vienquang2

Giới thiệu Luận Quy Sơn Cảnh Sách.

vienquang2

Administrator
Quản trị viên
Tham gia
12/7/07
Bài viết
863
Điểm tương tác
849
Điểm
93
Kính các Bạn. Hôm nay VQ kính giới thiệu và mời các Bạn cùng tìm hiểu Luận Quy Sơn Cảnh Sách .

Tồ Quy Sơn Linh Hựu là tác giả;

Giới thiệu Luận Quy Sơn Cảnh Sách Quy_se11

Thiền sư Linh Hựu (Quy Sơn)

(771 – 853)

Sư họ Triệu, quê ở Trường Khê, Phước Châu. Năm 15 tuổi, Sư từ thân xuất gia theo luật sư Pháp Thường ở chùa Kiến Thiện tại bản quận thế phát. Sau, Sư đến chùa Long Hưng ở Hàng Châu thọ giới. Sư học kinh, luật Đại thừa, Tiểu thừa rất uyên thâm.

Thiền sư Linh Hựu họ Triệu quê ở Trường Khê, Phước Châu. Ngài xuất gia năm 15 tuổi với luật sư Pháp Thường, như vậy ngài xuất gia ở chùa luật, chứ không phải chùa thiền. Ngài Pháp Thường là luật sư ở chùa Kiến Thiện tại bản quận.

Sau, Sư đến chùa Long Hưng ở Hàng Châu thọ giới, nơi này cũng luật tông. Ngài xuất gia, thọ giới xong thì học kinh, luật, luận đại thừa tiểu thừa đều uyên thâm. Tổ Quy Sơn là một bậc chân tăng thật tu thật học từ những ngày còn nhỏ.

Năm 23 tuổi, Sư đến Giang Tây tham học với Bá Trượng Hoài Hải. Bá Trượng vừa thấy Sư liền nhận cho nhập chúng. Trong chúng, Sư là người được cử đứng hàng đầu.

Năm 23 tuổi Ngài mới đến Giang Tây. Giang Tây là đạo tràng của Mã Tổ Đạo Nhất, Hồ Nam là đạo tràng của ngài Thạch Đầu Hy Thiên. Cả hai đều là trường thi Phật nổi tiếng đương thời. Bấy giờ Mã Tổ đã viên tịch, vị đích tử kế thừa là thiền sư Bá Trượng Hoài Hải. Vừa thấy Sư, Bá Trượng liền thâu nhận và cử vào thủ chúng. Điều này cho thấy tổ Bá Trượng có con mắt nhìn người, Quy Sơn sau này quả là bậc pháp khí trong tùng lâm.

Thiền sư Linh Hựu họ Triệu quê ở Trường Khê, Phước Châu. Ngài xuất gia năm 15 tuổi với luật sư Pháp Thường, như vậy ngài xuất gia ở chùa luật, chứ không phải chùa thiền. Ngài Pháp Thường là luật sư ở chùa Kiến Thiện tại bản quận.

Sau, Sư đến chùa Long Hưng ở Hàng Châu thọ giới, nơi này cũng luật tông. Ngài xuất gia, thọ giới xong thì học kinh, luật, luận đại thừa tiểu thừa đều uyên thâm. Tổ Quy Sơn là một bậc chân tăng thật tu thật học từ những ngày còn nhỏ.

Năm 23 tuổi, Sư đến Giang Tây tham học với Bá Trượng Hoài Hải. Bá Trượng vừa thấy Sư liền nhận cho nhập chúng. Trong chúng, Sư là người được cử đứng hàng đầu.

Năm 23 tuổi Ngài mới đến Giang Tây. Giang Tây là đạo tràng của Mã Tổ Đạo Nhất, Hồ Nam là đạo tràng của ngài Thạch Đầu Hy Thiên. Cả hai đều là trường thi Phật nổi tiếng đương thời. Bấy giờ Mã Tổ đã viên tịch, vị đích tử kế thừa là thiền sư Bá Trượng Hoài Hải. Vừa thấy Sư, Bá Trượng liền thâu nhận và cử vào thủ chúng. Điều này cho thấy tổ Bá Trượng có con mắt nhìn người, Quy Sơn sau này quả là bậc pháp khí trong tùng lâm.

Một hôm, Sư đứng hầu Bá Trượng. Bá Trượng hỏi:

– Ai?

Sư thưa:

– Con. Linh Hựu.

Tổ Bá Trượng hỏi như vậy là có biết Linh Hựu không? Đây là một cách khai thị, chứ làm sao không biết thị giả đứng hầu một bên là ai.

Bá Trượng bảo:

– Ngươi vạch trong lò xem có lửa chăng?

Sư vạch ra, thưa:

– Không lửa.

Bá Trượng đứng dậy, đến vạch sâu trong lò được chút lửa, đưa lên chỉ Sư, bảo:

– Ngươi bảo không, cái này là cái gì?

Sư do đây phát ngộ, lễ tạ trình bày chỗ giải ngộ của mình.

Nhân chuyện nhỏ như vậy thôi mà ngài Quy Sơn ngộ đạo, thật là con người đặc biệt. Ngài ngộ cái gì? Thật ra dù là người bình thường hay người siêu xuất, chỗ này cũng phải có công phu, có đào xới lâu ngày mới nhận ra. Vận dụng trí tuệ là căn bản của người tu thiền.
(còn tiếp)
 
GÓP PHẦN LAN TỎA GIÁ TRỊ ĐẠO PHẬT

Ủng hộ Diễn Đàn Phật Pháp không chỉ là đóng góp vào việc duy trì sự tồn tại của Diễn Đàn Phật Pháp Online mà còn giúp cho việc gìn giữ, phát huy, lưu truyền và lan tỏa những giá trị nhân văn, nhân bản cao đẹp của đạo Phật.

Mã QR Diễn Đàn Phật Pháp

Ngân hàng Vietcombank

DUONG THANH THAI

0541 000 1985 52

Nội dung: Tên tài khoản tại diễn đàn - Donate DDPP (Ví dụ: thaidt - Donate DDPP)

vienquang2

Administrator
Quản trị viên
Tham gia
12/7/07
Bài viết
863
Điểm tương tác
849
Điểm
93
Bài 2.- Hành trạng.

Chính chỗ này là chỗ sâu xa trong nhà Thiền. Trước kia, có lần tôi đọc một tư liệu của những học giả nghiên cứu về Thiền. Đến những đoạn này thì họ bình là bởi vì trước đó Sư vạch chưa sâu, đến lượt Tổ Bá Trượng vạch sâu vào nên thấy được lửa. Vì vậy, người muốn ngộ là phải vạch sâu vào trong đó. Đây đúng là tính cách học giả nghiên cứu, còn người hành giả nhà thiền thì khác. Sư ngộ đâu phải ở chỗ nghiên cứu sâu hoặc vạch sâu tìm kiếm?

Đây cần phải thấy được ý nghĩa chính yếu ở chỗ "đưa cái đóm lửa lên". Khi Tổ Bá Trượng đưa đóm lửa lên hỏi: "Ông bảo không, vậy cái này là cái gì?". Chỗ đó mới là chỗ quan trọng, chứ không phải là chỗ vạch sâu, vạch cạn. Chỗ vạch sâu đã qua mất rồi. Chỗ này mới là thực tế. Đưa ngay trước mặt ông, ông nhìn thấy rõ ràng đây nè! Phải thấy được chỗ đó. Sư ngộ chính chỗ đó. Về sau khi ra giáo hóa, Sư thường đưa cây phất tử lên khai thị cho người. Cũng như trước kia Mã Tổ chỉ bầy le le bay trên trời khai thị cho Tổ Bá Trượng. Thì ở đây Tổ Bá Trượng lại đưa đom lửa lên truyền đạt lại cho Sư. Học rồi chúng ta thấy chư Tổ có sự liên hệ với nhau, Tổ Bá Trượng thì đưa đóm lửa, còn Sư đưa phất tử lên.

Khi đó Tổ Bá Trượng Bảo:

- Đây là con đường rẽ tạm thời. Trong kinh nói: muốn thấy Phật tánh phải quán thời tiết nhân duyên, thời tiết đã đến thì như mê chợt ngộ, như quên chợt nhớ, mới tỉnh vật của chính mình không từ bên ngoài mà được.

Ngộ như là nhớ trở lại vật của mình từ xưa đã quên, nên không phải là từ bên ngoài mà được. Cái sẵn nơi mình mà quên nay nhớ trở lại vậy thôi. Ngộ là vậy, chứ không phải ngộ là được cái gì khác.

Tổ nói thêm:

- Cho nên Tổ Sư bảo "ngộ rồi đồng chưa ngộ, không tâm cũng không pháp", chỉ là không tâm hư vọng, phàm thánh v.v... Xưa nay tâm pháp nguyên tự đầy đủ. Nay ngươi đã vậy tự khéo giữ gìn.

Tổ bảo ngộ rồi nhưng phải khéo giữ gìn, chứ không phải ngay đó là xong rồi tự mãn. Chúng ta thấy người xưa dạy rất kỹ, không phải nghe nói kiến tánh thành Phật, ngay cái thấy đó thì đủ rồi. Mà còn phải bảo dưỡng tức là giữ gìn để sống cho được trọn vẹn trong đó. Nên đây mới là con đường rẽ tạm thời giữa mê và ngộ chứ chưa phải là rốt ráo. Tức cần phải sống trở lại cho được trọn vẹn nữa.

Có lần Sư theo Ngài Bá Trượng đi làm việc trong núi, Bá Trượng mới hỏi:

- Đem được lửa đến chăng?

Sư thưa:

- Đem được.

Bá Trượng hỏi:

- Ở chỗ nào?

Sư cầm một cành cây thổi vài cái đem trao cho Tổ Bá Trượng. Bá Trượng bảo:

- Như trùng đục cây.

Chúng ta thấy thầy trò tuy làm việc, nhưng chính những lúc làm việc cũng không để tâm phân tán mà luôn luôn tham Thiền, luôn lấy đạo lý để khai thị cho nhau.

Vậy thì lửa ở chỗ nào? Cái gì biết thổi vào đó? Đây nhắc lại cho tất cả thấy lẽ thật nơi chính mình, chứ không phải ở nơi cành cây. Ý của Tổ Bá Trượng cũng không phải muốn được lửa, mà muốn nhắc chỗ thấy của chính mình.

Ngài Tư Mã Đầu Đà, người Hồ Nam giỏi về địa lý, đến yết kiến Tổ Bá Trượng, thưa:

- Quy Sơn là thắng cảnh nên lập đạo tràng kết tập bạn pháp.

Tổ Bá Trượng hỏi:

- Vậy lão Tăng muốn đến Quy Sơn có nên chăng?

Tư Mã Đầu Đà nói:

- Quy Sơn kỳ tuyệt có thể hợp 1.500 chúng, nhưng chẳng phải chỗ ở của Hòa thượng.

Tổ Bá Trượng hỏi:

- Sao vậy?

Ngài Tư Mã Đầu Đà nói:

- Hòa thượng là người xương, còn núi kia là núi thịt, dù có ở đồ đệ chẳng đầy một ngàn.

Tổ Bá Trượng hỏi:

- Vậy trong chúng có người nào được chăng?

Tư Mã Đầu Đà nói:

- Phải đợi xem qua mới biết.

Bá Trượng sai thị giả gọi ông Đệ nhất tòa tức Thiền sư Hoa Lâm đến, hỏi:

- Vậy người này thế nào?

Đầu Đà bảo ngài Hoa Lâm tằng hắng một tiếng, đi vài bước xong, mới thưa:

- Người này không được.

Bá Trượng sai thị giả gọi Điển tọa tức Thiền sư Linh Hựu đến, Đầu Đà thưa:

- Đây chính là chủ Quy Sơn.

Tối đến, Bá Trượng gọi Sư vào thất dặn dò:

- Ta hóa duyên tại đây, ngươi sẽ ở thắng cảnh Quy Sơn để nối tiếp Tông môn của ta và rộng độ kẻ hậu học.

Chúng ta thấy mỗi người có một nhân duyên, chứ không phải muốn mà được. Tổ Bá Trượng hỏi Tư Mã Đầu Đà: "Tôi lên ở đó được không?" Ngài Tư Mã nói Hòa thượng là người xương, là cái gốc là cốt cán, còn núi kia chỉ núi thịt không thích hợp với Ngài. Rồi Ngài Hoa Lâm là đệ nhất tòa, là bậc trên trước trong chúng nhưng không được cử đi. Còn Ngài Linh Hựu chỉ là Điển tọa, là bậc sau nhưng được cử đi.

Cho nên học sử người xưa để chúng ta thấy rằng mình không nên sanh tâm muốn này muốn kia, thấy mình là chúng lớn mà không cử đi, lại cử người sau đi làm Phật sự rồi sanh tâm ganh tị là không tốt.

Bởi vì các bậc Thầy sáng suốt đều thấy được nhân duyên khế hợp của mỗi người. Người khế hợp ở đây thì ở đây, người khế hợp ở kia thì ở kia. Hoặc là người có duyên để làm trách nhiệm này, người có duyên làm trách nhiệm kia, mỗi người đều có nhân duyên. Quan trọng là ở vị trí nào đều làm tròn trách nhiệm đó, là thành công. Còn muốn theo ý muốn của mình nhiều khi trái với chỗ nhân duyên của mình thì lại không thành công, mà thêm sanh Cái Ngã trong đó!

Trong nhà Thiền có câu chuyện về một Thủ tọa ngộ đạo. Khi đó, thầy của Thủ tọa dặn: "Nhân duyên và phước của ông hơi mỏng nên phải lo ẩn tu bồi dưỡng, đừng ra trụ trì, giáo hóa".

Vị này vâng lời, nhưng thời gian sau có người đến tha thiết thỉnh cầu Sư trụ trì ngôi chùa địa phương nọ. Sư không từ chối được. Không lâu sau, ngôi chùa bị hỏa hoạn cháy. Sư thức tỉnh không dám trái lời thầy dạy, chỉ lo tu.

Cũng như Thanh Tố ở với Ngài Từ Minh, được ngộ đạo. Nhưng Ngài Từ Minh dặn: "Thôi, ông hãy ở ẩn đừng ra độ người". Khi gặp Ngài Chân Tịnh, lúc ăn trái vải, Sư vì khai thị cho Ngài Chân Tịnh. Khai thị rồi lại nói: "Thôi, tôi thấy ông có duyên thì trợ giúp, nhưng tôi không làm thầy ông".

Các Ngài là vậy đó, còn chúng ta nhiều khi ham làm thầy thì lại trái với nhân duyên của mình. Cho nên chúng ta cần phải học hạnh người xưa để rút kinh nghiệm.

Ở đây cũng vậy, Ngài Hoa Lâm là Đệ nhất tòa nhưng không được cử đi, còn Ngài Quy Sơn chỉ là Điển tọa, Điển tọa như tri khố coi kho nhà bếp, nhưng mà được cử đi.

Khi đó, Ngài Hoa Lâm hay biết nên không vui, đến thưa:

- Con là thượng thủ, sao Linh Hựu lại được trụ trì?

Tổ Bá Trượng bảo:

- Nếu vậy, ai ở trong chúng này nói được một câu xuất cách thì ta sẽ cho đi trụ trì.

Tổ mới chỉ cái tịnh bình hỏi:

- Chẳng được gọi là tịnh bình, thì gọi là cái gì?

Cái tịnh bình mà không cho gọi là tịnh bình, vậy gọi là cái gì?

Ngài Hoa Lâm nói:

- Không thể kêu là khúc cây lủng.

Ngày xưa, người ta lấy khúc gỗ đục thành tịnh bình đựng nước. Nên Ngài Hoa Lâm nói không thể gọi là khúc cây lủng.

Tổ Bá Trượng cười bảo:

- Vậy thì Đệ nhất tòa thối lui núi này rồi.

Mới thấy căn cơ của Ngài Linh Hựu bén nhạy. Nên Tổ Bá Trượng mới sai Ngài Linh Hựu đến Quy Sơn. Nhưng đến Quy Sơn đâu phải là sẵn có chùa rồi lên đó trụ trì.

Non Quy cao vót không có bóng người lai vãng, là hang ổ của cọp sói. Sư đến đây cất một am tranh, hàng ngày lượm trái lật, trái dẻ làm thức ăn nuôi sống.

Vậy buổi đầu, Sư đến núi Quy rất là cực khổ, không phải đến là liền có chùa ở, dần về sau mới khai hoang lập thành chùa. Khi đó vì còn hoang sơ không người biết nên đâu có ai đem vật phẩm lên cúng. Mỗi ngày, đều phải lượm trái lật, trái dẻ ăn, như vậy trải qua bảy năm. Mới thấy ý chí người xưa kiên nhẫn đáng nể phục.

Một hôm, Sư tự nghĩ: "Đạo là cốt tiếp vật lại sanh, ở một mình chẳng phải". Sư bèn đi lần xuống núi thì thấy cọp, sói, Sư mới bảo: "Nếu ta có duyên với núi này thì các ngươi nên tránh đi chỗ khác; còn nếu ta không có duyên ở đây thì các ngươi cứ ăn thịt ta". Nói xong thì các loài thú dữ đều đi tứ tán hết, Sư trở về am ở yên như trước.

Đúng là các bậc vô úy. Đi xuống núi gặp con sói, Sư cũng không sợ, bảo thẳng: "Nếu ta có duyên ở núi này thì các ngươi nên tránh đi! Còn nếu không có duyên ở đây thì các ngươi cứ ăn thịt!". Tinh thần vô úy của Sư là như vậy.

Không bao lâu, dân chúng dưới chân núi dần hay biết nên rủ nhau kéo lên cất chùa cho Sư. Đến khhi ấy mới bắt đầu có chùa. Về sau, Liên soái Lý Cảnh Nhượng tâu vua xin ban hiệu chùa, vua ban hiệu là Đồng Khánh. Kế đến có thượng tọa Đại An và một số chúng từ Bá Trượng đến phụ tá cho Sư.

Đại An nói:

- Tôi sẽ làm Điển tọa cho Hòa thượng.

Từ đó, số chúng lần lên đến cả ngàn. Tướng quốc Bùi Hưu cũng thường tới lui thưa hỏi chỗ huyền áo.

Trên đã cho chúng ta bài học kinh nghiệm gì? Người tu sáng cái thật bên trong rồi thì khi đủ duyên người ta sẽ tự tìm đến. Đừng sợ người ta không biết mình. Mình có cái thật bên trong thì cứ sống với cái thật bên trong, khi đủ duyên người ta biết người ta tìm đến. Có những trường hợp mình không muốn ra thì Long thần, Hộ pháp cũng đẩy mình ra, khỏi cần lo. Còn chưa có gì thì cứ tiếp tục tu khi duyên đến thì sẽ đến. Nhà Nho có câu: "Hữu xạ tự nhiên hương" giống như vậy.

Cũng như Ngài Đức Sơn, khi tu ngộ rồi đâu phải ra giáo hóa liền. Sư cũng ẩn trong núi, đến khi có người thỉnh, Sư còn không ra. Lúc đó, ông Thái thú bày kế cho người đem muối bỏ trong chỗ Sư ở, rồi phao lên là Sư trộm bán muối lậu. Lúc đó quan quân đến dẫn về, buộc lòng phải bị mời ra. Đúng là Long thần, Hộ pháp đẩy ra, tới duyên rồi phải đẩy ra thôi.

Đó là những kinh nghiệm trên đường tu học, chúng ta không phải vội vàng ham danh, chưa gì thích ra làm trụ trì, hoặc là làm việc này việc kia cho có tiếng. Nhưng vì chưa đủ duyên của mình thì sẽ đưa đến những cái không hay, mất một phần lợi ích lớn cho mình, cũng như cho người. Ở đây, chúng ta rút kinh nghiệm để thấy rõ là phải cố gắng tu cho vững, khi nhân duyên đầy đủ thì người ta sẽ đến mời.

Một hôm, Sư thượng đường dạy chúng: "Phàm tâm của người học đạo phải ngay thẳng, chân thật không dối gạt không tâm hạnh sau lưng trước mặt lừa phỉnh. Trong tất cả giờ thấy nghe bình thường, không có chìu uốn. Cũng chẳng phải nhắm mắt bịt tai, chỉ lòng chẳng chạy theo vật là được".

Sư dạy người học đạo là phải ngay thẳng, chân thật, không dối gạt, không có hai lòng. Trước mặt thì nói khác, sau lưng thì nói khác, đó gọi là tâm hạnh sau lưng trước mặt. Phải giữ tâm ngay thẳng, chân thật làm căn bản, đừng để mất sự chân thật.

Thời này, con người dễ đánh mất sự chân thật. Ngay cả người tu trong nhà chùa, nhiều khi cũng xem thường sự chân thật. Nên đây Sư dặn kỹ như vậy.

Chúng ta tu hành học đạo là bỏ giả về thật, để đạt và ngộ được chân tâm. Nếu tâm mình không thật thì làm sao sáng chân tâm được? Không thể đem cái tâm hư dối mà sáng được cái tâm chân thật.

Muốn sáng được tâm chân thật thì tâm mình phải chân thật. Còn tâm mình không thật làm sao sáng được tâm thật? Cho nên cần phải hiểu kỹ, nếu không khéo thì người tu hành thời nay dễ bỏ mất sự chân thật. Đó là kinh nghiệm.

Đây nhắc trong tất cả thời thấy nghe bình thường, không có chìu uốn. Chìu uốn tức là cong queo. Cũng chẳng phải bịt mắt bịt tai, chỉ lòng chẳng theo vật là được. Tâm phải giữ vững đừng chạy theo vật, để bị vật cuốn lôi. Phải giữ vững tâm của mình.

"- Từ trước chư Thánh chỉ nói bên nhơ bợn là lỗi lầm. Nếu không như thế thì lòng nhiều nghĩ ác là việc tình kiến tưởng lập." Thường nghĩ đến điều ác, điều xấu đó là thuộc về việc tình kiến tưởng lập, là sống theo tình tưởng.

"- Ví như nước mùa thu lắng đứng trong trẻo lặng lẽ, không động, không ngại, gọi người này là đạo nhân, cũng gọi là người vô sự." Khéo giữ lòng không chạy theo vật. Đây là yếu chỉ để sống. Nhất là trong thời đại văn minh, vật chất như hôm nay, vật dục bên ngoài lôi kéo làm chóa mắt, nếu tâm mình không vững là bị nó chuyển, nên yếu chỉ này cần phải thực hiện cho chín chắn. Chúng ta cần phải giữ lòng không chạy theo vật, dù cho văn minh vật chất cách mấy đi nữa, vẫn sống giữ mình, giữ đạo.

Khi ấy có vị tăng hỏi:

- Người được đốn ngộ có tu chăng?

Sư bảo:

- Nếu người khi thật ngộ được gốc thì họ tự biết. Tu cùng không tu là lời nói hai đầu.

Người thật ngộ được gốc vững vàng, tâm đã sáng tỏ thì tự biết. Người còn tập khí thì phải tu thêm để gạn lọc tập khí. Còn đã sạch hết rồi thì tự biết.

- Như nay có người sơ tâm tuy từ duyên được một niệm đốn ngộ chân lý nơi mình, nhưng vẫn còn tập khí nhiều kiếp từ vô thủy chưa thể chóng sạch, nên dạy hắn trừ sạch dòng thức tạo nghiệp hiện tại, tức là tu vậy.

Nghĩa là người mới có một niệm đốn ngộ, tuy là có chút sáng nhưng tập khí từ nhiều đời nhiều kiếp chưa hết được, thì phải dạy tiếp tục tu để gạn lọc những dòng nghiệp thức đó, tức là tu cho sạch hết tập khí, chứ không phải tu là được cái gì mới.

- Không nói có một pháp riêng dạy hắn tu hành thú hướng. Từ nghe nhập được lý, nghe và lý sâu mầu, tâm tự tròn sáng, không ở chỗ mê lầm. Hiện thời, dù có trăm ngàn diệu nghĩa thăng trầm, hắn vẫn được ngồi yên mặc áo, tự biết tạo kế sống. Nói tóm lại, chỗ lý chân thật thì không nhận một mảy bụi, còn trong cửa muôn hạnh thì chẳng bỏ một pháp. Nếu được như vậy là một mình cầm đao thẳng vào, lòng phàm Thánh sạch, hiện bày chân thường, lý sự không hai, tức Phật như như.

Người tu nếu còn tập khí thì khéo bảo nhậm, gạn lọc những tập khí đó thì cuối cùng hợp được lý tròn sáng, không bị che mờ nữa. Nói tu mà thực không có tu gì hết, tức không có gì để tu, chỉ gạn lọc những tập khí hư dối, khi nó sạch hết thì tự mình sống trở lại cái tròn sáng nơi mình, chớ không phải có thêm cái gì khác.

Hiểu được như vậy là có cái nhìn, có chỗ sống vững vàng thì dù cho "trăm ngàn diệu nghĩa thăng trầm, hắn vẫn được ngồi yên mặc áo". Tức là người này dù cho có ai đến nói những nghĩa lý sâu xa, hay đẹp cách mấy đi nữa cũng không làm y lay động. Còn người chưa vững thì lâu lâu nghe có ai nói phát minh lý gì hay là chạy đến, đó là lay động bị chuyển theo. Nghe lý này lý kia hay rồi cứ chạy hoài, rốt cuộc không đến đâu hết. Còn người đã nắm vững được cái gốc này thì ai nói gì tâm cũng không nghi mà thành thay đổi. Đó là người vững vàng.

Sư dạy căn bản về chỗ lý chân thật là không nhận một mảy bụi, còn trong cửa muôn hạnh thì không bỏ một pháp. Phải nắm vững điều này gọi là lý sự viên dung. Tức là về lý thì vốn tự thanh tịnh, không có cái gì để tu, không nhận một cái gì thêm vào trong đó. Lý thật là như vậy. Nhưng về sự thì phải tu đủ muôn hạnh, không cho thiếu phương tiện. Nhờ vậy không bị nghiêng lệch một bên.

Còn người không khéo, mới buổi sáng tu được cái gì đó rồi thì liền bỏ không ngồi thiền, tụng kinh gì hết, cho là bấy nhiêu đó đủ rồi. Đó là chỉ nghiêng về bên lý. Còn người chạy theo hình thức bên ngoài, theo những sự tướng thế này thế kia đủ hết mà bỏ quên lý thật thì cũng bị nó che mờ, cũng nghiêng lệch một bên. Đây phải nắm vững lý này thì không rơi một bên, mới tròn được chỗ đến của mình.

Một hôm, Thiền sư Huệ Tịch (tức Ngài Ngưỡng Sơn) hỏi:

- Trăm ngàn muôn cảnh đồng thời đến thì phải làm sao?

Đây là hỏi về chỗ sống. Tức khi trăm ngàn muôn cảnh đồng thời đến một lượt thì phải làm sao? Nếu đến từng cảnh một thì còn dễ đối phó, bây giờ đến một lượt thì phải làm sao?

Sư đáp:

- Xanh chẳng phải vàng, dài chẳng phải ngắn, các pháp mỗi pháp ở một địa vị của nó, chẳng can hệ gì đến việc của ta.

Chỉ là như thế. Xanh là xanh, vàng là vàng, cái nào là ở địa vị của nó, không can hệ gì đến việc của ta, thì đâu có gì khó. Dù cho trăm ngàn vạn cảnh đến thì cũng vậy, cái nào cứ để ở vị trí của nó. Tức là cảnh tự là cảnh, mình chớ sanh tâm trên đó là xong. Còn mình sanh tâm xen vào trong đó mới là sanh chuyện, không sanh tâm vào trong đó thì cái nào ra cái đó đâu có dính dáng gì! Cho nên trăm ngàn muôn cảnh đến mà cũng an nhiên.

Hỏi:

- Thế nào là ý Tổ sư từ Ấn Độ sang?

Sư chỉ cái lồng đèn bảo:

- Lồng đèn rất tốt.

Ngưỡng Sơn nói:

- Đâu chỉ cái ấy là phải sao?

Sư hỏi lại:

- Cái ấy là cái gì?

Nói:

- Lồng đèn rất tốt.

Sư bảo:

- Hẳn là chẳng thấy.

Hỏi ý Tổ sư, chỉ cái lồng đèn. Vậy ý Tổ sư là cái lồng đèn hay là cái gì? Chẳng lẽ ý Tổ sư ở cái lồng đèn hay sao? Đó là chỗ chúng ta phải thấy lại, không khéo là bị cái lồng đèn, cái ngón tay chỉ lừa gạt. Người có mắt sáng là phải thấy vượt qua tất cả, vượt qua cái lồng đèn và cái ngón tay chỉ, phải thấy trở lại chính nơi mình. Đó mới là ý chỉ của các Ngài.
 

Tự Độ

Registered
Phật tử
Tham gia
23/8/24
Bài viết
15
Điểm tương tác
12
Điểm
3
Phải thấy ở ngay chỗ diệu dụng nơi mình.
 

Tự Độ

Registered
Phật tử
Tham gia
23/8/24
Bài viết
15
Điểm tương tác
12
Điểm
3
Phải thấy ở ngay chỗ diệu dụng nơi mình.
Thấy nó là cái gì ở lời Tổ nói thì lại không phải.
Thấy lời Tổ hỏi là phải thấy cái chỗ diệu dụng tự do, tự tại nghĩa là thấy thì thấy liền rồi dừng mới không bị vướng mắc vào lời Tổ.
Vướng mắc vào lời Tổ thì chỗ diệu dụng nơi mình không được tự do, tự tại.
 

trừng hải

Well-Known Member
Quản trị viên
Tham gia
30/7/13
Bài viết
1,240
Điểm tương tác
876
Điểm
113
Bài 2.- Hành trạng.

Một hôm, Thiền sư Huệ Tịch (tức Ngài Ngưỡng Sơn) hỏi:

- Trăm ngàn muôn cảnh đồng thời đến thì phải làm sao?

Đây là hỏi về chỗ sống. Tức khi trăm ngàn muôn cảnh đồng thời đến một lượt thì phải làm sao? Nếu đến từng cảnh một thì còn dễ đối phó, bây giờ đến một lượt thì phải làm sao?

Sư đáp:

- Xanh chẳng phải vàng, dài chẳng phải ngắn, các pháp mỗi pháp ở một địa vị của nó, chẳng can hệ gì đến việc của ta.

Chỉ là như thế. Xanh là xanh, vàng là vàng, cái nào là ở địa vị của nó, không can hệ gì đến việc của ta, thì đâu có gì khó. Dù cho trăm ngàn vạn cảnh đến thì cũng vậy, cái nào cứ để ở vị trí của nó. Tức là cảnh tự là cảnh, mình chớ sanh tâm trên đó là xong. Còn mình sanh tâm xen vào trong đó mới là sanh chuyện, không sanh tâm vào trong đó thì cái nào ra cái đó đâu có dính dáng gì! Cho nên trăm ngàn muôn cảnh đến mà cũng an nhiên.

Kính Thầy Viên Quang,

Có người bình:
Trăm ngàn muôn cảnh đồng thời đến thì phải làm sao?
Việc đáp chẳng can hệ gì đến ta chắc là "cảnh vô ký", không hiệp không ly nên nó đến thì rồi nó sẽ đi chẳng vương mắc tơ tình nhưng với "cảnh sinh tình" như "Cha chết; Vợ bệnh; Con đi hoang..." hay "Ngũ ấm xí thạnh khổ" thì rõ ràng đã can hệ đến ta vì vốn hữu tình.
Vậy nếu nói, chớ sanh tình ở chỗ chẳng sanh tâm thì tâm cảnh dị biệt vì tâm không nên cảnh cũng không thì ắt không ứng với câu hỏi "Trăm ngàn muôn cảnh đồng thời đến..." .
Như vậy chỉ còn một lối, cảnh hiện mà tâm bất sanh. Nhưng lại nói, Xanh là xanh, dài là dài, pháp có địa vị của nó...tức đã có kiến lập thì sao gọi là bất sanh?! Lại nói, sanh mà bất sanh là rơi vào chỗ "sanh vô sanh" thì làm sao mà "chẳng can hệ gì đến ta"?!!!
Vậy ắt hẳn phải có chỗ "mật lập" chăng?

Hề hề

trừng hải
 

An Long

Registered
Phật tử
Tham gia
3/11/21
Bài viết
1,489
Điểm tương tác
205
Điểm
63
Địa chỉ
Nam Định .Việt Nam
Kính Thầy Viên Quang Và Bác Trừng Hải .
An Long Xin Có Thiển Ý Mạn Đàm :

Ngọc Trong ==> Xanh Hiện=Tự Xanh ,
Ngọc Đâu Dính Dáng => Tác Xanh ...Đổi Mầu !
Đổi Mầu : ... Đỏ ,Trắng , Đen , Nâu...
Là Nhân Sanh Khởi ==>Sắc Mầu Tập Tranh .
.........
Ngọc Sáng ...Đâu Có Vô Tình ! ! !
Vô Sanh = Phản Chiếu ==> Hữu Tình Vô Dư .
 

Tự Độ

Registered
Phật tử
Tham gia
23/8/24
Bài viết
15
Điểm tương tác
12
Điểm
3
Kính Thầy Viên Quang,

Có người bình:
Trăm ngàn muôn cảnh đồng thời đến thì phải làm sao?
Việc đáp chẳng can hệ gì đến ta chắc là "cảnh vô ký", không hiệp không ly nên nó đến thì rồi nó sẽ đi chẳng vương mắc tơ tình nhưng với "cảnh sinh tình" như "Cha chết; Vợ bệnh; Con đi hoang..." hay "Ngũ ấm xí thạnh khổ" thì rõ ràng đã can hệ đến ta vì vốn hữu tình.
Vậy nếu nói, chớ sanh tình ở chỗ chẳng sanh tâm thì tâm cảnh dị biệt vì tâm không nên cảnh cũng không thì ắt không ứng với câu hỏi "Trăm ngàn muôn cảnh đồng thời đến..." .
Như vậy chỉ còn một lối, cảnh hiện mà tâm bất sanh. Nhưng lại nói, Xanh là xanh, dài là dài, pháp có địa vị của nó...tức đã có kiến lập thì sao gọi là bất sanh?! Lại nói, sanh mà bất sanh là rơi vào chỗ "sanh vô sanh" thì làm sao mà "chẳng can hệ gì đến ta"?!!!
Vậy ắt hẳn phải có chỗ "mật lập" chăng?

Hề hề

trừng hải
Tâm vẽ nên ba cõi, tất cả chỉ do tâm tạo.
Với chúng sanh, cũng tâm ấy mà thấy có sanh tử trói buộc khổ đau.
Vì không biết đó là do tâm vẽ nên như huyễn. Chúng sanh chuyển trò chơi vẽ vời vô tự tánh của tâm thành một thế giới có thật, có vô số biên giới chia cách phân mảnh, đó là sanh tử.

Huyễn nghĩa là vốn vô sanh mà thị hiện có sanh:
Pháp tánh vốn vô sanh
Thị hiện mà có sanh
Trong đây không người hiện
Cũng không vật được hiện.
 

vienquang2

Administrator
Quản trị viên
Tham gia
12/7/07
Bài viết
863
Điểm tương tác
849
Điểm
93
Kính Bác Trừng Hải. Kính Bạn An Long, Kính Bạn Tự Độ.

Thôi thì: Ứng vật hiện hình, tùy duyên huyễn hiện. Bất biến Chân Như. tự tại vô ngại.

HT Th từ Thông răng:
Đường đời muôn vạn nẽo,
Không có cũng không không.
Hỏi người làm gì đó ?
CHƠI !!!
Mến
 

trừng hải

Well-Known Member
Quản trị viên
Tham gia
30/7/13
Bài viết
1,240
Điểm tương tác
876
Điểm
113
Kính Thầy Viên Quang

Như huyễn là thần thông mà Du hí cũng là thần thông lại đều là thần thông siêu thế gian nên bất khả tư nghì. Mà đã bất khả tư nghì thì thiền sinh là kẻ đui mà hành giả là người điếc; Kẻ đui người điếc thì làm sao thông đạt chỗ truyền tâm?

Phật đà ngôn, cho dù chư Như lai có xuất thế hay không xuất thế thì Pháp tánh vẫn vậy; Bởi Pháp tánh vẫn thường nên kẻ vô thường vĩnh viễn bất khả đắc?
Bồ tát Long thọ thuyết, Niết bàn bất khứ lai, không ai đến được Niết bàn mà Niết bàn cũng không đến được với ai; Nên Niết bàn (Chân như) vô sở hữu vậy ai là người chỉ ta Niết bàn ở chốn nào?


trừng hải
 
Last edited:

vienquang2

Administrator
Quản trị viên
Tham gia
12/7/07
Bài viết
863
Điểm tương tác
849
Điểm
93
Bài 3. Mật tàng.

Một hôm, Sư cùng với chúng đi hái trà, Sư bảo:

- Huệ Tịch trọn ngày hái trà, chỉ nghe tiếng con mà chẳng thấy hình con, bây giờ hãy hiện bổn hình cho ta xem!


Sư nói Huệ Tịch cả ngày đi hái trà với Sư mà chỉ nghe tiếng nhưng không thấy hình, vậy lúc đó Ngài Huệ Tịch ở đâu? Huệ Tịch liền lấy cây trà đập vào cây trà.

Sư bảo:

- Con chỉ được cái dụng mà chẳng được cái thể của nó.

Huệ Tịch thưa:

- Chưa biết Hòa thượng thế nào?

Sư im lặng. Huệ Tịch nói:

- Hòa thượng chỉ được cái thể mà không được cái dụng của nó.

Sư bảo:

- Tha cho con hai chục gậy.


Vậy tức là sao? Bảo hiện hình thì liền đập cây trà. Vậy là có hiện hình chưa? Ngài Quy Sơn bảo như vậy chỉ được cái dụng mà không được cái thể, có thật vậy không?

Chúng ta học thiền là phải sáng mắt, đừng để các Ngài gạt. Nghe Sư bảo là "Con chỉ được cái dụng của nó, không được cái thể của nó", rồi chúng ta cũng theo đó lý luận là chỉ được cái dụng, không có cái thể thì đó là bị ngôn ngữ gạt. Nếu không có thể thì làm sao hiện ra cái dụng đập cây trà. Cho nên nếu không khéo là bị ngôn ngữ lừa gạt. Vì cái dụng hiện ra thì bảo đảm là có cái thể rồi. Có thể mới hiện ra dụng, không có thể làm sao có cái dụng, mà bảo rằng được cái dụng không được cái thể.

Rồi khi Sư im lặng thì Huệ Tịch nói "Hòa thượng chỉ được cái thể mà không được cái dụng", cũng phải thấy thấu qua lời này.

Được cái thể mà không được cái dụng, có thật như vậy không? Nếu không có dụng thì sao biết thể, sao biết im lặng? Cho nên không khéo là bị ngôn ngữ gạt. Đây chính là các Ngài khéo léo để chúng ta bổ túc vào chỗ đó. Chỗ đó là chỗ mỗi người cần bổ túc, là chỗ thấy của mình. Đó là chỗ quan trọng. Người khéo thấy được chỗ này là thấy được các Ngài, còn không khéo là bị ngôn ngữ lừa.

***

Sư ngồi xuống thì Ngài Huệ Tịch đi vào, Sư bảo: "Tịch con, hãy nói mau! Chớ vào ấm giới". Ấm, giới tức là năm ấm, 18 giới, vừa rơi vào trong đó là rơi vào trong cái suy nghĩ, cái sanh diệt.

Huệ Tịch thưa: "Huệ Tịch tin cũng chẳng lập". Đúng là lanh lợi, tin cũng chẳng lập nữa thì rơi vào cái gì?

Sư bảo:

- Con tin rồi chẳng lập, hay là chẳng tin mà chẳng lập?

Huệ Tịch thưa:

- Chỉ là Huệ Tịch thì lại tin cái gì?

Sư bảo:

- Nếu thế thì chỉ là định tánh Thanh Văn.

Huệ Tịch thưa:

- Huệ Tịch thì Phật cũng chẳng lập nữa.


Chỗ này coi chừng! Khi Ngài Huệ Tịch nói là "Tin cũng chẳng lập" thì tổ Quy Sơn mới gạn lại "Con tin rồi chẳng lập hay là chẳng tin mà chẳng lập?" Đó là gài bẫy.

Tin rồi chẳng lập hay là chẳng tin mà chẳng lập đó là hai bên. Nếu người chưa sáng mắt thì đáp bên này bên kia, dính bên này bên kia là bị ló đuôi. Cho nên Ngài Huệ Tịch khéo léo đáp: "Chỉ là Huệ Tịch thôi, còn cái gì nữa nói là tin chẳng tin?" Là vượt qua được bẫy.

Rồi Tổ Quy Sơn gạn thêm: "Nếu như vậy thì chỉ là định tánh Thanh Văn", tức còn nghiêng một bên. Ngài Huệ Tịch nói "Huệ Tịch thì Phật cũng chẳng lập nữa". Cũng vượt qua cái bẫy hai bên Thanh Văn, Phật luôn. Đúng là chỗ thấy vượt thoát thường tình.

***

Rồi có lần Tổ Quy Sơn ngủ vừa thức giấc thì Ngài Huệ Tịch đến thăm, Sư liền xoay mặt vào vách không nói gì.

Huệ Tịch thưa:

- Hòa thượng đâu được như vậy.

Sư trổi dậy bảo:

- Vừa rồi ta nằm một điềm chiêm bao, giờ con thử vì ta đem lại xem.


Chiêm bao mà bảo đem lại? Ngày xưa các Ngài thử nhau để thấy chỗ tâm ngộ của học trò sáng tới đâu. Lúc đó, Ngài Huệ Tịch đi múc một thau nước đem lại cho Sư rửa mặt. Rửa mặt xong, giây lát thì Ngài Hương Nghiêm - Trí Nhàn đến thăm, Sư bảo:

- Vừa rồi ta nằm một điềm chiêm bao, Huệ Tịch vì ta đem lại xong rồi. Bây giờ tới ngươi lại đem cho ta xem!

Trí Nhàn liền đi rót chung trà đem đến.

Sư bảo:

- Hai con thấy hiểu còn xa hơn Xá-lợi-phất.


Chúng ta thấy các Ngài rất khéo léo. Thức dậy thì có nước rửa mặt, có trà uống xong rồi, nếu còn nhớ tới nữa là chiêm bao chứ gì. Đúng là hai Ngài Huệ Tịch, Trí Nhàn lanh lợi, khéo léo.

***

Sư hỏi Ngài Vân Nham - Đàm Thạnh:

- Nghe huynh ở Dược Sơn lâu lắm phải chăng?

Vân Nham đáp:

- Phải.

Sư hỏi:

- Tướng Dược Sơn đại nhân thế nào?

Vân Nham đáp:

- Sau khi Niết-bàn mới có được.

Sư hỏi:

- Sau khi Niết-bàn có thể nào?

Vân Nham đáp:

- Nước rưới chẳng dính.


Chỗ đó nước rưới vào cũng chẳng dính mới gọi là tướng Dược Sơn đại nhân. Làm sao thấy được chỗ đó mới đúng là thấy Ngài Dược Sơn, chứ không phải là thấy Ngài Dược Sơn là thấy hình tướng ông Hòa thượng chống gậy đi, không phải cái đó.

Cho nên Vân Nham mới nói là "sau khi Niết-bàn mới thấy được", còn cái hình tướng này thì ngay đây thấy được rồi. Nhưng thấy được rồi thì sao? Ít hôm là sẽ nhập Niết-bàn thì đưa vào thiêu hoặc là nhập tháp. Tướng này là như vậy, còn tướng Dược Sơn đại nhân là phải thấy được cái kia! Tướng đó thì nước rưới cũng chẳng dính, tức không ướt, phải thấy được tướng đó mới là tướng thật.

***

Vân Nham lại hỏi Sư:

- Bá Trượng đại nhân tướng thế nào?

Sư đáp:

- Chững chạc vòi vọi, sáng suốt rực rỡ, trước tiếng chẳng phải tiếng, sau sắc chẳng phải sắc, con muỗi đậu trên trâu sắt không có chỗ cho huynh cắn mỏ.


Hai Ngài đều là bậc sáng mắt cho nên đối đáp có chỗ vượt ngoài hiểu biết thường tình. Tức là ngay sắc mà thấy thấu qua sắc, ngay tiếng mà thấu qua tiếng, chứ không có dừng ở trên thanh sắc, không có chỗ cho ông cắm mỏ để sanh hiểu, thì đó mới là tướng thật.

***

Một hôm, Sư thấy Trí Nhàn, Huệ Tịch làm bánh liền bảo:

- Bá Trượng Tiên sư đương thời thân được đạo lý này.

Ngài Huệ Tịch, Trí Nhàn mới nhìn nhau nói:

- Người nào đáp được lời này?


Để thấy các Thiền viện ngày xưa thực hiện theo tinh thần của Tổ Bá Trượng là tu trong lao động, cho nên ở đây cũng có làm bánh... Vậy thì ngay khi làm bánh đó cũng là đang tu, cũng tham thiền sống thiền, chứ không phải là làm bánh chỉ lo nghĩ đến bánh, đến ăn thôi. Như vậy chúng ta mỗi ngày làm bếp cũng phải tham thiền sống thiền, chứ không phải làm bếp chỉ lo nghĩ đến rau, đến gạo, đến ăn... hoặc nghĩ lăng xăng thì càng không hay nữa.

Sư nói:

- Có một người đáp được.

Huệ Tịch thưa:

- Là người nào?

Sư mới chỉ con trâu bảo:

- Nói! Nói!

Ngài Huệ Tịch liền chạy đi lấy bó cỏ đem lại, còn Ngài Trí Nhàn thì lấy thùng múc nước đem lại để trước con trâu.
Con trâu ngay đó có cỏ ăn, có nước uống thoải mái.

Sư bảo:

- Cho gì, cho gì? Chẳng cho gì, chẳng cho gì?

Huệ Tịch, Trí Nhàn ngay đó đồng lễ bái Sư.

Sư bảo:

- Hoặc khi sáng, hoặc khi tối.


Để thấy các Ngài ngay trong công việc hàng ngày cũng khơi dậy lẽ thật nơi chính mình, chứ không để qua mất. Chúng ta cần nhớ kỹ điều này. Trong công việc nhưng không để mất mình, ngay đó vẫn sáng tỏ được tự tâm.

Hai Ngài Huệ Tịch, Trí Nhàn nghe nói vậy cũng khéo biết được ý của Sư, liền lấy bó cỏ đem lại cho trâu ăn, múc thùng nước đem lại cho trâu uống. Có cỏ, có nước ngay trước mặt mà chưa chịu ăn, còn đợi gì nữa? Đó là nói lên chỗ sống, chỗ tu của người tu thiền chứ không phải lo nghĩ đến làm bánh thôi.

Như vậy để nhắc nhở tất cả mọi người, đạo lý thiền luôn hiển hiện ngay trong việc làm hàng ngày của mình, chưa từng mất. Nên phải khéo ngay trong mọi lúc đó để mà thấy trở lại.

***

Một hôm, Sư thúc trong chúng trình ngữ:

- Ngoài thanh sắc cho ta cùng thấy.


Làm sao mà thấy?

Ông Thượng tọa Giám Huyền mới trình ngữ:

- Chẳng từ đây ra, người ấy không mắt.


Sư chẳng nhận. Nói vậy thì cũng chưa được sáng tỏ lắm nên Sư chưa chịu nhận. Ngài Huệ Tịch ba phen trình ngữ.

Lần đầu:

- Thấy lấy, chẳng thấy lấy.

Sư bảo:

- Nhỏ như chót lông, lạnh tựa sương tuyết.


Sư cũng chưa chịu.

Lần thứ hai:

- Ngoài thanh sắc thì còn ai cầu thấy!


Tức là ngoài thanh sắc rồi thì ai cầu thấy nhau nữa?

Sư bảo:

- Chỉ kẹt Thanh Văn, bên ngoài giường hẹp.


Sư chưa chịu vì còn kẹt một bên.

Lần thứ ba mới trình:

- Như hai gương chiếu nhau, ở trong không hình tượng.


Tức là hai gương cùng chiếu nhau, bên trong không hình tượng gì hết. Cũng là khéo! Giống như là tâm tâm soi thấu với nhau, tâm thầy, tâm con soi thấu nhau mà bên trong không có hình tượng gì hết, tức là vượt ngoài thanh sắc thì đúng là khéo léo!

Sư mới bảo:

- Ngữ này chính, ta phải ngươi chẳng phải, sớm lập hình tượng rồi vậy.


Tức là khen khéo léo nhưng cũng còn có đây kia, có ta có người thì cũng là có lập rồi. Tuy nói không lập hình tượng nhưng mà cũng có lập hình tượng. Cho nên Sư mới nói "Ở đây ta phải nhưng ngươi không phải".

Huệ Tịch hỏi lại:

- Tinh thần con tối tăm, hỏi đáp vụng về, chẳng biết Hòa thượng hồi còn ở chỗ Sư ông Bá Trượng thì trình ngữ thế nào?

Sư bảo:

- Ta hồi ở với Bá Trượng Tiên sư trình ngữ như vầy: "Như trăm ngàn gương sáng, soi sáng hình bóng, chiếu nhau cõi cõi, bụi bụi, mỗi mỗi chẳng lầm lẫn".

Huệ Tịch liền lễ bái.


Đúng là chỗ thấy của Sư tròn sáng. Ngài Huệ Tịch chỉ trình như hai gương soi nhau, còn ở đây Sư nói là như trăm ngàn gương soi sáng hình bóng chiếu nhau. Trong đó, mỗi cõi mỗi cõi, một hạt bụi, không lầm lẫn cái gì hết.

Quả là tâm thật sáng mới thấy thấu được chỗ đó. Dù cho cõi cõi, bụi bụi nó hiện nhưng không một chút lầm lẫn, một điểm cũng không dối được.

Thấy đến chỗ đó mới gọi là thấy tột tâm. Còn chúng ta bây giờ quả núi to lớn cũng còn lầm thì nói gì hạt bụi, ở đây một hạt bụi cũng không lầm được. Mới thấy tâm các Ngài sáng tới đó, xét lại chúng ta thì còn phải tu nhiều, đừng có dễ duôi.

Trong tập Tổ Đường Tập có thêm phần Ngài Ngưỡng Sơn thưa hỏi Tổ Quy Sơn:

- Chỉ như Lục Tổ Hòa thượng sắp tịch, phó chúc cho các đệ tử là hãy lấy một miếng sắt mỏng nặng khoảng hai cân đặt trong cổ của ta, sau đó rồi sơn lại. Các đệ tử hỏi đặt sắt trong cổ là có ý gì?

Lục Tổ bảo:

- Hãy đem giấy bút lại đây ta huyền ký cho.

Sư nói kệ:

Trong năm sáu năm,

Trên đầu nuôi thân,

Trong miệng cần ăn,

Gặp phải nạn Mãn,

Dương Liễu làm quan.

Quy Sơn nói:

- Ông có hiểu ý huyền ký của Tổ sư chăng?

Ngưỡng Sơn thưa:

- Hiểu nhưng mà việc đó qua rồi.

Quy Sơn bảo:

- Việc ấy tuy qua rồi nhưng ông thử nói lại xem.

Ngưỡng Sơn thưa:

- Trong năm sáu năm tức là ba mươi năm.


Đó gọi là những lời ẩn mật. Lục Tổ nói ra giống như sấm ký, lúc đó không ai biết. Năm lần sáu ba mươi tức là ba mươi năm.

"Trên đầu nuôi thân" tức là gặp hiếu tử. "Trong miệng cần ăn" là thường thiết trai. "Gặp phải nạn Mãn" tức là Trương Tịnh Mãn ở Nhữ Châu bị vị tăng ở Tân La là Kim Đại Bi đem tiền mua chuộc mới đến cắt lấy đầu Lục Tổ và trộm y bát. "Dương Liễu làm quan" tức là Thích sử Thiều Châu họ Dương và Huyện lệnh Khúc Giang họ Liễu sau đó phát giác vụ trộm và bắt được trộm ở thành Giác Đài.

Ngài Ngưỡng Sơn giải thích bài kệ rõ ràng, rồi hỏi:

- Hòa thượng hiện nay có cái thấy này chăng?


Tức là Lục Tổ biết trước nên huyền ký như vậy, thì đúng 30 năm sau có việc đó xảy ra như lời huyền ký. Ngưỡng Sơn mới hỏi lại là Hòa thượng hiện nay có cái thấy như Lục Tổ chăng?

Tổ Quy Sơn bảo:

- Đây là Hành thông (cũng gọi Hạnh thông), là một pháp trong lục thông, ta cũng chưa được.

Ngưỡng Sơn thưa:

- Bạch Hòa thượng! Hòa thượng hiện nay thọ ký cho người có kiến giải thì được; nếu thọ ký cho người hành giải thì thuộc nhân tình, chẳng phải Phật pháp.

Quy Sơn vui vẻ nói:

- Tiên sư Bá Trượng thọ ký trong số mười người hiểu Phật pháp, hiểu Thiền, về sau trăm ngàn người vây quanh, kịp đến số tự trụ chăng?

Ngưỡng Sơn thưa:

- Sợ e như thế. Nhưng mà Thánh ý khó lường, hoặc nghịch hoặc thuận cũng chẳng phải là chỗ Huệ Tịch biết được.

Quy Sơn bảo:

- Ông về sau lại thọ ký cho người chăng?

Ngưỡng Sơn thưa:

- Nếu thọ ký, chỉ thọ ký kiến giải, chẳng thọ ký hành giải. Kiến giải thuộc khẩu mật, hành giải thuộc ý mật. Chưa ngang bằng với Tào Khê, chắng dám thọ ký cho người.


Kiến giải là chỗ thấy. Chỗ đó thọ ký được. Còn chỗ hành giải là chỗ sống thực của người đó thì làm sao biết mà thọ ký. Cho nên Ngài nói chưa dám, phải ngang bằng với Tào Khê tức là Lục Tổ mới dám thọ ký.

Quy Sơn bảo:

- Ông cớ sao chẳng thọ ký?

Ngưỡng Sơn thưa:

- Việc trước Phật Nhiên Đăng, bên ấy thuộc chúng sanh, hành giải không dính dáng.


Tức là trước Phật Nhiên Đăng là thuộc về chúng sanh còn chưa sáng.

Quy Sơn bảo:

- Sau Nhiên Đăng thì ông lại thọ ký được cho y chăng?

Ngưỡng Sơn thưa:

- Sau Nhiên Đăng thì họ tự có người thọ ký rồi, cũng chẳng đợi đến Huệ Tịch thọ ký.


Ngài đáp rất khéo léo, chỗ này để dành phần cho mỗi người.

Rồi Ngưỡng Sơn lại hỏi Hòa thượng Quy Sơn:

Thức như bọt nổi của Hòa thượng gần đây chẳng biết đã dừng hay chưa?


Nguyên văn là "Phù âu thức" hoặc có chỗ nói là "Thức lưu chú", tức là cái thức sanh diệt tương tục. Ở đây, Ngài Ngưỡng Sơn hỏi Tổ Quy Sơn là cái thức sanh diệt tương tục của Hòa thượng gần đây chẳng biết đã dừng hay chưa?

Tổ Quy Sơn bảo:

- Ta không đến đã trải qua năm sáu năm.

Ngưỡng Sơn mới thưa:

- Nếu như thế, hiện nay trước thân Hòa thượng lẽ ra khắp siêu tam-muội đảnh rồi.


Tức vượt lên cả tam-muội đảnh.

Quy Sơn bảo:

- Chưa.

Ngưỡng Sơn thưa:

- Tánh địa bọt nổi còn dừng, thì trước thân Nhiên Đăng vì sao lại chưa?


Tức là cái sanh diệt trôi chảy đã dừng, thì trước thân Nhiên Đăng vì sao lại chưa?

Quy Sơn bảo:

- Tuy lý như thế, ta cũng chưa dám bảo nhậm.

Ngưỡng Sơn thưa:

- Chỗ nào là chỗ chưa dám bảo nhậm?

Quy Sơn bảo:

- Ông chớ có miệng nói giải thoát. Ông chẳng nghe hai Thiền sư An và Tú được Võ Tắc Thiên một phen thử bằng cách cho cung nữ hầu tắm mới biết có người giỏi đến trong đây. Thật là Phật sắt cũng phải tháo mồ hôi. Ông phải tu hành, chớ trọn ngày miệng nói thao thao.




Tức là Ngưỡng Sơn hỏi Tổ Quy Sơn về "Thức trôi chảy sanh diệt của Hòa thượng gần đây đã dừng hay chưa?". Thì Tổ nói: "Ta không đến cũng đã trải qua năm, sáu năm". Ngài Ngưỡng Sơn nói: "Nếu như vậy lẽ ra trước thân Hòa thượng đã vượt lên khỏi tam-muội đảnh rồi", nhưng Tổ Quy Sơn nói là "Chưa". Ngưỡng Sơn mới thưa: "Vì sao lại chưa vượt qua?", Tổ Quy Sơn bảo: "Tuy trên lý như thế nhưng ta chưa dám bảo nhậm".

Chúng ta thấy các Ngài rất cẩn thận.

Ngưỡng Sơn hỏi chỗ nào là chỗ chưa dám bảo nhậm? Đây Tổ Quy Sơn mới bảo rõ là "Ông chớ có miệng nói giải thoát, phải làm sao tu cho được giải thoát, phải tâm giải thoát mới được". Còn nói giải thoát thì ai nói không được. Đó là điểm phải hết sức cẩn thận.

Tổ mới dẫn câu chuyện Thiền sư Lão An với Ngài Thần Tú được bà Võ Tắc Thiên cung kính như hai bậc Thầy. Một hôm, bà thỉnh hai vị vào cung rồi cho cung nữ hầu tắm, bà đứng ngoài rình. Chỉ có Thiền sư Lão An thì thần thái tự nhiên, nhưng Ngài Thần Tú chưa được. Mới thấy như lời Tổ Quy Sơn nói "Đến chỗ đó là Phật sắt cũng phải tháo mồ hôi", chứ không phải thường nên đừng vội tự hào. Bình thường nói gì cũng được nhưng đến lúc đó mới biết được tâm mình thế nào. Khi gặp chuyện như vậy thì mới biết được tâm mình động hay không?

Vì vậy mà Tổ mới nhắc Ngài Ngưỡng Sơn là ông phải tu hành, chớ có trọn ngày miệng nói thao thao. Nhắc kỹ như vậy, phải lo tu mới là thật, chớ đừng miệng nói hay thì cũng chưa đến đâu.

Người xưa tu hành kỹ như vậy, còn chúng ta ngày nay thì thế nào? Chỗ sống của mình được đến đâu rồi? Có sánh được với người xưa chưa? Vậy mà không chịu lo công phu cho kỹ!!!

Đó là chỗ muốn nhắc cho chúng ta chưa gì mà lo tự hào, rồi bỏ quên công phu. Có khi học đạo ít lâu thì coi như là đủ, rồi lơ là chuyện công phu. Hoặc có người sáng được một chút thì chấp vào đó, cũng xem thường công phu, điều này phải xét lại.

***

Sư thượng đường bảo chúng:

- Sau khi lão tăng trăm tuổi, đến dưới núi làm con trâu, hông bên trái viết năm chữ "Quy Sơn Tăng Linh Hựu". Khi ấy gọi là "Quy Sơn Tăng" hay gọi là "con trâu"? Gọi thế nào mới đúng?


Như vậy là sao? Tổ tu hành như thế mà nói là khi chết sẽ xuống núi làm con trâu. Rồi mới đặt câu hỏi "Lúc đó gọi là Quy Sơn Tăng hay gọi là con trâu?".

Chỗ này đúng là chỗ của những bậc thật sự đạt đạo, sạch hết kiến giải phàm Thánh, không còn dấu vết; không thấy có được, có chứng, có đắc mới nói được như vậy. Điều này người tu hành thông thường thì chắc không ai dám nói, vì tâm còn phân biệt phàm Thánh.

Đây các Ngài sạch hết cái tình phàm Thánh, quên hết những sở đắc, tâm rất rỗng rang. Còn chúng ta nếu ngay đây nếu ai nói mình là con trâu hoặc nói mình ngu thì sao? Thì sanh chuyện liền. Mới thấy đó là tâm phân biệt còn mạnh, còn cái ngã; đây thì quên ngã, mà quên ngã thì còn cái gì để nói?

trâu.jpg
 

vienquang2

Administrator
Quản trị viên
Tham gia
12/7/07
Bài viết
863
Điểm tương tác
849
Điểm
93
Bài 4. Ý nghĩa và vị trí của "Cảnh sách".

a). Trong nhà chùa có từ ngữ "Khóa luật".

- Đây là cách "Nhập Môn" từ một người tại gia cư sĩ, chỉ thọ 5 giới và 8 giới. Trước khi muốn thành tu sĩ xuất gia. Vị Thầy giáo thọ sẽ truyền cho 4 cuốn luật, là :Tỳ ni, Sadi, oai nghi, và Cảnh Sách (tức Quy Sơn Cảnh sách này).

- Sau khi vị "tịnh nhơn" đã thông thuộc 4 cuốn luật trên, thì sẽ tham dự vào một Đại giới Đàn. Chư Tăng sẽ sát hạch giới tử. Nếu đủ tiêu chuẩn sẽ cho thọ 10 giới và chánh thức thành tu sĩ xuất gia theo Đạo Phật.

* Như vậy, chúng ta thấy: Quy Sơn Cảnh sách này dùng chung cho người Cư sĩ tại gia, lẫn bậc Tu sĩ xuất gia.

xuất gia1.jpg


b). Ngữ lục ?

- Ngữ lục có nghĩa là:

Các bộ sách ghi chép lời nói pháp hoặc lời mở bày của các Tổ sư Thiền tông. Thông thường, các Thiền sư nói pháp, chỉ dạy không dùng những lời văn hoa bong bảy mà dùng những từ ngữ bình dị để nói ngay vào tông chỉ, sau đó, các đệ tử hoặc người tham học mới sưu tập, ghi chép lại thành sách, gọi là Ngữ lục. Từ sau ngày ngài Lục tổ Tuệ năng đầu đời Đường có Pháp bảo đàn kinh thì ngữ lục ở các nơi dần dần xuất hiện. Từ thời Ngũ đại, Triệu Tống trở về sau, chế độ tùng lâm trong Thiền tông được thiết lập, theo đó, dưới chức vụ Trụ trì, có chức Thư kí đảm nhiệm việc ghi chép ngôn hạnh của Thiền sư, về sau biên tập thành ngữ lục như: Mã tổ Đạo nhất thiền sư ngữ lục, Triệu châu Tùng thẩm thiền sư ngữ lục v.v... Trong ngữ lục, phần pháp ngữ của Tổ sư được ghi chép tỉ mỉ rõ ràng, gọi là Quảng lục, như Mã tổ Đạo nhất thiền sư quảng lục, Vân môn Khuông chân thiền sư quảng lục; nếu chỉ ghi chép phần trọng yếu thôi thì gọi là Ngữ yếu, như Bách trượng Hoài hải thiền sư ngữ yếu. Nếu chỉ thu tập pháp ngữ của 1 người thôi thì gọi là Biệt tập, biên tập pháp ngữ của nhiều người thì gọi là Thông tập. Từ Ngữ lục đầu tiên được thấy là Bác sơn tham huyền ngữ lục trong Tống cao tăng truyện quyển 6, nhưng ý nghĩa của 2 chữ Ngữ lục ngày nay không giống như Bắc sơn tham huyền ngữ lục mà nó đã bắt nguồn từ ngài Mã tổ Đạo nhất và các Thiền sư dưới hội của ngài, trong đó nổi tiếng hơn cả là Lâm tế Tuệ chiếu thiền sư ngữ lục và Hoàng bá thiền sư truyền tâm pháp yếu. Ngoài ra, Ngữ lục không chỉ được dung trong Thiền tông mà các ngữ yếu của các vị Tổ sư ngoài Thiền tông cũng được gọi là Ngữ lục. Từ đời Tống về sau thì Nho giáo và Đạo giáo cũng có ngữ lục. Rồi đến nội dung ngữ lục cũng dần dần bao gồm cả thi kệ và văn sớ...(theo Tự điển Phật học online)

- Các vị cao tăng đắc đạo ngày xưa khi thị tịch thường được các đệ tử ghi lại tiểu sử và tập hợp các lời dạy trong một thể văn gọi là lục/ngữ lục, như: Lâm Tế ngữ lục, Tuyết Đậu ngữ lục, Cảnh Đức truyền đăng lục… Ở Trung Hoa có hàng trăm bộ ngữ lục như vậy. Nhưng ở nước ta, sách ngữ lục được biên soạn không nhiều và số còn lại rất hiếm, như: Thiền uyển tập anh ngữ lục, Tuệ Trung thượng sĩ ngữ lục, Thiền lâm thiết chuế ngữ lục (thất bản), Khóa hư lục, Tam tổ thực lục, Thánh đăng lục, Chuyết Chuyết thiền sư ngữ lục (không đủ bộ), Thủy Nguyệt Thông Giác ngữ lục (mới phát hiện),

- Theo Trần Văn Giáp trong Tìm hiểu kho sách Hán Nôm, tập II, NXB KHXH 1990: “Nói về tác phẩm của Thiền sư thì tác phẩm chính và quan hệ nhất là sách ngữ lục…, còn các sách khác hoặc bằng Hán văn, hoặc dịch và chú giải các sách kinh ra quốc ngữ phương ngôn… Tóm lại, sách Hương Hải Thiền sư ngữ lục (HHTSNL), tuy khối lượng nhỏ, nhưng là một bộ sách có thể đại biểu cho tư tưởng triết học Phật giáo Việt Nam thế kỷ XVII và kế tục hệ thống Phật giáo Trúc Lâm của Việt Nam, sáng tạo từ triều Trần (thế kỷ XIII). Nó là một tác phẩm hoàn toàn Việt Nam, nội dung cũng như hình thức đều có sáng tạo riêng của Việt Nam, và là tác phẩm chính của vị Thiền sư tục gọi là Tổ Cầu ở triều Lê, do các đệ tử Thiền sư soạn thuật”.

thuật ngữ được sử dụng để đặt tên cho bộ sách “Tuệ Trung Thượng Sĩ ngữ lục” của Thượng Sĩ Tuệ Trung, một cư sĩ đồng thời là một thiền sư lỗi lạc đời Trần. Trong sách này người ta ghi lại những câu hỏi của các nhà sư và những câu trả lời của Tuệ Trung. Ở Trung Quốc, NL được dùng để ghi chép những câu hỏi và những câu trả lời giữa các thiền sư và các nhà sư. Về sau, học trò của Trình Di (Cheng Yi), Trình Hạo (Cheng Hao) ghi chép lại lời giảng của thầy về triết học, chính trị, đã mượn thuật ngữ này. Ở Việt Nam, ngoài “Tuệ Trung Thượng Sĩ ngữ lục” còn có sách “Thiên Nam ngữ lục”, trong đó người ta dùng thể lục bát để trình bày lịch sử Việt Nam.

c). Cảnh Sách ?

  • Cảnh là cảnh giác, cảnh tỉnh, không để mê lầm...
  • Sách là sách tấn, khuyên lơn, để tiến lên giác ngộ.

(theo ht-thich-thong-phuong)
Sư Quy Sơn Linh hựu, truyền bá Thiền Giáo hơn bốn mươi năm, người đạt được lý thú không thể kể hết. Đệ tử nhập thất được 41 người. Đời Đường, niên hiệu Đại Trung năm thứ bảy, ngày mùng 9 tháng giêng, Sư tắm gọi xong, ngồi kiết-già vui vẻ thị tịch, thọ 83 tuổi, 64 tuổi hạ. Vua ban hiệu là Đại Viên Thiền Sư, tháp hiệu là Thanh Tịnh. Sư có trước tác tập "Quy Sơn Cảnh Sách" rất được lưu hành ở trong Thiền môn.

Sư là một vị Tổ của tông Quy Ngưỡng, tức là một trong năm tông của Thiền tông, và nhân duyên của Sư như vậy cho thấy Sư cũng là bậc hiền thánh tái lai để độ sanh, chứ không phải thường. Và chỗ sống, chỗ đạt đạo của Sư cũng thực là sâu.

Chúng ta học đây cũng là học từ những lời của bậc mà tâm thật sáng tỏ, lời nói không đồng với những người còn kiến giải. Tức là lời Sư phát xuất từ tâm trong sáng, thực chứng mà nói ra, đó là những lời thiết thực có ngữ có nghĩa.

Học Quy Sơn Cảnh Sách chúng ta sẽ có sức cảm rất lớn, rất mạnh nếu khéo biết nghe và nhận kỹ. Như vậy những lời Cảnh Sách mà chúng ta sắp học đây sẽ sách tấn chúng ta rất nhiều. Đúng ra lời này Sư dạy cho cả những hàng Tỳ-kheo lâu năm, không phải Tỳ-kheo mới hay chỉ là Sa-di thôi.

Cho nên ở phần sau, có những đoạn như là người tu ở lâu trong chùa mà không lo tu học kỹ nên "bụng trống lòng không", không có gì để dạy cho người sau, lỡ bị những người hậu học hỏi rồi đáp không được, liền bắt nạt trở lại nói là không được hỏi vậy! Để thấy rằng Sư cũng răn nhắc cho những bậc ở lâu trong chùa nữa. Người ở lâu trong chùa lợi dưỡng càng nhiều, thọ dụng càng đậm mà không lo tu thì Sư cũng răn nhắc.

Cho nên, mỗi người cần phải học kỹ để nghiền ngẫm sâu sẽ có sự sách tấn rất lớn trên đường tu của mình. Gọi Cảnh Sách là vậy.
(hết trích)

Kính các Bạn.- Như vậy Quy Sơn Cảnh Sách- Bản chất là một Ngữ Lục (nhập môn) của Thiền Tông.
 
Last edited:

vienquang2

Administrator
Quản trị viên
Tham gia
12/7/07
Bài viết
863
Điểm tương tác
849
Điểm
93
Bài 5.- lời tựa của TVHS.

Quyển Qui Sơn Cảnh Sách là một quyển luận của Thiền sư Linh Hựu. Do Ngài ở tại núi Qui, người đương thời nể trọng đức hạnh không dám gọi tên, nên dùng tên núi để gọi Ngài ; vì vậy Ngài có tên là Qui Sơn. Quyển luận này nhằm mục đích nhắc nhở người xuất gia phải nổ lực tu hành, để được giải thoát nên được đề tựa là Cảnh Sách; “Qui Sơn Cảnh Sách” là luận Cảnh Sách của Ngài Qui Sơn.
Đây là bộ luận mà trong thiền môn nói riêng, giới xuất gia nói chung, coi như kinh của Phật. Thế nên ai xuất gia vào chùa, trong thời gian đầu học làm Sa Di, đều phải học thuộc lòng ba quyển gọi là Phật Tổ Tam Kinh; Kinh Tứ Thập Nhị Chương, Kinh Di Giáo, Qui Sơn Cảnh Sách.
Hai quyển đầu là lời Phật dạy được gọi là kinh thì đúng. Quyển Cảnh Sách của Ngài Qui Sơn đáng lý phải gọi là luận, tại sao lại gọi là kinh? Các vị thuở xưa thấy lời chỉ dạy sách tấn của Ngài rất thiết yếu, vừa thích hợp với chân lý, vừa phù hợp với căn cơ mọi người, nên các vị xem như lời Phật dạy, vì vậy mà gọi là kinh.
Quyển Qui Sơn Cảnh Sách đối với tất cả những người xuất gia còn trẻ, trong thời tập sự đã phải học thuộc lòng rồi. Nhưng hôm nay tôi đem ra giảng, vì đây là tác phẩm của một thiền sư (Tổ Qui Sơn) thuộc đời thứ tư sau Lục Tổ:
1. Nam Nhạc Hoài Nhượng
2. Mã Tổ Đạo Nhất
3. Bá Trượng Hoài Hải
4. Qui Sơn Linh Hựu
Ngài sinh năm 771 tịch năm 853. Quyển sách này ra đời vào khoảng cuối thế kỷ thứ tám hoặc đầu thế kỷ thứ chín. Ngài giáo hóa trên núi Qui, nơi đây có hơn 1500 thiền sinh qui tụ tu tập, nên Ngài có lời cảnh sách để răn nhắc chung toàn chúng.
Lời Ngài chẳng những có giá trị về đạo lý, mà còn có giá trị về văn chương, nên được trong thiền môn dùng để sách tấn toàn thể Tăng Ni. Bởi có giá trị như thế nên sau này có nhiều nhà giải thích:
1. Đời Tống, Ngài Thủ Toại chú đề tựa là “Qui Sơn Cảnh Chú” (1 quyển)
2. Đời Minh, Ngài Đạo Bá giải đề tựa là “Qui Sơn Cảnh Sách Chỉ Nam” Quyển này nằm trong bộ Phật Tổ Tam Kinh (1 quyển)
3. Đời Minh, Ngài Hoàng Tán chú, Ngài Khai Quýnh ký, đề tựa là “Qui Sơn Cảnh Sách Cú Thích Ký” (2 quyển). Tập sách này được các chùa đặc biệt dùng, vì cho lời giải của hai vị này đầy đủ nhất.
4. Đời Minh, Ngài Đại Hương chú giải đề tựa là “Cảnh Sách Chú” (1 quyển).
Dịch từ Hán sang Việt , có các vị:
1. Hòa Thượng Hành Trụ dịch từ quyển “Qui Sơn Cảnh Sách Cú Thích Ký” của Ngài Hoàng Tán và Khai Quýnh.
2. Pháp sư Kiểu dịch bản “Qui Sơn Cảnh Sách Chỉ Nam” của Ngài Đạo Bá.
3. Hòa Thượng Trí Quang dịch đề tựa là “Qui Sơn Cảnh Sách Văn” in trong tập luật Sa di và Sa di ni.
4. Thầy Hoàn Quan dịch trong Phật Tổ Tam Kinh.

Chánh văn “Qui Sơn Cảnh Sách” vừa cô đọng vừa có âm điệu, nên ở đây tôi giảng chánh văn để quí vị thấy giá trị văn chương và ý nghĩa cô đọng trong lời Ngài dạy.Trước giải thích tên luận .
Qui Sơn Cảnh Sách “Qui Sơn” là ngọn núi Qui, nơi Thiền Sư Linh Hựu giáo hóa bốn chúng. “Cảnh Sách” . Cảnh là đánh thức những người đang mê chưa ngộ. Người tu chúng ta tuy đã phát tâm xuất gia học đạo, song còn mê say trong dục lạc, thường quên lãng việc tu hành. Nên Ngài dùng phương tiện đánh thức chúng ta nhớ lại bổn phận và trách nhiệm của người xuất gia để nổ lực tiến tu, đó là cảnh. Sách nghĩa là roi da.
Thường người cỡi ngựa muốn cho ngựa chạy nhanh, dùng roi da tróc tróc cho nó chạy. Cũng vậy, muốn sách tấn thúc đẩy người ta cũng phải dùng lời để răn nhắc cho tiến. Tông chỉ của bộ luận này, chủ yếu của Tổ là đánh thức người tu chúng ta nổ lực tiến tới chổ cứu cánh của người xuất gia.
(TVHS)

+++++++++++++


* Sau đây là phần Chánh Văn (Cảnh sách)
Kèm theo là lời giải thích thuật ngữ và lời bình của VQ. Kính mời các Bạn vào xem và thảo luận cho sáng tỏ nghĩa lý.

Mô Phật.
 
Last edited:

Tự Độ

Registered
Phật tử
Tham gia
23/8/24
Bài viết
15
Điểm tương tác
12
Điểm
3
Đức Phật, chư Tổ nói là nói cái Thấy như Thực.
Điều cần nhấn mạnh ở đây là những lời Đức Phật, chư Tổ nói không có chủ thể, không nhắm đến đối tượng nào hết.

Đức Phật, chư Tổ. Hễ nói thì phải ở nơi vô ngôn mà nói nghĩa là quán xét rõ ràng từ Tâm (nơi vô ngôn) mà nói, cũng như phải chỉ thẳng Tâm (nơi vô ngôn) người mới nói.
Từ Tâm mà nói thì do Tâm không phân biệt, phủ nhận hay khẳng định, không lấy bỏ nên nói gì từ Tâm mà nói cũng không phạm vào Tứ Cú.

Học thiền là phải sáng mắt, đừng để Đức Phật, chư Tổ gạt.
Người khéo thấy được chỗ này là phải thấy được ở ngay nơi mình.

Thiền sư Sư Nhan mỗi ngày thường ngồi trên tảng đá, lâu lâu tự gọi:
"Ông chủ",
Tự đáp: "Dạ",
Tự nhắc: "Tỉnh, tỉnh, chớ để người lừa".
 

trừng hải

Well-Known Member
Quản trị viên
Tham gia
30/7/13
Bài viết
1,240
Điểm tương tác
876
Điểm
113
* Sau đây là phần Chánh Văn (Cảnh sách)
Kèm theo là lời giải thích thuật ngữ và lời bình của VQ. Kính mời các Bạn vào xem và thảo luận cho sáng tỏ nghĩa lý.

Mô Phật.

Kính Thầy Viên Quang

Bản Quy Sơn Cảnh Sách này trừng hải đã có xem qua hơn 25 năm trước; Không hiểu vì sao kể từ đó đến nay chưa hề đọc lại; nay được Thầy giới thiệu nên tự hỏi rằng "cảnh xưa" có khác?

Cung kính lắng nghe


trừng hải
 
Last edited:

vienquang2

Administrator
Quản trị viên
Tham gia
12/7/07
Bài viết
863
Điểm tương tác
849
Điểm
93
Bài 6.- Hành Nghiệp.

Chánh văn: Đoạn 1

Phù nghiệp hệ thọ thân, vị miễn hình lụy. Bẩm phụ mẫu chi di thể, giả chúng duyên nhi cộng thành. Tuy nãi tứ đại phù trì, thường tương vi bội.

Việt:

Do nghiệp lực trói buộc mà có thân, nên chưa thoát khỏi các khổ lụy về thân. Thọ nhận cái tinh huyết của cha mẹ, lại vay mượn các duyên mà hợp thành. Tuy nương nơi bốn đại mà duy trì nhưng bốn đại ấy thường chống trái lẫn nhau.

+++++++++

Phần giải thích và Thảo luận:

Phần I nầy lấy căn bản là Lý Duyên Sanh - Vô Ngã của Phật dạy.- Cụ thể là: Gọi là "con người" chúng ta. Sở dĩ có là do "Ngã Tướng". Nhưng "Ngã Tướng" không thật có. Chỉ do 1. Nghiệp và 2. Tinh cha huyết mẹ hợp lại mà thành. Tinh cha huyết mẹ lại do 4 Đại duy trì. Nên rốt lại là Vô Ngã, là Như Huyễn.

1. Nói về Nghiệp:

+ Trong kinh Tăng chi, Đức Phật nói rằng:“Này các Tỳ-kheo, ta gọi điều có ý chí (tác ý: cetanā) là nghiệp. Bởi chính ý chí mà chúng sanh tạo ra nghiệp qua thân, khẩu và ý”.

+ Thiện Ác nghiệp theo Kinh Pháp Cú :

1. Ý dẫn đầu các pháp,
Ý làm chủ, ý tạo;
Nếu với ý ô nhiễm,
Nói lên hay hành động,
Khổ não bước theo sau,
Như xe, chân vật kéo.

2. Ý dẫn đầu các pháp,
Ý làm chủ, ý tạo;
Nếu với ý thanh tịnh,
Nói lên hay hành động,
An lạc bước theo sau,
Như bóng, không rời hình.
(Phẩm Song Yếu)

Kính các Bạn. Ý Thức tạo thành Nghiệp Thiện hoặc Nghiệp Ác.- Và chính Nghiệp thiện hay ác này dẫn chúng sanh vào sanh tử luân hồi.

2. Sắc Uẩn:
Theo Phật dạy.- Con người do 5 Uẩn hợp thành.- Trong đó Sắc uẩn là tinh cha, huyết mẹ. 4 Uẩn còn lại là thuộc tinh thần. thì Nghiệp là Hành Uẩn. Nghĩa là Nghiệp là lực để vận hành guồng máy sanh tử luân hồi.
như bài kệ kinh Bác Nhã dạy:

Dòng sanh tử luân hồi
Do nghiệp nhân phiền não
Có sức chuyển tự tại
Chẳng ai ngăn cản được
Nghiệp nhân từ đời trước
Chuyến thành nhiều nghiệp quả
Nghiệp lực là mạnh nhất
Thể gian chẳng gì bằng
Người tạo nghiệp đời trước
Đời sau thọ quả bảo
Cứ thể lưu chuyển mãi
Chìm đắm trong sanh tử
(ĐT ĐL)
xe kéo.jpg

(Chúng ta lưu ý: Theo Chánh Pháp Phật: Ngã Chỉ là 5 Uẩn, 1 là Vật chất thuộc Sắc uẩn, 4 phần còn lại thọ, tưởng, hành, thức thuộc Tâm. cụ thể là Uẩn "Hành Nghiệp" (Tâm) đưa đến sanh tử luân hồi, mà không có cái Hồn (như thường kiến ngoại đạo lầm tưởng có đấng tạo hóa hoặc nó (hồn) dẫn sanh tử luân hồi).- Mà Hành Nghiệp cũng là duyên sanh như huyễn.- Tánh Không.- Đó là Lý Duyên Sanh - Vô Ngã của Phật dạy.- Nên rốt lại là Vô Ngã, là Như Huyễn. Mà đoạn I này Tổ muốn khai thị.
 
Last edited:

trừng hải

Well-Known Member
Quản trị viên
Tham gia
30/7/13
Bài viết
1,240
Điểm tương tác
876
Điểm
113
Bài 6.- Hành Nghiệp.

2. Sắc Uẩn:
Theo Phật dạy.- Con người do 5 Uẩn hợp thành.- Trong đó Sắc uẩn là tinh cha, huyết mẹ. 4 Uẩn còn lại là thuộc tinh thần. thì Nghiệp là Hành Uẩn. Nghĩa là Nghiệp là lực để vận hành guồng máy sanh tử luân hồi.
như bài kệ kinh Bác Nhã dạy:


xe kéo.jpg

Kính Thầy Viên Quang,

Nghiệp, Karma/Kamma là hành vi tạo tác của Thân, Khẩu, Ý. Thân hành, Khẩu hành thì dễ hiểu nhưng với Ý hành thì có điều cần phải xem xét.
Ý hành tức hành vi của Ý đó chính là Tư tưởng (Tư tưởng là hành vi của ý thức) được Phật đà chỉ đích danh là Cetana (Cetana/Tư chính là Nghiệp).
Cetana là một tâm sở thuộc Tâm sở biến Hành (Xúc, Cetana/Tư, Thọ, Tưởng, Tác ý) thuộc Thức duyên Hành cho nên có thể nói Nghiệp thuộc Thức hơn là Hành.
Cũng vì vậy chữ Hành Nghiệp có thể hiểu là các hành vi tạo nghiệp (Thân, Khẩu, Ý) hay Hành Nghiệp là Nghiệp theo duyên thời gian Quá khứ, Hiện tại, Vị lai tuân theo luật Duyên khởi.


trừng hải
 

vienquang2

Administrator
Quản trị viên
Tham gia
12/7/07
Bài viết
863
Điểm tương tác
849
Điểm
93
Bài 7.- Cảnh tỉnh lẽ Vô Thường của Hành Nghiệp.

Chánh văn Đoạn 2:

Hán-Việt:

Vô thường lão bịnh bất dữ nhân kỳ. Triêu tồn tịch vong, sát-na dị thế. Thí như xuân sương, hiểu lộ, thúc hốt tức vô, ngạn thọ, tỉnh đằng, khởi năng trường cửu. Niệm niệm tấn tốc, nhất sát-na gian, chuyển tức tức thị lai sanh. Hà nãi yến nhiên không quá?

Việt:

Vô thường già bệnh không hẹn một ai. Sớm còn tối mất, trong khoảng sát-na đã qua đời khác. Giống như sương của mùa xuân, móc của ban mai, chốc lát liền không, như cây bên bờ vực, như những thực vật leo mọc trên vách giếng, làm sao có thể lâu bền được!? Niệm niệm nhanh chóng nối nhau, trong một sát-na, chuyển hơi thở thì đã là đời sau. Làm sao có thể yên lòng để đời mình trôi qua vô ích như thế được?

+++++++++

Phần giải thích và Thảo luận:

Cụ Nguyễn Du nói:
Đã mang lấy nghiệp vào thân,
Cũng đừng trách lẫn Trời gần Trời xa...

Vâng ! "Nghiệp" là do ta tạo tác, mà không phải do ai ban bố, ép bức cho ta. Khi sự tạo tác của ta đã định hình trong "Huyễn Tâm" thì gọi là "Nghiệp Thức" (theo Bác Trừng Hải). Căn bản sâu xa của "Nghiệp Thức" đều do Vô minh tham. sân, si vọng hành. Thì lại gọi là "Hành Nghiệp".

+ Ở Tam Pháp Ấn. Phật dạy: Chư Hành Vô Thường.- Nghĩa là Những gì thuộc về "Hành" thì tánh chất của chúng là Vô Thường, mà Vô Thường là PHÁP SANH DIỆT.- Vô thường già bệnh thì không hẹn một ai. Bản chất Vô Thường là nhanh chóng lắm, Sớm còn tối mất, trong khoảng sát-na (ngắn ngủi) đã qua đời khác , giống như sương buổi sớm, nước đầu cành, nó mong manh tạm bợ, chốc lát liền tan thành không.

+ Sự Vô Thường sanh diệt chúng ta đừng tưởng nó lâu dài theo năm tháng !. Tổ dạy. Vô Thường theo "từng Niệm" kinh dạy: Một cái chớp mắt có 60 niệm khởi. Niệm niệm nó nhanh chóng sanh diệt như vậy đó.- Nên Tổ nhắc nhở: Niệm niệm tấn tốc, nhất sát-na gian, chuyển tức tức thị lai sanh. Hà nãi yến nhiên không quá?

+ Trong kinh 42 Chương Phật nói Sự thật Vô Thường này rất rõ ràng.- Phật hỏi một vị Tỳ Kheo:
- Mạng người sống được bao lâu?
Tỳ Kheo trả lời:
- Mạng người sống được vài hôm.
Phật nói:
- Ông chưa rõ đạo.
Phật hỏi vị khác, vị ấy trả lời:
- Mạng người sống chừng bữa ăn.
Phật cũng nói:
- Ông chưa thấy đạo
Phật lại hỏi vị khác nữa, vị ấy trả lời:
- Mạng người chỉ trong hơi thở
Phật nói:
- Ông đã thấy đạo. (hết trích)

+ Ngũ uẩn (trong đó có Hành uẩn- tức Nghiệp) - Theo HT. Th Viên Giác- Ngũ uẩn cũng được gọi là năm ràng buộc vì chỉ có Phật hay Araham mới không bị dính mắc nơi chúng. Đặc tính chung của chúng là Vô thường, Vô ngã và Khổ.

Hành uẩn (Sankhàra-khandha): Hành là từ gọi cho mọi hiện tượng sinh diệt như trong câu kệ «Chư hành vô thường«. Hành uẩn ở đây có nghĩa là các hiện tượng tâm lý mang tính chất tạo tác nghiệp, có năng lực đưa đến quả báo của nghiệp, nói cách khác là tạo động lực tái sinh. Hành uẩn là những hiện tượng tâm lý còn được gọi là tâm sở. Duy thức học chia thành 51 tâm sở gồm cả thọ, tưởng, tức là cảm giác và tri giác cũng gọi là hành. Nhưng ở đây không xếp cảm giác và tri giác vào nhóm hành vì chúng (thọ và tưởng) không có khả năng tạo nghiệp và quả của nghiệp.
Hành uẩn cũng có sáu loại do sự tiếp xúc giữa sáu giác quan và sáu đối tượng, hành còn gọi là Tư. Đức Phật dạy: «Này các Tỳ kheo, thế nào là hành? Có sáu tư thân này: sắc tư, thinh tư, hương tư, vị tư, xúc tư và pháp tư. Đây gọi là hành« (Tương Ưng Bộ kinh III).

Tư là động lực quyết định, là ý chí, ý muốn; tâm sở này tạo động lực dẫn dắt tâm ý theo xu hướng thiện, bất thiện. Một số tâm sở có tác động mạnh mẽ để hình thành nghiệp hay hành như: dục, xác định, niềm tin, tinh tấn, tham lam, sân hận, ngu si, kiêu mạn, tà kiến... Hành uẩn bao gồm mọi hiện tượng tâm lý, Đức Phật dạy: «Này các Tỳ kheo, phàm hành gì thuộc quá khứ, hiện tại hay vị lai, nội hay ngoại, thô hay tế, liệt hay thắng, xa hay gần, như vậy là hành uẩn« .

Tất cả những hiện tượng tâm lý, sinh lý hiện tại là kết quả của hành trong quá khứ, nghĩa là hành tạo nên một năng lực tiềm ẩn điều khiển thúc đẩy ở trong chiều sâu tâm thức mà trong kinh thường gọi là «phiền não tùy miên«, hay trong luận gọi là «câu sanh phiền não«. Chúng làm nền tảng và lực đẩy để hình thành một năng lực hành mới, dẫn dắt con người đi tới tương lai.
Hành uẩn tồn tại nhờ các điều kiện do duyên sinh nên chúng vô thường, trống rỗng và biến động bất tận.(trích 5 Uẩn- Thích Viên Giác)

+ Bản chất của "chúng sanh Hành Nghiệp" là do Thân hành, Khẩu hành, Ý hành theo sự sai sử của tham, sân, si - nên gọi là Vô Minh Hành.- Phật cũng có 3 Nghiệp nhưng do Trí Tuệ Hành. Chúng sanh không có được nên gọi là 18 Bất Cộng Pháp (riêng Phật mới có).- Nên chúng ta TU LÀ CHUYỂN NGHIỆP. BIẾN PHÀM THÀNH THÁNH.

Khi đã thành Phật, hoặc đắc A la Hán thì hết Nghiệp, thoát ly Sanh tử. Muốn vậy phải tu, như bài kệ cảnh tỉnh:
Screenshot (114).png

Ngày nay lại đã qua rồi
Mạng căn huyết mạch lần hồi khô khan.
Dường như cá cạn ở ao
Khổ thêm thời có chút nào vui đâu.
Cần tu tợ lửa đốt đầu
Đừng cho sái buổi như chầu đế vương.
Biết thân mỏng mảnh vô thường
Sớm còn tối mất lo phương tu hành.
 
Last edited:

An Long

Registered
Phật tử
Tham gia
3/11/21
Bài viết
1,489
Điểm tương tác
205
Điểm
63
Địa chỉ
Nam Định .Việt Nam
Kính Thầy Viên Quang,

Nghiệp, Karma/Kamma là hành vi tạo tác của Thân, Khẩu, Ý. Thân hành, Khẩu hành thì dễ hiểu nhưng với Ý hành thì có điều cần phải xem xét.
Ý hành tức hành vi của Ý đó chính là Tư tưởng (Tư tưởng là hành vi của ý thức) được Phật đà chỉ đích danh là Cetana (Cetana/Tư chính là Nghiệp).
Cetana là một tâm sở thuộc Tâm sở biến Hành (Xúc, Cetana/Tư, Thọ, Tưởng, Tác ý) thuộc Thức duyên Hành cho nên có thể nói Nghiệp thuộc Thức hơn là Hành.
Cũng vì vậy chữ Hành Nghiệp có thể hiểu là các hành vi tạo nghiệp (Thân, Khẩu, Ý) hay Hành Nghiệp là Nghiệp theo duyên thời gian Quá khứ, Hiện tại, Vị lai tuân theo luật Duyên khởi.


trừng hải
Kính Thầy Viên Quang Và Bác Trừng Hải, Để Không Làm Gián Đoạn MẠCH...Của Thầy Viên Quang ,An Long Xin Phép " Trích" Bài Viết Của Bác Trừng Hải Xang Một Đề Mục Khác Để Chia Sẻ Kiến Nhận Qua Trải Nghiệm . Mong Moị Người Cùng Thảo Luận .
 

Tự Độ

Registered
Phật tử
Tham gia
23/8/24
Bài viết
15
Điểm tương tác
12
Điểm
3
Vắn tắt:
Không thế chia ra rồi cho là có Thân hành, có Khẩu Hành, có Ý hành.
Vì Hành ở đây là Duyên Khởi cho tiến trình vận hành của Tâm thức phải có xảy ra cùng một lúc để thiết lập sự vận hành Nhân Quả.

Tiến trình sự vận hành của Thập Nhị Nhân Duyên.
Thân Khẩu Ý là Vô Minh Nhân Duyên thứ nhất.
Hành là Nhân Duyên thứ hai.
Thức là Nhân Duyên thứ ba....v....v.....

Người chấp Ngã luôn dính mắc vào Thân Khẩu Ý cho là Ta, của Ta.
Phải nhận xét cho rõ Thân Khẩu Ý là sản phẩm tưởng tượng tạo ra từ Tâm thức.
Tâm thức cũng không phải Ta, của Ta.

Tâm thức vận hành tất cả sinh hoạt ở con người theo Duyên Khởi tích tụ trong tàng thức (bộ não).

Vua Trần Nhân Tông nói "Con người là con Rối."

đức Thích-ca thiền quán được ngộ đạo Vô Ngã
Diệt ngã, xả ngã là vấn đề cốt lõi trong kho tàng Phật giáo. Hiểu rõ, thực chứng rốt ráo chân lý vô ngã là thành tựu Bồ đề Niết bàn vô thượng.
Quán sát vũ trụ nhân sinh, đức Thế tôn dạy:
"Tất cả pháp vô ngã"
Nghĩa là toàn bộ "hữu tình chúng sinh" và "vô tình chúng sinh" đều vô ngã.
Qua cái thấy trong Thiền Quán của Đức Phật loài động vật cũng như thực vật, khoáng vật đều:
Không có tính tự ngã,
Không có tính tự sinh,
Không có tính tự tồn,
Không có tính tự độc lập,
Không có tính bất biến và tính bất động.
 

vienquang2

Administrator
Quản trị viên
Tham gia
12/7/07
Bài viết
863
Điểm tương tác
849
Điểm
93
Bài 8.- Xuất thế tục Gia.

Đoạn 3

Hán-Việt:

Phụ mẫu bất cung cam chỉ, lục thân cố dĩ khí ly, bất năng an quốc trị bang, gia nghiệp đốn quyên kế tự, miến ly hương đảng, thế phát bẩm sư. Nội cần khắc niệm chi công, ngoại hoằng bất tránh chi đức, huýnh thoát trần thế, ký kỳ xuất ly.


Việt:

Đối với cha mẹ không dâng cho miếng ăn ngon ngọt, quyến thuộc cũng quyết rời bỏ xa lìa, không thể trị an việc nước, lại chấm dứt nối dõi nghiệp nhà, xa làng bỏ xóm, cắt tóc vâng thầy học Đạo. Vậy nên bên trong cần giữ được cái niệm công phu tu tập, bên ngoài thì mở rộng cái đức hạnh không tranh chấp, xa rời trần thế, cầu mong giải thoát.

+++++++++

Phần giải thích và Thảo luận:

Xuất Gia.- Nghĩa là ra khỏi gia đình thế tục. Ở thế gian cũng có từ đồng nghĩa. Đó là thoát ly gia đình. Ý là người làm việc đại sự, thì cũng phải không còn vương vần "nhi nữ thuờng tình".

+ Ví như. đứa bé, khi đến tuổi đi học, thì phải vứt bỏ vú mẹ, phải ra khỏi gia đình, để ngồi trên ghế nhà trường mà trao dồi học thức.

+ Người xuất gia tu Phật cũng vậy. Khi ra khỏi thế tục gia, thì: Đối với cha mẹ không gần gủi để dâng cho miếng ăn ngon ngọt, quyến thuộc cũng quyết rời bỏ xa lìa, không thể trị an việc nước, lại chấm dứt nối dõi nghiệp nhà, xa làng bỏ xóm, cắt tóc vâng thầy học Đạo.

+ Tâm ý lúc ấy Chỉ .- bên trong cần giữ được cái niệm công phu tu tập, bên ngoài thì mở rộng cái đức hạnh không tranh chấp, xa rời trần thế, cầu mong giải thoát.

+ Đó là chí nguyện của người xuất gia chân chánh. Để rồi khi đạt Đạo thì trở lại độ cha mẹ và gia đình. Ví như đứa trẻ lìa nhà để đi du học. Khi thành tài thì làm rạng Tổ vinh tông.- Mới là Đại Hiếu.

Screenshot (116).png
 
GÓP PHẦN LAN TỎA GIÁ TRỊ ĐẠO PHẬT

Ủng hộ Diễn Đàn Phật Pháp không chỉ là đóng góp vào việc duy trì sự tồn tại của Diễn Đàn Phật Pháp Online mà còn giúp cho việc gìn giữ, phát huy, lưu truyền và lan tỏa những giá trị nhân văn, nhân bản cao đẹp của đạo Phật.

Mã QR Diễn Đàn Phật Pháp

Ngân hàng Vietcombank

DUONG THANH THAI

0541 000 1985 52

Nội dung: Tên tài khoản tại diễn đàn - Donate DDPP (Ví dụ: thaidt - Donate DDPP)

TOP 5 Tài Thí

Bên trên