D

kiến thức hệ thống về Phật giáo nguyên thủy

DrThoai107

Registered
Phật tử
Tham gia
19/10/19
Bài viết
2
Điểm tương tác
1
Điểm
1
NAM MÔ THÍCH CA MÂU NI PHẬT
Kính bạch quý thầy, thưa quý vị đạo hữu !

Tôi đang muốn tìm hiểu kiến thức Phật học về Phật giáo nguyên thủy (hay còn gọi là Phật giáo Nam truyền) nhưng tài liệu tôi không tìm đựoc nhiều. Ngoài bộ kinh điển online có thể đọc ở budsas.org thì tôi đang cần một số kiến thức như:
- Hệ thống các vị sư tổ Phật giáo Nam truyền cả Việt Nam và nước ngoài (bao gồm cả Ấn Độ sau thời Đức Phật)
- Hệ thống hóa về giáo lý
- Hệ thống hóa về các phương pháp tu tập

Vậy nếu quý vị nào có tài liệu có thể cung cấp ít nhất một trong các nội dung trên thì xin chia sẻ để tôi xin ạ. Nếu có thể thì cho xin link đọc trực tuyến, hoặc nếu biết tên sách (sách in giấy) thì cũng xin chia sẻ giúp ạ.

Trân trọng cảm ơn nhiều ạ !
 
GÓP PHẦN LAN TỎA GIÁ TRỊ ĐẠO PHẬT

Ủng hộ Diễn Đàn Phật Pháp không chỉ là đóng góp vào việc duy trì sự tồn tại của Diễn Đàn Phật Pháp Online mà còn giúp cho việc gìn giữ, phát huy, lưu truyền và lan tỏa những giá trị nhân văn, nhân bản cao đẹp của đạo Phật.

Mã QR Diễn Đàn Phật Pháp

Ngân hàng Vietcombank

DUONG THANH THAI

0541 000 1985 52

Nội dung: Tên tài khoản tại diễn đàn - Donate DDPP (Ví dụ: thaidt - Donate DDPP)

DrThoai107

Registered
Phật tử
Tham gia
19/10/19
Bài viết
2
Điểm tương tác
1
Điểm
1
Anh bạn! anh vác trên mình cả một pho kinh điển mà kinh điển Nam Truyền, mới chỉ có một chương trong đó lại còn đi tìm cái gì nữa? các cụ đã nói đừng chạy đi đâu nữa ngoài kia không có gì cả , Phật không ở trong chùa , kinh sách là giấy mực.... ăn một thứ mà nhai kỹ thì no lâu mà lại hấp thụ tốt , tiêu hóa chuẩn cơ thể cường tráng, cứ ra nhà hàng ham lẩu thập cẩm.... ăn nhiều là ung thư, vì nó ướp đủ thứ , nhìn đẹp ngon mồm nhưng độc lại ngấm từ từ, chi bằng vườn nhà cha mẹ để lại , cày cuốc lấy mà ăn chả thiếu thứ gì là không trồng được, đèn dầu trên bàn thờ là lửa sao lại phải sang hàng xóm đi xin. đi nhiều mỏi chân nghe nhiều thêm loạn, sao không ngủ một giấc cho khỏe khoắn rồi tỉnh giấc mà nhớ lời mẹ cha..........

Cảm ơn đạo hữu đã trả lời.

Nhưng tôi đọc kinh điển không hiểu hết được. Và theo tôi nghĩ kinh điển chỉ dạy giáo lý tu hành, còn kiến thức Phật giáo sau thời Đức Phật thì tôi ko biết ở đâu. Tôi cần một bộ giáo trình có kiến thức được hệ thống hóa.
 

vienquang6

Ban Cố Vấn Chủ Đạo Diễn Đàn - Quyền Admin
Thành viên BQT
ĐÃ TIẾN CÚNG
Tham gia
6/2/07
Bài viết
3,869
Điểm tương tác
920
Điểm
113
Bạn có thể vào địa chỉ này xem, tìm hiểu và tìm tài liệu.


kính chúc Bạn thỏa nguyện.

Mến.
 

H-P

Registered
Phật tử
Tham gia
4/8/24
Bài viết
11
Điểm tương tác
3
Điểm
3
Chào bạn @DrThoai107

Tôi muốn tìm người trao đổi về kinh pali trong phái nam truyền.
Bạn quan tâm "Hệ thống hóa về các phương pháp tu tập"? Cách bạn dùng chữ "hệ thống hóa" đi vào bản chất vấn đề mà nhiều người gặp phải khi đọc kinh pali vì các kinh không được sắp xếp theo hệ thống logic cho lắm:
  • các kinh Trường Bộ và Trung Bộ xếp theo độ dài,
  • các kinh Tăng chi bộ xếp theo con số được nhắc trong mỗi kinh,
  • các kinh Tương ưng bộ sắp xếp có phần hệ thống, theo chủ đề, thành 5 tập:
  • tập II gồm các tương ưng (nhóm kinh) về duyên khởi
  • tập III gồm các tương ưng về uẩn
  • tập IV gồm các tương ưng về sáu xứ
  • tập V gồm các tương ưng về con đường tu tập

Thứ tự của 4 tập này hợp lí ở chỗ: đầu tiên là tập II, đặc biệt là tương ưng I - tổng quát về duyên khởi - tập khởi và đoạn diệt của khổ. Sau đó đến tương ưng I của tập III và IV đi sâu vào những chi tiết về tập khởi và đoạn diệt khổ thể hiện qua 5 uẩn và 6 xứ. Tập V đi vào các cách tu tập để diệt khổ.

Tuy nhiên trong mỗi nhóm tương ưng thì các kinh không hẳn được sắp xếp hợp lí. SN II.sI(a).I:X - MC:
"3) Rồi này các Tỷ-kheo, Ta lại suy nghĩ như sau: "Cái gì có mặt, già, chết có mặt? [___] [đến hết]"

Kinh này là ẩn sĩ Gotama khám phá ra nguồn gốc của khổ, lẽ ra cần được xếp là kinh đầu tiên trong phần về 4 thánh đế thì lại xếp vào kinh X, phẩm I, tương ưng I, tập II, tương ưng bộ.

Đây là điểm không hợp lí về thứ tự các kinh.

Sau khi xong phần về đời thường mới tới phần về nhân quả rồi mới tới phần về giải thoát. Thứ tự mà ẩn sĩ Gotama giảng là dần dần như sau:

"9. Rồi Thế Tôn thuận thứ thuyết pháp cho tướng quân Sìha, tức là thuyết về bố thí, thuyết về giới, thuyết về các cõi Trời, trình bày sự nguy hiểm, sự hạ liệt, sự nhiễm ô của các dục, những lợi ích của xuất ly. Khi Thế Tôn biết tướng quân Sìha, tâm đã sẵn sàng, tâm đã nhu thuận, tâm không triền cái, tâm được phần khởi, tâm được hoan hỷ, Ngài mới thuyết những pháp được chư Phật tán dương đề cao: "Khổ, Tập, Diệt, Ðạo"." (AN VIII.II:II - MC)

đối với người mới tìm hiểu thì khó mà hiểu ngay 4 thánh đế nếu chưa hiểu sơ bộ nhân quả. Người không hiểu đời sau thì không hiểu được sự hình thành vòng luân hồi chết - tái sinh. Và đầu tiên, đối với người đời khi còn lo những vấn đề về: bản thân, sức khỏe, công việc, tài sản, gia đình, bạn bè, thầy giáo, cộng đồng, đất nước, thế giới, khi còn muốn hưởng thụ những mặt này thì việc tìm hiểu về giải thoát bị giới hạn.

Một số kinh pali có nói đến cách giải quyết vấn đề về những mặt này trong đời thường, từ đó người đời tìm được gợi ý để bớt khổ, tìm được sự hưởng thụ lành mạnh. Ví dụ một điều cần thiết cho người đời là tin vào đâu.

Sau khi ngồi xuống một bên, các người Kàlàmà ở Kesaputta bạch Thế Tôn:

- Có một số Sa-môn, Bà-la-môn, bạch Thế Tôn, đi đến Kesaputta. Họ làm sáng tỏ, làm chói sáng quan điểm của mình, nhưng họ bài xích quan điểm người khác, khinh miệt,chê bai, xuyên tạc. Bạch Thế Tôn, lại có một số Sa-môn, Bà-la-môn khác cũng đi đến Kesaputta, họ làm sáng tỏ, làm chói sáng quan điểm của mình, nhưng họ bài xích quan điểm người khác, khinh miệt, chê bai, xuyên tạc. Ðối với họ, bạch Thế Tôn, chúng con có những nghi ngờ phân vân: "Trong những Tôn giả Sa-môn này, ai nói sự thật, ai nói láo?"

3. - Ðương nhiên, này các Kàlàmà, các Ông có những nghi ngờ! Ðương nhiên, này các Kàlàmà, các Ông có những phân vân! Trong những trường hợp đáng nghi ngờ, các Ông đương nhiên khởi lên phân vân.

Này các Kàlàmà, chớ có tin vì nghe báo cáo, chớ có tin vì nghe truyền thuyết; chớ có tin vì theo truyền thống; chớ có tin vì được kinh điển truyền tụng; chớ có tin vì lý luận suy diễn; chớ có tin vì diễn giải tương tự; chớ có tin vì đánh giá hời hợt những dữ kiện; chớ có tin vì phù hợp với định kiến; chớ có tin vì phát xuất từ nơi có uy quyền, chớ có tin vì vị Sa-môn là bậc đạo sư của mình.

(AN III.VII: (65) – MC)

Bạn nghĩ sao về đoạn này? Rất mong được trao đổi với bạn về kinh pali. Tôi có nhắn tin riêng cho bạn.

Trân trọng,
 

trừng hải

Well-Known Member
Thành viên BQT
Tham gia
30/7/13
Bài viết
1,327
Điểm tương tác
955
Điểm
113
Chào đạo hữu H-P

Khi bạn cho rằng Tạng kinh Pali sắp xếp không logics vậy thì theo bạn khái niệm "logic trong việc sắp xếp" phải tương ưng với hệ quy chiếu nào?
Theo chỗ hiểu biết của Trừng Hải thì việc sắp xếp Tạng kinh Pali/Theravada là tối ưu nhất rồi.

Chờ sự giải đáp của H-P


Trừng Hải
 

Hiếu

Registered
Phật tử
Tham gia
21/9/16
Bài viết
185
Điểm tương tác
89
Điểm
28
Nơi ở
Hồ Chí Minh.
Chào bạn @DrThoai107

Tôi muốn tìm người trao đổi về kinh pali trong phái nam truyền.
Bạn quan tâm "Hệ thống hóa về các phương pháp tu tập"? Cách bạn dùng chữ "hệ thống hóa" đi vào bản chất vấn đề mà nhiều người gặp phải khi đọc kinh pali vì các kinh không được sắp xếp theo hệ thống logic cho lắm:
  • các kinh Trường Bộ và Trung Bộ xếp theo độ dài,
  • các kinh Tăng chi bộ xếp theo con số được nhắc trong mỗi kinh,
  • các kinh Tương ưng bộ sắp xếp có phần hệ thống, theo chủ đề, thành 5 tập:
  • tập II gồm các tương ưng (nhóm kinh) về duyên khởi
  • tập III gồm các tương ưng về uẩn
  • tập IV gồm các tương ưng về sáu xứ
  • tập V gồm các tương ưng về con đường tu tập

Thứ tự của 4 tập này hợp lí ở chỗ: đầu tiên là tập II, đặc biệt là tương ưng I - tổng quát về duyên khởi - tập khởi và đoạn diệt của khổ. Sau đó đến tương ưng I của tập III và IV đi sâu vào những chi tiết về tập khởi và đoạn diệt khổ thể hiện qua 5 uẩn và 6 xứ. Tập V đi vào các cách tu tập để diệt khổ.

Tuy nhiên trong mỗi nhóm tương ưng thì các kinh không hẳn được sắp xếp hợp lí. SN II.sI(a).I:X - MC:
"3) Rồi này các Tỷ-kheo, Ta lại suy nghĩ như sau: "Cái gì có mặt, già, chết có mặt? [___] [đến hết]"

Kinh này là ẩn sĩ Gotama khám phá ra nguồn gốc của khổ, lẽ ra cần được xếp là kinh đầu tiên trong phần về 4 thánh đế thì lại xếp vào kinh X, phẩm I, tương ưng I, tập II, tương ưng bộ.

Đây là điểm không hợp lí về thứ tự các kinh.

Sau khi xong phần về đời thường mới tới phần về nhân quả rồi mới tới phần về giải thoát. Thứ tự mà ẩn sĩ Gotama giảng là dần dần như sau:

"9. Rồi Thế Tôn thuận thứ thuyết pháp cho tướng quân Sìha, tức là thuyết về bố thí, thuyết về giới, thuyết về các cõi Trời, trình bày sự nguy hiểm, sự hạ liệt, sự nhiễm ô của các dục, những lợi ích của xuất ly. Khi Thế Tôn biết tướng quân Sìha, tâm đã sẵn sàng, tâm đã nhu thuận, tâm không triền cái, tâm được phần khởi, tâm được hoan hỷ, Ngài mới thuyết những pháp được chư Phật tán dương đề cao: "Khổ, Tập, Diệt, Ðạo"." (AN VIII.II:II - MC)

đối với người mới tìm hiểu thì khó mà hiểu ngay 4 thánh đế nếu chưa hiểu sơ bộ nhân quả. Người không hiểu đời sau thì không hiểu được sự hình thành vòng luân hồi chết - tái sinh. Và đầu tiên, đối với người đời khi còn lo những vấn đề về: bản thân, sức khỏe, công việc, tài sản, gia đình, bạn bè, thầy giáo, cộng đồng, đất nước, thế giới, khi còn muốn hưởng thụ những mặt này thì việc tìm hiểu về giải thoát bị giới hạn.

Một số kinh pali có nói đến cách giải quyết vấn đề về những mặt này trong đời thường, từ đó người đời tìm được gợi ý để bớt khổ, tìm được sự hưởng thụ lành mạnh. Ví dụ một điều cần thiết cho người đời là tin vào đâu.

Sau khi ngồi xuống một bên, các người Kàlàmà ở Kesaputta bạch Thế Tôn:

- Có một số Sa-môn, Bà-la-môn, bạch Thế Tôn, đi đến Kesaputta. Họ làm sáng tỏ, làm chói sáng quan điểm của mình, nhưng họ bài xích quan điểm người khác, khinh miệt,chê bai, xuyên tạc. Bạch Thế Tôn, lại có một số Sa-môn, Bà-la-môn khác cũng đi đến Kesaputta, họ làm sáng tỏ, làm chói sáng quan điểm của mình, nhưng họ bài xích quan điểm người khác, khinh miệt, chê bai, xuyên tạc. Ðối với họ, bạch Thế Tôn, chúng con có những nghi ngờ phân vân: "Trong những Tôn giả Sa-môn này, ai nói sự thật, ai nói láo?"

3. - Ðương nhiên, này các Kàlàmà, các Ông có những nghi ngờ! Ðương nhiên, này các Kàlàmà, các Ông có những phân vân! Trong những trường hợp đáng nghi ngờ, các Ông đương nhiên khởi lên phân vân.

Này các Kàlàmà, chớ có tin vì nghe báo cáo, chớ có tin vì nghe truyền thuyết; chớ có tin vì theo truyền thống; chớ có tin vì được kinh điển truyền tụng; chớ có tin vì lý luận suy diễn; chớ có tin vì diễn giải tương tự; chớ có tin vì đánh giá hời hợt những dữ kiện; chớ có tin vì phù hợp với định kiến; chớ có tin vì phát xuất từ nơi có uy quyền, chớ có tin vì vị Sa-môn là bậc đạo sư của mình.

(AN III.VII: (65) – MC)

Bạn nghĩ sao về đoạn này? Rất mong được trao đổi với bạn về kinh pali. Tôi có nhắn tin riêng cho bạn.

Trân trọng,
Chào các bác,

Biển Phật Pháp mà các bác học tập theo cách này thì không khả thi cho lắm vì đời các bác ngắn mà Phật thuyết giảng 49 năm, các bác mỗi ngày dành được bao nhiêu thời gian để học và hành đây ? Và từ nay tới lúc ấy các bác còn lại bao nhiêu ngày ?

1. Đầu tiên, Phật nói Kinh ra từ nội tâm Phật. Mà Tâm mình và Tâm Phật không khác, cho nên muốn thấu tỏ Kinh Phật phải quay về nội tâm của chính mình.

2. Tất cả các pháp hành trong Kinh giáo đều quay về hai hướng: Chỉ và Quán hay còn gọi là Samatha và Tam ma bát đề.

Chỉ là ngăn dừng cái hoạt động đã thành quen của thân, miệng và suy nghĩ; trước là thói hư tật xấu, sau là lăng xăng không ngừng nghỉ. Quán là hiểu rõ đối tường làm dính mắc, bám chấp, kẹt cứng, trói buộc tâm hồn; rồi buông xả nó khiến nội tâm trở nên thanh tịnh.

Rột cục mục đích là muốn làm tâm vắng lặng, định tĩnh, thanh tịnh, dễ bảo nghe lời, tâm hồn nhiên, tâm vô tư lự.

3. Học Phật Pháp là để khai mở Trí Huệ, khai mở Phật Trí hay là Bát Nhã Trí, từ Trí này Tam tạng 12 bộ Kinh ra đời. Muốn khai trí thì phải dẹp bỏ si mê. Gốc của si mê là hiểu biết không đúng. Hiểu sai mà lai cố hiểu bằng suy đoán, lý luận, so sánh, phân biệt v..v dùng ý thức nhị nguyên thì lại càng xa với Trí Huệ Bát Nhã. Phải phá bỏ gốc si bằng việc hướng vào nội tâm thanh tịnh mà tìm lời giải đáp. Ấy gọi là Thiền na. Cũng gọi là Phật Thừa.

A Di Đà Phật.
 

Hiếu

Registered
Phật tử
Tham gia
21/9/16
Bài viết
185
Điểm tương tác
89
Điểm
28
Nơi ở
Hồ Chí Minh.
Chào các bác,

Biển Phật Pháp mà các bác học tập theo cách này thì không khả thi cho lắm vì đời các bác ngắn mà Phật thuyết giảng 49 năm, các bác mỗi ngày dành được bao nhiêu thời gian để học và hành đây ? Và từ nay tới lúc ấy các bác còn lại bao nhiêu ngày ?

1. Đầu tiên, Phật nói Kinh ra từ nội tâm Phật. Mà Tâm mình và Tâm Phật không khác, cho nên muốn thấu tỏ Kinh Phật phải quay về nội tâm của chính mình.

2. Tất cả các pháp hành trong Kinh giáo đều quay về hai hướng: Chỉ và Quán hay còn gọi là Samatha và Tam ma bát đề.

Chỉ là ngăn dừng cái hoạt động đã thành quen của thân, miệng và suy nghĩ; trước là thói hư tật xấu, sau là lăng xăng không ngừng nghỉ. Quán là hiểu rõ đối tường làm dính mắc, bám chấp, kẹt cứng, trói buộc tâm hồn; rồi buông xả nó khiến nội tâm trở nên thanh tịnh.

Rột cục mục đích là muốn làm tâm vắng lặng, định tĩnh, thanh tịnh, dễ bảo nghe lời, tâm hồn nhiên, tâm vô tư lự.

3. Học Phật Pháp là để khai mở Trí Huệ, khai mở Phật Trí hay là Bát Nhã Trí, từ Trí này Tam tạng 12 bộ Kinh ra đời. Muốn khai trí thì phải dẹp bỏ si mê. Gốc của si mê là hiểu biết không đúng. Hiểu sai mà lai cố hiểu bằng suy đoán, lý luận, so sánh, phân biệt v..v dùng ý thức nhị nguyên thì lại càng xa với Trí Huệ Bát Nhã. Phải phá bỏ gốc si bằng việc hướng vào nội tâm thanh tịnh mà tìm lời giải đáp. Ấy gọi là Thiền na. Cũng gọi là Phật Thừa.

A Di Đà Phật.
Đoạn Phật thừa này, em nói rõ thêm chút:

Phật xuất gia vì thấy cảnh sinh lão bệnh tử đang trói buộc kiếp người, là gông cùm mà nhân loại không ai biết cách thoát ra khỏi nó. Với niềm tin và lòng dũng cảm, Phật biết có con đường giải thoát, và quyết tâm đi tìm con đường giải thoát sinh tử ấy.

Như Kinh hay nói: Ta tự mình bị sinh già chết lại đi tìm cầu những thứ cũng bị sinh già chết, cho nên Ta phải tìm ra cái thứ không già chết, cái thứ vô thượng an ổn, thoát khỏi tất cả khổ ách này.

Do nhân ấy và duyên 5 năm tầm đạo 6 năm khổ hạnh 49 ngày thiền định, mà câu hỏi lớn có cái gì không già chết không khổ nào chăng ? Đã được giải đáp nhờ Phật quay lại truy vấn nơi nội tâm, mà Phật gọi là định tĩnh, thuần tịnh không cấu nhiễm, nhu nhuyễn dễ sử dụng.

Phật hỏi chính mình với nội tâm thanh tịnh câu hỏi này:

- Ta có mặt trong thời quá khứ hay ta không có mặt trong thời quá khứ ?

- Nếu ta có mặt trong thời quá khứ, ta có mặt với hình dạng nào, gia cảnh ra sao ?

V...v Rõ ràng nhu thế, từng câu hỏi về bản thân được đặt ra, được gieo vào nội tâm thanh tịnh, và được nội tâm thanh tịnh trả lời.

Vậy Giới là chỉ, quán là định, Huệ là Thiền. Nhân giới sinh định, từ định phát huệ, nhân huệ phá si, trừ si thì tham sân diệt. Nội tâm Phật tròn đầy sáng tỏ, từ đây quán chiếu cảnh duyên căn cơ nơi chốn thời điểm mà thuyết giảng ra thành Tam Tạng Giáo điển lưu truyền cho tới ngày nay.

A Di Đà Phật.
 

trừng hải

Well-Known Member
Thành viên BQT
Tham gia
30/7/13
Bài viết
1,327
Điểm tương tác
955
Điểm
113
Quí vị phải quán sét cho tường tận, Pháp duyên hợp sinh ra muôn pháp, cho nên muôn pháp là hư dối.
Do thấu triệt được Pháp lý duyên hợp, mà phá tan mọi cố chấp.
Không có gì trên thế gian là thật, kể cả xuất thế gian cũng không thật luôn.

Bởi vì xuất thế gian là đối với thế gian mà nói.
Thế gian đã không thật có thì xuất thế gian làm gì có được.
Hòa thượng Trúc Lâm Yên Tử

Hề hề,

Hòa thượng Trúc lâm Yên tử là ai vậy? Hề hề, nói lời gì mà ngộ nghĩnh thế?! Thế gian đã "không thật có" thì nói "xuất thế gian" làm cái cóc gì!? Hay đây là lời của Tự Độ "nhái" lại nên thất bổn?

Trừng Hải
 
Sửa lần cuối:

trừng hải

Well-Known Member
Thành viên BQT
Tham gia
30/7/13
Bài viết
1,327
Điểm tương tác
955
Điểm
113
Có ai muốn biết Hòa thượng Thích Duy Lực là cái cóc gì nói cái cóc gì cũng không thật thì nói lời Phật nói chẳng đúng, chẳng phải chân lý làm cái cóc chi vậy nè.

Ở đây nêu ra bảy chỗ gạn hỏi Tâm,
Ý Phật là muốn đưa A Nan thẳng đến chỗ tự ngộ, lời Phật chẳng phải chân lý.

Phật chỉ dùng thuốc giả (lời Phật) để trị bịnh giả của A Nan.

Tại sao nói là bệnh giả? Vì những kiến chấp của A Nan vốn chẳng thật.

Tại sao nói thuốc giả? Vì lời phá chấp của Phật cũng chẳng thật.

Cũng như A Nan nói tâm ở trong thân, ở ngoài thân, cho đến nói vô trước là
tâm, kỳ thật không phải có chỗ chẳng đúng hay chẳng sai, vì chấp nhất định
ở một chỗ, nên Phật nói chẳng đúng.

Nếu bệnh chấp chưa hết thì có thể nêu ra vô số chỗ, chứ đâu phải chỉ có bảy chỗ ư?
Nếu bệnh chấp đã hết thì một chỗ cũng chẳng có, nói gì đến bảy chỗ!
Tự tánh vốn bất nhị, nếu chấp theo lời Phật,
cho "thật chẳng ở trong" là nhị,
cho "thật chẳng ở ngoài" cũng là nhị,
cho đến bất cứ có ở một chỗ nào, hay
chẳng ở một chỗ nào đều là nhị.
Tại sao?
Vì nếu có ở một chỗ này thì những chỗ kia không có, chỗ có chỗ không tức là nhị. Nên Phật nói:
Phàm hữu ngôn thuyết, giai phi thật nghĩa.

Hề hề,

Có biết "ngôn thuyết" là gì không? Trả lời trực tiếp nghe xem cái nào!
He he, Tự Độ mà cứ suốt ngày trích dẫn người này, phê phán người kia làm cái...cóc gì vậy?

Trừng Hải
 

trừng hải

Well-Known Member
Thành viên BQT
Tham gia
30/7/13
Bài viết
1,327
Điểm tương tác
955
Điểm
113
Với Phật:
Phàm có lời nói đều chẳng phải nghĩa thật.
Lời đức Phật nói còn chẳng có nghĩa lý gì cả thì quí vị cần biết cái cóc gì là hòa thượng Trúc Lâm Yên Tử?

Hề hề,

Trả lời thẳng câu hỏi "ngôn thuyết" là gì đi chứ!
Lời Đức Phật dạy thì có Tứ Tất Đàn, hoặc đối tượng, hoặc chủ thể, hoặc hóa pháp hoặc đệ nhất nghĩa. Nên tùy thời, tùy cơ cảm, tùy nghi, tùy địa vị...cả thảy đều là chân lý. Nhưng khi phàm phu vô văn "nhái" lại lời đó thì mới không có nghĩa thật.
Như thế nào gọi là vô văn phàm phu? Đó là những hữu tình không thấy, hiểu, thực hành liên châu pháp.
Phép liên châu là gì? Tự tìm hiểu, hề hề thì tốt hơn (nghe thụ động).

Trừng Hải
 

Hiếu

Registered
Phật tử
Tham gia
21/9/16
Bài viết
185
Điểm tương tác
89
Điểm
28
Nơi ở
Hồ Chí Minh.
Hí hí,

Nghe cái giọng văn, em đoán bác Tự Độ thực ra là hóa thân của bác Dừng phải chăng ? hí hí

Em nhớ ở đâu đó em có đối đáp với bác Dừng, và nói khoáy rằng, bác đặt tên là Dừng phải chăng là muốn dừng mà dừng chưa được ?

Nay bác có danh mới là Tự độ, thế thì phải chăng bác đặt là tự độ là muốn tự độ mà tự độ cũng chẳng xong ư ? Hí hí.

Em nói thật, Phật Pháp Đại thừa tối cao tối thượng tối đệ nhất mà rơi vào tay mấy bác thì như mà đem Trang Tử Nam Hoa Kinh đặt vào miệng của phường say nhậu vậy á, không ra cái thể thống gì hết. Hí hí

Những gì tiếp theo, màu xanh đánh số là của bác Tự độ, màu trắng đỏ là lời em bình phẩm.

1. Tất cả sinh hoạt trong cuộc sống này của quí vị đều do Pháp vận hành.
Sự mong muốn tìm sự hiểu biết của quí vị là do trò chơi puzzles của Tâm Thức.


Phật hay dùng từ pháp là chỉ cho đối tượng được tâm thức nhận diện, đối tượng ấy có khi là cả chính bản thân tâm thức ấy, nên có pháp hữu vi, pháp vô vi, có hữu hình có vô hình, có hữu tướng có vô tướng, có hữu tưởng có phi tưởng v...v tóm lại phàm cái gì có thể gọi tên dù là hoa đốm (cái không thật) cũng đều gọi là pháp cả.

Thế thì, "hành vi sinh hoạt trong cuộc sống" và "quí vị" mà bác Tự độ nói đến cũng là Pháp. Theo cách các cháu lớp 1 hay tìm ẩn số x và y thì ta có thể thay thế chúng cho nhau sẽ thành mệnh đề sau:

Tất cả pháp của pháp đều do pháp vận hành.

Sự mong muốn trình bày Phật pháp của bác Tự độ nó mới là "trò chơi puzzles của tâm thức" đó.

2. Chúng sinh do mê lầm mà phải chịu sanh tử, Phật nói pháp Tứ đế để diệt sanh tử.
Do mê lầm nên gọi là chúng sanh, cũng do mê lầm nên hữu tình chúng sanh đành cam chịu trong luân hồi sinh tử, chịu đựng quen rồi cho nên đến nối chẳng dám nghĩ tới mình có thể thoát ra khỏi. Pháp Tứ đế là để trừ diệt cái mê lầm, chứ nào có "diệt sanh tử" được, bằng chứng là Phật Pháp ngay khi còn tại Ấn Độ hơn 2600 trước tới nay, sanh tử vẫn cứ là định luật bất biến , là pháp ấn chắc thật: vô thường, đó ư ?
Vậy phải biết là chúng sanh cam chịu sanh tử vì theo nghiệp luân chuyển, bậc Chánh giác tùy duyên hóa độ mà tùy thuận sanh tử tới lui tự tại tùy nguyện tùy ý mà thọ sinh. Vậy sanh tử chẳng có diệt mất, chỉ có kẻ mê lầm là bị sanh tử trói buộc chẳng có ngày tự do thế thôi.


3. Quí vị phải quán sét cho tường tận, Pháp duyên hợp sinh ra muôn pháp, cho nên muôn pháp là hư dối.

Duyên hợp là đặc tính của các pháp, chứ không phải Ngã Thể mà sinh ra muôn pháp, các pháp do duyên hợp nên không có chắc thật, hay gọi là giả tạm, nó không "hư dối", hư dối là nhận thức sai lầm về các pháp, bởi nếu hư dối thì cần gì ăn uốn ngủ nghỉ chi cho mệt ? Phật cũng chẳng cần ăn thì khất thực cũng là việc chẳng cần làm, cứ tới ngày tới giờ nói đạo lý vậy thôi !

Các pháp duyên hợp, thì các duyên này vốn vô sanh vô nhân, đồng là bản thể chân như của diệu giác. Do đó không thể trừ diệt hay phá hoại sự "diệu hữu" của các pháp. Cho nên Phật nói rằng: dù ta ra đời hay không ra đời, các pháp xưa nay vốn như thế.

Hí hí,

Đấy là em chỉ quơ đại một vài ý được bác Tự độ gõ ra, nguồn gốc thì không rõ ràng, nhưng đạo lý thì nó làm "tê liệt" não bộ của những người tìm cầu chân lý minh bạch sáng tỏ của Phật pháp vô thượng.

Em khuyên bác nên vứt hết cái mớ lộn xộn bác cho là "Chánh tri kiến" ở trong não bác đi, làm lại từ đầu và hãy là tờ giấy trắng chưa vết mực, như thế ấy có khi lại đi xa hơn trên đạo lộ giải thoát cũng nên.

A Di Đà Phật.
 

DuyLong

Registered
Phật tử
Tham gia
15/11/24
Bài viết
184
Điểm tương tác
35
Điểm
28
Tự Độ chấp cái "chết" là thành Phật. Nhưng có người thì sợ chết, người thích chết. Người thích chết mà được chết như vớ được VÀNG đó lại thành Ma. Người sợ chết mà tìm cách để CHẾT thì đó là đúng đạo Phật. Ưng vô sở trụ mới đạt đạo.
 

DuyLong

Registered
Phật tử
Tham gia
15/11/24
Bài viết
184
Điểm tương tác
35
Điểm
28
Với Phật:
Phàm có lời nói đều chẳng phải nghĩa thật.
Lời đức Phật nói còn chẳng có nghĩa lý gì cả thì quí vị cần biết cái cóc gì là hòa thượng Trúc Lâm Yên Tử?
Lời THẬT NGHĨA không phải là lời KHÔNG nghĩa. Lời thật nghĩa là lời mà nghe có vẻ cay nghiệt, khó nghe nhưng đúng, không thiên vị, không bênh vực mình, lời đó là lời toà án sử phạt nghiêm minh cho hành vi hưởng thụ sai trái. Mọi hưởng thụ đều sai trái và không có ngoại lệ.
Bạn sợ cái KHÔNG đến vậy thì bạn phải chết thì mới đắc đạo. Cái chết của bạn minh chứng cho quả vị Phật của bạn.
Tôi vừa nói lời thật nghĩa đó, bạn làm nổi không?
 

DuyLong

Registered
Phật tử
Tham gia
15/11/24
Bài viết
184
Điểm tương tác
35
Điểm
28
Với Phật:
Phàm có lời nói đều chẳng phải nghĩa thật.
Lời đức Phật nói còn chẳng có nghĩa lý gì cả thì quí vị cần biết cái cóc gì là hòa thượng Trúc Lâm Yên Tử?
Bạn biết vì sao Phật nói "ta không nói lời nào..." nghĩa là gì không? Bạn biết Niêm hoa vi tiếu không? Niêm HVT là Phật sợ người khác lấy hết cái KHỔ của mình đó, sợ dạy cho người khác rồi họ không tu phần họ mà lấy hết cái ĐÁNH chính mình của Phật. Do vậy ngài Ca Diếp mới mỉm cười
 

Hiếu

Registered
Phật tử
Tham gia
21/9/16
Bài viết
185
Điểm tương tác
89
Điểm
28
Nơi ở
Hồ Chí Minh.
Tự Độ là?
Quí vị là?
Pháp là Tự Độ?
Pháp là quí vị?
Vậy Tự Độ là quí vị?
đức Phật là? ta không phải ta. ta không phải của ta..aka không thật.
Vậy mấy cái cóc khỉ gì không thật hú (ngôn thuyết) tứ tất đàn cho mấy cái gì cóc khỉ gì không thật để làm mấy cái cóc khỉ thành Phật không thật được sao?

Pháp gì đó đó! Cho dù đức Phật có xuất hiện hay không xuất hiện thì Pháp đó đó có dính dáng gì đến đức Phật là cái gì đó không thật.

Pháp gì đó đó! Cho đức Phật có hú (ngôn thuyết) hay không hú (ngôn thuyết) cũng có dính dáng gì đến mấy cái cóc khỉ gì đó đó cũng không thật.

Pháp chẳng có dính dáng gì ba cái chuyện tào lao của mấy cái cóc khỉ kêu, vượn hú không thật như là "Các pháp duyên hợp, thì các duyên này vốn vô sanh vô nhân, đồng là bản thể chân như của diệu giác."

Phật hỏi: "Ông nói: Vì thấy 32 tướng tốt của Phật, sanh lòng hâm mộ; vậy ông lấy cái gì để thấy?
Kinh Lăng nghiêm

Vậy quí vị lấy cái gì để thấy quí vị thật là quí vị?
Quí vị không thật thì chẳng có cái cóc khỉ kêu vượn hú nào được gọi là ngôn thuyết.
Hi vọng bác không ở trong Chùa, bác mà trong Chùa chắc Phật tử chạy hết. Hí hí
 

DuyLong

Registered
Phật tử
Tham gia
15/11/24
Bài viết
184
Điểm tương tác
35
Điểm
28
Q

Đức Phật nói: "Như Lai chỉ dạy xúc, thọ, ái, thủ..., chớ không dạy người nào.

Không có ai, không có gì, không có bản ngã, không có thời gian và không gian giới hạn.
Tất cả chỉ là Nhân Quả hay Hành động - Phản ứng của Bản Chất Vô Thường Luôn Mới mà thôi.
Thiền sư Ottamathara
Phật giáo Theravada nguyên thủy
Bạn thử quán xem thế giới này có những gì, xem tính chất của thế giới này đi rồi kiến tính nó đi. Phật bảo bạn kiến tính rồi thành Phật chứ có bảo bạn ĐOẠN DIỆT đâu. Mà ĐOẠN DIỆT cũng chưa chắc đã phải Phật, TỒN TAI chưa chắc đã thành Ma. Ma Phật ở nguyện và dục của mình. Muốn TỒN TẠI mà phải chấp nhận hành DIỆT thì đó cũng là Phật. Muốn DIỆT mà phải chấp nhận hành TỒN TẠI thì đó cũng là Phật. Ngược lại muốn gì được nấy mà đúng ý mình muốn hưởng thụ đều là Ma
 

DuyLong

Registered
Phật tử
Tham gia
15/11/24
Bài viết
184
Điểm tương tác
35
Điểm
28
Sự thật là bản chất vô thường luôn luôn đổi mới, cũng có thể gọi là ngũ uẩn hay danh – sắc.

Sự thật của ngũ uẩn hay danh – sắc là không phải ai đó, không phải cái gì đó. Nhưng chúng ta lại tin rằng chúng sinh hữu tình là có thật và chúng sinh vô tình cũng là thật.

Trên thực tế, trí thông minh mà chúng ta đang sử dụng thì không thật, đó là lý do bất cứ hiểu biết nào xuất hiện trong tâm cũng đều không thật.

Nếu không hiểu điều này, chúng ta sẽ sử dụng sự hiểu biết sai lầm.

Không phải thực tại sẽ không thể hiểu được thực tại.
Sự thật do tâm tạo cũng không thể hiểu được nó là sự thật do tâm tạo.
Thiền sư Ottamathara

Sự thật là bản chất vô thường luôn luôn đổi mới, cũng có thể gọi là ngũ uẩn hay danh – sắc.

Sự thật của ngũ uẩn hay danh – sắc là không phải ai đó, không phải cái gì đó. Nhưng chúng ta lại tin rằng chúng sinh hữu tình là có thật và chúng sinh vô tình cũng là thật.

Trên thực tế, trí thông minh mà chúng ta đang sử dụng thì không thật, đó là lý do bất cứ hiểu biết nào xuất hiện trong tâm cũng đều không thật.

Nếu không hiểu điều này, chúng ta sẽ sử dụng sự hiểu biết sai lầm.

Không phải thực tại sẽ không thể hiểu được thực tại.
Sự thật do tâm tạo cũng không thể hiểu được nó là sự thật do tâm tạo.
Thiền sư Ottamathara
Cứ cho mọi thứ đều không có thật đi. Thế Phật ở chỗ nào của cái KHÔNG CÓ GÌ?
 

DuyLong

Registered
Phật tử
Tham gia
15/11/24
Bài viết
184
Điểm tương tác
35
Điểm
28
Lời THẬT NGHĨA không phải là lời KHÔNG nghĩa. Lời thật nghĩa là lời mà nghe có vẻ cay nghiệt, khó nghe nhưng đúng, không thiên vị, không bênh vực mình, lời đó là lời toà án sử phạt nghiêm minh cho hành vi hưởng thụ sai trái. Mọi hưởng thụ đều sai trái và không có ngoại lệ.
Bạn sợ cái KHÔNG đến vậy thì bạn phải chết thì mới đắc đạo. Cái chết của bạn minh chứng cho quả vị Phật của bạn.
Tôi vừa nói lời thật nghĩa đó, bạn làm nổi không?
Ui xin lỗi bác nhé em nhầm. Bác đắc cái KHÔNG mà em không biết. Em xin sám hối bác nhé. Em xin lỗi bác nhé. Em xin trả nợ bác. Em xin làm ạ!
 

DuyLong

Registered
Phật tử
Tham gia
15/11/24
Bài viết
184
Điểm tương tác
35
Điểm
28
Ui xin lỗi bác nhé em nhầm. Bác đắc cái KHÔNG mà em không biết. Em xin sám hối bác nhé. Em xin lỗi bác nhé. Em xin trả nợ bác. Em xin làm ạ!
Em quên. Bác muốn thành Phật thì bác phải đắc cái CÓ nhé
 

DuyLong

Registered
Phật tử
Tham gia
15/11/24
Bài viết
184
Điểm tương tác
35
Điểm
28
Mà hình như em đoán bác Tự Độ đắc CẢNH GIỚI của bản mệnh hay sao ấy (PHẬT PHẬT ĐẠO ĐỒNG)
 
GÓP PHẦN LAN TỎA GIÁ TRỊ ĐẠO PHẬT

Ủng hộ Diễn Đàn Phật Pháp không chỉ là đóng góp vào việc duy trì sự tồn tại của Diễn Đàn Phật Pháp Online mà còn giúp cho việc gìn giữ, phát huy, lưu truyền và lan tỏa những giá trị nhân văn, nhân bản cao đẹp của đạo Phật.

Mã QR Diễn Đàn Phật Pháp

Ngân hàng Vietcombank

DUONG THANH THAI

0541 000 1985 52

Nội dung: Tên tài khoản tại diễn đàn - Donate DDPP (Ví dụ: thaidt - Donate DDPP)

Top