Bạn nghĩ gì 3?

lele

Trưởng Ban Tin Tức
Quản trị viên
Thượng toạ
Tham gia
19 Thg 10 2006
Bài viết
1,366
Điểm tương tác
77
Điểm
48
Lạm dụng hình ảnh tôn giáo nghiêm trọng
tại một cơ sở kinh doanh nhà hàng, giải trí



GNO - Những ngày qua, Giác Ngộ Online nhận được nhiều thông tin từ Phật tử phản ánh việc khu vực An Phú, quận 2 - TP.HCM có một cơ sở kinh doanh nhà hàng, giải trí lạm dụng hình ảnh tôn giáo một cách nghiêm trọng. Phóng viên Giác Ngộ đã đến tận nơi để tìm hiểu sự thật gây bất bình trong dư luận này.

Chúng tôi đến địa chỉ được phản ánh, thì đó là "Buddha Bar & Grill" nằm trên đường Thảo Điền, phường An Phú, quận 2. Từ ngoài bước vào, nhìn tổng quát cũng không có gì đặc sắc so với các quán bar bình thường khác nếu như không có tên gọi và sự hiện diện khá nhiều tranh và tượng Phật. Lúc ấy quán có vài người nước ngoài đang nhâm nhi bên ly rượu.

Chúng tôi chọn một góc nhỏ và gọi lon Côca cùng ly Sôđa chanh đường. Gạn hỏi cô nhân viên phục vụ nước mới biết, quán đã có từ 6 năm nay, phục vụ chủ yếu là khách người nước ngoài đang sinh sống tại khu vực Thảo Điền, quận 2. Hỏi tại sao quán được đặt tên như vậy thì nhân viên này lắc đầu không biết vì mới vào làm chỉ được vài tháng.
Sau khi quan sát một hồi khắp quán và xem toàn bộ menu (thực đơn), quả đúng như những gì độc giả phản ánh, đa phần là món ăn được giới thiệu là thực phẩm động vật và bia rượu cùng giải khát. Bất bình hơn, chân dung Đức Phật - một biểu tưởng tôn kính của người Phật tử được trang trí, sắp đặt khắp nơi, cạnh nhiều chai rượu, trên tờ rơi quảng cáo, và thậm chí còn bị dán trên tường nhà vệ sinh nữ.
Sau đây là một số hình ảnh phản cảm được Giác Ngộ Online ghi nhận tại địa chỉ trên:
wwwTe%20%281%29.JPG
Trang trí bên ngoài
wwwTe%20%283%29.JPG

wwwTe%20%282%29.JPG
Một góc không gian trong quán
wwwTe%20%285%29.JPG
Tượng Phật bị dùng để trang trí bên cạnh những chai rượu
wwwTe%20%2810%29.JPG
wwwTe%20%286%29.JPG
wwwTe%20%2811%29.JPG
...cả trên tường nhà vệ sinh nữ
wwwTe%20%2812%29.JPG
... trên tờ rơi quảng cáo
wwwTe%20%2813%29.JPG
wwwTe%20%287%29.JPG
Một trang menu (thực đơn) với toàn thức ăn mặn
Hà Phương (thực hiện)
 
GÓP PHẦN LAN TỎA GIÁ TRỊ ĐẠO PHẬT

Ủng hộ Diễn Đàn Phật Pháp không chỉ là đóng góp vào việc duy trì sự tồn tại của Diễn Đàn Phật Pháp Online mà còn giúp cho việc gìn giữ, phát huy, lưu truyền và lan tỏa những giá trị nhân văn, nhân bản cao đẹp của đạo Phật.

Mã QR Diễn Đàn Phật Pháp

Ngân hàng Vietcombank

DUONG THANH THAI

0541 000 1985 52

Nội dung:Tên tài khoản tại diễn đàn - Donate DDPP(Ví dụ: thaidt - Donate DDPP)

lele

Trưởng Ban Tin Tức
Quản trị viên
Thượng toạ
Tham gia
19 Thg 10 2006
Bài viết
1,366
Điểm tương tác
77
Điểm
48
Cục Quản lý Đăng ký Kinh doanh cho biết việc tôn trọng tín ngưỡng, tôn trọng Phật cũng được xem là thuần phong mỹ tục.

Đường Thảo Điền (quận 2, TP.HCM) có quán ăn, quán rượu mang tên Buddha (tiếng Việt nghĩa là Phật, Đức Phật). Quán đã hoạt động hơn sáu năm. Gần đây, một số Phật tử có ý kiến rằng quán ăn, quán rượu mà đặt tên Buddha, trưng bày hình ảnh, tượng Phật trong quán là lạm dụng, thiếu tôn kính, không được đặt như vậy.


Nhiều DN đặt tên liên quan đến Đức Phật thì không sao
Ngày 21-10, bà Trần Thị Duy Thư (chủ quán) cho biết: “Bản thân tôi theo đạo Phật. Tôi là họa sĩ, vì sự yêu mến, sùng kính Đức Phật mà tôi quan tâm đến tranh ảnh, tượng… mang hình ảnh Đức Phật. Tôi đưa sự yêu mến đó vào nghệ thuật, vào tranh của tôi và vào cả công việc kinh doanh của mình, không hề thiếu sự tôn kính”.
Được biết quận 2 đã có cuộc họp bàn về tên quán Buddha. Bà Thư cũng đã làm việc với các cơ quan quản lý. Bà cũng cho biết trong đăng ký kinh doanh hộ cá thể thì tên quán là An Thái. “Trong quá trình quản lý quán ăn, tôi có sơ sót, tôi sẽ sửa lại cho phù hợp. Tôi sẽ dùng lại tên An Thái cho quán. Tôi cũng đã hạ bảng tên xuống và đưa hình ảnh, tượng Phật về nhà”.


Trong thực tế, việc đặt tên Phật ở lĩnh vực hoạt động khác có khi lại được chấp nhận, không xung đột gì với thuần phong mỹ tục. Hiện nay vẫn có một số doanh nghiệp (DN) mang chữ Phật trong tên, ví dụ Công ty Phật Ngọc, Công ty Phật Sơn, Công ty Đạo Phật Ngày Nay… Tuy nhiên, những tên này không bị Phật tử phản ứng, có lẽ do lĩnh vực hoạt động của DN phù hợp với tên gọi. Ví dụ, Công ty Đạo Phật Ngày Nay chuyên phát hành lịch, phim, sách, báo, băng đĩa… có nội dung tuyên truyền về Phật giáo, thuyết giảng kinh, nghiên cứu giáo lý đạo Phật.

11-chot.jpg
Trước sự phản đối của Phật tử, chủ quán đã cho hạ bảng hiệu chiều 21-10. Ảnh: QUỲNH NHƯ
Không cấm tên DN vi phạm “tôn giáo”

Nghị định 43/2010 về đăng ký DN có hướng dẫn cụ thể về đặt tên DN. Trong đó, Điều 14 về tên DN (DN tư nhân, công ty TNHH, công ty hợp danh, công ty cổ phần) có quy định “không được sử dụng từ ngữ, ký hiệu vi phạm truyền thống lịch sử, văn hóa, đạo đức và thuần phong mỹ tục của dân tộc, tên danh nhân để đặt tên riêng cho DN”. Việc đăng ký DN thực hiện ở Sở Kế hoạch và Đầu tư tỉnh, thành.
Tương tự, về đặt tên của hộ kinh doanh quy định ở Điều 56 thì “không được sử dụng từ ngữ, ký hiệu vi phạm truyền thống lịch sử, văn hóa, đạo đức và thuần phong mỹ tục của dân tộc để đặt tên riêng cho hộ kinh doanh”. Đăng ký hộ kinh doanh thực hiện ở cấp quận, huyện. Tuy nhiên, cả hai quy định trên đều không nhắc đến tôn giáo.
Cục Quản lý Đăng ký Kinh doanh cho biết tuy quy định không có từ “tôn giáo” nhưng việc tôn trọng tín ngưỡng tôn giáo, tôn trọng Phật cũng được xem là thuần phong mỹ tục của dân tộc ta từ xưa đến nay. Vì vậy mà đặt tên Phật ở một quán ăn, quán rượu có thể bị xem là không hợp thuần phong mỹ tục, vi phạm điều cấm nói trên.


Khó có quy định cụ thể
Quy định cấm vi phạm truyền thống lịch sử, văn hóa, đạo đức và thuần phong mỹ tục, tên danh nhân lâu nay vẫn bị xem là chung chung, trừu tượng, dễ xảy ra xung đột khi DN muốn đặt tên nhưng cơ quan quản lý lại cho rằng vi phạm.
Ví dụ Trần Hưng Đạo là vị tướng nổi danh trong lịch sử, có lẽ không ai phản đối “Trần Hưng Đạo” là tên danh nhân. Thế nhưng DN đòi đặt tên là “Hưng Đạo Vương”, cho rằng đây là chức danh, danh hiệu chứ đâu phải tên đâu mà cấm.
Tại TP.HCM từng xảy ra trường hợp đăng ký tên Nguyễn Trãi cho dịch vụ… rửa xe. Người đăng ký giải thích rằng mở cửa hàng ở đường Nguyễn Trãi thì đặt tên Nguyễn Trãi cho người ta biết đường mà tìm đến chứ sao lại cấm. Phòng Đăng ký kinh doanh phải thuyết phục người này thêm số nhà vào tên, xem như đặt tên bằng địa chỉ kinh doanh.
Trước đây, từng có quán cà phê đặt tên An Nam, bị dư luận phản ứng vì tên này mang tính miệt thị, sau đó quán đã đổi tên thành Ân Nam.
Xây dựng quy định cụ thể cho các lĩnh vực văn hóa, mỹ tục… khá trừu tượng này xem ra không dễ. Thậm chí cũng sẽ xảy ra xung đột, như đã nói trên, tên Phật dùng trong lĩnh vực này thì không phù hợp nhưng dùng trong lĩnh vực khác lại được chấp nhận.


Do đó, lâu nay xảy ra trường hợp nào thì cơ quan chức năng xem xét giải quyết trường hợp đó, dựa trên việc lắng nghe nhiều luồng quan điểm. Như bà Thư cũng nói, nhiều năm qua khách đến quán thấy thích phong cách của quán, bà không hề nhận được phản ứng bất bình của ai. Nhưng, nay một số người có ý kiến khác thì bà Thư sẽ đổi tên quán.
 

lele

Trưởng Ban Tin Tức
Quản trị viên
Thượng toạ
Tham gia
19 Thg 10 2006
Bài viết
1,366
Điểm tương tác
77
Điểm
48
Buddha Spa ở Hà Nội



Vừa qua tòa soạn Báo Giác Ngộ đã nhận được nhiều ý kiến của cộng tác viên, bạn đọc phản ánh về các sự việc lạm dụng hình tượng và danh xưng Đức Phật (Buddha) trong việc đặt tên và trang trí nơi khiếm nhã ở một số cơ sở kinh doanh nhà hàng, dịch vụ cũng như các thông tin câu khách, những truyện tranh, truyện cười nhái tích xưa cố tình thêm thắc, gán ghép đầy ác ý đăng trên một vài tờ báo điện tử và trang tin quảng cáo, gây tổn thương đức tin của người Phật tử. GNO giới thiệu phản ánh của bạn đọc Quần Anh qua thông tin sau đây.

Lúc 9g50, sáng thứ Ba, ngày 11-10-2011, trang tin 24h.com.vn do Công ty Cổ phần Quảng cáo Trực tuyến 24H (trụ sở tại tầng 16 - Trung tâm Giao dịch CNTT Hà Nội, K1 Hào Nam, Giảng Võ, Cát Linh, Đống Đa, Hà Nội) chủ quản, cho hay: "Ngày 8-10 vừa qua, lễ khai trương Buddha Spa đã diễn ra thành công tốt đẹp trong không khí long trọng và thân tình tại trụ sở của spa, số 9 ngõ 27 Huỳnh Thúc Kháng, Hà Nội".


077massage1.jpg

Buddha Spa vừa khai trương "một cách tốt đẹp"!?


Ở một đất nước Phật giáo du nhập hơn 2.000 năm với hơn 80% dân số là Phật tử và những người yêu đạo Phật, việc một công ty kinh doanh lạm dụng tôn xưng Đức Phật để khai trương cái gọi là "Buddha Spa" mà không vấp phải bất kỳ một sự phản đối nào của hàng Phật tử và các chức sắc Phật giáo thủ đô, lại có thêm sự hiện diện cổ vũ của một cán bộ lãnh đạo - Cục trưởng Cục Quản trị A...! Với cái tít kêu như chuông bể: "Buddha Spa khai trương Spa - thiền cao cấp" của 24h.com.vn, vào trang nhà http://buddhaspa.vn thì mới "ngộ" ra cái được gọi là "thiền cao cấp" là các dịch vụ: massage thư giãn toàn thân, trị liệu toàn thân, massage chân, chăm sóc tay và chân, chăm sóc da mặt, các dịch vụ tẩy lông, dịch vụ tóc, dịch vụ móng...v.v.



Và, "nhằm khuyến khích bạn chia sẻ thời gian thư giãn với những người thân yêu của mình, Buddha Spa có những gói dịch vụ dành riêng cho các đôi, các gia đình... với nhiều ưu đãi hấp dẫn (?!)".


Xem xong cảm thấy giật mình vì các dịch vụ này chẳng ăn nhập gì với cái vỏ bọc lấy "cảm hứng bắt nguồn từ vẻ đẹp và ý nghĩa của các biểu tượng Phật giáo, Buddha Spa hướng đến việc đánh thức vẻ đẹp tiềm ẩn trong tâm hồn của mỗi con người" mà 24h.com.vn phịa ra để khoác lên cho Buddha Spa.
Hình ảnh quảng cáo về các dịch vụ của Buddha Spa Hà Nội trong trang nhà của họ chưa thấy có việc lạm dụng hình ảnh Đức Phật. Tuy nhiên, điều này không có nghĩa là họ không dám lạm dụng hình ảnh Đức Phật mà có thể họ bước đầu đang thăm dò phản ứng của hàng Phật tử cũng như của các chức sắc Phật giáo.
Trên thế giới hiện nay, chỉ có Brazil, một quốc gia Thiên Chúa giáo chiếm ưu thế, là dám lạm dụng tôn xưng của Đức Phật để đặt tên cho dịch vụ massage cao cấp Spa là Buddha Spa, mà gần đây báo Khoa Học Đời Sống đưa tin các thí sinh tham dự cuộc thi Hoa hậu hoàn vũ 2011 tổ chức tại thành phố São Paulo, đến từ Nhật Bản, Argentina, Tây Ban Nha và Colombia được mời tới đó massage, đồng thời cũng là để quảng cáo cho thương hiệu này, và Việt Nam là quốc gia thứ hai có dịch vụ massage cao cấp với thương hiệu Buddha Spa.
Việc một dịch vụ massage cao cấp ở Hà Nội lạm dụng tôn xưng của đấng giáo chủ đạo Phật, một tôn giáo lớn thứ ba trên thế giới và thứ nhất ở Việt Nam, là rất mạo hiểm và nhạy cảm nên hầu hết các báo lớn chính thống ở trong nước dường như không đưa tin hoặc không quảng cáo về sự kiện này, ngoại trừ trang quảng cáo trực tuyến 24h.com.vn và phununet.com.
Hiện nay, Việt Nam đang trong bối cảnh giao lưu văn hóa toàn cầu, nhiều người lợi dụng "tranh tối, tranh sáng" ấy nhập khẩu các loại sản phẩm văn hóa lai căng, phi dân tộc, trong đó có cả thứ văn hóa bôi nhọ, phỉ báng và xúc phạm niềm tin tôn giáo như: Buddha SpaBuddha Bar & Grill.
Hàng Phật tử và giới chức sắc Phật giáo nước ta nếu không khẩn trương đấu tranh quyết liệt thì chắc chắn những kẻ bất chấp chuẩn mực đạo đức và những quy ước xã hội sẽ còn báng bổ, bôi nhọ hình ảnh Đức Phật, vị Thầy khả kính chúng ta tôn thờ, gấp nhiều lần so với hiện tại.
Quần Anh
 

Vọng Ngã

Registered
Phật tử
Tham gia
14 Thg 10 2011
Bài viết
24
Điểm tương tác
13
Điểm
3

Quả thật là không đỡ nổi.

Từ trước đền giờ, vẫn chưa nghe các kiểu tên tiệm mượn tên của các tôn giáo khác như Thiên Chúa giáo, Hồi giáo,....

Chẳng lẽ là tại Phật tử nhà mình ""hiền" quá sao?

Ngay tại Hà Nội -thủ đô văn hóa với truyền thống 1000 năm gắn liền với Phật giáo.

Phật tử- Phật là cái chữ Buddha mà người ta dùng đó, tử nghĩa là con cái.

Đọc cả bài cũng không thấy kêu gọi hành động, khiến mình băn khoăn không biết những vị con ở HN đang làm gì.

Hiện nay ở trang 24h thì có mục Góp ý (thanh màu xanh ở cuối trang) còn phunu thì có forum.
Mình đề nghị nên "Góp ý" một chút cho 24h, dùng từ ngữ hòa nhã. Nhiều người quá thì chắc họ cũng phải cân nhắc lại.
Còn bên phunu thì ai có nick hay ai biết cách liên hệ thì xin hãy ""góp ý"" một chút.

Còn chuyện cao hơn nữa thì đành phải đợi Giáo Hội thôi, nhưng việc mình làm được hãy làm.
Mình nghĩ đó là bổn phận
 

Vọng Ngã

Registered
Phật tử
Tham gia
14 Thg 10 2011
Bài viết
24
Điểm tương tác
13
Điểm
3
Nội dung góp ý cho trang 24h
Mình xin làm sẵn nội dung, bác nào lười quá thì copy - paste vào mục nội dung,
http://hcm.24h.com.vn/lam-dep/buddha-spa-khai-truong-spa-thien-cao-cap-c145a409274.html

Kính thưa các anh/chị

Tôi tha thiết xin các anh/chị hãy xóa mục quảng cáo trên.

Bản thân tôi là một người Phật tử, khi đọc mục quảng cáo trên, tôi cảm thấy rất bị xúc phạm. Và tôi tin rằng một lượng không nhỏ Phật tử như tôi , cũng cảm thấy như vậy.

Hơn nữa, quốc giáo của nước Việt Nam ta là Phật giáo. Làm như thế có khác gì bôi tro trát trấu vào vốn văn hóa Phật giáo không thể tách rời trong văn hóa nước Việt Nam ta?

Tôi tin rằng hầu hết những người theo tôn giáo chân chánh đều sẽ bức xúc với quảng cáo này.

Cửa hiệu Spa này đã gây bức xúc khá lớn trên một số diễn đàn Phật giáo. Với một trang web như 24h, tôi tin rằng xóa mục quảng cáo này sẽ không ảnh hưởng mạnh đến công ty. Nhưng việc nhỏ đó sẽ là một tin rất vui cho những người Phật tử như chúng tôi.

Xin chân thành nhờ các anh chị hãy xóa mục quảng cáo đó.

Best Regards
Mình đọc cũng cảm thấy ko được hay cho lắm, ai muốn chỉnh sửa gì tùy ý chỉnh sửa.

Chú ý: ô email và số điện thoại đừng nên điền số và địa chỉ thật.
 

Hý Luận

Registered
Phật tử
Tham gia
3 Thg 10 2011
Bài viết
98
Điểm tương tác
20
Điểm
8
Tất cả việc này là do cái "tôi" của mình bị đụng chạm. Gọi là "ái kiến ngã chấp". Đạo của "tôi", Đấng tột cùng của "tôi", mà các người dám làm vậy à!?!
Thật sự, Đức Bổn Sư chỉ là Người thấy chân lý, tìm ra con đường để đạt được chân lý và chỉ ra cho chúng sanh đi trên con đường ấy để đạt chân lý như Người đã thành tựu. Còn chân lý thì trước hay sau (Người thấy) vẩn là chân lý. (ở đây không bàn sâu vào chân lý ấy là gì, như thế nào). Riêng về "Đạo" Phật, lấy từ bi và trí tuệ làm đầu,Chúng ta không thể mượn chánh quyền để bảo hộ riêng cho "Đạo của tôi", vì như vậy là thiếu từ bi (Từ năng dử lạc, bi năng bạt khổ) hoặc có từ bi mà là "ái kiến từ bi". Thử xem xung quanh , chuyện uống rượu, ăn thịt đâu mà chẳng có ngoại trừ bịnh viện và Chùa, thì quán "Bụt" , ăn thịt uống rượu, củng là chuyện không lạ gì-chúng sanh mà- . Thích Ca hay Bụt chỉ là danh tự , Nghe danh để rồi tưởng nhớ công đức không thể nghĩ bàn của Người chớ không cần chấp là quán hay tiệm. Có dịp đi ngang qua đó thì thành tâm chấp tay đảnh lể miệng niệm "Nam Mô Bổn Sư Thích Ca Mâu Ni Phật"

 

Vọng Ngã

Registered
Phật tử
Tham gia
14 Thg 10 2011
Bài viết
24
Điểm tương tác
13
Điểm
3
Tất cả việc này là do cái "tôi" của mình bị đụng chạm. Gọi là "ái kiến ngã chấp". Đạo của "tôi", Đấng tột cùng của "tôi", mà các người dám làm vậy à!?!
Thật sự, Đức Bổn Sư chỉ là Người thấy chân lý, tìm ra con đường để đạt được chân lý và chỉ ra cho chúng sanh đi trên con đường ấy để đạt chân lý như Người đã thành tựu. Còn chân lý thì trước hay sau (Người thấy) vẩn là chân lý. (ở đây không bàn sâu vào chân lý ấy là gì, như thế nào). Riêng về "Đạo" Phật, lấy từ bi và trí tuệ làm đầu,Chúng ta không thể mượn chánh quyền để bảo hộ riêng cho "Đạo của tôi", vì như vậy là thiếu từ bi (Từ năng dử lạc, bi năng bạt khổ) hoặc có từ bi mà là "ái kiến từ bi". Thử xem xung quanh , chuyện uống rượu, ăn thịt đâu mà chẳng có ngoại trừ bịnh viện và Chùa, thì quán "Bụt" , ăn thịt uống rượu, củng là chuyện không lạ gì-chúng sanh mà- . Thích Ca hay Bụt chỉ là danh tự , Nghe danh để rồi tưởng nhớ công đức không thể nghĩ bàn của Người chớ không cần chấp là quán hay tiệm. Có dịp đi ngang qua đó thì thành tâm chấp tay đảnh lể miệng niệm "Nam Mô Bổn Sư Thích Ca Mâu Ni Phật"
Bótay.com...
Mình thật sự rất cảm phục + vô cùng ngưỡng mộ người Phật tử như bạn.
Cảm phục + Ngưỡng mộ đến mức ko còn gì để nói. Đến mức này thì không thể dùng giải thích pháp tu khác nhau đ.c nữa rồi.
Lời nói của bạn khiến bây giờ mình muốn đi sám hối ngay lập tức.
Thôi mình đi sám hối cho chắc ăn.
Những thứ như thế này chẳng ai biết là có lây hay không? Bị lây thì chết, khỏi tu học gì luôn.

Kính,

Con xin quy y Phật. Người là bậc Thiên Nhân Sư. Con xin cung kính đảnh lễ Người.
Con xin quy y Pháp. Giáo Pháp vô thượng thoát vòng sinh tử. Con xin cung kính đảnh lễ Pháp.
Con xin quy y Tăng. Những người giữ gìn Chánh Pháp.
 

lele

Trưởng Ban Tin Tức
Quản trị viên
Thượng toạ
Tham gia
19 Thg 10 2006
Bài viết
1,366
Điểm tương tác
77
Điểm
48
Tất cả việc này là do cái "tôi" của mình bị đụng chạm. Gọi là "ái kiến ngã chấp". Đạo của "tôi", Đấng tột cùng của "tôi", mà các người dám làm vậy à!?!
Thật sự, Đức Bổn Sư chỉ là Người thấy chân lý, tìm ra con đường để đạt được chân lý và chỉ ra cho chúng sanh đi trên con đường ấy để đạt chân lý như Người đã thành tựu. Còn chân lý thì trước hay sau (Người thấy) vẩn là chân lý. (ở đây không bàn sâu vào chân lý ấy là gì, như thế nào). Riêng về "Đạo" Phật, lấy từ bi và trí tuệ làm đầu,Chúng ta không thể mượn chánh quyền để bảo hộ riêng cho "Đạo của tôi", vì như vậy là thiếu từ bi (Từ năng dử lạc, bi năng bạt khổ) hoặc có từ bi mà là "ái kiến từ bi". Thử xem xung quanh , chuyện uống rượu, ăn thịt đâu mà chẳng có ngoại trừ bịnh viện và Chùa, thì quán "Bụt" , ăn thịt uống rượu, củng là chuyện không lạ gì-chúng sanh mà- . Thích Ca hay Bụt chỉ là danh tự , Nghe danh để rồi tưởng nhớ công đức không thể nghĩ bàn của Người chớ không cần chấp là quán hay tiệm. Có dịp đi ngang qua đó thì thành tâm chấp tay đảnh lể miệng niệm "Nam Mô Bổn Sư Thích Ca Mâu Ni Phật"

Vọng ngôn, hý luận,... ngớ ngẩn.
==========
QUY ĐỊNH CỦA PHÁP LUẬT

Cục Quản lý Đăng ký Kinh doanh cho biết tuy "Nghị định 43/2010 về đăng ký DN" không có từ “tôn giáo”, nhưng việc tôn trọng tín ngưỡng tôn giáo, tôn trọng Phật cũng được xem là thuần phong mỹ tục của dân tộc ta từ xưa đến nay. Vì vậy mà đặt tên Phật ở một quán ăn, quán rượu (hay quán massage) có thể bị xem là không hợp thuần phong mỹ tục
 

lele

Trưởng Ban Tin Tức
Quản trị viên
Thượng toạ
Tham gia
19 Thg 10 2006
Bài viết
1,366
Điểm tương tác
77
Điểm
48
Ngày 23-10, ông bà Nguyễn Phương Hiền, chủ dịch vụ Buddha Spa – số 9 ngõ 27 Huỳnh Thúc Kháng, Hà Nội hứa sẽ thay thương hiệu cửa hàng spa (đấm bóp) của ông bà bắt đầu từ tuần sau, sau khi chư Tăng Ni, Phật tử trong ngoài nước phản ứng việc sử dụng hồng danh Đức Phật đặt cho một dịch vụ đấm bóp cao cấp.

Cũng như bà Trần Thị Duy Thư, chủ quán ăn mang tên Phật (Buddha Bar) ở Quận 2, TP Hồ Chí Minh, trong một bức thư hồi âm "những thắc mắc của các Phật tử trong ngoài nước" về việc dùng danh hiệu Đức Phật đặt tên cho một quán kinh doanh xoa bóp từ địa chỉ điện thư hnguyen1405@yahoo.com hnguyen...@yahoo.com , ông bà Hiền nhận mình "là một người luôn hướng về Phật, và chắc chắn không bao giờ có ý xúc phạm, báng bổ Đức Phật."


Ông bà Hiền nói ý nguyện của ông bà khi chọn tên “Buddha” đặt cho dịch vụ là "mong muốn được Đức Phật che chở, chỉ cho ông bà đi con đường đúng đắn, để có thể tìm thấy sự thanh tịnh, chốn bình an." (?!)
Ông bà chủ dịch vụ này cũng phân trần vì "chưa có đủ nhân duyên tìm hiểu sâu về Phật pháp" nên cái chưa đúng của ông bà "là đã vô tình lấy danh Đức Phật để đặt tên cho cửa hàng và vô tình làm cho hàng triệu Phật tử bất bình,"
Vì vậy, ông bà Nguyễn Phương Hiền hứa bắt đầu từ tuần sau sẽ cho "hạ toàn bộ biển hiệu có tên BUDDHA, cũng như các ấn phẩm nhận diện liên quan (gồm website, brochure, name card…etc), thay thế vào đó là một tên khác."
Tuy nhiên, thay vì mong chư Tăng Ni, Phật tử trong ngoài nước hoan hỷ cho sự "vô tình làm cho hàng triệu Phật tử bất bình" và "mong các thầy thứ lỗi và cầu nguyện cho con" như bà chủ quán Buddha Bar Trần Thị Duy Thư, thì ông bà chủ dịch vụ này lại trách Quần Anh - tác giả bản tin: "Buddha Spa, dịch vụ massage cao cấp lạm dụng tôn xưng Đức Phật giữa lòng thủ đô Hà Nội" - sao không gọi điện, gửi thư nói “Cửa hàng của anh/chị xưng danh Đức Phật là không đúng, không phù hợp và làm ảnh hưởng đến hình ảnh Đức Phật, vị thầy khả kính chúng ta tôn thờ”, mà lại phản ánh sự việc lên cơ quan thông tấn báo chí và các trang web Phật giáo khác.


Theo báo Pháp luật TP. Hồ Chi Minh, Cục Quản lý Đăng ký Kinh doanh cho biết tuy "Nghị định 43/2010 về đăng ký DN" không có từ “tôn giáo”, nhưng việc tôn trọng tín ngưỡng tôn giáo, tôn trọng Phật cũng được xem là thuần phong mỹ tục của dân tộc ta từ xưa đến nay. Vì vậy mà đặt tên Phật ở một quán ăn, quán rượu (hay quán massage) có thể bị xem là không hợp thuần phong mỹ tục.


Buddha Spa là quán sử dụng tôn danh Đức Phật thứ hai hứa thay thương hiệu - sau Buddha Bar ở TP.HCM, sau khi Tăng Ni, Phật tử lên tiếng phản đối.
 

lele

Trưởng Ban Tin Tức
Quản trị viên
Thượng toạ
Tham gia
19 Thg 10 2006
Bài viết
1,366
Điểm tương tác
77
Điểm
48
Thử một lần đi “thực tế” tại hộp đêm Funky Buddha​

BẢO TRINH


thumbnail.php

Theo chân tiếng gọi của nhân duyên, và sự tò mò về một cái tên lạ “Funky Buddha Bar”, đoàn chúng tôi đã có một buổi tối đầy “sôi động” tại nơi này.
21h30’, khi phố phường bắt đầu nhộn nhịp bởi những “hoạt động về đêm”, chúng tôi cũng bắt đầu cho một chuyến đi thực tế không chuẩn bị sẵn. Vòng quanh xe máy trong những con phố cổ, tìm đến số 2 Tạ Hiện, nơi có “Funky Buddha Bar” trong những cảm xúc thật hỗn độn. Vừa hồi hộp khi không biết bên trong quán bar này hình ảnh Đức Phật sẽ hiện diện như thế nào? Nhưng cũng vừa lo sợ vì là lần đầu tiên cả nhóm tác nghiệp tại một quán bar nơi phố cổ đông người nước ngoài du lịch, cư trú!
Gửi xe máy, ngước nhìn lên cao. Những gì đập vào mắt chúng tôi ngay đầu tiên đó là “Tưởng chừng đây là một triển lãm nhỏ TÔN SÙNG Phật giáo”. Ngay cửa của Funky Buddha Bar, đó là chữ Phật to đùng và những bức tượng Phật được trang trí trong tủ kính. Tò mò, lấy hết can đảm, chúng tôi mở cửa ra bước vào bên trong.
0_313912118.jpg
Và.... trong tiếng nhạc xập xình chát chúa, dưới ánh đèn mập mờ xanh đỏ, điều xót xa đầu tiên chúng tôi – những người Phật tử phải chứng kiến đó là hình tượng Đức Phật để “trang nghiêm” ngay trước cổng ra vào, cạnh bàn thu ngân với những cô gái “chân dài” mặc chiếc váy ngắn hở hang khiêu khích, tay cầm những bao thuốc lá Man mời chào khách vào bar...
5_281646912.jpg
Tiến sâu vào bên trong nữa, chọn một chiếc bàn nơi góc khuất để ngồi, chúng tôi được nhân viên phục vụ đưa cho một menu gọi đồ uống. Và thật “vi diệu” thay, khi hình tượng Đức Phật cao quý đang được “ngự” xung quanh những tên gọi của những loại rượu bia, thuốc lá như: Cocktail, mocktail... với những tên gọi như “sex on the beach”, “Funky Buddha Cocktail”...
1_901044502.jpg
Ở đây xin mạn phép giải thích rằng Cocktail và Mocktail đều là những thứ nước uống có chứa rượu, và cũng nói một cách nôm na dễ hiểu là vào bar mà đòi uống nước không có cồn là điều không thể! Chúng tôi gọi bừa những loại đồ uống bất kì, sau đó ngồi lắc lư theo điệu nhạc cho “đúng điệu dân bar”. Để rồi 15’ sau là vô số những điều “mới mẻ” mà chắc cả đời chúng tôi cũng không tưởng tượng ra được.
Trước mặt chúng tôi, đằng sau những anh thanh niên sành điệu đang pha chế đồ uống, là một tủ dài bày biện các loại rượu với đủ kích cỡ chai lớn nhỏ trên đó. Và hình tượng Đức Phật ngồi yên vị xung quanh những chai rượu đó, như một vật chỉ đề bày biện cho vui, mặc cho những trái tim người Phật tử vang lên những nhịp đập dồn dập đến xót xa.
Chưa dừng lại ở đó, cách chỗ chúng tôi ngồi không xa là một vị khách Tây đang ngồi uống rượu một mình. Vị khách đó ngồi uống rượu ngay cạnh một bức tượng Phật khác được bày biện trên bàn bar, và một cô gái mặc chiếc váy ngắn ôm sát màu trắng tiến đến trò chuyện mời chào mua thuốc lá. Họ nói chuyện vô tư, cười đùa vui vẻ, đôi chân hay những ngón tay của họ vẫn gõ nhịp đều theo tiếng nhạc xập xình đung đưa, tất cả những điều đó họ đều mời... Đức Phật nhìn cho vui!!!!
3_292140575.jpg
Chúng tôi – những con người lần đầu tiên trải nghiệm một quán bar, biết được “sự ăn chơi” của một quán bar với đa phần là những vị khách Tây, đều chỉ biết ngồi đó nhìn nhau... cười chua chát! Chúng tôi sẽ phải làm gì trong giây phút này đây, khi mọi sự mới chỉ là bắt đầu, và 22h00 lúc đó mới chỉ là giờ “sắp mở cửa” của quán bar?
Ở lại chứng kiến tiếp mọi thú vui hay là đi về? Liệu còn điều gì ở trên tầng 2 của quán bar này không? Tất cả những câu hỏi đó như ùa về che lấp suy nghĩ tâm tư của chúng tôi. Và chúng tôi quyết định... đi về. Bởi chúng tôi không phải những con người thuộc tuyp thích ồn ào náo nhiệt, càng không phải những con người có thể ung dung tự tại uống rượu bia, nâng ly với nhau trong khi Đức Phật vẫn đang bị người ta coi thường đến như vậy.
Chúng tôi tự hỏi, không biết rằng người chủ quán bar này họ đã nghĩ điều gì? Họ không thể biện minh là họ “Tôn sùng đạo Phật nên bày biện để quảng bá hình ảnh Đức Phật” như vậy được, bởi vì chỗ của Đức Phật không phải là cạnh mấy chai rượu chai bia, ngồi thưởng lãm những trò lố nơi thế tục vô duyên!
Và trong lòng chúng tôi vô số những câu hỏi vây kín lấp đầy tâm trí trong suốt quãng đường về nhà. Câu hỏi to lớn nhất là biết bao nhiêu người gọi là Phật tử đã bước chân vào nơi này, nhảy nhót, nâng ly và không biết lên tiếng vì đức tin tâm linh nơi mình?

Ngành văn hóa, tôn giáo đã và đang làm gì mà lại để giữa lòng thủ đô, một sự xúc phạm tâm linh đang ngày đêm hoạt động không cần biết đến ai như vậy?
Qua những hình ảnh chúng tôi thu thập được, trái tim của những người Phật tử chúng ta có thấy nhói đau, có thấy vang lên những sự bức xúc khôn nguôi, có thấy mãnh liệt trong lòng sự phản kháng để bảo vệ tôn giáo của chính mình? Quý vị.... quý vị có cảm nhận được chút gì trong lòng?
Phố phường đã rực ánh đèn..., dòng người đã bắt đầu hối hả... Những dòng khách du lịch bắt đầu ra phố hưởng thụ sự nhộn nhịp của phố cổ về đêm....
Đêm nay, và nhiều đêm nữa, con xin lỗi. Ngài vẫn phải ngồi đó!...


http://www.phattuvietnam.net/doisong/16745.html

a7_778074721.jpg
 

Hý Luận

Registered
Phật tử
Tham gia
3 Thg 10 2011
Bài viết
98
Điểm tương tác
20
Điểm
8
Thật là đáng buồn cho những người xem "Con đường đi đến Giác Ngộ" như là một tôn giáo!

thật là sai lầm khi đánh đồng "Những con người mang từ bi và trí tuệ" như những người của Đạo khác, tôn giáo khác !

thật là đáng buồn cho những người được xem là "đệ tử của Bậc Giác Ngộ, Thầy của Trời Người, đức hạnh tròn đầy" lại có tư tưởng không giác ngộ, làm nô lệ cho cả Trời và Người, cho Thiên Ma sai sử !
QUY ĐỊNH CỦA PHÁP LUẬT

Và thật là đáng sợ .... !

Nhưng củng mừng và hoan hỷ tán thán cho những Người "xuất trần thượng sỉ", đem Pháp chưa từng có trải rộng cho khắp chúng sinh mà không sợ Pháp "có ngày tàn...", vì biết rỏ "pháp ấy" có gì đâu mà "nở với tàn".

Nhưng củng mừng và hoan hỷ tán thán công đức cho những người "chẳng bị đụng" bao giờ vì có cái gì đâu mà đụng mà chạm.

Củng mừng và hoan hỷ tán thán công đức những người " chánh pháp xã bỏ, huống gì phi pháp".
 

Hý Luận

Registered
Phật tử
Tham gia
3 Thg 10 2011
Bài viết
98
Điểm tương tác
20
Điểm
8
Ai sẻ làm Hộ pháp Chư Tôn Bồ Tát ?
LE LE Hay Hý Luận?
 

lele

Trưởng Ban Tin Tức
Quản trị viên
Thượng toạ
Tham gia
19 Thg 10 2006
Bài viết
1,366
Điểm tương tác
77
Điểm
48
Thật là đáng buồn cho những người xem "Con đường đi đến Giác Ngộ" như là một tôn giáo!

thật là sai lầm khi đánh đồng "Những con người mang từ bi và trí tuệ" như những người của Đạo khác, tôn giáo khác !

thật là đáng buồn cho những người được xem là "đệ tử của Bậc Giác Ngộ, Thầy của Trời Người, đức hạnh tròn đầy" lại có tư tưởng không giác ngộ, làm nô lệ cho cả Trời và Người, cho Thiên Ma sai sử !

Và thật là đáng sợ .... !

Nhưng củng mừng và hoan hỷ tán thán cho những Người "xuất trần thượng sỉ", đem Pháp chưa từng có trải rộng cho khắp chúng sinh mà không sợ Pháp "có ngày tàn...", vì biết rỏ "pháp ấy" có gì đâu mà "nở với tàn".

Nhưng củng mừng và hoan hỷ tán thán công đức cho những người "chẳng bị đụng" bao giờ vì có cái gì đâu mà đụng mà chạm.

Củng mừng và hoan hỷ tán thán công đức những người " chánh pháp xã bỏ, huống gì phi pháp".

bức.. xúc nhỉ! tiếp tục nhé.
"sẻ Hộ pháp" chớ đâu phải hộ pháp đâu?! ừ mà sẻ hộ pháp thì đúng ý nghĩa hơn
 

lele

Trưởng Ban Tin Tức
Quản trị viên
Thượng toạ
Tham gia
19 Thg 10 2006
Bài viết
1,366
Điểm tương tác
77
Điểm
48
Thư ngỏ của chủ quán Buddha Spa gửi đến Phattuvietnam.net
hnguyen1405@yahoo.com

Con xin chính thức gửi website phattuvietnam.net và quý độc giả về việc thay đổi tên cửa hàng spa của con. Bắt đầu từ tuần sau, chúng con sẽ hạ toàn bộ biển hiệu có tên BUDDHA, cũng như các ấn phẩm nhận diện liên quan (gồm website, brochure, name card…etc), thay thế vào đó là một tên khác.

Kính gửi BBT website Phattuvietnam.net

Con là Nguyễn Phương Hiền, chủ dịch vụ Buddha Spa – số 9 ngõ 27 Huỳnh Thúc Kháng, Hà Nội. Sau khi nhận được Tâm thư của Thầy Thích Minh Tuệ, ngay lập tức con đã gửi thư hồi âm về những lời Thầy Tuệ răn dạy. Con forward lá thư của Thầy gửi cho con đến ban biên tập website phattuvietnam.net để BBT update thông tin và có phản hồi những thắc mắc của các Phật tử trong và ngoài nước.

Có thể nói Con có cơ duyên được biết đến diễn đàn Tăng Ni Phật Tử Việt Nam và những con người luôn nêu cao tinh thần “Con dốc lòng vì Đạo hy sinh”.

Như con đã giãi bày với Thầy Thích Tuệ Minh, con cũng “là một người luôn hướng về Phật, và chắc chắn không bao giờ chúng con có ý xúc phạm, báng bổ Đức Phật. Ý nguyện của chúng con khi mở cửa hàng và chọn tên “Buddha” với mong muốn được Đức Phật che chở, chỉ cho chúng con đi con đường đúng đắn, để chúng con có thể tìm thấy sự thanh tịnh, chốn bình an.

Những gì chúng con đang làm là hướng đến cái đẹp, đẹp về diện mạo cũng như sự thư thái của tâm hồn.

Với quan điểm và cách nhìn của con – người thế gian, và với cương vị là chủ doanh nghiệp thì tên cửa hàng, tên công ty là vô cùng quan trọng, được trân trọng, đề cao. Người ta biết đến tên cửa hàng, chứ mấy ai biết đến tên chủ cửa hàng phải không Thầy?

Điều này càng chứng tỏ rằng ngay từ đầu, chúng con không có ý định xuyên tạc, bôi nhọ, dung tục hóa, phàm phu hóa Đức Phật, chọc tức, thách thức Phật Giáo đồ và khoái chí khi họ bị shock, xốn xang, khó chịu, trăn trở, xót xa..".

Thưa Thầy, nhân tiện đây con cũng xin bộc bạch với Thầy những trăn trở của con khi đọc bài viết của tác giả Quần Anh được đăng trên website phattuvietnam.net.

Con chưa có đủ nhân duyên tìm hiểu sâu về Phật pháp, nhưng con có thể hiểu Đức Phật của chúng ta dạy rằng con người phải Từ Bi Hỷ Xả. Từ Bi Hỷ Xả có loại của bậc Thánh (giác ngộ, giải thoát) và của bậc Phàm Phu. Từ Bi Hỷ Xả của bậc Thánh là một hệ quả của người chứng quả Thánh. Lòng thương xót vô biên đối người trong bể khổ xuất hiện. Tâm Từ xuất hiện. Hệ quả này là sự tự nhiên như nước chảy mây trôi, chứ không qua tư duy, suy nghĩ, không còn đối đãi, không còn có điều kiện, không thấy có ta và có người.

Còn Từ Bi Hỷ Xả của Phàm Phu thường trong đối đãi, có điều kiện, còn có ta và người, chưa thoát khỏi Nghiệp, gọi là Thiện Nghiệp. Từ Bi Hỷ Xả của Phàm Phu rất dễ dàng làn sang sự luyến ái. Luyến ái này có thể bắt đầu từ người cho lòng Từ Bi hay bắt đầu từ người nhận lòng Từ Bi. Khi có Ái thì sẽ cho chấp Thủ, khi có chấp Thủ thì Tham, Sân, Si xuất hiện.

Con nói về Từ Bi Hỷ Xả chỉ với mong muốn Wensite có thể xem lại bài viết về Buddha Spa của con: “việc một công ty kinh doanh lạm dụng tôn xưng Đức Phật để khai trương cái gọi là “Buddha Spa” mà không vấp phải bất kỳ một sự phản đối nào của hàng Phật tử, lại có thêm sự hiện diện cổ vũ của một ông cán bộ, thì sao không xem đó là “Sự thành công tốt đẹp” được?”;

“Với cái tít kêu như chuông bể: “Buddha Spa khai trương Spa – thiền cao cấp” của 24h.com.vn, vào trang nhà http://buddhaspa.vn thì mới “ngộ” ra cái được gọi là “thiền cao cấp”; “Việc một dịch vụ massage cao cấp ở Hà Nội lạm dụng tôn xưng của đấng giáo chủ Đạo Phật, một tôn giáo lớn thứ ba trên thế giới và thứ nhất ở Việt Nam, là rất mạo hiểm và nhạy cảm nên hầu hết các báo lớn chính thống ở trong nước dường như không đưa tin hoặc không quảng cáo về sự kiện này, ngoại trừ 24h.com.vnphununet.com”.

Tác giả Quần Anh có lẽ cũng vì quá bất bình nên dẫn đến Sân mà dùng những từ ngữ chưa thích hợp, hiểu sai về ý nghĩa cũng như mục đích hoạt động spa của chúng con.

Chúng con không dám và cũng chưa từng có ý định “lạm dụng” tôn xưng Đức Phật. Lại thêm việc đai vào sự hiện diện của một ông cán bộ. Con người đều hướng đến cái tốt, đều hướng đến Đức Phật với tâm nguyện được an lạc. Song song, con người vẫn phải sống, vẫn phải ăn, vẫn phải mặc, vẫn phải làm việc, vẫn phải tiếp tục tìm kiếm con đường thoát khổ. Thì những việc chúng con đang làm âu cũng là điều bình thường, đâu có gì đáng để trách, để chấp.

Cái chưa đúng của con là đã vô tình lấy danh Đức Phật để đặt tên cho cửa hàng và vô tình làm cho hàng triệu Phật tử bất bình. Vậy tại sao, tác giả Quần Anh không chỉ đơn giản gọi điện/gửi thư cho chúng con và nói rằng “Cửa hàng của anh/chị xưng danh Đức Phật là không đúng, không phù hợp và làm ảnh hưởng đến hình ảnh Đức Phật, vị thầy khả kính chúng ta tôn thờ”.

Thêm nữa, tác giả Quần Anh cũng đưa ra thông tin không chính xác. Chúng con hoàn toàn không đăng bài khai trương trên các website lớn vì lý do tài chính chứ không phải như anh/chị nói: “Việc một dịch vụ massage cao cấp ở Hà Nội lạm dụng tôn xưng của đấng giáo chủ Đạo Phật, một tôn giáo lớn thứ ba trên thế giới và thứ nhất ở Việt Nam, là rất mạo hiểm và nhạy cảm nên hầu hết các báo lớn chính thống ở trong nước dường như không đưa tin hoặc không quảng cáo về sự kiện này, ngoại trừ 24h.com.vnphununet.com”.

Con tha thiết mong Website cân nhắc kỹ lưỡng trước khi cho duyệt đăng các bài viết để tránh được việc tạo nên sự “Sân” trong mỗi người.

Con nghĩ các Phật tử trong và ngoài nước cũng mong muốn được đón nhận những thông tin chính xác, không hư cấu, không chủ quan để mọi việc luôn được sáng tỏ, tường tận.

Con xin chính thức gửi đến Thầy và website phattuvietnam.net về việc thay đổi tên cửa hàng spa của con. Bắt đầu từ tuần sau, chúng con sẽ hạ toàn bộ biển hiệu có tên BUDDHA, cũng như các ấn phẩm nhận diện liên quan (gồm website, brochure, name card…etc), thay thế vào đó là một tên khác.

Con xin chân thành cảm ơn BBT website đã bớt chút thời gian đọc thư của con.

Con xin chúc BBT và quý độc giả sức khỏe!
http://www.phattuvietnam.net/diendan/16736.html
 

lele

Trưởng Ban Tin Tức
Quản trị viên
Thượng toạ
Tham gia
19 Thg 10 2006
Bài viết
1,366
Điểm tương tác
77
Điểm
48
lành thay nhà kinhdoanh có tàm có quý

Tôi rất cảm kích khi thấy chị Phương Hiền có tấm lòng hướng thiện và biết hy sinh khi nhận biết được vấn đề. Việc thay đổi tên bảng hiệu, các ấn phẩm quãng cáo, tiếp thị v.v.. tạo ra một chi phí không nhỏ nhưng chị đã dám làm. Chị là tấm gương cho những Phật tử khi tự sửa mình một cách cụ thể. SPA theo nguyên nghĩa của chúng là "Trị liệu bằng nước" (Sanum Per Aqua) chứ không phải theo dạng "Vật lý trị liệu" (masage).
Ngày nay người ta kết hợp hay lạm dụng từ SPA thế thôi, vì thế khi trị liệu ở trong tư thế trang phục không nghiêm chỉnh cũng làm hình ảnh của Phật giáo mình kém trang nghiêm, chị chắc cũng nhận ra điều đó. Chúc chị mọi thành công
 

lele

Trưởng Ban Tin Tức
Quản trị viên
Thượng toạ
Tham gia
19 Thg 10 2006
Bài viết
1,366
Điểm tương tác
77
Điểm
48
TRÀ ĐÀM CÙNG HAI VỊ CHỦ QUÁN
Quét lá

Sáng thức dậy, vừa nhấm nháp ly trà Thái Nguyên trên tay. Lặng nghe khói trà từ chung nước quyện vào không gian nghe rất lạ và thiền vị. Thưởng thức không chỉ bằng vị giác mà còn dùng khứu giác để cảm nhận hương vị. Những người thưởng trà vẫn nói, trà ngon là sau khi uống phải thấy có vị ngọt ở cuống họng, còn hương thơm của trà lưu lại thật lâu.
Sau chung trà thứ hai, tôi bật máy tính xem tin buổi sáng. Dòng tít đầu tiên trên báo Phattuvietnam.net là “Thư ngỏ của chủ quán Buddha Spa gửi đến Phattuvietnam.net”. Vào đọc thư mới thật ngạc nhiên, ô hay, thì ra những người chủ sở hữu quán Buddha Bar & Grill ở Thành Phố Hồ Chí Minh và tiệm Buddha Spa ở Hà Nội là Phật tử. Vậy mà trước đến giờ cứ tưởng người ta phá mình, lạm dụng tôn hiệu Đức Phật để kinh doanh, chẳng ngờ họ đang thực hiện theo đường hướng của đạo Phật.
Nghĩ tới đây, bỗng dưng thấy xót lòng cho cái gọi là: “Ý nguyện của chúng con khi mở cửa hàng và chọn tên “Buddha” với mong muốn được Đức Phật che chở, chỉ cho chúng con đi con đường đúng đắn, để chúng con có thể tìm thấy sự thanh tịnh, chốn bình an”[FONT=&quot]của chủ tiệm Buddha Spa; hay như lời tâm sự của bà Trần Thị Duy Thư - chủ quán Buddha Bar & Grill: “Bản thân tôi theo đạo Phật. Tôi là họa sĩ, vì sự yêu mến, sùng kính Đức Phật mà tôi quan tâm đến tranh ảnh, tượng… mang hình ảnh Đức Phật. Tôi đưa sự yêu mến đó vào nghệ thuật, vào tranh của tôi và vào cả công việc kinh doanh của mình, không hề thiếu sự tôn kính”[/FONT]

Là người Phật tử ai cũng mong muốn những điều như quý vị. Nhưng việc đem danh xưng và hình tượng của Bậc giác ngộ ra để kinh doanh rượu, thịt nướng và massage thân thể… rồi chưa kể hệ lụy là các tệ nạn xã hội luôn tiềm ẩn, có nguy cơ gây tổn hại nghiêm trọng đến tính chất tôn nghiêm của tôn giáo mà quý vị tin theo, những điều đó đã được xem xét đến hay chưa.
Xin phép được dẫn lại lời miêu tả của phóng viên Minh Nguyên trong đợt thị sát quán Buddha Bar & Grill: “Xe vừa ngừng thì một cô gái thuộc loại chân dài, mặc áo dây bước ra. Tôi nghĩ là cô ta sẽ chào mời chúng tôi. Nhưng không. Cô gái son phấn nhìn chúng tôi khinh khỉnh, rồi ngoe nguẩy dẫn xe ra... đi luôn. Cả hai chúng tôi đều cụt hứng, trong cái cảm giác dường như đây không phải là chỗ của mình, mình không nên bén mảng tới. Mà đúng thế, trong quán toàn người tây, thấp thoáng trong những bóng tối sâu thẳm lờ đờ, chập choạng, là những gã đàn ông da trắng vóc dáng cao lớn, vạm vỡ, lông lá, râu ria, nghiêng ngả. Không gian trần trụi, sa đọa hơn những quán bar ở khu phố Tây, quận 1 nhiều. Không có tiếng nhạc, ít tiếng nói, chỉ có những tiếng động chớt nhã, xác thịt. Những cô tiếp viên người Việt bé nhỏ trở nên những chiếc bóng chợt ẩn chợt hiện….
Đọc xong những dòng chữ mà thấy nổi da gà. Tự nhận mình theo đạo Phật nhưng tại sao không biết giữ hình ảnh của Ngài ở nơi thanh tịnh mà lại mang đặt vào chỗ hỗn tạp, xô bồ như vậy? Xét ở khía cạnh giới luật thì quý vị đã phạm vào giới thứ năm của người Phật tử là “không uống rượu” mà hiểu rộng ra thì cấm mua bán và sử dụng chất kích thích.

Còn hoạt động chăm sóc da và thân thể ở tiệm spa, trong bối cảnh phức tạp của xã hội lúc này, nếu từ việc làm của quý vị dẫn tới những hành vi phạm vào giới thứ ba - “không tà dâm” thì sẽ ra sao? Trong Tăng Chi Bộ Kinh (AN 5.177) Đức Phật dạy: "Có năm nghề buôn bán này, này các Tỷ-kheo, một nam cư sĩ không nên làm. Thế nào là năm? Buôn bán đao kiếm, buôn bán người, buôn bán thịt, buôn bán rượu, buôn bán thuốc độc."

Hình tượng Đức Phật thể hiện lòng từ bi đồng thời là biểu trưng của trí tuệ. Duyên khởi, câu hỏi đặt ra là hình tượng Đức Phật như thế nào để ngày hôm nay chúng ta được chiêm ngưỡng?

Theo kinh Phật thuyết Đại Thừa Công Đức Tạo Tượng (Đại Chính Tân Tu Đại Tạng Kinh, tập 16, trang 790a) thì tượng Phật đã xuất hiện ngay từ thời Phật còn tại thế. Nguyên khởi là do vua Ưu Đà Diên, trị vì nước Câu Diệm Di là người đầu tiên dùng gỗ thơm Chiên Đàn tạo ra hình tượng Đức Phật Thích Ca Mâu Ni. Sau thời gian gần bốn mươi chín năm thuyết pháp, hoá độ chúng sanh, trong một mùa an cư cuối cùng, Đức Phật tạm rời nhân gian để lên cung Trời Đao Lợi thuyết kinh độ cho chư Thiên và thánh mẫu Ma - Da.

Trong thời gian này, vua Ưu Đà Diên, một Phật tử thuần thành, sùng kính Tam Bảo vì không tìm thấy bóng dáng của Phật nên đã sanh lòng khát ngưỡng nhớ mong đến cực độ. Sự nhớ mong gặp được hình bóng oai nghiêm của đức Bổn sư đã làm cho vị vua này trăn trở nhiều đêm để cuối cùng nảy sinh ra một ý nghĩ: tạo hình tượng Phật. Việc làm đó nhằm để thể hiện lòng kính ngưỡng của mình cũng như lưu lại hình bóng của đức Thế Tôn trong những lúc Ngài không hiện diện ở nhân gian.

Lúc ấy, Vua cho triệu tập các người thợ điêu khắc nổi tiếng trong nước để tạo tượng Phật nhưng ai cũng từ chối, không dám nhận lời. Vì những người thợ này nghĩ rằng: sắc tướng của đức Thế Tôn vạn lần cao quí, dung nghi của Ngài siêu tuyệt trần gian, nếu như không chuyển tải được những đức tướng đó trong khi tạc tượng thì e rằng đắc tội với đấng Thế Tôn. Với những suy nghĩ đó, những người thợ điêu khắc không một ai dám đứng ra nhận trách nhiệm tạc tượng của đức Phật.

Khi ấy, có một vị Trời tên là Tỳ - Thủ - Yết - Ma, nhìn thấy việc này nên đã hoá hiện làm người thợ mộc. Người thợ mộc ấy đến trước nhà vua nói rằng: “Tôi nay vì nhà Vua mà tạo tượng, nghề khéo của tôi không ai sánh bằng, cúi xin Hoàng thượng chớ sai ai khác”. Chỉ trong một ngày, tượng Phật đã được tạo xong bởi bàn tay khéo léo của vị Trời Tỳ -Thủ - Yết - Ma tương truyền là vị Trời chuyên coi sóc về phần kiến trúc - đầy đủ phước tướng trí tuệ, “cao bảy thước mộc, mặt và tay chân đều màu vàng tía”; khiến cho bất cứ một ai mỗi khi nhìn vào đều biết đó là tượng Phật.

Vua Ưu Đà Diên vừa thấy tượng được tạo thành, tướng tốt đoan nghiêm, tâm liền phát sanh đức tin thanh tịnh nên chứng Nhu Thuận Nhẫn (Nhu thuận nhẫn là Tâm nhu, Trí thuận; theo Vô Lượng Thọ Kinh thì Nhu Thuận là một trong ba pháp nhẫn: Âm hưởng nhẫn, Nhu thuận nhẫn và Vô sanh pháp nhẫn). Ngay sau khi chứng được Nhu Thuận Nhẫn, vua vô cùng mừng rỡ, bao nhiêu nghiệp chướng và lo buồn đều tiêu tan hết.

Ôi chao! Ngày xưa vua Ưu Đà Diên tạo tượng với lòng khát ngưỡng nhớ mong Thế Tôn, muốn được chiêm ngưỡng dung nhan của Ngài. Nhờ vậy mà hôm nay chúng ta thấy được hình tượng của ngài để thờ phụng. Thế nhưng, trong chúng ta lại có người vì muốn được Ngài che chở mà vô tình đặt hình tượng của Ngài vào nơi không được thanh tịnh, không được trang nghiêm.

Làn sóng dư luận mấy ngày qua ở trong và ngoài nước, biết bao nhiêu chư Tôn đức và Phật tử bất bình, bàn tán xôn xao, phản đối việc làm này. Nên chăng, quý vị thấy mình đã mắc lỗi và cần sám hối trước Bậc Đạo sư. Quý vị nên nhìn vào quốc gia Phật giáo láng giềng như Thái Lan, trong thời gian an cư của chư Tăng (diễn ra từ 15 tháng 06 đến 15 tháng 09), toàn thể người dân Thái Lan bị cấm mua bán rượu trước 5 giờ chiều. Nếu người mua hoặc người bán bị bắt thì sẽ phải chịu biện pháp xử phạt của chính quyền.

Chung trà thứ ba rót ra rồi để nguyên ở đó. Trà đã nguội và lòng người cũng nguội lạnh theo, buồn vì một lẽ người con Phật đã không thấy được nghiệp mà mình gây ra. Là Phật tử, nên chọn cho mình một nghề nghiệp đúng đắn, không làm hại người khác, được xã hội đa số đồng tình chấp nhận, đó gọi là Chánh Nghiệp.

Hai người chủ quán đã đồng ý đổi lại tên hiệu của mình để tiếp tục kinh doanh, điều này rất đáng hoan nghênh, song người viết cũng mong quý vị lưu ý đổi lại toàn bộ thiết kế nội thất bên trong để những tượng Phật và những biểu tượng Phật giáo được đặt trong không gian phù hợp.

Qua chuyện lần này, hàng Phật tử chúng ta cũng nên lấy đó làm bài học kinh nghiệm, cần suy xét kỹ trước khi làm bắt đầu làm một việc gì đó, tránh để tổn hại đến lợi ích chung, cũng là tổn phước của chính mình, như có câu rằng, Phàm làm việc gì cũng xét kỹ hậu quả của nó”.
 
GÓP PHẦN LAN TỎA GIÁ TRỊ ĐẠO PHẬT

Ủng hộ Diễn Đàn Phật Pháp không chỉ là đóng góp vào việc duy trì sự tồn tại của Diễn Đàn Phật Pháp Online mà còn giúp cho việc gìn giữ, phát huy, lưu truyền và lan tỏa những giá trị nhân văn, nhân bản cao đẹp của đạo Phật.

Mã QR Diễn Đàn Phật Pháp

Ngân hàng Vietcombank

DUONG THANH THAI

0541 000 1985 52

Nội dung:Tên tài khoản tại diễn đàn - Donate DDPP(Ví dụ: thaidt - Donate DDPP)

Who read this thread (Total readers: 0)
    Bên trên