Để nhận được sự gia trì của phật

gioidinhhue

Active Member
Quản trị viên
Thượng toạ
Tham gia
15 Thg 7 2010
Bài viết
950
Điểm tương tác
47
Điểm
28
Địa chỉ
PHÁT BỒ ĐỀ TÂM
Hướng dẫn thiền: Phần 4. Một số thói quen tốt cho thiền tập

Nếu bạn giữ được những thói quen và hành động sau, việc tập thiền của bạn sẽ có một nền tảng vững chắc và liên tục tiến bộ. Ngoài ra bạn nên tham khảo bài Thế nào là thực hành thiền Phật giáo để hiểu rõ và có cái nhìn đúng đắn về Thiền.

Hãy hành thiền vì mục đích tốt đẹp, trong sáng nhất

Hãy hành thiền vì những mục đích thiện, không ích kỷ. Ví dụ như đạt được bình an và sức khỏe để giúp mình và những người xung quanh hạnh phúc. Nếu là Phật tử, bạn hãy nghe nữ Pháp vương Dorje Pamu dạy:

Nếu bạn muốn có được định lực, bạn phải sẵn sàng trong mọi điều, trong đó đầu tiên là có một ý định trong sáng. Điều đó không thể đạt được bằng cách thề mà không làm, hoặc hứa với thầy của bạn rằng bạn sẽ giữ giới và làm theo chỉ dẫn của ngài rồi sau đó lại quên hết. Nó có nghĩa là bạn quyết tâm tập thiền để trở thành một vị Phật, để đạt được giác ngộ vĩ đại vì mục đích giải phóng cho chúng sinh khỏi đau khổ trong tam giới và lục đạo của luân hồi. Chỉ khi bạn bắt đầu với một tâm hoàn toàn trong sáng và đức hạnh như vậy, bạn mới có thể hoàn thiện việc tu tập. Không ai bắt đầu với một tâm không trong sáng và không tử tế lại có thể đạt được chánh định.

Để tu tập định, tất cả hành xử của bạn phải được bắt nguồn từ động cơ làm điều tốt. Đạo sư Liên Hoa Sanh, Tông Khách Ba và những đại pháp vương khác đều giữ cùng một quan điểm như vậy, “Mọi việc phải được làm vì điều tốt đẹp”. Điều này cho chúng ta thấy điểm quan trọng nhất trong tu tập là làm mọi điều tốt và không làm điều gì xấu, không điều gì ngoại trừ điều tốt được làm hay thậm chí chạm vào. Hơn thế, bạn phải tập có được Bồ đề tâm để đạt được giác ngộ để giải phóng tất cả chúng sinh. Rất quan trọng khi bạn không chỉ tu tập cho chính mình mà cho sự giải phóng của các chúng sinh khác, và khi bạn đã có được tâm đức hạnh này, bạn chắc chắn sẽ đạt được chánh định.

Tại sao lại như vậy? Điều đó rất logic: khi bạn quyết tâm, tất cả chư Phật và chư Bồ tát ở mười phương sẽ thấy điều đó và nhận ra rằng Bồ đề tâm của bạn sẽ trở nên đức hạnh vĩnh viễn của chư Phật và chư Bồ tát. Các ngài sẽ dẫn dắt bạn tới Phật quả. Tất cả các ngài sẽ ban phước cho bạn, và kết quả là bạn sẽ nhận được sự gia trì của các ngài. Bên cạnh đó, tất cả các vị Hộ pháp sẽ đến để bảo vệ bạn, tránh cho bạn khỏi làm những nghiệp xấu áctăng năng lực tử tế và đức hạnh của bạn, khiến cho vô minh và phiền não rời khỏi bạn và mở đường cho chánh định.

Giữ một tâm quân bình, bằng lòng với mọi việc trong cuộc sống

Hạn chế những nguyên nhân hay việc làm gây ra tâm lý mâu thuẫn, nghi ngờ, ghen tị, kiêu ngạo, tức giận, ham muốn… những cảm xúc này sẽ dẫn đến những tâm không an ổn và dù bạn có tạm dẹp được nó trong cuộc sống thì cũng sẽ nổi lên trong quá trình thiền định và ảnh hưởng tới việc rèn luyện tâm của bạn. Song song với nó liên tục làm tăng trưởng những việc tốt dù nhỏ nhặt như mỉm cười, lời chúc… để tạo điều kiện cho tâm thêm an bình, sáng tỏ.

Nếu bạn tu tập Phật giáo, mời bạn tham khảo 7 thói quen của một hành giả Bồ đề tâm là những thực hành thiền ngoài buổi ngồi thiền để giữ một tâm quân bình và rộng mở như vậy, và còn nhiều lợi ích nữa cho con đường giác ngộ. Nữ Pháp vương Dorje Pamu đã dạy:

Điều quan trọng thứ hai là thiền giả phải có một trái tim rất bằng lòng. Trong quá trình tu tập, bạn phải luôn giữ cho tâm bạn luôn bằng lòng và cảm thấy hạnh phúc. Không được tham lam hoặc khát khao danh vọng hay giàu có, và đừng có những ham muốn tà dâm. Bạn phải tránh bất cứ sự quan trọng hóa vấn đề, làm rối rắm hay soi mói bất kỳ điều kiện nào bên ngoài.

Trong cuộc sống hàng ngày, đừng quan tâm đến điều kiện sống của bạn, như ngôi nhà bạn ở và những điều xung quanh nó, quần áo bạn mặc và thức ăn bạn ăn hàng ngày. Hãy cảm thấy bằng lòng với chúng, sau đó bạn sẽ luôn hạnh phúc và tránh xa tham lam và ích kỷ. Ngược lại chúng sẽ trở nên một chướng ngại lớn lao làm ngăn trở và cô lập bạn, chặn đứng con đường bạn tới thành tựu.

Sống trong sạch, đạo đức, không vi phạm các quy định tu tập

Nếu bạn sống không đạo đức, tâm bạn sẽ đầy rối loạn và bạn sẽ không thể đạt kết quả trong thiền. Vì vậy hãy giữ thiện tâm, sống trung thực và đạo đức. Nếu bạn là Phật tử, càng không được vi phạm các giới luật. Nữ pháp vương Dorje Pamu dạy:

Sau khi nhận những giới luật, bạn phải thực hành theo các quy định này không được vi phạm hoặc xa rời chúng. Chỉ làm những điều tuân theo các quy định này và kiêng giữ làm những điều trái với chúng. Tránh xa khỏi những gì chống lại giới luật nhưng ở gần những gì hỗ trợ và ủng hộ giới luật.

• Không ngắt quãng trong thời thiền

Hãy ngắt chuông điện thoại. Hãy để bạn bè và gia đình bạn biết rằng đây là quãng thời gian mà bạn không muốn bị quấy rầy. Hãy đóng cửa và để thế giới thường nhật ở bên ngoài. Cuối cùng gia đình bạn sẽ tôn trọng mong muốn của bạn được yên tĩnh và một mình trong khoảng thời gian này.

• Tập luyện hai lần một ngày không thay đổi

Để có thể đạt trạng thái ý thức cao hơn, điều quan trọng là bạn cần xây dựng thói quen thiền định thường xuyên hàng ngày. Thậm chí ngay khi bạn thiếu thời gian, hãy thiền tối thiểu vài ba phút hay năm mười phút, hai lần một ngày không thay đổi.

• Luyện tập vào một thời gian cố định trong ngày

Hãy thiền định thường xuyên hàng ngày vào cùng một thời gian, nhờ vậy đến giờ thiền, tâm trí bạn sẽ tự nhiên hướng tới việc thiền. Thời gian tốt nhất cho thiền định là vào lúc mặt trời mọc và mặt trời lặn (trước khi ăn sáng và ăn tối). Ngoài ra, thời gian vào khoảng nửa đêm, trong sự yên tĩnh của buổi tối cũng rất tốt cho thiền định, trước khi bạn đi ngủ.

• Thiền định khi bụng rỗng

Sau khi ăn, năng lượng của cơ thể tập trung vào các cơ quan tiêu hoá, tâm trí trở nên trì trệ và khó tập trung hơn. Do vậy luôn tập thiền khi bụng đói. Một cách tốt nhất để duy trì việc tập thiền thường xuyên đó là tuân thủ qui tắc “chưa thiền, chưa ăn”. Chỉ ăn sáng và ăn tối sau khi thiền định. Nếu bạn tập sau bữa ăn thì nên tập cách xa bữa ăn khi cơ thể đã qua quá trình tiêu hóa thức ăn.

• Có một nơi ở hòa thuận và dành một chỗ yên tĩnh, sạch đẹp để thiền định

Một số bậc đạo sư Tây Tạng cũng nói thêm về việc sống ở một nơi hòa thuận, dễ có được đồ ăn đủ dinh dưỡng, không bị những con thú quấy nhiễu, không sợ bị làm hại, nơi bạn có được những người bạn phù hợp, và tránh có quá nhiều hoạt động hoặc có những hoạt động không dung hòa với sự tu tập của bạn.

Ngay khi phòng bạn chật, hãy dành một góc cho việc thiền. Giữ nó sạch sẽ và tươi mát (có thể bằng cây cảnh, các tranh ảnh tạo cảm hứng, thảm hoặc đệm để thiền…). Cố gắng thiền định ở đó thường xuyên, bạn sẽ nhanh chóng thấy rằng chính không khí và năng lượng tốt lành của nơi đó giúp bạn trong thiền định.

• Giữ cột sống luôn thẳng

Trong khi thiền sâu có một luồng năng lượng mạnh mẽ chạy dọc cột sống lên não. Nếu ngồi cong hoặc gập người sẽ ngăn cản luồng năng lượng này, cản trở hơi thở và giảm sự tập trung của tâm trí. Do đó điều quan trọng là bạn phải ngồi càng thẳng càng tốt. Ngồi trên mặt cứng như sàn nhà, chứ không phải trên giường đệm. Đặt một cái đệm nhỏ dưới mông có thể giúp bạn ngồi thẳng lúc ban đầu. Tuy nhiên nhớ đừng làm mình căng thẳng khi cố gắng ngồi quá thẳng, hãy ngồi thẳng một cách tự nhiên.

• Tham gia thiền tập thể thường xuyên

Vài tuần đầu tiên khi tập thiền là quãng thời gian khó nhất, khi tâm trí vẫn hướng ngoại do thói quen, người tập thiền cảm thấy khó kiểm soát tâm trí bất an và hướng nó vào bên trong. Do vậy, các thiền sư của mọi thời đại đều nhấn mạnh tầm quan trọng của việc kết giao với những người tập thiền khác, đặc biệt là tham gia thiền tập thể, nơi mà năng lượng tâm trí tập thể sẽ giúp cá nhân nâng cao tâm trí của bản thân. Thiền tập thể ít nhất một tuần một lần là thiết yếu với những ai thực sự muốn tiến bộ nhanh.

• Đọc những sách tinh thần

Để giữ tâm trí được nâng cao trước những ảnh hưởng thường là tiêu cực của thế giới vật chất xung quanh, rất tốt nếu hàng ngày bạn đọc những sách có tác dụng nâng cao tinh thần – có thể là sau khi thiền, khi mà tâm trí sáng sủa và yên tĩnh. Bạn cũng có thể đọc trong ngày, điều này sẽ khiến tâm bạn có những rung động và dấu ấn tốt, hướng đến đeều cao cả và tránh được những thói quen suy nghĩ xấu.

• Tắm sơ trước khi thiền

Kỹ thuật này giúp làm mát cơ thể và làm trong sạch tâm trí. Nó nạp lại năng lượng ngay lập tức và cũng làm tâm trí yên tĩnh và sẵn sàng cho việc thiền định sâu.

Hãy kiên nhẫn với sự tiến bộ của mình

Hãy nhớ rằng sau nhiều năm hoạt động hướng ngoại, thật không dễ cho bạn đột nhiên bỏ qua thế giới bên ngoài và tập trung hoàn toàn vào thế giới bên trong. Do vậy đừng nản chí nếu bạn chưa đạt kết quả ngay trong thiền định – nếu như bạn không tập trung được ngay, thậm chí còn có nhiều suy nghĩ hơn trước kia! Điều này hoàn toàn tự nhiên. Thực ra, bạn đang tiến bộ dù bạn có nhận ra điều đó hay không: chính cố gắng ngồi và tập trung làm tâm trí của bạn mạnh lên từng ngày. Do vậy hãy thiền đều đặn: bạn sẽ nhận ra những thay đổi trong cuộc sống của bạn nhờ sự cố gắng đó… bạn sẽ cảm nhận được sự yên tĩnh ngọt ngào và hạnh phúc bên trong.

Nữ Pháp vương Dorje Pamu có nói với tôn giả Zhaxi Zhuoma rằng con phải có khả năng ngồi tối thiểu hai tiếng để trở nên thành tựu. Một trong những đệ tử được nhận pháp thiền Kim Cương Thế Thân đã ngồi tối thiểu tám tiếng một ngày từ 8-9 năm trước. Hãy giữ mục đích này trong tâm, nhưng đừng vì thế mà mất nhuệ khí khi mới bắt đầu. Bạn bắt đầu từ chính nơi bạn ĐANG ở. Nếu bạn không bắt đầu từ bây giờ, khi nào bạn mới bắt đầu? Trên đường tới nghĩa đại hay nơi hỏa thiêu chăng?

http://trongsuot.com/2010-07-02/mot-so-thoi-quen-tot-cho-thien-tap.htm


 
GÓP PHẦN LAN TỎA GIÁ TRỊ ĐẠO PHẬT

Ủng hộ Diễn Đàn Phật Pháp không chỉ là đóng góp vào việc duy trì sự tồn tại của Diễn Đàn Phật Pháp Online mà còn giúp cho việc gìn giữ, phát huy, lưu truyền và lan tỏa những giá trị nhân văn, nhân bản cao đẹp của đạo Phật.

Mã QR Diễn Đàn Phật Pháp

Ngân hàng Vietcombank

DUONG THANH THAI

0541 000 1985 52

Nội dung:Tên tài khoản tại diễn đàn - Donate DDPP(Ví dụ: thaidt - Donate DDPP)

Chủ đề tương tự

Who read this thread (Total readers: 0)
    Bên trên