Viết về giáo dục tuổi trẻ Việt Nam ngày nay tại hải ngoại
Thích như Điển
Từ khi con người có mặt trên quả địa cầu nầy dưới một hình thức nào đó, ở bản thể tự nhiên, con người đã sinh sống trong cuộc đời này, ở hai dạng thức khác nhau. Đó là đời sống tinh thần và đời sống vật chất.
Dưới cái nhìn của một nhà triết học nó khác với nhà tôn giáo học. Nhà tôn giáo học phải có cái nhìn về cuộc đời khác hơn nhà chính trị học, phân tâm học v.v... Nhưng dẫu cho ở một thể loại nào đó, con người cũng không thể chỉ sống đơn thuần bằng sự lớn khôn của gạo cơm rau nước, mà còn phải có sự lớn mạnh của tinh thần nữa. Do vậy Phật Giáo định nghĩa là trong cái này nó có cái kia và trong cái kia có tồn tại cái này. Nghĩa là ngoài vật chất sẽ không có sự tồn tại của tinh thần và ngoài tinh thần, vật chất không thể tồn tại đơn điệu được. Trong phạm trù này vấn đề giáo dục giữ một giá trị rất quan trọng. Vậy giáo dục là gì?
Chữ Giáo ở đây có nghĩa là dạy dỗ, chỉ bày. Chữ Dục có nghĩa là mong muốn, để trở thành. Định nghĩa chung lại chữ giáo dục có nghĩa là: chỉ bày cho ai đó (một điều gì) và (mong người đó) trở thành (người hữu dụng) cho đời, cho đạo. Đó gọi là giáo dục.
Có mấy loại giáo dục như thế?
Thật sự ra phải trả lời rằng có vô số loại giáo dục. Ví dụ như giáo dục nhi đồng, giáo dục thiếu niên, giáo dục thanh niên, giáo dục người lớn, giáo dục tâm lý học, giáo dục học đường, giáo dục xã hội, giáo dục luân lý, giáo dục luận lý, giáo dục sinh lý, giáo dục thống kê, giáo dục hành chánh, giáo dục tài chánh v.v... và cứ thế mỗi một loại giáo dục sẽ có một chuyên đề khác nhau. Ở đây chỉ muốn đề cập đến một số vấn đề có liên quan đối với tuổi trẻ Việt Nam đang sống và lớn lên tại hải ngoại ngày nay.
1. Hoàn cảnh giáo dục
Nói đúng hơn và cho đủ nghĩa là môi trường giáo dục. Ở các xã hội Á Châu ta ngày xưa và ngay cả ngày hôm nay cũng vậy, người học trò chỉ cần học những cái gì từ ông Thầy dạy mình là đủ. Người học trò chỉ có bổn phận học thuộc lòng sau đó trả bài cho Thầy, thế là xong bổn phận. Trong khi đó tại ngoại quốc ngày nay, cái bối cảnh ở đây lại khác; người học trò không những chỉ học cái của ông Thầy chỉ bày mà còn phát triển thêm phần năng khiếu của mình nữa qua các trò chơi, computer hay thư từ giao dịch v.v... tầm hiểu biết của trẻ con ngày nay tiến rất xa so với một thế hệ đi trước; nghĩa là cách nhau chỉ hai mươi năm mà mọi hoàn cảnh đều được đổi thay.
Những nước nông nghiệp phát triển về giáo dục rất chậm. Vì lẽ thông tin không cập nhật hóa hằng ngày, trong đó có Việt Nam của chúng ta và các nước chậm tiến khác trên thế giới. Trong khi đó các xứ phát triển về kỹ nghệ, con người có khả năng dùng thì giờ nhanh hơn, nhiều hơn và bén nhạy hơn. Có lẽ do hoàn cảnh và môi trường chung quanh, mà sự giáo dục được phát triển thuận chiều như thế.
Đứa trẻ tại Á Châu nhìn cha mẹ và thầy giáo gần như một vị Thần. Do vậy, đứa trẻ chỉ sợ ông Thần kia hành hạ, chứ ít có sự liên hệ mật thiết giữa cha mẹ và thầy trò. Ngược lại, ở các xã hội Âu Mỹ ngày hôm nay, vị thầy giáo ở học đường hay cha mẹ tại nhà, đứa trẻ rất thân thiện và tự tin và dưới cái nhìn của nó là một người bạn chứ không phải là một vị Thần mà nó thường phải nơm nớp lo sợ khi vào lớp.
Ở đây người ta dạy cho chúng tự tin hơn, để khi lớn khôn lên khi chúng đứng trước bạn bè cử tọa, chúng sử dụng hết năng khiếu của mình và khả năng tự chủ của nó; vì được huấn luyện thực tập từ nhỏ nên rất dạn dĩ, tự nhiên. Còn con em Việt Nam chúng ta thì sao?
Nếu nói hoàn toàn trái ngược lại thì cũngkhông đúng hẳn. Vì cũng có nhiều người có lối biện tài vô ngại trước một số cử tọa đông đảo; nhưng số này rất tiếc lại không có nhiều. Trong khi đó đa phần đều bị động. Khi nào kêu đến tên mình thì phát biểu ý kiến; nhưng không phải tự đáy lòng, chỉ nói thoáng qua, nội dung không sâu sắc lắm. Thế mà có những câu chuyện bên lề, ngoài lớp học, chốn ngao du sơn thủy lại nổ dòn hơn bắp rang. Có phải hoàn cảnh và môi trường giáo dục của con em Việt Nam chúng ta ứng dụng vào thực tế không đúng lúc, đúng thời chăng?
Nói về Gia Đình Phật Tử Việt Nam là một tổ chức đã có mặt hơn 50 năm tại quốc nội và hơn 25 năm tại ngoại quốc. Tuy số đoàn sinh có đông đó; nhưng những nhà giáo dục của Gia Đình Phật Tử hay nói đúng hơn là những anh chị Huynh Trưởng vẫn còn rập khuôn giống như hoàn cảnh của Việt Nam trước đây 50 năm. Do vậy mà phải thành thật nói thẳng: Tuy có hiệu quả đó nhưng không nhiều. Đất nước Việt Nam chúng ta là một nước nông nghiệp; không phải là một đất nước kỹ nghệ và hoàn toàn dân chủ như Hoa Kỳ, kể từ khi lập quốc đến nay hơn 200 năm chưa có một vị Vua nào thống trị tại đó, mà chỉ toàn là Tổng Thống. Do vậy vấn đề giáo dục cho thanh thiếu niên của Gia Đình Phật Tử phải được cập nhật hóa lại qua sự đóng góp của các Huynh Trưởng đã qua các đại học sư phạm hoặc giáo dục. Nếu không, tiếng vọng ấy chỉ một chiều và khó có tiếng hòa âm để phát triển trong một không gian bao la vô tận và đầy hứa hẹn ấy.
2. Phương pháp giáo dục
Các người Mẹ Á Châu của chúng ta thể hiện sự thương con của mình bằng cách khi nào con khóc thì liền cho bú, hoặc dỗ ngọt; nhưng điều ấy không có lợi. Vì lẽ chỉ để làm thỏa mãn cái tự ngã của đứa bé mà thôi. Chẳng lợi ích gì cho nó cả. Nếu có, đó là lợi cho người lớn. Vì lẽ, để người lớn có nhiều thì giờ hơn để đi làm việc khác khi biết rằng đứa bé đã được ngủ yên. Như thế là một sự giáo dục không cân bằng. Ở Âu Mỹ nầy khi đứa bé khóc, hãy để cho nó khóc và tự nín. Điều này mới nhìn vào thấy sao bà Mẹ tàn nhẫn thế. Nhưng điều ấy rất hay cho thế tự chủ của đứa bé, cứ khóc cho đã, sau đó ắt phải nín thôi.
Người Á Châu chúng ta khi thấy con mình té; điều trước tiên là chạy lại đỡ liền; nhưng ở Âu Mỹ lại không; hãy để cho đứa trẻ tự đứng dậy để nó sẽ tự lập cho cuộc đời của chính nó về sau này.
Người Á Châu của chúng ta khi đi thi thường hay xem lén bài thi của người bên cạnh; nhưng ở Nhật và ở các xứ Âu Mỹ ngày nay hầu như không có. Vì sao vậy? Vì chép được kết quả của kẻ khác để thi đậu đó không phải là tự lực về sự phát triển năng khiếu của chính mình.
Người Mẹ Á Châu ít khi hỏi ý kiến chồng hay con cái trong nhà là thứ hai mẹ sẽ nấu món gì, thứ ba, thứ tư mẹ nấu món gì? Con có thích không? Mà Mẹ cứ nấu món Mẹ thích; còn con có ăn không là chuyện của con chứ không còn là chuyện của Mẹ nữa. Ở đây người ta khác hoàn toàn, vào mỗi cuối tuần cả gia đình có buổi họp mặt để bàn luận với nhau về những sinh hoạt của gia đình trong tuần tới và kiểm điểm những ưu khuyết trong tuần rồi. Thế mà đa phần gia đình Việt Nam ít có tổ chức được như vậy.
Ở Gia Đình Phật Tử cũng thế, có nhiều Huynh Trưởng không tốt nghiệp những khoa tâm lý học của tuổi trẻ và quần chúng mà ra cầm đoàn là hỏng. Vì chỉ làm theo những gì cổ xưa trong sách vở, chứ không có sáng kiến. Nếu ai đó có hỏi thì bảo rằng: Đây là nội quy của Gia Đình Phật Tử Việt Nam. Trả lời như vậy nó không sai, nhưng không hoàn toàn đúng. Vì lẽ nội quy do một tập thể soạn ra thì mấy mươi năm sau một tập thể khác cũng có quyền sửa đổi kia mà. Đâu phải là một định luật, như định luật vô thường mà phải sợ nhân quả của nó.
Như ta thấy Hiến Pháp của một nước còn có thể sửa đổi được, nếu phải thông qua Quốc Hội hoặc trưng cầu dây ý. Ngay cả giới luật của người tu, trước khi tịch Niết Bàn, Đức Thế Tôn còn căn dặn Ngài A Nam rằng: Những giới luật nào không cần thiết cũng cần nên loại bỏ. Đó là những điều căn bản. Tuy nhiên có nhiều Huynh Trưởng và nhiều Tăng Sĩ cứ khư khư giữ cái cũ như giữ vàng bạc, đá quý không chịu thay đổi phương pháp giáo dục để hợp với hoàn cảnh ở ngoại quốc ngày nay. Trong khi các anh chị Trưởng trung niên hoặc lão niên mới chỉ tốt nghiệp Trung học hoặc Đại học mà các em của ngành Thanh của Gia Đình Phật Tử Việt Nam ngày nay tại hải ngoại đang tốt nghiệp Tiến sĩ, Cao học v.v... vì vậy phương pháp giáo dục của Gia Đình Phật Tử cũng cần phải nghiên cứu lại. Có nhiều em than với tôi rằng: Bạch Thầy, sao con thấy vào Gia Đình Phật Tử giống như đi lính quá! Tôi trả lời rằng: Thì một tổ chức phải có kỷ cương chứ sao. Nhưng câu trả lời ấy có lẽ không giải đáp được thắc mắc của các em thanh thiếu niên nầy. Vì có lẽ nơi tự thâm tâm của các em tổ chức Gia Đình Phật Tử là một tổ chức phải tự do hơn, cởi mở hơn; không có nhữngngười không có kinh nghiệm về tâm lý mà đi hướng dẫn về tâm lý.
Tuy Gia Đình Phật Tử Việt Nam chúng ta có các cấp Tập, Tín, Tấn và Dũng để định vị cho kết quả của mình qua các khóa huấn luyện và các kỳ trại; nhưng phải thành thật mà nói các thế hệ thanh thiếu niên Việt Nam ở hải ngoại ngày nay đòi hỏi các anh chị Trưởng ấy phải trải qua sự huấn luyện của giáo dục để hội nhập với đời sống cũng như văn hóa tại xứ người, mới có thể hướng dẫn các thế hệ đi sau, làm cho họ tin tưởng và có vui thú để lui tới sinh hoạt với Gia Đình Phật Tử.
Cây Bồ Đề nếu mọc tại các xứ Á Châu nhiệt đới không cần tưới nước và trồng ở bất cứ nơi nào ngoài trời nó cũng có thể sống được. Nhưng ở Âu Mỹ và các xứ lạnh thì ngược lại. Phải trồng nó trong nhà có sưởi ấm; nếu không cây Bồ Đề ấy không có lá mà cũng chẳng có cành. Đây là phương pháp giáo dục của Gia Đình Phật Tử Việt Nam và ngay cả giáo dục cho Tăng Ni sinh, các thế hệ trẻ ngày nay tại hải ngoại mà các bậc Tôn Túc cũngnhư các anh chị Trưởng cần phải lưu tâm đến.
3. Giáo dục quần chúng
Khi bảo một người Nhật hát một bài dân ca, họ có thể hát từ đầu đến cuối một cách thông suốt dịu dàng hay ho và đúng theo nhịp điệu. Bảo mười người họ cùng hát như thế và một trăm người họ cũng ca bằng một nhịp điệu như thế. Trong khi đó người Việt Nam chúng ta thì khác hẳn. Trong quần chúng có rất ít người thuộc trọn vẹn một bài dân ca. Mỗi người hát mỗi vẻ và kẻ thuộc đoạn nầy lại quên đoạn kia và nhiều khi bỏ dở nửa chừng và để được an ủi xen vào đó là những tràng pháo tay tán thưởng không trọn vẹn.
Ngay cả những tổ chức Phật Giáo thuần thành tại hải ngoại ngày nay khi hát Quốc Ca còn tương đối được; nhưng khi hát đến Phật Giáo Ca thì thôi khỏi nói, nhiều khi thấy chẳng trang nghiêm nhịp điệu chút nào. Đây là hậu quả của giáo dục quần chúng không nghiêm chỉnh vậy. Đó là chưa nói những buổi tụng kinh tập thể của Gia Đình Phật Tử hoặc của các Đạo Hữu tại các chùa, ngay cả các chùa có các thầy trụ trì. Thầy hoặc Huynh Trưởng mới bắt chữ "Nam" là ở dưới đại chúng đã hòa theo chữ "Mô" rồi; nhưng Nam Mô gì tiếp theo, làm sao ông chủ lễ có thể cưỡng giọng lại được của đại chúng bên dưới lớn hơn; trong khi ông ta muốn tụng là Nam Mô Bổn Sư Thích Ca Mâu Ni Phật, chứ không phài là Nam Mô A Di Đà Phật.
Người Âu Mỹ khi đi vào nơi tôn nghiêm rất lịch sự, cử chỉ trang trọng thành kính. Người Việt mình cũng không thiếu những người như thế; nhưng chưa được quần chúng hóa. Ví dụ như khi đi đám tang, người mình chưa mặc được một loại đồng phục, khi vào nơi tôn nghiêm hoặc nơi thuyết pháp, hoặc khi sinh hoạt Đoàn vẫn cứ nói chuyện riêng, gây nên rất nhiều phiền hà cho những người bên cạnh, chính mình đã không được lợi ích gì, mà người khác cũng bị ảnh hưởng lây.
Khi vào nơi trang nghiêm đôi khi lại hút thuốc, cười giỡn, không lưu ý những lời kinh hoặc những lời giảng của các vị Thầy v.v... Đây là một lối giáo dục quần chúng có tính cách đại trà, khó khăn vô cùng. Một người không thể tạo nên một cảnh giới thanh tịnh được, mà mọi người phải tự tạo nên hoàn cảnh tốt thì hoàn cảnh mới đổi thay. Điều ấy do chính con người phải thay đổi hoàn cảnh; chứ hoàn cảnh tuyệt nhiên không thể thay đổi con người được.
4. Giáo dục tu học
Đây có thể là một đề tài mới do chính tôi đặt ra. Theo tôi nghĩ cũng có thể áp dụng cho cả Tăng Sĩ và Cư Sĩ, trong đó có Gia Đình Phật Tử.
Tôi cũng thường hay nói với Tăng chúng của chùa Viên Giác tại Đức rằng: Sự học không làm cho con người ta tự giải thoát được; nhưng nếu muốn mở cánh cửa giải thoát kia không thể thiếu sự tu và sự học được. Vậy phải biết rằng mục đích chính là sự giải thoát, mà muốn giải thoát thì phải có tu và có học. Có người chỉ có học mà không tu. Có kẻ lại có tu mà chẳng học. Do vậy nó không có sự bổ sung cho nhau. Nếu muốn cho một con tàu chạy nhanh, không những chỉ cần một đầu máy tốt, mà toa tàu cũng không phải là vấn đề không quan trọng. Làm sao để đảm bảo được chuyến tàu tốc hành về Tây phương Cực Lạc, người Huynh Trưởng phải tự trang nghiêm cho mình bằng lời nói và việc làm, chứ không phải chỉ lý thuyết không.
Ngày nay tại Âu Châu này, có nhiều đoàn sinh Gia Đình Phật Tử đã thọ Bồ Tát giới tại gia, ăn chay trường, có bằng cấp Kỹ sư, Bác sĩ, tham gia rất đều đặn trong các khóa tu học Phật Pháp Âu Châu cho đến nay đã 13 kỳ, mỗi kỳ tổ chức 10 ngày tại mỗi quốc gia vào mỗi năm khi hè đến và nhiều người đã tham dự các khóa tu gieo duyên 14 ngày tại Úc Châu, Âu Châu hay Mỹ Châu. Trong khi đó thì nhiều anh chị Trưởng về trình độ Phật Pháp còn rất giới hạn, chỉ còn nằm trong chương trình Phật Pháp của Gia Đình Phật Tử chứ chưa làm quen với các bộ kinh lớn như Hoa Nghiêm, Bát Nhã, Đại Niết Bàn v.v...
Gần đây trong nước Gia Đình Phật Tử Việt Nam đã cố gắng soạn ra một bộ sách về Phật Pháp tương đối cao hơn; nhưng cũng chỉ mới nằm ở ngưỡng cửa Đại Học chứ chưa vào sâu nơi Hậu Đại Học. Cũng mới chỉ là lý thuyết chứ chưa phải là thực hành.
Về mặt nổi của Gia Đình Phật Tử có nhiều ưu điểm là đồng phục, kỷ cương; nhưng về mặt sâu thẳm của nội tâm và sự tu học, Gia Đình Phật Tử cần phải hòa nhập vào với các khóa tu khác của các Chùa và các Giáo Hội khác tổ chức, chứ không phải chỉ khư khư giữ kỹ nội dung huấn luyện của 50 năm trước mà không có một sự uyển chuyển nào đối với sự tiến bộ của thế giới ngày nay.
Sự tu học cũng giống như một dòng nước chảy, không tiến ắt phải bị vật cản khác chi phối. Do vậy phải tự trang bị cho chính mình một sự tu học chín chắn hơn để phục vụ cho lý tưởng của một người Huynh Trưởng Phật Tử, đồng thời mình phải là một nhà mô phạm cho các em trong cả sự tu lẫn sự học.
Ngày nay người ngoại quốc tìm hiểu và theo Phật Giáo rất nhiều. Vì họ biết rằng chỉ có giáo lý của Đức Phật mới có thể giải phóng họ ra khỏi những giáo điều cứng nhắc và vô ý vị của các Tôn Giáo khác. Nói như nhà Bác học Albert Einstein đã từng nói: Một tôn giáo trong tương lai thích hợp và hướng dẫn cho khoa học, không Tôn Giáo nào khác hơn là Phật Giáo. Phật học cao cả như thế mà một người Huynh Trưởng không thông thạo giáo lý, một vị Tăng Sĩ chỉ thực hành giáo lý một chiều, thì không cách nào mà mang đạo vào đời được và nhất là mang chuông đi đánh xứ người, tiếng chuông ấy phải thanh, phải vang vọng vào lòng người, chứ không thể là đạo đời hai ngã khác nhau được. Muốn như vậy người Huynh Trưởng, người Tăng Sĩ lãnh đạo đó phải rành ngoại ngữ và phải tu học nghiêm chỉnh để trang nghiêm cho tự thân mình thì mới có thể trả lời thông suốt những câu hỏi mà người ngoại quốc đã đặt ra và hỏi mình.
Nhân việc Gia Đình Phật Tử Việt Nam tại Hoa Kỳ thuộc miền Quảng Đức muốn ra một lưu tập có liên quan đến vấn đề giáo dục tuổi trẻ Việt Nam và anh Quảng Pháp Trần Minh Triết có nhờ tôi viết bài nầy và tôi chỉ viết trong 4 phạm trù đã nêu trên.
Nếu có được lợi lạc nào thì xin trang trải cho tuổi trẻ Việt Nam hải ngoại ngày nay mà các anh chị Trưởng lãnh phần trách nhiệm chính. Nếu không, nó chỉ là một đóng góp khiêm nhường của một người Tăng Sĩ Việt Nam đã sống tại ngoại quốc hơn 30 năm nay, đã trải qua các Đại học danh tiếng tại Nhật và tại Đức về ngành giáo dục tâm lý học quần chúng mà nhiều khi sự giáo dục đó nó chỉ thích hợp cho người ngoại quốc, chứ không phải cho người Việt Nam thì đây chỉ là một đề tài tham khảo mà thôi.
Trong cương vị là Điều Hợp cũng như liên lạc viên của các Gia Đình Phật Tử Việt Nam ở hải ngoại vàquốc nội, ngày hôm nay tôi rất hãnh diện để nói lên những quan tâm của mình cho tuổi trẻ mà chính thời kỳ niên thiếu của tôi cách đây gần 40 năm về trước khi đi xuất gia, nếu không có sự hiện hữu của Gia Đình Phật Tử Việt Nam tại một làng quê xứ Quảng, thì ngày nay tôi đã không có cơ hội để gởi gắm những tư tưởng của mình cho các thế hệ đàn anh và các thế hệ chuyển tiếp về sau.
Mỗi một thế hệ chỉ có thể bắc được một nhịp cầu từ quá khứ đến hiện tại mà thôi. Tôi đoan chắc rằng thế hệ tương lai phải do nhịp cầu trong hiện tại bắc tiếp tục, chứ chiếc cầu quá khứ không thể bắc tiếp quá khứ sang tương lai được. Nếu cố bắc, cũng sẽ hụt hẫn. Vì mỗi một con người chỉ làm được một số công việc nhất định mà thôi.
Cầu nguyện cho tổ chức Gia Đình Phật Tử Việt Nam ngày nay ở trong cũng như ở ngoài nước luôn luôn dũng mãnh tinh tấn và tiến bước dưới ánh sáng nhiệm mầu của chư Phật.
Mong lắm thay!
Thích như Điển
Từ khi con người có mặt trên quả địa cầu nầy dưới một hình thức nào đó, ở bản thể tự nhiên, con người đã sinh sống trong cuộc đời này, ở hai dạng thức khác nhau. Đó là đời sống tinh thần và đời sống vật chất.
Dưới cái nhìn của một nhà triết học nó khác với nhà tôn giáo học. Nhà tôn giáo học phải có cái nhìn về cuộc đời khác hơn nhà chính trị học, phân tâm học v.v... Nhưng dẫu cho ở một thể loại nào đó, con người cũng không thể chỉ sống đơn thuần bằng sự lớn khôn của gạo cơm rau nước, mà còn phải có sự lớn mạnh của tinh thần nữa. Do vậy Phật Giáo định nghĩa là trong cái này nó có cái kia và trong cái kia có tồn tại cái này. Nghĩa là ngoài vật chất sẽ không có sự tồn tại của tinh thần và ngoài tinh thần, vật chất không thể tồn tại đơn điệu được. Trong phạm trù này vấn đề giáo dục giữ một giá trị rất quan trọng. Vậy giáo dục là gì?
Chữ Giáo ở đây có nghĩa là dạy dỗ, chỉ bày. Chữ Dục có nghĩa là mong muốn, để trở thành. Định nghĩa chung lại chữ giáo dục có nghĩa là: chỉ bày cho ai đó (một điều gì) và (mong người đó) trở thành (người hữu dụng) cho đời, cho đạo. Đó gọi là giáo dục.
Có mấy loại giáo dục như thế?
Thật sự ra phải trả lời rằng có vô số loại giáo dục. Ví dụ như giáo dục nhi đồng, giáo dục thiếu niên, giáo dục thanh niên, giáo dục người lớn, giáo dục tâm lý học, giáo dục học đường, giáo dục xã hội, giáo dục luân lý, giáo dục luận lý, giáo dục sinh lý, giáo dục thống kê, giáo dục hành chánh, giáo dục tài chánh v.v... và cứ thế mỗi một loại giáo dục sẽ có một chuyên đề khác nhau. Ở đây chỉ muốn đề cập đến một số vấn đề có liên quan đối với tuổi trẻ Việt Nam đang sống và lớn lên tại hải ngoại ngày nay.
1. Hoàn cảnh giáo dục
Nói đúng hơn và cho đủ nghĩa là môi trường giáo dục. Ở các xã hội Á Châu ta ngày xưa và ngay cả ngày hôm nay cũng vậy, người học trò chỉ cần học những cái gì từ ông Thầy dạy mình là đủ. Người học trò chỉ có bổn phận học thuộc lòng sau đó trả bài cho Thầy, thế là xong bổn phận. Trong khi đó tại ngoại quốc ngày nay, cái bối cảnh ở đây lại khác; người học trò không những chỉ học cái của ông Thầy chỉ bày mà còn phát triển thêm phần năng khiếu của mình nữa qua các trò chơi, computer hay thư từ giao dịch v.v... tầm hiểu biết của trẻ con ngày nay tiến rất xa so với một thế hệ đi trước; nghĩa là cách nhau chỉ hai mươi năm mà mọi hoàn cảnh đều được đổi thay.
Những nước nông nghiệp phát triển về giáo dục rất chậm. Vì lẽ thông tin không cập nhật hóa hằng ngày, trong đó có Việt Nam của chúng ta và các nước chậm tiến khác trên thế giới. Trong khi đó các xứ phát triển về kỹ nghệ, con người có khả năng dùng thì giờ nhanh hơn, nhiều hơn và bén nhạy hơn. Có lẽ do hoàn cảnh và môi trường chung quanh, mà sự giáo dục được phát triển thuận chiều như thế.
Đứa trẻ tại Á Châu nhìn cha mẹ và thầy giáo gần như một vị Thần. Do vậy, đứa trẻ chỉ sợ ông Thần kia hành hạ, chứ ít có sự liên hệ mật thiết giữa cha mẹ và thầy trò. Ngược lại, ở các xã hội Âu Mỹ ngày hôm nay, vị thầy giáo ở học đường hay cha mẹ tại nhà, đứa trẻ rất thân thiện và tự tin và dưới cái nhìn của nó là một người bạn chứ không phải là một vị Thần mà nó thường phải nơm nớp lo sợ khi vào lớp.
Ở đây người ta dạy cho chúng tự tin hơn, để khi lớn khôn lên khi chúng đứng trước bạn bè cử tọa, chúng sử dụng hết năng khiếu của mình và khả năng tự chủ của nó; vì được huấn luyện thực tập từ nhỏ nên rất dạn dĩ, tự nhiên. Còn con em Việt Nam chúng ta thì sao?
Nếu nói hoàn toàn trái ngược lại thì cũngkhông đúng hẳn. Vì cũng có nhiều người có lối biện tài vô ngại trước một số cử tọa đông đảo; nhưng số này rất tiếc lại không có nhiều. Trong khi đó đa phần đều bị động. Khi nào kêu đến tên mình thì phát biểu ý kiến; nhưng không phải tự đáy lòng, chỉ nói thoáng qua, nội dung không sâu sắc lắm. Thế mà có những câu chuyện bên lề, ngoài lớp học, chốn ngao du sơn thủy lại nổ dòn hơn bắp rang. Có phải hoàn cảnh và môi trường giáo dục của con em Việt Nam chúng ta ứng dụng vào thực tế không đúng lúc, đúng thời chăng?
Nói về Gia Đình Phật Tử Việt Nam là một tổ chức đã có mặt hơn 50 năm tại quốc nội và hơn 25 năm tại ngoại quốc. Tuy số đoàn sinh có đông đó; nhưng những nhà giáo dục của Gia Đình Phật Tử hay nói đúng hơn là những anh chị Huynh Trưởng vẫn còn rập khuôn giống như hoàn cảnh của Việt Nam trước đây 50 năm. Do vậy mà phải thành thật nói thẳng: Tuy có hiệu quả đó nhưng không nhiều. Đất nước Việt Nam chúng ta là một nước nông nghiệp; không phải là một đất nước kỹ nghệ và hoàn toàn dân chủ như Hoa Kỳ, kể từ khi lập quốc đến nay hơn 200 năm chưa có một vị Vua nào thống trị tại đó, mà chỉ toàn là Tổng Thống. Do vậy vấn đề giáo dục cho thanh thiếu niên của Gia Đình Phật Tử phải được cập nhật hóa lại qua sự đóng góp của các Huynh Trưởng đã qua các đại học sư phạm hoặc giáo dục. Nếu không, tiếng vọng ấy chỉ một chiều và khó có tiếng hòa âm để phát triển trong một không gian bao la vô tận và đầy hứa hẹn ấy.
2. Phương pháp giáo dục
Các người Mẹ Á Châu của chúng ta thể hiện sự thương con của mình bằng cách khi nào con khóc thì liền cho bú, hoặc dỗ ngọt; nhưng điều ấy không có lợi. Vì lẽ chỉ để làm thỏa mãn cái tự ngã của đứa bé mà thôi. Chẳng lợi ích gì cho nó cả. Nếu có, đó là lợi cho người lớn. Vì lẽ, để người lớn có nhiều thì giờ hơn để đi làm việc khác khi biết rằng đứa bé đã được ngủ yên. Như thế là một sự giáo dục không cân bằng. Ở Âu Mỹ nầy khi đứa bé khóc, hãy để cho nó khóc và tự nín. Điều này mới nhìn vào thấy sao bà Mẹ tàn nhẫn thế. Nhưng điều ấy rất hay cho thế tự chủ của đứa bé, cứ khóc cho đã, sau đó ắt phải nín thôi.
Người Á Châu chúng ta khi thấy con mình té; điều trước tiên là chạy lại đỡ liền; nhưng ở Âu Mỹ lại không; hãy để cho đứa trẻ tự đứng dậy để nó sẽ tự lập cho cuộc đời của chính nó về sau này.
Người Á Châu của chúng ta khi đi thi thường hay xem lén bài thi của người bên cạnh; nhưng ở Nhật và ở các xứ Âu Mỹ ngày nay hầu như không có. Vì sao vậy? Vì chép được kết quả của kẻ khác để thi đậu đó không phải là tự lực về sự phát triển năng khiếu của chính mình.
Người Mẹ Á Châu ít khi hỏi ý kiến chồng hay con cái trong nhà là thứ hai mẹ sẽ nấu món gì, thứ ba, thứ tư mẹ nấu món gì? Con có thích không? Mà Mẹ cứ nấu món Mẹ thích; còn con có ăn không là chuyện của con chứ không còn là chuyện của Mẹ nữa. Ở đây người ta khác hoàn toàn, vào mỗi cuối tuần cả gia đình có buổi họp mặt để bàn luận với nhau về những sinh hoạt của gia đình trong tuần tới và kiểm điểm những ưu khuyết trong tuần rồi. Thế mà đa phần gia đình Việt Nam ít có tổ chức được như vậy.
Ở Gia Đình Phật Tử cũng thế, có nhiều Huynh Trưởng không tốt nghiệp những khoa tâm lý học của tuổi trẻ và quần chúng mà ra cầm đoàn là hỏng. Vì chỉ làm theo những gì cổ xưa trong sách vở, chứ không có sáng kiến. Nếu ai đó có hỏi thì bảo rằng: Đây là nội quy của Gia Đình Phật Tử Việt Nam. Trả lời như vậy nó không sai, nhưng không hoàn toàn đúng. Vì lẽ nội quy do một tập thể soạn ra thì mấy mươi năm sau một tập thể khác cũng có quyền sửa đổi kia mà. Đâu phải là một định luật, như định luật vô thường mà phải sợ nhân quả của nó.
Như ta thấy Hiến Pháp của một nước còn có thể sửa đổi được, nếu phải thông qua Quốc Hội hoặc trưng cầu dây ý. Ngay cả giới luật của người tu, trước khi tịch Niết Bàn, Đức Thế Tôn còn căn dặn Ngài A Nam rằng: Những giới luật nào không cần thiết cũng cần nên loại bỏ. Đó là những điều căn bản. Tuy nhiên có nhiều Huynh Trưởng và nhiều Tăng Sĩ cứ khư khư giữ cái cũ như giữ vàng bạc, đá quý không chịu thay đổi phương pháp giáo dục để hợp với hoàn cảnh ở ngoại quốc ngày nay. Trong khi các anh chị Trưởng trung niên hoặc lão niên mới chỉ tốt nghiệp Trung học hoặc Đại học mà các em của ngành Thanh của Gia Đình Phật Tử Việt Nam ngày nay tại hải ngoại đang tốt nghiệp Tiến sĩ, Cao học v.v... vì vậy phương pháp giáo dục của Gia Đình Phật Tử cũng cần phải nghiên cứu lại. Có nhiều em than với tôi rằng: Bạch Thầy, sao con thấy vào Gia Đình Phật Tử giống như đi lính quá! Tôi trả lời rằng: Thì một tổ chức phải có kỷ cương chứ sao. Nhưng câu trả lời ấy có lẽ không giải đáp được thắc mắc của các em thanh thiếu niên nầy. Vì có lẽ nơi tự thâm tâm của các em tổ chức Gia Đình Phật Tử là một tổ chức phải tự do hơn, cởi mở hơn; không có nhữngngười không có kinh nghiệm về tâm lý mà đi hướng dẫn về tâm lý.
Tuy Gia Đình Phật Tử Việt Nam chúng ta có các cấp Tập, Tín, Tấn và Dũng để định vị cho kết quả của mình qua các khóa huấn luyện và các kỳ trại; nhưng phải thành thật mà nói các thế hệ thanh thiếu niên Việt Nam ở hải ngoại ngày nay đòi hỏi các anh chị Trưởng ấy phải trải qua sự huấn luyện của giáo dục để hội nhập với đời sống cũng như văn hóa tại xứ người, mới có thể hướng dẫn các thế hệ đi sau, làm cho họ tin tưởng và có vui thú để lui tới sinh hoạt với Gia Đình Phật Tử.
Cây Bồ Đề nếu mọc tại các xứ Á Châu nhiệt đới không cần tưới nước và trồng ở bất cứ nơi nào ngoài trời nó cũng có thể sống được. Nhưng ở Âu Mỹ và các xứ lạnh thì ngược lại. Phải trồng nó trong nhà có sưởi ấm; nếu không cây Bồ Đề ấy không có lá mà cũng chẳng có cành. Đây là phương pháp giáo dục của Gia Đình Phật Tử Việt Nam và ngay cả giáo dục cho Tăng Ni sinh, các thế hệ trẻ ngày nay tại hải ngoại mà các bậc Tôn Túc cũngnhư các anh chị Trưởng cần phải lưu tâm đến.
3. Giáo dục quần chúng
Khi bảo một người Nhật hát một bài dân ca, họ có thể hát từ đầu đến cuối một cách thông suốt dịu dàng hay ho và đúng theo nhịp điệu. Bảo mười người họ cùng hát như thế và một trăm người họ cũng ca bằng một nhịp điệu như thế. Trong khi đó người Việt Nam chúng ta thì khác hẳn. Trong quần chúng có rất ít người thuộc trọn vẹn một bài dân ca. Mỗi người hát mỗi vẻ và kẻ thuộc đoạn nầy lại quên đoạn kia và nhiều khi bỏ dở nửa chừng và để được an ủi xen vào đó là những tràng pháo tay tán thưởng không trọn vẹn.
Ngay cả những tổ chức Phật Giáo thuần thành tại hải ngoại ngày nay khi hát Quốc Ca còn tương đối được; nhưng khi hát đến Phật Giáo Ca thì thôi khỏi nói, nhiều khi thấy chẳng trang nghiêm nhịp điệu chút nào. Đây là hậu quả của giáo dục quần chúng không nghiêm chỉnh vậy. Đó là chưa nói những buổi tụng kinh tập thể của Gia Đình Phật Tử hoặc của các Đạo Hữu tại các chùa, ngay cả các chùa có các thầy trụ trì. Thầy hoặc Huynh Trưởng mới bắt chữ "Nam" là ở dưới đại chúng đã hòa theo chữ "Mô" rồi; nhưng Nam Mô gì tiếp theo, làm sao ông chủ lễ có thể cưỡng giọng lại được của đại chúng bên dưới lớn hơn; trong khi ông ta muốn tụng là Nam Mô Bổn Sư Thích Ca Mâu Ni Phật, chứ không phài là Nam Mô A Di Đà Phật.
Người Âu Mỹ khi đi vào nơi tôn nghiêm rất lịch sự, cử chỉ trang trọng thành kính. Người Việt mình cũng không thiếu những người như thế; nhưng chưa được quần chúng hóa. Ví dụ như khi đi đám tang, người mình chưa mặc được một loại đồng phục, khi vào nơi tôn nghiêm hoặc nơi thuyết pháp, hoặc khi sinh hoạt Đoàn vẫn cứ nói chuyện riêng, gây nên rất nhiều phiền hà cho những người bên cạnh, chính mình đã không được lợi ích gì, mà người khác cũng bị ảnh hưởng lây.
Khi vào nơi trang nghiêm đôi khi lại hút thuốc, cười giỡn, không lưu ý những lời kinh hoặc những lời giảng của các vị Thầy v.v... Đây là một lối giáo dục quần chúng có tính cách đại trà, khó khăn vô cùng. Một người không thể tạo nên một cảnh giới thanh tịnh được, mà mọi người phải tự tạo nên hoàn cảnh tốt thì hoàn cảnh mới đổi thay. Điều ấy do chính con người phải thay đổi hoàn cảnh; chứ hoàn cảnh tuyệt nhiên không thể thay đổi con người được.
4. Giáo dục tu học
Đây có thể là một đề tài mới do chính tôi đặt ra. Theo tôi nghĩ cũng có thể áp dụng cho cả Tăng Sĩ và Cư Sĩ, trong đó có Gia Đình Phật Tử.
Tôi cũng thường hay nói với Tăng chúng của chùa Viên Giác tại Đức rằng: Sự học không làm cho con người ta tự giải thoát được; nhưng nếu muốn mở cánh cửa giải thoát kia không thể thiếu sự tu và sự học được. Vậy phải biết rằng mục đích chính là sự giải thoát, mà muốn giải thoát thì phải có tu và có học. Có người chỉ có học mà không tu. Có kẻ lại có tu mà chẳng học. Do vậy nó không có sự bổ sung cho nhau. Nếu muốn cho một con tàu chạy nhanh, không những chỉ cần một đầu máy tốt, mà toa tàu cũng không phải là vấn đề không quan trọng. Làm sao để đảm bảo được chuyến tàu tốc hành về Tây phương Cực Lạc, người Huynh Trưởng phải tự trang nghiêm cho mình bằng lời nói và việc làm, chứ không phải chỉ lý thuyết không.
Ngày nay tại Âu Châu này, có nhiều đoàn sinh Gia Đình Phật Tử đã thọ Bồ Tát giới tại gia, ăn chay trường, có bằng cấp Kỹ sư, Bác sĩ, tham gia rất đều đặn trong các khóa tu học Phật Pháp Âu Châu cho đến nay đã 13 kỳ, mỗi kỳ tổ chức 10 ngày tại mỗi quốc gia vào mỗi năm khi hè đến và nhiều người đã tham dự các khóa tu gieo duyên 14 ngày tại Úc Châu, Âu Châu hay Mỹ Châu. Trong khi đó thì nhiều anh chị Trưởng về trình độ Phật Pháp còn rất giới hạn, chỉ còn nằm trong chương trình Phật Pháp của Gia Đình Phật Tử chứ chưa làm quen với các bộ kinh lớn như Hoa Nghiêm, Bát Nhã, Đại Niết Bàn v.v...
Gần đây trong nước Gia Đình Phật Tử Việt Nam đã cố gắng soạn ra một bộ sách về Phật Pháp tương đối cao hơn; nhưng cũng chỉ mới nằm ở ngưỡng cửa Đại Học chứ chưa vào sâu nơi Hậu Đại Học. Cũng mới chỉ là lý thuyết chứ chưa phải là thực hành.
Về mặt nổi của Gia Đình Phật Tử có nhiều ưu điểm là đồng phục, kỷ cương; nhưng về mặt sâu thẳm của nội tâm và sự tu học, Gia Đình Phật Tử cần phải hòa nhập vào với các khóa tu khác của các Chùa và các Giáo Hội khác tổ chức, chứ không phải chỉ khư khư giữ kỹ nội dung huấn luyện của 50 năm trước mà không có một sự uyển chuyển nào đối với sự tiến bộ của thế giới ngày nay.
Sự tu học cũng giống như một dòng nước chảy, không tiến ắt phải bị vật cản khác chi phối. Do vậy phải tự trang bị cho chính mình một sự tu học chín chắn hơn để phục vụ cho lý tưởng của một người Huynh Trưởng Phật Tử, đồng thời mình phải là một nhà mô phạm cho các em trong cả sự tu lẫn sự học.
Ngày nay người ngoại quốc tìm hiểu và theo Phật Giáo rất nhiều. Vì họ biết rằng chỉ có giáo lý của Đức Phật mới có thể giải phóng họ ra khỏi những giáo điều cứng nhắc và vô ý vị của các Tôn Giáo khác. Nói như nhà Bác học Albert Einstein đã từng nói: Một tôn giáo trong tương lai thích hợp và hướng dẫn cho khoa học, không Tôn Giáo nào khác hơn là Phật Giáo. Phật học cao cả như thế mà một người Huynh Trưởng không thông thạo giáo lý, một vị Tăng Sĩ chỉ thực hành giáo lý một chiều, thì không cách nào mà mang đạo vào đời được và nhất là mang chuông đi đánh xứ người, tiếng chuông ấy phải thanh, phải vang vọng vào lòng người, chứ không thể là đạo đời hai ngã khác nhau được. Muốn như vậy người Huynh Trưởng, người Tăng Sĩ lãnh đạo đó phải rành ngoại ngữ và phải tu học nghiêm chỉnh để trang nghiêm cho tự thân mình thì mới có thể trả lời thông suốt những câu hỏi mà người ngoại quốc đã đặt ra và hỏi mình.
Nhân việc Gia Đình Phật Tử Việt Nam tại Hoa Kỳ thuộc miền Quảng Đức muốn ra một lưu tập có liên quan đến vấn đề giáo dục tuổi trẻ Việt Nam và anh Quảng Pháp Trần Minh Triết có nhờ tôi viết bài nầy và tôi chỉ viết trong 4 phạm trù đã nêu trên.
Nếu có được lợi lạc nào thì xin trang trải cho tuổi trẻ Việt Nam hải ngoại ngày nay mà các anh chị Trưởng lãnh phần trách nhiệm chính. Nếu không, nó chỉ là một đóng góp khiêm nhường của một người Tăng Sĩ Việt Nam đã sống tại ngoại quốc hơn 30 năm nay, đã trải qua các Đại học danh tiếng tại Nhật và tại Đức về ngành giáo dục tâm lý học quần chúng mà nhiều khi sự giáo dục đó nó chỉ thích hợp cho người ngoại quốc, chứ không phải cho người Việt Nam thì đây chỉ là một đề tài tham khảo mà thôi.
Trong cương vị là Điều Hợp cũng như liên lạc viên của các Gia Đình Phật Tử Việt Nam ở hải ngoại vàquốc nội, ngày hôm nay tôi rất hãnh diện để nói lên những quan tâm của mình cho tuổi trẻ mà chính thời kỳ niên thiếu của tôi cách đây gần 40 năm về trước khi đi xuất gia, nếu không có sự hiện hữu của Gia Đình Phật Tử Việt Nam tại một làng quê xứ Quảng, thì ngày nay tôi đã không có cơ hội để gởi gắm những tư tưởng của mình cho các thế hệ đàn anh và các thế hệ chuyển tiếp về sau.
Mỗi một thế hệ chỉ có thể bắc được một nhịp cầu từ quá khứ đến hiện tại mà thôi. Tôi đoan chắc rằng thế hệ tương lai phải do nhịp cầu trong hiện tại bắc tiếp tục, chứ chiếc cầu quá khứ không thể bắc tiếp quá khứ sang tương lai được. Nếu cố bắc, cũng sẽ hụt hẫn. Vì mỗi một con người chỉ làm được một số công việc nhất định mà thôi.
Cầu nguyện cho tổ chức Gia Đình Phật Tử Việt Nam ngày nay ở trong cũng như ở ngoài nước luôn luôn dũng mãnh tinh tấn và tiến bước dưới ánh sáng nhiệm mầu của chư Phật.
Mong lắm thay!