng sanh muôn loài, mới chấm dứt hoàn toàn hiện tượng sanh tử, sanh thân.
 

vienquang6

Ban Cố Vấn Chủ Đạo Diễn Đàn - Quyền Admin
Quản trị viên
Đại lão Hòa thượng
ĐÃ TIẾN CÚNG
Tham gia
6 Thg 2 2007
Bài viết
3,869
Điểm tương tác
920
Điểm
113
* Giới thiệu Kinh Như Lai Viên giác diệu Tâm. (Trực chỉ đề cương của HT- PS. Thích Từ Thông)

Kính các Bạn.

Nhân ĐH Vô Minh đề cập đến Kinh Viên Giác . VQ khởi ý xem lại bài giảng của HT Ân sư Thích Từ Thông. (Trong khi chờ ĐH Vô Minh trình bày tiếp)

Kính xin giới thiệu Bài giảng (trùng tuyên) để Đại chúng cùng tham khảo và thảo luận.

Các bài viết sau đây lấy từ ý chỉ trong kho tài liệu

www.lieulieuduong.org/NhuHuyenThienSu.html

Kính mời quý ĐH cùng xem và thảo luận.

VQ6 kính thỉnh.
 

vienquang6

Ban Cố Vấn Chủ Đạo Diễn Đàn - Quyền Admin
Quản trị viên
Đại lão Hòa thượng
ĐÃ TIẾN CÚNG
Tham gia
6 Thg 2 2007
Bài viết
3,869
Điểm tương tác
920
Điểm
113
* Lời Tựa phần Trực Chỉ.

Bộ kinh nầy tiền bối cổ kim từ các thời đại Tống, Minh xa xưa ở Trung Quốc và qua bao thế hệ lịch sử ở Việt nam ta đều tiếp nhận danh xưng của bộ kinh nầy qua nhan đề ĐẠI PHƯƠNG QUẢNG VIÊN GIÁC TU ĐA LA LIỄU NGHĨA KINH.

Với nhan đề đó, nói lên tánh chất trọng đại trong trọng đại ở nội dung và giáo nghĩa thậm thâm vi diệu của kinh.

Thực lý mà nói, văn tự có tuyệt xảo thế nào cũng không chở hết được ý. Người xưa nói: Ý tại ngôn ngoại. Phật thì nói: "Nhất thiết tu đa la giáo như tiêu nguyệt chỉ".

Văn tự, giáo lý của tất cả kinh tạng ví như ngón tay chỉ trăng. Và lại theo lời Phật dạy cho Bồ tát Hiền Thiện Thủ thì kinh nầy có thể gọi bằng những năm danh tự khác nhau. Mà danh tự nào, ý nghĩa cũng hun hút chiều sâu như vực thẳm.

Khi dịch và viết phần Trực chỉ bộ kinh nầy, tôi suy nghĩ rất nhiều về cái đề kinh.
Theo cổ nhơn gọi tắt với cái tên: VIÊN GIÁC KINH, tôi thấy không vừa lòng.

Dùng nhan đề ĐẠI PHƯƠNG QUẢNG VIÊN GIÁC TU ĐA LA LIỄU NGHĨA KINH tôi cho là quá dài mà cũng không hẳn đủ đảm bảo nội dung của kinh trong đó. Qua quá trình tư duy dai dẳn tôi vụt nhớ hai câu thơ của một thiền sư Việt nam:

"Nam nhi tự hữu xung thiên chí
Hưu hướng Như Lai hành xứ hành".

Lời cổ vũ sấm rang đó, tôi khởi ý quyết định "chiết trung" hai nhan đề một dài và một ngắn ấy, thành: NHƯ LAI VIÊN GIÁC KINH. Đó là cái nhan đề mà tôi dâng trọn tâm hồn lên đức Phật để xin được đặt ra.
 

vienquang6

Ban Cố Vấn Chủ Đạo Diễn Đàn - Quyền Admin
Quản trị viên
Đại lão Hòa thượng
ĐÃ TIẾN CÚNG
Tham gia
6 Thg 2 2007
Bài viết
3,869
Điểm tương tác
920
Điểm
113
* Lời Tựa phần Trực Chỉ.(tt)

+ Phán Giáo.

* "Đốn" "Tiệm" & "Tu" "Ngộ"
Trực chỉ: NHƯ LAI VIÊN GIÁC KINH là một bộ kinh thuộc hệ tư tưởng Liễu nghĩa Đại thừa. Ở kinh nầy, đức Phật khai thị về tự tánh VIÊN GIÁC của mọi người. Rằng con người ai cũng sẵn có cái tánh giác ngộ viên mãn thanh tịnh không có tội lỗi nhiễm ô. Dù ở Thánh tánh đó không thêm, ở phàm cũng không bị hao bớt. Chúng sanh hiện hữu trên cõi đời nầy chỉ là diệu dụng tùy duyên vốn sanh khởi từ bản thể tự tánh VIÊN GIÁC bất biến ấy. Vì vậy, cho nên gọi là NHƯ LAI VIÊN
GIÁC.

Tu học theo kinh Như Lai Viên Giác hành giả sẽ hiểu rõ về giáo lý:

Đốn tu đốn ngộ
Tiệm tu tiệm ngộ
Đốn ngộ tiệm tu
Đốn tu tiệm ngộ

"Đốn" "Tiệm" là phạm trù đối đãi về mặt thời gian. "Tu" "Ngộ" là phạm trù đối đãi về mặt nhân quả. Có tu thì có ngộ. Có ngộ thì có chứng đắc quả vị. Đó là chân lý về nhân quả. Chân lý nhân quả không riêng gì phương tiện tu chứng mà nó bao quát hết thảy sự vật hiện tượng thế gian và pháp xuất thế gian, ngoại trừ thân chứng cảnh giới NHƯ LAI VIÊN GIÁC.
 
Last edited:

Hoa Vô Tướng

Well-Known Member
ĐÃ TIẾN CÚNG
Tham gia
9 Thg 4 2018
Bài viết
731
Điểm tương tác
262
Điểm
63
Hi hi...

Chào bạn VN!

Cái gọi là phàm phu trí đó là nương nơi trí bát nhã mà có tức là chẳng rời bát nhã mà lập phàm phu vậy thì 2 trí này nó thông đồng với nhau rồi. Nếu nó thông đồng với nhau thì nói phàm phu lại phỉ báng bát nhã vậy làm sao giờ hi hi... Nếu trí phàm phu chẳng liên quan gì tới trí bát nhã thì phàm chẳng thể cứu độ. Chúng sanh và Phật chẳng liên quan hi hi..
 

Hoa Vô Tướng

Well-Known Member
ĐÃ TIẾN CÚNG
Tham gia
9 Thg 4 2018
Bài viết
731
Điểm tương tác
262
Điểm
63
Hi hi...

Phàm trí là Bát Nhã trí?

" Một nhỏ nước gieo trong hồ lớn"?
 

khuclunglinh

Well-Known Member
Quản trị viên
Thượng toạ
Tham gia
26 Thg 12 2017
Bài viết
6,434
Điểm tương tác
1,132
Điểm
113
ha ha ha .. kính bạn HVT một ly trà [smile]:

nếu chúng ta đặt Khổ vào trong câu hỏi đó .... thì dễ xử hơn nhiều:

1. Trí Phàm Phu ... ở trong phạm trù hoạt động của nó ... cũng là để --> HẾT KHỔ = tức là dứt sạch điều trọng yếu trong đời [smile]


2. Trí Tuệ Bát Nhã --> qua được bở kia ... cũng là để HẾT KHỔ --> tức là dứt được điều trọng yếu trong đời [smile]

tuy là hai loại trí có hai phạm trù hoạt động khác nhau ... đương nhiên ... là trí phàm phu có phạm trù hoạt động nhỏ hơn và thường bị giới hạn hơn, nên có nhiều lúc, không dùng nó để ra khỏi được khổ

còn Trí Tuệ Bát Nhã --> nhằm để chỉ tới cội gốc sâu xa hơn .. từ đó ... KHỔ NÀO cũng hết ... cho nên Bát Nhã Tâm Kinh nói tới chỗ sâu đó ... là có thể VIỄN LY ĐIÊN ĐẢO VỌNG TƯỞNG --> đạt tới cứu cánh Niết Bàn [smile]


cho nên .. có nhiều vấn đề .. muốn giải quyết được nó .. chỉ cần XOAY CHUYỂN nó 1 tí ... thêm một chút yếu tố giúp chúng ta kiểm chứng phạm trù hoạt động, giới hạn .. biến chuyển ... vv.

--> là chắc chắn và có lẽ là có thể hiểu rõ vấn đề hơn [smile]

ờ mà đúng không ?

:lol: :lol:
 

vienquang6

Ban Cố Vấn Chủ Đạo Diễn Đàn - Quyền Admin
Quản trị viên
Đại lão Hòa thượng
ĐÃ TIẾN CÚNG
Tham gia
6 Thg 2 2007
Bài viết
3,869
Điểm tương tác
920
Điểm
113
Kính các Bạn. Ở Bát Nhã Vô Trí Luận. Ngài Triệu Châu nói:

Triệu luận:Kinh Đạo Hạnh nói “ Bát Nhã vô sở tri, vô sở kiến” hay kinh …..nói “ Chơn tâm bậc Thánh chẳng có chỗ tri, chẳng có chỗ bất tri”.

Vì thấy biết tất cả bình đẳng nên không cần tác ý. Vì không tác ý nên tâm bậc Thánh trong sạch, trống rỗng. Và càng trống rỗng, trong sạch chừng nào thì sự chiếu dụng càng đầy đủ chừng ấy. Giống như mặt gương càng sạch thì càng sáng. Do đó suốt ngày tri mà chưa từng tri là vậy. (Vì không có tác ý).

Bát Nhã thấy biết tất cả, chiếu soi tất cả, không chướng ngại, không có cái thứ hai nên còn gọi là độc chiếu hay độc giác.
 

Vo Minh

Registered
Phật tử
Tham gia
27 Thg 12 2017
Bài viết
2,257
Điểm tương tác
377
Điểm
83
HUYỄN nói GIÁC, GIÁC cũng là HUYỄN.

Xin được hỏi:
Tất cả những cái BIẾT mà mọi người đang nói ở đây là từ Phàm Phu Trí hay Bát Nhã Trí?


Nơi cái tâm vi diệu mà Như lai chứng ngộ, tương tự hoa đốm có trong không gian.


Chúng sanh ấy đã biết thế giới như huyễn, thân tâm cũng huyễn.
Tại sao lại dùng huyễn để tu huyễn?


HUYỄN nói GIÁC, GIÁC cũng là HUYỄN.



Cái BIẾT nào cũng là chướng ngại.


Dẫu mình biết hủy diệt chướng ngại của cái biết trên, nhưng tại vì còn đứng, còn dừng, còn vướng mắc tại nơi cái biết của mình, nên cái biết của mình lại thành chướng ngại nên vẫn mãi chưa được tự tại.

Kinh VIÊN GIÁC

 

vienquang6

Ban Cố Vấn Chủ Đạo Diễn Đàn - Quyền Admin
Quản trị viên
Đại lão Hòa thượng
ĐÃ TIẾN CÚNG
Tham gia
6 Thg 2 2007
Bài viết
3,869
Điểm tương tác
920
Điểm
113
À, quay lại một chút. Biết nhiều, học nhiều không quan trọng. Biết đủ, học đủ mới quan trọng. Quan trọng hơn hết là thực hành và chứng ngộ. Vì khi chứng ngộ, giống như Ngài Lục Tổ, tự khắc sẽ biết. Còn vẽ bánh thì...

Những điều bạn nói.- Tuy hay. Nhưng trái với kinh Phật dạy.

KINH VIÊN GIÁC - CHƯƠNG CHÍN

CHỨNG NGỘ LIỄU GIÁC LÀ
PHÁP CHƯỚNG NGẠI BỒ ĐỀ

Tâm "tĩnh giác" sáng soi dù vi tế cũng vẫn chưa rời trần cấu. Bởi lẻ còn "giác" thì còn có "năng giác" "sở giác" hiển nhiên. Phải học cách tư duy chân lý, như người nhìn cảnh tượng băng tan trong vạc nước sôi. Băng tan hết rồi, không còn gì lưu lại. Nếu còn sót lại ý niệm biết băng tan, ý niệm đó còn lệch lạc chưa viên dung vào thực tướng. Tánh GIÁC để nhận biết CHỨNG, NGỘ, LIỄU là chưa phải chân lý, nhưng tánh Giác đó vẫn chưa hòa tan cùng chân lý. Vì vậy GIÁC là thọ mạng tướng trong tứ tướng. Nó vẫn là pháp chướng ngại khiến cho con người cần khổ tu hành nhiều kiếp mà không được thành Thánh quả. Vì nhận "ngã" là Niết bàn, vì cho rằng có CHỨNG có NGỘ, ví như người nhận giặc làm con, của cải trong nhà sẽ bị mất hết. Bởi vì có ái "ngã" thì cũng ái "Niết bàn", bởi vì Niết bàn do trừ diệt gốc "ái" mà hiển hiện. Ghét "ngã" thì cũng ghét sanh tử. Ghét sanh tử cũng không gọi là giải thoát. Chúng sanh không biết nguồn gốc sanh tử chính là "ái". Vì vậy, trong quá trình tu tập được thanh tịnh chút ít cho là "chứng đắc". Điều đó nói lên cái chất "ngã tướng" chưa được dứt trừ. Vì thế, cho nên nếu có ai khen thì vui mừng phấn khởi, nếu bị bài báng thì giận dữ hận thù. Dựa trên tâm lý và hành động ấy mà biết rằng "ngã tướng" của người nầy còn tiềm phục trong tàng thức, du hí qua các căn không lúc nào gián đoạn....

Nầy, Tịnh Chư Nghiệp Chướng ! Chúng sanh đời sau mong cầu chứng đắc mà không mong cầu tỏ ngộ chân lý, tu hành như thế chỉ tăng trưởng ngã mạn chồng chất cao thêm "ngã kiến". Riêng hạng người siêng năng hàng phục phiền não, khởi tâm đại dũng mãnh, chưa chứng khiến chứng, chưa đắc khiến đắc, chưa đoạn khiến đoạn, tham, sân, si, mạn.... đối cảnh tâm không sanh ta, người, ân, oán tất cả đều vắng lặng, Phật nói người đó lần lần sẽ được thành tựu Bồ đề Niết bàn vô thượng.

Kính bạn Vô Năng. Phật dạy. CHỨNG- NGỘ- LIỄU- GIÁC là Bệnh chứ không phải Đạo. Người thuyết CHỨNG- NGỘ- LIỄU- GIÁC là "thuyết Bệnh" chứ không phải thuyết Pháp. Do vậy chúng ta cần phải học để "Ngộ" trước khi "chứng".

Mến.
 

VO-NHAT-BAT-NHI

Well-Known Member
Quản trị viên
Thượng toạ
Tham gia
23 Thg 8 2010
Bài viết
3,664
Điểm tương tác
715
Điểm
113


Những điều bạn nói.- Tuy hay. Nhưng trái với kinh Phật dạy.



Kính bạn Vô Năng. Phật dạy. CHỨNG- NGỘ- LIỄU- GIÁC là Bệnh chứ không phải Đạo. Người thuyết CHỨNG- NGỘ- LIỄU- GIÁC là "thuyết Bệnh" chứ không phải thuyết Pháp. Do vậy chúng ta cần phải học để "Ngộ" trước khi "chứng".

Mến.

Kính thưa Thầy, Chứng, Ngộ , Liễu, Giác chẳng phải bệnh. Vì tu học mà không chứng, ngộ, liễu, giác tu học chẳng ích gì. Ở đây Phật dạy Viên Giác là Giác mà không tướng Giác, không bị kẹt trong cái biết và cái bị biết, ... Bị kẹt mới gọi là Bệnh.


 

khuclunglinh

Well-Known Member
Quản trị viên
Thượng toạ
Tham gia
26 Thg 12 2017
Bài viết
6,434
Điểm tương tác
1,132
Điểm
113
Kính bạn VN một ly trà [smile]:

[Nếu KLL có nói lời gì sai với Phật Lý ... vẫn kính xin thày VQ tận tình chỉ dạy ...KLL nguyện học theo ]

Cách đây độ 5-6 năm gì đó .. tui có đọc một bài viết thật là hay về mối quan ngại mà bạn đang có về vấn đề nên học hỏi về chứng ngộ và thiền như thế nào ... bài biết này tựa đề: GIÁC NGỘ LÀ GÌ ? của BS Phạm Doãn, đăng trong Thư Viện Hoa Sen [smile]

Trong đó có 1 đoạn viết và xin đem vào đây để mọi người đồng duyệt [smile]

https://thuvienhoasen.org/a16071/giac-ngo-la-gi

Ngay khi thuyết giảng bài kinh đầu tiên (Kinh Chuyển Pháp Luân) Đức Phật cũng đã nói tới ánh sáng trong trải nghiệm giác ngộ của mình:

“… Như vậy, này các Tỳ khưu, đối với các Pháp (dhamma) trước đây chưa từng nghe, nhãn (cakkhu) đã khởi lên nơi Ta, trí (ñāṇa) đã khởi lên nơi Ta, tuệ (paññā) đã khởi lên nơi ta, minh (vijjā) đã khởi lên nơi Ta --> và ánh sáng (āloke) đã khởi lên nơi Ta.”

Tâm thuộc minh sát trí hiệp thế tạo ra “ánh sáng giác ngộ” mạnh mẽ (vipassanobhāso), nhưng tâm thuộc minh sát trí siêu thế tạo ra ánh sáng được xem là cực kỳ mạnh mẽ, chẳng hạn Ánh Sáng Giác Ngộ của Bậc Giác Ngộ tỏa khắp mười ngàn thế giới.

Ánh sáng ấy phát sanh như thế nào? Tâm khi lắng sâu trong định được kết hợp với Tuệ (paññā), tâm ấy sẽ tạo ra nhiều thế hệ sắc cực sáng do tâm sanh (cittajarūpa). Dùng ánh sáng ấy, chúng ta có thể thâm nhập vào thực tại cùng tột hay chân đế (paramattha sacca) để thấy các pháp như chúng thực sự là.

*** Điều này cũng giống như khi đi vào một căn phòng tối, chúng ta cần phải có ánh sáng để thấy mọi vật ở đó vậy. [6] ***



Rõ ràng hai nhận thức rất khác biệt nhau. Nếu ánh sáng trong thiền là cứu cánh của San Mat thì ánh sáng trong thiền của Đạo Phật chỉ là phương tiện tu tập.

Với một số người, khi ngồi thiền rồi thấy cái này, nghe cái nọ, thì rất vui mừng.

- Nếu đã gọi là thiền định thì đây phải là nổ lực dừng tâm vọng động lại, cho nên nghe và thấy các âm thanh lạ hay những hình tướng nào đó v.v…

--> có khi đó lại là dấu hiệu của thất bại trong tu tập thiền định! Khi tọa thiền, hệ thống sinh lý thần kinh dễ bị xáo trộn, tâm rất dễ rơi vào các trạng thái “ảo giác”[7].
- Giác Ngộ Là Gì ? Phạm Doãn

Như vậy ... nếu nói tới vấn đề này thì chữ "NGỘ" nói đến THỰC TẠI SIÊU VIỆT mà một người bình thường .. hay tu vi bình thường .. chỉ mới ngồi một chút ... chưa thật TRÀN LẤP TRONG ÁNH SÁNG CỦA ĐỊNH và TUỆ .. đương nhiên sẽ không nhận ra ... bởi vì như đoạn kinh VIÊN GIÁC thày VQ trích dẫn nói:

- họ còn kẹt trong ánh sáng của tự ngã .. chưa thật sự thấy được .. ngộ được ánh sáng CHÂN THỰC của PHẬT TÂM [smile] ... cho nên đoạn kinh Viên Giác đó nói tới sự chê trách .. những "nhân ngã" trốn kĩ ... sẽ hiện ra [smile]

Cho nên .. bài viết của BS Phạm Doãn qua lược trích Kinh Điển cho chúng ta thấy ... ÁNH SÁNG là cần thiết --> để mà THẤY ĐƯỜNG ... nhưng cũng chính "ÁNH SÁNG" mà chưa thật là "ÁNH SÁNG" của NGỘ NHẬP TRI KIẾN PHẬT ... có nhiều khi chúng ta sẽ nhận lầm ĐOM ĐÓM là VẦNG TRĂNG hay là MẶT TRỜI [smile]

khi mà chúng ta lấy một thí dụ: đứng ở ngoài 1 căn phòng tối .. khoét 1 cái lỗ thật nhỏ nhìn vào .. bên trong chỉ có 1 con đom đóm ... thì cũng khó biết mà [smile]

ờ mà đúng không ?

:lol: :lol:
 

vienquang6

Ban Cố Vấn Chủ Đạo Diễn Đàn - Quyền Admin
Quản trị viên
Đại lão Hòa thượng
ĐÃ TIẾN CÚNG
Tham gia
6 Thg 2 2007
Bài viết
3,869
Điểm tương tác
920
Điểm
113
* Lời Tựa phần Trực Chỉ.(tt)
+ Tri và Ly.


Kính các Bạn.

Chúng ta tu học Phật Pháp thì cần nương theo lời Phật dạy trong kinh điển, mà không nên tư ý suy luận theo thức tâm phân biệt. Nếu theo ý thức phân biệt thì tự mình mất lợi ích lớn. Nếu dùng lời để cản trở người tu học thì làm cho người mất lợi ích lớn.

Vấn đề Chứng- Ngộ- Liễu- Giác. Ý VQ muốn nhắc nhở về Chỗ "TRI" và "LY" (Sau đây), và chúng ta chúng ta sẽ trở lại vấn đề này ở Phẩm 9 Kinh Viên giác.

Sau đây mời các Bạn lượt qua 2 từ TRI và LY.

Trực chỉ: Đáp câu hỏi của Bồ tát Văn Thù về pháp hành của Như Lai khi tu nhơn địa.

Phật dạy: PHÁP HÀNH CỦA NHƯ LAI KHI TU NHƠN ĐỊA LÀ SỬ DỤNG TRÍ VIÊN GIÁC QUÁN CHIẾU LÝ VIÊN GIÁC. VÌ VẬY KHÔNG SANH KHỞI VÔ MINH GỌI LÀ THÀNH PHẬT ĐẠO.

Qua lời dạy đó, người đệ tử Phật thấy rằng: Khi tu nhơn, đức Phật chỉ sử dụng chân trí soi rọi chân lý. Đức Phật không có làm gì cực nhọc khó khăn. Lấy chân trí trong sáng tỉnh thức quán chiếu chân lý vốn thanh tịnh bản nhiên, do vậy, vô minh không có điều kiện sanh khởi. Mà không có vô minh thì không phải chúng sanh. Không phải chúng sanh thì gọi là Phật, là thành Phật đạo !
Giáo lý đốn tu, đốn ngộ, đốn chứng được Thế Tôn khai thị cho Bồ tát Đại Trí Văn Thù ở chương một của bộ kinh nầy.
TRI HUYỄN TỨC LY, LY HUYỄN TỨC GIÁC đức Phật dạy cho Bồ tát Phổ Hiền ở chương hai Như Lai vẫn chưa mở bày phương tiện, vì ý Phật muốn cho những người có chủng tánh Đại thừa cần phải hứng khởi ý chí quyết liệt, như người bừng tỉnh một cơn ác mộng. Người biết mộng là người đã tỉnh thức rồi.

Dạy về pháp ĐỐN NGỘ ĐỐN TU ở chương một, đức Phật khai thị cho Bồ tát Đại Trí Văn Thù về công năng tu tập qua một chữ TRI. Chương hai Phật khai thị về công dụng của chữ LY do Bồ tát Phổ Hiền nêu ra cũng nhằm để hướng dẫn pháp hành ĐỐN TU ĐỐN NGỘ và ĐỐN CHỨNG.

Nếu chưa phải là bậc lợi căn đại trí thì cầu học những phương tiện "Tiệm tu". với pháp tiệm tu, hành giả có thể thực hành tu tập những pháp môn ngang với nghị lực và nhận thức của mình. "Tiệm" có nghĩa là dần dần, từ thấp tới cao, từ chậm đến mau trên đường tu, ngộ. Tuy nhiên, hành giả không để lệch mục tiêu là VIÊN GIÁC TỰ TÁNH vốn có của mình. Rời mục tiêu ấy mà cầu mong chứng ngộ Bồ đề Niết bàn… chẳng khác nào mò trăng đáy nước, nấu cát hy vọng thành cơm, chờ hoa đốm trong hư vô sanh ra quả ngọt…
 

Hoa Vô Tướng

Well-Known Member
ĐÃ TIẾN CÚNG
Tham gia
9 Thg 4 2018
Bài viết
731
Điểm tương tác
262
Điểm
63
Hi hi...

Chào VN!

Tại vì tâm tánh vô nhiễm vốn tự viên thành rỗng rang sáng sủa khắp nơi là diệu dụng viên tròn sẵn sàng. Cái chỗ lập ta, lập người thực chất là lập thân căn làm gốc trụ sai biệt mà sinh tưởng lầm là ngoài Tâm ra còn có người khác hi hi... Gốc tưởng câu sanh mê lầm này nó hệt như năng lực của cơn gió thực chất vốn rỗng không. Vì vậy khi quán thể tức là quán lại tự tánh chân không. Kinh lăng nghiêm nói " không quán thanh trần mà quán lại tánh nghe" tức là quán tánh không này. Nó thường được gọi với tên khác như tánh Tịch. Bởi sự sẵn sàng của tự tánh nên nương dụng mà liễu tánh tức là dùng trí tuệ mà liễu ví như thấy đèn sáng thì biết đang có điện. Thấy diệu dụng khắp nơi nên Ngộ bản Thể tròn khắp sẵn sàng. Thảy đều là diệu dụng từ tự tánh nên biết mê, ngộ đều là dụng nương nơi tự tánh chân không mà hiển hiện. Nên nói mê ngộ còn chẳng dính dáng xưa nay chẳng phải người khác. Cốt yếu muốn tương ưng trở lại nguồn thì chớ nên khởi niệm, cùng khắp pháp giới chỉ sáng tỏ như vậy hi hi...
 

Hoa Vô Tướng

Well-Known Member
ĐÃ TIẾN CÚNG
Tham gia
9 Thg 4 2018
Bài viết
731
Điểm tương tác
262
Điểm
63
Hi hi...

Chào bạn VN!

Tự tánh vốn sẵn sàng sáng tỏ nên chẳng có yêu ghét gì để dính mắc vào. Yêu , ghét chỉ là vọng duyên tức là bệnh trong tự tánh thôi. Các vị thiện tri thức xưa nói rồi, chẳng có gì để trao truyền chỉ là tùy đương cơ tháo đinh bạt chốt thôi.

Sư bankie " điều cốt yếu là chớ đổi cái tâm duy nhất thành ra tư tưởng và dính mắc vào đó, hãy giữ cái tâm bất sinh duy nhất luôn là duy nhất" đây là công phu chăn trâu vậy, cũng gọi hàng phục tâm trần lao, cũng gọi giữ chánh niệm...

Ngày trước tôi cũng học nhiều nghiên cứu rộng rốt cuộc vẫn là thả tâm chạy rong, nghĩa này lý nọ cũng chỉ là nghiệp mê. Cốt yếu của việc học pháp là biết được Chánh niệm. Ngài Hoàng Bá gọi là " Chỉ một Tâm bản niệm, không chảy ra niệm thứ 2". Tức là trạng thái nhất tâm chưa phân chủ khách hay gọi là Thoại Đầu hì hì...
 

VO-NHAT-BAT-NHI

Well-Known Member
Quản trị viên
Thượng toạ
Tham gia
23 Thg 8 2010
Bài viết
3,664
Điểm tương tác
715
Điểm
113
Hi hi...

Chào bạn VN!

Tự tánh vốn sẵn sàng sáng tỏ nên chẳng có yêu ghét gì để dính mắc vào. Yêu , ghét chỉ là vọng duyên tức là bệnh trong tự tánh thôi. Các vị thiện tri thức xưa nói rồi, chẳng có gì để trao truyền chỉ là tùy đương cơ tháo đinh bạt chốt thôi.

Sư bankie " điều cốt yếu là chớ đổi cái tâm duy nhất thành ra tư tưởng và dính mắc vào đó, hãy giữ cái tâm bất sinh duy nhất luôn là duy nhất" đây là công phu chăn trâu vậy, cũng gọi hàng phục tâm trần lao, cũng gọi giữ chánh niệm...

Ngày trước tôi cũng học nhiều nghiên cứu rộng rốt cuộc vẫn là thả tâm chạy rong, nghĩa này lý nọ cũng chỉ là nghiệp mê. Cốt yếu của việc học pháp là biết được Chánh niệm. Ngài Hoàng Bá gọi là " Chỉ một Tâm bản niệm, không chảy ra niệm thứ 2". Tức là trạng thái nhất tâm chưa phân chủ khách hay gọi là Thoại Đầu hì hì...

Trạng thái chưa phân chủ khách gọi là thể tánh thì đúng hơn, còn nhất tâm thì đó là trạng thái Phật, không khác nhưng cũng chẳng phải một. Nương thể tánh mà tu thành tựu thì được nhất tâm tịch chiếu vậy, tuy chẳng phân chủ khách mà vẫn tường tận mọi thứ chủ khách. Kinh điển dùng để chỉ bày thể tánh, dẫn đường cho sự tu tập "được" như tánh đó vậy.
 

khuclunglinh

Well-Known Member
Quản trị viên
Thượng toạ
Tham gia
26 Thg 12 2017
Bài viết
6,434
Điểm tương tác
1,132
Điểm
113
Dạo này Vô Năng cảm thấy hơi mệt.
Thuyết bệnh? Ai chời?
Tự suy diễn kinh điển? Ai vậy?
Cản trở người khác tu học? Rốt cuộc là ai?
Có khi nào bị ban nick hôm.
Ôi lạy Phật, mạt pháp rồi chăng?

ha ha hah ... Kính bạn VN một ly trà [smile]

Ấy chết ... xin bạn đừng nói vậy ... nên hôm nay KLL đặc biệt mời bạn nghe qua hai câu truyện có thật này [smile] .. từ hai câu chuyện này ... kính mong bạn và mọi người đồng duyệt thử những mức độ "CHỨNG NGỘ khác nhau"

i. Câu Chuyện thứ nhất: hồi mới qua Mỹ .. hơn 30 năm trước rồi .. KLL có quen 1 gia đình rất sùng đạo Phật .. đi chùa ăn chay trường sinh hoạt trong chùa VN ... nói chung là đối với KLL họ là phật tử tin tưởng vào Phật đạo

cũng bẵng đi một thời gian độ hơn 10 năm .. không có liên lạc với gia đình thì môt hôm được người bạn, con trai lớn của chú gọi báo là chú qua đời .. nên KLL mới đến dự đám tang ...có thể nói: VỪA BƯỚC VÀO ĐÓ ... đã là cho KLL suy nghĩ ... chuyện gì đã xảy ra ...

- bởi vì khi KLL bước vào nơi nhà quàn .. nơi đặt quan tài thì không có một bóng nhà sư, tượng phật .. kinh kệ hay bất cứ gì liên quan tới Phật Giáo .. điều này khác hẳn với những gì KLL biết về gia đình trước kia [smile]

sau này thì có nghe lại câu truyện của họ là ...những lúc cuối đời .. Chú cũng không còn đi chùa, lễ phật .. đọc kinh ... niệm phật gì nữa .. bởi vì ... CHÚ ĐÃ HẾT TIN ... và cả gia đình cũng thế ... và chú còn cấm con cái đi chùa nữa ...

chú mất năm 63 tuổi .. nên cũng nói là khá sớm, nên cả gia đình và cả chú cũng không chuẩn bị được vấn đề này [smile]


chắc hẳn bạn VN cũng nhớ trong Kinh Thủ Lăng Nghiêm có 1 đoạn Anan hỏi Phật Thích Ca đâu là đầu mối của Giải Thoát .. đâu là Đầu Mối của Sinh Tử ... thì không riêng đức Phật mà 10 phương chư Phật đồng lên tiếng

- Lục Căn là đầu mối của giải thoát

- Lục Căn là đầu mối của sinh tử


ở trong hoàn cảnh thường .. ăn chay niệm phật đi chùa có thể giúp cho người ta thoát khỏi những ràng buộc .. tranh chấp của thế gian .. có thể sống vô sự ... nhưng đối với bịnh tật hủy hoại thân xác, cái chết .. thì đúng là --> cứ bị DÍNH ĐÓ HOÀI HỎNG RA ĐƯỢC .. nên lúc cuối đời thì nghe nói chú thường hay rất buồn bực không được vui .. lo nghĩ quá nhiều nên bịnh tình cũng có lẽ và chắc chắn có thể vì đó mà lao lực, lao tâm hơn ... và đối với cái chết đó, CHÚ và cả gia đình đã không ngừng tìm kiếm

nhưng đối với hoàn cảnh bị bịnh đau tim như chú ... không có gì giúp chú thoát ra khỏi cái đau khổ ấy .... ?

--> và cả gia đình chú .. từ đó có thể nói là không còn tin vào đạo Phật nữa .. họ đã tin vào đạo khác


Tạm gác vấn đề đó lại để chúng ta cùng đồng duyệt 1 câu hỏi: như vậy ... mà thiền tông nói là Đối Cảnh Có Tâm --> mới hỏi Thiền .. rùi Trực Chỉ Chơn Tâm ... như là tam tổ nói:

Quy Căn đắc chỉ

tùy chiếu thất tông

phút giây được mình

--> hơn KHÔNG trước kia


bộ thiệt có những "CẤP ĐỘ KHÔNG" khác nhau sao ? --> CÓ [smile]

hoặc như lời chư tổ dặn dò về thiền: NGHĨ TÌM là trái ... vậy đối với cái thân chắc chắn sẽ chết ... nghĩ tìm là trái sao ? [smile]


Có ... bởi vì ... có những giới hạn "THÂN KIẾN" VI TẾ.. SÂU XA ... DÍNH CHẶT và KHÓ THOÁT hơn .. cho nên .. hiện tượng QUY CĂN ĐẮC CHỈ BÌNH THƯỜNG = là ăn chay niệm phật đi chùa cũng không có tác đụng nữa .. bởi vì ... ví như trường hợp Chú lâm cảnh .. trước sau cũng chết ... thì thân kiến đó ---> không bỏ được ... tất cả mọi suy tư, sức tập trung của lục căn đều tập trung vào cái thân mạng đang sắp bị chết này .. đó là hiện tượng tùy chiếu thất tông ... phải hông ? [smile]

cho nên mới nói tới những "mức CHỨNG NGỘ" có thật và khác nhau [smile]


ii. Câu chuyện thứ hai cũng tương tự vậy ... đây là 1 giáo sư hẳn hoi .. chú hồi xưa là giảng sư đại học .. hai người con cũng tài giỏi luôn ... và cũng rất tin tưởng và phật đạo .. nhưng cũng như trường hợp chú kia .. chú bị bịnh nan y vào tuổi cuối 58 .. mất sớm

cả gia đình không còn tin vào đạo phật nữa .. bởi vì họ cho rằng niềm tin ấy cũng chẳng giúp gì được họ [smile]

- tui còn nhớ hôm chú mất ... có tới thăm và anh con trai út cũng rất không được vui .. họ không tổ chức tang lễ gì hết .. thân thể chú được thiêu và hai ngày sau tro cốt được đem ra biển rải ... [smile]




vậy thử hỏi trong hai trường hợp này .. tại sao bình thường trong đời sống bình thường .. ăn chay niệm phật đi chùa khiến cho họ an vui .. nhưng khi lâm vào cảnh ngặt nghèo .. con đường tuyệt lộ .. họ lại cảm thấy

--> giáo lý phật giáo .. những gì họ trì hành là vô nghĩa ? [smile]


Nếu chúng ta để ý .. những câu hỏi của bạn Vạn Vấn ... về chữ TA ... nó cũng tới lúc sâu xa ... sinh tử thống thiết như vậy ? ... đúng chứ ?

- vậy thì QUY CĂN ĐẮC CHỈ .. không TÙY CHIẾU .. không theo CẢNH ... chẳng theo TÂM ... có thể giúp người ta được sống an nhiên tự tại hơn không ? ... và điều này có đòi hỏi sự CHỨNG NGỘ về năng lực của "PHẬT PHÁP" ở mức độ giúp người ta an tâm .. sống bình yên sâu hơn không ?



iii. Câu truyện thứ ba ... ở nơi KLL đang sống .. lại 1 câu truyện như vậy đang xảy ra ... bạn nghĩ coi .. họ ăn chay đi chùa .. cầu kinh phật niệm phật mỗi ngày ... bây giờ lâm cảnh lo nghĩ ... lo buồn không dứt được ..

vậy bạn VN nghĩ .. bạn có thể làm được gì ? ... lời chúng ta nói .. nhất thời có người tin không ? [smile]

--> cho nên .. nói NHÂN ÁI có LỢI, DỤNG TẦM CẦU ... nhưng nếu nói chỗ LỢI DỤNG TẦM CẦU ĐÓ --> là CHƠN TÂM [smile] ... thì cũng là chỗ NGỘ ít có ai tới được thiệt [smile]



Tui nghĩ tự mình cũng không dám quyết định nổi cho bạn VN .. hay bất kỳ ai .. chắc chắn và có lẽ có thể .. đây là câu hỏi chính mỗi người chúng ta phải đối diện ... tuy nhiên nếu đối chiếu với kinh LĂNG NGHIÊM và lời của Tam Tổ thì có lẽ chúng ta có thể nhìn ra được HAI BIỂU HIỆN CHỨNG NGỘ NÔNG SÂU đó khác nhau như thế nào

i. Quy Căn đắc chỉ .. tùy chiếu thất tông .. phút giây "ĐƯỢC MÌNH" --> hơn KHÔNG trước kia [smile]

ii. Lục Căn là đầu mối của giải thoát ... lục căn là đầu mối của sinh tử ... nên chúng ta có thể thấy lúc đó LỤC CĂN --> có công đức gì ?.... kinh Thủ Lăng Nghiêm nói tới Lục Căn có căn có tới cả 800 công đức .. có căn có tới 1200 công đức lận ... chắc là có ý nghĩa GIẢI THOÁT --> AN NHIÊN TỰ TẠI gì đó [smile]


ờ mà đúng không ?

:lol: :lol:
 

vienquang6

Ban Cố Vấn Chủ Đạo Diễn Đàn - Quyền Admin
Quản trị viên
Đại lão Hòa thượng
ĐÃ TIẾN CÚNG
Tham gia
6 Thg 2 2007
Bài viết
3,869
Điểm tương tác
920
Điểm
113
* Lời Tựa phần Trực Chỉ.(tt)
+ Thiền.- Diễn hóa vô lượng pháp môn


Bạn KLL luận về Thiền rất hay. Ở phần Trực chỉ có dạy:


Trực chỉ: CHỈ, QUÁN và THIỀN là ba pháp hành căn bản trong nền giáo lý Phật. Nó được ứng dụng xuyên suốt không gian và thời gian đối với người đệ tử Phật phát chí tu hành, và cũng từ căn bản đó vận dụng triển khai thành "vô lượng pháp môn tu" ! Ví như xi măng, cát, đá, sắt và nước là chất liệu cơ bản của ngành kiến trúc vậy.

Sự chấp mắc sai lầm chân lý đối với đường tu, nó trở thành vật cản, chặn đứng sự tiến lên đỉnh cao Bồ đề Niết bàn Phật. CHỨNG, NGỘ, LIỄU, GIÁC là sự chấp mắc sai lầm về "bản ngã". Không tỏ ngộ chân lý "ngã không", con người rất khó dứt ý tưởng "ngã chấp câu sanh".

Dứt câu sanh ngã chấp khó, ví như người tự cắt đầu mình !
 
Last edited:
GÓP PHẦN LAN TỎA GIÁ TRỊ ĐẠO PHẬT

Ủng hộ Diễn Đàn Phật Pháp không chỉ là đóng góp vào việc duy trì sự tồn tại của Diễn Đàn Phật Pháp Online mà còn giúp cho việc gìn giữ, phát huy, lưu truyền và lan tỏa những giá trị nhân văn, nhân bản cao đẹp của đạo Phật.

Mã QR Diễn Đàn Phật Pháp

Ngân hàng Vietcombank

DUONG THANH THAI

0541 000 1985 52

Nội dung:Tên tài khoản tại diễn đàn - Donate DDPP(Ví dụ: thaidt - Donate DDPP)

Chủ đề tương tự

Who read this thread (Total readers: 0)
    Bên trên