Đạo Phật có chủ trương tu tập thần thông không?

Quasimodo

Registered
Phật tử
Tham gia
13 Thg 7 2016
Bài viết
11
Điểm tương tác
1
Điểm
3
Chào các bạn. Tôi đọc được trên trang vn.answer.yahoo.com một câu hỏi (cũng là một đoạn trao đổi hay, đặt ra nhiều nghi vấn cũng như những gợi mở). Tôi copy ra đây để các bạn tham khảo và tô màu vài chỗ mà tôi quan tâm.



Đạo Phật có chủ trương tu tập thần thông không?
(Link: https://vn.answers.yahoo.com/questio...AAjk1Oa&page=1)


Tôi nghĩ nhiều bạn sẽ vội vàng trả lời là không, nhưng xin các bạn hãy thận trọng và tìm hiểu điều này cho kỹ xem sao?

Câu hỏi này có liên quan đến nhiều câu hỏi đáp gần đây về thần thông (ví dụ câu hỏi của bạn vu thị v như link). Nó không phải là điều tào lao hay "là câu chuyện của thời mạt pháp" đâu.

http://vn.answers.yahoo.com/question/ind...

Cập nhật: Rất tiếc là đề tài này tạm mới có 2 câu trả lời. Bạn @ta là trithankara thứ 25 ngại điều này làm tăng thêm phiền não thì tôi xin lỗi trước các bạn. Nhưng nói thật đây vừa là câu hỏi, nhưng đồng thời cũng là sự bộc bạch để nhìn nhận sai lầm của tôi trước kia. Khi mà tôi cũng luôn có quan niệm như bạn @nhu pham trong câu trả lời ở đây.

Rát mong chờ được nghe ý kiến của @trithankara 25, tôi mong được nghe những điều có thật từ việc tu tập. Xin hãy coi đó là một đề nghị chân thành, một nhân duyên.

Tôi cũng rất mong rất nhiều bạn như có kiến thức Phật pháp rất uyên thâm như Loi dien, loctv 60, cuong, nguyen khanh, Hoang son, ZiaZoo, Nam mô vô tận ý Bồ tát, Thanh Quang, Vũ Hoàng Hải, Quỳnh t, Namtosi 0174 và các bạn khác thường hỏi đáp ở mục này cho ý kiến.

Cập nhật 2: Cảm ơn tất cả các bạn đã cho những ý kiến rất nghiêm túc về vấn đề này. Như trên tôi đã nói, câu hỏi này là sự bộc bạch về bản thân của tôi. Trước kia khi đến với đạo Phật tôi bắt đầu từ những kinh sách và cách thức tu tập của Đại Thừa. Tôi đọc say mê và hành cũng say mê trong quãng thời gian khá dài (khoảng hơn 13 năm nay). Tôi sùng tín Đại Thừa và có một cái nhìn rất thiển cận về cái gọi là Tiểu Thừa. Việc tu học của tôi không phải là không có tác dụng, mà trái lại tác dụng rất rõ, nhất là trong đời sống tinh thần. Thế nhưng sự tiến bộ tâm linh thì chậm chạp và tôi cứ nghĩ tu cần phải bình thản, "dục tốc bất đạt" hoặc "tâm bình thường là đạo". Nhưng rồi tôi đã có duyên gặp rất nhiều vị chân tăng tại Thái Lan, và chứng kiến sự tu tập tiến bộ của chính các em tôi (hiện ở Thái), và tôi nhìn nhận lại mình, bắt đầu chịu khó đọc và học lại các Kinh điển từ những khái niệm cơ bản ban đầu, mà khi đến với Phật pháp tôi đã bỏ qua.
 
GÓP PHẦN LAN TỎA GIÁ TRỊ ĐẠO PHẬT

Ủng hộ Diễn Đàn Phật Pháp không chỉ là đóng góp vào việc duy trì sự tồn tại của Diễn Đàn Phật Pháp Online mà còn giúp cho việc gìn giữ, phát huy, lưu truyền và lan tỏa những giá trị nhân văn, nhân bản cao đẹp của đạo Phật.

Mã QR Diễn Đàn Phật Pháp

Ngân hàng Vietcombank

DUONG THANH THAI

0541 000 1985 52

Nội dung:Tên tài khoản tại diễn đàn - Donate DDPP(Ví dụ: thaidt - Donate DDPP)

Quasimodo

Registered
Phật tử
Tham gia
13 Thg 7 2016
Bài viết
11
Điểm tương tác
1
Điểm
3
(Tiếp)

Cập nhật 3: Khi xem nhiều lần về lịch sử và một số Kinh điển (mới được có một số) tôi mới lờ mờ phát hiện ra gốc rễ và sự phát triển của giáo lý nhà Phật, hình dung ra được cái nền tảng cơ bản xuyên suốt và cả những điều đã biến dạng, di biệt. Và đôi khi đã phát hiện ra rằng có một số điều rất rất quan trọng, khi chuyển hóa và phát triển đã bị thất thoát và sai lệch.

Từ đó tôi ý thức được rằng, để tu tập tốt nhất với mỗi người thì đừng coi thường VĂN TU. VĂN TU và TƯ TU chính là để có được một hiểu biết tương đối chuẩn xác và định hướng không sai lầm. NẾU bỏ qua VĂN TU và TƯ TU hoặc xem nhẹ các khâu này mà tiến ngay vào địa hạt TU một cách vội vã, sẽ rất uổng phí những báu vật Phật trao truyền và uổng phí công đức mà nhiều người đi trước để lại. Cần đọc, không chỉ một mà nhiều Kinh sách khác nhau về cùng một vấn đề quan tâm rồi nghiền ngầm xem người xưa để lại cho chúng ta những gì, và tìm xem đâu là cái đáng cầm lên mang theo và đâu là cái nên đặt xuống.

Cập nhật 4: Và đây là điều tôi muốn nói đến: Với tinh thần đọc và suy xét như vậy, tôi đã phát hiện ra khi nói về đường lối tu hành, các bộ Kinh được truyền qua Trung Quốc rồi sang Việt Nam đã có những dị biệt rất lớn khi qua nhiều lần chuyển ngữ. Các bạn hãy xem Trường Bộ Kinh (Digha Nikaya) được HT Thích Minh Châu dịch Việt từ bản gốc tiếng Phạn theo Kinh điển Nam Tông và KINH TRƯỜNG A HÀM do Phật Đà Da Xá và Trúc Phật Niệm dịch ra tiếng Hán và Tuệ Sỹ dịch Việt, thì sẽ rõ điều tôi nói.

Nhìn chung hai bộ Kinh nói trên tương tự nhau ở Phần đầu (có những dị biệt nhưng không quá quan trọng), nhưng phần Phật thuyết về những quả thiết thực hiện tại cho Vua A Xà Thế (Ajàtasattu) nghe thì bị tóm lược đến mức hời hợt, làm mất hết cả nội dung chi tiết và quan trọng về đường lối tu tập thần thông trên tiến trình đi tới giác ngộ của một Samôn. Tức là các điều từ số 85 cho đến 98 trong Digha Nikaya thì có, nhưng ở Trường A Hàm thì lược mất.

Cập nhật 5: Đến đây chúng ta hãy thử suy xét (TƯ TU) về sự dị biệt này. Có hai khả năng lớn:
1. Các điều từ 85 đến 98 ở bộ Digha Nikaya là được ngụy tạo, cho thêm vào
2. Kinh Trường A Hàm khi truyền sang Trung Hoa và chuyển dịch qua nhiều đời đến nay đã bị thiếu khuyết.

@ Phân tích về khả năng 1:
- Truyền thống "bảo thủ" của therevada khiến cho xác suất sai lệch lời lẽ trong Kinh điển ít hơn nhiều so với sự truyền bá hội nhập và dung hợp với một nền văn hóa khác nhất là nền văn hóa đó có rất nhiều tư tưởng lớn lao, triết lý đặc sắc như Trung Hoa.

- Kinh điển Nam Tông khi ấy đã được ghi chép và lưu truyền bằng tiếng pali và chỉ có duy nhất thứ tiéng này được sử dụng, do đó sẽ ít bị sai lệch do truyền dịch qua nhiều lần như Kinh Trường A Hàm

- Đọc toàn bộ Kinh Samôn quả ta thấy sự nhất quán về ngôn từ, văn phong, tình tiết và cấu trúc câu chuyện được kể. Trong khi đó ở bộ Kinh Trường A Hàm đoạn diễn kể tình tiết phụ thì dài dòng, nhưng đến tình tiết chính yếu khi Phật thuyết giảng thì cụt lủn.
 

Quasimodo

Registered
Phật tử
Tham gia
13 Thg 7 2016
Bài viết
11
Điểm tương tác
1
Điểm
3
Cập nhật 6: Người đọc dễ dàng nhận thấy tính không hợp lý của câu chuyện nơi Kinh Trường A Hàm: Vua A Xà Thế rất muốn Phật làm rõ đi tu, làm samôn thì có gì lợi hiện đời, điều mà khi ông hỏi các vị giáo chủ các giáo phái hiện hành khác thì đều bị họ lảng tránh. Về vấn đè này trong Trường Bộ Kinh Phật giảng giải rất rõ, nói cụ thể những lợi ích mà ngay trong tu tập hiện tại một samôn có thể thu nhận. Phật đã diễn tả một cách tuần tự toàn bộ tiến trình tu tập của một samôn, trong đó - thật lý thú

- các nội dung khá về sự tu luyện thần thông, và hiệu quả của nó được Phật mô tảt rất rõ ràng. Có thể nhận thấy, nội dung tu tập các thần thông khác nhau ấy là những giai phải trải qua tren con đường đi đến sự giải thoát. Thế nhưng điều này ở TRƯỜNG BỘ KINH lại tóm tắt chỉ bằng dăm câu đại loại như Phật giảng giải pháp cho vua A Xà Thế, khiến ông hoan hỉ và quy y ...

Cập nhật 7: @ Phân tích về khả năng 2:
Đọc kỹ Kinh Trường A Hàm ta sẽ thấy cấu trúc không hợp lý: chuyện phụ thì nói rất kỹ, chuyện chính thì nói lược qua. Có những tình tiết lược đi, lại có tình tiết thêm vào thấy rõ, như ở đoạn kết. Kinh Trường Bộ thì sau khi nghe Phật giảng giải vua A Xà Thế hoan hỷ ra về là xong, nhưng Kinh Trường A Hàm thì còn tiếp đến ngày hôm sau Vua Mời Phật và Tăng đoàn đến ăn uống tại nhà mình và lặp lại những lời cảm khái đã nói cuối buổi hôm trước...


Ở Kinh Trường Bộ ta thấy rất rõ ý nghĩa và nội dung của lời Phật day: đó là việc thuyết trình tỷ mỷ tại sao cần tu, tu có những điều gì là lợi ích thiết thực hiện tiền, đường lối tổng quát của sự tu hành ra sao. Chính nhờ thấy hết những điều lợi ích ấy mà Vua A Xà Thế mới vỡi lẽ, hioan hỷ và xin quy y. Và chúng ta, nhưng người cũng ở vai A Xà Thế cũng được lợi ích như vậy. Với TRƯỜNG A HÀM vì lược bớt những nội dung quan trọng, nên nó giống như một câu chuyện kể, người đọc không thấy lợi ích gì từ góc độ vua A Xà Thế.

Cập nhật 8: Đến đây có thẻ tạm kết luận: Kinh Trung Bộ có tác dụng giáo dục rõ ràng còn khi truyền qua Trung Hoa rồi tới Việt Nam, Bản Kinh Trường A Hàm đã mất đi nhiều sự can đối vè cấu trúc, về tính hợp lý của sự kiện, về tính giáo dục. Có lẽ nào điều lược bớt này là một sự cố ý để iảm bớt yếu tố "truyền thống" vốn bị coi là "tiểu thừa" là cách thức tu thanh văn chỉ chú trong đến "Khổ", và "giải thoát".

Hoặc là với người Trung Hoa thì việc tu luyện thần thông là một cái gì đó quá khó khăn và không thực tế với tình trạng thời đó, do đó họ cố tình lược giảm. Và nếu như vậy thì thật là một sự cố tình rất phũ phàng với Đức Thế Tôn và chúng sinh. Tôi không muốn suy xét tiếp theo hướng này, nhưng nó buộc ta phải lựa chọn, hoặc là ta công nhận rằng Kinh điển Nam Tông đã tự ý cho thêm các chi tiét thần thông vào hoặc là Kinh điển từ Trung Hoa đã có sự thất lạc một số nội dung quan trọng. Tôi chọn cho mình bộ Kinh Trường Bộ theo Kinh Nam Tông và sau khi đọc xong sẽ đặt bộ TRƯỜNG A HÀM kia xuống.

Cập nhật 9: Các bạn có thể đọc lại hai bộ Kinh kia ở nhiều nguồn và đều thấy điều tôi nói. Tiện đây xin đưa luôn đường dẫn:

- Kinh Trường bộ theo Nam Tông: http://www.buddhanet.net/budsas/uni/u-ki...

- Kinh Trường Bộ theo Bắc Tông: http://www.quangduc.com/kinhdien/223truo...

Cập nhật 10: Câu hỏi này VKT nêu lên chỉ để được nghe ý kiến chỉ bảo của các vị thiện tri thức. VKT nghĩ là mình không thể đánh giá xem đâu là CTL hay nhất trong một vấn đề vốn phải bàn luận và suy xét rất nhiều. Xin phép được coi tất cả các CTL đều là hay nhất, mà không cần phải chỉ riêng một câu nào.

Rất cảm tạ các vị đọ hạnh. Nam mô Phật!
 

nguoidienhocphat1

Well-Known Member
Quản trị viên
Thượng toạ
Tham gia
31 Thg 8 2015
Bài viết
1,934
Điểm tương tác
347
Điểm
83
Cập nhật 6: Người đọc dễ dàng nhận thấy tính không hợp lý của câu chuyện nơi Kinh Trường A Hàm: Vua A Xà Thế rất muốn Phật làm rõ đi tu, làm samôn thì có gì lợi hiện đời, điều mà khi ông hỏi các vị giáo chủ các giáo phái hiện hành khác thì đều bị họ lảng tránh. Về vấn đè này trong Trường Bộ Kinh Phật giảng giải rất rõ, nói cụ thể những lợi ích mà ngay trong tu tập hiện tại một samôn có thể thu nhận. Phật đã diễn tả một cách tuần tự toàn bộ tiến trình tu tập của một samôn, trong đó - thật lý thú

- các nội dung khá về sự tu luyện thần thông, và hiệu quả của nó được Phật mô tảt rất rõ ràng. Có thể nhận thấy, nội dung tu tập các thần thông khác nhau ấy là những giai phải trải qua tren con đường đi đến sự giải thoát. Thế nhưng điều này ở TRƯỜNG BỘ KINH lại tóm tắt chỉ bằng dăm câu đại loại như Phật giảng giải pháp cho vua A Xà Thế, khiến ông hoan hỉ và quy y ...

Cập nhật 7: @ Phân tích về khả năng 2:
Đọc kỹ Kinh Trường A Hàm ta sẽ thấy cấu trúc không hợp lý: chuyện phụ thì nói rất kỹ, chuyện chính thì nói lược qua. Có những tình tiết lược đi, lại có tình tiết thêm vào thấy rõ, như ở đoạn kết. Kinh Trường Bộ thì sau khi nghe Phật giảng giải vua A Xà Thế hoan hỷ ra về là xong, nhưng Kinh Trường A Hàm thì còn tiếp đến ngày hôm sau Vua Mời Phật và Tăng đoàn đến ăn uống tại nhà mình và lặp lại những lời cảm khái đã nói cuối buổi hôm trước...


Ở Kinh Trường Bộ ta thấy rất rõ ý nghĩa và nội dung của lời Phật day: đó là việc thuyết trình tỷ mỷ tại sao cần tu, tu có những điều gì là lợi ích thiết thực hiện tiền, đường lối tổng quát của sự tu hành ra sao. Chính nhờ thấy hết những điều lợi ích ấy mà Vua A Xà Thế mới vỡi lẽ, hioan hỷ và xin quy y. Và chúng ta, nhưng người cũng ở vai A Xà Thế cũng được lợi ích như vậy. Với TRƯỜNG A HÀM vì lược bớt những nội dung quan trọng, nên nó giống như một câu chuyện kể, người đọc không thấy lợi ích gì từ góc độ vua A Xà Thế.

Cập nhật 8: Đến đây có thẻ tạm kết luận: Kinh Trung Bộ có tác dụng giáo dục rõ ràng còn khi truyền qua Trung Hoa rồi tới Việt Nam, Bản Kinh Trường A Hàm đã mất đi nhiều sự can đối vè cấu trúc, về tính hợp lý của sự kiện, về tính giáo dục. Có lẽ nào điều lược bớt này là một sự cố ý để iảm bớt yếu tố "truyền thống" vốn bị coi là "tiểu thừa" là cách thức tu thanh văn chỉ chú trong đến "Khổ", và "giải thoát".

Hoặc là với người Trung Hoa thì việc tu luyện thần thông là một cái gì đó quá khó khăn và không thực tế với tình trạng thời đó, do đó họ cố tình lược giảm. Và nếu như vậy thì thật là một sự cố tình rất phũ phàng với Đức Thế Tôn và chúng sinh. Tôi không muốn suy xét tiếp theo hướng này, nhưng nó buộc ta phải lựa chọn, hoặc là ta công nhận rằng Kinh điển Nam Tông đã tự ý cho thêm các chi tiét thần thông vào hoặc là Kinh điển từ Trung Hoa đã có sự thất lạc một số nội dung quan trọng. Tôi chọn cho mình bộ Kinh Trường Bộ theo Kinh Nam Tông và sau khi đọc xong sẽ đặt bộ TRƯỜNG A HÀM kia xuống.

Cập nhật 9: Các bạn có thể đọc lại hai bộ Kinh kia ở nhiều nguồn và đều thấy điều tôi nói. Tiện đây xin đưa luôn đường dẫn:

- Kinh Trường bộ theo Nam Tông: http://www.buddhanet.net/budsas/uni/u-ki...

- Kinh Trường Bộ theo Bắc Tông: http://www.quangduc.com/kinhdien/223truo...

Cập nhật 10: Câu hỏi này VKT nêu lên chỉ để được nghe ý kiến chỉ bảo của các vị thiện tri thức. VKT nghĩ là mình không thể đánh giá xem đâu là CTL hay nhất trong một vấn đề vốn phải bàn luận và suy xét rất nhiều. Xin phép được coi tất cả các CTL đều là hay nhất, mà không cần phải chỉ riêng một câu nào.

Rất cảm tạ các vị đọ hạnh. Nam mô Phật!

kính bạn Quíimodo,
Lúc trước bạn có một hướng tu rất tốt rồi mà tu là giữ tâm mình trong chánh niệm an lạc nhẹ nhàng thư thái ung dung tự tại, tâm bình thường là đạo. Cốt lõi 84 000 pháp môn từ thiện tịnh mật, hay nguyên thủy đại thừa gì đó cũng không ra chổ này mà. Bạn tu tốt như vậy rồi sao không cố gắng phát huy hơn. Mình không biết em bạn tu tiến bộ hơn bạn là tiến bộ hơn như thế nào xin bạn kể rõ chi tiết. Cốt lõi việc tu là giải thoát khổ đau phiền não giải thoát tam độc tham sân si thì mình ko hiểu em bạn tiến bộ hơn bạn là gì chẳng lẽ họ có thần thông là tiến bộ hơn sao?

Trong đạo phật không có chủ trương tu tập thần thông mà chủ trương tu tập để giác ngộ giải thoát khổ đau luân hồi sanh tử. Có thần thông có thể xoay chuyển được nhân quả hóa giải nghiệp lực đâu bạn. Ngày xưa Đức Phật biết trước cái nạn xảy ra đối với dòng tộc của mình mà ngài vẫn không thể cứu được 500 người, ngài mục kiền liên đệ nhất thần thông cũng biết mình bị giết chém chết nhưng ngài vẫn hoan hỷ đón nhận không có sợ sệt trước sanh tử vì ngài đã đắc quả vị alahan.

Thần thông chỉ là phương tiện để tiền đến giải thoát, chỉ là phương tiện chứ không phải là cứu cánh hay đích đến cuối cùng là giải thoát sanh từ luân hồi. Pháp môn mật tông hay vô vi hay mật tông nam tông chỉ sữ dụng thần thông là phương tiện qua sông chứ không là cứu cánh. Nếu khi nghiệp lực đến mà tâm không hoan hỷ đón nhận mà nổi lên sân si thì nghiệp chồng nghiệp. Vì mình cũng là người tu mật tông và các huynh đệ tỷ muội mình cũng tu mật tông tuy có năng lực thần thông nhưng không biết trì chú hay ngồi thiền để chuyển hóa cái tâm sân si tham lam ngã mạn, nên một số người tu có năng lực càng cao lại sinh tâm ngã mạn mà đi lạc đường hay tẩu hỏa nhập ma. Thần thông cũng là con dao hai lưỡi đi cũng nhanh mà sai đường cũng nhanh.

Chuyện có thần thông hay không phụ thuộc vào căn cơ mỗi người. Ví dụ một người nhiều đời nhiều kiếp họ niệm Phật hay căn cơ hiển giáo tụng kinh niệm Phật. thì kiếp này họ gặp lại tu tập tốt nhưng không có thần thông điều này không có nghĩa là họ tu tập không có tiến bộ. Trong diễn đàn này mấy ai có thần thông đâu, mà họ nghe ai có thần thông là họ phỉ báng là tà ma ngoại đạo. heeeeeeeeee. Ví dụ bồ tát Thích Trí Tịnh ngài có thần thông đâu mà hàng triệu người tôn kính tôn vinh là bồ tát.
Những người nhiều đời nhiều kiếp họ tu mật tông hay pháp môn vô vi, những chủng tử này lưu lại trong a lại da thức của họ kiếp này đến duyên gặp lại thì nó sẵn có rồi. Điều này đâu có nghĩa là ho tu tiến bộ hơn người không có thần thông.

Còn về kinh điển theo ý người điên này. Bạn đọc cuốn kinh hay bài kệ hay một lời dạy nào đó mà bạn áp dụng nó mang lại lợi lạc cho chính bạn và cho người khác thì đó là chánh pháp. Đừng suy luận nhiều quá vì kinh điển cũng chỉ là phương tiện mà thôi quan trọng nhất là mình hành được gì học được gì áp dụng được gì từ kinh điển vào trong cuộc sống hàng ngày của mình giúp mình và những người khác an lạc tự tại hạnh phúc.
Chúc bạn tinh tấn và an lạc. A di đà Phật!
 

Quasimodo

Registered
Phật tử
Tham gia
13 Thg 7 2016
Bài viết
11
Điểm tương tác
1
Điểm
3
Chào các bạn. Tôi đọc được trên trang vn.answer.yahoo.com một câu hỏi (cũng là một đoạn trao đổi hay, đặt ra nhiều nghi vấn cũng như những gợi mở). Tôi copy ra đây để các bạn tham khảo và tô màu vài chỗ mà tôi quan tâm.
Bạn NDHP đọc chưa kĩ rồi, tôi không phải là tác giả, tôi đọc được bài này trên trang vn.answer.yahoo.com (có đường dẫn tôi đã kèm theo), thấy nó hay và đặt ra nhiều nghi vấn về vấn đề kinh thật kinh giả, tính xác thực của kinh điển Đại Thừa, nên tôi đưa vào đây như một lời cảnh tỉnh mọi người nên thận trọng với kinh điển thôi.
 

Nguyên Chiếu

Ban Đại Biểu nhiệm kỳ III (2015-2016)
Quản trị viên
Thượng toạ
Phật tử
ĐÃ TIẾN CÚNG
Tham gia
5 Tháng 5 2014
Bài viết
987
Điểm tương tác
377
Điểm
83
Xin chào các đạo hữu, về vấn đề này Ng chiếu có ý nghĩ như vậy:

Đức Phật nhập Niết Bàn đã lâu nên kinh điển ghi lại bởi các đệ tử của Ngài nên tính nguyên vẹn chắc chưa hoàn hảo vì vậy theo sự học hỏi từ các quý Thầy, các Thiện tri thức Ng chiếu chia sẻ như sau:

- Đọc kinh với trạng thái Tâm bình khí hòa
- Đọc kinh dựa trên nguyên tắc Văn Tư Tu
- Đọc kinh hãy quán chiếu những lời Phật dạy : Chớ vội tin
- Kinh Phật bao gồm có tam pháp ấn : Vô thường - Khổ - Vô Ngã ( sau này có Không )

Khi các đạo hữu đọc kinh với những điều trên thì việc nhận ra lời Phật dạy rất dễ dàng và ít nghi hoặc.

Kính.
 
GÓP PHẦN LAN TỎA GIÁ TRỊ ĐẠO PHẬT

Ủng hộ Diễn Đàn Phật Pháp không chỉ là đóng góp vào việc duy trì sự tồn tại của Diễn Đàn Phật Pháp Online mà còn giúp cho việc gìn giữ, phát huy, lưu truyền và lan tỏa những giá trị nhân văn, nhân bản cao đẹp của đạo Phật.

Mã QR Diễn Đàn Phật Pháp

Ngân hàng Vietcombank

DUONG THANH THAI

0541 000 1985 52

Nội dung:Tên tài khoản tại diễn đàn - Donate DDPP(Ví dụ: thaidt - Donate DDPP)

Chủ đề tương tự

Who read this thread (Total readers: 0)
    Bên trên