Chữ hiếu ở xứ người

SEN-HỒNG

Thành Viên Ban Tiếp Tân
Quản trị viên
Thượng toạ
Tham gia
25 Tháng 5 2009
Bài viết
258
Điểm tương tác
42
Điểm
28
Địa chỉ
Canada
Chữ hiếu ở xứ người

<table class="ctcPictureTable" align="left" border="0" cellpadding="0" cellspacing="0"><tbody><tr><td>
10a.jpg
</td></tr><tr align="center"><td>Minh họa: Văn Nguyễn</td></tr></tbody></table> Lãnh đạo đảo quốc Singapore, xếp trong nhóm 5 quốc gia giàu có nhất thế giới, đang đau đầu trước tình trạng ngày càng có nhiều con cái bỏ rơi cha mẹ ở tuổi xế chiều.
Báo Straits Times cho hay, trong năm 2007, Singapore có 109 trường hợp người cao tuổi nhờ đến sự giúp đỡ của chính quyền các cấp khi không còn lối thoát. Năm 2009, con số đó tăng đến 200. Trong vòng nửa đầu năm nay, có chừng 100 trường hợp như vậy. Không chỉ không lo được cho cha mẹ bữa cơm, chén thuốc, những đứa con này còn từ chối chu cấp tiền bạc, thậm chí cắt đứt liên lạc với các bậc sinh thành.
Cô R. không chồng, sống với người cha 80 tuổi. Cuộc sống của hai cha con gọi là tạm qua ngày với mức lương ít ỏi 600 SGD (9 triệu đồng)/tháng từ công việc gác cửa nhà giữ xe. (Tính theo GDP, trung bình thu nhập hàng tháng của mỗi công dân Singapore ở mức trên 4.000 SGD). Ngày kia, người cha phải nằm viện với mức phí 300 SGD/tháng, thì cô R. không kham nổi nữa, nên tìm đến tòa án nhờ can thiệp, buộc hai người em phải đóng góp lo cho cha. Tòa ra trát, nhưng cô em gái dứt khoát không thực hiện, còn cậu em trai thì chỉ chịu móc túi khi bị “gí” đến tận cùng.
Trường hợp khác là ông T., ly dị người vợ có 3 con với ông, và tái hôn với một phụ nữ khác. Nay ở tuổi 73, lại đau ốm, người vợ thứ hai thì không đi làm được, nên ông T. nhờ chính quyền truy tìm những đứa con của vợ trước để nhờ chúng giúp đỡ. Tuy nhiên, chính quyền không truy ra được, vì các con ông, nghe nói đều học hành thành tài, sống trong những căn nhà riêng chứ không ở nhà cho người có thu nhập thấp mà chính phủ quản lý.
Còn tình cảnh bà H., 88 tuổi, cũng đáng thương không kém. Túng quẫn, bà nhờ một dân biểu địa phương truy tìm cậu con trai tên A., nhưng không nhớ rõ tên đầy đủ của con! Địa phương bó tay và ra sức đùm bọc bà bằng khoản trợ cấp ít ỏi 50 SGD/tháng. Cuối cùng, bà cũng tìm được giấy khai sinh của A. và người ta tìm được ông. Hai vợ chồng ông A. đã đến dự buổi hòa giải do địa phương tổ chức, nhưng từ chối không giúp mẹ một đồng nào. Sau khi địa phương kiên trì thuyết phục thì ông mới chấp nhận chu cấp cho mẹ 100 SGD/tháng.
Bức xúc trước tình hình trên, 10 dân biểu đã đồng lòng soạn một dự luật sẽ được trình trước Quốc hội vào ngày 18.10 tới, nhằm bổ sung cho Đạo luật nuôi dưỡng cha mẹ hiện có. Dự luật đề nghị, trong trường hợp tòa ra trát buộc con cái thực hiện nghĩa vụ cấp dưỡng cho cha mẹ, nhưng con cái không chấp hành với lý do không có khả năng về kinh tế, thì tòa án được phép tiếp cận sổ sách của chính phủ để kiểm chứng tình trạng tài chính của người con, để có biện pháp chế tài.
Nhóm các dân biểu này cũng đề nghị cần có chương trình giáo dục công dân về lòng hiếu thảo.
Nghe mà xót xa!


Thục Minh (Thanh niên/ Văn phòng Singapore)
 
GÓP PHẦN LAN TỎA GIÁ TRỊ ĐẠO PHẬT

Ủng hộ Diễn Đàn Phật Pháp không chỉ là đóng góp vào việc duy trì sự tồn tại của Diễn Đàn Phật Pháp Online mà còn giúp cho việc gìn giữ, phát huy, lưu truyền và lan tỏa những giá trị nhân văn, nhân bản cao đẹp của đạo Phật.

Mã QR Diễn Đàn Phật Pháp

Ngân hàng Vietcombank

DUONG THANH THAI

0541 000 1985 52

Nội dung:Tên tài khoản tại diễn đàn - Donate DDPP(Ví dụ: thaidt - Donate DDPP)

Who read this thread (Total readers: 0)
    Bên trên