Thực tập chánh niệm là một nhu cầu thiết thực trong cuộc sống ngày nay. Cuộc sống hiện đại, hối hả đã khiến con người đi không biết mình đang đi, khi ăn thì suy nghĩ chuyện khác, khi ngồi ở chỗ A thì mơ tưởng đến không gian B. Tất bật, mệt mỏi, mất năng lượng và bệnh tật là hệ quả của lối sống thực dụng và hiện đại ấy. Đã có nhiều những thiền sư, giảng sư, các tăng đoàn và các tổ chức phật giáo cảnh báo và chỉ rõ điều này và họ cũng đưa ra những những phương pháp, chỉ dẫn thực tập chánh niệm vào cuộc sống hàng ngày rất thiết thực và hữu ích. Phương pháp thiền chánh niệm rất hay, đơn giản, dễ thực hiện, nó hướng dẫn cách mà con người trở về với thực tại, khi làm việc gì đó thì tập trung toàn bộ sự chú ý của mình vào công việc đang làm, không sao nhãng, không mất tập trung theo phương châm “tôi đang ở ngay đây’”. Khi con người ta thực hành nhiều lần, lâu dài thì sẽ tạo ra được thói quen mới, không bị tạp niệm, không bị thói quen cũ chi phối. Huân tập thường xuyên sẽ tinh tấn trong cuộc đời và trong tu hành. Về mặt khoa học, sự thực hành sống nhẹ nhàng, tập trung như thế này sẽ khiến cho con người có được năng lượng rất tốt, giúp cho thần kinh và thể xác khỏe mạnh, sự tập trung ấy còn khiến cho con người sống hạnh phúc hơn. Hệ quả của việc thực hành này sẽ giúp con người ngưng dần hoạt động quá mức của võ não, sự hoạt động ấy chậm dần để đưa con người dần dần có thói quen định, và định là một trong những yếu tố giúp cho hành giả khi ngồi thiền sẽ nhanh chóng có kết quả, không bị tạp niệm chi phối.
Tuy nhiên, một thực tế hiện nay là cuộc sống hiện đại khiến con người ta giải quyết một lượng thông tin rất lớn và cần đến sự tận dụng tối đa vỏ não, sự cạnh tranh khốc liệt khiến cho lý thuyết thực tập chánh niệm theo đó cũng khó giúp cho số đông hành giả thực hiện được.
Bởi vậy, đối với giới xuất gia thì việc thực hiện tu tập thiền định, thực tập phương pháp chánh niệm là khá dễ dàng. Tuy nhiên đối với những người phật tử khác thì gặp không ít khó khăn. Bởi vì, mục đích tối thượng của phương pháp thực hành chánh niệm như đã trình bày ở trên là để giúp người phật tự hình thành thói quen định trong đời sống hàng ngày, hỗ trợ đặc biệt tốt cho việc định khi họ ngồi thiền. Khi ngồi thiền và định tốt sẽ giúp hành giả dễ đạt được trạng thái vô ngã, đi vào cõi an lạc, đắc nhập niết bàn, khi ấy sóng não luôn được thể hiện là sóng Theta. Một trạng thái mà võ não gần như ngưng hoạt động, khí huyết vẫn lưu thông, tim dần ngưng đập, phổi gần như ngưng thở, nhưng thể xác vẫn được duy trì bình thường.
Đến đây, rõ ràng là xuất hiện một mâu thuẫn lớn: muốn được định để đắc nhập niết bàn thì phải ngưng hoạt động võ não; muốn sống tốt và cạnh tranh trong cuộc sống hiện đại thì con người phải tăng hoạt động tối đa võ não. Vậy, phật tử trong cuộc sống hiện đại cần phải làm gì.
Cách thứ nhất: Lập thời khóa biểu những công việc cần giải quyết hàng ngày (nếu chủ động được), thời khóa biểu càng chi tiết càng tốt và sống trọn vẹn cho thời khóa biểu ấy
Cách thứ hai: Lập thời khóa biểu tổng quát ( đối với người bị động) và sống, giải quyết công việc tuân theo giải pháp: sống thực tại, nhẹ nhàng.
Cách thứ 3: Sống tùy duyên, vô pháp, sử dụng thể sáng để ứng với từng hoàn cảnh, tình huống trong công việc hàng ngày.
* Ghi chú: Thuật ngữ “Thể sáng”: là năng lượng quý giá nhất chỉ có trong vũ trụ và con người, là kim cang, chơn như hay là thể bất hoại mà nhà Phật nói đến.Ví dụ: xe chạy ngang có tiếng động lỗ tai ta vẫn nghe, xe chạy mất không có tiếng động, tai ta vẫn nghe (nghe âm thinh không), đó là một trong rất nhiều tính năng hay cái biết của Thể sáng mà con người không để ý đến. Dù ta mạnh khỏe, đau yếu, hay vui buồn tính tính năng của Thể sáng bất hoại ấy vẫn tồn tại (vĩnh hằng).
Tuy nhiên, một thực tế hiện nay là cuộc sống hiện đại khiến con người ta giải quyết một lượng thông tin rất lớn và cần đến sự tận dụng tối đa vỏ não, sự cạnh tranh khốc liệt khiến cho lý thuyết thực tập chánh niệm theo đó cũng khó giúp cho số đông hành giả thực hiện được.
Bởi vậy, đối với giới xuất gia thì việc thực hiện tu tập thiền định, thực tập phương pháp chánh niệm là khá dễ dàng. Tuy nhiên đối với những người phật tử khác thì gặp không ít khó khăn. Bởi vì, mục đích tối thượng của phương pháp thực hành chánh niệm như đã trình bày ở trên là để giúp người phật tự hình thành thói quen định trong đời sống hàng ngày, hỗ trợ đặc biệt tốt cho việc định khi họ ngồi thiền. Khi ngồi thiền và định tốt sẽ giúp hành giả dễ đạt được trạng thái vô ngã, đi vào cõi an lạc, đắc nhập niết bàn, khi ấy sóng não luôn được thể hiện là sóng Theta. Một trạng thái mà võ não gần như ngưng hoạt động, khí huyết vẫn lưu thông, tim dần ngưng đập, phổi gần như ngưng thở, nhưng thể xác vẫn được duy trì bình thường.
Đến đây, rõ ràng là xuất hiện một mâu thuẫn lớn: muốn được định để đắc nhập niết bàn thì phải ngưng hoạt động võ não; muốn sống tốt và cạnh tranh trong cuộc sống hiện đại thì con người phải tăng hoạt động tối đa võ não. Vậy, phật tử trong cuộc sống hiện đại cần phải làm gì.
Cách thứ nhất: Lập thời khóa biểu những công việc cần giải quyết hàng ngày (nếu chủ động được), thời khóa biểu càng chi tiết càng tốt và sống trọn vẹn cho thời khóa biểu ấy
Cách thứ hai: Lập thời khóa biểu tổng quát ( đối với người bị động) và sống, giải quyết công việc tuân theo giải pháp: sống thực tại, nhẹ nhàng.
Cách thứ 3: Sống tùy duyên, vô pháp, sử dụng thể sáng để ứng với từng hoàn cảnh, tình huống trong công việc hàng ngày.
* Ghi chú: Thuật ngữ “Thể sáng”: là năng lượng quý giá nhất chỉ có trong vũ trụ và con người, là kim cang, chơn như hay là thể bất hoại mà nhà Phật nói đến.Ví dụ: xe chạy ngang có tiếng động lỗ tai ta vẫn nghe, xe chạy mất không có tiếng động, tai ta vẫn nghe (nghe âm thinh không), đó là một trong rất nhiều tính năng hay cái biết của Thể sáng mà con người không để ý đến. Dù ta mạnh khỏe, đau yếu, hay vui buồn tính tính năng của Thể sáng bất hoại ấy vẫn tồn tại (vĩnh hằng).