nguyenvanhoc2006

Con đường Nhất Thừa (Hành trình Chân Lý)

nguyenvanhoc2006

Ban Cố Vấn Chủ Đạo Diễn Đàn
Phật tử
Tham gia
2/12/06
Bài viết
5,891
Điểm tương tác
1,535
Điểm
113
Chiếu Thanh nói:
Theo CT thì:
Sáu căn tương tác với 6 trần chưa đủ đk sinh lục thức. Thức chỉ có khi mà đem so sánh cùng với bao thức khác trước đó đã lưu (save) và cố tình lưu.
Căn (1) + trần (1) = Ảnh (1), ảnh (1) nầy có trở thành thức (1) hay không khi ta só sánh với quá khứ (1') hoặc ta lưu giử nó để khi cần có cái mà đối chứng. Việc so sánh đối chứng hay lưu giữ, nhà Phật gọi là Hành

Bậc có chút đỉnh "Giác" bỏ túi thủ thân thì cũng so sánh, cũng đối chứng nhưng dừng việc lưu. Thủ diệt thì Hửu diệt, Hửu diệt thì Ái diệt, ...

Đó là chứng Vô ngã của nhị thừa vậy.

dut%20xich_zpsfeg66e4e.jpg



dut%20xich%202_zpsffiwszty.jpg

Kính !

Chào Chiếu Thanh ! Có phải Chiếu Thanh cho rằng :

_ Trong 12 nhân duyên (Vô minh - Hành - Thức - Danh Sắc - Lục nhập - Xúc - Thọ - Ái - Thủ - Hữu - Sanh - Lão Tử) như một sợi dây xích có 12 khoen liên tục kết nối, không đầu không đuôi, vì chúng làm nhân làm duyên cho nhau để thêu dệt nên vòng Sinh Tử Luân Hồi bất tận; bây giờ chúng ta chỉ cần phá vở một mắt xích "Hành" tức là nhìn ngó ghi nhận sự việc mà không "lưu trử" (save); thì sợi xích liền bị đứt đoạn, vô hiệu hoá chăng ?

Liệu có thật như vậy chăng ? Rằng chỉ cần "không lưu trử" gì thêm là hành giả đã chứng ngộ vô ngã rồi chăng ? Hay là "một sự trống rỗng vô nghĩa" mà Ý Thức (CÁI BỊ BIẾT) vẫn còn nguyên vẹn ở đó ?

Người chứng ngộ vô ngã là người biết rõ rằng "mình chỉ là khách trọ" tối đến rồi sáng lại đi, cớ sao lại lo cho cái nền gạch bẫn hay không bẫn, gương mờ với gương trong ?

(Giai đoạn này chỉ mới nói người chứng ngộ Vô Ngã, chưa nói đến vị "hành Nguyện độ sinh").
 
GÓP PHẦN LAN TỎA GIÁ TRỊ ĐẠO PHẬT

Ủng hộ Diễn Đàn Phật Pháp không chỉ là đóng góp vào việc duy trì sự tồn tại của Diễn Đàn Phật Pháp Online mà còn giúp cho việc gìn giữ, phát huy, lưu truyền và lan tỏa những giá trị nhân văn, nhân bản cao đẹp của đạo Phật.

Mã QR Diễn Đàn Phật Pháp

Ngân hàng Vietcombank

DUONG THANH THAI

0541 000 1985 52

Nội dung: Tên tài khoản tại diễn đàn - Donate DDPP (Ví dụ: thaidt - Donate DDPP)

Chiếu Thanh

Ban Đại Biểu nhiệm kỳ III (2015-2016)
Phật tử
Tham gia
26/10/06
Bài viết
1,343
Điểm tương tác
592
Điểm
113
Đó chỉ là "Dục như ý túc".
Giống như một người dùng cưa mà muốn cưa núi Tu Di ra làm hai, một người dùng thùng bự nhất có thể tát cạn nước biển, chứ nói gì chuyện làm đứt xích, hay chặt đứt sên.

Nhưng Phật lại dạy "Thủ diệt tức hửu diệt, hửu diệt tức ái diệt, ái diệt tức sanh diệt, sanh diệt tức lảo bịnh tử diệt, lảo bịnh tử diệt tức vô minh diệt,..." để làm gì?

Theo CT là :
1/ Để làm mõng dần, làm cạn dần nghiệp lực của chúng sanh.
2/ Quá trình hành là quá trình "lột xác" từ phàm thành Thánh, đỉnh cao là A La Hán.
3/ Chỉ có chúng sanh mỏng nghiệp lực, hoặc hàng Thánh mới có thể dự vào nhất thừa pháp của Phật.

Kính.
 

Thế Hùng

Registered
Phật tử
Tham gia
20/9/12
Bài viết
422
Điểm tương tác
196
Điểm
43
Kính bác Văn Học !

Con có đọc đoạn văn bản này của Đại Đức Rahula trong quyển "Đức Phật đã dạy những gì ?" :

Trước khi thực sự đi vào vấn đề Vô ngã, ta nên có một ý niệm sơ qua về luật duyên khởi. Nguyên tắc của lý thuyết này được tóm tắt trong một công thức gồm 4 dòng:

Cái này có, thì cái kia có (imasmim sati idamhoti).
Cái này sinh, thì cái kia sinh (imassuppàda idam uppajjati).
Cái này không, thì cái kia không (imasmim asati idam na hoti).
Cái này diệt, thì cái kia diệt (imassa nirodhà idam airujjhata)[3].

Theo nguyên tắc điều kiện tính, tương đối tính và tính hỗ tương tùy thuộc ấy, sự tiếp tục của đời sống và sự chấm dứt của nó được giải thích trong một công thức chi tiết gọi là duyên khởi, (nghĩa là sự sinh khởi có điều kiện hay duyên) gồm 12 yếu tố:

1- Vô minh (làm) duyên (cho) hành (những hoạt động cố ý hay nghiệp) (avijjàpaccayà samkhàvà).

2- Hành (làm) duyên (cho) thức (samkhàrapaccayà vinnànam).

3- Thức (làm) duyên (cho) danh sắc (những hiện tượng tâm lý và vật lý) (Vinnànapaccayà nàmarùpam).

4- Danh sắc (làm) duyên (cho) lục nhập (5 giác quan và ý thức) (Nàmarùpapaccayà salàyatanam).

5- Lục nhập (làm) duyên (cho) xúc (động chạm, tiếp xúc) (salàyatanapaccayà phasso).

6- Xúc (làm) duyên (cho) thọ (cảm giác) (phassapaccayà vedanà).

7- Thọ (làm) duyên (cho) ái (khao khát ham muốn) (vedanàpaccayàtanhà).

8- Ái (làm) duyên (cho) thủ (bám víu, giữ lấy) (Tanhapaccayà upàdànam).

9- Thủ (làm) duyên (cho) hũu (quá trình sinh ra và trở thành) (upàdànapaccayà bhavo).

10- Hữu (làm) duyên (cho) sinh (sự sống, sinh ra) (Bhavapaccayà jàti).

11- Sinh (làm) duyên (cho)

12- Lão (già) tử (chết) ưu bi khổ não (buồn lo đau đớn) (Jàtipaccayà jaràm maranam).

Ðây là quá trình theo đó sự sống đã phát sinh, tồn tại và tiếp diễn. Nếu ta đảo ngược công thức lại, ta sẽ đi đến sự chấm dứt của quá trình:

Vô minh diệt thì hành diệt, hành diệt thì thức diệt, thức diệt thì danh sắc diệt, danh sắc diệt thì lục nhập diệt v.v.. cho đến khi sinh lão, tử, ưu bi khổ não... diệt.

Cần nhớ rõ một điều rằng mỗi yếu tố trên đây đều vừa là nhân vừa là quả, nó vừa bị định đoạt bởi (paticcasamuppanna), và vừa làm điều kiện cho (paticcasamuppàda)[4]. Bởi thế chúng đều là tương đối, phụ thuộc lẫn nhau và liên quan với nhau, không có cái gì là tuyệt đối hay biệt lập, do đó mà Phật giáo không công nhận có "nguyên nhân đầu tiên" như ta đã thấy trước kia[5]. Duyên khởi nên xem như một vòng tròn, chứ không nên xem là một sợi xích[6].


Con thắc mắc : Không biết đảo ngược công thức là làm sao ? Vì lý do nào đảo ngược lại chấm dứt được quá trình ? Trong khi câu cuối lại nói " Duyên khởi nên xem như một vòng tròn, chứ không nên xem là một sợi xích"

Kính !
 

hoatihon

Cựu Thành Viên Diễn Đàn
Tham gia
1/4/12
Bài viết
2,688
Điểm tương tác
1,736
Điểm
113
Kính quý trưởng bối, kính bác Văn Học !

Để thư giãn một chút, con xin cho phép đăng một bản nhạc của nhạc sĩ Trịnh Công Sơn, bài Cát Bụi, hình như tác giả cũng muốn nói TA CHẲNG LÀ CÁI GÌ HẾT !

Kính !


<iframe src="https://www.youtube.com/embed/qtEh7--fHIM" allowfullscreen="" frameborder="0" height="315" width="560"></iframe>
 

Chiếu Thanh

Ban Đại Biểu nhiệm kỳ III (2015-2016)
Phật tử
Tham gia
26/10/06
Bài viết
1,343
Điểm tương tác
592
Điểm
113
Lấy ví dụ về Thức (thành lập như thế nào).
Tai ta nghe một đoạn nhạc, âm thứ 1 cho ra "thức 1" âm thứ 2 cho "thức 2" ... thứ "n" cho "thức n", nhạc hay, vì bởi là một chuổi kết hợp những "thức 1" + "thức 2" + "thức 3"+...+ "thức n" ... thành giai điệu , chứ thật ra tự nó "thức n" chẳng có gì là hay cả. Khi nào bạn đánh đờn chỉ một âm duy nhất bất kỳ (thức n) và nghe thử xem có "hay" không?
Và "cái hay" (hoặc dở) là THỨC UẨn.

Dỉ nhiên, thức uẩn còn có nhiều cách thành lập khác. Chúng ta cùng nhận xét một đoạn văn sau.

Thức uẩn : Nếu bị các sắc uẩn, thọ uẩn, tưởng uẩn, hành uẩn chi phối thì nó sẽ biến thành thức uẩn không phải là thức như thật thức. Như vậy, thức như thật thức đó chính là đoạn diệt sự chồng lấp của thức uẩn trong thức. Đây cũng chính là chuyển thức thành trí, là sự nhìn nhận từ thấy nghe hay biết 5 giác quan của như lý tác ý ( thành sở tác trí ) cho ra chánh tri, chánh kiến và lúc này chẳng còn trở lại thức nữa. Nhiều người, cho rằng cứ nắm lấy niệm niệm tương tục mà chuyển thức thánh trí, đó là sai lầm, cứ 1 chút là thức tức chúng sanh rối chút trí tức Phật, cứ tương tục mãi như thế thành Phật có nghĩa gì ? khi mà tí chúng sanh rồi tí Phật.

Do đó, người kiến tánh hay thấy tánh < thấy nghe hay biết> đều giống người bình thường cả, biết tất cả sắc thanh hương vị xúc pháp như người bình thường, nhưng cái nghĩa không phân biệt bây giờ nó mới đúng nghĩa của không phân biệt.

Nhiều người tưởng tri rằng, nhìn con Gà mà chẳng cho đó là con Gà là sai, sự tưởng tri hoàn toàn lệch lạc, dối người dối mình. Người kiến tánh vẫn phân biệt được thiện ác xấu đẹp, nhưng họ là người vô sự, cái nghĩa của vô sự là chẳng dính mắc, đi trong sắc thanh hương vị xúc pháp mà chẳng bị sắc thanh hương vị xúc pháp cuộc hạng.

Nhiều người cho rằng, cái nghĩa của vô sự là bịt mắt, bịt tai, để tránh trần cấu, thì cho là tịnh tướng đã được lập thì đồng với kiến tánh, như thế là sai lầm? vì đó là kháng tâm mà quán tịnh, chẳng phải chơn tịnh, chư Phật, chư Bồ tát các ngài là chơn tịnh, cái tịnh không bị trói buộc, vô ngại tự tại, đây là cái tịnh chơn thường của tự tánh Phật, không phải cái tịnh của kháng tâm mà trụ tịnh, rồi sanh tướng tịnh, lập tất cả công phu để có tịnh, mà bị tịnh trói. Kháng được tâm thì cho rằng tịnh, tí hết kháng tâm được thì hết tịnh, vậy tịnh kiểu này vô nghĩa, rồi lại tinh tinh lịch lịch trong cái tịnh tướng, sanh tướng chướng đạo, một niệm vô minh vẫn hoàn nguyên vô minh.

Như vậy, kiến tánh là cái nhìn từ thấy nghe hay biết trong suốt nhất, chẳng có ái thủ trong đó, để thấy rỏ điều này tôi xin dẫn chứng kinh Phật để chỉ ra:

Tiểu Bộ Kinh thuộc kinh pali :

Có nói rằng : Lúc ấy, đức Phật rời khỏi tịnh xá Kỳ Viên (Jetavana) đi trì bình khất thực tại Xá Vệ (Sāvatthi) thì có một vị bà-la-môn đã già, tên là Bāhiya Dāraciriva, đi tìm kiếm ngài để hỏi pháp. Khi ấy, đức Phật đang ôm bát đi vào giữa các xóm nhà thì Bāhiya Dāraciriva đến gần bên, cúi đầu xuống chân ngài:

- Bạch Thế Tôn! Thế Tôn hãy thuyết pháp cho con, Thiện Thệ hãy thuyết pháp cho con, nhờ vậy con có thể được hạnh phúc an lạc lâu dài.

- Nay là không phải thời, này Bāhiya! Ông không thấy là Như Lai đang đi trì bình khất thực đó sao?

- Con thấy, bạch Thế Tôn! Nhưng mạng sống của đức Thiện Thệ và mạng sống của chính con không biết là nó sẽ xảy ra lúc nào. Bởi vậy, mong Thế Tôn thuyết pháp cho con nghe.

Như thế, đức Phật đã từ chối lần thứ hai, lần thứ ba, sau đó, ngài đã thuyết ngắn gọn tinh yếu của giáo lý thoát khổ như sau:

“- Vậy này Bāhiya! Ông cần phải học tập như sau: Trong cái thấy, sẽ chỉ là cái thấy. Trong cái nghe, sẽ chỉ là cái nghe. Trong cái thọ tưởng, sẽ chỉ là cái thọ tưởng. Trong cái thức tri, sẽ chỉ là cái thức tri.
Như vậy, này Bāhiya! Nếu trong cái thấy, sẽ chỉ là cái thấy; trong cái nghe, sẽ chỉ là cái nghe; trong cái thọ tưởng, sẽ chỉ là cái thọ tưởng; trong cái thức tri, sẽ chỉ là cái thức tri – thì không có ông ở trong ấy, ông không là chỗ ấy (ý nói không có bản ngã của ông ở trong ấy, ví dụ khi một cảm thọ đau thì chỉ là một cảm thọ đau chứ không có cái gọi là “tôi đau” ở trong đó)! Do vậy, này Bāhiya! Ông không là đời này, ông không là đời sau, ông không là đời chặng giữa. Như vậy là đoạn tận khổ đau”.


Nhờ lời thuyết pháp tóm tắt này của Thế Tôn, tâm của Bāhiya Dāruciriya được giải thoát khỏi các lậu hoặc, không có chấp thủ.

Đức Phật rời chân không bao lâu thì nghe tin có một con bò điên đã húc chết lão bà-la-môn già, ngài bảo với chư vị tỳ-khưu:

Này các thầy tỳ-khưu! Hãy đến đấy, lấy thân xác Bāhiya Dāruciriya, đặt lên trên cái chõng, đem đi hỏa thiêu, rồi xây tháp lên trên. Lão bà-la-môn kia là một vị đồng phạm hạnh với các thầy đã qua đời!

Và thế là đức Phật tuyên bố Bāhiya Dāruciriya đã nhập Niết-bàn!
 

minhđịnh

Ban Đại Biểu nhiệm kỳ III (2015-2016)
Phật tử
Tham gia
18/9/11
Bài viết
1,036
Điểm tương tác
255
Điểm
63
Kính bác Văn Học !

Con có đọc đoạn văn bản này của Đại Đức Rahula trong quyển "Đức Phật đã dạy những gì ?" :

Trước khi thực sự đi vào vấn đề Vô ngã, ta nên có một ý niệm sơ qua về luật duyên khởi. Nguyên tắc của lý thuyết này được tóm tắt trong một công thức gồm 4 dòng:

Cái này có, thì cái kia có (imasmim sati idamhoti).
Cái này sinh, thì cái kia sinh (imassuppàda idam uppajjati).
Cái này không, thì cái kia không (imasmim asati idam na hoti).
Cái này diệt, thì cái kia diệt (imassa nirodhà idam airujjhata)[3].

Theo nguyên tắc điều kiện tính, tương đối tính và tính hỗ tương tùy thuộc ấy, sự tiếp tục của đời sống và sự chấm dứt của nó được giải thích trong một công thức chi tiết gọi là duyên khởi, (nghĩa là sự sinh khởi có điều kiện hay duyên) gồm 12 yếu tố:

1- Vô minh (làm) duyên (cho) hành (những hoạt động cố ý hay nghiệp) (avijjàpaccayà samkhàvà).

2- Hành (làm) duyên (cho) thức (samkhàrapaccayà vinnànam).

3- Thức (làm) duyên (cho) danh sắc (những hiện tượng tâm lý và vật lý) (Vinnànapaccayà nàmarùpam).

4- Danh sắc (làm) duyên (cho) lục nhập (5 giác quan và ý thức) (Nàmarùpapaccayà salàyatanam).

5- Lục nhập (làm) duyên (cho) xúc (động chạm, tiếp xúc) (salàyatanapaccayà phasso).

6- Xúc (làm) duyên (cho) thọ (cảm giác) (phassapaccayà vedanà).

7- Thọ (làm) duyên (cho) ái (khao khát ham muốn) (vedanàpaccayàtanhà).

8- Ái (làm) duyên (cho) thủ (bám víu, giữ lấy) (Tanhapaccayà upàdànam).

9- Thủ (làm) duyên (cho) hũu (quá trình sinh ra và trở thành) (upàdànapaccayà bhavo).

10- Hữu (làm) duyên (cho) sinh (sự sống, sinh ra) (Bhavapaccayà jàti).

11- Sinh (làm) duyên (cho)

12- Lão (già) tử (chết) ưu bi khổ não (buồn lo đau đớn) (Jàtipaccayà jaràm maranam).

Ðây là quá trình theo đó sự sống đã phát sinh, tồn tại và tiếp diễn. Nếu ta đảo ngược công thức lại, ta sẽ đi đến sự chấm dứt của quá trình:

Vô minh diệt thì hành diệt, hành diệt thì thức diệt, thức diệt thì danh sắc diệt, danh sắc diệt thì lục nhập diệt v.v.. cho đến khi sinh lão, tử, ưu bi khổ não... diệt.

Cần nhớ rõ một điều rằng mỗi yếu tố trên đây đều vừa là nhân vừa là quả, nó vừa bị định đoạt bởi (paticcasamuppanna), và vừa làm điều kiện cho (paticcasamuppàda)[4]. Bởi thế chúng đều là tương đối, phụ thuộc lẫn nhau và liên quan với nhau, không có cái gì là tuyệt đối hay biệt lập, do đó mà Phật giáo không công nhận có "nguyên nhân đầu tiên" như ta đã thấy trước kia[5]. Duyên khởi nên xem như một vòng tròn, chứ không nên xem là một sợi xích[6].


Con thắc mắc : Không biết đảo ngược công thức là làm sao ? Vì lý do nào đảo ngược lại chấm dứt được quá trình ? Trong khi câu cuối lại nói " Duyên khởi nên xem như một vòng tròn, chứ không nên xem là một sợi xích"

Kính !

Chào bạn Thế Hùng,

Trong khi chờ đợi bác Nguyenvanhoc giải thích câu hỏi của bạn,minh định không kìm được xin tham gia thảo luận câu hỏi này của bạn vì đây là phần minh định có thể nói là "thích" nhất trong các giáo lý của Đạo Phật.

Như bạn đã biết,lý Duyên Khởi nổi tiếng với bốn câu kệ trên,chỉ cần với bốn câu như vậy thôi là giáo lý của Đức Phật đã bao trùm và vượt lên tất cả các triết lý,tư tưởng của những vị khác,nó thậm chí bao trùm lên cả Khoa học nữa.

Cái này có thì cái kia có
Cái này không thì cái kia không
Cái này sanh thì cái kia sanh
Cái này diệt thì cái kia diệt

Bốn câu kệ này chính là tiêu biểu cho lý tưởng Trung Đạo mà Đức Phật đã tìm ra trong quá trình giác ngộ.Nó chỉ cho ta thấy rõ mối liên kết,sự tương hỗ,sự liên quan,sự tương tác của mọi sự vật và hiện tượng trên đời này.Từ vũ trụ vô cùng cho đến các hạt vật chất nhỏ nhất,từ những tư tưởng "phàm phu" cho đến những ý nghĩ của các Bậc Giải Thoát.Tất cả đều có liên quan và tác động qua lại với nhau để cùng tồn tại,cùng phát triển.Ví như có Ta Bà thì phải có Tịnh Độ,có Vọng Tâm thì phải có Chân Tâm,có Vô minh thì mới có Giải thoát,có phàm phu thì mới có Phật tánh...Những cái đó không phải là tư tưởng Nhị Nguyên mà đó chính là tư tưởng Trung Đạo vậy.Không có bất kỳ một sự vật-hiện tượng nào tự nhiên mà hình thành,tự nhiên mà tồn tại được một mình cả,tất cả đều có sự liên quan,tác động qua lại,là NHÂN_QUẢ của nhau,là Duyên Khởi của nhau.Chính vì thế mà Đức Phật mới nói : Trùng trùng Duyên Khởi.

Đó chính là cái vòng tuần hoàn lập đi lập lại bất tận ở bất cứ nơi nào,bất cứ thời gian nào.Nó không có điểm khởi đầu và kết thúc.Đó là qui luật,là NHÂN-QUẢ.

Công thức rất đơn giản :

Vì Vô minh(sinh)-->Hành -->Thức -->Danh sắc --> Lục căn -->Xúc -->Thọ -->Ái -->Thủ -->Hữu -->Sinh -->Lão tử -->Luân Hồi

Bây giờ,nếu muốn thoát khỏi Luân Hồi,thoát khỏi Sinh Tử thì chỉ cần làm ngược lại,tức là :

Vì Vô minh(diệt) --> Hành -->Thức --> Danh sắc --> Lục căn -->Xúc -->Thọ -->Ái -->Thủ -->Hữu -->Sinh -->Lão tử -->Giải Thoát

Nói đơn giản là như vậy cho dễ hình dung.Tức là nếu Vô minh không sinh ra thì một chuỗi những cái quả phía sau cũng không sinh ra.Hay có thể nói nếu ta diệt được Vô Minh thì tự nhiên chuỗi quả phía sau cũng bị diệt."Cái này sanh thì cái kia sanh,cái này diệt thì cái kia diệt" là vậy.

Và nó là một vòng tròn là vì :

Vô minh(sinh)-->Hành -->Thức -->Danh sắc --> Lục căn -->Xúc -->Thọ -->Ái -->Thủ -->Hữu -->Sinh -->Lão tử -->Luân Hồi --> Vô minh(sinh) --> ....-->Luân Hồi...

Vô minh(diệt) --> Hành -->Thức --> Danh sắc --> Lục căn -->Xúc -->Thọ -->Ái -->Thủ -->Hữu -->Sinh -->Lão tử -->Giải Thoát -->Vô minh(diệt) --> ... -->Giải Thoát ...

Đó chính là một vòng tuần hoàn bất tận,không có điểm khởi đầu và kết thúc.Cũng như vật chất cũng vậy,vật chất chịu sự vô thường do Thành-trụ-hoại-không,đó cũng là một vòng tuần hoàn bất tận,cứ sinh ra rồi lại diệt,diệt rồi lại sinh ra.

Ngày nay,các nhà Khoa học đã chứng minh vũ trụ của chúng ta được sinh ra từ một vụ nổ Big Bang.Và câu hỏi mà các nhà Khoa học đang thắc mắc,đang tìm kiếm là : trước Big Bang thì là gì ?

Hơn hai ngàn năm trước Đức Phật đã giải thích rất rõ :


Cái này Có thì cái kia Có

Cái này Không thì cái kia Không

Cái này Sanh thì cái kia Sanh

Cái này Diệt thì cái kia Diệt.


Thân.
 

nguyenvanhoc2006

Ban Cố Vấn Chủ Đạo Diễn Đàn
Phật tử
Tham gia
2/12/06
Bài viết
5,891
Điểm tương tác
1,535
Điểm
113
Kính cám ơn sự góp bài nhiệt tình của các bạn nhưng rất tiếc Vô Học phải di chuyển đi 6 bài để cho chủ đề không bị loãng quá.

Mong thông cảm.

_________________

Ở đây chúng ta còn có 2 vấn đề còn tồn đọng :

I .
Theo CT thì:
Sáu căn tương tác với 6 trần chưa đủ đk sinh lục thức. Thức chỉ có khi mà đem so sánh cùng với bao thức khác trước đó đã lưu (save) và cố tình lưu.
Căn (1) + trần (1) = Ảnh (1), ảnh (1) nầy có trở thành thức (1) hay không khi ta só sánh với quá khứ (1') hoặc ta lưu giử nó để khi cần có cái mà đối chứng. Việc so sánh đối chứng hay lưu giữ, nhà Phật gọi là Hành

Bậc có chút đỉnh "Giác" bỏ túi thủ thân thì cũng so sánh, cũng đối chứng nhưng dừng việc lưu. Thủ diệt thì Hửu diệt, Hửu diệt thì Ái diệt, ...

Đó là chứng Vô ngã của nhị thừa vậy.

Chúng ta thấy CT cho rằng chỉ cần nhìn và thấy, không so sánh hay lưu giữ, có so sánh lưu giữ thì mới trở thành Thức.

Rồi cũng chính CT tìm ra lời giải của vị Đại Đức nào đó (vì không thấy ghi tên) rất hay :

Người kiến tánh vẫn phân biệt được thiện ác xấu đẹp, nhưng họ là người vô sự, cái nghĩa của vô sự là chẳng dính mắc, đi trong sắc thanh hương vị xúc pháp mà chẳng bị sắc thanh hương vị xúc pháp cuộc hạng.

Như vậy là CT đã tự phá mê cho mình rồi đấy nhé ! (?)

-----------

II . Vấn đề thứ 2 là Lý Nhân Duyên (hay Thập Nhị Nhân Duyên), chúng ta thấy có được gợi ý 2 cách giải quyết :

1. Xem 12 nhân duyên như 12 khoen xích không đầu không đuôi (một vòng tròn khép kín không lối thoát) nhưng nếu chặt đi một mắt xích thì tất cả sẽ vô hiệu (ta sẽ thoát ?)

2.
Ðây là quá trình theo đó sự sống đã phát sinh, tồn tại và tiếp diễn. Nếu ta đảo ngược công thức lại, ta sẽ đi đến sự chấm dứt của quá trình:

Vô minh diệt thì hành diệt, hành diệt thì thức diệt, thức diệt thì danh sắc diệt, danh sắc diệt thì lục nhập diệt v.v.. cho đến khi sinh lão, tử, ưu bi khổ não... diệt.

Cách thứ 2 là "đảo ngược công thức" : Cái này diệt thì cái kia diệt, diệt đến cái thứ 12 thì hết chuyện.

Ấy da ! Vấn đề này thì hơi đau đầu đấy ! Vô Học xin thành thật nghĩ không ra làm thế nào để diệt cái này cái kia, hay là đảo ngược cái công thức gì đó ?

Thôi thì nói hàm hồ rằng : "Ôi ! đau cái đầu quá" rồi ôm đầu bỏ chạy. Hề hề ....! Vậy là V/h đã thoát được rồi ! Ra quán ngồi "uống cà phê" được rồi (cũng là thoát vậy !).

Nói đùa cho vui, chứ thiễn ý V/h cho rằng 12 nhân duyên vốn là bài toán không có đáp án (nếu ta cứ luẫn quẫn với nó), do vì không có lối thoát cho nên nghi tình ngày càng "đóng khối" (đây là Định đó !) cộng thêm chữ Duyên (Công Đức tu hành) nữa thì cái "U nhọt" này vở ra, chứng Vô Ngã ! (Không biết có phải như vậy không nữa ?).

Tóm lại, theo V/h thì Hành giả phải thấy được cái Vô Ngã tướng (tức là không thật sự có) của bất kỳ một Nhân Duyên nào (Sanh hay Lão, hay Tử hay Hành hay Thức, .....) và từ đó mọi chuyện trở nên .....hết chuyện.
 

hungcom

Registered
Phật tử
Tham gia
29/8/09
Bài viết
726
Điểm tương tác
342
Điểm
63
Kính bác Văn Học !

Con không dám nghi ngờ câu chuyện này :

"Tiểu Bộ Kinh thuộc kinh pali :

Có nói rằng : Lúc ấy, đức Phật rời khỏi tịnh xá Kỳ Viên (Jetavana) đi trì bình khất thực tại Xá Vệ (Sāvatthi) thì có một vị bà-la-môn đã già, tên là Bāhiya Dāraciriva, đi tìm kiếm ngài để hỏi pháp. Khi ấy, đức Phật đang ôm bát đi vào giữa các xóm nhà thì Bāhiya Dāraciriva đến gần bên, cúi đầu xuống chân ngài:

- Bạch Thế Tôn! Thế Tôn hãy thuyết pháp cho con, Thiện Thệ hãy thuyết pháp cho con, nhờ vậy con có thể được hạnh phúc an lạc lâu dài.

- Nay là không phải thời, này Bāhiya! Ông không thấy là Như Lai đang đi trì bình khất thực đó sao?

- Con thấy, bạch Thế Tôn! Nhưng mạng sống của đức Thiện Thệ và mạng sống của chính con không biết là nó sẽ xảy ra lúc nào. Bởi vậy, mong Thế Tôn thuyết pháp cho con nghe.

Như thế, đức Phật đã từ chối lần thứ hai, lần thứ ba, sau đó, ngài đã thuyết ngắn gọn tinh yếu của giáo lý thoát khổ như sau:

“- Vậy này Bāhiya! Ông cần phải học tập như sau: Trong cái thấy, sẽ chỉ là cái thấy. Trong cái nghe, sẽ chỉ là cái nghe. Trong cái thọ tưởng, sẽ chỉ là cái thọ tưởng. Trong cái thức tri, sẽ chỉ là cái thức tri.
Như vậy, này Bāhiya! Nếu trong cái thấy, sẽ chỉ là cái thấy; trong cái nghe, sẽ chỉ là cái nghe; trong cái thọ tưởng, sẽ chỉ là cái thọ tưởng; trong cái thức tri, sẽ chỉ là cái thức tri – thì không có ông ở trong ấy, ông không là chỗ ấy (ý nói không có bản ngã của ông ở trong ấy, ví dụ khi một cảm thọ đau thì chỉ là một cảm thọ đau chứ không có cái gọi là “tôi đau” ở trong đó)! Do vậy, này Bāhiya! Ông không là đời này, ông không là đời sau, ông không là đời chặng giữa. Như vậy là đoạn tận khổ đau”.

Nhờ lời thuyết pháp tóm tắt này của Thế Tôn, tâm của Bāhiya Dāruciriya được giải thoát khỏi các lậu hoặc, không có chấp thủ.

Đức Phật rời chân không bao lâu thì nghe tin có một con bò điên đã húc chết lão bà-la-môn già, ngài bảo với chư vị tỳ-khưu:

Này các thầy tỳ-khưu! Hãy đến đấy, lấy thân xác Bāhiya Dāruciriya, đặt lên trên cái chõng, đem đi hỏa thiêu, rồi xây tháp lên trên. Lão bà-la-môn kia là một vị đồng phạm hạnh với các thầy đã qua đời!

Và thế là đức Phật tuyên bố Bāhiya Dāruciriya đã nhập Niết-bàn!"


Nhưng con thắc mắc, vì sao lão bà-la-môn già, không kinh qua quá trình tu học Phật pháp gì cả, chẳng Giới Định Tuệ, Chẳng học Tứ Diệu Đế, Bát Thánh Đạo, Thập Nhị Nhân duyên gì cả, mà chỉ nghe đức Phật thuyết có mấy câu _ chỉ nghe qua một lần _ còn chúng con thì đọc đi đọc lại mãi _ mà đã đắc quả A La Hán, nhập Niết Bàn ?

Trong chuyện này còn có điều gì sâu kín mà chúng con chưa biết, nếu bác có biết, kính xin bác giải thích cho.
 

hungmq

Registered
Phật tử
Tham gia
27/5/14
Bài viết
503
Điểm tương tác
258
Điểm
43
Hi, thưa đạo hữu Hungcom,
Đức Phật thuyết pháp cho vị Bà la môn kia, đức Phật muốn nói rằng bận tâm làm chi, cái thấy chỉ là cái thấy, cái thọ tưởng chỉ là cái thọ tưởng, đau chỉ là đau, ông không là đời này, ông không là đời giữa cũng chẳng là đời sau v.v Và vị này hiểu ra đã buông xuống và câu này quan trọng này bạn " Nhờ lời thuyết pháp tóm tắt này của Thế Tôn, tâm của Bāhiya Dāruciriya được giải thoát khỏi các lậu hoặc, không có chấp thủ." Đó quan trọng đó, tu Phật cốt ở tâm, nhờ lời Phật giáo huấn vài câu, người đó đã lĩnh hội đưa vào cốt tuỷ của tâm và hiểu và buông xuống. Khi buông xuống rồi và không còn bất kỳ lưu luyến gì tức thành quả vị ngọt.
Còn chúng ta thì sao nhỉ ? Mãi chay theo một thứ bên ngoài, và cố gắng đưa vào bên trong, trong khi bên trong thì chật ních vì vậy mà khó đắc. Đọc nhiều kinh sách, hiểu nhiều kinh điển để làm chi ? khi mà nổi cáu nổi quặu với điều chướng tai gai mắt.

Này đạo hữu hungcom, bạn còn nhớ bài hành này chứ ?
Các hành là vô thường
Là pháp sinh diệt
sinh diệt diệt rồi
Niết bàn làm vui

Chúng ta không việc gì phải buồn hay thắc mắc vì không được như bà la môn kia đâu. vì thấy cũng chỉ là thấy, nghe cũng chỉ là nghe, quan trọng là ta ý. Cứ bình tĩnh
 

latuan

Cựu Thành Viên Diễn Đàn
Tham gia
15/4/15
Bài viết
1,256
Điểm tương tác
409
Điểm
83
Cám ơn bác vanhoc đã chỉ ra Bát nạn, đây là cái mà vodanh cần học hỏi và ghi nhớ.
Đây là phần hết sức quan trọng mà vodanh sẽ luôn luôn ghi nhớ từ nay về sau.
Những vấn nạn của lục đạo cũng chỉ nằm trong bát nạn này. Vậy nên vodanh cũng không so sánh các cõi trong lục đạo với nhau nữa, mà chỉ quan tâm mình vướng những nạn nào trong bát nạn mới là cần thiết.
Kính bác!

Xin hỏi bác nguyenvanhoc2006, vodanhladanh cùng các bậc trưởng bối, tiền bối hai câu hỏi "Thành Phật là thành gì? Thành Phật để làm gì?".
 

nguyenvanhoc2006

Ban Cố Vấn Chủ Đạo Diễn Đàn
Phật tử
Tham gia
2/12/06
Bài viết
5,891
Điểm tương tác
1,535
Điểm
113
Kính bác Văn Học !

Con không dám nghi ngờ câu chuyện này :

"Tiểu Bộ Kinh thuộc kinh pali :

Có nói rằng : Lúc ấy, đức Phật rời khỏi tịnh xá Kỳ Viên (Jetavana) đi trì bình khất thực tại Xá Vệ (Sāvatthi) thì có một vị bà-la-môn đã già, tên là Bāhiya Dāraciriva, đi tìm kiếm ngài để hỏi pháp. Khi ấy, đức Phật đang ôm bát đi vào giữa các xóm nhà thì Bāhiya Dāraciriva đến gần bên, cúi đầu xuống chân ngài:

- Bạch Thế Tôn! Thế Tôn hãy thuyết pháp cho con, Thiện Thệ hãy thuyết pháp cho con, nhờ vậy con có thể được hạnh phúc an lạc lâu dài.

- Nay là không phải thời, này Bāhiya! Ông không thấy là Như Lai đang đi trì bình khất thực đó sao?

- Con thấy, bạch Thế Tôn! Nhưng mạng sống của đức Thiện Thệ và mạng sống của chính con không biết là nó sẽ xảy ra lúc nào. Bởi vậy, mong Thế Tôn thuyết pháp cho con nghe.

Như thế, đức Phật đã từ chối lần thứ hai, lần thứ ba, sau đó, ngài đã thuyết ngắn gọn tinh yếu của giáo lý thoát khổ như sau:

“- Vậy này Bāhiya! Ông cần phải học tập như sau: Trong cái thấy, sẽ chỉ là cái thấy. Trong cái nghe, sẽ chỉ là cái nghe. Trong cái thọ tưởng, sẽ chỉ là cái thọ tưởng. Trong cái thức tri, sẽ chỉ là cái thức tri.
Như vậy, này Bāhiya! Nếu trong cái thấy, sẽ chỉ là cái thấy; trong cái nghe, sẽ chỉ là cái nghe; trong cái thọ tưởng, sẽ chỉ là cái thọ tưởng; trong cái thức tri, sẽ chỉ là cái thức tri – thì không có ông ở trong ấy, ông không là chỗ ấy (ý nói không có bản ngã của ông ở trong ấy, ví dụ khi một cảm thọ đau thì chỉ là một cảm thọ đau chứ không có cái gọi là “tôi đau” ở trong đó)! Do vậy, này Bāhiya! Ông không là đời này, ông không là đời sau, ông không là đời chặng giữa. Như vậy là đoạn tận khổ đau”.

Nhờ lời thuyết pháp tóm tắt này của Thế Tôn, tâm của Bāhiya Dāruciriya được giải thoát khỏi các lậu hoặc, không có chấp thủ.

Đức Phật rời chân không bao lâu thì nghe tin có một con bò điên đã húc chết lão bà-la-môn già, ngài bảo với chư vị tỳ-khưu:

Này các thầy tỳ-khưu! Hãy đến đấy, lấy thân xác Bāhiya Dāruciriya, đặt lên trên cái chõng, đem đi hỏa thiêu, rồi xây tháp lên trên. Lão bà-la-môn kia là một vị đồng phạm hạnh với các thầy đã qua đời!

Và thế là đức Phật tuyên bố Bāhiya Dāruciriya đã nhập Niết-bàn!"


Nhưng con thắc mắc, vì sao lão bà-la-môn già, không kinh qua quá trình tu học Phật pháp gì cả, chẳng Giới Định Tuệ, Chẳng học Tứ Diệu Đế, Bát Thánh Đạo, Thập Nhị Nhân duyên gì cả, mà chỉ nghe đức Phật thuyết có mấy câu _ chỉ nghe qua một lần _ còn chúng con thì đọc đi đọc lại mãi _ mà đã đắc quả A La Hán, nhập Niết Bàn ?

Trong chuyện này còn có điều gì sâu kín mà chúng con chưa biết, nếu bác có biết, kính xin bác giải thích cho.

Xin chào hungcom và các bạn !

Theo ngu ý của Vô Học thì chuyện này không có gì khó hiểu :

1. _ Cùng một câu hỏi về Toán chẳng hạn, mà bạn hỏi bạn mình, cùng một câu đáp giống như bạn mình đã trả lời, nhưng từ miệng một vị Giáo Sư thì sự hiểu bài của bạn cũng khác nhau phải không ?!
Đây là vấn đề đặt niềm tin (không nghi ngờ).

2. _ Bạn có công nhận đức Phật là "biển Đại Công Đức" không ?! Bậc Đại Công Đức lời nói ra phải có trọng lượng khác chứ ?!

Ánh sáng của cây đèn lồng so với ánh sáng của tia laser, cái nào có tác dụng mạnh mẽ hơn ?

3. _ Sự thị hiện Hoá Thân Đức Phật Thích Ca là ảnh hiện của Viên Mãn Công Đức Báo Thân Đại Nhật Phật.

Nếu có chúng sinh nào may mắn đứng bên đường đưa ánh mắt ngưỡng mộ khi Hoá thân Phật đi khất thực ngang qua, chúng sinh ấy có thể tức khắc được sinh Thiên (không qua tu tập gì cả), trong tương lai sẽ gặp lại chánh pháp Phật và thành Chánh Giác. Sự gieo duyên kết duyên quan trọng lắm, bởi vậy cho nên đức Phật và Chư Tăng ngày ngày đi khất thực. Chuyện giải quyết cái ăn là chuyện nhỏ, mà chuyện gieo duyên lành mới là chuyện lớn.

Nếu có một chúng sinh nào khởi tâm cầu đạo, đến trước vị Hoá thân Phật, không nói gì chỉ im lặng, "tâm tâm tương ưng" và rồi chúng sinh ấy vẫn có thể đương nhiên rủ bỏ trần cấu, tất cả CÁI BỊ BIẾT nó rơi rụng đâu mất, chỉ còn lại CÁI BIẾT CHÂN NHƯ TÂM mà thôi. Đây là thần lực bất khả tư nghì của Chư vị Đại Giác Ngộ.

4. _ Chúng ta biết đạo Phật, chỉ là biết phần nổi của tảng băng (qua Giáo Hội nhân gian, qua Tam Tạng Kinh điễn) thực ra Đạo Phật còn phần không hiễn thị, không thể nói mênh mông gấp vạn triệu lần hiện tướng mà ta biết.

Chúng ta đều có biết, một lần đức Phật cầm một nắm lá rừng mà tuyên bố : "Điều mà ta đã dạy cho các Thầy chỉ như nắm lá trong tay, còn điều mà ta chứng biết như lá của rừng vô biên".

Thật vậy ! Chúng ta chỉ biết đạo Phật qua HIỄN GIÁO, chúng ta không biết ĐÀ LA NI TẠNG của đạo Phật (tạm gọi là Mật Giáo).

Đà La Ni Tạng có sức mạnh thu nhiếp (độ sinh) Bất khả tư nghì.

(Bất khả tư nghì nghĩa là Không thể nghĩ bàn, bởi cái nghĩ cái bàn của chúng ta chỉ dựa trên những suy nghĩ cạn cợt, những hiểu biết sai lầm, những định kiến, logic loằng ngoằng con đẻ của Vô minh mà thôi)

 

nguoidienhocphat

Registered
Phật tử
Tham gia
25/3/15
Bài viết
175
Điểm tương tác
117
Điểm
43
Xin hỏi bác nguyenvanhoc2006, vodanhladanh cùng các bậc trưởng bối, tiền bối hai câu hỏi "Thành Phật là thành gì? Thành Phật để làm gì?".

Thành Phật nghĩa là giác ngộ hoàn toàn (giác ngộ viên mãn), có cái thấy chân thật tất cả mọi sự việc hiện tượng. Thành Phật để giáo hóa cứu độ chúng sanh.
 

nguyenvanhoc2006

Ban Cố Vấn Chủ Đạo Diễn Đàn
Phật tử
Tham gia
2/12/06
Bài viết
5,891
Điểm tương tác
1,535
Điểm
113
Xin hỏi bác nguyenvanhoc2006, vodanhladanh cùng các bậc trưởng bối, tiền bối hai câu hỏi "Thành Phật là thành gì? Thành Phật để làm gì?".

Hân hoan chào đón bạn latuan tham gia Diễn Đàn này !

Bạn ơi ! Chủ đề của chúng ta đang triễn khai ở giai đoạn NHỊ THỪA, sao bạn không hỏi : "Thành A La Hán là thành gì ? Thành ra làm sao ? Thành A La Hán để làm gì ?" Chuyện thành Phật sau này hãy bàn nhé !

Mến !
 

latuan

Cựu Thành Viên Diễn Đàn
Tham gia
15/4/15
Bài viết
1,256
Điểm tương tác
409
Điểm
83
Vâng bác nguyenvanhoc2006! Vậy latuan xin hỏi những câu hỏi mà bác đã gợi ý cho latuan để biết thêm về đạo Phật. Latuan đi lạc vào diễn đàn, hẳn là có chút duyên nên lấy làm hoan hỷ, do vậy nên mới mở lời để biết đại ý Phật pháp nơi diễn đàng để về sau tránh việc buông lời mạo phạm các vị trưởng bối. Cảm ơn bác đã hoan hỷ trả lời.
 

hungcom

Registered
Phật tử
Tham gia
29/8/09
Bài viết
726
Điểm tương tác
342
Điểm
63


Xin chào hungcom và các bạn !

Theo ngu ý của Vô Học thì chuyện này không có gì khó hiểu :

1. _ Cùng một câu hỏi về Toán chẳng hạn, mà bạn hỏi bạn mình, cùng một câu đáp giống như bạn mình đã trả lời, nhưng từ miệng một vị Giáo Sư thì sự hiểu bài của bạn cũng khác nhau phải không ?!
Đây là vấn đề đặt niềm tin (không nghi ngờ).

2. _ Bạn có công nhận đức Phật là "biển Đại Công Đức" không ?! Bậc Đại Công Đức lời nói ra phải có trọng lượng khác chứ ?!

Ánh sáng của cây đèn lồng so với ánh sáng của tia laser, cái nào có tác dụng mạnh mẽ hơn ?

3. _ Sự thị hiện Hoá Thân Đức Phật Thích Ca là ảnh hiện của Viên Mãn Công Đức Báo Thân Đại Nhật Phật.

Nếu có chúng sinh nào may mắn đứng bên đường đưa ánh mắt ngưỡng mộ khi Hoá thân Phật đi khất thực ngang qua, chúng sinh ấy có thể tức khắc được sinh Thiên (không qua tu tập gì cả), trong tương lai sẽ gặp lại chánh pháp Phật và thành Chánh Giác. Sự gieo duyên kết duyên quan trọng lắm, bởi vậy cho nên đức Phật và Chư Tăng ngày ngày đi khất thực. Chuyện giải quyết cái ăn là chuyện nhỏ, mà chuyện gieo duyên lành mới là chuyện lớn.

Nếu có một chúng sinh nào khởi tâm cầu đạo, đến trước vị Hoá thân Phật, không nói gì chỉ im lặng, "tâm tâm tương ưng" và rồi chúng sinh ấy vẫn có thể đương nhiên rủ bỏ trần cấu, tất cả CÁI BỊ BIẾT nó rơi rụng đâu mất, chỉ còn lại CÁI BIẾT CHÂN NHƯ TÂM mà thôi. Đây là thần lực bất khả tư nghì của Chư vị Đại Giác Ngộ.

4. _ Chúng ta biết đạo Phật, chỉ là biết phần nổi của tảng băng (qua Giáo Hội nhân gian, qua Tam Tạng Kinh điễn) thực ra Đạo Phật còn phần không hiễn thị, không thể nói mênh mông gấp vạn triệu lần hiện tướng mà ta biết.

Chúng ta đều có biết, một lần đức Phật cầm một nắm lá rừng mà tuyên bố : "Điều mà ta đã dạy cho các Thầy chỉ như nắm lá trong tay, còn điều mà ta chứng biết như lá của rừng vô biên".

Thật vậy ! Chúng ta chỉ biết đạo Phật qua HIỄN GIÁO, chúng ta không biết ĐÀ LA NI TẠNG của đạo Phật (tạm gọi là Mật Giáo).

Đà La Ni Tạng có sức mạnh thu nhiếp (độ sinh) Bất khả tư nghì.

(Bất khả tư nghì nghĩa là Không thể nghĩ bàn, bởi cái nghĩ cái bàn của chúng ta chỉ dựa trên những suy nghĩ cạn cợt, những hiểu biết sai lầm, những định kiến, logic loằng ngoằng con đẻ của Vô minh mà thôi)




55147677-quyennl2104iceberg2.jpg



4. _ Chúng ta biết đạo Phật, chỉ là biết phần nổi của tảng băng (qua Giáo Hội nhân gian, qua Tam Tạng Kinh điễn) thực ra Đạo Phật còn phần không hiễn thị, không thể nói, mênh mông gấp vạn triệu lần hiện tướng mà ta biết.
 

Thanh Trúc

Registered
Phật tử
Tham gia
18/10/13
Bài viết
390
Điểm tương tác
187
Điểm
43


Hân hoan chào đón bạn latuan tham gia Diễn Đàn này !

Bạn ơi ! Chủ đề của chúng ta đang triễn khai ở giai đoạn NHỊ THỪA, sao bạn không hỏi : "Thành A La Hán là thành gì ? Thành ra làm sao ? Thành A La Hán để làm gì ?" Chuyện thành Phật sau này hãy bàn nhé !

Mến !

Kính bác Văn Học ! Những điều bác gợi ý hình như không "đả ngứa" cho bác latuan cho nên bác ấy không hỏi, nhưng với chúng con thì như "nắng hạn chờ mưa" xin bác khai triễn giải thích dùm chỗ này :

"Thành A La Hán là thành gì ? Thành ra làm sao ? Thành A La Hán để làm gì ?"

Kính !
 

nguyenvanhoc2006

Ban Cố Vấn Chủ Đạo Diễn Đàn
Phật tử
Tham gia
2/12/06
Bài viết
5,891
Điểm tương tác
1,535
Điểm
113
Kính bác Văn Học ! Những điều bác gợi ý hình như không "đả ngứa" cho bác latuan cho nên bác ấy không hỏi, nhưng với chúng con thì như "nắng hạn chờ mưa" xin bác khai triễn giải thích dùm chỗ này :

"Thành A La Hán là thành gì ? Thành ra làm sao ? Thành A La Hán để làm gì ?"

Kính !

Chào quý đạo hữu và Thanh Trúc !

Các bạn cũng thấy rồi đó, vị Bà La Môn già không mất nhiều năm tháng tu học Tứ Diệu Đế, Bát Thánh Đạo gì cả, chỉ cần (dĩ nhiên có sự gia hộ của đức Phật) "thả trôi sông" những cái "không phải mình" (Kinh nói "không nhận giặc làm con nữa") thì cái còn lại "thật sự là mình" _ bản lai diện mục.

Đức Phật xác định "vị này đã nhập Niết Bàn", đồng nghĩa là đã đắc quả A La Hán. A La Hán thực chất chỉ là giả danh để chỉ vị không còn mê lầm "nhận giặc _ Ý Thức _ làm con nữa" mà thôi.

Vì vậy cho nên câu "Thành A La Hán là thành gì ?" là câu hỏi sai từ đầu. Bởi "Cái Ta giả" rơi rụng, "Cái Ta thật" còn lại; ta đâu thể nói cái Ta thật từ cái Ta giả mà thành, không có chuyện thành hay trở thành gì cả. Cũng như người mõi mắt thấy hoa đốm trôi nổi trước mặt, dụi mắt nhìn kỹ không thấy hoa đốm ở đâu nữa, ta không thể nói "Hoa đốm đã mất, hay hoa đốm đã tan biến vào hư không, hay hoa đốm trở thành hư không". Hoa đốm là cái giả sinh, cho nên nó không thể thành cái gì. Như khi có ánh sáng thì bóng tối mất, nhưng thực chất thì bóng tối nào có Có đâu mà mất.

"Thành ra làm sao ?"

Câu trên nói "không có chuyện thành kia mà !", nhưng an trụ hẵn trong tánh Giác là nhập Niết Bàn, còn khi chưa nhập Niết Bàn thì "Cái Ta giả" vẫn còn nhiều phiền toái vấn vướng, cái này gọi là "DƯ SINH", DƯ SINH là cái sống giả còn vương đọng nơi trần thế, nơi cõi mộng ảo này.

"Thành để làm gì ?"

Ở trên chúng ta đã nói "Thấy có Thành đã là một sự sai lầm rồi", cho nên câu hỏi này bây giờ trở nên ngớ ngẩn hết sức.

Các bạn có đồng ý như vậy không ?
 

Chiếu Thanh

Ban Đại Biểu nhiệm kỳ III (2015-2016)
Phật tử
Tham gia
26/10/06
Bài viết
1,343
Điểm tương tác
592
Điểm
113
Kính Bác VH ! Cho CT hõi : Con đường nhất thừa là "đây" chăng?
Nhận rỏ& "bãn lai diện mục" thì còn làm gì nửa?
Kính !
 

nguyenvanhoc2006

Ban Cố Vấn Chủ Đạo Diễn Đàn
Phật tử
Tham gia
2/12/06
Bài viết
5,891
Điểm tương tác
1,535
Điểm
113
Kính Bác VH ! Cho CT hỏi : Con đường nhất thừa là "đây" chăng?

Chào Chiếu Thanh và quý đạo hữu !

Con đường Nhất Thừa là từ mà đức Phật đã dùng trong Kinh Đại Thừa Diệu Pháp Liên Hoa, với ẫn dụ :

_ Có đám trẻ nô đùa trong "căn nhà lửa", nói gì bọn chúng cũng không bỏ vào tai, Ông Trưởng giả mới la lên rằng : "Ở ngoài cổng, cha có rất nhiều đồ chơi, nào là xe dê, xe hươu, xe nai; các con hãy mau ra lấy mà chơi". Khi lũ trẻ đã an toàn bên ngoài rồi, ông Trưởng giả cho bọn chúng đứa nào cũng được xe trâu trắng _ giá trị hơn hết.

Quý bạn ơi ! đoạn Kinh văn trên muốn nói rằng : "Xe dê, xe hươu, xe nai chỉ là thuận hợp với tâm ý trẻ thơ của chúng ta. Ba xe dụ cho 3 Thừa (Tiểu Thừa, Quyền Thừa, Đại Thừa), xe trâu trắng dụ cho Nhất Thừa Pháp Hoa _ tức con đường dẫn đến Chân Lý Tuyệt Đối".

Khi không mà nói đến Chân Lý Tuyệt Đối liền thì chúng ta "bỏ ngoài tai" mà thôi, cho nên đức Phật mới phương tiện, gợi ý một "điểm đến" gần gủi, đó là cái "mốc" : GIẢI THOÁT SINH TỬ LUÂN HỒI.

Nhận ra MÌNH KHÔNG CÓ SINH TỬ LUÂN HỒI là đã vượt ra khỏi mấy chục tầng Trời rồi, đắc Niết Bàn an lạc, sướng quá rồi !

Nhưng, chặng này chỉ là thành tựu đầu tiên trên hành trình đến Chân Lý Tuyệt Đối mà thôi, đức Phật gọi là "Hoá thành" tức chỉ là trạm dừng chân _ nghỉ khoẻ rồi đi tiếp _ chứ nào có phải là điểm đến mà Phật muốn dẫn chúng ta đến đâu. (Mà chư vị A La Hán, hàng Nhị Thừa đã có 5000 vị tưởng rằng "Học Phật bao nhiêu đó đã đủ" bèn đứng dậy lạy Phật cáo lui.)

NHẤT THỪA ví như toàn thể con voi, CHỨNG VÔ NGÃ, ĐẮC NIẾT BÀN ví như chỉ mới biết được vành tai voi _ tức là một chi tiết nhỏ trên tổng thể _ có gì to tát lắm đâu. Hành trình Chân Lý hãy còn dài lắm.

Thật là đáng buồn, khi ngày nay có nhiều vị học lóm cái thuyết Vô Ngã, thấy mang máng cái KHÔNG TA rồi bèn "nói Thánh nói Tướng", "xem Trời bằng vung".

Giả sử Hành giả có thực chứng CÁI CHÂN LÝ VÔ NGÃ đi chăng nữa, cũng chỉ là "vết cây quào trên lưng voi" (so với Chân Lý Tuyệt Đối mà đức Phật muốn chúng ta Ngộ Nhập). Điều mà hành giả tưởng tri có gì to tát lắm đâu, sao lại : "Phóng bút đoạt nhân tâm. Cuồng ngôn bình thiên hạ" ?


Nhận rỏ& "bãn lai diện mục" thì còn làm gì nửa?

Câu hỏi này xin hẹn Chiếu Thanh bài kế tiếp, vì nó là "khúc quanh" quan trọng, như bức ảnh đã minh hoạ :


[NEN="http://i485.photobucket.com/albums/rr217/giomuathu54/con%20duong%20nhat%20thua_zpspfft5rmm.jpg"].



















.[/NEN]
 
GÓP PHẦN LAN TỎA GIÁ TRỊ ĐẠO PHẬT

Ủng hộ Diễn Đàn Phật Pháp không chỉ là đóng góp vào việc duy trì sự tồn tại của Diễn Đàn Phật Pháp Online mà còn giúp cho việc gìn giữ, phát huy, lưu truyền và lan tỏa những giá trị nhân văn, nhân bản cao đẹp của đạo Phật.

Mã QR Diễn Đàn Phật Pháp

Ngân hàng Vietcombank

DUONG THANH THAI

0541 000 1985 52

Nội dung: Tên tài khoản tại diễn đàn - Donate DDPP (Ví dụ: thaidt - Donate DDPP)

Top