Chữ Hiếu trong Gia đình Hiện đại

Bạch Vân Nhi

Trưởng Ban Đại Biểu Thường Trực nhiệm kỳ III (thán
Phật tử
Tham gia
27 Tháng 5 2009
Bài viết
2,518
Điểm tương tác
888
Điểm
113
Địa chỉ
CANADA

Chữ Hiếu trong Gia đình Hiện đại


thumbnail.php


Tháng Bảy âm lịch, mùa Vu Lan cũng là mùa báo hiếu của con cái với Ông Bà, Cha Mẹ. Nhưng trong thời buổi coi trọng chủ nghĩa cá nhân, những căn hộ nhiều phòng, không gian bị chia nhỏ ngăn cách sự sum vầy, cuộc sống gấp gáp làm mọi người đều đổ xô vào việc thực hiện cho được mục tiêu cá nhân, nhiều người không còn cả thời gian quan tâm đến Ông Bà, Cha Mẹ.
Và nhiều người lý giải rằng, trong các gia đình hiện đại, không hẳn mọi thành viên đã hoàn toàn thờ ơ với chữ hiếu, nhưng biểu hiện của nó cũng có không ít điều thay đổi.

Theo nhiều nhà nghiên cứu về gia đình và các giá trị truyền thống, chữ hiếu về bản chất phải xuất phát từ tình cảm của con người. Trước hết, phải xuất phát từ tình cảm yêu thương, quan tâm, trách nhiệm và cách giáo dục của Bố Mẹ đối với con cái. Giúp con cái thẩm thấu, cảm nhận và trân trọng những giá trị đích thực của mối quan hệ huyết thống.


Nếu như chữ hiếu thời xưa mang nặng tính áp đặt, lễ nghi thái quá và cực đoan thì chữ hiếu thời hiện đại cần đi sâu vào gốc rễ, xây dựng tình cảm trong gia đình dựa trên tinh thần bình đẳng và dân chủ, sẻ chia, tâm lý. Nhiều gia đình nuôi dạy con tử tế nên con hiếu đễ với Cha Mẹ. Hiếu đễ với Bố Mẹ không chỉ là trách nhiệm mà còn là nghĩa vụ của mỗi người con.

Trong cuộc sống sôi động hiện nay hiếu nghĩa vẫn là nét đẹp của đạo lý làm người, nó không phụ thuộc vào hoàn cảnh và điều kiện sống mà do ý thức quyết định.
Một người đàn ông còn trẻ có Mẹ ở cùng vợ chồng nên vẫn dạy con cái về cách đối xử với Ông Bà. Đứa con của anh mỗi buổi tối trước khi đi ngủ luôn vào phòng tắt điện cho Bà, chúc Bà ngủ ngon. Khi Bà đau nhức xương thì biết xoa dầu đấm bóp. Những cử chỉ tuy nhỏ nhưng đó chính là chữ hiếu đang được nuôi dưỡng từng ngày.

Một người khác kể, dù bận rộn đến đâu, một năm ông đều dành hơn một tháng để về quê, tự tay nấu những món ăn Mẹ thích, trò chuyện và đưa Mẹ đi chơi. Các anh em của ông dù ở xa hay gần đều thu xếp công việc để luân phiên nhau và bao giờ cũng phải ít nhất một người có mặt bên cạnh Bà cụ thân sinh.

Ông tâm sự: Nếu thuê người, thuê dịch vụ chăm sóc thì gia đình ông cũng thừa sức, nhưng điều đó có làm bố mẹ họ sống vui vẻ những ngày cuối đời không?
Cuộc sống hiện đại ngày càng bận rộn hơn, mưu sinh cũng mệt nhọc hơn, nên mỗi thành viên trong gia đình luôn gấp gáp, mệt mỏi, bởi vậy sự báo hiếu về vật chất được thể hiện nhiều hơn. Điều đó chứng tỏ, quan niệm về chữ hiếu đã có nhiều đổi khác.Có những gia đình có Bố Mẹ ở xa, một năm về thăm đôi ba lần. Khi Bố Mẹ nhớ cháu, ra thăm thì vợ chồng con cái lại bận rộn nên chẳng thể chu đáo với Bố Mẹ.

Một anh có Mẹ ở xa từng tâm sự: Anh có công việc ổn định, lương khá, nên sắm sửa đồ đạc trong nhà, mua cho Mẹ cái này, cái kia. Ai cũng bảo anh có hiếu. Nhưng bản thân anh khi nghĩ Mẹ lủi thủi ra vào trong căn nhà rộng mà chạnh lòng. Có thể Bà tự hào, vui vì những điều anh làm nhưng anh cũng biết rằng điều Mẹ anh mong mỏi nhất là sự gần gũi, quan tâm, chăm sóc của con cái thì anh lại chưa làm được.

Nhiều người cũng đổ lỗi cho hoàn cảnh và tạo nên không ít chuyện đau lòng quanh chữ hiếu. Họ cho rằng, người làm con, cháu thời nay dần dần ít có thời gian để quan tâm, chăm sóc, thậm chí ăn với Bố Mẹ, Ông Bà bữa cơm đầm ấm hay ở bên cạnh lúc ốm đau nên chọn giải pháp thuê người giúp việc hoặc đưa Bố Mẹ vào trung tâm dưỡng lão để dành toàn tâm toàn lực cho công việc là thích hợp nhất.
Vì thế không ít người có con cái đông đủ nhưng lại ở với người giúp việc. Hàng tuần, hàng tháng con cái họ gửi cho Bố Mẹ ít tiền, coi như đã làm xong phận sự.

Nhưng đối với các bậc làm Cha, làm Mẹ, tiền không phải là tất cả... Bởi vật chất thì người già chẳng có nhu cầu gì nhiều, tinh thần mới là điều quan trọng.

Không ít người, lúc Bố Mẹ sống không hỏi han, họ chỉ còn biết khóc thật nhiều, làm đám tang thật lớn như một sự an ủi, ăn năn khi Bố Mẹ ra đi.
Tiếc rằng sự hiếu thuận... muộn màng ấy lại đang ngày càng phổ biến.
Theo: Kinh tế Đô thị
 
GÓP PHẦN LAN TỎA GIÁ TRỊ ĐẠO PHẬT

Ủng hộ Diễn Đàn Phật Pháp không chỉ là đóng góp vào việc duy trì sự tồn tại của Diễn Đàn Phật Pháp Online mà còn giúp cho việc gìn giữ, phát huy, lưu truyền và lan tỏa những giá trị nhân văn, nhân bản cao đẹp của đạo Phật.

Mã QR Diễn Đàn Phật Pháp

Ngân hàng Vietcombank

DUONG THANH THAI

0541 000 1985 52

Nội dung:Tên tài khoản tại diễn đàn - Donate DDPP(Ví dụ: thaidt - Donate DDPP)

Who read this thread (Total readers: 0)
    Bên trên