vienquang2

Ai Tạo ? TÂM NÀO TẠO ?

vienquang2

Quản Trị Viên

Thành viên BQT
Reputation: 100%
Tham gia
12/7/07
Bài viết
1,321
Điểm tương tác
1,300
Điểm
113
Bài 32.- B2- TỊCH 1. NHƯ LAI TẠNG.

a). Khái Niệm về NHƯ LAI TẠNG.- Tại & Xuất Triền.

Như bài trên chúng ta ta khảo sát: Muốn chuyển Mạc na thức thành Bình đẳng Trí để vào Thánh Cảnh, tức Pháp Giới Thanh Tịnh.- Nhất thiết phải học và hành Pháp VÔ NGÃ.
Nhưng.- Giáo lý vô ngã thường khiến cho hàng phàm phu hoang mang, rằng.- “không có ta, thì còn gì? Không còn gì nữa chăng?”.- Rồi sanh ra sợ hãi.

Do đó đức Phật giảng về Như lai tạng để chúng sinh khống chế nỗi sợ hãi ấy.- Để người học Phật được an Tâm rằng: Không có ta nhưng có Tâm, có Như Lai Tạng là một tâm thể thường hằng, thanh tịnh, bất biến.

+ Ở Ấn độ tư tưởng Như Lai Tạng được thành lập sớm hơn thuyết Duy thức, là một tên khác của A lại da.

+ theo Khởi tín luận, tâm sinh diệt bao gồm hai nghĩa Giác và bất giác.

  • Giác xuất phát từ Như Lai Tạng,
  • Bất giác xuất phát từ Thức Tạng.- là một loại kho trong đó chứa các chủng tử của Như lai tính, Tathagata-garbha là cái thai trong đó chư Như lai được thai nghén và lớn lên.

* Như vậy:

+ Trạng thái TỊCH Tịnh Vô Thức, Giác.- gọi là NHƯ LAI TẠNG.

+ Trạng thái TỊCH Tịnh Vô Thức, Mê.- gọi là THỨC TẠNG. Còn có tên là "Như Lai Tại Triền".

b). "Như Lai Tại Triền" & "Như Lai Xuất Triền" : Đó là Về mặt ô nhiễm, là Thức Tạng tượng trưng cho thế giới luân hồi sinh diệt, ngược lại về mặt tịnh Như lai tạng biểu hiện cho Niết Bàn giải thóat.

Nghĩa là:

+ Tâm Thức Nếu xuôi dòng vô minh thì bị giam hảm trong vòng sinh tử thì gọi là "Như Lai Tại Triền" (trạng thái bị phiền não trói buộc).

+ Mặt khác nếu thuận chơn như tu tập, huân tu bên trong làm nhân và lấy giáo pháp bên ngoài làm duyên thì tịnh dần dần mạnh lên và nhiễm bị yếu đi, tịnh bọc lấy nhiễm và chuyển lực dụng của nhiễm thành nghiệp dụng bất khả tư nghì thì gọi là "Như Lai Xuất Triền".

Tóm Tắc: Như Lai Tạng (Tathagata garbha) còn gọi là Như lai chủng tánh đồng nghĩa với pháp tánh, pháp thân, chơn như, Phật tánh, Niết bàn…Tạng là cái bọc chứa, theo nghĩa ban sơ là cái bọc thai, tạng là giấu kín che phủ phiền não mê lầm, giấu kín che phủ Phật tính là cái mầm giác ngộ vốn có trong mọi chúng sanh. Tạng là chất chứa, Như lai tạng là chất chứa mọi công đức quyền năng của Như lai, là tất cả pháp do Phật giảng dạy tập hợp lại thành Như Lai tạng.

+ Về mặt ô nhiễm (CHIẾU), Như lai tạng là tượng trưng cho thế giới luân hồi sinh diệt,

+ Về mặt TỊCH Như lai tạng biểu hiện cho Niết bàn giải thóat.

+ Như lai tạng là cái kho chứa Như lai,

+ thuật ngữ của Khởi Tín luận gọi là “pháp giới đại tổng tướng” nhiếp thâu các pháp của tòan bộ pháp giới gồm có nhiễm và tịnh. Tịch (Tịnh) là chơn như, nhiễm (chiếu) là vô minh,

+ chân như và vô minh kết thành một khối bất ly trong tâm chúng sanh, cả hai đều thâu nhiếp các pháp ngang nhau.
(phỏng theo Thích Nghiêm Quang)
 
GÓP PHẦN LAN TỎA GIÁ TRỊ ĐẠO PHẬT

Ủng hộ Diễn Đàn Phật Pháp không chỉ là đóng góp vào việc duy trì sự tồn tại của Diễn Đàn Phật Pháp Online mà còn giúp cho việc gìn giữ, phát huy, lưu truyền và lan tỏa những giá trị nhân văn, nhân bản cao đẹp của đạo Phật.

Mã QR Diễn Đàn Phật Pháp

Ngân hàng Vietcombank

DUONG THANH THAI

0541 000 1985 52

Nội dung: Tên tài khoản tại diễn đàn - Donate DDPP (Ví dụ: thaidt - Donate DDPP)

Tự Độ

Registered

Phật tử
Reputation: 60%
Tham gia
23/8/24
Bài viết
439
Điểm tương tác
113
Điểm
43
Giáo lý vô ngã thường khiến cho hàng phàm phu hoang mang, rằng.- “không có ta, thì còn gì? Không còn gì nữa chăng?”
Không có Ta, hay có Ta không thế nào thay đổi Thực Chất vạn vật vũ trụ rỗng không.
Có Như Lai Tạng, hay không có Như Lai Tạng không thế nào thay đổi Thực Chất vạn vật vũ trụ rỗng không.

Ðại đức Ananda có bạch hỏi Phật: Bạch hóa Ðức Thế-Tôn; Ngài dạy rằng:
Thế giới rỗng không có nghĩa là gì?
- Này Ananda,
Thế giới có nghĩa là rỗng không, không có Ta, không phải Ta, nên gọi là rỗng không (vô-ngã).
Này Ananda, vật gì rỗng không, không có người thì không có nhãn, không có sắc, không có thọ, không có sự cảm xúc ở mắt, không có thọ vui, thọ khổ (xin hiểu, tai, mũi, lưỡi, thân, ý cùng một thể).
Vì sự rỗng không như vậy nên Như Lai gọi là Vô ngã. Người nên quán tưởng thấy rõ như vậy.

Pháp như thế. Cho dù Giáo Lý đức Phật có Vô Ngã hay không có Ngã cũng không thể nào thay đổi một mảy may.

Đức Phật nói:
"Ta không phải ta, ta không phải của ta."

Sau đó tất cả giáo lý, giáo luận chỉ là suy tưởng lời đức Phật nói.

Mỗi một con người chỉ biết được chính mình chưa đến một giây.
Trong trạng thái hiện tại, chúng ta không thể nhận biết được những đời trước của chúng ta; chúng ta không biết chúng ta từ đâu đến, nơi chúng ta sẽ đi, hoặc thân phận gì chúng ta sẽ được tái sinh vào.
Trong suốt thời gian này, cái mà chúng ta trải nghiệm thì thực ra chỉ là một sự chuyển tiếp, một lối vào-trước-ra-sau (passage) giữa vô tận của những đời sống khả hữu và những thế giới vượt ngoài quan niệm của chúng ta.

Ðức Phật dạy về thuyết Vô Ngã. vì ta còn chấp cái Có, mà người tu diệt cái Có hết, thì còn gì mà có thể nhìn thấy được?
Muôn vật luôn biến đổi
Vạn sự nương nhau thành
Tỉnh lặng vui bậc nhất.
 

Tự Độ

Registered

Phật tử
Reputation: 60%
Tham gia
23/8/24
Bài viết
439
Điểm tương tác
113
Điểm
43
Sau đó tất cả giáo lý, giáo luận chỉ là suy tưởng lời đức Phật nói.
Sau khi Đức Phật nhập Niết-bàn kéo dài trên 200 năm, với 3 lần kết tập Tam Tạng giáo pháp đã bắt đầu manh nha một vài kiến giải sai biệt,
Rồi sau đó là thời kỳ phân phái. Các tông phái đua nhau xuất hiện cùng với những luận điểm sai khác về giáo lý Đức Phật. Phật giáo sử có ghi lại tên tuổi của những học phái này, con số lên đến 18 hoặc có thể là 25.
Đó là khái niệm về một thời kỳ muôn hoa đua nở hay là thời kỳ của tư tưởng tràn bờ.
Khuynh hướng triển khai giáo điển một cách rộng rãi hơn, khơi mào cho tư tưởng Đại Thừa sau này,
Như Đại Chúng Bộ (Mahāsaṅghika), Độc Tử Bộ (Vajjiputtaka), Nhất Thuyết Bộ (Ekabbohārika), Kê Dận Bộ (Gokulika), Pháp Thượng Bộ (Dhammuttarika), Hiền Trụ Bộ (Bhaddayanika), Một Lâm Sơn Bộ (Channagarika), Chánh Lượng Bộ (Sammitiya), Chế Đa Sơn Bộ (Paññattivāda), Đa Văn Bộ (Bahulika), Thuyết Giả Bộ (Cetiyavāda), v.v….
Sau này khi tư tưởng Đại Thừa được thiết lập thì người ta gọi khuynh hướng thứ hai và thứ ba là Tiểu Thừa và nhiều người còn nhầm lẫn hoặc đồng hóa Nguyên Thủy với Tiểu Thừa, hai khuynh hướng có ít nhiều sai khác.

Đến đây thì giọt nước đầu nguồn – tức là tính chất nguyên thủy của giáo pháp – đã lang thang qua rất nhiều sông cái, sông con, ao hồ, khe rãnh v.v...

MẤT rồi!
Một đạo Phật như thật – thật tu, thật chứng – đã biến thành một loại triết học, triết lý để lý luận, biện giải!
Hoặc một loại siêu hình học để “hướng ngoại cầu huyền
”.
Thực Tại Hiện Tiền.
Sư Viên Minh
 

vienquang2

Quản Trị Viên

Thành viên BQT
Reputation: 100%
Tham gia
12/7/07
Bài viết
1,321
Điểm tương tác
1,300
Điểm
113
Bài 33.- TỊCH 2.- Các Kinh Phật nói về NHƯ LAI TẠNG.

+Kinh Lăng già cũng nói rằng Alaya thức là biểu hiện của các giai đọan bất tịnh của Như lai tạng, mặt khác nếu A lại da nhận hình ảnh, như một tấm kiếng, không suy nghĩ gọi là vô ký, nhưng do bởi ảnh hưởng của các tập khí chất chứa từ nhiều kiếp, giống như biển lớn sóng cuộn, nhưng dưới lòng biển vẫn bất động, khi nào A lại da vượt lên trên sự phân biệt, được gọi là Như lai tạng: “Nầy Mahapati, Như lai tạng chứa trong nó những nguyên nhân cả tốt lẫn xấu và từ những nguyên nhân nầy mà tất cả con đường hiện hữu (lục đạo) được tập thành, được rót vào bằng tập khí đủ loại suy diển sai lầm vốn đã diển biến từ vô thủy. A lại da có tên là Alaya nó đi chung với 7 thức được sinh trong nhà vô minh…”

Trong khi Lăng già chủ trương quan điểm cho rằng Như lai tạng hay A lại da là kho chứa cái bất tịnh cũng như cái tịnh,
.....

kinh Lăng Già (Lankavatara),

Có đoạn bồ tát Đại Huệ hỏi Phật: “Bạch Thế Tôn, trong nhiều đoạn kinh Như lai tạng được Thế Tôn mô tả như là có bản chất ngời sáng, bản lai thanh tịnh, thường hằng thanh tịnh, đủ 32 tướng tốt, thường tồn tại trong thân chúng sinh.

Như hạt minh châu vô giá bị bọc trong tấm vải bẩn; (Như lai tạng) tuy bị quấn chặt bởi chiếc áo uẩn, xứ, giới, bị cáu bẩn bởi chất bẩn tham dục, thù hận, ngu si, hư vọng, phân biệt các thứ, vẫn được Thế Tôn mô tả là thường hằng, trường cửu, tịch tĩnh, bất biến.



Đại thừa khởi tín luận: chỉ rõ tâm Chơn như hay Như lai tạng, mặt tuyệt đối tâm Chơn như là cái tâm tính bất sinh bất diệt, tâm ấy là tâm nhất thể, nhiếp thâu tất cả pháp thế gian cũng như xuất thế gian, tuyệt đối, bình đẳng, ly danh tuyệt tướng. Về mặt tương đối tâm ấy là tâm tầm tứ, bao gồm tự thể, tự tướng và tự dụng:

Tự thể: Tương đồng với bản thể; tự tướng: cái tướng của tự thể; Tự dụng: công năng sinh nhân quả lành thế gian và xuất thế gian.

Khi nói “tâm động” là nói tướng động, tức nói Như lai tạng động, tự thể tâm không động, Ngài Mã Minh thí dụ, nước biển cả (tánh giác) vì có gió (vô minh) nên nỗi sóng (tâm thức), sóng và gió đều động và không rời nhau, nhưng tánh nước không động khi gió hết sóng lặng, nhưng tánh ướt của nước không đổi. Vì tướng nước động nên có sóng nhỏ sóng lớn…cũng vậy tướng của tâm (Như lai tạng) động thì sóng thức dấy khởi, đợt nầy nối tiếp đợt khác nên nói có tâm sinh diệt (thức tạng), chính vậy nên nói nương vào Như lai tạng mà có tâm sinh diệt, cái tổng hợp bất sinh diệt (Như lai tạng) và sinh diệt (thức tạng) gọi Alaya. Từ A lại da (chân và vọng) sinh ra sinh diệt tâm, cũng từ A lại da hiển lộ Chân như tâm (Như lai tạng).


+ Kinh Viên Giác : Tâm Chơn như, hay Như lai tạng theo kinh Viên giác gọi là Viên giác diệu tâm, chúng hữu tình vì không ngộ tánh viên giác nên để cho vô minh vọng tưởng điên đảo che mờ bản tâm thanh tịnh: “Tất cả chúng hữu tình từ hồi nào đến giờ bị nhiều món điên đảo làm mê mờ tánh viên giác, như người lạc đường, lầm lạcb bốn phương. Vì trong Như lai tạng (Viên giác) không có sinh diệt, không có thấy biết, biết như hư không thường chẳng lay động như tánh của pháp giới viên mãn khắp mười phương”.

Tánh Viên giác (Như lai tạng) của chúng hữu tình đều có, chỉ trừ hết vô minh thì Viên giác tánh hiện ra, tánh Viên giác cũng đã sẵn có tự bao giờ: “Nầy Thiện nam tử! Tất cả kinh điển của Như lai nói đều như ngón tay chỉ mặt trăng Viên giác. Vậy các ông phải biết: đây là ngón tay kinh giáo chứ không phải mặt trăng Viên giác. Nếu các ông chỉ cố chấp ngón tay, thì không bao giờ thấy được mặt trăng”.


kinh Thắng man: Như lai tạng là một tên riêng của Phật tánh, hay pháp thân, cái tâm hằng ngày của chúng sanh bị phiền não khuấy trộn, nên Phật tính bị lu mờ, nhưng Phật tính ấy vẫn hòan tòan đầy đủ như tâm tính của Như lai. Chúng sanh vì không có công đức trang nghiêm nên pháp thân chưa thể hiện bày, giống như nước với sóng, tâm chúng sanh ví như làn sóng ở trong bể lớn của thanh tịnh tâm.

kinh Pháp Hoa: Như lai tạng tánh hay Phật tánh trong kinh Pháp Hoa chỉ ra rằng: Vì muốn khai mở tri kiến Phật cho chúng sanh nên chư Như lai mới thị hiện: “Chư Phật Thế tôn chỉ vì một đại sự nhân duyên mà xuất hiện trong đời, đó là khai thị ngộ nhập tri kiến Phật cho chúng sanh”. Vì chúng sanh sẵn có tính Phật (Như lai tạng) một khi loại bỏ vô minh phiền trược, vọng tưởng điên đảo thì Phật tính kia hiển lộ như nước trong thì trăng hiện.


* Như lai tạng hay Phật tánh, Viên giác diệu tâm… tất cả đều chỉ cho thể tánh bất sinh bất diệt thường hằng của mọi chúng sanh. Giữa thế gian vô thường sinh diệt, trong cái tâm vọng tưởng điên đảo, chắc phải có một cái gì thường hằng bất biến đó là Như lai tạng, là pháp thân thường trụ. Tất cả kinh điển Đại thừa cũng nhằm triển khai triết lý này.


* Bồ Tát Đại Sĩ Th Trí Siêu nói.: - Đặc biệt Trong kinh Lăng Già (Lankavatara), đức Phật giảng nói về Như lai tạng (Tathagatagarbha) và cảnh cáo là không nên xem Như lai tạng là tự ngã.

Phải chăng thuyết Như lai tạng của Thế Tôn không đồng với thuyết tự ngã của ngoại đạo?

Phật đáp: “... Các đức Như lai sau khi giảng thuyết Như lai tạng bằng các nghĩa cú tính không, thật tế, niết bàn, bất sinh, vô tướng, vô nguyện; với mục đích khiến cho những kẻ phàm phu dẹp bỏ nỗi kinh hoàng về vô ngã”.

Giáo lý vô ngã thường khiến cho hàng phàm phu sợ hãi, hoang mang, “không có ta thì còn gì? Không còn gì nữa chăng?”.

Do đó đức Phật giảng về Như lai tạng để chúng sinh khống chế nỗi sợ hãi ấy. - Không có ta nhưng có Tâm, có Như lai tạng là một tâm thể thường hằng, thanh tịnh, bất biến.

Nhưng Như lai tạng không thể là đối tượng nhận thức thông thường của thế gian cho nên kinh Lăng Già đề nghị thay Như lai tạng bằng A-lại-da thức để có thể giải thích dễ dàng bản chất và hoạt động của tâm thức bình thường.
(Hết trích dẫn)

Theo các Kinh Luận đã dẫn ở trên.- Rất rõ ràng: NHƯ LAI TẠNG là chính Đức Phật đã dạy trong rất nhiều kinh điển.- Người Mù không thấy được mặt Trời.- Không đồng nghĩa với mặt trời là của Ngoại Đạo thuyết. Người học Giáo lý Vô Ngã cũng nên tự khiêm cung một tí xíu, không nên bảo thủ Sở Tri Kiến của riêng mình mà buông lời phỉ báng Giáo Lý Đại Thừa của Phật thuyết.- Hơn nữa Kinh đã dạy rõ: NHƯ LAI TẠNG chỉ là A LAI DA THỨC (giống như 7 Thức trước).- Mà không phải là Tự Ngã.
 

Tự Độ

Registered

Phật tử
Reputation: 60%
Tham gia
23/8/24
Bài viết
439
Điểm tương tác
113
Điểm
43
Tất cả kinh điển Đại thừa cũng nhằm triển khai triết lý này.
Đức Phật dạy mọi người không nên chủ quan, chớ có vội tin dù người nói khẳng định đã nghe từ chính miệng Ngài.
MẤT rồi!
Một đạo Phật như thật – thật tu, thật chứng – đã biến thành một loại triết học, triết lý để lý luận, biện giải!
Hoặc một loại siêu hình học để “hướng ngoại cầu huyền
”.
Thực Tại Hiện Tiền.
không nên bảo thủ Sở Tri Kiến của riêng mình mà buông lời phỉ báng Giáo Lý Đại Thừa của Phật thuyết
Chắc ngài Viên Quang cũng không nên bảo thủ Sở Tri Kiến bằng Giáo Lý Đại thừa phải không nào?
Nếu lời ngài nói mà sợ bị bài bác hay bênh vực cái Sở Tri Kiến hạn hẹp của Ngài về Phật Pháp thì đó không phải ngài đang chia rẽ lời Phật Thuyết.
Lời Phật Thuyết có chia rẽ lời nào nói riêng cho Đại thừa không?
Chư Phật Thế tôn chỉ vì một đại sự nhân duyên mà xuất hiện trong đời, đó là khai thị ngộ nhập tri kiến Phật cho chúng sanh
Lời Phật nói khai thị cho người khác Thấy nghĩa là người khác có thể Tự Thấy Phật Pháp Như Lý, Như Thật.
Còn lời ngài Viên Quang nói chắc không phải để cho người khác Thấy...mà là phô trương cái Thấy của Ngài về Phật Giáo Đại thừa là một loại triết học, triết lý để lý luận, biện giải Phật Pháp siêu nhiên?

Lời nói khai thị khác với lời nói chúng ta ở chỗ nào?
Lời nói khai thị cũng như ngón tay chỉ Trăng.
Lời chúng ta nói nhất thiết do Tâm chúng ta tào lao. [Smile]

ờ mà đúng hông?....[smile xxxxxxxx]
 
Sửa lần cuối:

trừng hải

Well-Known Member

Thành viên BQT
Reputation: 100%
Tham gia
30/7/13
Bài viết
1,471
Điểm tương tác
1,097
Điểm
113
GÓP PHẦN LAN TỎA GIÁ TRỊ ĐẠO PHẬT

Ủng hộ Diễn Đàn Phật Pháp không chỉ là đóng góp vào việc duy trì sự tồn tại của Diễn Đàn Phật Pháp Online mà còn giúp cho việc gìn giữ, phát huy, lưu truyền và lan tỏa những giá trị nhân văn, nhân bản cao đẹp của đạo Phật.

Mã QR Diễn Đàn Phật Pháp

Ngân hàng Vietcombank

DUONG THANH THAI

0541 000 1985 52

Nội dung: Tên tài khoản tại diễn đàn - Donate DDPP (Ví dụ: thaidt - Donate DDPP)

Liên quan Xem nhiều Xem thêm
Top