Ngoài ra, sự luyện tập này về hơi thở đem lại cho bạn những kết quả tức thì. Nó lợi ích cho sức khỏe của bạn, giúp bạn thoải mái, ngủ ngon, và có hiệu năng trong công việc hằng ngày. Nó làm cho bạn bình an thanh thản. Ngay cả những lúc bạn nóng nảy hay xúc động, nếu bạn thực hành phép quán này trong vài phút, bạn sẽ thấy ngay rằng bạn liền trở nên bình tĩnh. Bạn cảm thấy như vừa thức tỉnh sau một sự nghỉ ngơi đầy đủ.
Một hình thức khác rất quan trọng, thực tiễn, và ích lợi của "thiền định" là có ý thức về, và để ý tới bất cứ cái gì bạn làm hay nói, suốt trong thói quen đời sống hằng ngày, một mình bạn, giữa công khai hay trong nghề nghiệp. Dù bạn đứng, đi, ngồi, nằm hoặc ngủ, hoặc co giản chân tay, hoặc nhìn quanh, hoặc mặc quần áo, hoặc nói năng hoặc im lặng hoặc ăn hoặc uống, hoặc ngay cả khi bạn đáp tiếng gọi của thiên nhiên - trong tất cả những động tác này và những động tác khác, bạn đều phải hoàn toàn ý thức và tỉnh táo về hành vi mà bạn đang làm mỗi lúc. Thế nghĩa là, bạn phải sống trong phút hiện tại, trong hành động hiện tại. Điều này không có nghĩa bạn không nên nghĩ chút nào về quá khứ hay vị lai. Trái lại, bạn nghĩ về chúng trong sự tương quan với lúc hiện tại, hành động hiện tại, tùy lúc và tùy trường hợp.
Người ta không thường thường sống trong hành động của họ, trong lúc hiện tại. Họ sống trong quá khứ hoặc trong vị lai. Mặc dù họ dường như đang làm một việc gì ở đây và bây giờ, nhưng kỳ thực họ sống ở một nơi nào khác trong tâm tưởng họ, trong những âu lo và những vấn đề tưởng tượng của họ, thường thường họ nhớ đến quá khứ hay nuôi những khao khát và suy tư về tương lai. Bởi vậy họ không sống trong những gì họ đang làm và cũng không thưởng thức được những gì họ đang làm trong mỗi lúc. Do đó họ bất mãn và bất hạnh với lúc hiện tại, với công việc đang làm, và dĩ nhiên họ không thể nào làm hoàn toàn "hết mình" những gì họ có vẻ đang làm.
Đôi khi bạn thấy một người trong quán ăn vừa ăn vừa đọc - một cảnh rất thường. Họ cho bạn cái cảm tưởng rằng họ là một người rất bận bịu, không có thì giờ để mà ăn nữa. Bạn tự hỏi họ đang ăn hay đang đọc. Người ta có thể nói họ làm cả hai chuyện. Nhưng thật ra họ không làm được việc nào, họ không thưởng thức được việc nào. Họ bị căng thẳng, rối ren trong tâm trí, và họ không thưởng thức cái mà họ đang làm trong lúc đó, mà vô tình và một cách điên rồ họ đang cố thoát khỏi sự sống. (Tuy nhiên, điều này không có nghĩa rằng người ta không nên nói chuyện với bạn trong lúc ăn trưa hay ăn tối.)
Dù bạn cố cách mấy, bạn cũng không thể nào thoát khỏi cuộc đời. Bao lâu bạn còn sống, dù trong thành thị hay trong hang động, bạn còn phải đối đầu với cuộc đời và sống nó. Sự sống chân thật là lúc hiện tại - không phải ký ức về quá khứ, vốn đã chết và đi qua, cũng không phải những mơ mộng về tương lai, vốn chưa tớí. Một con người sống trong hiện tại là sống đời sống thật sự, và là người hạnh phúc nhất.
Khi có người hỏi Đức Phật vì sao những đồ đệ của Ngài sống một cuộc đời đơn sơ và lặng lẽ, chỉ ăn có một bữa cơm mỗi ngày, mà lại hoan hỉ như thế, Đức Phật trả lời: "Họ không ân hận vì quá khứ, họ cũng không trầm tư về tương lai. Họ sống trong hiện tại. Bởi thế họ hoan hỉ. Vì trầm tư tương lai và ân hận quá khứ, những người ngu khô héo như cây xanh bị chặt để dưới nắng." (5)
Sự chú ý hay tỉnh táo không có nghĩa rằng bạn phải nghĩ và ý thức rằng "tôi đang làm cái nầy" hay "tôi đang làm cái kia". Không. Hoàn toàn trái lại. Lúc mà bạn nghĩ "tôi đang làm cái này", bạn trở nên tự ý thức về mình, và khi đó bạn không sống trong hành động ấy, mà bạn sống trong ý nghĩ về "tôi", và hậu quả là việc làm của bạn cũng hỏng nốt. Bạn phải hoàn toàn quên bạn đi, và để chìm đắm mình trong những gì bạn đang làm. Lúc mà một thuyết trình viên trở nên tự ý thức và nghĩ "tôi đang nói với khán giả" thì lời lẽ của anh ta sẽ bị bối rối và dòng tư tưởng gián đoạn. Nhưng khi anh ta quên mình đi trong bài diễn văn, trong đề tài của mình, khi ấy anh ta nói hay nhất, diễn đạt trôi chảy và giải thích mọi sự một cách rõ ràng. Mọi tác phẩm vĩ đại - về nghệ thuật, thi ca, trí thức hay tâm linh - đều được thành hình vào những lúc mà những người sáng tác hoàn toàn quên mình trong hành động, say sưa với nó, và không còn ý thức về mình.
Sự chú ý hay tỉnh thức đối với những hoạt động của mình tức là sống trong lúc hiện tại, sống trong hành động hiện tại. (Đây cũng là cách thức của Zen, vốn có căn bản chính yếu trên giáo lý này). Ở đây, trong hình thức "quán" này, bạn không cần phải làm một hành động nào đặc biệt để phát triển sự chú ý, mà bạn chỉ phải để ý và tỉnh táo (có ý thức về) với bất cứ cái gì bạn làm. Bạn không cần phải phí phạm một giây phút nào của thời gian quý báu của bạn để thực hành phép "quán" đặc biệt này: bạn chỉ cần luôn luôn đào luyện sự chú ý và tỉnh thức, ngày và đêm, đối với tất cả mọi hoạt động của bạn trong đời sống thường nhật. Hai hình thức "quán" trên đây là thuộc về thân xác chúng ta.
Một hình thức khác rất quan trọng, thực tiễn, và ích lợi của "thiền định" là có ý thức về, và để ý tới bất cứ cái gì bạn làm hay nói, suốt trong thói quen đời sống hằng ngày, một mình bạn, giữa công khai hay trong nghề nghiệp. Dù bạn đứng, đi, ngồi, nằm hoặc ngủ, hoặc co giản chân tay, hoặc nhìn quanh, hoặc mặc quần áo, hoặc nói năng hoặc im lặng hoặc ăn hoặc uống, hoặc ngay cả khi bạn đáp tiếng gọi của thiên nhiên - trong tất cả những động tác này và những động tác khác, bạn đều phải hoàn toàn ý thức và tỉnh táo về hành vi mà bạn đang làm mỗi lúc. Thế nghĩa là, bạn phải sống trong phút hiện tại, trong hành động hiện tại. Điều này không có nghĩa bạn không nên nghĩ chút nào về quá khứ hay vị lai. Trái lại, bạn nghĩ về chúng trong sự tương quan với lúc hiện tại, hành động hiện tại, tùy lúc và tùy trường hợp.
Người ta không thường thường sống trong hành động của họ, trong lúc hiện tại. Họ sống trong quá khứ hoặc trong vị lai. Mặc dù họ dường như đang làm một việc gì ở đây và bây giờ, nhưng kỳ thực họ sống ở một nơi nào khác trong tâm tưởng họ, trong những âu lo và những vấn đề tưởng tượng của họ, thường thường họ nhớ đến quá khứ hay nuôi những khao khát và suy tư về tương lai. Bởi vậy họ không sống trong những gì họ đang làm và cũng không thưởng thức được những gì họ đang làm trong mỗi lúc. Do đó họ bất mãn và bất hạnh với lúc hiện tại, với công việc đang làm, và dĩ nhiên họ không thể nào làm hoàn toàn "hết mình" những gì họ có vẻ đang làm.
Đôi khi bạn thấy một người trong quán ăn vừa ăn vừa đọc - một cảnh rất thường. Họ cho bạn cái cảm tưởng rằng họ là một người rất bận bịu, không có thì giờ để mà ăn nữa. Bạn tự hỏi họ đang ăn hay đang đọc. Người ta có thể nói họ làm cả hai chuyện. Nhưng thật ra họ không làm được việc nào, họ không thưởng thức được việc nào. Họ bị căng thẳng, rối ren trong tâm trí, và họ không thưởng thức cái mà họ đang làm trong lúc đó, mà vô tình và một cách điên rồ họ đang cố thoát khỏi sự sống. (Tuy nhiên, điều này không có nghĩa rằng người ta không nên nói chuyện với bạn trong lúc ăn trưa hay ăn tối.)
Dù bạn cố cách mấy, bạn cũng không thể nào thoát khỏi cuộc đời. Bao lâu bạn còn sống, dù trong thành thị hay trong hang động, bạn còn phải đối đầu với cuộc đời và sống nó. Sự sống chân thật là lúc hiện tại - không phải ký ức về quá khứ, vốn đã chết và đi qua, cũng không phải những mơ mộng về tương lai, vốn chưa tớí. Một con người sống trong hiện tại là sống đời sống thật sự, và là người hạnh phúc nhất.
Khi có người hỏi Đức Phật vì sao những đồ đệ của Ngài sống một cuộc đời đơn sơ và lặng lẽ, chỉ ăn có một bữa cơm mỗi ngày, mà lại hoan hỉ như thế, Đức Phật trả lời: "Họ không ân hận vì quá khứ, họ cũng không trầm tư về tương lai. Họ sống trong hiện tại. Bởi thế họ hoan hỉ. Vì trầm tư tương lai và ân hận quá khứ, những người ngu khô héo như cây xanh bị chặt để dưới nắng." (5)
Sự chú ý hay tỉnh táo không có nghĩa rằng bạn phải nghĩ và ý thức rằng "tôi đang làm cái nầy" hay "tôi đang làm cái kia". Không. Hoàn toàn trái lại. Lúc mà bạn nghĩ "tôi đang làm cái này", bạn trở nên tự ý thức về mình, và khi đó bạn không sống trong hành động ấy, mà bạn sống trong ý nghĩ về "tôi", và hậu quả là việc làm của bạn cũng hỏng nốt. Bạn phải hoàn toàn quên bạn đi, và để chìm đắm mình trong những gì bạn đang làm. Lúc mà một thuyết trình viên trở nên tự ý thức và nghĩ "tôi đang nói với khán giả" thì lời lẽ của anh ta sẽ bị bối rối và dòng tư tưởng gián đoạn. Nhưng khi anh ta quên mình đi trong bài diễn văn, trong đề tài của mình, khi ấy anh ta nói hay nhất, diễn đạt trôi chảy và giải thích mọi sự một cách rõ ràng. Mọi tác phẩm vĩ đại - về nghệ thuật, thi ca, trí thức hay tâm linh - đều được thành hình vào những lúc mà những người sáng tác hoàn toàn quên mình trong hành động, say sưa với nó, và không còn ý thức về mình.
Sự chú ý hay tỉnh thức đối với những hoạt động của mình tức là sống trong lúc hiện tại, sống trong hành động hiện tại. (Đây cũng là cách thức của Zen, vốn có căn bản chính yếu trên giáo lý này). Ở đây, trong hình thức "quán" này, bạn không cần phải làm một hành động nào đặc biệt để phát triển sự chú ý, mà bạn chỉ phải để ý và tỉnh táo (có ý thức về) với bất cứ cái gì bạn làm. Bạn không cần phải phí phạm một giây phút nào của thời gian quý báu của bạn để thực hành phép "quán" đặc biệt này: bạn chỉ cần luôn luôn đào luyện sự chú ý và tỉnh thức, ngày và đêm, đối với tất cả mọi hoạt động của bạn trong đời sống thường nhật. Hai hình thức "quán" trên đây là thuộc về thân xác chúng ta.