Giảng Sư và Thiền Sư

phivan

Registered
Phật tử
Tham gia
15 Thg 6 2006
Bài viết
1,138
Điểm tương tác
1
Điểm
38
Ngài Giáp Sơn là Thiền sư Thiện Hội.
Thuở trước khi còn ở Kinh Khẩu Ngài giảng cho đồ chúng ở chùa rất đông. Một hôm Ngài lên tòa, ở dưới có Thiền sư Đạo Ngô Viên Trí ngồi nghe.
Có vị Tăng bước ra hỏi:
"Thế nào là Pháp thân?"
Ngài Thiện Hội đáp:" Pháp thân vô tướng."
Vị ấy hỏi tiếp: "Thế nào là Pháp nhãn?"
Ngài đáp: "Pháp nhãn vô tỳ (không có tỳ vết)."
Ở dưới ngài Đạo Ngô cười. Khi giảng xong, ngài Thiện Hội đắp y đến thưa với ngài Đạo Ngô:
"Bạch Hòa thượng, khi tôi đáp lời người hỏi, có chỗ nào không đúng khiến Hòa thượng cười?"
Ngài Đạo Ngô nói:
"Nếu là người giảng kinh thì Hòa thượng nói rất đúng, còn nếu là Thiền sư thì chưa có thầy."
Nghe như vậy ngài Thiện Hội mới xin ngài Đạo Ngô giới thiệu cho một vị thầy. Ngài Đạo Ngô giới thiệu ngài Hoa Đình Thuyền Tử.

Đang là một Giảng sư nổi tiếng mà ngài Thiện Hội từ bỏ tất cả đi tìm ngài Hoa Đình Thuyền Tử. Pháp thân vô tướng, Pháp nhãn vô tỳ đều đúng cả, nhưng tại sao ngài Đạo Ngô cười? Vì dùng tử ngữ như vậy thì biết người học chưa có thầy.

Sau khi ngộ, ngài Thiện Hội trở về trụ ở Giáp Sơn, có người hỏi: Thế nào là cảnh Giáp Sơn?
Ngài đáp bằng hai câu thơ:
" Vượn ẵm con về sau núi biếc,
Chim tha hoa rụng trước non xanh. "
---------------
Lời bàn:

Giảng Kinh rất hay vẫn chưa phải là người ngộ Đạo .
 
GÓP PHẦN LAN TỎA GIÁ TRỊ ĐẠO PHẬT

Ủng hộ Diễn Đàn Phật Pháp không chỉ là đóng góp vào việc duy trì sự tồn tại của Diễn Đàn Phật Pháp Online mà còn giúp cho việc gìn giữ, phát huy, lưu truyền và lan tỏa những giá trị nhân văn, nhân bản cao đẹp của đạo Phật.

Mã QR Diễn Đàn Phật Pháp

Ngân hàng Vietcombank

DUONG THANH THAI

0541 000 1985 52

Nội dung:Tên tài khoản tại diễn đàn - Donate DDPP(Ví dụ: thaidt - Donate DDPP)

batnha

Registered
Phật tử
Tham gia
30 Thg 6 2006
Bài viết
21
Điểm tương tác
0
Điểm
1
Lời khen ngài Giáp Sơn:

“Cây gậy tùy thân, gặp trường thì đùa.” :
Sẵn có cây gậy tùy thân gặp trường thì đùa không sợ té. Đó là lời khen ngài Giáp Sơn khéo, khi có người hỏi cảnh liền diễn tả cảnh cho người nghe.

"Giáp Sơn cảnh vắng không người đến,
Ngay đó phải nên làm những gì?
Nếu người thật được đôi mắt sáng,
Giờ ngọ mặc tình trống canh ba. "

Giờ ngọ mà đánh trống canh ba nghe thật trái ngược, nhưng thật người có mắt sáng thì giờ ngọ đánh trống canh ba. Tại sao? Khi Ngài diễn tả cảnh Giáp Sơn vượn bồng con về núi, chim tha hoa rụng trước non..., nếu biết thì đó là hiện tiền. Thế nên dường như tả cảnh mà đã chỉ ra cái chân thật cho người hỏi như giờ ngọ mà đánh trống canh ba tức là nói ở đây mà thấy rõ ở kia.
-----------------------------------
 

phivan

Registered
Phật tử
Tham gia
15 Thg 6 2006
Bài viết
1,138
Điểm tương tác
1
Điểm
38
HỌC TRÒ BIẾT HỌC

Công Minh Tuyên(1) đến học thầy Tăng Tử. Ở nhà thầy đã ba năm mà không mấy khi đọc sách.

Thầy Tăng Tử hỏi:

- Người đến đây học đã ba năm nay, ta xem ý ngươi không mấy khi học tập sách vở như các anh em, là tại làm sao?

Công Minh Tuyên nói:

- Thưa thầy, con vẫn học. Con thấy: thầy ở trong nhà, trước mặt song thân(2), lúc nào cũng hiếu thuận, hòa nhã, cho đến giống vật như chó, mèo, thầy cũng không quở mắng bao giờ; thầy ứng tiếp bạn bè cung kính ung dung, rất có lễ độ, kẻ dở người hay, ai nấy đều thiếp phục(3); thầy ở triều đình, đối với kẻ dưới, bề ngoài rất là nghiêm trọng, mà trong bụng rất là nhân từ, không có ý hại ai bao giờ. Ba điều ấy, con lấy làm vui học mãi mà chưa được. Con đâu dám không học mà cứ vẫn ở cửa nhà thầy.

Thầy Tăng Tử nghe đọan, tạ(4) lại Công Minh Tuyên và nói rằng: "Ta nay không bằng nhà ngươi".

THUYẾT UYỂN.
------------------------
Chú Thích:
(1) Công Minh Tuyên: Người nước Lỗ về đời Xuân Thu, học trò thầy Tăng Tử.
(2) Song thân: Hai đấng thân, cha và mẹ.
(3) Thiếp phục: Vui lòng chịu theo.
(4) Tạ: Tự nhận lỗi mình.
 
S

Sen_Vang

Guest
phivan đã viết:
Ngài Giáp Sơn là Thiền sư Thiện Hội.
Thuở trước khi còn ở Kinh Khẩu Ngài giảng cho đồ chúng ở chùa rất đông. Một hôm Ngài lên tòa, ở dưới có Thiền sư Đạo Ngô Viên Trí ngồi nghe.
Có vị Tăng bước ra hỏi:
"Thế nào là Pháp thân?"
Ngài Thiện Hội đáp:" Pháp thân vô tướng."
Vị ấy hỏi tiếp: "Thế nào là Pháp nhãn?"
Ngài đáp: "Pháp nhãn vô tỳ (không có tỳ vết)."
Ở dưới ngài Đạo Ngô cười. Khi giảng xong, ngài Thiện Hội đắp y đến thưa với ngài Đạo Ngô:
"Bạch Hòa thượng, khi tôi đáp lời người hỏi, có chỗ nào không đúng khiến Hòa thượng cười?"
Ngài Đạo Ngô nói:
"Nếu là người giảng kinh thì Hòa thượng nói rất đúng, còn nếu là Thiền sư thì chưa có thầy."
Nghe như vậy ngài Thiện Hội mới xin ngài Đạo Ngô giới thiệu cho một vị thầy. Ngài Đạo Ngô giới thiệu ngài Hoa Đình Thuyền Tử.

Đang là một Giảng sư nổi tiếng mà ngài Thiện Hội từ bỏ tất cả đi tìm ngài Hoa Đình Thuyền Tử. Pháp thân vô tướng, Pháp nhãn vô tỳ đều đúng cả, nhưng tại sao ngài Đạo Ngô cười? Vì dùng tử ngữ như vậy thì biết người học chưa có thầy.

Sau khi ngộ, ngài Thiện Hội trở về trụ ở Giáp Sơn, có người hỏi: Thế nào là cảnh Giáp Sơn?
Ngài đáp bằng hai câu thơ:
" Vượn ẵm con về sau núi biếc,
Chim tha hoa rụng trước non xanh. "
---------------
Lời bàn:

Giảng Kinh rất hay vẫn chưa phải là người ngộ Đạo .


Thế vị ấy giảng gì mà bảo chưa ngộ đạo???? Chưa ngộ A``````````````!!!!
" Vượn ẵm con về sau núi biếc,
Chim tha hoa rụng trước non xanh. "

Nói về cái gì cho đủ bộ xuống tấn vững như bàn thạch!!!!!!!?????
 
GÓP PHẦN LAN TỎA GIÁ TRỊ ĐẠO PHẬT

Ủng hộ Diễn Đàn Phật Pháp không chỉ là đóng góp vào việc duy trì sự tồn tại của Diễn Đàn Phật Pháp Online mà còn giúp cho việc gìn giữ, phát huy, lưu truyền và lan tỏa những giá trị nhân văn, nhân bản cao đẹp của đạo Phật.

Mã QR Diễn Đàn Phật Pháp

Ngân hàng Vietcombank

DUONG THANH THAI

0541 000 1985 52

Nội dung:Tên tài khoản tại diễn đàn - Donate DDPP(Ví dụ: thaidt - Donate DDPP)

Who read this thread (Total readers: 0)
    Bên trên