ha ha ha [smile]
-
để thành phật, phải có tình thương vô hạn và trí tuệ vô thượng. ngay lúc này, ngay bây giờ...
ở ngoài kia có hằng trăm con robot được tạo ra bằng công nghệ AI (trí thông minh nhân tạo) ...(ahahahhahah)
0 thể phủ nhận rằng tài năng và hiểu biết của nó. nó đánh bại con người trong gần như mọi lĩnh vực.. nhưng thực chất nó chỉ được tạo ra bởi 100% = lý trí, tư duy, qua những thuật toán và câu lệnh mà ko hề có thứ gì gọi là cảm xúc (đưa gì vào thì nó học đó thôi). à mà, lunglinh biết mình mơ thấy gì 0? trong mơ, mình thấy mình bị trôi vào vùng trời đầy màu sắc, xung quanh ko có gì... bỗng nhiên mình cảm thấy rất yêu cuộc sống này, rất muốn tỉnh dậy nhưng ko được... ~
UI CHỜI [smile] .. vấn đề của CHI CHI cũng giống như VV đang hỏi vậy thôi [smile]
- CHA NỘI VV hì hì hì hì [smile] .. rùi đặc câu hỏi là ... tu là sửa cái gì mà cuối cùng vẫn chỉ là sống với chết [smile]
vậy thì bắt đầu 1 câu chuyện nữa thôi [smile]
cái ông THÍCH CA THÁI TỬ đó ..
thấy người ta sinh lão bịnh tử .. khổ quá chời [smile]
---> nên ổng đi tìm giải thoát [smile]
kết quả: cuối đời thì ông PHẬT cũng vẫn chết [smile] ... nhưng cái mà ổng tìm ra chính là 1 tâm thanh tịnh thản nhiên [smile] ... hỏng bị sợ hãi vì cái chết .. hỏng bị uy hiếp bởi cảm thọ của sinh lão bịnh tử .. rùi thể nào cũng rối rít lên om xòm phường xã [smile]
- CỨU TÔI VỚI .. CỨU TÔI DZỚI [smile]
để giải thoát con người ra khỏi những đau khổ "MẠNG CHUNG = CÁI CHẾT LỚN" như vậy .. ổng PHẬT nói người ta cần tu tập để "CHUYỂN HOÁ TÂM MÌNH" với những cái chết họ thường đối diện hơn [smile]... cũng như là .... sinh tử của những tâm sinh diệt (tâm ngũ uẩn)
--> CHẾT NHỎ ---> cũng hỏng biết lo .. (smile)
---> CHẾT TO .. thì .. chắc chắn là lắc lẻo CHÌM XUỒNG .. chết cả tông ti họ hàng [smile]
- cái chết của danh sắc .. do năng sinh và sở sinh .. cho nên sắc tục sinh (sắc do nghiệp tự tạo lại chính nó ) cũng có bốn loại ...
Sắc Tục Sinh cõi Vô Tưởng: toàn là hóa sinh (Opāpātika), thường vô hình, mắt trần không thể nhìn thấy được. Do nghiệp quá khứ chi phối, các chúng sanh này hóa hiện thình lình, không phải đi qua thời kỳ thai nghén. Thường thường các vị Ngạ Quỷ (Petas), Chư Thiện (Devas) và Phạm Thiên (Brahmā) thuộc loại hóa sanh. Ở cõi này chỉ có 17 Sắc Pháp là 9 Sắc thuộc bọn Sắc Mạng Quyền (Sotadasakakalāpa) và 8 Sắc Bất Ly (Avinibbhogarūpa).
Sắc Tục Sinh cõi Sắc Giới Hữu Tưởng: toàn là hóa sinh, có 14 Sắc Pháp là 8 Sắc Bất Ly, Sắc Mạng Quyền, Sắc Ý Vật (Sắc tim), Sắc Thần Kinh Nhãn, Sắc Thần Kinh Nhĩ, Sắc Hư Không và Sắc Sinh. Tính theo bọn có 4 bọn: Nhãn, Nhĩ, Sắc Tim và Sắc Mạng Quyền.
Sắc Tục Sinh cõi Dục Giới thuộc thai sanh và noãn sanh (Jalàbuja ca Añdaja) có 19 Sắc là: 8 Sắc Bất Ly, 5 Sắc Thần Kinh, 2 Sắc Trạng Thái, Sắc Ý Vật, Sắc Mạng Quyền, Sắc Hư Không và Sắc Sinh. Tính theo bọn thời khi sanh có 3 bọn là bọn Ý Căn, bọn Trạng Thái và bọn Thần Kinh Thân.
Sắc Tục Sinh cõi Dục Giới thuộc hóa Sanh và thấp Sanh (Opāpātika ca Samsedaja) có 19 Sắc Pháp: 8 Sắc Bất Ly, 5 Sắc Thần Kinh, 2 Sắc Trạng Thái, Sắc Ý Vật, Sắc Mạng Quyền, Sắc Hư Không và Sắc Sinh. Phân theo bọn thì có 7 bọn là 5 bọn Thần Kinh, 1 bọn Trạng Thái, 1 bọn Sắc Tim. -
VI Diệu Pháp
cho nên ... nhìn theo quan niệm của ông phật về KHỔ ... là chính là tâm người ta ứng đối với khổ như thế nào ?
có phóng túng .. buông thả theo 22 quyền (những cái đám lôi kéo ... ha ha ahah) để tâm sinh ra bị dẫn dắt hêt khổ lần này tới khổ lần khác [smile]
hay là tâm có sự tu tập .. hỏng bị chi phối bởi khổ nữa [smile]
- cho nên ... khi cuối đời .. những bộ kinh cũng ghi nhận ... ông phật thản nhiên đối với cái chết bởi vì ổng tuần tự thực hành con đường giải thoát của ổng
- nhập sơ thiền ... xả sơ thiền
- nhập nhị thiền .. xả nhị thiền
- nhập tam thiền .. xả tam thiền
- nhập không vô biên xứ . xả không vô biên xứ
và cuối cùng là xả luôn báo thân này luôn [smile] .. hỏng CARE [smile] ===> MÀ EASY phải hông ? [smile]
*** nếu CC muốn tìm hiểu thêm [smile] .. bắt đầu như thế nào [smile] ...
(1) thì những trói buộc 22 quyền khiến tâm người ta luân hồi .. bởi nghiệp trói buộc đó [smile] ... thường được gói gọi trong hai loại trói buộc có tên gọi quen thuộc hơn là: NGÃ CHẤP .. và PHÁP CHẤP
(2) còn nói tu tập tuần tự thứ lớp thì ông PHẬT giải thích phân loại thứ lớp là các cõi trong TAM GIỚI: DỤC, SẮC và VÔ SẮC [smile]
I.Dục Giới Thiên (có 6 cõi trời Dục giới)
Tứ Thiên Vương, Đao Lợi Thiên, Tu Diêm Ma Thiên, Đâu suất đà thiên, Lạc biến hoá thiên, Tha hóa tự tại
Sáu cõi trời như thế
hình thức tuy khỏi động, nhưng
tâm tính còn dính dấp ngũ dục.
Từ các cõi trời ấy trở xuống gọi là Dục giới.
II/ Sắc giới: các trời này thoát ly ngũ dục thường ở trong định, không dính dáng với trần cảnh, song chưa hết cái lụy hình hài nên gọi là sắc giới. Có 18 loài trời như
Trời Phạm chúng, Trời Phạm Phụ,
Trời Đại Phạm -> Sơ Thiền (ly sinh hỉ lạc địa)
Trời Thiểu Quang
Trời Vô Lượng
Trời Quang Âm ->Nhị Thiền (Định sinh hỉ lạc địa)
Trời Thiểu Tịnh
Trời Vô Lượng
Trời Biến Tịnh -> Tam Thiền (Ly hỉ diệu lạc địa)
Trời Phúc Sinh
Trời Phúc Ái
Trời Quảng Quả
Trời Vô Tưởng
Trời Vô Phiền
Trời Vô Nhiệt
Trời Thiện Kiến
Trời Thiện Hiện
Trời Sắc Cứu cánh -> Tứ thiền (Xả niệm thanh tịnh địa)
vì lý do như vậy .. cho nên ... ông PHẬT khi giảng giảng gải nói thẳng liền vào trọng tâm của giải thoát chính là
(1) TUỆ GIẢI THOÁT
CC mường tượng giải thoát phải là trí tuệ vô biên ... nhưng cái ý của ông phật về TRÍ TUỆ VÔ BIÊN .. là biết về chính mình đối với khổ .. như thế nào thôi [smile]
---> mắc mớ gì mí con ROBOTS chứ [smile]
Này Ananda, vị Tỷ-kheo như vậy được gọi là Tuệ giải thoát.
35. Này Ananda, có tám giải thoát. Thế nào là tám?
Tự mình có sắc, thấy các sắc; đó là sự giải thoát thứ nhất.
Quán tưởng nội sắc là vô sắc, thấy các ngoại sắc; đó là sự giải thoát thứ hai.
Quán tưởng (sắc là) tịnh, chú tâm trên suy tưởng ấy; đó là sự giải thoát thứ ba.
Vượt khỏi hoàn toàn sắc tưởng, diệt trừ các tưởng hữu đối, không tác ý đến những tưởng khác biệt, với suy tư “hư không là vô biên”, chứng và trú Không vô biên xứ; đó là sự giải thoát thứ tư.
Vượt khỏi hoàn toàn Không vô biên xứ, với suy tư “thức là vô biên”, chứng và trú Thức vô biên xứ; đó là giải thoát thứ năm.
Vượt khỏi hoàn toàn Thức vô biên xứ, với suy tư “không có vật gì”, chứng và trú Vô sở hữu xứ; đó là sự giải thoát thứ sáu.
Vượt khỏi hoàn toàn Vô sở hữu xứ, chứng và trú Phi tưởng phi phi tưởng xứ; đó là sự giải thoát thứ bảy. Vượt khỏi hoàn toàn Phi tưởng phi phi tưởng xứ, chứng và trú Diệt thọ tưởng; đó là sự giải thoát thứ tám. - Kinh Trường Bộ [smile]
ờ mà đúng hông? [smile]