CẨM NANG THIỀN I: Thích Vĩnh Hóa

Hắc phong

Ban Đại Biểu nhiệm kỳ III (2015-2016)
Phật tử
Tham gia
7 Thg 10 2010
Bài viết
2,665
Điểm tương tác
476
Điểm
113
Kính thưa quý Tôn túc và quý ĐH trên diễn đàn.

Hôm nay Hắc Phong kính giới thiệu tác phẩm thiền của Hòa Thượng Thích Vĩnh Hóa (đã được đăng trên Thư Viện hoa Sen)

Rất mong được đón xem và ủng hộ.

Kính

**********************************

CẨM NANG THIỀN I:
TỰ HỌC THIỀN
Thích Vĩnh Hóa
Lu Mountain Temple 7509 Mooney Drive Rosemead, CA 91770 USA
Tel: (626) 280-8801 Xuất bản lần thứ nhất, ISBN 978-0-9835279-6-1 © Copyright: Bodhi Light International, Inc. www.TinhDoDaiThua.org

CamNangThienMục Lục

Lời tựa

PHẦN I. Căn bản

1. Bạn Nên Thiền

2. Tại Sao Nên Thiền?

PHẦN II: Hành Thiền Yếu Lược

3. Một Vài Tư Thế Co Giãn Trước Khi Thiền

4. Tọa Thiền: căn bản luyện thiền

5. Đan Điền

6. Phương pháp niệm Phật

7. Bàn Thêm Về Phương Pháp Thiền

8. Vượt Bức Tường Đau

9. Thiền Mỗi Ngày

10. Tìm Thiện Tri Thức

PHẦN III: Địa đồ:Thiền định, Cảnh giới và Tiến bộ

11. Cửu Định: Công Phu Quí Vị Đến Đâu Rồi?

12. Cảnh Giới Khi Thiền: Giết Phật

13. Tiến Bộ

PHẦN IV. Phát triển Đức: Giới và Định

14. Thiền tài: Tu Phước và Đức

15. Không Hại

16. Hãy Tự Biết Lỗi Lầm

17. Báo Ân

18. Kính Trọng Tất Cả

19. Khiêm Tốn: Chịu Thiệt Thòi

20. Kiên Nhẫn: Càng Nhiều Càng Tốt

21. Không Nên Tham Lam

22. Bỏ Cuộc

23. Ngừng Phân Biệt

24. Thẳng Như Tên

PHẦN V. Thêm Kỹ thuật và đề tài

25. Chánh Niệm so với Nhất Tâm

26. Chỉ Quán

27. Hồi Quang Phản Chiếu

28. Thiền Thất

29. Tâm Ấn

PHẦN VI. Lời kết luận: Chân trời mới

30. Kết luận

31. Giác Ngộ: Đốn Và Tiệm

32. Chân Không

PHẦN VII. Phụ lục

Vấn Đáp


nguồn: Thư viện Hoa Sen.
 
Last edited:
GÓP PHẦN LAN TỎA GIÁ TRỊ ĐẠO PHẬT

Ủng hộ Diễn Đàn Phật Pháp không chỉ là đóng góp vào việc duy trì sự tồn tại của Diễn Đàn Phật Pháp Online mà còn giúp cho việc gìn giữ, phát huy, lưu truyền và lan tỏa những giá trị nhân văn, nhân bản cao đẹp của đạo Phật.

Mã QR Diễn Đàn Phật Pháp

Ngân hàng Vietcombank

DUONG THANH THAI

0541 000 1985 52

Nội dung:Tên tài khoản tại diễn đàn - Donate DDPP(Ví dụ: thaidt - Donate DDPP)

Hắc phong

Ban Đại Biểu nhiệm kỳ III (2015-2016)
Phật tử
Tham gia
7 Thg 10 2010
Bài viết
2,665
Điểm tương tác
476
Điểm
113

Cẩm Nang Thiền I: Tự Học Thiền

Lời tựa


Thiền là một cuộc du hành qua Tĩnh Mịch có thể giúp chúng ta hồi phục sự thăng bằng của thân thể, lý trí, tình cảm và cả tâm linh. Trong quá trình tu tập, chúng ta sẽ dần dần khai mở trí huệ vốn sẵn có, khám phá nơi trú ẩn bí mật của tự tâm (inner sanctuary) và phát triển sự an lạc sâu xa.

Chúng tôi biên soạn sách này để đóng góp cho việc hoằng dương Thiền tông Đại thừa. Cho nên chúng tôi chia xẻ những phương pháp hành thiền qua những lời dạy cụ thể, rõ ràng và thực tiễn. Nhiều thầy dạy thiền khuyến khích thiền sinh bằng cách nói rằng thiền rất dễ tu mà có thể đắc nhiều lợi ích. Thật ra, không khác bất cứ mọi kinh doanh quan trọng nào, phải cần chọn phương pháp chính chắn và phải lao công khó nhọc mới có thể đạt mục tiêu.

Về phương diện căn bản, các phương pháp hành thiền hữu hiệu sẽ giúp chúng ta phát triển sức chú tâm nên có thể đem lại nhiều lợi ích thực tiển và mau chóng trong cuộc sống hàng ngày. Sức chú tâm tăng trưởng theo sự hành thiền đều đặn mỗi ngày nên chúng ta sẽ trở thành điềm tĩnh và an nhiên hơn. Hơn nữa chúng ta sẽ khỏe mạnh hơn và có thể thực hiện các công việc một cách hữu hiệu.

Dầu thiền không thể thay thế y khoa, nhưng có thể đem lại nhiều lợi ích lớn lao cho cơ thể. Nhiều sự nghiên cứu y khoa đã xác nhận rằng thiền giúp giảm sự căng thẳng tinh thần, tăng trưởng trí nhớ và thuyên giảm áp huyết.

Chính tôi đã từng nhận xét nhiều thiền sinh trẻ có, già có đã bớt các đau đớn kinh niên (chronic pain), gia tăng sinh lực, và tăng trưởng sự lưu thông của máu huyết, đều nhờ họ biết tọa thiền mỗi ngày.

Vì thiền có thể giúp quí vị xả bỏ các phiền não như lo lắng, sợ hãi hoặc phẩn nộ, nên còn đem lại sự tiến bộ trong sự giao tế. Sau cùng, thiền đã được công nhận rất hữu hiệu để trị các loại bịnh tinh thần và chán đời.

Nếu bạn thật sự thỏa mãn với những lợi ích căn bản đã được nêu trên thì nên tiếp tục luyện thiền. Công phu càng cao thì sức khỏe và sức chú tâm càng tăng trưởng.

Nếu muốn đạt đến trình độ cao thì nên tầm sư và nghe theo sự chỉ dạy trực tiếp của minh sư.

Cuốn sách này dựa theo tinh thần của thiền tông đại thừa được lưu truyền từ các tổ sư. Chúng tôi cố gắng tuân theo hoài bảo của các ân sư nên tận lực sưu tầm những phương pháp thiền để giúp thiền sinh có thể xây dựng một nền tảng cần thiết để từ đó đi đến mục tiêu tối thượng của thiền tông: đắc giác ngộ, thường được gọi là “kiến tánh”. Việc làm nầy là một sự cống hiến nho nhỏ vào tinh hoa văn hoá Á Đông và Phật giáo thế giới.

Ở trình độ sơ cấp thì thiền sinh học cách bớt suy nghĩ mông lung và tăng trưởng sức chú tâm. Rồi dần dà sẽ biết nhiều hơn về các phương pháp cao minh để có thể thông đạt giáo lý, phát triển tâm từ bi cũng như khai mở trí huệ chân chính. Rốt cuộc thì mục tiêu của thiền là phục vụ cho chúng sinh.

Nếu mục đích hành thiền của quí vị chỉ là giảm sự căng thẳng tinh thần và tăng trưởng sức khỏe thì có thể tự tu. Ngược lại, nếu muốn tiến bộ nhanh chóng và đạt đến những trình độ cao cấp thì nên tầm sư. Nhất là nếu thật sự muốn khai mở trí huệ chân chính và tìm giải thoát thì lại càng nên kiến một thiền sư giỏi mà theo học.

Thời nay, khó gặp được người thầy dạy thiền giỏi. Sách này không thể thay thế được thầy giỏi nhưng có thể dùng để tự hướng dẫn tu thiền trong khi chưa tìm ra thầy.

Chúng tôi sẽ bàn về vai trò của vị thầy nhiều hơn ở phần sau.

Cuốn sách này ra đời sau nhiều năm kinh nghiệm dạy thiền, sau khi tôi hành thiền 20 năm.

Tôi quyết định soạn cuốn sách này vì muốn đáp ứng nhu cầu của những người muốn tu thiền như tôi mà đã gặp nhiều trở ngại và khó khăn lúc sơ khởi. Khi tôi bắt đầu luyện thiền thì gặp rất nhiều sự mơ hồ và phân vân.

Ví dụ, mặc dầu ngồi kiết già đã hơn mấy năm nhưng cũng không biết chắc là đúng hay sai vì mỗi thầy dạy khác nhau. Tôi đã từng phải mò đường rất nhiều năm mới bắt đầu hiểu và bỏ các lời chỉ dạy sai lầm. Cho nên cuốn sách này dành cho những người muốn tu thiền mà không có thầy: họ có t hể tham khảo sách này để đối chiếu với các phương pháp khác.

Cá nhân tôi, khi soạn quyển cẩm nang này là muốn chia xẻ một ít hiểu biết về thiền để quí vị cũng có thể hưởng những lợi ích lớn lao nhờ thiền. Như nhiều người khác thường tu luyện thiền, tôi cũng rất mê thích thiền lạc nhưng dĩ nhiên là không dừng lại ở đó.

Một mục đích khác của tôi là để trả ơn các vị ân sư: Tôi không thể đắc được nhiều lợi ích tu luyện thiền nếu như các ngài đã không tận tình chỉ dẫn và giúp đỡ.

Cuối cùng, tôi cũng sẽ trình bày nhiều chi tiết để giúp quí vị tránh những sai lầm của người tự luyện thiền.

Chúng tôi hy vọng giúp quí vị xây nền tảng vững chắc để bớt bị hoang mang và lãng phí thì giờ vì tu luyện phương pháp sai lầm.

Chúng tôi cũng hy vọng sẽ tiếp tục bổ túc sách này với nhiều chi tiết hơn trong tương lai.
 

Hắc phong

Ban Đại Biểu nhiệm kỳ III (2015-2016)
Phật tử
Tham gia
7 Thg 10 2010
Bài viết
2,665
Điểm tương tác
476
Điểm
113
Phần I. Căn bản

1. Bạn Nên Thiền

Người thế gian quen đeo đuổi theo ngoại vật. Các giác quan của chúng ta luôn luôn truy cầu những kích thích bên ngoài. Mắt thích nhìn hình dáng. Tai mong được nghe âm thanh êm dịu. Mũi chuộng mùi thơm. Miệng ước vọng mùi vị thơm ngon. Thân ưa thích cảm giác mịn màng và trơn tru. Ý thường xuyên suy nghĩ, phân tích, phán xét và quyết định.

Nói tóm lại, lục căn hoạt động không ngừng từ khi chúng ta mới thức dậy. Thiền tạo cơ hội để tư tưởng chúng ta có thể chậm lại và hồi phục sự thăng bằng. Thay vì tâm luôn luôn hướng ra ngoài, chúng ta áp dụng các phương pháp để ngừng tâm điên cuồng và quay trở vào lại bên trong. Cho nên máy mới bớt nóng và tâm có thể khôi phục sự lành mạnh của tinh thần.

Thiền có thể giúp hồi phục lại sự thăng bằng của thân tâm. Thiền còn có nhiều lợi ích linh thiêng. Chúng ta thường quá quan tâm về các vấn đề thân thể, tình cảm và trí thức mà xao lãng nhu cầu tâm linh. Chúng ta biết nhiều phương pháp để đầu tư vào các phương diện vật chất và trí thức nhưng lại không biết nên làm gì để đầu tư về đời sống tâm linh. Sự thăng bằng của tâm hồn là căn bản của hạnh phúc. Nếu không chú ý đến điều này tức là đang sống trong mê Cẩm Nang
muội. Biết vun trồng thì cuộc sống được bình an, vững chắc và có ý nghĩa hơn.

Thiền có thể giúp chúng ta khai mở trí huệ vốn đã sẵn có để có thể giải quyết những khó khăn trong cuộc sống hàng ngày. Nhóm thiền sinh của chúng tôi có vẻ ngày càng được hạnh phúc và được mến chuộng hơn.

Thiền là một trong những năng khiếu tuyệt vời mà chúng ta nên hiểu biết, thực hành và hoàn tất. Công phu thiền có lợi ích rất lớn cho người thời hiện đại. Tôi nêu một vài ví dụ.

Tôi có một đệ tử người da trắng gần 80 tuổi. Bà hành nghề y tá suốt cuộc đời cho đến khi về hưu. Bà ta rất dễ thương, dáng người mảnh khảnh. Bà đã tu thiền từ 20 năm về trước, nhờ đó không bao lâu hết bịnh nhức đầu kinh niên.

Mấy năm sau này, bà ta theo bạn đến học thiền Đại Thừa với chúng tôi. Bà thường than phiền bị phong thấp, bịnh thận và cổ chân hay bị sưng. Nhờ tu hành tinh tấn theo phương pháp tọa thiền của chúng tôi nên nội trong vài tháng bà ta phát triển định lực nhanh chóng và các chứng bịnh thuyên giảm rất nhiều. Bây giờ thì sau khi tọa thiền không còn than phiền đau nhức mà lại rất sung sức, khỏe
mạnh.

Một thiền sinh khác, người Á Đông, đã từng luyện yoga nhiều năm rồi mới đến học thiền với chúng tôi. Ông ta là một vị senior professional engineer ở trong một công ty quốc tế lớn. Ông ta cần luyện yoga để tinh thần bớt căng thẳng. Sau khi luyện thiền với chúng tôi hai tháng thì ông ta nhập sơ thiền và khám phá rằng tu thiền thì bớt bị căng thẳng tinh thần hơn trước. Hơn nữa, sự liên hệ
trong gia-đình và tại sở làm cũng rất khả quan.

Thiền thật sự có hiệu lực chứ không phải là tưởng tượng. Lại có một thiền sinh người da trắng bị ung thư bọng đái. Bà ta gần bảy mươi tuổi và rất sùng đạo Công Giáo. Bác sĩ bó tay, bảo rằng nội trong một năm thì ung thư sẽ ăn qua bọng đái. Bà ta khăng khăng không chịu giải phẩu để mang túi bọng đái ở ngoài, nên đành bó tay chờ chết. Bà ta đến lớp thiền của chúng tôi vì thích nghe Pháp.
Sau vài tháng, chúng tôi khuyên bà ta nên thiền nhiều hơn. Bà phát triển định lực rất mau chóng. Sau khi luyện thiền một năm và nhờ Pháp Dược Sư, bác sĩ nói rằng bịnh ung thư ngừng phát triển. Ông bác sĩ còn cho phép bà ngừng uống thuốc; những loại thuốc này đáng lý
phải uống cho đến cuối đời. Bà ta kể lại cho chúng tôi nghe một cách khôi hài: bác sĩ gải đầu, lộ vẻ băn khoăn và nói: “Tôi cũng không biết tại sao lại có sự kỳ diệu như vậy! Hoàn toàn không có lý do nào về bịnh lý để có sự biến chuyển như vậy!”

Chính tôi cũng bắt đầu tu thiền vì đây là một cách để nạp điện nhanh chóng. Hơn nữa, cũng như phần đông các thiền sinh đã khám phá: công phu thiền rất có hiệu nghiệm để làm thuyên giảm sự căng thẳng tinh thần và tăng trưởng khả năng chịu đựng. Ví dụ, sau ba tháng tu luyện thiền thì tôi vượt qua bức tường đau thứ nhất và thấy rằng chân và tay không còn thường bị cảm giác lạnh như trước, có lẻ vì máu được lưu thông mạnh mẽ hơn đến đầu tứ chi.

Một ngày nọ, có vị thầy thuốc Đông Y vốn là bạn cũ đến nhà chơi và khuyên tôi nên “trục độc”. Anh ta cho tôi một toa thuốc, báo trước rằng độc tố trong cơ thể sẽ bị trục ra mãnh liệt. Anh ta cũng khuyên tôi nên sửa soạn một liều thuốc giải để dùng khi không còn có thể chịu đựng được nữa. Đêm đó, tôi uống thuốc trục độc. Nội rong hai tiếng đồng hồ thì tôi vừa nôn mữa và đi cầu cùng một lúc. Tôi xổ ra hết tất cả những gì trong ruột và ngồi bốn tiếng đồng hồ ôm bồn vệ sinh. Lúc đó, tôi cứ ọc ra không ngừng dầu không còn gì trong bụng nữa cả. Khi trời rạng đông, tôi như bán sống bán chết. Gom hết bình sinh mà lết đến ghế ngồi trong phòng khách vì không còn buồn nôn nữa. Lúc ấy vì quá kiệt sức nên tôi bỏ cuộc, tính dùng liều thuốc giải. Nhưng vì mệt lã nên
không đủ sức đứng lên vào nhà bếp lấy thuốc. Cho nên tôi quyết định quán hơi thở theo pháp thiền trong vài phút để lấy sức. Thật kỳ diệu! Nội trong hai phút quán hơi thở thì cơn đau, sự buồn nôn và đi cầu đều biến mất.

Pháp thiền rõ ràng đã làm mất tác dụng của thuốc trục độc. Kinh nghiệm đó khiến tôi càng tin vào hiệu quả của thiền nên càng gia tăng luyện thiền.

Thiền tông chủ trương giúp quí vị phát triển định lực. Cuốn sách nầy không phải để bàn luận về thiền mà để giúp quí vị biết cần phải làm gì để đắc định: định là như thế nào và làm sao nhập định. Chúng tôi chủ trương chỉ dạy quí vị đủ biết để phát huy định lực chứ không phải để quí vị trở thành người có kiến thức rộng về thiền. Nhưng chúng tôi cũng sẽ trình bày những kiến thức quan trọng về thiền để quí vị có thể nhận định thế nào là thiền chân chánh. Vả lại, quí vị sẽ không thành người thầy dạy thiền sau khi nghiên cứu cuốn sách này. Ngay sau khi thành tựu pháp môn thiền, người luyện thiền còn phải trải qua một thời kỳ huấn luyện khá lâu mới có thể biết cách dạy
thiền. Nếu quí vị phát triển được định lực thì sẽ có sức mạnh tinh thần và sáng suốt để giúp người thân và bạn bè. Khi họ bị phiền não dày vò thì quí vị có thể duy trì tâm bình tĩnh và không thiên vị. Khi họ đến đường cùng thì quí vị có thể giúp họ phân tích tình hình và đề nghị cách giải quyết vấn đề. Đó là nhờ quí vị ít bị hoàn cảnh chi phối, cũng không bị phiền não làm tối tâm.Hơn nữa, tất cả các thiền sinh của chúng tôi đều báo cáo rằng họ làm việc có nhiều hiệu quả hơn nên họ thích làm Cẩm Nang Thiền
việc, họ thoải mái với đồng nghiệp hơn, do đó cấp trên cũng có vẻ quí trọng họ hơn. Chúng tôi hy vọng rằng thiền sinh sẽ có thể có sự đóng góp lớn hơn cho cộng đồng và quốc gia. Đây là tinh thần thiền tông: phục vụ và xây dựng xã hội.

Cũng nên hiểu rằng không cần phải trở thành Phật tử mới có thể tu thiền. Thật ra rất nhiều người của đủ loại tín ngưỡng hoặc không có tín ngưỡng đều đắc nhiều lợi ích khi áp dụng những phương pháp rèn luyện tinh thần của thiền tông.
 

Hắc phong

Ban Đại Biểu nhiệm kỳ III (2015-2016)
Phật tử
Tham gia
7 Thg 10 2010
Bài viết
2,665
Điểm tương tác
476
Điểm
113
Phần I. Căn bản

2. Tại Sao Nên Thiền ?

Thiền là một tông chính trong Phật giáo Đại thừa, vốn được lưu truyền từ Ấn Độ qua Trung quốc. Sau đó, Thiền tông phát triển mạnh mẽ và phổ biến rộng lớn khắp Đông Nam Châu Á. Đại thừa rất khác Tiểu thừa, thịnh tại vùng Nam Á châu, và Phật giáo Tây tạng.

Thiền có rất nhiều tông phái. Phương pháp tu luyện mà chúng tôi chia xẻ cùng quí vị xuất phát từ pháp thiền của ngài Tuyên Hóa đích thân chỉ dạy tại Mỹ quốc từ 1960. Thiền sư Tuyên Hóa là một vị tổ sư của giòng Quy Ngưỡng. Tôi nhận thấy pháp thiền của ngài là một trong những phương pháp cao siêu và hữu hiệu nhất trong thời hiện tại. Cũng như những vị tổ sư trước của dòng thiền này, Ngài Tuyên Hóa đã thành tựu pháp thiền.

Những phương pháp thiền trong sách này tương tự như Thiền tông Zen của Nhật bổn vì chính họ cũng vốn xuất thân từ thiền tông Trung quốc. Thật ra, ‘Zen’ chỉ là âm thanh của chữ thiền tiếng Hoa. Từ thế kỷ thứ 20, Zen được lưu truyền qua Tây phương. Hiện nay , Zen vẫn còn được phổ biến rộng rãi hơn là Thiền tông tại Mỹ quốc. Thật ra, nếu muốn thật sự thông đạt thiền thì nên trờ về với sách vở tiếng Hoa vì có đầy đủ hơn.

Thiền gốc từ tiếng Phạn có thể dịch ra là “Tĩnh Lự” hoặc “Tư Tu”.

Trước hết thì bàn về “Tư Tu”.

Tư Tu tức là vun trồng tư tưởng chánh đáng. Vun trồng tương tự như canh nông. Chúng ta cần phải gia công trồng chủng tử tốt và lao động khó nhọc mới thu hoạch được tốt.

Tư tưởng chính đáng là gì? Chúng nó là:

1. Bất tà: Không đi ngược lại luật nhân quả.

2. Có lợi: Chung qui, có tư tưởng chính đáng thì sẽ được chuyện tốt và như ý.

Cho nên, thiền sinh được dạy các tư tưởng chính đáng cần vun trồng. Xin quí vị chú ý: phương pháp thiền bao gồm sự truyền giảng của tư tưởng đúng đắn chứ không phải chỉ là những cách luyện công. Vun trồng tư tưởng ngụ ý tâm không tán loạn, và không có tà niệm.

Còn “Tĩnh Lự” là sao ?

Tĩnh ám chỉ sự yên tĩnh của tâm. Nó tương tự như cho phép nước ao hồ lắng xuống. Bình thường, tâm chúng ta đầy rẫy các tư tưởng như những làn sóng trên mặt nước hồ. Những tư tưởng mông lung đó thường được gọi là “vọng tưởng”:


“vọng” vì bản tính là tán loạn và mơ hồ; “tưởng” thì có thể coi là tưởng tượng vì đang bị sai lầm, mê muội mà tưởng là hay . Phương pháp thiền khiến tâm trở nên yên tĩnh vì có thể làm cho các làn sóng biến mất.

Một khi nước không còn bị giao động thì tự nhiên chúng ta có thể thấy, quan sát rõ ràng hơn. Đó là “Lự”. Khi tâm ít hỗn tạp thì đầu óc sẽ sáng suốt hơn và chúng ta có thể thâm nhập các vấn đề đang cần đối phó. Nói cách khác, lự là giai đoạn tự nhiên sau khi tĩnh tâm. Nhờ lự mà chúng ta có thể khai mở trí huệ vốn sẵn có.

Tĩnh lự sẽ được giải thích nhiều hơn trong phần “Chỉ Quán” ở sau.

Tôi rất mê thiền vì càng tu càng thích. Mong quí vị cũng được những lợi ích lớn lao như chúng tôi.

Thiền tông rất thịnh hành với người Á Châu vì thích hợp với tính thâm trầm và nhạy bén của họ. Cho nên rất nhiều người thích nghiên cứu sách vở thiền. Tôi hay gặp người vào chùa vấn nạn các thầy cô đề bàn cãi, nói lên sự hiểu biết của họ về thiền.

Chư tổ sư thiền thường gọi đó là “Khẩu đầu thiền”: thiền nơi miệng. Họ thiền nói nhiều hơn là thiền hành. Đáng tiếc đó chỉ là bỏ nhiều tâm huyết để chỉ đeo đuổi sự hiểu biết nông cạn về thiền, nói cách khác cái bóng của thiền mà thôi. Thiền là để tu chứ không phải để bàn luận.

Thiền vốn nổi tiếng là một pháp môn:

1. Bất lập văn tự.

2. Giáo ngoại biệt truyền.

3. Trực chỉ nhân tâm

4. Kiến tính thành Phật.

Bất lập văn tự nghĩa là không dựa trên ngôn ngữ. Thiền cần phải được thể hội 體會. Thể 體 ám chỉ thân trải qua, và hội 會 nghĩa là lĩnh hội: thông đạt với tâm.

Thiền không có gì để nói cả. Thật ra, trạng thái thiền không thể diễn tả được. Những người cố ý mô tả hoặc thích bàn về

cảnh giới thiền thật ra chỉ tưởng tượng mà thôi vì chưa đạt đến được.

Trực chỉ nhân tâm nghĩa là chỉ thẳng vào tâm con người. Đây là phương pháp dạy thiền. Vị thiền sư giỏi biết cách giúp thiền sinh hiểu về những hoạt động đầy uẩn khúc của tâm.

Nói cách khác, thiền sư thường giúp học trò ý thức được nơi họ đang bị kẹt. Thật ra, nếu thiền sư không khéo léo dồn họ vào chân tường thì thiền sinh khó mà nhận ra (mình) đang bị kẹt ở đâu.

Giáo ngoại biệt truyền nghĩa là phương pháp dạy đặc biệt, tuy lập căn cứ từ tam tạng kinh điển nhưng cách dạy hoàn toàn khác biệt với giáo tông. Thầy và trò phải có sự tương ưng: Thầy hiểu căn cơ của thiền sinh và thiền sinh phải lĩnh hội được ý chỉ của thầy. T am tạng gồm có Kinh Tạng: những bài thuyết pháp của đức Phật, Luận Tạng: những lời bàn luận của các vị đã giác ngộ và Luật Tạng: các giới luật Phật dạy về đạo đức và oai nghi. Tổ sư thiền dùng nhiều phương tiện đặc biệt
giúp học trò tăng trưởng định lực và đắc giác ngộ.

Kiến tính thành Phật nghĩa là thấy được Phật tính và đắc Phật quả: đó là mục tiêu của thiền tông. Phật tính vốn sẵn có trong mọi chúng sinh: không cần chạy ra ngoài tìm. Phật quả tức là giác ngộ: có thể nhận thấy sự thật. Trước khi thấy được tính thì vẫn còn bị mê muội.

Thiền không phải là cách duy nhất đắc giác ngộ. Nhưng thiền lại là một trong những phương pháp hữu hiệu và trực tiếp nhất để đắc quả. Thiền tông mô tả rõ ràng nhất về quá trình đi đến Phật quả qua các giai đoạn thiền định: các môn phái khác thường cần theo những mô tả này để đo lường sự tiến bộ và đúng hướng trên đường tu hành.

Đối với những người không mong giác ngộ thì sao ?

Xin đừng lo! Nếu quí vị có tư tưởng như vậy thì rất có thể là còn rất xa mới đến. Không ai bắt buộc quí vị phải giác ngộ đâu. Nếu bạn vẫn còn muốn luyện thiền mà không muốn giác ngộ thì vẫn nên theo thiền tông để phát triển định lực.

Tại sao định lực quan trọng ?

Ai có thể làm đại sự mà không cần chú tâm không? Quan trọng nhất, định lực là khả năng chú tâm vào việc đang làm mà không bị ngoại cảnh chi phối. Ví dụ ông Tiger Woods thường hay thắng các giải golf vì có định lực hơn người khác nhưng đến khi tinh thần bị khủng hoảng vì chuyện cá nhân thì mất định lực. Chúng ta sẽ bàn nhiều hơn về định lực ở phần sau
.
 

Hắc phong

Ban Đại Biểu nhiệm kỳ III (2015-2016)
Phật tử
Tham gia
7 Thg 10 2010
Bài viết
2,665
Điểm tương tác
476
Điểm
113
Phần II. Hành Thiền Yếu Lược

3. Một Vài Tư Thế Co Giãn Trước Khi Thiền.

Tư thế kiết già (hoặc bán già hoặc co chân cho người sơ cấp) là một phương tiện rất quan trọng để phát triển kỹ luật về bản thân và tinh thần. Chúng tôi sẽ trình bày nhiều tư thế co giãn, kèm với hình, để giúp cơ thể có thể mềm dẻo. Lúc đầu thì có thể gặp khó khăn và tốn thì giờ. Nhưng nếu chịu khó sẽ đắc nhiều lợi ích sau này. Rốt cuộc, khả năng ngồi yên khi tọa thiền chỉ phản ảnh một tinh thần yên tĩnh và sự tự tại của thân tâm.

Chúng tôi sẽ trình bày phương pháp chinh phục cái đau hoặc khó chịu khi thiền và cách theo dõi sự tiến bộ của sự tu luyện. Những cách co giãn tiếp theo sẽ giúp chân quí vị mềm dẻo hơn, tâm an tĩnh hơn và cơ thể ấm áp hơn, nên cuối cùng sẽ giúp quí vị ngồi được tư thế kiết già. Thiền sinh đã từng báo cáo các động tác co giãn khiến họ thoải mái hơn và giúp ngồi thiền lâu hơn.

Mỗi người nên tự thử các tư thế co giãn để tìm những động tác thích hợp cho bản thân mình hơn. Sau đó thì có thể chọn vài tư thế hoặc thay phiên các tư thế trước khi tọa thiền.

Những ai có bịnh tật hoặc khó khăn thì nên hỏi ý kiến bác sĩ trước khi tập. Trong đa số các tư thế co giãn sau, quí vị nên căng duỗi khoảng tám giây. Nên thở ra khi duỗi thêm một tí và không
nên hụp lên hụp xuống. Không cần chú ý đến hít thở mà chỉ cần thở ra và giữ cho đủ tám giây. Quan trọng nhất là nên ngừng suy nghĩ mông lung, hãy làm trống tâm, xả bỏ các ưu tư.

Chúng ta sẽ bắt đầu học các tư thế đứng, và co giãn từ đầu trở xuống. Sau đó chúng ta sẽ bàn về các tư thế ngồi.

Co giãn cổ:

Đứng với hai chân cách nhau khoảng bề rộng của vai, hai tay duỗi xuống bên hông, và đầu hướng phía trước. Bắt đầu đếm trong lúc thở ra chầm chậm, quay đầu phía tay phải. Quay đầu trở lại trung tâm và tiếp tục cùng động tác về phía trái.

Không cần phải giữ tư thế cho đủ tám giây. Cứ như thế mà xoay đều, co giãn cổ vài lần mỗi phía.

Co giãn đầu và cổ:

Xoay đầu khiến cằm đụng thân và đầu kéo ngả ra phía sau như theo các hình. Xoay tròn một hướng rồi đổi hướng. Xoay như thế vài lần.

Co giãn lưng trên:
Tiếp theo là co giãn thân trên. Bắt đầu với lưng trên. Đứng
với hai chân dang ra khoảng bề rộng của hai vai, và thò tay
với phía sau như trong hình. Giữ tám giây.

Co giãn vai:

Duỗi tay dọc hông và xoay vai lên xuống như hình theo hướng của động tác nhún vai. Có thể bắt đầu xoay về phía sau rồi đổi hướng về phía trước sau khi đủ vòng.

Thảy tay:

Cong tay phía trước ngực, chắp nhau với lưng bàn tay, ngón tay chỉ xuống đất. Thở ra qua miệng đồng thời thảy hai tay xuống đất qua một động tác nhanh. Mục tiêu là khiến tâm trống không suy nghĩ trong lúc duỗi tay mà chỉ dùng sức lúc đầu khi thảy tay rồi để hai tay tự động “rớt” xuống: “không dùng ý”. Làm vài lần. Không cần giữ tám giây.

Đứng, xoay thân trên:

Trong tư thế này, bắt đầu bằng tư thế cởi ngựa: hai chân cách nhau xa hơn bề rộng của vai, đầu gối hơi cong, giữ lưng dựng thẳng. Duỗi tay còn hơi cong phía trước một cách thư thả, lòng tay xây về phía trước. Xoay vai, với ra phía sau, hai tay như đang đẩy một bức tường vô hình (như trong hình). Đầu quay theo nhìn về phía sau. Giữa cho đủ tám giây. Trở lại về phía trước như lúc bắt đầu và lập lại động tác, xoay về hướng kia.

Cong về phía trước và ưởng ra sau

Vài tư thế co giãn tiếp theo có tác dụng cho phần lưng dưới và chân. Trong tư thế này, đứng thẳng với hai chân gần nhau.

Thở ra từ từ và đồng thời cong người về phía trước rồi cúi đầu xuống đất và dùng hai tay để ôm chân nếu được. Giữ hai chân thẳng nếu được, hoặc cũng có thể cong chân ở đầu gối một tí nếu cần để giữ thăng bằng.

Trong khi thở vào, vươn thân trên thẳng đứng lên, rồi lấy hai tay chống sau lưng (ngón tay trỏ xuống đất), và cong lưng về phía sau. Nếu có thể nhìn tường phía sau thì rất tốt. Tiếp theo thì thở ra và cúi về trước như hồi nãy. Lập lại vài lần. Hơn nữa, tại mỗi tư thể cúi xuống hoặc ưởng ra, thì có thể giữ động tác đó trong vòng tám giây nếu được. Nên cẩn thận không co giãn quá lố, nhất là khi ưởng lưng ra sau.

Trong tất cả các tư thế co giãn, quí vị nên lượng sức mình và không nên làm quá lố. Ngược lại mỗi lần có thể co giãn nhiều hơn một tí nếu được.

Quay đầu gối:

Chắp chân lại. Cúi xuống, giữ chân thẳng và dựa tay trên đầu gối để chống đở. Cong đầu gối và xoay từ trái qua phải như trong hình. Bắt đầu thì chân thẳng, hạ xuống và xoay tròn chân và kết thúc bằng cách trở lên lại và thẳng chân. Xong lại đổi hướng xoay từ phải qua trái. Làm như vậy 20 lần. Khi chân quen và mạnh hơn thì càng hạ xuống thấp hơn.

Tư thế con sên dễ:

Tư thế này sẽ co giãn lưng, gân kheo và vai. Đứng thẳng, hai chân cách nhau khoảng bề rộng của vai, hai tay duỗi thẳng xuống. Xoay chân phải ra phía phải khoảng 45 độ và hơi cong chân, dốn trọng lượng lên chân này trong khi duỗi chân trái ở trước. Giữ chân trái thẳng và hướng thẳng về trước.

Bắt đầu co thân về trước tại hông và với thân về trên chân trái. Đồng thời, núm tay phải theo thế con sên, như trong hình 9, và ưởng tay phải lên không, xoay cánh tay phải tại vai để chỉa lên không, chỉa chùm ngón tay con sên về trước (theo cùng hướng của chân trái). Tựa tay trái trên đầu gối chân trái để đở tựa. Giữ cho đến tám giây . Tư thế tương tự như thế võ bạch hạc. Đứng lên. Đổi hướng: chân phải ra trước, thân nặng trên chân trái ở sau, chổng tay trái lên trời, và giữ tám giây.

Tư thế con sên khó:

Tư thế tương tự như tư thế dễ. Khác ở chỗ giãn thân cho đến gần chân thẳng phía trước. Có thể coi như là đang ôm chân thẳng ở trước với thân. Lấy tay vói cổ chân và giữ tám giây.

Xoay cổ chân:

Ngồi trên sàn nhà, duỗi chân phải thẳng ra trước. Co chân trái tại đầu gối và đặt lên chân phải khiến cổ chân tựa trên đùi chân kia. Cầm cổ chân vững với tay trái, xoay chân trái từ từ mạnh theo chiều đồng hồ rồi xoay ngược hướng, với tay phải.

Làm động tác cho đến mười lần. Co giãn này sẽ khiến cổ chân dẻo hơn và khiến quí vị dễ ngồi kiết già.

Co giãn Eo, Cổ chân, và Lưng nhỏ:

Duỗi chân phải thẳng ra trước, và chân trái cong tại đầu gối và tựa lên đùi chân phải như tư thế vừa rồi. Tựa tay trái lên đầu gối chân trái và đẩy nhè nhẹ đầu gối trái xuống gần sàn nhà hơn. Thở ra, cong thân về trước và dùng tay phải để với lấy bàn chân phải. Nếu với được thì ngón tay phải có thể cầm được bàn chân phải, như trong hình 13 & 14. Nếu không thì có thể với tay phải đụng ống chân phải. Giữ tư thế tám giây mỗi phía.

Bươm bướm:

Chắp hai bàn chân và kéo càng gần thân càng tốt như trong. Rồi vỗ hai chân như chim vỗ cánh, khoảng một hai phút để làm lõng chân. Tiếp theo, cúi đầu cố gắng đụng ngón chân; giữ khoảng tám giây như hình 16.

Ngồi xoay thân

Ngồi trên sàn nhà và tréo chân. Giữ chân trái trên đất, cong tại đầu gối. Lấy chân phải vươn qua chân trái và đặt lên sàn nhà. Xoay tay phải về sau lưng và tựa trên sàn nhà để đở gánh nặng. Cong tay trái ở khuỷu tay. Dùng cùi chỏ đẩy đầu gối chân
phải trong lúc xoay về phía trái. Xoay thân về phía tay phải và đầu quay nhìn quá phía vai phải. Thở ra nhè nhẹ trong khi co giãn. Đỗi thế qua phía kia. Lập lại khoảng vài lần.

Co giãn lồng xương ngực:

Có thể làm tư thế này, đứng, ngồi hoặc ngồi tréo chân. Xen kẻ các ngón tay, xoay ngược lên không và vươn lên không
trong khi thở ra. Nếu muốn thì có thể nghiêng về phía trái hoặc phải. đây kết thúc phần co giãn cơ thể. Nếu có thì giờ, nên co
giãn trước khi tọa thiền vì có nhiều lợi ích. Nếu không đủ thì giờ thì vẫn có thể co giãn lúc khác vì sẽ khiến cơ thể mềm dẻo và khí huyết lưu thông tốt hơn. Làm ít nhiều tùy duyên. Sau khi có thể ngồi khoảng một tiếng một cách thoải mái thì thân thể sẽ tự động mềm dẻo và thư thái hơn. Vậy thì sẽ không cần phải co giãn nhiều như trước nữa.Cuối cùng, quí vị nên chịu khó đi bộ nữa tiếng mỗi ngày để máu huyết đủ lưu thông. Trong khi đi bộ thì không nên suy nghĩ, không chạy theo tư tưởng hỗn loạn, giữ đầu óc trống không.

Tiếp theo sẽ bàn về tư thế tọa thiền và kỹ thuật căn bản luyện
thiền.


 
Last edited:

Hắc phong

Ban Đại Biểu nhiệm kỳ III (2015-2016)
Phật tử
Tham gia
7 Thg 10 2010
Bài viết
2,665
Điểm tương tác
476
Điểm
113
Phần II. Hành Thiền Yếu Lược

4. Tọa Thiền: căn bản luyện thiền

Tọa thiền rất hữu hiệu vì:

1. Dễ phát triển định lực nhất.
2. Dễ nhập định sâu hơn.

Quí vị có thể ngồi trên ghế mà thiền. Có người thích ngồi trên gối. Chúng tôi thì khuyên quí vị nên ngồi trên sàn nhà. Nếu sàn nhà có thảm thì tốt. Tôi thì thích ngồi trên sàn gỗ.

Quí vị nên có sự cách ly với mặt đất bằng một tấm trải dày để khỏi bị hút mất khí. Không nên ngồi thẳng trên xi măng vì sẽ bị mặt đất hút hết khí lực.

Chung qui, ngồi không gối trên sàn nhà là tốt nhất. Lúc đầu sẽ thấy không được thoải mái. Nhưng sau khi quen rồi thì sẽ khám phá rằng ngồi như vậy rất thoải mái và vững chắc, lý tưởng cho tu luyện thiền. Không nên ngồi gối vì

1. Tư thế
không vững vì xương sống quí vị có thể không được thẳng,

2. Bàn tọa êm ái thì chỉ dễ ngũ gật hơn thôi. Thiền sinh nên ngồi kiết già. Nếu không được thì ngồi bán
già. Nêu không được thì ngồi tư thế thoải mái. Tư thế thoải mái là ngồi bỏ một chân bao quanh chân kia như trong hình 1. Ngồi thế để từ từ thì sẽ vào được thế bán già như trong hình 2.

Ngồi Bán Già:
Tư thế bán già: đặt chân trái lên đùi chân phải. Để chân phải dưới chân trái như trong hình 20.

Ngồi Kiết Già:
Tư thế kiết già: Tương tự như bán già, nhưng đặt chân phải lên đùi chân trái. Ngồi tư thế này sẽ đạt thiền định cao và thâm sâu hơn bán già.

Khi tọa thiền, tốt nhất nên để tay theo ấn Tỳ lô xá na như trong hình 22. Ngón tay cái đụng nhau sẽ khiến đóng đường huyết mạch qua ngón tay cái và giúp khí huyết lưu thông mạnh mẽ hơn. Nếu quí vị thật sự muốn thành công lớn lao về thiền thì nên cố gắng luyện ngồi cho được kiết già. Phương pháp này là một trong những bí mật luyện thiền. Lúc đầu thì rất đau nhưng về sau thì có lợi ích lớn lao.

Dầu ngồi kiết già không được lâu như bán già nhưng có lợi gấp nhiều lần trong cùng một thời gian.

Lúc đầu thì cảm thấy khó chịu và đau. Phần nhiều thì đầu gối của qúi vị sẽ không đụng đất. Đó là vì chân còn hơi cứng.

Nếu chịu khó luyện, ngồi đủ lâu thì chân ai cũng tự nhiên lõng và sẽ nằm sát mặt đất. Tôi xin nhắc quí vị: Nếu ngồi được kiết già thì nên ngồi dầu không được lâu và đau chân. Không nên chọn ngồi bán già chỉ vì có thể ngồi lâu hơn! Đau nhiều thì tiến bộ nhanh hơn!

Tôi có dạy một thiền sinh. Bà ta khoảng bốn mươi, rất sùng đạo Phật và thích ngồi thiền. Bà ta đã thường đến một chùa kia luyện thiền ba năm mà cảm thấy không có tiến bộ gì đáng kể cả. Bà ta than phiền rằng mấy thầy không biết hướng dẫn tu luyện thiền.

Nhưng sau khi luyện thiền với tôi hai tháng, bà ta mới bắt đầu tin tầm quan trọng của kiết già. Hôm nọ, tôi bảo bà thử ngồi kiết già.
“Con làm không được”,

bà ta nói. “Cô làm được”,

tôi nói. “Con không thể làm được. Con đã từng thử nhiều lần nhưng không làm được”.

Tôi nhất định biểu bà ta thử ngồi kiết già. Cuối cùng tôi nói: “Theo lời tôi mà thử đi!”

Bà ta theo lời và khóc oà lên: “Con không thể tưởng tượng! Bây giờ ngồi kiết già được rồi!”

Xin quí vị đừng tự coi thường: Nếu quí vị quyết tâm và chịu khó luyện thì cũng sẽ ngồi được kiết già! Một số ít sẽ có thể ngồi được kiết già ngay lập tức. Đa số thì sẽ cần luyện một thời gian thì mới làm được. Ngoại trừ bị tật hoặc bị thương, ai cũng có thể luyện thành nếu chịu khó.


 
Last edited:

Hắc phong

Ban Đại Biểu nhiệm kỳ III (2015-2016)
Phật tử
Tham gia
7 Thg 10 2010
Bài viết
2,665
Điểm tương tác
476
Điểm
113
Phần II. Hành Thiền Yếu Lược

Ngồi trên ghế

Nếu muốn thì cũng có thể ngồi tọa thiền trên ghế. Chỉ cần nên chọn ghế đủ thấp để chân có thể đụng sàn nhà. Quí vị còn có thể đặt chăn hoặc gối dưới chân, để chân bớt bị mặt đất làm nóng lạnh. Tốt hơn là không nên tựa lên trên ghế mà giữ lưng thẳng. Cũng có thể tựa lưng hoặc kê gối sau lưng
nếu cần thiết.

Ngoài ra còn có vài điểm nên chú ý khi tọa thiền:

1. Mặc áo quần rộng và thỏai mái.
2. Ngồi với lưng dưới, small back, thẳng.
3. Tự nhiên lưng trên sẽ tự động thẳng khi sức chú tâm tăng triển. Nhưng cũng nên giữ lưng trên thẳng nếu không cần phải gồng.
4. Không nên động đậy. Không nên gải mũi.
5. Nhắm mắt hoặc mở hé mắt mở khoảng một phần ba, nhìn xuống vài mét ở trước.
6. Ngồi đối diện tường để bớt bị cái nhìn chi phối.
7. Tránh các nơi có luồng gió.
8. Giữ chân ấm trong mùa lạnh.
9. Không nên đội nón hoặc phủ đầu khi đầu lạnh. Chịu đựng đủ lâu sẽ tự động hết lạnh.
10. Không nên lấy mền bao thân khi lạnh. Tốt hơn thì mặc thêm lớp áo để thân được mát mát. Mặc ấm quá thì dễ buồn ngủ.
11. Cong lưỡi lên đụng nướu sau hàm răng trên. Như thế sẽ hoàn tất vòng khí quản đang lưu thông trong cơ thể. Nuốt nước miếng nếu chảy ra.
12. Mỗi ngày nên đi bộ khoảng nửa tiếng để có một tí thể dục. Khi đi bộ thì ngừng suy nghĩ.
13. Ngồi với hai bàn tay chắp theo ấn Tỳ Lô Xá Na như hình. Hai ngón tay cái đụng nhau thì sẽ đóng lại một khí quản khác.

Đến đây kết thúc phần kỹ thuật cơ bản luyện thiền bằng cách luyện thân. Chúng ta sẽ tiếp tục bàn thêm về các phương pháp luyện tâm.

Chương 5 sẽ trình bày về phương pháp trụ tâm tại đan điền, một pháp môn thiền mà có thể áp dụng cho nhiều phương pháp khác được giảng tại chương 6 và 7.
 

Hắc phong

Ban Đại Biểu nhiệm kỳ III (2015-2016)
Phật tử
Tham gia
7 Thg 10 2010
Bài viết
2,665
Điểm tương tác
476
Điểm
113
Phần II. Hành Thiền Yếu Lược

5. Đan Điền


Đan Điền là danh từ tiếng Hoa, chỉ trọng tâm của thân . Các pháp ngoại đạo như Khí Công, Tài Chi v.v... thì coi đan điền ở dưới lỗ rốn.

Theo thiền Phật giáo thì đan điền ở ngay lỗ rốn. Điều này sẽ rõ khi quí vị vượt quá trình độ của các pháp ngoại đạo.

Muốn tìm đan điền trong lúc tọa thiền thì dùng ngón tay út trỏ vào lỗ rún. Rồi nhắm mắt và mường tượng nó. Dùng ngón tay út rờ rún nếu cần “thấy” nó khi nhắm mắt.

Khi tọa thiền, chú tâm đến đan điền, ngay chỗ lỗ rốn. Không bao lâu thì sẽ cảm thấy có một viên bi hoặc ở ngay lỗ rốn hoặc ở sau lỗ rốn. Đó là đan điền. Đừng nên quá quan tâm
nhé! Công phu thiền càng ngày càng cao thì đan điền cũng sẽ biến đổi. Thầy quí vị có thể giúp hiểu rõ hơn trong tương lai.

Tại sao lại dùng phương tiện đan điền này?

Thứ nhất, chú tâm đến đan điền khiến bớt suy nghĩ. Nhờ rời đầu,nên óc tính toán tự nhiên bớt hoạt động, khiến tâm lắng xuống mau chóng hơn.

Đây là lý do chúng tôi chọn đan điền thay vì những phương tiện khác như để ý đến giữa hai mắt, chóp mũi, đĩnh đầu v.v…

Tôi đã gặp một anh khoảng hơn ba mươi tuổi. Anh ta thường thiền mỗi ngày một tiếng trong tư thế bán già . Anh ta thường quán lỗ mũi khi thiền. Anh ta có một tí công phu: đã đạt Tam Thiền rồi. Sau khi tôi khuyên anh ta chú ý đến lỗ rốn thì anh lập tức nói rằng thật sự bớt vọng tưởng.

Thứ nhì, sinh khí tích tụ tại đan điền. Khí là nói tắt cho sinh khí: sức sống của loài người. Chúng ta
càng biết chú tâm thì khí càng tụ tập tại đan điền. Phật giáo gọi đan điền là Khí Hải. Tất cả các sinh khí xuất thân từ đan điền và chạy khắp thân thể qua những khí mạch trong người.

Vì chú tâm vào đan điền nên chúng ta tự nhiên nạp sinh khí tại vùng đó, nhờ vậy tăng cường sự lưu thông của sinh khí khắp thân thể. Đây là lý do tại sao thiền có thể chữa bịnh.

Bịnh tật có thể giải thích là do sinh khí bị nghẹt. Nếu khí lưu thông mãnh liệt hơn thì có thể thông qua các chỗ bị nghẹt, khiến hết bịnh. Cho nên nhiều người tham gia lớp thiền đều đặn và nhất là
những Thiền Thất (chương 28), một loại luyện thiền đặc biệt chúng tôi sẽ giới thiệu sau này, báo cáo rằng họ cảm thấy khỏe mạnh hơn. Một số được lành những bịnh kinh niên.

Chúng tôi không phô trương về những chuyện hoang đường hoặc y học. Những người thành tâm tu luyện thiền sẽ tự khám phá ra những điều này.

Ví dụ, tôi có một người đồng tu. Ông ta bị bịnh tiểu đường nên mỗi ngày phải chích insulin để tiêu hóa chất đường. Ông ta tham dự một thiền thất một tháng. Trong suốt thời gian đó, vì công phu thiền ông ta rất cao nên không cần chích inuslin.

Thứ ba, nếu chú tâm ở đan điền thì sẽ tự nhiên thở. Nhiều thiền sinh từng tu theo thiền Nguyên Thủy đến hỏi tôi về quán hơi thở. Tôi bật cười nói rằng tôi chỉ quán rốn rất lâu, hoàn toàn không còn chú ý đến hơi thở mà vẫn còn sống nhăn.

Thiền là giản dị hóa: Lời chỉ dẫn càng giản dị và ngắn gọn thì càng ít đi sai đường.

Chúng tôi còn hướng dẫn những người Thiền Tịnh Đồng Tu theo chúng tôi nên niệm Phật cho đan điền. Quí vị cũng có thể niệm chú cho đan điền nghe; dùng các pháp quán ở tại
đan điền v.v… Xin nhớ rằng chúng ta chỉ dùng đan điền làm phương tiện để cột tâm và bớt vọng tưởng thôi.

Các phương pháp tu luyện ngoại đạo*, như khí công, tài chi, yoga coi đan điền ở dưới rốn. Nhưng tốt hơn là dùng đan điền tại lỗ rốn. Lý do sẽ rõ ràng khi quí vị đạt đến trình độ
cao hơn của cửu định trở lên.
*
Các phương pháp tu ngoài Phật giáo thường được coi là “ngoại đạo” vì họ tìm giải đáp ngoài tâm,. như tại thiên nhân hoặc cõi trời. Ngoại đạo không hiểu rằng giải đáp trụ tại tâm.

Trái lại, Phật tử được hướng dẫn thông đạt chân tâm thần để đắc giải thoát. Mục tiêu tương tự nhưng phương pháp có sự khác biệt lớn lao.

Cuối cùng, đa số sẽ có thể cảm thấy hoặc nhận thức được đan điền. Sẽ có nhiều người không “thấy” đan điền được. Xin đừng quá quan tâm! Cứ tiếp tục chú ý nơi cùng lỗ rốn. Đan điền từ từ sẽ biến đổi theo thời gian.

Tôi kể quí vị nghe một câu chuyện. Tôi quen một người tu theo Đạo giáo. Anh ta mở thiên nhãn và thích dùng để quan sát đan điền. Anh ta nói rằng quan sát đan điền rất hứng thú.

Đan điền rất khác biệt tùy theo mỗi cá nhân. Anh ta xin phép quan sát đan điền của tôi. Tôi đồng ý. Anh lập tức ngồi kiết già, nhắm mắt và quán sát. Sau vài phút, anh ta mở mắt ra và nét mặt có vẻ quái dị. Tôi hỏi tại sao. Anh ta nói là từng quan sát đan điền đã mười năm rồi mà lần này thì không thấy gì cả.

Hình như đan điền của tôi như hư không theo mắt nhìn của anh ta.

Các vị tu Đạo giáo hơi bị chấp trước vào cái nhìn eo hẹp của pháp họ!

Phật tử thiền để xả và đắc giải thoát. Kẻ ngoại đạo thường bị kẹt bởi khả năng thiền hoặc mục tiêu của họ.
 

Hắc phong

Ban Đại Biểu nhiệm kỳ III (2015-2016)
Phật tử
Tham gia
7 Thg 10 2010
Bài viết
2,665
Điểm tương tác
476
Điểm
113
Phần II. Hành Thiền Yếu Lược

6. Phương pháp niệm Phật.

Nay đã biết cách toạ thiền và hiểu về đan điền thì đến lúc học chọn đề tài thiền.

Những người theo tôn giáo khác thì có thể niệm danh hiệu của thần chúa họ tôn thờ. Đối với Phật tử hoặc người chưa có tôn giáo nhưng muốn thử Phật giáo, chúng tôi khuyên nên niệm Phật khi tọa thiền. Đây là rường cột của pháp môn thiền tịnh đồng tu mà chúng tôi đề xướng.
Những người thật sự thông đạt thiền sẽ hiểu tầm quan trọng của pháp môn Tịnh Độ. Xin quí vị tham khảo thêm với sách soạn về pháp môn Tịnh độ: “Cẩm Nang Tịnh Độ”, để được biết thêm nhiều chi tiết. Chúng ta sẽ bàn về Tịnh độ theo quan điểm của thiền.

Phật tử Á Đông rất quen thuộc với pháp môn Tịnh độ. Nhiều người đã tu niệm Phật. Đây là một phương pháp tu hành tuyệt vời vì tuy giản dị nhưng rất hữu hiệu.

Tịnh Độ tông thường được gọi là pháp môn niệm Phật.

Tu theo pháp môn này thì trước tiên quí vị cần phải thành tâm. Rồi bắt đầu niệm “A Di Đà Phật”. Trong lúc miệng phát âm thì tai phải lắng nghe. Không cần phải quan tâm đến hơi thở. Quí vị có thể niệm thành tiếng hoặc niệm thầm, lắng tai nghe âm thanh trong tâm. Niệm cách nào cũng được, niệm lui niệm tới, theo điệu nhạc hoặc theo lời nói v.v...

Hồng danh của ngài có công hiệu như một thần chú có thể đánh tan các vọng tưởng trong tâm quí vị. Chỉ cần chú ý đến hồng danh ngài thì từ từ sẽ thấy rằng các vọng tưởng bị tiêu diệt.

Tốt hơn nữa, quí vị nên quán mình đang niệm Phật cho đan điền nghe. Khi niệm Phật thì nên chú tâm và lắng tai nghe âm thanh của tiếng niệm Phật. Ngay cả khi mặc niệm (niệm thầm), cũng phải nghe được tiếng niệm trong tâm

Nhiều thiền sinh phát tâm niệm Phật theo lời chỉ dạy trên. Họ nói rằng có thể tự động niệm Phật không ngừng mà không cần suy nghĩ, tác niệm. Một số còn có thể niệm trong lúc ngủ.

Tôi rất thích phương pháp này vì nó dựa trên nhĩ căn. Đây là phương pháp Quán Âm: một phương pháp mà thiền tông dùng quán âm thanh. Phật và Bồ Tát đều dạy rằng chúng sanh cõi Ta Bà thời mạt pháp có nhĩ căn bén nhạy nên rất thích hợp tu quán âm.

Chúng tôi chủ trương thiền bằng cách niệm Phật. Thiền sinh đã đạt được trình độ khá cao theo phương pháp thiền tịnh đồng tu này.

Đa số thường niệm hồng danh A Di Đà Phật. Ngài là vị giáo chủ của thế giới Cực Lạc, một quốc độ về phương Tây của cõi Ta Bà chúng ta. Tịnh Độ là một nơi lý tưởng cho việc tu hành mà đời sống sướng hơn cõi Trời rất nhiều. Niệm hồng danh của ngài A Di Đà Phật có thể tạo ra vô lượng công đức và giúp đắc vãng sinh về cõi ngài.

Quí vị không nên bán tín bán nghi, hoặc nói rằng không thể tin vu vơ như vậy được. Hãy kiên nhẫn và tâm nên cởi mở: từ từ quí vị thấy công hiệu rất lớn lao và sẽ tin.
 
Last edited by a moderator:

Hắc phong

Ban Đại Biểu nhiệm kỳ III (2015-2016)
Phật tử
Tham gia
7 Thg 10 2010
Bài viết
2,665
Điểm tương tác
476
Điểm
113
Phần II. Hành Thiền Yếu Lược

7. Bàn Thêm Về Phương Pháp Thiền

Chúng ta nên bàn về một số phương pháp thiền để bổ túc tri kiến thiền cho quí vị.

Vì chúng ta quen thói suy nghĩ mông lung cả ngày nên thiền tông thường chọn đề tài thiền để giúp điều khiển tâm.

Phương pháp rất hiệu nghiệm vì đó là biết dùng độc trị độc.

Thay vì thả lỏng tâm để tùy hỉ mà tán loạn thì cho đề mục để chú tâm vào một chỗ: đề tài thiền.
Chúng ta sẽ bàn sơ về một số phương pháp quan trọng. Sau này có duyên gặp được thầy giỏi thì họ có thể bổ túc thêm cho quí vị.

Quán hơi thở

Nếu ai chưa thử luyện pháp môn này thì nên làm một thời gian vì có thể giúp quí vị biết nhiều hơn về hơi thở. Phương pháp này đặc biệt dùng để trị tâm tán loạn.

Hơi thở là sự sống. Nhưng quá nhiều người không biết thở đúng phương pháp. Đa số thở quá ngắn: cần nên thở sâu và dài hơn. Ví dụ, khi tinh thần chúng ta căng thẳng thì tự nhiên hơi thở ngắn lại: chúng ta chỉ thở với ngực thay vì thở với bụng. Cho nên tinh thần chúng ta lại càng thêm căng thẳng!

Tiếp theo, chúng tôi muốn huấn luyện quí vị để sửa đổi cách thở cho đến khi thành thói quen. Cách thở này rất tốt cho quí vị.

Lúc đang hít hơi thở vào, thì có thể đếm chầm chậm cho đến mười giây. Khi không khí bắt đầu vào lỗ mũi, bắt đầu đếm 1.001, 1.002, … và quán hơi thở, theo dõi nó xuống đến đan điền. Khi đến đan điền, thì đã đếm tới 1.010. Rồi nín thở khoảng hai ba giây và sau đó thở ra tự nhiên. Khi thở ra, thư giản và làm trống tâm, không nên suy nghĩ gì cả.

Ban đầu thì cảm thấy thiếu tự nhiên. Từ từ, sẽ thấy thoải mái và không cần cố gắng hoặc không còn miễn cưởng nữa. Khi quen rồi thì không cần đếm. Nhưng nếu có cơ hội thì cứ tiếp tục theo dõi hơi thở xuống lỗ rốn mà không cần để ý hơi thở chậm hay nhanh.

Nếu như quí vị đã biết thở với bụng thì không cần thay đổi gì cả: chỉ cần thử tập quán hơi thở lên xuống ra vào.

Khi thở ra hết thì bắt đầu đếm 1. Lần tiếp sau khi thở ra thì đếm 2. Cứ như thế mà đếm hơi thở ra cho đến 10. Sau khi đạt đến 10, bắt đầu đếm xuống 1. Đếm như thế liên tục, đếm lên và đếm xuống không ngừng. Duy trì càng lâu thì tâm càng chú ý được lâu.

Nếu tâm sinh vọng tưởng và quên số đang đếm thì bắt đầu lại từ số một.

Tôi rất thích pháp tu này. Ai cũng nên tu thử cho biết.

Nếu biết chú tâm quán hơi thở thì có thể không thấy đau chân!
 

Hắc phong

Ban Đại Biểu nhiệm kỳ III (2015-2016)
Phật tử
Tham gia
7 Thg 10 2010
Bài viết
2,665
Điểm tương tác
476
Điểm
113
Phần II. Hành Thiền Yếu Lược

Niệm chú

Thần chú là những lời bí mật của chư Phật. Phật giáo có rất nhiều thần chú, mỗi chú có tác dụng riêng biệt.

Phương pháp này tương tự như pháp niệm Phật.

Tôi tặng quí vị hai thần chú. Không cần quá quan tâm về cách tụng đọc cho đúng âm: thật ra không quan trọng lắm ngoại trừ lúc tu luyện chung với đại chúng.

Câu đầu tiên rất nổi tiếng trong giới Phật tử là “ Án , Ma Ni Bát Di Hồng”. Chú này khá phổ thông ở Á Châu vì rất có hiệu nghiệm. Khi tâm cảm thấy lo âu sợ sệt thì có thể tụng chú này mà đối trị.

Một thần chú khác là “ tất đát đa bác đát ra”. Thần chú này cực kỳ mạnh. Nếu như tâm bị tán loạn đến độ không thể dùng phương pháp hơi thở thì có thể tụng chú này. Thành tâm tụng thì không lâu sẽ bớt phiền não.

Một công dụng khác của thần chú là khi sợ bóng tối, như đang đi bộ một mình trong đêm, quí vị có thể tụng một trong hai chú trên để phá tan sự quấy rầy của ma quỷ.

Xin quí vị ghi nhớ: không nên tu thần chú trừ khi là do một người thầy có thể tin tưởng dạy cho. Không phải tất cả các thần chú đều giống nhau. Nhất là không nên dùng các thần chú ngoại đạo trừ khi đã hiểu rõ tường tận ý nghĩa và công dụng của nó.
 

Hắc phong

Ban Đại Biểu nhiệm kỳ III (2015-2016)
Phật tử
Tham gia
7 Thg 10 2010
Bài viết
2,665
Điểm tương tác
476
Điểm
113
Phần II. Hành Thiền Yếu Lược

Kiếm Kim Cang

Đây là một phương pháp khác để giúp quí vị lắng tâm.

Kim Cang là danh từ Phạn, chỉ một loại đá quý cực kỳ rắn chắc, nó còn được người đời gọi là kim cương.

Khi thiền mà phát giác vọng tưởng khởi lên thì có thể cầm kiếm kim cang cắt đứt tận gốc.

Phương pháp này nhấn mạnh rằng lúc thiền thì bất cứ tư tưởng nào khởi lên đều không tốt
 

Hắc phong

Ban Đại Biểu nhiệm kỳ III (2015-2016)
Phật tử
Tham gia
7 Thg 10 2010
Bài viết
2,665
Điểm tương tác
476
Điểm
113
Phần II. Hành Thiền Yếu Lược

Thoại Đầu

Thoại đầu là danh từ Trung Hoa, nghĩa là “cái đầu của ngôn ngữ”. Ngài Hư Vân, vị tổ trước tổ sư Tuyên Hóa, lúc còn làm thiền sinh chuộng tham thiền câu “Ai là người niệm
Phật?”

Các thiền sinh mới tu thiền không nên tu pháp môn này vì đây là một trong những phương pháp khó nhất của thiền tông.

Sau khi đạt được trung hoặc cao cấp thì thử tu cũng không muộn. Vậy tại sao lại đề cập đến pháp môn này? Có hai lý do:

1. Nhắc thiền sinh sơ cấp còn có nhiều pháp môn cao thâm và tuyệt vời có thể tu. Khi có một tí trình độ thì không nên nghĩ là mình quá tài ba.

2. Cho những người có căn cơ thật sự. Họ có thể mới bắt đầu tu thiền nhưng lại thuộc hạng “thượng căn” (có lẽ vì đã từng tu thiền trong kiếp trước) và cần được nhắc lại. Khi bắt đầu tu lại thì thành công rất mau chóng.

Một số đọc giả có thể chọn tham thiền mặc dầu tôi khuyên không nên vội. Nên biết rằng nếu nội trong ba năm tham thiền mà không có kết quả gì khả quan thì nên chọn pháp tu thiền khác.

Một phương pháp tham thoại đầu mà tôi thích là tham đề tài như “ Tiếng vỗ của một bàn tay là gì?”
Một đề tài khác rất nổi tiếng là “Trước khi cha mẹ sinh ra thì bổn lai diện mục là gì?”
 

Hắc phong

Ban Đại Biểu nhiệm kỳ III (2015-2016)
Phật tử
Tham gia
7 Thg 10 2010
Bài viết
2,665
Điểm tương tác
476
Điểm
113
Phần II. Hành Thiền Yếu Lược

Tụng Kinh

Kinh Phật rất có hiệu nghiệm để giúp chúng ta chú tâm. Chỉ cần chọn bất cứ một quyển kinh nào và đọc liên tục.
Ví dụ, nhiều tín đồ Phật giáo thích tụng Tâm Kinh. Ngôn ngữ không quan trọng, cũng không cần hiểu. Nhiều người nhờ
đọc Tâm Kinh mà quên đau chân trong lúc ngồi thiền.

Tổ sư Bồ Đề Đạt Ma thì khuyên đồ đệ đọc Kinh Kim Cang từ đầu đến cuối liên tục.

Một đệ tử của ngài Tuyên Hóa được phép nhập thiền thất trong ba năm. Ông ta chỉ đọc Kinh Lăng Nghiêm, từng chữ Hoa. Cuối cùng thì có thể tụng kinh theo trí nhớ.
 

Hắc phong

Ban Đại Biểu nhiệm kỳ III (2015-2016)
Phật tử
Tham gia
7 Thg 10 2010
Bài viết
2,665
Điểm tương tác
476
Điểm
113
Phần II. Hành Thiền Yếu Lược

Phương Pháp Quán

Một số người có khiếu về pháp quán. Họ có thể niệm Phật và đồng thời ngắm một hình tượng Phật mà họ thích. Phương pháp này được mô tả rất rõ ràng trong Kinh Quán, một trong ba kinh chính của Tịnh Độ tông.

Hoặc quí vị có thể quán bất cứ chữ Phạn nào trong vòng chữ Phạn ở dưới. Ví dụ, quí vị có thể nhắm mắt và quán chữ “Nan” trong hồng tâm của vòng. Mục đích là có thể thấy được chữ đó trong tâm dầu đang nhắm mắt. Phương pháp này có thể khiến ma quỉ tránh xa.

Bánh xe chữ Phạn ở sau là một trong những dụng cụ để tu luyện chú Lăng Nghiêm. Chú Lăng Nghiêm là thần chú mạnh nhất trong vũ trụ.
 

Hắc phong

Ban Đại Biểu nhiệm kỳ III (2015-2016)
Phật tử
Tham gia
7 Thg 10 2010
Bài viết
2,665
Điểm tương tác
476
Điểm
113
Phần II. Hành Thiền Yếu Lược

8. Vượt Bức Tường Đau

Chúng ta sắp bàn về một đề tài mà ít thiền sư thích đề cập.

Không bao nhiêu thầy thiền muốn nói về cái đau. Mọi người có vẻ nhường cho thầy thiền khác giúp quí vị đối phó với cái đau. Nếu quí vị muốn phát triển định lực một cách mau chóng thì phải biết chịu đau.

Nhưng dù quí vị dùng bất cứ phương pháp nào, không bao lâu cũng gặp chướng ngại.

Dùng ví dụ về ngồi kiết già.

Tư thế này hoàn toàn thiếu tự nhiên. Chúng tôi cố ý đòi quí vị cong chân và ngồi yên. Hai việc này đều đi ngược lại chuyện thường tình.

Thế ngồi cong chân là vì cố ý. Ngồi như thế khiến máu không lưu thông được. Cho nên, quí vị sẽ bắt đầu đau chân, đau lưng hoặc đau cổ chân.

Có tai hại gì không? Không đâu!

Phản ứng tự nhiên là duỗi chân ra và đứng lên vì quí vị sợ bị thương. Làm như thế thì hỏng chuyện hết!

Khi chân đau thì quí vị làm gi? Đương nhiên là phải chú tâm vào nơi bị đau. Không nên duỗi chân ra và bỏ cuộc. Ngược lại, chịu khó nhẫn cái đau lâu hơn lần trước một tí. Tốt hơn hết thì nên dùng đồng hồ countdown timer để luyện chịu đựng thêm một tí nữa mỗi lần, như ngồi thêm một hay hai phút thay vì tùy hỉ. Đây là một phương tiện tuyệt vời để giúp qúi vị tự nhiên phát triển sức chú tâm.
Những người mới tu thiền vô phương ngừng trệ tâm điên cuồng, cho nên cái đau thường đến rất mau chóng. Khi chân đau, tâm quí vị còn có thể vọng tưởng, suy nghĩ về gì khác có một tư tưởng thôi: chân đang đau. Đó là chú tâm: khả năng khó chịu.

Theo lý luận thì, nếu quí vị rán chịu đựng cái đau này lâu hơn thì không khác gì phát triển khả năng chú tâm vào một chuyện cần thiết được lâu hơn.

Đây chính là bí mật Thiền Tông Trung Hoa dùng để rèn luyện mà người hiện đại không còn biết dùng. Họ khéo léo dùng cái đau để tăng trưởng sức chú tâm.

Qui luật là: NẾU CÓ THỂ CHỊU ĐỰNG ĐAU CÀNG NHIỀU THÌ SỨC CHÚ TÂM CÀNG MẠNH. Chịu đựng cái đau lâu hơn thì sẽ hiểu nhiều hơn.

Cơn đau có bao giờ hết không?

Có. Sẽ hết đau vì lý do như sau.

Khi máu không thể lưu thông qua chỗ đầu gối co lại, sinh khí tự nhiên phải thốc mạnh hơn lên. Đây là lợi dụng sự phản kháng tự nhiên của cơ thể để giải quyết vấn đề. Đầu gối càng đau là vì khí đang càng thúc mạnh hơn để thông qua chỗ nghẹt. Đây là bí mật của phương pháp kiết già bên thiền tông.

Chúng ta dùng khả năng phản kháng tự nhiên của cơ thể để tự chửa bịnh và phát triển khả năng chú ý.
Phương pháp không thích hợp cho tất cả mọi người vì cần đủ phước để chịu đựng cơn đau. Nếu như quí vị sợ đau như tôi thì cũng nên chịu đựng thêm khoảng nữa phút mỗi lần. Nếu quyết tâm chịu đựng thêm từ từ như thế thì sức chú tâm tự động sẽ tiến bộ đều đều. Đúng vậy! Sức chú tâm phải được
phấn đấu và nhọc công chứ không ai cho được đâu!

Nếu quí vị có thể ngồi lâu thêm đều đều thì cơn đau sẽ càng khó chịu hơn. Nhưng sau cùng khí sẽ được thốc càng ngày càng mạnh hơn và sẽ thông qua được đầu gối. Lúc ấy, máu sẽ thông qua được luôn và không còn bị kẹt tại đầu gối nữa. Nhờ thế mà quí vị sẽ vượt qua được bức tường đau đầu tiên.
Thông thường, quí vị sẽ vượt bức tường đau đầu tiên nếu ngồi lâu khoảng một tiếng đến một tiếng rưỡi.

Vượt qua bức tường đau đầu tiên này thì sẽ bắt đầu có công phu thiền.

Nếu lúc ban đầu khó mà chú tâm và nhẫn cái đau thì quí vị có thể dùng đủ loại phương tiện để đánh lạc trí mà quên cơn đau .

Ví dụ, quí vị có thể tụng kinh, hoặc bật máy coi đài truyền hình. Lúc đầu thì nên cố gắng tìm đủ mọi cách để không xả chân trước giờ đã ấn định. Dần dà thì sẽ có thể nhẫn cái đau và vượt qua các thử thách một cách dễ dàng hơn. Rốt cuộc sẽ không còn cần dùng phương tiện để quên đau vì không còn sợ đau và có thể ngồi yên bất động.

Cho nên các thiền sinh chịu khó luyện để vượt qua bức tường đau đầu tiên. Thay vì ở các chỗ khác thì cho phép thiền sinh đứng dậy trước một tiếng, chúng tôi chủ trương ngồi một tiếng.

Những người tự luyện tại gia cũng nên theo một tiếng mà luyện. Nếu cần thì có thể nghĩ một tí, đứng dậy đi nhiễu một lúc, nhưng nên mau tiếp tục ngồi thiền cho đủ hết giờ và từ từ tăng gia thời gian toạ thiền. Thành công hay thất bại thật ra cũng không quna trọng gì cả. Điều chính là tập kiên nhẫn và chịu đựng: cứ tiếp tục cố gắng tu luyện dầu khó làm. Nếu không chịu bỏ cuộc thì chắc chắn sẽ vượt được các chướng ngại.

Sẽ có nhiều tường đau khác nữa. Tường đau thứ nhì có thể vượt qua sau khi ngồi khoảng hai tiếng đến hai tiếng rưỡi.

Vượt tường thứ ba ở khoảng ba tiếng. Dĩ nhiên là tường càng cao thì định lực quí vị càng cao. Trong thời gian luyện thiền, thông thường thì bức tường đau đầu tiên khó vượt qua nhất và những bức tường đau này có khuynh hướng giảm bớt cường độ nếu chúng ta ngồi lâu.

Tin tức tốt là quí vị có thể theo phương pháp để từ từ phát triển định lực. Tin tức không tốt là đối với những người sợ đau đây không phải là chuyện dễ làm.

Tôi gặp một người tu thiền hơn mười một năm. Anh ta theo phương pháp chúng tôi nên phá qua bức tường đau đầu tiên. Anh ta mừng rỡ đến ứa nước mắt, nói rằng phải chi mà biết đường tu luyện sớm hơn!
 

Hắc phong

Ban Đại Biểu nhiệm kỳ III (2015-2016)
Phật tử
Tham gia
7 Thg 10 2010
Bài viết
2,665
Điểm tương tác
476
Điểm
113
Phần II. Hành Thiền Yếu Lược

8. Vượt Bức Tường Đau (tt).

Đối với những người chọn đường tu luyện phát triển định lực mau chóng qua sự can đảm chịu đựng cái đau, họ sẽ qua những quá trình như sau:

1. Chịu đựng cái đau. Khi đau đến tột cùng thì sẽ bắt đầu thuyên giảm.
2. Cơn đau sẽ tiếp tục giảm cho đến khi không còn đau nữa.
3. Chân bị tê tê.
4. Một số người sẽ thấy bàn chân trở thành tím hoặc xám. Đây là tại vì máu chưa lưu thông đủ đến bàn chân.
5. Tiếp thục ngồi thì bàn chân sẽ trắng lại như bình thường.

Đối với mọi người thì chịu đau cái chân không phải là dễ. Nhưng nếu dám chịu đựng thì sau cơn đau sẽ thấy rất khoái lạc. Sẽ thấy sướng vì cơ thể sẽ tiết chất endorphin để giảm cơn đau. Sẽ thấy an lạc vì óc bớt suy nghĩ mông lung như trước và không còn nhiều ưu tư nữa.

Theo như thế mà tự tu luyện thiền thì sẽ tự động phát triển thiền định mà không cần thầy.Tất cả các thiền sinh của chúng tôi đều tự động phát triển định lực như vậy rất mau chóng sau khi họ quyết tâm chịu đựng cái đau. Quí vị cũng làm được như họ nếu vững tin. Tôi đã gặp một thiền sinh lúc trước tu Zen tại một chùa Nhật. Tôi đang dùng trưa tại một chùa người Hoa rất lớn tại Los Angeles thì anh ta la cà đến gợi chuyện. Tôi thẳng thắng phê bình: “Anh nói đã tu thiền hơn mười năm mà tại sao hoàn toàn không có định lực gì cả? Có gì hay ho đâu!” Anh ta
hỏi: “Định lực là gì?” Tôi giảng nghĩa cho anh ta rằng định lực là chữ Phạn, nghĩa là sức mạnh chú tâm . Các thiền sinh thường dùng tiêu chuẩn định lực để kiểm điểm trình độ của họ. Tôi cười và hỏi: Tại sao người Tây Phương như anh đã có trình độ thạc sĩ mà cắm đầu tu thiền lại không biết mình có
tiến bộ hay không? Anh ta xin phép đến chùa chúng tôi để hiểu thêm về định lực. Sau khi tu luyện với chúng tôi khoảng hai tháng thì anh ta đạt được nhị thiền nhờ niệm Phật.

Nếu quí vị tu luyện đều đặn và áp dụng phương pháp đúng, thì cũng sẽ có thể đắc thiền định. Chúng tôi sẽ bàn nhiều hơn về các trình độ thiền định tại chương 11.

Bây giờ đã biết về phương pháp tham thiền thì nên cố gắng áp dụng để được lợi lạc. Nếu muốn tiến bộ thì nên chịu khó tu luyện mỗi ngày.
 

Hắc phong

Ban Đại Biểu nhiệm kỳ III (2015-2016)
Phật tử
Tham gia
7 Thg 10 2010
Bài viết
2,665
Điểm tương tác
476
Điểm
113
Phần II. Hành Thiền Yếu Lược (Th. Vĩnh Hóa)

9. Thiền Mỗi Ngày.

Quí vị thường làm gì sau một ngày làm việc ở sở ? Một số người đến hội thể thao, gym, để tập thể dục hoặc chơi thể thao. Có người thì uống rượu để bớt căng thẳng tinh thần.

Có người thì mở máy truyền hình mà coi một cách lơ đãng. Tất cả các hoạt động trên giúp chúng ta được giải khuây. Nhất là giúp tâm tạm nghỉ mệt.

Theo tôi, nếu chịu khó thiền thì có lợi hơn nhiều. Nhất là khi mệt mỏi mà muốn uống một tí rượu hoặc ngủ nghỉ, là lúc lý tưởng cho luyện thiền. Lúc đầu thì sẽ ngủ gục nhưng sau một thời gian cố gắng duy trì thiền lúc mệt thì sẽ hồi sức mà không cần uống rượu, dùng đường hoặc các loại thuốc uống tăng sức. Xin đừng bàn cãi. Cứ làm thì sẽ thấy hiệu quả.

Thiền rất có lợi trong đời sống hàng ngày vì có thể giúp chúng ta hồi phục sức khỏe mau chóng khi bị kiệt sức hoặc mệt mỏi.

Ví dụ, không cần đợi cuối ngày mới thiền. Quí vị nên thiền năm mười phút trước khi có buổi họp quan trọng. Hoặc có thể là đang họp gia đình và mọi người bắt đầu bị phiền não . Quí vị nên cáo lỗi và vào phòng tắm xếp bằng vài phút để lấy lại bình tỉnh.

Thiền thì trí sẽ sáng suốt hơn. Vả lại, nếu được thì nên kín đáo ngồi xếp bằng trong lúc làm
việc. Thiền sinh của chúng tôi nói rằng lúc đầu thì hơi khó khăn vì chân đau thì khó chú tâm. Nhưng sau khi duy trì khoảng sáu tháng thì tự nhiên cảm thấy sức lực tăng cường và năng suất lao động cũng tăng.

Những thiền sinh cần sáng tác thì thích thiền thường xuyên vì như vậy thường tạo ra những sáng tác hay ho. Phil Jackson, ông coach bóng rổ, thường khuyên các cầu thủ thiền trước khi đấu bóng. Ông ta nói rằng họ sẽ có nhiều sức hơn thường lệ. Trình độ thiền của ông Jackson còn thấp,
thiền sinh với trình độ cao hơn sẽ có nhiều sức hơn nữa .

Quí vị nên thiền mỗi sáng sau khi mới thức dậy. Vậy thì sẽ sung sức hơn trong ngày. Cố gắng thiền mỗi ngày vào lúc 5-7 giờ sáng hoặc 5-7 giờ tối. Nhiều người sẽ phản đối ,họ nói rằng cần ngủ cho đủ. Thật ra, ngủ ít một tí thì tốt hơn. Ví dụ, chúng tôi khuyên thiền sinh dậy sớm hơn một tiếng buổi sáng để thiền. Ban đầu thì hơi buồn ngủ vì chưa quen. Đừng bỏ cuộc: vạn sự khởi đầu nan. Không bao lâu thì mỗi sáng muốn thức dậy thiền.

Tại sao nên thiền mỗi ngày ?

Chúng ta biết nên tập thể dục mỗi ngày. Chúng ta ăn mỗi ngày ba buổi. Chúng ta dắt chó đi bộ hằng ngày. Vậy thì chúng ta làm gì để tập luyện tinh thần và nạp năng lượng cho
đầu óc?

Qúi vị sẽ còn tiếp tục ngược đãi tâm mình trong bao lâu nữa ?

Qúi vị thay nhớt xe thường xuyên, viếng nha sĩ theo định kỳ. Vậy tại sao lại quên lãng sức khỏe tinh thần? Không những thiền có thể thuyên giảm sự căng thẳng tinh thần, mà còn có thể đem lại sự sáng suốt để đương đầu với các khó khăn và chướng ngại trong cuộc sống. Chúng ta biết học hỏi để phát triển khả năng đối phó với thế giới vật chất. Nhưng, chúng ta lại không chịu đầu tư vào sự
thăng bằng của cuộc sống tình cảm và tinh thần.

Qúi vị không thể có hạnh phúc chân thật nếu không biết trao dồi sức khỏe tinh thần và sống lành mạnh hơn.
 
GÓP PHẦN LAN TỎA GIÁ TRỊ ĐẠO PHẬT

Ủng hộ Diễn Đàn Phật Pháp không chỉ là đóng góp vào việc duy trì sự tồn tại của Diễn Đàn Phật Pháp Online mà còn giúp cho việc gìn giữ, phát huy, lưu truyền và lan tỏa những giá trị nhân văn, nhân bản cao đẹp của đạo Phật.

Mã QR Diễn Đàn Phật Pháp

Ngân hàng Vietcombank

DUONG THANH THAI

0541 000 1985 52

Nội dung:Tên tài khoản tại diễn đàn - Donate DDPP(Ví dụ: thaidt - Donate DDPP)

Chủ đề tương tự

Who read this thread (Total readers: 0)
    Bên trên