Con đường Nhất Thừa (Hành trình Chân Lý)

nguyenvanhoc2006

Ban Cố Vấn Chủ Đạo Diễn Đàn
Phật tử
Tham gia
2 Thg 12 2006
Bài viết
5,891
Điểm tương tác
1,535
Điểm
113


Chào Chiếu Thanh và quý đạo hữu !

Chiếu Thanh đã viết:
Nhận rỏ& "bãn lai diện mục" thì còn làm gì nửa?



Câu hỏi này xin hẹn Chiếu Thanh bài kế tiếp, vì nó là "khúc quanh" quan trọng, như bức ảnh đã minh hoạ :


[NEN="http://i485.photobucket.com/albums/rr217/giomuathu54/con%20duong%20nhat%20thua_zpspfft5rmm.jpg"].



















.[/NEN]

Kính quý đạo hữu !

Với chúng ta thì vị A La Hán _ bậc đã Giải Thoát Sinh Tử Luân Hồi _ bậc đã thoát ngoài 6 cõi _ bậc đã an trụ Hữu Dư Y Niết Bàn _ là vị Thánh tôn quý (Ứng Cúng); nhưng đối với đức Phật thì những vị nhận ra Bản Thể Tâm rồi cứ theo đó mà nhập Niết Bàn (không làm gì nữa) là điều đáng trách.

Bởi như đứa con lâu nay lưu lạc trong rừng rậm Malaysia bây giờ lần mò tìm về quê cha đất tổ, về tới ải Đồng Quan thấy cột mốc (quốc giới) ghi chữ VIỆT NAM, mừng rỡ khóc oà "Tôi đã về Việt Nam được rồi", người ấy cất một cái chòi tranh ở lại tại đó, cho là mình đã về tới Việt Nam rồi. Thật đáng thương !

Lại nữa ví như người đi tìm đảo Châu Báu, chèo thuyền ra đảo Phú Quý, đến nơi nhặt được một vài viên Kim Cương (do những người vượt biên làm rớt lại), liền cho rằng "tôi đã đến được đảo Châu Báu".

Trong Kinh Pháp Hoa có ví dụ về "gả cùng tử" được nhận vào làm tôi tớ giúp việc linh tinh trong nhà ông Trưởng giả, đã lấy làm mãn nguyện (vì từ nay đã có chỗ ăn chỗ ngủ chỗ làm việc). Không đâu, Ông Trưởng Giả muốn trao hết gia tài lại cho kẻ lang thang kia, nhưng hiện tại ý chí phấn đấu vươn lên của hắn quá cùn lụt, hắn chỉ mong có chỗ ăn chỗ ngủ là đã vừa bụng rồi.

Cái mà đức Phật muốn truyền trao cho chúng ta là CHÂN LÝ TUYỆT ĐỐI, chớ không phải chỉ là nhận ra "chủ nhân ông" _ Bản Lai Diện Mục.

Cho nên trong Kinh Pháp Hoa đức Phật quở hàng Nhị Thừa tự đủ dữ lắm, đức Phật gọi những vị ấy là "chồi khô mộng lép".

Nếu ai thấy Bản Thể Tâm cũng nhàm chán thế gian để nhập Niết Bàn thì đạo Phật sẽ dần "tuyệt giống" mà thôi, những chúng sinh chưa thấy Chân Lý sẽ mãi ở trong "đêm dài mộng tưởng" mà không ai đánh thức.

Thử ai có hỏi Vị đã chứng ngộ Bản Thể Tâm : "Ông có biết hết Phật pháp chăng ?" Trả lời : "Không, mà biết hết để chi ? tôi không cần biết hết, tôi chỉ biết rằng : tôi hạnh phúc ở chỗ riêng, Trời không hay đất không biết, Diêm Vương muốn kiếm tôi thì không thấy tôi ở đâu hết, Tử thần thì tôi đã vĩnh biệt ổng rồi !"

Thử ai có hỏi Vị đã chứng ngộ Bản Thể Tâm : "Ông có thể tuỳ ý cứu độ chúng sinh hay không ? Ông có bất lực khi thấy chúng sinh đau khổ mà không có cách nào cứu được hay không ?" Vị ấy trả lời : "Chúng sinh Nhân nào Quả nấy, tôi không thể can thiệp gì được, ai có duyên lành đến với tôi thì tôi dạy cho một ít, rồi sau đó thành hay bại là do phước nghiệp của kẻ ấy, tôi không có trách nhiệm gì nữa".

Các bạn cũng thấy đó vị A La hán hãy còn lù mù rất nhiều nhưng không quan tâm, các Ngài chỉ nắm lấy điểm then chốt, căn bản của Phật pháp là chứng Vô Ngã, còn ngoài ra các Ngài KHÔNG CẦN BIẾT.

Các bạn cũng thấy đó vị A La hán hãy còn nhiều bất lực trong việc độ sinh, nhưng các Ngài cho là Nghiệp chướng của chúng sinh là vậy, "ai làm nấy hưởng" (ai không chịu làm chịu tu thì chết đừng có than).

Mà đức Phật thì muốn chư vị đã chứng ngộ Bản Thể Tâm hãy dũng mãnh đứng lên đi tiếp, điều mà họ chứng biết chỉ mới là "đến cửa" chứ nào phải trọn vẹn đâu.

Đức Phật thì muốn chư vị đã chứng ngộ Bản Thể Tâm hãy Phát Bồ Đề Tâm _ tức là phát tâm học Phật cho đến TOÀN GIÁC, tức là phát tâm TẬN ĐỘ CHÚNG SINH.

Những vị Phát Bồ Đề Tâm thì không nhập Niết Bàn, mà là nhập thế, nguyện đi tiếp trên con đường đầy sạn sỏi chông gai, nguyện dấn thân vào những ngóc ngách u trầm của nhân thế để tìm diệu dược, nguyện chấp nhận khổ cực đau thương để hoá giải màng vô minh đang dầy đặc nơi chốn luân hồi.

Đây là những vị TÂN PHÁT Ý BỒ TÁT, đây là những vị BỒ TÁT SƠ PHÁT TÂM.

Đây là khúc quanh quan trọng trên đường học Phật, trước đây để tìm học đạo, hành giả sống tiêu cực (lánh phồn hoa, tìm tịch tỉnh thanh vắng, .....), bây giờ hành giả quay trở lại SỐNG TÍCH CỰC, không ngại khó, không ngại ồn, không ngại rắc rối, không ngại phiền não nhiễu nhương, hành giả đã quay ngoắc lại 180 độ.

Đức Phật đã nói rồi "Gò nổng không thể mọc hoa sen, chỉ có bùn lầy mới làm sen tươi tốt", đây là định hướng của Con đường Đại Thừa vậy.

Kính !
 

nguyenvanhoc2006

Ban Cố Vấn Chủ Đạo Diễn Đàn
Phật tử
Tham gia
2 Thg 12 2006
Bài viết
5,891
Điểm tương tác
1,535
Điểm
113
Kính quý đạo hữu !

Vậy là chúng ta đã tìm hiểu khái quát về đạo Phật xong _ chúng ta đã đến cửa chùa (Không môn) _ và chúng ta quyết định đi tiếp vào Chánh điện.

Thưa các bạn ! Phát Bồ Đề Tâm là phát tâm rộng lớn :

_ Nguyện theo gót chân Phật đến "cùn Trời cuối đất".

_ Nguyện không Giác Ngộ riêng mình,

_ Nguyện nếu giữa Ta và Chúng sinh còn bờ ngăn cách thì hành giả còn phải làm mãi,

_ Nguyện TẬN ĐỘ CHÚNG SINH,

_ Nguyện HOÀN THÀNH PHẬT QUỐC.

Phát Bồ Đề Tâm (PBDT) là điều kiện tất yếu, chính thức nhận Học Nhân vào Trường Phật Học.

PBDT là phương tiện đưa những vị A La Hán, Bích Chi trở lại đúng hướng Phật đạo.

PBDT cho phép những chúng sinh chưa trải qua những quả vị Tu Đà Hoàn,Tư Đà Hàm, A Na Hàm, A La Hán vẫn có thể ghi tên vào trường Phật Học.

PBDT được chư Phật tán thán, rờ đầu thọ ký.

PBDT có thể ở bất kỳ nơi nào _ trang nghiêm hay không trang nghiêm, có Tăng Bảo chứng minh hay không Tăng Bảo chứng minh _ chỉ cần phát tâm tín hướng và thành tâm phát nguyện.

Như một dấu ấn vô hình "đóng" trên trán hành giả, dấu ấn này sẽ theo mãi với hành giả đời đời kiếp kiếp, chừng nào "thoả Nguyện" thì dấu ấn này mới "tan".
 

nguoidienhocphat

Registered
Phật tử
Tham gia
25 Thg 3 2015
Bài viết
175
Điểm tương tác
117
Điểm
43
Người điên này rất khâm phục 1 bậc chân tu như Bác Nguyễn Văn Học. Rất mong vì lòng từ bi mà bác giảng giải chủ đề Phát bồ đề tâm. Vì theo nguoidien này chủ đề này là cái gốc căn bản của đạo Phật, là sự quyết định đến thành tựu tu tập của một hành giả.

Chia sẻ bên lề. Về lý thuyết bác nói đến cửa không môn rồi mới bước vào chánh điện mới phát bồ đề tâm, nhưng thực tế người điên này thấy nếu một hành giả chưa phát bồ đề tâm thì chưa thể bước vào cửa không môn mà ngược lại rơi vào trạng thái chấp pháp, chấp không và dễ dàng đi lạc mà trong tâm cứ nghĩ là ta chứng ngộ, ta có thành tựu. Vì thế, bác triển khai chủ đề này sẽ mang lại tất cả lợi lạc cho tất cả mọi người từ sơ cơ hay thâm nhập sâu vào con đường Phật pháp. Lợi lạc cho tất cả chúng sanh không thể nghĩ bàn. Đang hóng hớt lót dép ngồi chờ đợi bác triển khai. nguoidien này chờ đợi cái chủ đề này đã lâu hôm nay được bác ngỏ ý triển khai nên vui mừng lắm, hí hửng vào comment bài viết của bác liền. Nhưng chính vì tình ngay mà lý gian nên sinh ra một số hiểu lầm không đáng có. A di đà Phật!

Người điên này cầu cho mười phương chư Phật, chư Bồ tát gia hộ cho thân tâm bác an lạc, pháp thể khinh an để bác tiếp tục tưới những giọt nước cam lồ mưa pháp trên những mảnh đất khô cằn hạn hán đầy vô minh. Thành tâm kính lễ Bác. A di đà Phật.


Nguoi diên thành tâm cầu pháp từ bác nguyễn văn học. Cái đoạn trên không có ý chê bai gì cả mà đang tâm sự với bác nguyễn văn học về nhân tình thế thái. Xin lỗi vì ngôn từ ko được lưu loát nên dễ gây cho người khác hiểu lầm. Mong bác học hiểu được thành ý của người điên này. Nếu có ai đó đọc vào thấy tỏ ý mạo phạm bác nguyễn văn học thì người điên này xin thành tâm sám hối tội lỗi của mình.
 

hungmq

Registered
Phật tử
Tham gia
27 Tháng 5 2014
Bài viết
503
Điểm tương tác
258
Điểm
43
Hihi nguoidienhocphat, không phải sợ, không phải dính mắc,
Không dính mắc vào sự đúng sai tất cả sự biện giải tranh cãi, không dính mắc vào tranh thái hỷ lạc khinh an.
Đều do tâm mình mà ra nên không cần thiết phải để ý mạo phạm hay không
Kính
 

nguyenvanhoc2006

Ban Cố Vấn Chủ Đạo Diễn Đàn
Phật tử
Tham gia
2 Thg 12 2006
Bài viết
5,891
Điểm tương tác
1,535
Điểm
113
Người điên này rất khâm phục 1 bậc chân tu như Bác Nguyễn Văn Học. Rất mong vì lòng từ bi mà bác giảng giải chủ đề Phát bồ đề tâm. Vì theo nguoidien này chủ đề này là cái gốc căn bản của đạo Phật, là sự quyết định đến thành tựu tu tập của một hành giả.
.........
Vì thế, bác triển khai chủ đề này sẽ mang lại tất cả lợi lạc cho tất cả mọi người từ sơ cơ hay thâm nhập sâu vào con đường Phật pháp. Lợi lạc cho tất cả chúng sanh không thể nghĩ bàn. Đang hóng hớt lót dép ngồi chờ đợi bác triển khai. nguoidien này chờ đợi cái chủ đề này đã lâu hôm nay được bác ngỏ ý triển khai nên vui mừng lắm, hí hửng vào comment bài viết của bác liền. Nhưng chính vì tình ngay mà lý gian nên sinh ra một số hiểu lầm không đáng có. A di đà Phật!



Nếu nguoidien muốn nghe thêm thì V/h xin thêm :

Thưa các bạn ! Phát Bồ Đề Tâm là phát tâm rộng lớn :

_ Nguyện theo gót chân Phật đến "cùn Trời cuối đất".

_ Nguyện không Giác Ngộ riêng mình,

_ Nguyện nếu giữa Ta và Chúng sinh còn bờ ngăn cách thì hành giả còn phải làm mãi,

_ Nguyện TẬN ĐỘ CHÚNG SINH,

_ Nguyện HOÀN THÀNH PHẬT QUỐC.


1. _ Nguyện theo gót chân Phật đến "cùn Trời cuối đất".

Thưa các bạn, tâm ý của chúng ta luôn xao động, luôn bất nhất, có những người hôm nay rất là tinh tấn dũng mãnh, nhưng ngày mai "xả y, bỏ giới" quay ra gian hùng hết biết thì chuyện này vẫn đã xảy ra.

Có những vị sau khi nhận ra CÁI VÔ NGÃ của mình, vị ấy thấy cõi đời ô trọc, chúng sinh nghiệp chướng nhiều, nói không nghe, khuyên chẳng được, bèn tìm chỗ vắng nhập Diệt Tận Định.

Cho nên con đường Nhất Thừa ràng buộc hành giả phát nguyện rằng "Dẫu cho xác thân nát, dẫu cho thế giới mất, Nguyện (theo mãi với chúng sinh để độ sinh) vẫn còn".

Cho nên con đường Nhất Thừa ràng buộc hành giả phát nguyện rằng "Thuấn Nhã Đa tánh khả tiêu vong, Thước ca ra tâm vô động chuyển"

Cho nên con đường Nhất Thừa ràng buộc hành giả phát nguyện rằng "Chừng nào còn một chúng sinh chưa thành Phật, hành giả còn mãi hành Bồ tát Hạnh".

Cho nên con đường Nhất Thừa ràng buộc hành giả phát nguyện rằng "Chúng sinh độ tận, phương chứng Bồ Đề _ Địa Ngục vị không, thệ bất thành Phật".

Vì rằng trên hành trình Học Phật sẽ có lúc khi chứng ngộ Vô Ngã, hành giả sẽ an trụ Hữu Dư Y Niết Bàn mà không đi tiếp.

Vì rằng trên hành trình Học Phật sẽ có lúc hành giả chứng ngộ Pháp Không, lúc đó không thấy có gì là thật cả, hành giả sẽ dừng đứng, không biết sẽ làm gì.

Cho nên phải Nguyện "theo gót chân Phật đến tận cùn Trời cuối đất", đồng nghĩa với "khi tất cả Pháp đều Không, Nguyện này vẫn Có".
 

nguyenvanhoc2006

Ban Cố Vấn Chủ Đạo Diễn Đàn
Phật tử
Tham gia
2 Thg 12 2006
Bài viết
5,891
Điểm tương tác
1,535
Điểm
113
2. _ Nguyện không Giác Ngộ riêng mình,

Một đại phương tiện trong Phật pháp đó là lòng Từ Bi mà hành giả phải học, thông thường chúng ta chỉ thương mình, lúc nào cũng chỉ nghĩ cho mình, ngay cả khi thật tâm đi tìm đạo, chúng ta cũng muốn giải nghi cho mình, thành công chứng đắc cho mình.

Chúng ta hầu như không có ai vì xúc động trước cảnh đời đau khổ của những chúng sinh khác mà quyết lòng tìm Chân Lý để giải khổ nạn cho muôn loài như Thái Tử Tất Đạt Ta xưa.

Đó là một khuyết điểm của người tu Phật. Khuyết thì sao ? Thì bổ khuyết chứ sao ? Hãy tập mở rộng lòng ra khi nhìn chung quanh, ở đây người nghèo đói, bệnh tật đang rên siết, hãy thả lòng rung động cảm xúc sâu xa với niềm đau nỗi khổ của người khác, hãy xúc động trước nỗi sợ hãi của trẻ thơ, hãy đau cái đau của con vật đang bị giết.

Từ niềm xúc cảm sâu xa ấy hãy phát tâm "Tôi nay được có phước được đủ ăn đủ mặc đủ tay chân nguyện tìm đạo cứu khổ cho muôn loài, ngày nào tìm được đạo, tôi sẽ tận lực truyền giảng Chân Lý cho mọi người đều được thoát khổ được vui như tôi, nếu ngày nào còn thấy có người khổ đau thì tôi chưa thể yên ngồi nơi chánh vị".

Lòng Từ Bi là một đại phương tiện tất yếu, không có nó hành giả sẽ thiếu động lực để kiên nhẫn dò dẫm trên hành trình thiên nan vạn nan tìm Chân Lý.

Sự thử thách, Ma chướng rất nhiều, càng tu càng khó. Nghịch khảo thì dễ biết, dễ qua; nhưng thuận khảo thì khó thấy, khó vượt qua, vì nó là Tâm Ma trong lòng hành giả, lâu nay nó ngủ yên, tu rồi thì nó thức dậy, nó vùng vẫy thiên hình vạn trạng; phần nhiều người tu rơi rớt vì thuận khảo.
 

nguyenvanhoc2006

Ban Cố Vấn Chủ Đạo Diễn Đàn
Phật tử
Tham gia
2 Thg 12 2006
Bài viết
5,891
Điểm tương tác
1,535
Điểm
113
3. _ Nguyện nếu giữa Ta và Chúng sinh còn bờ ngăn cách thì hành giả còn phải làm mãi,

Thưa các bạn ! Tất cả các tôn giáo khác đều thấy cõi đời lung tung beng này là thật, những cảnh giới bên kia của tử cũng là thật (Thiên đường, Địa Ngục, .....) thậm chí những vị A La Hán cũng thấy thật có cõi ô trược đáng chán này.

Nhưng cái thấy của đức Phật thì không thế. Đức Phật thấy tất cả chỉ là Ảo mộng : Mình, người, chúng sinh cùng là giả ảnh lăng xăng trong một tuồng Đại Mộng. Nếu một vị giác ngộ mà thấy còn chúng sinh lăn lộn trong bể khổ, thì vị ấy chưa có thực sự tỉnh mộng.

Đức Phật muốn chúng đệ tử (Phật tử) phải thật sự tỉnh mộng, cho nên buộc phải độ sinh, đến chừng nào mình và chúng sinh không còn bờ ngăn cách nữa, tức là mình là chúng sinh, chúng sinh là mình, nếu giải thoát thì mình và chúng sinh cùng giải thoát, không có chuyện cái tay được giải thoát mà cái chân còn lại trong mơ. (Nếu như vậy thì giấc mơ chưa kết thúc, phải quay lại giải quyết cho xong).

Điều này là lẻ tất nhiên, không có lẻ thứ hai.
 

nguyenvanhoc2006

Ban Cố Vấn Chủ Đạo Diễn Đàn
Phật tử
Tham gia
2 Thg 12 2006
Bài viết
5,891
Điểm tương tác
1,535
Điểm
113
4. _ Nguyện TẬN ĐỘ CHÚNG SINH

Thưa các bạn, đây là điểm khác biệt giữa Tiểu Thừa và Đại Thừa - Nhất Thừa.

Tiểu Thừa thì chuyện độ sinh chỉ là "thuận tay", ai đến nhờ chỉ dạy thì chỉ dạy chút đỉnh, như việc làm chơi làm thêm chứ không quan trọng.

Đại Thừa thì dạy "Hướng về chúng sinh, nghĩ cho chúng sinh, vì chúng sinh mà tu"

Còn Nhất Thừa thì buộc phải độ sinh cho tới xong một chúng sinh cuối cùng thì mới hoàn mãn nguyện lực.

Chuyện nghe có vẻ kỳ quái, chúng sinh ngang đầu cứng cổ thì quá nhiều, 10 cửa Địa Ngục lúc nào cũng "quá tải", chúng sinh được có duyên tu học thì cái số lượng "cóc bỏ dĩa" cũng nhiều, thử hỏi biết đến bao giờ mới hết chúng sinh đây ?

Ậy ! Vậy mà có đấy !

Các bạn đừng hỏi Vô Học, mà hãy suy tư xem :

_ Chúng sinh thì vô tận vô biên, cho dù một vị Bồ tát có kiên nhẫn vô lượng vô số kiếp, cũng không thể độ hết được. Vậy thì cái nguyện "Độ tận chúng sinh" phải chăng là cái án "CHUNG THÂN KHỔ SAI" (Chung thân ở đây không có nghĩa chỉ là một đời, mà là tất cả đời, tất cả thân sẽ có) ???
 

minhđịnh

Ban Đại Biểu nhiệm kỳ III (2015-2016)
Phật tử
Tham gia
18 Thg 10 2011
Bài viết
1,036
Điểm tương tác
255
Điểm
63
4. _ Nguyện TẬN ĐỘ CHÚNG SINH

Thưa các bạn, đây là điểm khác biệt giữa Tiểu Thừa và Đại Thừa - Nhất Thừa.

Tiểu Thừa thì chuyện độ sinh chỉ là "thuận tay", ai đến nhờ chỉ dạy thì chỉ dạy chút đỉnh, như việc làm chơi làm thêm chứ không quan trọng.

Đại Thừa thì dạy "Hướng về chúng sinh, nghĩ cho chúng sinh, vì chúng sinh mà tu"

Còn Nhất Thừa thì buộc phải độ sinh cho tới xong một chúng sinh cuối cùng thì mới hoàn mãn nguyện lực.

Chuyện nghe có vẻ kỳ quái, chúng sinh ngang đầu cứng cổ thì quá nhiều, 10 cửa Địa Ngục lúc nào cũng "quá tải", chúng sinh được có duyên tu học thì cái số lượng "cóc bỏ dĩa" cũng nhiều, thử hỏi biết đến bao giờ mới hết chúng sinh đây ?

Ậy ! Vậy mà có đấy !

Các bạn đừng hỏi Vô Học, mà hãy suy tư xem :

_ Chúng sinh thì vô tận vô biên, cho dù một vị Bồ tát có kiên nhẫn vô lượng vô số kiếp, cũng không thể độ hết được. Vậy thì cái nguyện "Độ tận chúng sinh" phải chăng là cái án "CHUNG THÂN KHỔ SAI" (Chung thân ở đây không có nghĩa chỉ là một đời, mà là tất cả đời, tất cả thân sẽ có) ???

Chào bác Nguyenvanhoc,

Lúc minh định mới tìm hiểu Phật pháp,có đọc Kinh Địa Tạng,thấy lời nguyện của Ngài thì minh định cho rằng là vô lý,làm sao có thể độ hết được,chẳng lẽ các Ngài không có "nghỉ ngơi" hay sao?Làm việc liên tục trong vô lượng kiếp như vậy thì không mệt mỏi hay sao?...Sau này khi minh định đọc về phần Duyên khởi thì minh định mới chợt hiểu ra,đó không phải là lời nói suông,mà đó chính là một vòng tròn bất tận rồi, "Cái này có thì cái kia có...",tất cả không có điểm khởi đầu và kết thúc thì "Độ tận chúng sinh" là chuyện có thật.
 

nguyenvanhoc2006

Ban Cố Vấn Chủ Đạo Diễn Đàn
Phật tử
Tham gia
2 Thg 12 2006
Bài viết
5,891
Điểm tương tác
1,535
Điểm
113
Chào bác Nguyenvanhoc,

Lúc minh định mới tìm hiểu Phật pháp,có đọc Kinh Địa Tạng,thấy lời nguyện của Ngài thì minh định cho rằng là vô lý,làm sao có thể độ hết được,chẳng lẽ các Ngài không có "nghỉ ngơi" hay sao?Làm việc liên tục trong vô lượng kiếp như vậy thì không mệt mỏi hay sao?...Sau này khi minh định đọc về phần Duyên khởi thì minh định mới chợt hiểu ra,đó không phải là lời nói suông,mà đó chính là một vòng tròn bất tận rồi, "Cái này có thì cái kia có...",tất cả không có điểm khởi đầu và kết thúc thì "Độ tận chúng sinh" là chuyện có thật.

Cám ơn minhđinh !

Điều này "tận độ chúng sinh" là điều có thật. Tất cả chư Phật đều đã tận độ chúng sinh xong thì mới thành Phật.

Ắt hẵn có bạn nghĩ :"Phật Thích Ca đâu đã tận độ chúng sinh, vì chúng ta hãy còn lăn lộn trong 3 cõi 6 đường đầy khổ ải đây này, nếu Phật Thích Ca đã tận độ chúng sinh xong thì chúng ta đâu còn khổ như vầy". Xin thưa đó là cái thấy của chúng ta ! Cái thấy sai lầm, cái thấy không thật.

Bài trên Vô Học có ví dụ về người lớn và lũ trẻ trong hang tối, lũ trẻ thì bảo rằng có rắn rít, ma quái đủ thứ; người lớn sai đóng cầu dao điện, nguyên giàn đèn cao áp rực sáng, thì không còn có thấy rắn rít ma quái gì cả. Tức là những rắn rít ma quái đã được độ xong.

Cho nên, Bảo Tích này! Bồ Tát nếu muốn được cõi Phật thanh tịnh, nên làm cho tâm thanh tịnh; tùy chỗ tâm thanh tịnh mà cõi Phật được thanh tịnh".

Lúc ấy, ông Xá Lợi Phất nương oai thần của Phật mà nghĩ rằng: "Nếu tâm Bồ Tát thanh tịnh chắc cõi Phật phải được thanh tịnh, vậy Thế Tôn ta khi trước làm Bồ Tát, tâm ý lẽ nào không thanh tịnh, sao cõi Phật này không thanh tịnh như thế?".

Phật biết ông suy nghĩ vậy liền bảo rằng:

- Ý ông nghĩ sao? Mặt trời, mặt trăng há không thanh tịnh sáng suốt ư, sao người mù không thấy?

- Bạch Thế Tôn! Chẳng phải thế. Đó là tại người mù, không phải lỗi ở mặt trời và mặt trăng.

- Xá Lợi Phất! Cũng thế, bởi chúng sanh do tội chướng nên không thấy được cõi nước của Như Lai thanh tịnh trang nghiêm, chớ không phải lỗi ở Như Lai - Này Xá Lợi Phất! Cõi nước của ta đây vẫn thanh tịnh mà tại ông không thấy đó thôi.


http://www.buddhismtoday.com/viet/kinh/dt/Duy-ma-cat_thichhuehung1.htm

Trích dẫn trên cũng đồng thời nói lên rằng PHẬT QUỐC ĐÃ HOÀN THÀNH.

4. Nguyện Hoàn thành Phật Quốc :

Nguyện hoàn thành Phật Quốc đồng nghĩa với nguyện tu cho đến tội cùng TOÀN GIÁC, chứ không phải chỉ mới le lói đã tự đủ.

Bấy giờ ông Loa Kế Phạm Vương thưa với ông Xá Lợi Phất rằng:

"Ngài chớ nghĩ như thế, mà cho cõi Phật đây là không thanh tịnh. Vì sao? - Vì tôi thấy cõi nước của Phật Thích Ca Mâu Ni thanh tịnh, ví như cung trời Tự Tại". (61)

Ông Xá Lợi Phất nói:

- Sao tôi thấy cõi này toàn gò nỗng, hầm hố, chông gai, sỏi sạn, đất đá, núi non, nhơ nhớp dẫy đầy như thế?

Ông Loa Kế Phạm Vương thưa rằng:

- Đấy là do tâm của Ngài có cao thấp không nương theo trí tuệ của Phật nên thấy cõi này không thanh tịnh đó thôi - Thưa Ngài Xá Lợi Phất! Bồ Tát đối với tất cả chúng sanh thảy đều bình đẳng, thâm tâm thanh tịnh y theo trí tuệ của Phật thì mới thấy được cõi Phật này thanh tịnh.

Khi ấy Phật lấy ngón chơn nhấn xuống đất, tức thì cõi Tam thiên đại thiên thế giới liền hiện ra bao nhiêu trăm nghìn thứ trân bảo trang nghiêm rực rỡ, như cõi Vô Lượng Công đức bảo trang nghiêm của Phật Bảo Trang Nghiêm. Tất cả Đại chúng ngợi khen chưa từng có và đều thấy mình ngồi trên tòa sen báu.

Phật bảo Xá Lợi Phất:

- Ông hãy xem cõi Phật đây trang nghiêm thanh tịnh.

Ông Xá Lợi Phất thưa:

- Dạ, bạch Thế Tôn! Từ trước đến giờ con chưa từng thấy chưa từng nghe. Nay cõi nước của Phật đều hiện rõ trang nghiêm thanh tịnh.

Phật bảo:

- Này Xá Lợi Phất! Cõi nước của ta thường thanh tịnh như thế! Nhưng vì muốn độ những kẻ căn cơ hạ liệt nên thị hiện ra cõi đầy nhơ nhớp xấu xa bất tịnh đó thôi. Ví như Chư Thiên đồng dùng một thứ bát bằng ngọc báu để ăn, nhưng tùy phước đức của mỗi vị mà sắc cơm có khác. Như thế, Xá Lợi Phất! Nếu tâm người thanh tịnh, sẽ thấy cõi này công đức trang nghiêm.

 

nguyenvanhoc2006

Ban Cố Vấn Chủ Đạo Diễn Đàn
Phật tử
Tham gia
2 Thg 12 2006
Bài viết
5,891
Điểm tương tác
1,535
Điểm
113
Kính thưa quý đạo hữu !

Chúng ta đã có khái quát về Nhân Thiên Thừa rồi, về Nhị Thừa rồi, chúng ta cũng đã biết về bước ngoặc quan trọng là Phát Bồ Đề Tâm.

Phát Bồ Đề Tâm rồi thì đương nhiên hành giả được gọi là Sơ Phát Tâm Bồ tát. Hình như Kinh Phật có ví dụ rằng "một con phụng hoàng mới sanh cũng to hơn con chim cút trưởng thành" hay nói là "con sư tử con cũng giá trị hơn con mèo già". Vị Sơ Phát Tâm Bồ tát được chư Phật xoa đầu ngợi khen, được chư Long Thần Hộ Pháp ủng hộ. Bắt đầu từ ngày ấy hành giả chính thức đi vào con đường Đại Thừa.

III PHƯƠNG ĐẲNG ĐẠI THỪA :

Phương Đẳng Đại Thừa thuộc về Thông Giáo. Con đường này là con đường TÍCH CỰC, nghĩa là nhập thế độ sinh, nhập thế độ sinh là mượn chúng sinh bên ngoài để độ chúng sinh tâm bên trong, cho nên làm đồng thời danh nghĩa là độ tha mà cũng là độ mình. Bởi thực chất "mình và chúng sinh nào phải là hai" mình là chúng sinh, chúng sinh là mình đó.

Nhiều người hiểu lầm rằng tu Phật là tìm nơi vắng vẻ ngồi Thiền, ngồi mãi thì sẽ thành đạo. Mặc dầu ngày xưa đức Phật và Chư Tổ cũng đã từng có một số vị thành đạo như vậy, nhưng đó chỉ là những trường hợp đặc biệt, bởi Phật hay chư Tổ là những vị đã tu chứng từ nhiều kiếp trước rồi, bây giờ đến thế gian với tư cách Hoá thân thì chỉ là nêu gương cho chúng sinh mà thôi, chứ tất cả tính Giác Ngộ, tính thông suốt, như mở cửa đập thì nước tuôn tràn vào mà thôi.

Còn chúng ta những kẻ tập khí sâu dày từ muôn kiếp xưa thì phải theo con đường Thông Giáo, tức là chăm chỉ tu hành Lục độ Vạn Hạnh (Lục độ là Bố Thí, Trì Giới, Tinh Tấn, Nhẫn Nhục, Thiền định Trí tuệ), phát Tứ Vô Lượng Tâm (Từ Bi Hỷ Xả), thuận theo Tứ Nhiếp Pháp (Bố Thí, Ái Ngữ, Đồng sự, Lợi Tha).

Con đường Đại Thừa thì không tiêu cực nữa, mà là tích cực "Hướng về chúng sinh để làm Phật sự"

.
 

nguoidienhocphat

Registered
Phật tử
Tham gia
25 Thg 3 2015
Bài viết
175
Điểm tương tác
117
Điểm
43
Thật là những lời vàng ngọc quý giá không thể nghĩ bàn. Cầu cho mười phương chư Phật chư bồ Tát chư hiền thánh tăng long thần hộ pháp thường gia hộ Bác thân tâm an lạc, pháp thể khinh an để tưới những giọt mưa pháp cho tất cả chúng sanh đều tỏ ngộ vô minh thoát khỏi khổ đau tiến đến giải thoát. A di đà Phật! Thành tâm kính lễ Bác.
 

Mục đồng

Cựu Thành Viên Diễn Đàn
Tham gia
10 Thg 12 2012
Bài viết
438
Điểm tương tác
298
Điểm
63

Con đường Đại Thừa thì không tiêu cực nữa, mà là tích cực "Hướng về chúng sinh để làm Phật sự"

.

Kính bác Văn Học ! Con chưa hiểu "Tại sao phải hướng về chúng sinh ? Hướng về chúng sinh là hướng làm sao ? Có vị nói chỉ cần ngồi lại dòm trong nội tâm của mình, quần thảo nó riết rồi cũng ra, rồi cũng chứng ngộ, chứ không cần chạy đông chạy tây gì hết.

Kính xin bác giải nghi cho con điều này ạ !
 

Trí Từ

Ban Đại Biểu nhiệm kỳ III (2015-2016)
Tham gia
28 Thg 4 2014
Bài viết
643
Điểm tương tác
303
Điểm
63
Kính bác Văn Học ! Con chưa hiểu "Tại sao phải hướng về chúng sinh ? Hướng về chúng sinh là hướng làm sao ? Có vị nói chỉ cần ngồi lại dòm trong nội tâm của mình, quần thảo nó riết rồi cũng ra, rồi cũng chứng ngộ, chứ không cần chạy đông chạy tây gì hết.

Kính xin bác giải nghi cho con điều này ạ !

Bác Văn Học, cho phép con chia sẽ vấn đề này và có ra sao xin bác tư vấn giúp cho nha vì con đang thực hành pháp này: "Phụng sự chúng sanh là cúng dường chư Phật".

Theo thắc mắc của Mục Đồng thì chỉ cần "quán tâm trên tâm". Trí Từ nghĩ rằng không sai nhưng như chỉ là bước đầu vì phải còn dấn thân thực hành những gì đã dùng tâm quán được. Như một người cho rằng tu ẩn đã lâu nay xuống núi hòa vào đại chúng thì qua các va chạm ngoại cảnh xung quanh đó thì năng lực quán triệt tham sân si có thực sự đủ chưa thì mới rõ biết. Còn tự tu tự chứng thì khó lòng tự thân xác định...
- Trí Từ vì đang thực hành đoạn Tham Sân Si như sau:
A. Đoạn trừ Tham nên Trí Từ lấy việc làm từ thiện làm phương tiện đoạn trừ đó và cảm thấy ta học, ta nói đúng như 1 cái máy thu rồi phát là một chuyện còn việc tự thân ta thực hành các bài học đó đúng là 1 chuyện khác xa vô cùng.
B. Đoạn Sân thì Trí Từ lấy việc tiếp xúc với mọi người, lấy việc gặp bất như ý ta là phương tiện chính đế kiểm tra chính mình.
C. Đoạn Si thì Trí Từ lấy việc mình thích làm hằng ngày ra kiểm tra xem liệu hôm nay gặp phải chuyện không thuận lợi thì coi có thể buông ra làm việc khác hay không...

Bữa nghe được 1 đoạn bài giảng: Người nào học xong, đọc qua, thấy hay hay rồi đi nói lại cho người khác biết thì người này chỉ là người học thuộc lòng chứ thật sự không hiểu được hết các ý bên trong nó.
Thấy như câu cũng hay ghê: Cái gì người đó cũng biết nhưng vào chi tiết thì chẳng biết cái gì :khi24: (bữa nghe MC Trấn Thành nói)
 

nguyenvanhoc2006

Ban Cố Vấn Chủ Đạo Diễn Đàn
Phật tử
Tham gia
2 Thg 12 2006
Bài viết
5,891
Điểm tương tác
1,535
Điểm
113
Kính bác Văn Học ! Con chưa hiểu "Tại sao phải hướng về chúng sinh ? Hướng về chúng sinh là hướng làm sao ? Có vị nói chỉ cần ngồi lại dòm trong nội tâm của mình, quần thảo nó riết rồi cũng ra, rồi cũng chứng ngộ, chứ không cần chạy đông chạy tây gì hết.

Kính xin bác giải nghi cho con điều này ạ !

Chào mục đồng !

Ngồi một chỗ, quán sát nội tâm, thì trước tiên là thấy những ý nghĩ tư tưởng tình cảm như dòng nước chảy, nó cứ sinh diệt liên tục, hầu như không có khoảng trống. Có những vị thấy có khoảng trống thì gắng dừng đứng tư tưởng tình cảm để khoảng trống ấy ngày một nhiều thêm. Cái này là sức định tâm, định có sâu dày, công phu có đủ thì nhiều ma chướng hiện ra, có thể có tiếng nói bên tai rằng : Ngài đã chứng ngộ rồi đó hãy đi ra hoằng pháp độ sinh. Cái đó là tâm ma dậy khởi, số người tẩu hỏa nhập Ma không phải là ít.

Có những vị may mắn hơn vượt qua được rất nhiều thử thách chiến thắng tâm ma thì sẽ gặp Thiên Ma, nó có thể hiện hình Phật, hình Bồ tát đến chứng minh cho hành giả, rồi nó sẽ theo "hộ trì" cho hành giả một thời gian, chừng hoàn toàn không thể quay đầu lại thì nó bỏ (hư hỏng hoàn toàn).

Một số rất ít CHỨNG VÔ SANH _ đắc quả A La Hán, Bích Chi. Tất cả những vị này thành đạo là do dòm bên trong cái Ngã và chứng biết cái VÔ NGÃ.

Do vì công phu chỉ là dòm bên trong cho nên sự chứng đắc có phần bất toàn, tức là những vị A La Hán Bích Chi Phật đều còn thấy "cõi đời là chão lửa" lòng không ưa thích, các Ngài thường chọn cách nhập Diệt tận định để vào Niết Bàn nơi không có "cái chão lửa".

Trong khi đức Phật _ đấng Toàn Giác _ thì thấy nào có "cái chão lửa" nào đâu, đây là SỰ THẬT THỨ HAI _ VÔ PHÁP _ (Sự thật thứ nhất là Vô Ngã) mà đức Phật muốn chư đệ tử sẽ lần lượt chứng điều này nên bắt đầu thuyết giảng những Kinh Phương Đẳng Đại Thừa.

Đại Thừa là thế đó ! Là hành giả phải sống với vạn pháp, sướng khổ với vạn pháp, vui buồn với vạn pháp để trực nhận ra tánh Không thật có của vạn pháp. Đó là chứng CÁC PHÁP HƯ HUYỄN.

Nói "hướng chúng sinh" là nói hướng về vạn pháp, chứ không phải hướng về một người Nam hay một người Nữ nào để mà chìm đắm trong mơ màng, hướng chúng sinh nhưng phải độ thoát chúng sinh tâm. (Tức là thấy rõ tất cả đều không thật). Khi thực thấy không có gì là thật, thì cái gì giữ chân hành giả được, cái gì nhận chìm hành giả được. Khi không có gì giữ chân hay nhận chìm hành giả được thì gọi là BẤT THỐI CHUYỄN.
 

vodanhladanh

Registered
Phật tử
Tham gia
24 Thg 1 2015
Bài viết
317
Điểm tương tác
274
Điểm
43


Chào mục đồng !

Ngồi một chỗ, quán sát nội tâm, thì trước tiên là thấy những ý nghĩ tư tưởng tình cảm như dòng nước chảy, nó cứ sinh diệt liên tục, hầu như không có khoảng trống. Có những vị thấy có khoảng trống thì gắng dừng đứng tư tưởng tình cảm để khoảng trống ấy ngày một nhiều thêm. Cái này là sức định tâm, định có sâu dày, công phu có đủ thì nhiều ma chướng hiện ra, có thể có tiếng nói bên tai rằng : Ngài đã chứng ngộ rồi đó hãy đi ra hoằng pháp độ sinh. Cái đó là tâm ma dậy khởi, số người tẩu hỏa nhập Ma không phải là ít.

Có những vị may mắn hơn vượt qua được rất nhiều thử thách chiến thắng tâm ma thì sẽ gặp Thiên Ma, nó có thể hiện hình Phật, hình Bồ tát đến chứng minh cho hành giả, rồi nó sẽ theo "hộ trì" cho hành giả một thời gian, chừng hoàn toàn không thể quay đầu lại thì nó bỏ (hư hỏng hoàn toàn).

Một số rất ít CHỨNG VÔ SANH _ đắc quả A La Hán, Bích Chi. Tất cả những vị này thành đạo là do dòm bên trong cái Ngã và chứng biết cái VÔ NGÃ.

Do vì công phu chỉ là dòm bên trong cho nên sự chứng đắc có phần bất toàn, tức là những vị A La Hán Bích Chi Phật đều còn thấy "cõi đời là chão lửa" lòng không ưa thích, các Ngài thường chọn cách nhập Diệt tận định để vào Niết Bàn nơi không có "cái chão lửa".

Trong khi đức Phật _ đấng Toàn Giác _ thì thấy nào có "cái chão lửa" nào đâu, đây là SỰ THẬT THỨ HAI _ VÔ PHÁP _ (Sự thật thứ nhất là Vô Ngã) mà đức Phật muốn chư đệ tử sẽ lần lượt chứng điều này nên bắt đầu thuyết giảng những Kinh Phương Đẳng Đại Thừa.

Đại Thừa là thế đó ! Là hành giả phải sống với vạn pháp, sướng khổ với vạn pháp, vui buồn với vạn pháp để trực nhận ra tánh Không thật có của vạn pháp. Đó là chứng CÁC PHÁP HƯ HUYỄN.

Nói "hướng chúng sinh" là nói hướng về vạn pháp, chứ không phải hướng về một người Nam hay một người Nữ nào để mà chìm đắm trong mơ màng, hướng chúng sinh nhưng phải độ thoát chúng sinh tâm. (Tức là thấy rõ tất cả đều không thật). Khi thực thấy không có gì là thật, thì cái gì giữ chân hành giả được, cái gì nhận chìm hành giả được. Khi không có gì giữ chân hay nhận chìm hành giả được thì gọi là BẤT THỐI CHUYỄN.

Kính bác Văn Học!
Là niềm vui khi thấy hạt xoài nảy mầm, là niềm vui khi cây xoài lớn, là niềm vui khi cây xoài ra hoa, là niềm vui khi cây xoài kết trái, làm niềm vui khi trái lớn, là niềm vui khi trái dần chín. Chẳng đợi quả chín mới vui.
Kính bác Văn Học, vodanh là kẻ ăn mày vào kho của bác.
 

nguyenvanhoc2006

Ban Cố Vấn Chủ Đạo Diễn Đàn
Phật tử
Tham gia
2 Thg 12 2006
Bài viết
5,891
Điểm tương tác
1,535
Điểm
113
Kính các bạn !

tai-sao-bot-bong-bong-co-hinh-cau-8422784_1415266184.jpg

Với đạo Phật thì mỗi chúng sinh chỉ như một cái bọt xà phòng thoạt nhìn thì cái nào cũng như cái nấy, nhưng dòm kỹ thì có to nhỏ khác nhau độ méo mó khác nhau, hoa văn ửng hiện khác nhau, thời gian tồn tại cũng khác nhau, sở dĩ phải nói đến thời gian tồn tại là do độ kết dính (tức là tập khí, nghiệp lực) :

2752011huyen007225119411.jpg

với cái bọt xà phòng này thì rất khó vở tan hơn loại xà phòng thông thường vì Fang Yang (Nghệ nhân) đã dùng công thức hóa chất đặc biệt khiến cho độ kết dính tăng lên thập bội.

Dù thế nào, tất cả bọt xà phòng đều phải vở tung, biến mất. Sự vở tung biến mất này Vô Học muốn dụ cho Chúng sinh đã được độ, chúng sinh bên ngoài hay chúng sinh tâm bên trong cũng vậy, cũng đều là giả ảnh tạm có với nhiều màu sắc riêng biệt. Khách quan một chút, chúng ta sẽ không quan tâm đến màu sắc giả hiện vì màu sắc có đẹp đến đâu cũng chỉ tồn tại trong phút giây mà thôi.

Cái bọt xà phòng thì dễ vỡ nhưng cái bọt chúng sanh, cái bọt thế giới thì khó vỡ hơn.

Một ví dụ khác là khi đứa trẻ sốt cao, chuyện hạ sốt là không quan trọng bằng chuyện cần phát hiện nguyên nhân gây sốt để trị đúng bệnh, trị tận gốc, đôi khi những loại thuốc hạ sốt lại làm cho bệnh khó bị tìm ra hơn.

Thì những phàm tâm, nghiệp chướng của chúng ta cũng thế, nó là bệnh đó, mà thường thì đa số chúng ta sống chung với mầm bệnh (vì nó đang ở giai đoạn một), chúng ta có khi không biết mình có những khuyết điểm, qua quá trình sống trong môi trường thời tiết nóng ẫm, bệnh của chúng ta phát triễn bộc lộ ra ngoài, chúng ta mới biết mình có bệnh đó và chúng ta tìm cách chữa.

Môi trường tốt nhất để cho phàm tâm bộc lộ ra ngoài là gì ? Là cuộc sống thế gian, nếu bạn lên non tu tịnh cốc thì đâu có ai làm cho bạn Sân, bạn tưởng rằng lòng tôi đã nguội lạnh, nào có Sân Si gì đâu, nhưng khi bạn nhập thế thì mới biết Sân Si của mình hãy còn "to như cái bánh xe bò".

Như "Thánh giả Latuan" ở blog của mình thì thấy mình là Thánh, chừng đến Diễn Đàn này mới biết mình là Thánh Giả (chớ không phải Thánh thật). Sao latuan không cảm ơn Trí Từ, Hoatihon và vodanhladanh nhỉ ? Những người đã giúp cho mình thấy rõ khuyết điểm của mình đó !

Đại Thừa không chủ trương "lánh mình tìm đạo thâm sơn" mà chủ trương, lấy thế gian làm môi trường sống, lấy sự cọ xát với đời để hiểu mình, hiểu đạo lý hơn.

Xưa đức Phật đã có nói "nơi bùn lầy thì hoa sen mới tươi tốt, trên gò nổng thì hoa sen chịu chết" là nói ý này, ý nói rằng: phải nhập thế lấy phiền não làm nhân cho Bồ Đề, lấy bệnh khổ làm thuốc hay, lấy hoạn nạn làm thành công, lấy gai góc làm giải thoát (10 điều tâm niệm).

Con đường Đại Thừa là thế đó, là tích cực, là dấn thân, là không tránh né phiền não để độ tận chúng sinh tâm.
 

minhđịnh

Ban Đại Biểu nhiệm kỳ III (2015-2016)
Phật tử
Tham gia
18 Thg 10 2011
Bài viết
1,036
Điểm tương tác
255
Điểm
63
Kính các bạn !

tai-sao-bot-bong-bong-co-hinh-cau-8422784_1415266184.jpg

Với đạo Phật thì mỗi chúng sinh chỉ như một cái bọt xà phòng thoạt nhìn thì cái nào cũng như cái nấy, nhưng dòm kỹ thì có to nhỏ khác nhau độ méo mó khác nhau, hoa văn ửng hiện khác nhau, thời gian tồn tại cũng khác nhau, sở dĩ phải nói đến thời gian tồn tại là do độ kết dính (tức là tập khí, nghiệp lực) :

2752011huyen007225119411.jpg

với cái bọt xà phòng này thì rất khó vở tan hơn loại xà phòng thông thường vì Fang Yang (Nghệ nhân) đã dùng công thức hóa chất đặc biệt khiến cho độ kết dính tăng lên thập bội.

Dù thế nào, tất cả bọt xà phòng đều phải vở tung, biến mất. Sự vở tung biến mất này Vô Học muốn dụ cho Chúng sinh đã được độ, chúng sinh bên ngoài hay chúng sinh tâm bên trong cũng vậy, cũng đều là giả ảnh tạm có với nhiều màu sắc riêng biệt. Khách quan một chút, chúng ta sẽ không quan tâm đến màu sắc giả hiện vì màu sắc có đẹp đến đâu cũng chỉ tồn tại trong phút giây mà thôi.

Cái bọt xà phòng thì dễ vỡ nhưng cái bọt chúng sanh, cái bọt thế giới thì khó vỡ hơn.

Một ví dụ khác là khi đứa trẻ sốt cao, chuyện hạ sốt là không quan trọng bằng chuyện cần phát hiện nguyên nhân gây sốt để trị đúng bệnh, trị tận gốc, đôi khi những loại thuốc hạ sốt lại làm cho bệnh khó bị tìm ra hơn.

Thì những phàm tâm, nghiệp chướng của chúng ta cũng thế, nó là bệnh đó, mà thường thì đa số chúng ta sống chung với mầm bệnh (vì nó đang ở giai đoạn một), chúng ta có khi không biết mình có những khuyết điểm, qua quá trình sống trong môi trường thời tiết nóng ẫm, bệnh của chúng ta phát triễn bộc lộ ra ngoài, chúng ta mới biết mình có bệnh đó và chúng ta tìm cách chữa.

Môi trường tốt nhất để cho phàm tâm bộc lộ ra ngoài là gì ? Là cuộc sống thế gian, nếu bạn lên non tu tịnh cốc thì đâu có ai làm cho bạn Sân, bạn tưởng rằng lòng tôi đã nguội lạnh, nào có Sân Si gì đâu, nhưng khi bạn nhập thế thì mới biết Sân Si của mình hãy còn "to như cái bánh xe bò".

Như "Thánh giả Latuan" ở blog của mình thì thấy mình là Thánh, chừng đến Diễn Đàn này mới biết mình là Thánh Giả (chớ không phải Thánh thật). Sao latuan không cảm ơn Trí Từ, Hoatihon và vodanhladanh nhỉ ? Những người đã giúp cho mình thấy rõ khuyết điểm của mình đó !

Đại Thừa không chủ trương "lánh mình tìm đạo thâm sơn" mà chủ trương, lấy thế gian làm môi trường sống, lấy sự cọ xát với đời để hiểu mình, hiểu đạo lý hơn.

Xưa đức Phật đã có nói "nơi bùn lầy thì hoa sen mới tươi tốt, trên gò nổng thì hoa sen chịu chết" là nói ý này, ý nói rằng: phải nhập thế lấy phiền não làm nhân cho Bồ Đề, lấy bệnh khổ làm thuốc hay, lấy hoạn nạn làm thành công, lấy gai góc làm giải thoát (10 điều tâm niệm).

Con đường Đại Thừa là thế đó, là tích cực, là dấn thân, là không tránh né phiền não để độ tận chúng sinh tâm.

Chào bác Nguyenvanhoc,

Khi xem lại cuộc đời Đức Phật,minh định thấy rằng sau 6 năm tu khổ hạnh,Đức Phật đến bên gốc Bồ Đề ngồi thiền 49 ngày mà thành Đạo.Vậy thì có thể nói,6 năm tu khổ hạnh tuy chưa giúp được Đức Phật thành Đạo nhưng cũng đã giúp được Ngài có sức Định hơn người thường rồi.Mà chúng ta,những chúng sinh vô minh,nếu như chưa có được Định Lực mà tu ở nơi phố thị đông người thì sẽ khó thành tựu hơn.Bởi "vạn sự khởi đầu nan",cái khó là lúc bắt đầu.Nếu chúng ta lên non tu tập thời gian đầu,đạt được Định Lực rồi mới tham gia vào chốn thế gian thì khả năng trụ lại được mới cao,chứ nếu không thì dễ thối tâm chuyển ý trước những cám dỗ.Bởi thế mới có rất nhiều vị đã xuống tóc qui y rồi một thời gian sau lại hoàn tục là vậy.Dù họ tu là tu ngay nơi phố thì đông người như bác nói.

Cho nên theo minh định nghĩ,vấn đề chưa hẳn là chúng ta tu ở đâu,mà vấn đề là chúng ta hiểu ra sao khi đối mặt với những vấn đề hàng ngày của một Phật tử.Nếu chúng ta thông suốt thì dù là tu trên non cao hay tu ở nơi đông người thì cũng như nhau.Khác nhau chỉ ở chỗ tu ở nơi đông người thì những "chướng duyên" sẽ nhiều hơn mà thôi,và nhờ nhiều chướng duyên như vậy thì nếu chúng ta hiểu và vượt qua thì thành tựu sẽ nhanh hơn là tu ở nơi vắng vẻ.Điều này cũng có thể nói là tùy vào "căn cơ",tùy vào "nghiệp lực",tùy vào "Nhân duyên" của chúng ta ở những kiếp trước để quyết định chúng ta có Định lực(hay có thể gọi là nghị lực) để vượt qua hay không mà thôi.
 

nguyenvanhoc2006

Ban Cố Vấn Chủ Đạo Diễn Đàn
Phật tử
Tham gia
2 Thg 12 2006
Bài viết
5,891
Điểm tương tác
1,535
Điểm
113
Chào bác Nguyenvanhoc,

Khi xem lại cuộc đời Đức Phật,minh định thấy rằng sau 6 năm tu khổ hạnh,Đức Phật đến bên gốc Bồ Đề ngồi thiền 49 ngày mà thành Đạo.Vậy thì có thể nói,6 năm tu khổ hạnh tuy chưa giúp được Đức Phật thành Đạo nhưng cũng đã giúp được Ngài có sức Định hơn người thường rồi.Mà chúng ta,những chúng sinh vô minh,nếu như chưa có được Định Lực mà tu ở nơi phố thị đông người thì sẽ khó thành tựu hơn.Bởi "vạn sự khởi đầu nan",cái khó là lúc bắt đầu.Nếu chúng ta lên non tu tập thời gian đầu,đạt được Định Lực rồi mới tham gia vào chốn thế gian thì khả năng trụ lại được mới cao,chứ nếu không thì dễ thối tâm chuyển ý trước những cám dỗ.Bởi thế mới có rất nhiều vị đã xuống tóc qui y rồi một thời gian sau lại hoàn tục là vậy.Dù họ tu là tu ngay nơi phố thì đông người như bác nói.

Cho nên theo minh định nghĩ,vấn đề chưa hẳn là chúng ta tu ở đâu,mà vấn đề là chúng ta hiểu ra sao khi đối mặt với những vấn đề hàng ngày của một Phật tử.Nếu chúng ta thông suốt thì dù là tu trên non cao hay tu ở nơi đông người thì cũng như nhau.Khác nhau chỉ ở chỗ tu ở nơi đông người thì những "chướng duyên" sẽ nhiều hơn mà thôi,và nhờ nhiều chướng duyên như vậy thì nếu chúng ta hiểu và vượt qua thì thành tựu sẽ nhanh hơn là tu ở nơi vắng vẻ.Điều này cũng có thể nói là tùy vào "căn cơ",tùy vào "nghiệp lực",tùy vào "Nhân duyên" của chúng ta ở những kiếp trước để quyết định chúng ta có Định lực(hay có thể gọi là nghị lực) để vượt qua hay không mà thôi.

Vâng, cám ơn minhđịnh đã góp ý !

Thưa các bạn, con đường Nhất Thừa là không bỏ Thừa nào cả, Nhân Thiên Thừa và Nhị Thừa cũng là phương tiện của Phật pháp, cũng là khuôn vàng thước ngọc khi hành giả có căn cơ ấy, có trình độ học Phật ngang đó, học xong rồi thì học tiếp lên lớp trên, con đường Nhất thừa không loại trừ Nhân Thiên Thừa và Nhị Thừa, nhưng phải biết rằng bao nhiêu đó chưa phải là tất cả Phật pháp, vì Phật pháp còn có Đại Thừa, Tối Thượng Thừa.

Có thể giáo lý lớp trên khác biệt với Giáo lý lớp dưới ở một số quy chuẫn, nhưng vẫn đúng là Phật pháp.

Nhất Thừa không buộc người có căn cơ Nhân Thiên Thừa, Nhị thừa phải thực hành theo Đại Thừa, mà Nhất Thừa kiên nhẫn chờ cho hành giả học hết cấp 1 sẽ hướng dẫn khuyến khích hành giả học lên cấp 2, Nhất Thừa sẽ kiên nhẫn chờ cho hành giả học xong cấp 2 liền khuyến khích hãy học và hành Giáo Lý Đại Thừa.

Đức Phật nói "Đời Mạt pháp có những chúng sinh có căn cơ BẤT ĐỊNH CHỦNG TÁNH" (nghĩa là những người này tu pháp môn nào cũng có kết quả, khi theo Ngoại đạo thì sẽ thành Tiên, khi theo Tiểu Thừa thì sẽ đắc quả A La hán, khi được dạy Đại Thừa thì sẽ đắc quả vị Bồ tát)

Đối với những chúng sinh có căn cơ Bất Định Chủng tánh này, tốt hơn hết hãy ngăn không cho vị ấy theo Ngoại Đạo hay Nhị Thừa, vì như thế sẽ uổng mất thời gian và công sức, mà hãy đem Đại Thừa giảng cho họ, cho họ đi tắt vào Đại Thừa.

Kính !
 

nguyenvanhoc2006

Ban Cố Vấn Chủ Đạo Diễn Đàn
Phật tử
Tham gia
2 Thg 12 2006
Bài viết
5,891
Điểm tương tác
1,535
Điểm
113
Kính thưa các bạn !

Nói đến Đại Thừa là nói đến 2 chữ "Độ Sinh" nhưng ở đây chúng ta chỉ nói "Hướng chúng sinh" là để tránh sự hiểu lầm tai hại.

Bởi chỉ có những bậc Bồ tát đã chứng Ngã Không và Pháp Không mới chính danh Độ Sinh, còn kẻ phàm phu vô minh CÁI TÔI còn quá lớn, còn "sầm sầm một đống" thì gọi là độ mình chưa xong mà đi nói chuyện độ người, có là đi "phun nhả tà khí" thì có. Nhìn thấy cái gì cũng thiệt hết (từ chuyện xã hội văn hóa cho đến chuyện chính trị quân sự) dòm đâu cũng thấy CÓ THIỆT hết thì là "Bồ tượng" (con voi) chớ Bồ tát cái gì !

Vô Học xin chép lại đoạn Kinh Kim Cang này, chúng ta cùng đọc lại nhé :

Như thị ngã văn. Nhất thời Phật tại Xá-vệ quốc, Kỳ Thọ Cấp Cô Độc viên, dữ đại tỳ-kheo chúng thiên nhị bá ngũ thập nhân câu.
Nhĩ thời Thế Tôn thực thời, trước y trì bát nhập Xá-vệ đại thành khất thực. Ư kỳ thành trung thứ đệ khất dĩ, hoàn đáo bản xứ, phạn thực ngật, thâu y bát, tẩy túc dĩ, phu tòa nhi tọa.
Thời Trưởng lão Tu-bồ-đề tại đại chúng trung tức tùng tòa khởi, thiên đản hữu kiên, hữu tất trước địa, hiệp chưởng cung kính nhi bạch Phật ngôn:

_“Hy hữu Thế Tôn! Như Lai thiện hộ niệm chư Bồ Tát, thiện phó chúc chư Bồ Tát.

“Thế Tôn! Thiện nam tử, thiện nữ nhân phát A-nậu-đa-la Tam-miệu Tam-bồ-đề tâm, ưng vân hà trụ, vân hà hàng phục kỳ tâm?”

Phật ngôn: “Thiện tai! Thiện tai! Tu-bồ-đề, như nhữ sở thuyết. Như Lai thiện hộ niệm chư Bồ Tát, thiện phó chúc chư Bồ Tát. Nhữ kim đế thính, đương vị nhữ thuyết. Thiện nam tử, thiện nữ nhân phát A-nậu-đa-la Tam-miệu Tam-bồ-đề tâm, ưng như thị trụ, như thị hàng phục kỳ tâm.”

_ “Duy nhiên Thế Tôn. Nguyện nhạo dục văn.”

Phật cáo Tu-bồ-đề: “Chư Bồ Tát ma-ha-tát ưng như thị hàng phục kỳ tâm: Sở hữu nhất thiết chúng sanh chi loại, nhược noãn sanh, nhược thai sanh, nhược thấp sanh, nhược hóa sanh, nhược hữu sắc, nhược vô sắc, nhược hữu tưởng, nhược vô tưởng, nhược phi hữu tưởng phi vô tưởng, ngã giai linh nhập Vô dư Niết-bàn nhi diệt độ chi. Như thị diệt độ vô lượng vô số vô biên chúng sanh, thật vô chúng sanh đắc diệt độ giả.
“Hà dĩ cố ? Tu-bồ-đề, nhược Bồ Tát hữu ngã tướng, nhân tướng, chúng sanh tướng, thọ giả tướng, tức phi Bồ Tát.


Nghĩa :

Tôi nghe như thế này: Có một lúc đức Phật ở thành Xá-vệ, nơi vườn Kỳ Thọ Cấp Cô Độc, cùng các vị đại tỳ-kheo là một ngàn hai trăm năm mươi vị.

Đến giờ thọ trai, đức Thế Tôn đắp y mang bát vào thành Xá-vệ khất thực. Vào trong thành, [chư tăng] theo thứ tự khất thực rồi trở về tinh xá. Thọ trai xong, thu dọn y bát, rửa chân tay, trải tòa ra ngồi.

Lúc ấy Trưởng lão Tu-bồ-đề từ chỗ ngồi trong đại chúng đứng dậy, bày vai phải, quỳ gối phải, cung kính chắp tay bạch Phật rằng: “Thế Tôn, thật ít có! Như Lai khéo hộ niệm các vị Bồ Tát, khéo dặn dò các vị Bồ Tát.

“Thế Tôn! Nếu có những kẻ nam người nữ lòng lành phát tâm cầu đạo Vô Thượng Bồ-đề, nên trụ tâm như thế nào? Hàng phục tâm như thế nào?

Phật dạy: “Lành thay! Lành thay! Tu-bồ-đề, đúng như ông vừa nói. Như Lai khéo hộ niệm các vị Bồ Tát, khéo dặn dò các vị Bồ Tát. Nay hãy lắng nghe, ta sẽ vì các ông mà giảng thuyết.

“Nếu có kẻ nam người nữ lòng lành phát tâm Bồ-đề, nên trụ tâm như thế này, nên hàng phục tâm như thế này.”

“Bạch Thế Tôn! Con nguyện được lắng nghe.”

Phật dạy Tu-bồ-đề: “Các vị Đại Bồ Tát nên hàng phục tâm như thế này: ‘Đối với tất cả các loài chúng sanh: hoặc sanh từ bào thai, hoặc sanh từ trứng, hoặc sanh nơi ẩm thấp, hoặc do biến hóa sanh ra, hoặc có sắc, hoặc không có sắc, hoặc có tưởng, hoặc không tưởng, hoặc chẳng phải có tưởng chẳng phải không tưởng, ta đều độ cho nhập vào Vô dư Niết-bàn. Như vậy diệt độ vô số chúng sanh, nhưng thật không có chúng sanh nào được diệt độ.

“Vì sao vậy? Tu-bồ-đề, nếu Bồ Tát có các tướng ngã, nhân, chúng sanh, thọ giả, thì chẳng phải là Bồ Tát.


(Bạn nào muốn tra cứu thêm từ Hán văn thì bấm vào đây :)

http://www.diendanphatphap.com/dien...m-Cang-(Ảnh-hóa)&p=80217&viewfull=1#post80217

Điều này cần phải nhắc lại :

Nếu có một vị cho rằng tôi đã Giác Ngộ, mà trong bụng còn thiệt còn thấy CÓ TÔI GIÁC NGỘ, CÓ CHÚNG SINH MÊ LẦM CẦN ĐƯỢC ĐỘ, CÓ NHỮNG CHUYỆN THẾ GIAN CẦN PHẢI GIẢI QUYẾT thì phải biết rằng : _ Cái giác ngộ của mình là "dỏm", mình đã tự lừa dối mình, và đang dối người.

Đây là tội Đại Vọng Ngữ chắc chắn sẽ đi Địa Ngục, vì còn thấy thật có cõi đời với muôn vàn rối rắm thì sẽ thật thấy Địa Ngục mà thôi, vì còn thấy thật CÓ TA CHỨNG NGỘ thì sẽ được thấy thật có ta bị nhốt bị hình phạt mà không ra được.

Người nào thật sự chứng Ngã Không thì Địa Ngục sẽ không nhốt được người VÔ NGÃ. Người nào thật chứng Pháp Không thì Địa Ngục cũng sẽ Không luôn, đây mới gọi là Giác Ngộ, mới gọi là Giải Thoát.

Cho nên Kinh mới nói "diệt tận độ chúng sinh mà thiệt không có chúng sinh nào được độ"

 
Who read this thread (Total readers: 0)
    Bên trên