Ủng hộ Diễn Đàn Phật Pháp không chỉ là đóng góp vào việc duy trì sự tồn tại của Diễn Đàn Phật Pháp Online mà còn giúp cho việc gìn giữ, phát huy, lưu truyền và lan tỏa những giá trị nhân văn, nhân bản cao đẹp của đạo Phật.
Ngân hàng Vietcombank
DUONG THANH THAI
0541 000 1985 52
Nội dung: Tên tài khoản tại diễn đàn - Donate DDPP (Ví dụ: thaidt - Donate DDPP)
Nhược hữu trung lưu chi sĩ, vị năng đốn siêu, thả ư giáo pháp lưu tâm, ôn tầm bối diệp, tinh sưu nghĩa lý, truyền xướng phu dương, tiếp dẫn hậu lai, báo Phật ân đức. Thời quang diệc bất hư khí, tất tu dĩ thử phù trì. Trú chỉ uy nghi, tiện thị Tăng trung pháp khí. Khởi bất kiến ỷ tùng chi cát, thượng túng thiên tầm, phụ thác thắng nhân phương năng quảng ích. Khẩn tu trai giới, mạc man khuy du. Thế thế sanh sanh thù diệu nhân quả.
Viết:
Nếu có người căn cơ ở bậc Trung, không thể ngay nơi pháp đốn ngộ nầy mà vượt thoát, thì nên ở nơi giáo pháp mà lưu tâm, tìm học kinh giáo, nghiên cứu nghĩa lý cho rõ ràng, truyền bá rộng khắp, tiếp đón diều dắt người đời sau, để báo đền ân đức của Phật. Thời giờ cũng đừng bỏ qua, cần phải lấy những việc đó làm chỗ nương tựa và giữ gìn. Đi đứng oai nghi, mới chính là bậc pháp khí trong hàng tăng chúng. Há chẳng thấy dây sắn nương cây tùng mà vươn lên cao ngàn thước, nương nhờ cái nhân thù thắng mới có thể đạt được nhiều lợi ích. Phải chân thành tu hành giữ gìn trai giới, đừng có khinh thường mà bỏ qua. Có như vậy thì đời đời kiếp kiếp sẽ được cái nhân quả vô cùng tốt đẹp.
+++++++++
Phần giải thích và Thảo luận:
Người xưa có câu:
Bậc Hạ lưu chi sĩ . Được nghe dạy bảo mà không hiền lành (thiện ) được.- Đây là kẻ phàm phu.
Bậc Trung lưu chi sĩ . Được nghe dạy bảo thì tiếp thu mà cải ác hành thiện.- Đây là bậc Hiền
Bậc Thượng lưu chi sĩ . không cần dạy bảo mà tự hành thiện.- Đây là bậc Thánh .
Chúng ta tuy chưa làm được Thánh Nhân. Nhưng chí ít không là kể hạ lưu ác độc. Mà nên là kẻ trung lưu Hiền đức. Nghe lời phải, ý Tổ, kinh Phật mà tu sửa lấy mình. Phải chân thành tu hành giữ gìn trai giới, đừng có khinh thường mà bỏ qua. Có như vậy thì đời đời kiếp kiếp sẽ được cái nhân quả vô cùng tốt đẹp.- Tiến đến quả Phật không xa.
Bất khả đẳng nhàn quá nhật, ngột ngột độ thời, khả tích quang âm, bất cầu thăng tiến. Đồ tiêu thập phương tín thí, diệc nãi cô phụ tứ ân. Tích lũy chuyển thâm, tâm trần dị ủng, xúc đồ thành trệ, nhân sở khinh khi.
Việt:
Không thể ngồi không qua ngày, lơ mơ qua giờ, đáng tiếc cho ngày tháng qua mau, sao chẳng cầu thăng tiến trên đường Đạo? Uổng hao của mười phương tín thí, cũng là cô phụ bốn ân. Tích chứa cho nhiều thì tâm dễ bị bụi trần che lấp, nên làm việc gì cũng chẳng xong, bèn bị người khinh chê.
Đoạn 20
Hán:
Cổ vân, bỉ ký trượng phu, ngã diệc nhĩ, bất ưng tự khinh nhi thoái khuất. Nhược bất như thử, đồ tại tri môn, nhẫm nhiễm nhất sanh, thù vô sở ích.
Việt:
Người xưa nói: “Kia đã là bậc trượng phu thì ta cũng thế” chẳng nên tự khinh chê mà lùi bước khuất phục. Nếu chẳng như thế, luống ở cửa chùa, thấm thoát một đời, quyết không lợi ích.
+++++++++
Phần giải thích và Thảo luận:
Thế nào là Bậc Đại Trượng phu ?
- Ngài Mạnh Tử 孟子 định nghĩa:Người đàn ông chí khí hiên ngang, lòng dạ thẳng thắn bất khuất. “Phú quý bất năng dâm, bần tiện bất năng di, uy vũ bất năng khuất, thử chi vị đại trượng phu” 富貴不能淫, 貧賤不能移, 威武不能屈, 此之謂大丈夫 (Đằng văn công hạ 滕文公下) Giàu sang không mê hoặc được, nghèo khó không dời đổi được, sức mạnh không khuất phục được, như thế gọi là bậc đại trượng phu.
(Từ điển Nguyễn Quốc Hùng)
Cao siêu hơn là:
- Điều Ngự Trượng Phu:
Phật cũng có đanh hiệu là Phú Lâu Sa Đàm Miệu Bà La Đê (Pnrusa Danya Sarafiy). Trung Hoa địch là Điêu Ngự Trượng Phu.
Điều Ngự là sửa trị, mang ý nghĩa vừa điều phục, vừa chê ngự. Đức Phật là bậc Vô Thượng Điêu Ngự Sư. Ngài là bậc Đại Từ, bậc Đại Thí, có lúc Ngài dùng lời lẽ êm địu, có lúc Ngà! dùng lời lẽ nghiêm khắc đê sửa trị, hóa cải các bậc trượng phu, nhăm dân họ vào Đạo Vô Thượng. Như bài kệ thuyết:
Độ tử như ngựa kéo xe Pháp
Điều Ngự sư là bậc Pháp vương
Ngựa sai đường do chưa thuần thục
Phải điều về nẻo chánh, đường ngay.
Khéo điều tâm, tận trừ tội lỗi,
Mở rộng đường vào Vô Thượng Đạo.
Không khéo điều, xa lìa Chánh Pháp
Vô Thượng Điều Ngự là vậy đó.
Có 5 pháp sửa trị là:
1- Pháp sửa trị của cha mẹ, anh em, bạn hữu.
2- Pháp sửa trị của quan quân.
3- Pháp sửa trị của Sư trưởng.
Trên đây là 3 pháp sửa trị của thế gian.
4- Nghiệp cảm đời này dẫn đến quả báo ở đời sau. Như thế gian thường nói: “Nếu đời này chăng dùng luật pháp để trị được người phạm tội, thì sau khi mạng chung, người ây sẽ bị Diêm vương trừng trị”.
5. Phật là bậc Vô Thượng Điều Ngự Sư, lấy pháp Niết Bàn giáo hóa chúng sanh, đem lại cho chúng sanh sự an lạc,giải thoát.
Vì các pháp thế gian dùng đề sửa trị chẳng có giá trị tuyệt đối, chăng có tác dụng lâu đài, nên Phật thị hiện thân người,dùng 3 thừa giáo, tùy theo căn trí của chúng sanh mà hóa độ họ, khiên không mất đạo chủng, được chân thiện Pháp, được an lạc cả trong đời này và trong đời sau.
Bởi vậy nên Phật được gọi là bậc Điều Ngự Sư.
* Người nữ cũng hóa độ được. Sao chỉ nói đến Điều Ngự các bậc trượng phu?
- Có thuyết cho rằng “Người nam mới làm nên sự nghiệp lớn, còn người nữ thì có 5 điêu ngại là:
1- Không làm được Ma vương.
2- Không làm được Chuyên Luân Thánh Vương.
3- Không làm được Thiên vương.
4- Không làm được Phạm vương.
5- Không làm được Phật”.
Bởi nhân duyên vậy, nên không nói đến người nữ.
Lại có thuyết cho rằng: “Bậc trượng phu phải được hiểu theo nghĩa rộng. Đó là người có chí lớn. Dù là người nữ, nếu có chỉ lớn hướng về đạo Vô Thượng, thì cũng được gọi là bậc trượng phu”.
(hết trích)
Kính các Bạn. - “Kia đã là bậc trượng phu thì ta cũng thế” chẳng nên tự khinh chê mà lùi bước khuất phục".
Nếu chưa được Điều ngự Trượng Phu như Phật. Thì cũng giữ ý chí Đại Trượng Phu như Nho: Giàu sang không mê hoặc được, nghèo khó không dời đổi được, sức mạnh không khuất phục được,". - Đối với chí tu hành không nên hèn mạc lui sụt trở thành lặng nhặn lị nhị không bằng đàn bà.-
(Bác Trừng Hải thảo luận) Mô Phật,
Nguyện bách kiếp thiên sanh. Xứ xứ đồng vi pháp lữ.
Lời thật thâm mật mà thanh cao nên dư âm ngọt dịu như cam lồ. Chí thì dũng mãnh vượt hào khí thiên binh vạn mã mà Ý thì bi hoa thấm đẫm tận cùng tế vi thọ cảm. Bậc trượng phu đâu phải nơi hô mưa gọi gió mà tại chí vượt thoát khổ ách đồng cam cùng thiên hạ thọ lãnh quang minh biến chiếu.
Phục vọng hưng quyết liệt chi chí, khai đặc đạt chi hoài, cử thác khán tha thượng lưu, mạc thiện tùy ư dung bỉ. Kim sanh tiện tu quyết đoán, tưởng liệu bất do biệt nhân. Tức ý vong duyên, bất dữ chư trần tác đối. Tâm không cảnh tịch, chỉ vị cửu trệ bất thông.
Việt:
Kính mong các vị khởi lên cái chí quyết liệt, mở ra cái tâm thông suốt khác người, tất cả việc làm phải nhìn theo bậc Thượng kia, chớ chuyên theo với kẻ tầm thường. Ngay nơi đời nầy cần phải đoạn dứt sanh tử, tự mình lo liệu chẳng do người khác. Dứt ý quên duyên, chẳng cùng các trần làm bạn. Tâm cảnh vốn không tịch, chỉ vì ngăn trệ đã lâu nên không thông suốt được.
+++++++++
Phần giải thích và Thảo luận:
Tổ dạy: "Ngay nơi đời nầy cần phải đoạn dứt sanh tử, tự mình lo liệu chẳng do người khác".
Ý là muốn khuyên người tu Phật.
Hãy tự thắp đuốt lên mà đi.
Đừng ão tưởng bâng quơ cầu xin, van vái.
Đừng mong mõi nơi bất cứ thế lực ngoại lai nào.
Quyết chí giải quyết vấn đề Sanh- Tử ở "ngay đời này".
Đừng ăn bánh vẻ mong chờ đời sau mà có được !
* Phải tự mình Tu, Tự mình chứng, Tự mình thoát ly sanh- Tử .- không có ai làm cho ai thanh tịnh được đâu .
Tổ dạy: "Dứt ý quên duyên, chẳng cùng các trần làm bạn", "Tâm cảnh vốn không tịch, chỉ vì ngăn trệ đã lâu nên không thông suốt được".
.
Ngụ Ý là : Giải trừ Ý Thức.- Chuyển Thức thành Trí. - Không chạy theo 6 Trần cảnh.- Bằng cách Phản vọng quy Chân. Xoay về Tự Tánh (Không Tịch).- Vì "Tâm cảnh vốn không tịch, chỉ vì ngăn trệ (Bởi vọng tưởng) đã lâu nên không thông suốt được".
(Bác Trừng Hải thảo luận) Hề hề,
Thiền tông với người ngoài cửa sở dĩ mông lung vì vốn chỉ truyền trao cho người trong chốn thiền lâm, thầy truyền cho trò, trò truyền cho tôn...mà giữ huyết mạch tông môn không dứt; nhưng vốn dĩ Pháp của Phật mà còn đoạn tận (Đoạn tận vốn do hoàn diệt) huống hồ Tông pháp của chư Tổ cho nên qua được vài đời thì vài dòng tuyệt tích chỉ còn lưu dấu trên ngữ lục. Nhưng bởi ngữ lục theo thời gian thì trở nên phổ thông đến độ những kinh nghiệm hành trì quý giá trở thành lời "khẩu đầu" chứ mất vị "tuyệt cú".
"Tâm không cảnh tịch; chỉ vị cửu trệ bất thông"
Tâm không phóng dật, không chìm đắm thì cảnh lặng yên (phóng dật thì quán tưởng nhàm chán; chìm đắm thì quán đời an vui cao thượng) vốn đều là những phép đối trị cần thực hành tinh chuyên nhưng lại phế bỏ không dùng nên không thấy được chỗ huyền diệu của Vô tâm.
Thục lãm tư văn, thời thời cảnh sách, cưỡng tác chủ tể, mạc tuẫn nhân tình. Nghiệp quả sở khiên, thành nan đào tị, thanh hòa hưởng thuận, hình trực ảnh đoan, nhân quả lịch nhiên, khởi vô ưu cụ. Cố kinh vân, giả sử bách thiên kiếp, sở tác nghiệp bất vong, nhân duyên hội ngộ thời, quả báo hoàn tự thọ. Cố tri tam giới hình phạt oanh bán sát nhân, nỗ lực cần tu, mạc không quá nhật.
Việt:
Hãy đọc cho kỹ bài văn nầy để thường thường nhắc nhở và sách tấn lấy mình. Hãy tận sức mà làm chủ lấy mình, đừng thuận theo tình người. Nghiệp quả ràng buộc lôi kéo thật khó trốn tránh, cũng như tiếng hòa thì âm vang, hình thẳng thì bóng ngay. Nhân Quả rõ ràng như thế, há không lo sợ!?
Cho nên kinh nói: “Giả sử trăm ngàn kiếp, nghiệp đã làm không mất, khi nhân duyên hội hợp, quả báo lại tự chịu”. Nên biết sự hình phạt của ba cõi là trói buộc và giết người, vậy phải nổ lực gắng tu, chớ bỏ không qua ngày!
Đoạn 23
Hán:
Thâm tri quá hoạn, phương nãi tương khuyến hành trì. Nguyện bách kiếp thiên sanh, xứ xứ đồng vi pháp lữ, nãi vi minh viết:
Việt:
Biết rõ được sự tai hại của tội lỗi, cho nên khuyên nhau hành trì. Nguyện trăm kiếp ngàn đời, dù ở nơi đâu cũng cùng làm bạn pháp.
Huyễn thân mộng trạch
Không trung vật sắc
Tiền tế vô cùng
Hậu tế ninh khắc?
Việt:
Nên làm bài minh rằng:
1.
Thân huyễn nhà mộng
Vật sắc trong không
Đời trước không cùng
Mé sau đâu biết?
+++++++++
Phần giải thích và Thảo luận:
Tổ nhắc chúng ta nên thấy thân này là huyễn hóa, cõi này như cõi mộng. - Vì Thân và Tâm đều là pháp hữu vi duyên hợp.
Kinh Kim Cang Bát nhã Phật dạy:
“Nhất thiết hữu vi pháp,
Như mộng, huyễn, bào, ảnh,
Như lộ diệc như điện,
Ưng tác như thị quán.”
Dịch nghĩa:
Tất cả pháp hữu vi,
Như mộng, huyễn, bọt, bóng,
Như sương, như chớp loé,
Hãy quán chiếu như thế.
(hết trích)
Tất cả hình ảnh sự vật trước mắt ta chẳng khác nào hoa đốm giữa hư không. Tất cả đều là huyễn hóa do nhân duyên sanh, mà nhân duyên thì trùng trùng điệp điệp nên mé trước không cùng, mé sau không thể tính hết.
Tâm thị Đạo tức là nhìn vạn pháp với một Nhãn Quan mới, một Nhãn Quan không bị chi phối bởi Cảm Quan.
Mở con mắt của Pháp ở ngay nơi mình để thấy Phật Pháp.
Pháp thấy Pháp. Phật thấy Phật
Phật Pháp chuyển hóa thuận theo Thời Pháp nghĩa là Phật Pháp không ngừng ở thời kinh luận, ngữ lục.
Thấy Pháp là thấy Phật Pháp theo thời Thực Tại.
2. Xuất thử một bỉ
Thăng trầm bì cực
Vĩ miễn tam luân
Hà thời hưu tức ?
Dịch:
Thoát đây chìm kia
Lên xuống cực nhọc
Chưa khỏi ba đường
Bao giờ thôi dứt?
+++++++++
Phần giải thích và Thảo luận:
Khi chúng ta chưa giác ngộ giải thoát được thì ra đây vào kia lẩn quẩn trong sáu nẽo. Lang thang trong vòng luân hồi hết lên lại xuống, từ vô thỉ đến giờ không biết đã bao lần. Nếu chưa thoát khỏi ba cõi thì biết đến bao giờ sự lên xuống nhọc nhằn kia mới thôi dứt.
Nếu chúng ta không làm chủ được Sanh Tử .- Thì bị "nghiệp" cuốn lôi mà lẩn quẩn trong sáu nẽo luân hồi hết lên ( thăng) lại xuống (Trầm)
Thế nào là làm chủ được Sanh Tử ?
+ Có vị (tự sướng) là TL nói về việc ấy rằng:
"Thì bắt đầu bây giờ, chúng ta muốn bỏ thân này, không có cần xài nó nữa. Thì chúng ta lại từ ở trong cái trạng thái của Tứ Thiền đó, an lạc đó chúng ta ra lệnh bảo: "Thân tâm phải vào cái trạng thái Bất Động, thanh Thản, an Lạc, vô Sự! Hoàn toàn vào Niết Bàn". Thì do đó, thân tâm chúng ta đều hoàn toàn nó ở trong cái trạng thái Niết Bàn, thì thân mà nó không thở, thì người ta đem đốt nó, hoặc đem chôn có ăn thua gì! Không phải làm chủ sự sống chết sao? Con thấy không? Đó là phương pháp, nó có phương pháp đàng hoàng, nó là Định Như Ý Túc mà, định như ý muốn mà. Mình muốn vào cái định đó để ngưng hơi thở và đồng thời tác ý chúng ta sẽ vào cái trạng thái của Niết Bàn". (hết trích)
* Với ý trên.- VQ nhận định rằng: Đây là chưa đúng ! Vì:
1. "Thân tâm phải vào cái trạng thái Bất Động, thanh Thản, an Lạc, vô Sự! Hoàn toàn vào Niết Bàn" ?
+ Đây là sai lệch về Niết Bàn. Mà chỉ là trạng thái. Không Vô Biên Xứ (Vô Sắc giới).
+ Vì- ở ĐT ĐL dạy: niệm phân biệt tướng, diệt hết thảy các tướng Hữu thì vào được Vô Biên Hư Không Xứ Định (chưa phải NB)-.(hết trích)
2. "Thì chúng ta lại từ ở trong cái trạng thái của Tứ Thiền đó, an lạc đó chúng ta ra lệnh bảo:..." (Sanh- Tử)?
+ Đây là sai lệch về Niết Bàn.- Mà chỉ là trạng thái Thức Vô Biên Xứ. Cũng là Vô Sắc giới.
+ Vì: - ở ĐT ĐL dạy: "Khi đã được thân nhẹ nhàng rồi, thiền giả thấy 4 đại ở bên trong thân và ở bên ngoài đều như nhau cả. Do vậy mà thấy vô lượng vô biên hư không, cả trong lẫn ngoài, khiến tâm trở nên nhẹ nhàng thanh thoát, nên được gọi là Vô Biên Hư Không Xứ Định. Ví như chim bị nhốt trong lồng, khi được thả tự do,thư thái, bay vút lên không trung.
Thiền giả lại duyên Thọ, Tưởng, Hành, Thức xem như bệnh hoạn, quán Vô thường, Khô, Không, Vô ngã, rồi xả Vô Biên Hư không Xứ Định để duyên hiện tại, quá khứ,vị lai,duyên thức xứ ở nhiều đời. Rồi thiền giả lại thấy “thức xứ” cũng chăng có biên giới, vào được Vô Biên Thức Xứ Định". (hết trích).
* Theo VQ nhận thấy.- 2 điều Trên đây là nhận thức sai lầm về Niết Bàn và Sanh tử. Vì:
1. NB là trạng thái Vô Ngã.- Còn thấy có Thân & Tâm là còn Ngã Tướng. Không thể đến NB
2. "Ra lệnh" là Tác Ý. Phật dạy "Tác Ý chính là Nghiệp". Dùng "Nghiệp" để trừ "Nghiệp" là điều không tưởng.(Hết)
Theo VQ. muốn thoát ly Sanh tử, thì "Rút củi đáy nồi. loại trừ ái và dục. Không lưu hoặc" mới là thượng sách.
I/. Sanh tử là NGHIỆP (quả). - Do Ái và Dục sanh (nhân).- Muốn hết Nghiệp Sanh tử phải trừ Ái và Dục.- Không nhân thì không quả.
II/. Muốn Sanh Tử ở đời sau (theo ý muốn của Bồ Tát).- Thì phải "Lưu Hoặc" ở nơi mình muốn Tái sanh. Đây là "Tùy nguyện thọ sanh".
* Thế nào là Bồ Tát Lưu Hoặc ?
Các phiền não như tham, sân, si thì gọi là "hoặc"; những việc làm thiện ác y vào cái hoặc nầy gọi là nghiệp; lấy nghiệp nầy làm nhân sinh tử niết bàn gọi là khổ.
Bồ tát tuy kế sau Phật, nhưng vì muốn độ chúng sanh nên còn lưu hoặc, để hòa nhập với nếp sống của họ.
Phật pháp có hai loại: Đó là:
Bí mật pháp.
Hiển thị pháp.
Về phần Hiển thị Pháp, thì A la hán là phước điền, vì đã lậu tận. Về Bí mật pháp thì Bồ tát đã được Vô Sanh Pháp Nhẫn. Tuy đã đoạn phiền não rồi, nhưng vì lợi ích chúng sanh, Bồ tát vẫn còn phải "lưu hoặc" (tái sanh) để giáo hóa chúng sanh. Bồ tát phương tiện thị hiện vào 5 đạo chúng sanh, thọ các dục lạc, chỉ nhằm dẫn đạo chúng sanh ra khỏi phiền não.
Bồ Tát "Lưu Hoặc".- làm chủ được Sanh Tử. Là "Tùy nguyện thọ sanh".
Trái lại.
Chúng sanh.- Bị sai sử bởi Hoặc- nghiệp khổ - mà Sanh tử ưu bi khổ. Nên là Sanh tử Luân Hồi.
Tham luyến thế gian
Ấm duyên thành chất
Tùng sanh chí lão
Nhất vô sở đắc.
Dịch:
Tham luyến thế gian
Ấm, duyên thành chất
Từ sanh đến già
Không được gì cả!
+++++++++
Phần giải thích và Thảo luận:
Chúng ta vì tham luyến thế gian nay nên mới có thân, tức hợp năm uẩn lại thành sắc chất. Như vậy có thân đây cũng do gốc từ luyến ái mà ra.
ANH CHÀNG THAM ĐẤT
Đời người là cuộc chạy đua với thời gian để mong được sở hữu thật nhiều. Nếu không tỉnh ngộ thì chúng ta có khác chi anh chàng tham đất trong câu chuyện, chạy từ sáng cho đến tối, từ lúc bình minh cho đến hoàng hôn, mong có được thật nhiều đất để trở thành người giàu nhất thiên hạ.
Xưa có anh chàng nọ được một vị thần hứa ban cho chút ân huệ. Vị thần nói:
- Anh được một điều ước không vượt ngoài khả năng của ta. Hãy nói đi, anh cần gì?
Vốn là người nghèo khó nên anh chàng không cần suy nghĩ, liền nói:
- Con muốn trở thành người giàu có nhất thiên hạ.
Vị thần đáp:
- Được, kể từ bây giờ cho đến lúc mặt trời lặn, những nơi nào anh đi qua, ta sẽ cho anh quyền sở hữu những nơi ấy.
Nghe vị thần nói, chàng ta hết sức mừng rỡ, lao mình chạy nhanh như tên bắn với hy vọng cho kịp đến lúc mặt trời lặn anh có thể đi qua thật nhiều nơi để được quyền sở hữu những phần đất đó. Anh ta chạy không kịp thở, mồ hôi đầm đìa cũng không cần lau, khát khô cả cổ cũng không màng uống, bụng đói cồn cào cũng không nghĩ đến ăn, thời gian đối với anh ta lúc này còn quý hơn vàng bạc.
Trời sắp về chiều, anh chàng càng chạy gấp. Đôi bàn chân bị sỏi đá cào rách toạc, máu chảy ướt đầm mà anh ta không hề hay biết. Hơi thở càng lúc càng ngắn, lồng ngực nặng nề, tim đập liên hồi như sắp vỡ ra thành từng mảnh vụn, nhưng anh ta vẫn cố sức, hy vọng có được thật nhiều đất.
Như chạy đua với mặt trời, dù chân đã rã rời, sức cùng lực kiệt, gắng chút hơi tàn còn sót lại, anh ta lê từng bước thảm hại trên đường. Thời gian càng rút ngắn thì cuộc đời anh ta cũng kết thúc dần. Thế rồi khi mặt trời vừa khuất dạng cũng là lúc anh ta ngã gục và trút hơi thở cuối cùng. Rốt cuộc thì anh chàng tham đất chỉ sở hữu được ba thước đất mộ huyệt, nơi an nghỉ cuối cùng.
(Kể theo Lành dữ nghiệp báo - Thích Chân Tính)
Bài học đạo lý :
Đời người là cuộc chạy đua với thời gian để mong được sở hữu thật nhiều. Nếu không tỉnh ngộ thì chúng ta có khác chi anh chàng tham đất trong câu chuyện, chạy từ sáng cho đến tối, từ lúc bình minh cho đến hoàng hôn, mong có được thật nhiều đất để trở thành người giàu nhất thiên hạ. Suốt một đời, chúng ta lao tâm khổ trí, mệt nhọc hình hài cũng không ngoài mưu cầu tiền tài, sắc đẹp, quyền lợi, danh vọng, địa vị… Tuy nhiên, có mấy ai toại nguyện thỏa lòng, bởi lòng tham con người không đáy, bản chất cuộc đời bất toàn, không trọn vẹn và đời sống con người thì quá ngắn ngủi, mong manh.
Đa phần, khi chúng ta chưa đạt được ý nguyện, chưa thỏa mãn lòng tham thì cái già, bệnh, chết đã đến, cũng như anh chàng kia chạy chưa được bao xa thì mặt trời đã lặn, sức kiệt hơi tàn. Dẫu mưu hay, kế giỏi, tài sức đến đâu cũng không tránh khỏi tử thần; dẫu giàu có, thế lực quyền uy tột bậc cũng không thể mua sinh mạng, cuối cuộc hành trình, cái mà ta thực sự có được không ngoài ba thước đất chôn thân.
Bởi thế, Đức Phật khuyên mọi người nên sống thiểu dục, tri túc (ít ham muốn, biết đủ). Kinh Di Giáo có dạy: “Nên biết, người nhiều ham muốn, tham cầu danh lợi cho nên khổ não cũng nhiều”.
Do vậy, người học Phật ngoài việc mưu sinh chân chính, cần dành thì giờ và công sức cho tu tập. Nhận thức được cuộc đời ngắn ngủi, không lãng phí thời gian cho các tham vọng hư huyễn. Vì lòng tham vốn vô hạn mà sức người vốn có hạn nên cần tỉnh táo để dừng lại, khước từ mọi cám dỗ của ngũ dục đồng thời chăm lo xây dựng, phát triển đời sống đạo đức, tinh thần và làm lợi ích cho tha nhân.
Giá trị của đời sống không chỉ là đầy đủ các phương tiện vật chất, thỏa mãn các tham vọng cá nhân, vun vén cho riêng mình. Lợi mình, lợi người, an ổn và lợi ích cho cả hai trong hiện tại và mai sau mới chính là giá trị sống đích thực của những người con Phật.
Nhưng từ lúc sanh ra cho đến già nhắm mắt nào có được gì đâu. Tất cả chỉ là phù du, ão ảnh...
Đến tay không thì đi cũng tay không, chỉ có mang theo nghiệp mà thôi. Còn nghiệp thì sanh tử lại trùng trùng tiếp nối.
Thi rằng:
Khán đắc phù sanh nhứt thế không,
Điền viên sản nghiệp diệc giai không.
Thê nhi phụ tử chung ly biệt,
Phú quý công danh tổng thị không.
Cổ ngữ vạn ban đô thị giả,
Kim ngôn bá kế nhứt tràng không.
Tiền tài thâu thập đa tân khổ,
Lộ thượng huỳnh tuyền lưỡng thủ không .
DỊCH NGHĨA
Được thấy phù sinh vốn cõi không,
Ruộng vườn sự nghiệp cũng đều không.
Vợ con cha mẹ rồi ly biệt,
Danh lợi sang giàu rốt cũng không.
Lời cổ: muôn điều toàn giả tạm,
Câu nay: trăm kế một trường không.
Tiền tài gom góp nhiều lao khổ,
Nẽo đến Suối Vàng, tay sạch không.
(hết trích)
Đường đời như bản nhạc,
Nghĩa trang nod cuối cùng./.
Căn bản vô minh
Nhân tư bị hoặc
Quang âm khả tích
Sát na bất trắc.
Dịch:
Căn bản vô minh
Nhân đây bị mê
Thời giờ đáng tiếc
Sát-na khó lường.
+++++++++
Phần giải thích và Thảo luận:
Cội gốc vô minh, do đây bị mê lầm. Mê lầm chồng chất mê lầm không biết bao giờ dứt được. Thế nên, chúng ta phải tiếc từ tấc bóng. Mạng sống con người trong khoảng sát na không thể lường được. Chúng ta đang sống đây nhưng có duyên nào đó đưa đến liền ngã ra chết. Thế là đã qua đời khác rồi. Nên nếu: ...
- Thế nào là Cội gốc vô minh ?
+ (Cội gốc) = Căn bản vô minh có nghĩa là:
(根本無明) Phạm: Mùlavidyà. Cũng gọi Căn bản bất giác, Vô thủy vô minh, Nguyên phẩm vô minh. Đối lại với Chi mạt vô minh (vô minh ngành ngọn). Tức là cái tâm mê vọng bất giác, nguồn gốc của mọi phiền não.
Một niệm đầu tiên khởi động trong biển chân như chính là phiền não căn bản này.
Kinh Thắng man chương Nhất thừa (Đại 12, 220 thượng) nói: Bạch Thế tôn! Vô thủy vô minh trụ địa lớn nhất, mạnh nhất. Bạch Thế tôn! Dù sức của bốn trụ địa có mạnh bao nhiêu đi nữa, cũng không thể sánh được với sức mạnh của Vô minh trụ địa. Bạch Thế tôn! Sức của Vô minh trụ địa lớn hơn, mạnh hơn so với sức của bốn trụ địa, cũng ví như ác ma Ba tuần có sắc lực, thọ mệnh, quyến thuộc và sức tự tại còn thù thắng hơn cả của trời Tha hóa tự tại! Như vậy, sức của Vô minh trụ địa là mạnh nhất, là tối thắng, là chỗ nương của hằng hà sa số phiền não. Trí của A la hán, của Bích chi phật không thể dứt trừ được, chỉ có trí giác ngộ của Như Lai mới đoạn diệt được. [X. Kinh Anh lạc bản nghiệp Q.hạ phẩm Đại chúng thụ học; luận Đại thừa khởi tín; Đại thừa khởi tín luận nghĩa kí Q.hạ phần cuối]. (xt. Vô Minh).
(Trên đây là ý nghĩa của từ căn bản vô minh trong hệ thống Tự điển Phật học online )
- Thế nào là "Một niệm đầu tiên khởi động trong biển chân như" ?
+ Đáp: Khi CĂN duyên Tác TRẦN CẢNH (ví dụ mắt duyên tác sắc trần) liền khởi 1 Niệm (gọi là "đệ nhất sát na Niệm" còn gọi là Nguyên niệm). Ở kinh Thắng Man gọi là.- "Vô minh trụ địa".- Một niệm đầu tiên khởi động trong biển chân như chính là phiền não căn bản này. .- Còn gọi là Căn Bản Vô minh.
Nhưng theo Ngài Phổ Nguyệt, HT. Thích Thanh Từ , HT Th Thiện Trí cùng giải thích là:
* thật ra cái "Nguyên Niệm" này chưa sanh tội lỗi. Chỉ do chúng ta khởi "Nguyên Niệm" rồi chấp lấy "Nguyên Niệm" này và chạy theo mới sanh ra tội lỗi mà sanh tử luân hồi. Như bài sám ngã niệm nói:
Ngã niệm từ tùng vô lượng kiếp (nguyên Niệm)
Thất "Viên Minh Tánh" tác trần lao.
Xuất sanh nhập tử thọ luân hồi...
Nghĩa là khởi niệm chấp niệm thì mất đi tánh viên minh mà bị thọ luân hồi.
Ở Tín Tâm Minh. Tam Tổ nói:
Quy căn đắc chỉ,
Tùy Chiếu thất Tông..
Nghĩa là:
+ Từ "Nguyên Niệm" này.- Nếu hành giả xoay lại Tự Tâm.- Đó là "Quy căn đắc chỉ",- Trờ lại "cội nguồn Chân Như" thì được Tông Chỉ.
+ Từ "Nguyên Niệm" này.- Nếu hành giả chạy theo vọng tưởng.- thì mất Tông Chỉ (Thiền).- Đây là Thiền "Biết Vọng đừng theo".
+ Cho nên dù Căn và Trần có duyên Tác mà sanh ra nhất Niệm Vô minh. Nếu Biết đó là Vọng không theo. Thì Đắc Tam Muội
+ Câu 2: Nhân tư bị hoặc nghĩa: Nhân đây bị mê. Là nói chỗ "Quy Căn" phản bổn hoàn nguyên của Hành giả. - Nếu không biết mà chạy theo 6 Trần đánh mất Chỗ "Vô Tâm" thì gọi là : Nhân đây bị mê.
* Còn nếu "Chấp Diệt mọi Ý Niệm" (để không còn Căn bản Vô minh) Thì dễ rơi vào Vô Tưởng Định. Còn gọi là Cây khô, mầm chết.(manh nha bại chủng).- Đến chỗ này. Hành giả sẽ đứng trước Tứ Không Định của Vô Sắc Giới, hoặc vào được Diệt Thọ Tưởng Định đắc A la Hán. Hoặc qua lại Tứ Thiền mà vào Đại Định của Đại Thừa Thiền (Siêu Việt Định).
Kinh sanh không quá
Lai thế trất tắc
Tùng mê chí mê
Giai nhân lục tặc.
Dịch:
Đời nầy luống qua
Đời sau bế tắc
Từ mê đến mê
Đều do sáu giặc.
+++++++++
Phần giải thích và Thảo luận:
Ở kinh Thủ Lăng Nghiêm. Đức Phật đã chỉ rõ: Phật bảo A-nan: - Tất cả chúng sanh từ vô thủy đến nay, theo các thứ điên đảo, tự nhiên tạo giống nghiệp như chùm ác-xoa. Những người tu hành không thể thành được vô thượng Bồ-đề, mà chỉ thành Thanh văn, Duyên giác và thành ngoại đạo, chư thiên, ma vương và quyến thuộc của ma, đều do không biết hai thứ căn bản, tu tập sai lầm. Họ giống như nấu cát mà muốn thành cơm ngon, dù trải qua số kiếp như vi trần, trọn không thể được....
Thế nào là hai thứ căn bản? Này A-nan, một là cội gốc sanh tử từ vô thủy, chính hiện nay ông cùng các chúng sanh, dùng tâm phan duyên cho là tự tánh. Hai là Bồ-đề Niết-bàn từ vô thuỷ, vốn là bản thể thanh tịnh, chính nay là thức tinh nguyên minh của ông, hay sanh ra các duyên, nhưng khi theo duyên thì bỏ quên nó. Do các chúng sanh bỏ quên bản minh này, nên tuy trọn ngày dùng nó mà không tự biết, luống vào trong các nẻo.
Đức Phật nêu lên tai họa lớn lao của chúng ta bị luân hồi vô lượng kiếp đến giờ, gốc từ không biết hai thứ căn bản, tu tập sai lầm. Bởi không biết hai thứ căn bản để tu, nên dù nỗ lực công phu nhưng không chứng được Phật quả. Cao lắm là chứng quả Thanh văn Duyên giác, còn không thì thành ngoại đạo, chư thiên, ma vương hoặc quyến thuộc của ma. Cũng như hiện nay, có nhiều người tu thích được ai dựa hoặc được bậc nào đó về để phù hộ cho, vì vậy trở thành quyến thuộc của ma.
Cội gốc căn bản thứ nhất là dùng tâm phan duyên cho là tự tánh. Tâm phan duyên là tâm dính mắc, chạy đuổi theo sáu trần. Chúng ta lâu nay nhận tâm phan duyên này làm tám tánh của mình. Khi sáu căn tiếp xúc sáu trần, mắt thấy sắc, tai nghe tiếng, mũi ngửi mùi... liền vin theo đó để phân biệt đẹp xấu, đánh giá thế này thế kia, rồi chấp nê sanh ra yêu ghét... cho đó là tâm mình. Vì vậy trôi lăn trong sanh tử muôn đời muôn kiếp.
Đức Phật chỉ dạy hai điều căn bản rất rõ ràng, chúng ta đừng lầm tâm duyên theo ngoại cảnh cho đó là tâm thật của mình, mà phải biết nó là gốc của sanh tử luân hồi. Tất cả chúng ta đang bị tâm phan duyên này chi phối, làm sao lìa được nó thì mới có thể giải thoát. Nhưng nếu lìa nó mà không biết cái thật thì cũng không có căn bản. Nên phải biết gốc Bồ-đề Niết bàn là bản thể thanh tịnh, đó chính là tâm hiện lượng sẵn có. Biết rõ gốc ngọn như vậy, tu mới không bị lầm lẫn, không rơi vào các đường tà, thẳng đến giác ngộ giải thoát.
Nếu đời này luống qua thì đời sau bít lấp. Từ mê đến mê cũng đều do sáu tên giặc: mắt, tai, mũi, lưỡi, thân, ý mà chúng ta không thoát khỏi sáu trần.
Người tu do không biết được hai thứ căn bản nên tu hành sai lầm, không thể có kết quả tốt. Giống như nấu cát mà muốn thành cơm ngon. Những người này tu hành, dù trải qua thời gian bao lâu cũng không thể nào thành Phật. Kế đây Phật sẽ chỉ ra hai cội gốc căn bản đó.
Ngài A-nan cho cái hay suy nghĩ là tâm, cũng như chúng ta thường nói tâm tôi bận suy nghĩ điều này, lo tính việc kia. Đức Phật quở rầy để chỉ thẳng cho thấy chỗ sai lầm. Cái suy nghĩ ấy không phải là tâm chân thật, đó chỉ là tướng vọng tưởng duyên theo bóng dáng sáu trần, che mất chân tánh chúng ta, vậy mà lâu nay lầm chấp cho nó là tâm của mình.
Thế nào là tướng tưởng duyên theo bóng dáng sáu trần? Ví dụ khi chúng ta đi ra đường thấy tai nạn xe cộ, tối lại ngồi thiền những hình ảnh ấy hiện ra, nghĩ tới cảnh đó mình sợ. Rõ ràng tâm nghĩ nhớ đó chỉ là vọng tưởng duyên theo bóng dáng của tiền trần, chứ đâu phải tâm thật của mình. Do thấy những cảnh trên đường, ngồi nhớ lại rồi duyên theo phân biệt. Cái duyên theo đó chỉ là hình bóng hư dối, vậy mà từ vô thủy đến giờ lầm nhận nó là thật, chẳng khác nào nhận giặc làm con, quên mất bản lai thường trụ, nên bị luân hồi mãi mãi.
+++++++++=
Đoạn kế tong kinh:
- Này A-nan! Nay ông muốn biết con đường thiền định, mong ra khỏi sanh tử, ta lại hỏi ông.
Liền khi đó, Như Lai đưa cánh tay sắc vàng, co năm ngón lại, hỏi A-nan rằng: - Nay ông thấy chăng?
A-nan thưa: - Thấy.
Phật hỏi: - Ông thấy cái gì?
A-nan thưa: - Con thấy Như Lai đưa cánh tay lên, co năm ngón làm thành nắm tay sáng rỡ, chiếu rọi vào tâm mắt con.
Phật bảo: - Ông lấy cái gì để thấy?
A-nan thưa:
- Con cùng đại chúng đều dùng con mắt thấy.
Phật bảo: - A-nan! Nay ông trả lời ta rằng Như Lai co năm ngón lại thành nắm tay sáng rỡ, chiếu vào tâm mắt ông. Mắt ông có thể thấy, vậy lấy gì làm tâm để biết được nắm tay sáng rỡ của ta?
Đây là hình ảnh Phật nêu lên cụ thể để ngài A-nan xác định cái gì là tâm. Phật muốn gạn lại: khi A-nan thấy nắm tay của Phật, ngài phân biệt nó là nắm tay sáng rỡ, vậy nếu cái thấy đó là mắt thì lấy gì làm tâm?
A-nan thưa: - Hôm nay đức Như Lai gạn hỏi tâm ở chỗ nào, con dùng tâm suy xét cùng tột để tìm kiếm, cái hay suy xét đó con cho là tâm của con.
Phật bảo: - Dốt! A-nan! Cái này không phải là tâm của ông.
- Cái ấy không phải là tâm con, vậy nên gọi là gì?
Phật bảo A-nan: - Đây là tướng tưởng hư dối của tiền trần, ông lầm cho là chân chánh. Do ông từ vô thủy đến đời nay nhận giặc làm con, bỏ mất tánh nguyên thường của ông, nên phải bị luân chuyển.
Ngài A-nan cho cái hay suy nghĩ là tâm, cũng như chúng ta thường nói tâm tôi bận suy nghĩ điều này, lo tính việc kia. Đức Phật quở rầy để chỉ thẳng cho thấy chỗ sai lầm. Cái suy nghĩ ấy không phải là tâm chân thật, đó chỉ là tướng vọng tưởng duyên theo bóng dáng sáu trần, che mất chân tánh chúng ta, vậy mà lâu nay lầm chấp cho nó là tâm của mình.
Thế nào là tướng tưởng duyên theo bóng dáng sáu trần? Ví dụ khi chúng ta đi ra đường thấy tai nạn xe cộ, tối lại ngồi thiền những hình ảnh ấy hiện ra, nghĩ tới cảnh đó mình sợ. Rõ ràng tâm nghĩ nhớ đó chỉ là vọng tưởng duyên theo bóng dáng của tiền trần, chứ đâu phải tâm thật của mình. Do thấy những cảnh trên đường, ngồi nhớ lại rồi duyên theo phân biệt. Cái duyên theo đó chỉ là hình bóng hư dối, vậy mà từ vô thủy đến giờ lầm nhận nó là thật, chẳng khác nào nhận giặc làm con, quên mất bản lai thường trụ, nên bị luân hồi mãi mãi.
Đoạn trước Phật vừa dạy vừa an ủi nên ngài A-nan vẫn còn lầm chấp, đến đây bị Phật quở mạnh ngài mới giật mình hoảng hốt. Đức Phật chỉ thẳng cho ngài A-nan vẫn còn lầm chấp, đến đây bị Phật quở mạnh ngài mới giật mình hoảng hốt. Đức Phật chỉ thẳng cho ngài A-nan biết, đó chỉ là vọng tưởng duyên theo bóng dáng sáu trần, nếu theo nó sẽ tiếp tục đi mãi trong luân hồi. Muốn hết luân hồi, phải biết đó là giặc chứ không phải là con. Tất cả chúng ta có người nào chẳng nhận giặc làm con không? Đó là chỗ mê lầm ngàn đời ngàn kiếp. Vì nhận lầm bóng dáng tiền trần làm tâm, nên chúng ta bị đau khổ dài dài, trôi lăn mãi trong luân hồi tới bây giờ cũng chưa ra khỏi sanh tử.
Gốc của sanh tử luân hồi mà chúng ta lại chấp nhận nó là mình, có đáng thương không? Vì vậy cần phải tập buông bỏ, tức là không theo giặc thì không bị nó dẫn đi trong sanh tử nữa. Như chiếc bè mục ở bờ biển, một số trẻ em leo lên bè mục ấy bơi ra biển chơi. Chúng ta thấy vậy thương lo lắng nhắc nhở, để các em biết bè đó đã bị hư mục, nếu ra xa sẽ bị sóng nhồi làm rã bè chết chìm. Cũng vậy, khi nhận biết được vọng tưởng duyên theo bóng dáng sáu trần là gốc của luân hồi sanh tử, làm sao không thương những người còn ngu mê lầm chấp được. Đây gọi là khởi đại bi tâm.
Chúng ta thử kiểm lại, trên nhân gian có mấy người biết vọng tưởng không phải là tâm chân thật của mình? Chính trong chúng đây, có người còn chưa tin chắc, huống là những người chưa từng nghe giảng kinh thì làm sao biết được.
Tóm lại: Từ mê đến mê.- Đều do sáu giặc.
Đầy là chỉ cho 6 sự nhận biết của 6 giác quan chỉ là Giặc mà không phải là Chân Tâm của ta.- Nếu lầm chấp chúng là Tâm ta, thì bị chúng lấy mất của báu (thất thánh tài)
Lục đạo vãng hoàn
Tam giới bồ bặc
Tảo phóng minh sư
Thân cận cao đức.
dịch
Qua lại sáu đường
Lăn lóc ba cõi
Sớm hỏi minh sư
Thân cận cao đức.
+++++++++
Phần giải thích và Thảo luận:
Tam Giới, Lục Đạo .
Lục Đạo là 6 đường luân hồi mà chúng sanh qua lại luân hồi sanh tử. Đó là: Trời, người, A tu la, Địa ngục, ngạ quỷ, súc sanh.
Tam Giới là 3 cõi: Dục, Sắc và Vô Sắc.
Người tu Phật là ra khỏi 3 cõi 6 đường.
* Nhưng ra khỏi rồi ở đâu ?
+ 10 Cảnh giới.
Theo lời Phật dạy. Có đến 10 cảnh giới gồm Lục phàm.- Tức 6 nào luân hồi của phàm phụ. Còn 4 cõi Thánh. Là: Thỉnh văn, Duyên Giác, Bồ Tát và Phật.
+ Thực chất 10 cảnh giới.
Kính Kim Cang Bát Nhã Phật dạy: Phật - Chúng sanh - Tâm vô sai biệt. Nghĩa là cả 3 không sai khác nhau.- Nói cách khác tất cả 10 cảnh giới đều có trong nhau.- Một chúng sanh nào dù ở trong 6 nào phàm thì đều có Tâm, đều có Phật (tánh).- và ngược lại một Phật nào cũng có Tâm, có chúng sanh.
Như vậy.Nếu trầm tư quán chiếu thì chúng ta thấy: Người tu mà vượt thoát 6 nẽo luân hồi. Thực chất là nâng tầm Tâm Thức từ lục Phàm lên Tứ Thánh. - Vậy thôi.
Nghĩa là. Dù mang hình dạng con người nhưng có tầm Tâm thức tương ứng 4 cõi Thánh. Thì đó là vượt phàm nhập Thánh.
+ Tam Giới: Tức là 3 cõi Dục, Sắc, Vô Sắc.
Ngộ Tánh Luận. Tổ Đạt Ma nói: Ba cõi ấy là tham, sân, si vậy.
Chuyển ngược tham, sân, si làm giới, định, huệ tức gọi siêu lên ba cõi.
Tuy nhiên, tham, sân, si chẳng có thực tính, chỉ bằng vào chúng sanh mà đặt tên. Nếu có thể soi ngược trở lại thì sẽ thấy rõ:
Tánh của tham, sân, si tức là tánh Phật.(hết trích)
Như vậy. Chúng ta thấy. Vượt thoát Tam Giới. Thực chất là vượt khỏi Tham, sân, si trong Tâm chính ta.
Không Tham, sân, si Tâm ta chính là Niết Bàn. Như vậy Niết Bàn không phải ở nơi không gian nào nhất định. Mà ở đâu không Tham, sân, si nơi đó là NB.
Nhưng. Nói thì dễ. Hành rất khó. Phải học hỏi bậc Đạo cao, đức trọng mới tránh được lầm lẫn.
Tuy vậy. Đường đến Niết Bàn nhiều nỗi nhiêu khê.
Kinh Lăng nghiêm Phật dạy:
Phật bảo A-nan: - Tất cả chúng sanh từ vô thủy đến nay, theo các thứ điên đảo, tự nhiên tạo giống nghiệp như chùm ác-xoa. Những người tu hành không thể thành được vô thượng Bồ-đề, mà chỉ thành Thanh văn, Duyên giác và thành ngoại đạo, chư thiên, ma vương và quyến thuộc của ma, đều do không biết hai thứ căn bản, tu tập sai lầm. Họ giống như nấu cát mà muốn thành cơm ngon, dù trải qua số kiếp như vi trần, trọn không thể được. (Hết trích)
Kính các bạn. Dó đó Tổ dạy
Sớm hỏi minh sư
Thân cận cao đức.
Nhờ nơi đây mới hòng ra khỏi 6 đường 3 cõi. Trực chỉ Niết Bàn.
Quyết trạch thân tâm
Khử kỳ kinh cức
Thế tự phù hư
Chúng duyên khởi bức?
dịch
Quyết lọc thân tâm
Bỏ điều gai góc
Đời tự phù hư
Duyên nào ép ngặt?
+++++++++
Phần giải thích và Thảo luận:
Học Giải: (trích)
Cuộc đời vốn là vô thường giả tạm, các pháp đều do duyên sinh rồi cũng do duyên diệt. Mọi việc hãy để các pháp vận hành theo quy luật tự nhiên của chúng, đừng để tâm dính mắc chúng thì chúng làm sao ép bức được mình?
Chỉ khi nào còn tâm phan duyên dính mắc thì các pháp mới ép bức được mình.
Như Kinh Duy Ma Cật, Phẩm Quán Chúng Sanh chép khi được một vị Thiên nữ rãi hoa cúng dường, đến thân các Bồ Tát thì liền rơi xuống đất, còn các đại đệ tử như ngài Xá Lợi Phất thì bị hoa dính trên thân, nên ngài phủi hoa cho rơi xuống đất mà không được. Khi đó Thiên nữ hỏi tại sao phủi hoa, ngài Xá Lợi Phất đáp vì hoa này chẳng đúng pháp nên phủi. Lúc đó Thiên nữ nói rằng:
“Chớ bảo hoa này chẳng đúng pháp. Tại sao? Vì hoa này chẳng có phân biệt, tại nhơn giả tự sanh phân biệt tưởng mà thôi.
Người ở nơi Phật pháp xuất gia, có tâm phân biệt là chẳng đúng pháp, nếu chẳng phân biệt tức là đúng pháp.Nay thử xem các vị Bồ Tát chẳng dính hoa là vì đã đoạn diệt phân biệt tưởng vậy.
Ví như người đang có khiếp sợ thì phi nhơn mới được dịp mê hoặc. Cũng thế, các vị đệ tử vì đang sợ sanh tử thì sắc, thanh, hương, vị, xúc mới được dịp mê hoặc. Kẻ đã lìa được khiếp sợ thì tất cả ngũ dục đều chẳng thể mê hoặc.
Kẻ kiết tập (tập khí trói buộc) chưa sạch, hoa mới dính vào thân. Kẻ kiết tập đã sạch thì hoa chẳng dính vậy.”
Do Tâm phan duyên hay ý thức Phân Biệt nên mới dính mắc ở sáu trần dụ cho hoa dính thân không thể phủi. Bồ Tát do vì đã đoạn diệt phân biệt tưởng nên được thấy nghe tự tại không còn dính mắc nơi cảnh trần.
Do vậy Tổ Quy Sơn ở phần trên nói, “văn thanh kiến sắc cái thị tầm thường”. Ngài cũng dạy, “Tức ý vong duyên, bất dữ chư trần tác đối”hay “bất dụng tương tâm tấu bạc, đãn tình bất phụ vật, vật khởi ngại nhân” (Chẳng cần đem tâm nương gá nơi đâu, chỉ cần không bám theo vật, thì vật cũng chẳng chướng ngại được người).
Chỉ vì mình mê, nhận vọng thân, vọng tâm, vọng cảnh làm mình nên mới theo chúng lưu chuyển sinh tử, cũng như bị chúng duyên ép bức. Mê thì chúng duyên ép bức, Ngộ thì chúng duyên chẳng ép bức được mình.
Do vậy chúng ta cần phải tham cứu giáo lý sâu xa (nghiên cùng pháp lý) của đức Phật đến chỗ cùng tận tức Triệt Ngộ, cũng như phải quyết lấy sự giác ngộ giải thoát làm mục tiêu hay mục đích duy nhứt của đời tu mình đến khi nào giác ngộ mới thôi (dĩ ngộ vi tắc).
Vì vậy người tu hành chúng ta chỉ có một sự nghiệp duy nhứt đó là “Duy Tuệ Thị Nghiệp”. Nếu chúng ta duy cái gì khác ngoài sự tu hành để đưa đến giác ngộ giải thoát là sai lầm, vì nó nằm ngoài bổn phận của người xuất gia chúng ta. ( nguồn trích hoavouu.com )
Tâm cảnh câu quyên
Mạc ký mạc ức.
Lục căn dĩ nhiên
Hành trú tịch mặc.
Nhứt tâm bất sanh
Vạn pháp câu tức.
dịch
Tâm cảnh đều Xả trừ (chữ nguyên bản là quên)
Không nhớ không nghĩ
Sáu căn an nhiên
Đứng đi lặng yên
Một tâm không sanh
Muôn pháp đều Như.
++++++++++++
Học Giải: (trích hoavouu.com)
Muốn được giác ngộ giải thoát chúng ta cần phải cất hết mọi sở niệm của thức. Khi sở niệm đã Không thì năng niệm cũng Không. Năng Sở đều không nên nói “Tâm cảnh câu quyên, mạc ký mạc ức”(tâm cảnh đều quên, không nhớ không nghĩ). Đến chỗ này gọi là Đầu Sào Trăm Thước hay tới Thoại Đầu. Lúc này chỉ cần một sự việc hay hành động nhỏ như thấy chiếc lá rơi, hoa nở, nghe tiếng chuông ngân v.v… cũng có thể làm cho chúng ta vỡ khối nghi mà Tánh Giác được bùng lên. Lúc đó thì sáu căn được an nhiên (lục căn dĩ nhiên), tức như HT Minh Điền có dạy, mắt thấy y như nó thấy cảnh vật mà chẳng ở nơi vọng thấy nên mắt là Không hay vắng lặng, và rồi sự thấy của mắt cũng vắng lặng, và cái Tánh Thấy cũng vắng lặng nên còn gọi là Tánh Không. Vì vậy Kinh Bát Nhã Quyển Một, Phẩm Ba, Tu Tập Tương Ưng chép, “Xá-lợi-phất! Bồ-tát lớn tu tập tương ưng mắt là Không, đây gọi là tương ưng với Bát-nhã ba-la-mật; tu tập tương ưng tai, mũi, lưỡi, thân và tâm đều Không, đây gọi là tương ưng với Bát-nhã ba-la-mật.”Suy ra mà biết những căn khác cũng đều như vậy. Sáu căn không còn dong ruỗi theo sáu trần để phát sinh sáu thức hư vọng mà mình lầm nhận cho chúng là mình. Sáu căn đã thanh tịnh, thì sáu trần cũng thanh tịnh, nên sáu thức cũng thanh tịnh, và chuyển thành sáu Trí. Tiền ngũ thức chuyển thành Thành Sở Tác Trí(Trí giúp chúng ta hoàn thành tất cả mọi việc mà chẳng tác ý), ý thức chuyển thành Diệu Quan Sát Trí(Trí thấy rõ và phân biệt rõ các pháp đúng như chúng đang là mà không có ý thức phân biệt bám chấp). Còn Mạt Na Thức chuyển thành Bình Đẳng Tánh Trí(Trí không có ta người, bỉ thử, lấy bỏ, thương ghét, Trí hoàn toàn Bình Đẳng không còn ngã chấp và pháp chấp), và A Lại Da Thức chuyển thành Đại Viên Cảnh Trí(Trí Thanh Tịnh hoàn toàn không bị ô nhiễm, cũng gọi là Tánh Thanh Tịnh, được ví như cái tấm gương lớn soi tất cả các vật mà chẳng lưu lại bóng hình). Toàn thể là một Tánh Giác chiếu soi cùng khắp chẳng ngăn ngại. Trong Pháp Bảo Đàn Kinh, Lục Tổ Huệ Năng có dạy về Bốn Trí như sau:
Hán-Việt:
“Đại viên cảnh trí tánh thanh tịnh
Bình đẳng tánh trí tâm vô bệnh
Diệu quan sát trí kiến phi công
Thành sở tác trí đồng viên cảnh
Ngũ bát lục thất quả nhân chuyển
Đản dụng danh ngôn vô thật tánh
Nhược kim chuyển xứ bất lưu tình
Phiền hưng vĩnh xứ Na Già định”
Việt Dịch, Nguyễn Thế Đăng:
“Đại viên cảnh trí: tánh thanh tịnh
Bình đẳng tánh trí: tâm không bệnh
Diệu quan sát trí: thấy chẳng công
Thành sở tác trí: đồng viên cảnh
Năm, tám, sáu, bảy quả nhân chuyển
Chỉ dùng danh ngôn không thật tánh
Nếu nơi chỗ chuyển chẳng lưu tình
Rộn ràng vẫn mãi Na-già định.”
Đại Viên Cảnh Trí nghĩa là Trí như tấm gương tròn lớn. Đây cũng gọi là Tánh Thanh Tịnh hay Tánh Phật nơi mỗi con người chúng ta đều sẵn có. Ở nơi chúng sanh khi mê thì gọi là A Lại Da Thức, còn ở các bậc giác ngộ thì chuyển thành Đại Viên Cảnh Trí.
Bình Đẳng Tánh Trí nghĩa là Trí rõ thấy Tánh Bình Đẳng của muôn loài muôn vật, tức là Trí chẳng thấy có nhân ngã, bỉ thử, thương ghét, lấy bỏ, cao thấp, dơ sạch, sâu cạn v.v… Tất cả các pháp đều là bóng ảnh được tấm gương chiếu soi một cách bình đẳng y như nhau. Do vậy đây cũng là sự nhấn mạnh tính chất bình đẳng của tấm gương Đại Viên Cảnh Trí.
Diệu Quan Sát Trí nghĩa là Trí soi thấy tất cả vạn pháp đúng như chúng đang là mà chẳng có ý thức phân biệt bám chấp ở trong đó hoặc không có lập tình thức trước vật. Cho nên gọi là “Trí chẳng thấy có không”(trí bất đắc hữu vô -kinh Lăng già) hay Kinh Lăng Nghiêm gọi là “Tri kiến phi kiến tư tức Niết Bàn.” Đây thật ra cũng là nói lên cái tính chất chiếu soi rõ ràng chân thật của tấm gương Đại Viên Cảnh Trí, tức gương sáng soi tất cả các vật mà gương vẫn như như bất động. Người mê thì dùng ý thức để phân biệt vạn pháp, người Trí thì dứt cái nghiệp phân biệt của ý thức nên chuyển thành Diệu Quan Sát Trí.
Thành Sở Tác Trí nghĩa là Trí giúp chúng ta hoàn thành tất cả mọi việc mà chẳng tác ý. Lúc còn mê thì tiền ngũ thức ở nơi năm giác quan như Mắt, Tai, Mũi, Lưỡi, và Thân mà tiếp xúc cảnh trần. Khi giác ngộ thì tiền ngũ thức này chuyển thành Thành Sở Tác Trí. Đây là diệu dụng của Tự Tánh hay Đại Viên Cảnh Trí. Nói cách khác, Đại Viên Cảnh Trí hoạt động ở nơi các giác quan một cách tự tại vô ngại gọi là Thành Sở Tác Trí. Ở mắt thì thấy đúng như thật mà vẫn như nhiên, chẳng chấp dính sở thấy hay sắc trần, ở tai thì nghe đúng như thật mà vẫn như nhiên, chẳng chấp dính sở nghe hay thanh trần, ở mũi thì ngửi đúng như thật mà vẫn như nhiên, chẳng chấp dính sở ngửi hay hương trần, ở lưỡi thì nếm đúng như thật mà vẫn như nhiên, chẳng chấp dính sở nếm hay vị trần, và ở thân thì xúc biết đúng như thật mà vẫn như nhiên, chẳng chấp dính sở xúc hay xúc trần. Do vậy, sáu căn thanh tịnh (lục căn dĩ nhiên),sáu trần cũng thanh tịnh, sáu thức cũng thanh tịnh nên chuyển thành Thành Sở Tác Trí.
Tất cả tám thức tâm vương vốn là đồng một Thể Tánh Thanh Tịnh. Vì mê mà chia thành tám thức ô nhiễm, nên mới có các tên gọi giả lập chứ các thức ấy chẳng có thật tánh. Khi ngộ thì thật tánh của các thức ấy là Trí, vốn là một tấm gương tròn sáng hằng chiếu soi vạn pháp mà chẳng lưu lại hay vướng một thứ gì (chẳng lưu tình) nên vẫn thường thanh tịnh và bất động. Do vậy, Như Thiền Sư Hương Hải của Việt Nam có bài kệ như sau:
Hán-Việt:
“Nhạn quá trường không
Ảnh trầm hàn thủy
Nhạn vô di tích chi ý
Thủy vô lưu ảnh chi tâm”
Việt Dịch:
“Nhạn bay qua trời không
Bóng chìm trong nước lạnh
Nhạn không ý lưu hình
Nước không lòng lưu ảnh”
Do Trí Tuệ Bát Nhã hằng soi rõ nên mọi việc làm của mình như đi đứng nằm ngồi, thấy nghe hay biết, đều đúng như thật các pháp đang là, không qua lăng kính của vọng thức mà vẫn thấy biết rõ ràng và vẫn an nhiên bất động (hành trú tịch mặc)trước mọi thấy nghe hay biết vì không có chấp dính bởi tình thức. Một tâm nếu không sanh thì muôn pháp đều dứt, nghĩa là nếu mình dùng tuệ quán chiếu soi vào trong lòng thực tại để dẹp hết mọi đối tượng của thức hay sở quán không thì năng quán cũng không. Năng sở đều mất thì Tánh Giác hiển lộ chiếu soi vạn pháp một cách rõ ràng tự nhiên không chướng ngại. Đây có nghĩa là thấy đúng như thật các pháp đang là mà không phải do ý thức phân biệt xen vào. Vì vậy, muôn pháp đều dứt hết sự phân biệt của ý, nên vạn pháp đều Như. Đó chính là Thật Tướng xưa nay của vạn pháp vậy. Kính mong tất cả người tu chúng ta, tất cả mọi hành giả, ai nấy cũng quý tiếc thời gian có được của mình để tinh tấn tu hành, cùng trở về với Bản Tánh Thanh Tịnh sẵn có nơi mình, đồng Ngộ Nhập Tri Kiến Phật, đồng thấy rõ Thật Tướng xưa nay của vạn pháp, và đồng được giải thoát an vui nơi Niết Bàn Vô Trụ. Sau cùng, chúng tôi xin để lại một câu hỏi cuối cùng của Tổ Quy Sơn trước khi ngài Viên Tịch để kết thúc bài Học Giải này. Ngưỡng mong tất cả mọi người ai cũng được “Nhất tâm bất sanh, vạn pháp câu tức.”
“Sau khi Lão tăng trăm tuổi đến dưới núi làm con trâu, hông bên trái viết năm chữ ‘Qui Sơn Tăng Linh Hựu’. Khi ấy gọi là Qui Sơn Tăng hay gọi là con trâu? Gọi là con trâu hay gọi là Qui Sơn Tăng? Gọi thế nào mới đúng?”
+++++++++++++++++
Kính các Bạn bài sưu tầm và viết lại đến đây xin kết thúc.
Chúc các Bạn có đôi phút ôn lại lời Tổ Quy Sơn mà làm hành trang trên đường tu học.
Kính đa tạ Thầy đã công phu soạn thảo những kiến giải về lời dạy của Ts Linh hựu trong Quy Sơn Cảnh Sách.
Và để tỏ lòng đáp tạ trừng hải xin có thêm vài lời thô tháo về đoạn kết của bài minh như sau:
Tâm cảnh câu quyên
Mạc kỳ mạc ức
Lục căn di nhiên
Hành trú tịch mặc
Nhất tâm bất sanh
Vạn pháp câu tức.
Tâm cảnh câu quyên:
Quyên nghĩa là bỏ, xã; trừ bỏ trừ khử...Vì vậy nếu chuyển dịch là "quên' thì e rằng sẽ mang âm hưởng đạo giáo như chữ VONG vì còn ở trong đối đãi bởi, nhớ đối quên. Vì vậy chữ "quyên" này nên chuyển ngữ theo nghĩa Xã trong Tứ Vô Lượng Tâm sẽ tương ưng với câu "Mạc kỳ mạc ức", không nhớ cũng không quên nghĩa là vượt thoát nhớ quên.
Hơn nữa dùng chữ Xã sẽ tương ưng với hai câu minh kế tiếp:
Lục căn di nhiên
Hành trú tịch mặc
Bởi nghĩa Xã trong Hành xã bao gồm ba địa, Bình đẳng, Bất động và An trú vô dụng công. Do bình đẳng nên bất động, do bất động nên an nhiên, do an nhiên nên vô dụng công tức tịch mặc.
Kính đa tạ Thầy đã công phu soạn thảo những kiến giải về lời dạy của Ts Linh hựu trong Quy Sơn Cảnh Sách.
Và để tỏ lòng đáp tạ trừng hải xin có thêm vài lời thô tháo về đoạn kết của bài minh như sau:
Tâm cảnh câu quyên
Mạc kỳ mạc ức
Lục căn di nhiên
Hành trú tịch mặc
Nhất tâm bất sanh
Vạn pháp câu tức.
Tâm cảnh câu quyên:
Quyên nghĩa là bỏ, xã; trừ bỏ trừ khử...Vì vậy nếu chuyển dịch là "quên' thì e rằng sẽ mang âm hưởng đạo giáo như chữ VONG vì còn ở trong đối đãi bởi, nhớ đối quên. Vì vậy chữ "quyên" này nên chuyển ngữ theo nghĩa Xã trong Tứ Vô Lượng Tâm sẽ tương ưng với câu "Mạc kỳ mạc ức", không nhớ cũng không quên nghĩa là vượt thoát nhớ quên.
Hơn nữa dùng chữ Xã sẽ tương ưng với hai câu minh kế tiếp:
Lục căn di nhiên
Hành trú tịch mặc
Bởi nghĩa Xã trong Hành xã bao gồm ba địa, Bình đẳng, Bất động và An trú vô dụng công. Do bình đẳng nên bất động, do bất động nên an nhiên, do an nhiên nên vô dụng công tức tịch mặc.
kính, trừng hải
x̌xxxxxxxxx
kính tạ ơn Bác Trừng Hải. Và xin cúng dường bậc chánh trí
Kính đa tạ Thầy đã công phu soạn thảo những kiến giải về lời dạy của Ts Linh hựu trong Quy Sơn Cảnh Sách.
Và để tỏ lòng đáp tạ trừng hải xin có thêm vài lời thô tháo về đoạn kết của bài minh như sau:
Tâm cảnh câu quyên
Mạc kỳ mạc ức
Lục căn di nhiên
Hành trú tịch mặc
Nhất tâm bất sanh
Vạn pháp câu tức.
Tâm cảnh câu quyên:
Quyên nghĩa là bỏ, xã; trừ bỏ trừ khử...Vì vậy nếu chuyển dịch là "quên' thì e rằng sẽ mang âm hưởng đạo giáo như chữ VONG vì còn ở trong đối đãi bởi, nhớ đối quên. Vì vậy chữ "quyên" này nên chuyển ngữ theo nghĩa Xã trong Tứ Vô Lượng Tâm sẽ tương ưng với câu "Mạc kỳ mạc ức", không nhớ cũng không quên nghĩa là vượt thoát nhớ quên.
Hơn nữa dùng chữ Xã sẽ tương ưng với hai câu minh kế tiếp:
Lục căn di nhiên
Hành trú tịch mặc
Bởi nghĩa Xã trong Hành xã bao gồm ba địa, Bình đẳng, Bất động và An trú vô dụng công. Do bình đẳng nên bất động, do bất động nên an nhiên, do an nhiên nên vô dụng công tức tịch mặc.
Kính Thầy Viên Quang 2 Và Bác Trừng Hải . Thì Có Nghĩa Thì Cảnh Giới Ayys
Về : VÔ CÔNG DỤNG HẠNH (Trong PHÁP PHẬT ), Theo Thiển Nhận Của An Long Thì Cảnh Giới Đó Là : Khi TẬP TRUNG Mọi GIÁC QUAN = TRỰC GIÁC , TRỰC NHẬP ==> THÌ TRỰC GIÁC,TRỰC NHẬN ĐƯỢC CÁC CẢM GIÁC , CẢM XÚC ( Thọ Giả ) Của Các PHÁP TƯƠNG DUYÊN ,TƯƠNG TÁC , TƯƠNG THỜI...=>Nhưng =CHỈ THẦM KIẾN NHẬN =>... NHƯ ĐANG LÀ...NHƯ THỊ ...NHƯ NHƯ...=VÀ RỜI LÌA CÁC VỌNG TƯỞNG HIỆN HÀNH ( NGÃ TƯỚNG - NHÂN TƯỚNG - CHÚNG SANH TƯỚNG )=> KHÔNG KHỞI NIỆM THAM GIA TÁC ĐỘNG TẠO TÁC ...Hay CƯỠNG CHẾ PHỦ NHẬN THEO CHỦ QUAN NHẬN THỨC ) = KHÔNG LÀM GÌ THÊM ! =Đó Là VÔ CÔNG DỤNG HẠNH .
- VÔ CÔNG DỤNG HẠNH = KHÔNG CÓ NGHĨA LÀ VÔ TRI , VÔ KÝ KHÔNG ...KHÔNG PHẢI LÀ : ÍCH KỶ VÔ TRÁCH NHIỆM ,VÔ ... = Mà CHỈ TRONG TRẠNG THÁI =VÔ CÔNG DỤNG HẠNH ==> MỚI CHÂN THẬT TRỰC NHẬP TOÀN ĐỒ TỰ TÁNH CHÂN TÁNH PHÁP GIỚI TÁNH =PHÁT HUY TỰ TÁNH CHÂN TÁNH = TỰ TẠO CỘNG HƯỞNG LỰC , KHUYẾCH TÁN NĂNG LƯỢNG TƯƠNG ƯNG CHÂN TÁNH KHẮP GIÁP PHÁP GIỚI TÁNH ==> TÁC ĐỘNG LỰC CÂN BẰNG GIÚP BẢO TOÀN CHÂN TÁNH PHÁP GIỚI TÁNH : BẤT SANH , BẤT DIỆT ,BẤT CẤU , BẤT TỊNH ,BẤT TĂNG , BẤT GIẢM...= ĐẠI TỪ -ĐẠI BI -ĐẠI TRÍ-ĐẠI DŨNG...==>Đến MUÔN LOÀI TRONG PHÁP GIỚI ( VÔ DƯ NIẾT BÀN )
*-ĐÓ MỚI LÀ : ĐẠI TÁC ĐẦY ĐỦ THEO TỰ TÍNH .
Vô công dụng hạnh là Hành xã thuộc địa thiện pháp được cả hai thừa Nam, Bắc tông gọi là "Vô dụng công mà Nhậm vận chuyển" cũng chính là Pháp tánh.
Việc xác quyết nhân duyên tăng thượng/Pháp tánh này được ghi lại trong Tăng chi bộ Kinh/A.v.2:
Này các Tỷ kheo, với người có giới, có giới đầy đủ, không cần làm với dụng ý (Cetanaaya) rằng "Mong rằng không hối tiếc sẽ sanh khởi nơi ta." Pháp nhĩ (Pháp tánh/Dhammataa) là vậy, này Tỷ kheo với người có giới, có giới đầy đủ, không hối tiếc sanh khởi. Này các Tỷ kheo với người không hối tiếc không cần phải làm với dụng ý rằng "Mong rằng hân hoan sẽ sanh khởi nơi ta". Pháp nhĩ/Dhammataa là vậy, với người không hối tiếc hân hoan sanh khởi. Này các Tỷ kheo, với người có hân hoan, hoan hỉ sanh khởi. Này các Tỷ kheo với người hoan hỉ, không cần phải làm với dụng ý rằng "Mong rằng thân ta được khinh an". Pháp nhĩ/Dhammataa là vậy, này các Tỷ kheo, người có ý hoan hỉ thân được khinh an. Này các Tỷ kheo với người có thân khinh an không cần phải làm với dụng ý rằng "Mong rằng ta cảm thọ an lạc" Pháp nhĩ/Dhammataa là vậy, với ngừơi có thân khinh an, an lạc được cảm thọ. Này các Tỷ kheo với người có an lạc không cần phải làm với dụng ý rằng "Mong rằng tâm ta được thiền định" Pháp nhĩ/Dhammataa là vậy , này các Tỷ kheo người có an lạc tâm được thiền định. Này các Tỷ kheo người có thiền định không cần phải làm với dụng ý rằng "Mong rằng ta thấy ta biết như thật" Pháp nhĩ/Dhammataa là vậy, này các Tỷ kheo người có tâm thiền định thấy biết như thật, nhàm chán và ly tham. Này các Tỷ kheo, người nhàm chan, ly tham không cần làm với dụng ý "Mong rằng ta sẽ chứng ngộ giải thoát tri kiến". Pháp nhĩ/Dhammataa là vậy, người nhàm chán ly tham, chứng ngộ giải thoát tri kiến.
Như vậy này các Tỷ kheo, các pháp khiến cho các pháp (khác) tăng thịnh; Các pháp khiến các pháp khác viên mãn, đưa từ bờ này qua bờ bên kia.
Mong rằng đoạn kinh nói về Vô dụng công mà Nhậm vận chuyển/Pháp tánh với các nhân duyên tăng thượng sẽ giúp ích cho đạo hữu trên con đường tu tập.
Mến Trừng Hải
Last edited:
GÓP PHẦN LAN TỎA GIÁ TRỊ ĐẠO PHẬT
Ủng hộ Diễn Đàn Phật Pháp không chỉ là đóng góp vào việc duy trì sự tồn tại của Diễn Đàn Phật Pháp Online mà còn giúp cho việc gìn giữ, phát huy, lưu truyền và lan tỏa những giá trị nhân văn, nhân bản cao đẹp của đạo Phật.
Ngân hàng Vietcombank
DUONG THANH THAI
0541 000 1985 52
Nội dung: Tên tài khoản tại diễn đàn - Donate DDPP (Ví dụ: thaidt - Donate DDPP)