Nguyên Chiếu
Ban Đại Biểu nhiệm kỳ III (2015-2016)
Thành viên BQT
Phật tử
ĐÃ TIẾN CÚNG
Reputation: 100%
- Tham gia
- 5/5/14
- Bài viết
- 991
- Điểm tương tác
- 391
- Điểm
- 83
Nghĩ về câu nói : Càng nghèo càng cúng dường
Mới thoạt đầu nghe rất là chói tai và mộng mị. Thường thì muốn giàu thì phải chăm lo học tập, lao động và tiết kiệm thì mới giàu.
Nhưng đối với 1 người có đạo, thuần thành, hiểu Phật pháp thì họ sẽ có 1 cái nhìn , quán xét và ít phản ứng ngay , vì sao :
Vì trong đạo Phật thì bất cứ sự việc nào điều có nguyên nhân và kết quả, là trùng trùng duyên khởi từ quá khứ xuyên suốt đến hiện tại. Nếu hiện tại hôm nay chúng ta được như vầy, như vậy là do trùng trùng nhân duyên từ trước cộng với hành động hiện tại. Nếu một người giàu có là do nhân duyên từ trước họ làm những việc có lợi cho người,có ích cho xã hội bằng công sức và vật chất của họ nên họ được hưởng phước đó.
Chẳng hạn : 1 bài toán sẽ có 1 đáp số nhưng có nhiều cách giải. Nếu một người Thầy giỏi họ sẽ chỉ cho học trò nhiều cách giải, cách truyền đạt cũng trúng trọng tâm và dễ hiểu. Còn với bài toán đó nếu chỉ cách giải rườm rà, truyền đạt lang mang thì học trò sẽ khó hiểu , thậm chí không giải được hoặc sai.
Trở lại câu nói : Càng nghèo càng cúng dường , thay nói như vậy thì nên hướng dẫn, giảng nói cho Phật tử về nhân quả, về nhân duyên ở quá khứ, và hiện tại thì hướng dẫn họ tạo phước như chăm làm những việc lợi mình, lợi người, giúp đỡ người nghèo trong khả năng, có thể làm từ thiện , cúng dường từ số tiền nhỏ mà ta dành dụm vừa giúp đời vừa là người Phật tử hộ pháp ( vì tu sĩ không làm kinh tế để sống nên chỉ dựa vào sự cúng dường tự nguyện thập phương bất kể tôn giáo nào cũng vậy ), bên cạnh đó khuyên họ nên cố gắng lao động để thoát nghèo, còn nếu phước ít mà còn lười biếng thì càng nghèo.
Tóm lại, trong đạo Phật mọi cái trên đời đều do nhân duyên từ trước cộng với hành động thực tại . Là 1 người giàu có bên cạnh cố gắng làm ăn thì một yếu tố không thể thiếu đó là phước và ngược lại.
Mới thoạt đầu nghe rất là chói tai và mộng mị. Thường thì muốn giàu thì phải chăm lo học tập, lao động và tiết kiệm thì mới giàu.
Nhưng đối với 1 người có đạo, thuần thành, hiểu Phật pháp thì họ sẽ có 1 cái nhìn , quán xét và ít phản ứng ngay , vì sao :
Vì trong đạo Phật thì bất cứ sự việc nào điều có nguyên nhân và kết quả, là trùng trùng duyên khởi từ quá khứ xuyên suốt đến hiện tại. Nếu hiện tại hôm nay chúng ta được như vầy, như vậy là do trùng trùng nhân duyên từ trước cộng với hành động hiện tại. Nếu một người giàu có là do nhân duyên từ trước họ làm những việc có lợi cho người,có ích cho xã hội bằng công sức và vật chất của họ nên họ được hưởng phước đó.
Chẳng hạn : 1 bài toán sẽ có 1 đáp số nhưng có nhiều cách giải. Nếu một người Thầy giỏi họ sẽ chỉ cho học trò nhiều cách giải, cách truyền đạt cũng trúng trọng tâm và dễ hiểu. Còn với bài toán đó nếu chỉ cách giải rườm rà, truyền đạt lang mang thì học trò sẽ khó hiểu , thậm chí không giải được hoặc sai.
Trở lại câu nói : Càng nghèo càng cúng dường , thay nói như vậy thì nên hướng dẫn, giảng nói cho Phật tử về nhân quả, về nhân duyên ở quá khứ, và hiện tại thì hướng dẫn họ tạo phước như chăm làm những việc lợi mình, lợi người, giúp đỡ người nghèo trong khả năng, có thể làm từ thiện , cúng dường từ số tiền nhỏ mà ta dành dụm vừa giúp đời vừa là người Phật tử hộ pháp ( vì tu sĩ không làm kinh tế để sống nên chỉ dựa vào sự cúng dường tự nguyện thập phương bất kể tôn giáo nào cũng vậy ), bên cạnh đó khuyên họ nên cố gắng lao động để thoát nghèo, còn nếu phước ít mà còn lười biếng thì càng nghèo.
Tóm lại, trong đạo Phật mọi cái trên đời đều do nhân duyên từ trước cộng với hành động thực tại . Là 1 người giàu có bên cạnh cố gắng làm ăn thì một yếu tố không thể thiếu đó là phước và ngược lại.
Sửa lần cuối: