Minh Tâm Kiến Tánh- Phần 2 phụ lục Bất Nhị pháp môn

vienquang6

Ban Cố Vấn Chủ Đạo Diễn Đàn - Quyền Admin
Quản trị viên
Đại lão Hòa thượng
ĐÃ TIẾN CÚNG
Tham gia
6 Thg 2 2007
Bài viết
3,869
Điểm tương tác
920
Điểm
113

* Nhị Nguyên Luận .

Kính các bạn.

Nhân Bạn Đại phản hỏi về Pháp môn Bất Nhị. VQ lập riêng chuyên mục này, để thảo luận với các Bạn.



4/. Bất Nhị là Gì ? Dùng từ - Vô Nhất Bất Nhị hay Bất Nhị là Chuẩn ?


+ Thế nào là Bất Nhị ?

- Bất Nhị là Không Hai.

+ Không hai là 2 cái gì ?

- "2" - là Nhị Nguyên luận. Là một môn triết học.

Có 2 loại Nhị nguyên luận.

1/. Nhị Nguyên Luận của thế gian.

Trong đó họ cho rằng:

a). "Duy Tâm" (duy tâm ở đây khác với duy tâm Phật giáo. Nó đại biểu cho Thượng Đế) là nguyên nhân sanh ra vũ trụ và con người.

b).Cũng có một số người cho rằng "Duy Vật" là nguyên nhân sanh ra vũ trụ và con người.

c). Nhưng cũng có một số người họ dung hòa 2 tư tưởng đó.- Sự dung hòa đó gọi là

"Nhị Nguyên Luận của thế gian"

Như bài viết sau:

Thuyết nhị nguyên, hay nhị nguyên luận, là một học thuyết triết học thừa nhận sự tồn tại độc lập của hai thực thể. Có nhiều dạng nhị nguyên, một trong số đó là thuyết nhị nguyên về triết học xem vật chất và ý thức (hay tinh thần), tạo thành hai nguồn gốc của thế giới. Đây là quan điểm của một số nhà triết học trong việc giải quyết mặt thứ nhất vấn đề cơ bản của triết học: ý thức và vật chất thì cái nào có trước, cái nào có sau, cái nào quyết định cái nào.

Thuyết nhị nguyên được hình thành từ rất sớm ở cả phương Đông lẫn phương Tây, đặc biệt là ở Ấn Độ cổ trung đại. Triết học cổ trung đại Ấn Độ quan tâm giải quyết những vấn đề nhân sinh dưới góc độ tôn giáo với xu hướng "hướng nội". Các học thuyết triết học này đều biến đổi theo xu hướng từ vô thần đến hữu thần, từ ít nhiều duy vật đến nhị nguyên hay duy tâm.

Vào thời kì cận đại ở Tây Âu René Descartes, nhà triết học nổi tiếng người Pháp, đã đứng trên lập trường nhị nguyên luận khi giải quyết vấn đề cơ bản của triết học. Ông thừa nhận có hai thực thể vật chất và tinh thần tồn tại độc lập với nhau. Ông cố gắng đứng trên cả chủ nghĩa duy vật và chủ nghĩa duy tâm để giải quyết vấn đề mối quan hệ giữa vật chất và ý thức, giữa tư duy và tồn tại song cuối cùng đã rơi vào chủ nghĩa duy tâm vì ông thừa nhận còn một thực thể thứ ba đó là Thượng đế quyết định đến vật chất và tinh thần.

Thế kỷ 18-đầu thế kỷ 19, Immanuel Kant, nhà triết học cổ điển người Đức, đã trình bày những quan điểm biện chứng của mình về tự nhiên. Một mặt ông thừa nhận sự tồn tại của thế giới các "vật tự nó" ở bên ngoài con người. Thế giới có thể tác động tới các giác quan của chúng ta, ở quan điểm này Kant là nhà duy vật. Nhưng mặt khác ông lại cho rằng thế giới các vật thể quanh ta mà ta thấy được lại không liên quan gì đến các gọi là "thế giới vật tự nó". Có nghĩa là ông thừa nhận nhận thức của con người chỉ biết được hiện tượng bề ngoài mà không thâm nhập vào bản chất đích thực của sự vật, không phán xét được gì về sự vật như chúng tự tồn tại. Nhận thức của Kant có tính chất duy tâm, ông cũng nói, trong nhận thức cần hạn chế phạm vi của lý tính để dành cho đức tin. Cuối cùng triết học của Kant đã đi đến thuyết bất khả tri .

Những hạn chế

Hạn chế lớn nhất trong các học thuyết nhị nguyên của các nhà triết học là sự không thể khẳng định vật chất có trước hay ý thức có trước, là người đã đứng giữa ranh giới của chủ nghĩa duy vật và duy tâm. Họ muốn dung hoà hai trường phái trên để dẫn đến một trường phái duy nhất đó là cùng tồn tại. Quan điểm của họ đa phần là hoài nghi vì thế mà khi giải quyết tiếp mặt thứ hai vấn đề cơ bản của triết học họ đã rơi vào thuyết bất khả tri và dần dần triết học của họ chuyển sang duy tâm...

https://vi.wikipedia.org/wiki/Thuyết_nhị_nguyên

Quan điểm Nhị Nguyên của Phật Giáo thì có hơi khác đi....

 
Last edited:
GÓP PHẦN LAN TỎA GIÁ TRỊ ĐẠO PHẬT

Ủng hộ Diễn Đàn Phật Pháp không chỉ là đóng góp vào việc duy trì sự tồn tại của Diễn Đàn Phật Pháp Online mà còn giúp cho việc gìn giữ, phát huy, lưu truyền và lan tỏa những giá trị nhân văn, nhân bản cao đẹp của đạo Phật.

Mã QR Diễn Đàn Phật Pháp

Ngân hàng Vietcombank

DUONG THANH THAI

0541 000 1985 52

Nội dung:Tên tài khoản tại diễn đàn - Donate DDPP(Ví dụ: thaidt - Donate DDPP)

vienquang6

Ban Cố Vấn Chủ Đạo Diễn Đàn - Quyền Admin
Quản trị viên
Đại lão Hòa thượng
ĐÃ TIẾN CÚNG
Tham gia
6 Thg 2 2007
Bài viết
3,869
Điểm tương tác
920
Điểm
113
Minh Tâm Kiến Tánh- Phần 2 phụ lục Bất Nhị pháp môn

2/. Khái niệm "Nhị Biên" của Phật Giáo.

Nhị Biên là 2 bên.

Kinh 42 chương có đoạn:

CHƯƠNG 27: KHÔNG CHẤP ĐẮC ĐẠO

Đức Phật dạy:

"Người tu Đạo thì như khúc gỗ chảy trôi theo dòng nước. Nếu nó không tấp vào hai bên bờ, không bị người kéo lấy, không bị quỷ thần chận bắt, không bị mắc kẹt ở dòng nước xoáy, và cũng không bị mục nát, thì Ta bảo đảm khúc gỗ này nhất định sẽ trôi đến biển.

Người học Đạo nếu chẳng bị ái tình với dục vọng làm mê muội, chẳng bị tà kiến bủa vây, và tinh tấn tu hành Pháp vô vi, thì Ta bảo đảm người này chắc chắn sẽ đắc Đạo."

2 bên bờ ở đây tức là nói về "Nhị Biên". Đó là các phạm trù đối đãi, như:

- Có- Không.
- dài- vắn.
- Thị- phi.
- lớn- nhỏ
- v.v... và v.v...

Tất cả những thấy biết của chúng sanh phần lớn là rớt vào Nhị biên.

+ Nhị biên về phần Thô thì dễ thấy. Như no và đói là nhị biên, ghét và thương là nhị biên v.v...

+ Còn khi đã tu hành, giải thoát khỏi phần thô, thì vẫn vướng vào phần vi tế, cực vi tế, lúc đó gọi là "Nhị Nguyên".

Cực vi tế Nhị Nguyên như những vị ngoại đạo thời Đức Thế Tôn thị hiện, những vị đó nhờ vào được cực vi tế Nhị Nguyên nên thấy biết được tám vạn bốn ngàn kiếp của hàm linh, hay biết được nguồn gốc phát sinh ra vạn vật.

Còn cực Nhị Nguyên thì biết được sự lưu chuyển của Hành, hay có các vị tu học thời bây giờ do công phu thiền định có được cảnh giới cực tịnh mà nhận ra “tịnh chỉ lưu thủy” của Hành uẩn- ' Tâm hành vì lưu chuyển quá nhanh không nhận ra nên tưởng nó đứng yên, hay như dòng nước vì chảy quá nhanh mà thấy nó đứng lặng’.

Đó là một vài cảnh giới nhị nguyên điển hình mà người tu học rất khó nhận ra khi Tâm thức vươn lên đến cảnh giới đó.

https://thuvienhoasen.org/a22465/nhi-nguyen
 

vienquang6

Ban Cố Vấn Chủ Đạo Diễn Đàn - Quyền Admin
Quản trị viên
Đại lão Hòa thượng
ĐÃ TIẾN CÚNG
Tham gia
6 Thg 2 2007
Bài viết
3,869
Điểm tương tác
920
Điểm
113
3/. Nguồn Tâm.- cội nguồn của Nhị Nguyên.

Tất cả Hữu tình chúng sanh đều có "Bản thể Tâm" (Chơn Như).- Đó là nguồn cội sanh ra các Pháp.

Kinh 42 chương, Phật dạy:

“Người xuất gia làm Sa môn, cắt bỏ ái dục, biết được nguồn tâm của mình. Đạt được lý mầu của Phật, nhận ra pháp Vô vi. Trong tâm không sở đắc, bên ngoài không mong cầu. Tâm không ràng buộc nơi đạo, cũng không tạo nghiệp. Vô niệm vô tác, phi tu phi chứng. Không cần trải qua các quả vị mà tự siêu việt, gọi đó là Đạo.”

+ Trong kinh Hoa Nghiêm, Phật dạy: "Tâm là họa sĩ có thể vẽ ra mọi pháp".

+ Kinh Hoa Nghiêm cũng dạy:

"Nhược nhân dục liễu tri
Tam thế nhất thiết Phật
Ứng quán pháp giới tính
Nhất thiết duy tâm tạo"

(Nếu ai muốn thấy và muốn hiểu
Chư Phật có mặt trong ba đời
Người ấy phải quán chiếu pháp giới
Tất cả đều do tâm mà thôi)

* "Tâm" mà sanh được vạn pháp trong các kinh điển nói, là chỉ cho "Tâm Chơn Như".

+ Tâm Chơn Như chứa 2 đặc tính là TỊCH và CHIẾU.- Đây là Bản giác, nó vốn Thanh Tịnh Bản Nhiên, là Thiên Chân Phật, là Tự Tánh Di Đà...Đây là Toàn Giác, là Tri kiến Vô kiến.

+ Chúng sanh do "Vô thỉ Vô minh" chạy theo phần "Chiếu" nên bị "Muội Thiên Chân" nghĩa là mê muội đi Tánh Thiên Chân, nên khởi Vô minh, do Vô minh sanh Hành (là sự vọng khởi), do Hành nên sanh ra Thức (là sự chứa nhóm và tri kiến lập tri).- Từ đây hình thành "Tâm Ý Thức" gọi tắc là Tâm Thức.

Bài sám Ngã niệm, diễn tả tình trạng này:

Ngã niệm tự tùng vô lượng kiếp,
Thất viên-minh tánh tác trần lao
Xuất sanh nhập tử thọ luân hồi,
Di trạng thù hình tao khổ sở...,


nghĩa:

Con nghĩ vốn từ vô lượng kiếp,
Trái viên minh tánh khởi trần lao,(*)
Vào sanh ra tử chịu luân hồi,
Hình dạng dị kỳ bao khổ sở...,


(*) Tánh Viên minh là Tánh tròn sáng đủ Tịch và Chiếu.

* Do Chơn Như Tâm, vọng hiện ra Tâm thức, nên Tâm Thức có mang bóng dáng Chơn Như Tâm, mà mỗi Tâm Niệm của chúng sanh đều có 2 đặc tính đối đãi là Nhị Nguyên tính.

Như vậy nguồn cội của Nhị Nguyên tính là Chơn Như Tâm.

Nhị Nguyên không thể diệt, không thể bỏ, không thể lìa, không thể tránh, không thể trốn chạy nơi nào để khỏi nó –vì sao? Vì Nhị Nguyên là bất khả đắc, là vô tự tánh theo duyên mà khởi, do phân biệt đối đãi mà thành, tánh nó không thật như đứa con người đá. Vì vậy, khi ta khởi lên ý tưởng là bỏ hay diệt thì giống như câu nói của nhà Thiền: “Đầu mọc thêm đầu”.

Nhị Nguyên là Tâm thức, nhưng Tâm thức do mê mờ Chân Tâm mà ra. Nhờ có Tâm thức mà chúng ta được hiện hữu trong thế giới hữu tình này, vì vậy muốn thấy được thật tướng –thấy được Chân Tâm thì chỉ cần trừ đi sự ô nhiễm chớ đâu cần diệt, giống như chén bát đựng đồ ăn bị dơ ta chỉ cần tẩy rửa thì nó trở lại sạch sẽ như củ chớ không lẽ ta đập bỏ hết hay sao.

Để siêu việt thấu hiểu đặc tính phổ biến Nhị Nguyên, Đức Thế Tôn dạy: “Thiện Hiện Như Lai đã nói, cái thanh tịnh sở duyên nơi toàn thể năm Uẩn chính là Thắng nghĩa, cái thanh tịnh sở duyên nơi toàn thể mười hai xứ,mười hai nhân duyên, bốn đế, mười tám giới …”.

Nói chung sáu căn tiếp xúc sáu trần mà không bị phân biệt dẫn dắt là siêu việt Nhị Nguyên. Còn không, dù có được cực tịch tịnh bên trong tới một mức độ nào đi nữa thì vẫn còn trong vòng đối đãi mà thôi- Vì sao? Với Chân như dù trong hay ngoài là bất nhị không hai vậy.

Tu học muốn được Giác ngộ mà bỏ rời Nhị Nguyên hay diệt Nhị Nguyên thì không bao giờ có.
.

https://thuvienhoasen.org/a22465/nhi-nguyen

Thiền Sư Huệ Hồng, tự Giác Phạm nói rằng:

Chơn pháp tánh bổn tịnh
Tùy duyên nhiễm tịnh khởi
Bất liễu hiệu vô minh
Liễu tri tức Phật trí
Vô minh toàn vọng tình
Tri giác toàn chân lý
Ðương niệm tuyệt cổ kim
Ðể xứ tầm chung thủy
Bổn tự ly ngôn thuyên
Phân biệt tức sanh tử

Dịch:

Chơn pháp vốn không tánh
Theo duyên nhiễm tịnh khởi
Chẳng rõ gọi vô minh
Rõ đó là Phật trí
Vô minh thảy vọng tình
Tri giác đều chân lý
Ðương niệm bặt cổ kim
Tột chỗ tìm chung thủy
Vốn tự lìa nói bàn
Phân biệt liền sanh tử.
 
Last edited:

VO-NHAT-BAT-NHI

Well-Known Member
Quản trị viên
Thượng toạ
Tham gia
23 Thg 8 2010
Bài viết
3,664
Điểm tương tác
715
Điểm
113
3/. Nguồn Tâm.- cội nguồn của Nhị Nguyên.

Tất cả hữu tình chúng sanh đều có "Bản thể Tâm" (Chơn Như).- [/COLOR]
Kính thưa Thầy, con xin phép được thảo luận.

" Chúng sanh" trong câu trên là hữu tình hay vô tình?
 

vienquang6

Ban Cố Vấn Chủ Đạo Diễn Đàn - Quyền Admin
Quản trị viên
Đại lão Hòa thượng
ĐÃ TIẾN CÚNG
Tham gia
6 Thg 2 2007
Bài viết
3,869
Điểm tương tác
920
Điểm
113

vienquang6

Ban Cố Vấn Chủ Đạo Diễn Đàn - Quyền Admin
Quản trị viên
Đại lão Hòa thượng
ĐÃ TIẾN CÚNG
Tham gia
6 Thg 2 2007
Bài viết
3,869
Điểm tương tác
920
Điểm
113
4/. Nhất Nguyên Tương Đối.

+ Nhất Nguyên Tương Đối tương đối của PG không phải là duy tâm kiểu "Thượng đế hữu ngã là duy tâm" là nguyên nhân duy nhất tạo hóa. Cũng không phải là duy vật kiểu vật chất là nguyên nhân quyết định tạo hóa.

+ Thế nào là Nhất Nguyên Tương Đối tương đối của PG ?

Mục đích tu hành của Đạo Phật là để thành Phật. Phật tức là Giác. Thành Phật tức là Giác Ngộ.

Có 2 loại Giác. Bản Giác và Thỉ Giác.

+ Bản Giác : Tâm thể của chúng sinh tự tánh thanh tịnh, lìa mọi vọng tưởng, sáng tỏ vằng vặc, có đức giác tri. Đó chẳng phải do tu thành mà như thế, mà chính là tính đức tự nhiên bản hửu, nên gọi là Bản Giác. Đó tức là Pháp Thân của Như Lai. Bản tâm thể đó từ vô thủy tới nay bị che bởi vô minh phiền não, ẩn tàng cho tới ngày nay, một khi nhờ công tu trì thì mới tỏ rõ được tính đức đó. Đó gọi là Thủy Giác.

(theo T/S Lâm Như Tạng)

+ Thỉ Giác: mới tỉnh giác. Cái bổn tánh của hết thảy chúng sanh sẳn có lòng thanh tịnh tự tánh, đủ cái đức vốn chiếu sáng tự thuở nay, đó kêu là Bổn Giác (vốn tỉnh giác sẳn). Cái Bổn Gíac ấy do bề trong ung đúc và nhờ cái duyên ngoài thầy dạy, mới khởi ra cái lòng chán chuyện tham cứu thuận theo bổn giác lần lần sanh ra có trí giác ngộ kêu là Thủy Giác (sau mới tỉnh giác).
Luận Đại Thừa Khởi Tín viết: Vì nương theo Bản Giác mà còn có sự không tự giác, cho nên gọi là Thủy Giác (mới giác ngộ, mới tỉnh giấc)”.

(Theo Phật Học Từ Điển của Đoàn Trung Còn )

thỉ giác: nhờ tu học nên nhận ra tánh giác sẵn có. Đây là mới giác ngộ.

* Bản Giác thuộc về Nhất Nguyên Tuyệt Đối.

* Thỉ Giác thuộc về Nhất Nguyên tương Đối.
(ở đây chúng ta khảo sát Thỉ Giác)

* Thỉ Giác thành tựu được là do lấy Trí Huệ Bát Nhã Ba la Mật hóa giải Vô Minh (trí huệ độ si mê- Lục Độ Ba la mật). Trí Bát Nhã là do tu tập Không Tam muội quán lý Tánh không và 18 Pháp không mà kinh Đại Bát Nhã đức Phật đã dạy.- Trí huệ này còn gọi là giác Trí, như bài viết:

.....Vậy thì phải dùng Giác Trí (Ý Tác Năng) tri nhận Giác Thức nguyên sơ tại thực tại điểm của Giác Thức Đang Là. Vì lẽ nếu không nắm ngay khởi điểm của Giác Thức Nguyên Sơ thì Giác Thức của đối tượng mà ta ghi nhận đã huyễn hoá rồi qua một sát na. Nên không thể nắm một điểm khác hơn là đầu nguồn. Nhị Nguyên biến thành Nhất Nguyên khi Chủ Thể và Đối Tượng hiệp lại làm một; nghĩa là Giác Thức đã được Tâm ý niệm hóa đối tượng là Cái Biết của Căn. Cái Biết ấy là do Tâm Biết nên gọi là Tâm Thức. Cái Biết của Trí do Ý Tác Năng, nó ở sẵn trong Tâm (Tàng Thức) và Cái Biết của Thức cùng một Tâm, cùng ở trong một nhà, cùng ở trong Không Gian của Tâm (Tâm Khảm), không còn hai bên, đối tượng và chủ thể, không còn khoảng không gian ngoài nào xen vào Giác Trí), cùng một cội nguồn, nên Giác Trí xóa hết dòng Tâm Thức, Vô Minh. Đó là thể cách CHUYỂN THỨC THÀNH TRÍ.Tuy vậy Giác Trí nầy cũng sẽ huyễn hóa theo Thời Gian. Do đó Giác Trí Đang Là lưu chuyển mãi thành ra Tư Tưởng, hayTrí Thức cũng còn bị ràng buộc của vọng tưởng theo Thời Gian. Giác Trí là đạo lý Nhất Nguyên Tương Đối.

(theo Phổ Nguyệt- NHẤT NGUYÊN LUẬN
Thể Cách Tri Nhận Tánh Không)

* Giác Trí là đạo lý Nhất Nguyên Tương Đối.- Dùng để thành tựu Thỉ Giác,
(bước đầu Thành Phật).


 

vienquang6

Ban Cố Vấn Chủ Đạo Diễn Đàn - Quyền Admin
Quản trị viên
Đại lão Hòa thượng
ĐÃ TIẾN CÚNG
Tham gia
6 Thg 2 2007
Bài viết
3,869
Điểm tương tác
920
Điểm
113
BĐH hợp nhất bài viết

Kính ĐH.

Chúng Sanh nào có Tâm thì được dự.

Mến.

Kính Thầy, con xin phép nói một ít.

Chúng sanh nào cũng có tâm bản thể cả, dù là hữu tình hay vô tình đều như thế. Do rằng con người không thấy biểu hiện về tâm thức ở loài vô tình nên cho rằng loài vô tình là hư không rỗng rếch hoặc sắc đặc.

Từ Bản giác đến Thỉ giác là một hành trình vi diệu, không phải đột nhiên mặc định chúng ta sẵn là hữu tình rồi tu tập thành Phật.

Bản giác vốn không tánh, nó tùy thuận tất cả nhân duyên, với duyên uế thì thị hiện thành uế, duyên tịnh thì thị hiện thành tịnh,...

Tùy theo nhân duyên mà nó thị hiện ra cảnh giới vô tình và cảnh giới hữu tình.

Tại sao lại xuất hiện các duyên. Đó là do các tâm thể không tồn tại cô lập nên xảy ra sự tương tác.

Các tâm thể đều vô tướng, không phải chung, không phải riêng, không một không hai, tương tác thị hiện hết cảnh giới này đến cảnh giới kia cho đến không còn cảnh giới nào, bản giác hiển lộ toàn chân.

Cái pháp không hình không tướng không rời pháp tướng, đó là pháp bất nhị.
....

Kính ĐH VO-NHAT-BAT-NHI.

Trọng tâm bài này là chuyên về Bất Nhị Pháp môn.

Để được tập trung xin miễn bàn Cục Đá có thành Phật không ?

Rất hoan nghênh ĐH tập trung chủ đề để thảo luận.

Kính
 

vienquang6

Ban Cố Vấn Chủ Đạo Diễn Đàn - Quyền Admin
Quản trị viên
Đại lão Hòa thượng
ĐÃ TIẾN CÚNG
Tham gia
6 Thg 2 2007
Bài viết
3,869
Điểm tương tác
920
Điểm
113

Cái pháp không hình không tướng không rời pháp tướng, đó là pháp bất nhị.
....

1/. "Cái pháp không hình không tướng" là pháp gì ? Xin cho thí dụ.

2/. "không rời pháp tướng," là ra sao ? Xin cho thí dụ.

Kính
 

vienquang6

Ban Cố Vấn Chủ Đạo Diễn Đàn - Quyền Admin
Quản trị viên
Đại lão Hòa thượng
ĐÃ TIẾN CÚNG
Tham gia
6 Thg 2 2007
Bài viết
3,869
Điểm tương tác
920
Điểm
113
* Bất Nhị Pháp Môn .
* tri thức đầu nguồn


Tức là Pháp môn Không hai. Tức là không rớt vào Nhị Nguyên, mà trở về Nhất Nguyên Tính.

"Pháp môn không hai" là lý thuyết hướng dẫn làm thế nào nắm bắt thực tướng của sự vật tác động trong dòng tâm thức của chúng ta, là sự thấy biết đối tượng, là chánh kiến, hướng dẫn để trầm tư tĩnh lặng định tâm hay là thiền, đồng thời cũng hướng dẫn hành động trong sinh hoạt hàng ngày.
Không hai ở đây có nghĩa là không có chủ và khách, năng sở song vong, nhất nguyên tính hay là chân lý tương đối, là Tánh không.

(theo Phổ Nguyệt)

Đi vào Pháp Môn Không hai, cần lưu ý 2 điểm:

1/. Giác Trí (Tri Giác ) và đối tượng ( Năng Sở).

Ở trong thế giới Hiện Tượng. Giác Trí có 2 thành phần: chủ thể nhận biết (năng) và khách thể được nhận biết (sở). .

+ Khi Căn (Năng) tiếp xúc Trần (sở). - Đây là tri thức đầu nguồn. Lúc đó chưa có tri giác.

Chỉ khi Ý Thức được tác động chung với tri thức đầu nguồn này, mới sanh ra "Hành uẩn". Chuổi Ý thức này trôi lăn từng sát na liên tục.

Trong Hiện Tại nầy ta không thể nắm bắt được. Dù cho ta nắm bắt được một điểm nào trên dòng Tâm Thức đang trôi chảy, thì chỉ là một điểm của Tâm Thức. Dù một điểm không có kích thước không có ba chiều đi nữa thì Giác Thức đó trở thành Nhất Niệm cũng còn nằm trong Nhị Nguyên Tính mà thôi (Chủ Khách, Căn Trần).

Thấy cô gái dù thấy cô gái trong một sát na thời gian rồi ta duyên qua đối tượng khác, thì Giác Thức ấy cững lưu lại trong Ký Ức (Mạt Na thức và Tàng Thức).

Vậy thì phải dùng Giác Trí (Ý Tác Năng) tri nhận Giác Thức nguyên sơ tại thực tại điểm của Giác Thức Đang Là. Vì lẽ nếu không nắm ngay khởi điểm của Giác Thức Nguyên Sơ thì Giác Thức của đối tượng mà ta ghi nhận đã huyễn hoá rồi qua một sát na. Nên không thể nắm một điểm khác hơn là đầu nguồn.
(theo Phổ Nguyệt)

2/. Năng Sở song vong.

Nghĩa là chủ thể nhận thức và khách thể nhận thức đều quên đi.

Căn Ý có hai phần, một phần hướng ra ngoài là Ý Tác Động với đối tượng thành Ý Thức hay Tâm Thức, phần hướng sâu vào trong có sẳn trong Tâm là Ý Tác Năng, khi ý niệm hóa Ý Thức hay Tâm Thức thành Ý Trí hay Tâm Trí. Lúc Ý Thức ở cùng chung một nhà với Ý Trí, thì Năng Sở đã song vong, căn trần đã phủ định, là Thức được chuyển thành Trí rồi, tức Nhất Nguyên Tính Tương đối. Đó cũng là Pháp Môn Không Hai. (theo Phổ Nguyệt)
 
Last edited:

connhoemkhong

Registered
Phật tử
Tham gia
16 Thg 7 2014
Bài viết
174
Điểm tương tác
81
Điểm
28
1/. "Cái pháp không hình không tướng" là pháp gì ? Xin cho thí dụ.

2/. "không rời pháp tướng," là ra sao ? Xin cho thí dụ.

Kính


Kính Thầy,

1. Là chân không, bản thể, phật tánh, niết bàn.

2. Nghĩa là chân không không đứng một mình, sắc tức thị không, không tức thị sắc. Mỗi chúng ta đây đều là kết hợp giữa Chân không với các hữu. Chân không không riêng lẽ một mình, các hữu cũng chẳng đứng một mình, các hữu tương tác lấy chân không làm chân lý nên nói pháp không hình không tướng không rời pháp tướng.

Về tổng thể nhìn một cách bao trùm thì dù là Phật hay chúng sanh, tánh bất nhị là luôn luôn và chẳng hề dời đổi.

Về nội tại thì chúng sanh có nhận ra tánh bất nhị nơi mình hay không, là một quá trình tiến hóa và cuối cùng pháp môn bất nhị sử dụng ở đây giúp chúng sanh thăng hóa hiển lộ tánh bất nhị hay thật tánh.
.




Kính thưa quí đạo hữu,
Người thông đạt bất nhị pháp môn đều có thể tu trì mọi pháp môn của nhà Phật mà chẳng ngại chẳng thấy chống trái, dù khởi điểm ở đâu cũng đưa đến giải thoát, đều có thể tùy thuận chúng sanh lợi người lợi mình..... Trong mọi lời thuyết giảng của Như Lai đều thấy giải thoát rốt ráo, trọn đủ, không dư không thiếu.




Kính thưa quí đạo hữu,
Người thông đạt bất nhị pháp môn đều có thể tu trì mọi pháp môn của nhà Phật mà chẳng ngại chẳng thấy chống trái, dù khởi điểm ở đâu cũng đưa đến giải thoát, đều có thể tùy thuận chúng sanh lợi người lợi mình..... Trong mọi lời thuyết giảng của Như Lai đều thấy giải thoát rốt ráo, trọn đủ, không dư không thiếu.

Người mà thông hiểu thì biết mọi thứ lương thực như gạo , khoai , sắn, rơm, rau , nước, bùn, đất.... đều có thể chữa được bệnh đói.
Nhưng chúng sinh thì có khác biệt, chẳng đồng đều, ví như người thì mọi thứ đều có thể dùng được nhưng phải chế biến...
Còn như gà vịt thì cứ thế dùng thẳng chẳng cần quanh co.
Còn trâu bò thì ăn vội vàng rồi đến khi nhai lại......
Nhưng tại sao là con người chỉ chọn một ít thứ để dùng, mà lại dùng rất thông minh?
Lại nữa, cũng là con người lại còn có nhiều sai biệt chứ chẳng phải không.
Cho nên nhà Phật mới có từ Diệu Hữu. cái Diệu Hữu là bất khả tư nghì trong Phật Đạo mà lắm kẻ chưa thực sự thấu tỏ mà cứ suốt ngày đàm luận.
Trong muôn vàn thứ thuốc chống đói đó , nếu thấy thứ nào thuộc của mình dung nạp được thì cứ tiêu đi. đều là thuốc chữa bệnh đói rất tốt cả. chỉ cần hết được bệnh đói thì còn phân biệt tà chánh , đúng sai hay giở nữa không.
hề hề học theo đại ca nói một câu cho kêu là Bất Nhị hề hề hề.....


* Từ kinh Duy Ma Cật...

Pháp Môn Bất Nhị, phát xuất từ kinh Duy Ma Cật, một bộ kinh thuộc hệ thống kinh Bát Nhã Tánh không.

Vâng, Thưa các Bạn. Pháp Môn Bất Nhị đưa hành giả "Siêu việt thế giới Nhị Nguyên giả lập", về cảnh Giới Tánh không, Chơn Thường, bất khả tư nghì, bất khả thuyết.- Đây là cảnh giới Niết Bàn Phật, Vô Ngôn, tuyệt lự của Nhất Nguyên Tuyệt Đối.-

Hihiihih ...

ngộ không ghét nhất là việc "chưa học bò đã lo học chạy" ...

suốt ngày nói về Niết Bàn,Chân Như,Cực lạc ... nhưng mà chỉ mỗi cái việc đơn giản là đừng THAM - SÂN - SI đã làm được đâu mà bàn về mấy chuyện xa vời như vậy cho mệt ...

Hihihih ... Lý thuyết mãi là lý thuyết mà thôi

Hihiihih ...

ngộ không ghét nhất là việc "chưa học bò đã lo học chạy" ...

suốt ngày nói về Niết Bàn,Chân Như,Cực lạc ... nhưng mà chỉ mỗi cái việc đơn giản là đừng THAM - SÂN - SI đã làm được đâu mà bàn về mấy chuyện xa vời như vậy cho mệt ...

Hihihih ... Lý thuyết mãi là lý thuyết mà thôi

Ghét mà cũng phải thốt ra thành lời mới thỏa mãn!!!??? Bạn có thể ghét nhưng diễn đàn đâu phải ai cũng như bạn!

Trừng Hải
 
Last edited by a moderator:

chieuquan

Active Member
Quản trị viên
Thượng toạ
Tham gia
3 Thg 2 2016
Bài viết
125
Điểm tương tác
58
Điểm
28
Trong kinh Đại Niết Bàn nói:
“Thấy Nhất Thiết Không chẳng thấy Bất Không chẳng gọi là Trung Đạo, cho đến thấy Nhất Thiết Vô Ngã chẳng thấy có Ngã cũng chẳng gọi là Trung Đạo”.
Trung đạo còn gọi là Phật Tánh, vì phủ định nên không, vì thừa nhận nên bất không, vì phủ định nên vô ngã, vì thừa nhận nên có ngã. Cho nên, lúc phủ định thì nhất vọng nhất thiết vọng, khi thừa nhận thì nhất chân nhất thiết chân.
Khi chưa lìa tương đối thì tất cả đều tương đối, tại sao gọi là tương đối vì tất cả mọi hiện tượng sự vật trong vũ trụ do trí óc của con người nhận biết được nên là tương đối, từ chỗ tương đối thì phát sinh ra mâu thuẫn, từ mâu thuẫn sinh ra mọi cái, mọi vấn đề…vv. Do đó nên mới cần phải phủ định tương đối. Sự phủ định đến chỗ cùng tột thì tương đối kết thúc, tuyệt đối bắt đầu. Đức Thế Tôn đưa ra các Pháp chẳng ngoài phủ định tương đối tức là phá chấp ngã, phá chấp pháp, chấp không để chứng minh cái tuyệt đối tức là Chân Như.
Khi đã vào tuyệt đối thì tất cả đều tuyệt đối, chẳng phải ngoài tương đối có tuyệt đối, chẳng phải ngoài tuyệt đối có tương đối, nên Uế Độ tức là Tịnh Độ, Địa Ngục tức là Thiên Đàng, Phiền Não tức là Bồ Đề, Chúng Sanh tức là Chư Phật. Nói tóm lại tương đối tức là tuyệt đối, tất cả bình đẳng gọi là pháp môn Bất Nhị
Kinh Pháp Hoa nói:“Trong mười phương quốc độ chỉ có pháp Nhất Thừa, chẳng hai cũng chẳng ba, trừ phương tiện của Phật, chỉ dùng giả danh tự, dẫn dắt cho chúng sanh, duy nhất sự thật này, ngoài ra đều chẳng chân” là ý này vậy.
Kinh Kim Cang nói: ”Như Lai có chứng đắc Vô Thượng Chánh Đẳng Chánh Giác chăng?Như Lai có thuyết pháp chăng?
Tu Bồ Đề đáp: Như con hiểu nghĩa của Phật nói thì chẳng có pháp nhất định gọi là pháp Vô Thượng Chánh Đẳng Chánh Giác, cũng chẳng có pháp nhất định cho Như Lai thuyết.”
Nhưng hiện giờ nhiều người học Phật sa đà vào văn tự, cứ y kinh mà diễn giải (không hiểu cái quyền thuật, vẽ mây nẩy trăng,…của người xưa) làm cho người đời, ngoại đạo hiểu sai lệch Phật Pháp, chê cười…, họ dần đưa Phật theo thiên hướng tín ngưỡng cực đoan là vậy.
 
Last edited by a moderator:

vienquang6

Ban Cố Vấn Chủ Đạo Diễn Đàn - Quyền Admin
Quản trị viên
Đại lão Hòa thượng
ĐÃ TIẾN CÚNG
Tham gia
6 Thg 2 2007
Bài viết
3,869
Điểm tương tác
920
Điểm
113
Minh Tâm Kiến Tánh- Phần 2 phụ lục Bất Nhị pháp môn

* Đường về Nhất Chân Pháp Giới.

Trong kinh Đại Niết Bàn nói:

Thấy Nhất Thiết Không chẳng thấy Bất Không chẳng gọi là Trung Đạo, cho đến thấy Nhất Thiết Vô Ngã chẳng thấy có Ngã cũng chẳng gọi là Trung Đạo”.

Trung đạo còn gọi là Phật Tánh, vì phủ định nên không, vì thừa nhận nên bất không, vì phủ định nên vô ngã, vì thừa nhận nên có ngã. Cho nên, lúc phủ định thì nhất vọng nhất thiết vọng, khi thừa nhận thì nhất chân nhất thiết chân.

Khi chưa lìa tương đối thì tất cả đều tương đối, tại sao gọi là tương đối vì tất cả mọi hiện tượng sự vật trong vũ trụ do trí óc của con người nhận biết được nên là tương đối, từ chỗ tương đối thì phát sinh ra mâu thuẫn, từ mâu thuẫn sinh ra mọi cái, mọi vấn đề…vv.

Do đó nên mới cần phải phủ định tương đối. Sự phủ định đến chỗ cùng tột thì tương đối kết thúc, tuyệt đối bắt đầu.

Đức Thế Tôn đưa ra các Pháp chẳng ngoài phủ định tương đối tức là phá chấp ngã, phá chấp pháp, chấp không để chứng minh cái tuyệt đối tức là Chân Như.


Khi đã vào tuyệt đối thì tất cả đều tuyệt đối, chẳng phải ngoài tương đối có tuyệt đối, chẳng phải ngoài tuyệt đối có tương đối,

Nên Uế Độ tức là Tịnh Độ, Địa Ngục tức là Thiên Đàng, Phiền Não tức là Bồ Đề, Chúng Sanh tức là Chư Phật.

Nói tóm lại tương đối tức là tuyệt đối, tất cả bình đẳng gọi là pháp môn Bất Nhị


Kinh Pháp Hoa nói:“Trong mười phương quốc độ chỉ có pháp Nhất Thừa, chẳng hai cũng chẳng ba, trừ phương tiện của Phật, chỉ dùng giả danh tự, dẫn dắt cho chúng sanh, duy nhất sự thật này, ngoài ra đều chẳng chân là ý này vậy.

Kinh Kim Cang nói: ”Như Lai có chứng đắc Vô Thượng Chánh Đẳng Chánh Giác chăng?Như Lai có thuyết pháp chăng?
Tu Bồ Đề đáp: Như con hiểu nghĩa của Phật nói thì chẳng có pháp nhất định gọi là pháp Vô Thượng Chánh Đẳng Chánh Giác, cũng chẳng có pháp nhất định cho Như Lai thuyết. (vì là Bất Nhị- VQ chú thích)


chieu+co+don.jpg


Con đường Bất Nhị đưa về Nhất Chân Pháp giới là đây.
 

vienquang6

Ban Cố Vấn Chủ Đạo Diễn Đàn - Quyền Admin
Quản trị viên
Đại lão Hòa thượng
ĐÃ TIẾN CÚNG
Tham gia
6 Thg 2 2007
Bài viết
3,869
Điểm tương tác
920
Điểm
113
Minh Tâm Kiến Tánh- Phần 2 phụ lục Bất Nhị pháp môn

* Từ kinh Duy Ma Cật...

Pháp Môn Bất Nhị, phát xuất từ kinh Duy Ma Cật, một bộ kinh thuộc hệ thống kinh Bát Nhã Tánh không.

Quan niệm trọng yếu của kinh này là tính không (sa. śūnyatā) của tất cả các pháp. Trong tính không này thì cả Hữu lẫn Vô đều được hợp nhất. Bất nhị (sa. advaya) là nền tảng của giáo lí trong kinh này thế nhưng, bất nhị rất khó diễn bày. Ba mươi hai vị Bồ Tát (chương 8) đều không trình bày nổi. Ngay cả Bồ Tát Văn-thù-sư-lợi (sa. mañjuśrī) - hiện thân của trí huệ siêu việt - cũng không giải thích nổi bởi vì ngôn ngữ không thể diễn bày Pháp môn bất nhị này. Chỉ có Duy-ma-cật giải bày bằng sự im lặng, một sự im lặng sấm sét (mặc như lôi 默如雷). Im lặng ở đây không phải là không hiểu, không diễn bày mà chính là ngôn ngữ tuyệt đỉnh, ngôn ngữ duy nhất có thể trình bày cái Bất khả tư nghị (sa. acintya).(theo ngài Tuệ Sĩ)


Bấy giờ ông Duy Ma Cật bảo các vị Bồ Tát rằng:

- Các nhân giả! Thế nào là Bồ Tát vào "pháp môn không hai"? Cứ theo sở thích của mình mà nói.

Trong Pháp hội có Bồ Tát tên là Quán Tự Tại nói:

- Các nhân giả! "Sanh", "diệt" là hai. Pháp vốn không sanh cũng không diệt, đặng vô sanh pháp nhẫn, đó là vào "pháp môn không hai".

Bồ Tát Đức Thủ nói:

- "Ngã", "Ngã Sở", là hai. Nhân có ngã mới có ngã sở, nếu không có ngã thời không có ngã sở, đó là vào "pháp môn không hai"....

Bồ Tát Đức Đảnh nói:

- "Nhơ", "Sạch" là hai. Thấy được tánh chơn thật của nhơ, thì không có tướng sạch, thuận theo tướng diệt, đó là vào "pháp môn không hai".

Bồ Tát Thiện Túc nói:

- "Động", "Niệm" là hai. Không động thời không niệm, không niệm thời không phân biệt; thông suốt lý ấy là vào "pháp môn không hai"...

Bồ Tát Sư Tử nói:

- "Tội", "Phước" là hai. Nếu thông đạt được tánh của tội, thì tội cùng phước không khác, dùng tuệ kim cang quyết liễu tướng ấy, không buộc không mở, đó là vào "pháp môn không hai"...

Bồ Tát Thiện Ý nói:

- "Sanh tử", "Niết bàn" là hai. Nếu thấy được tánh sanh tử thời không có sanh tử, không buộc không mở, không sanh không diệt, hiểu như thế đó là vào "pháp môn không hai"v.v...

Khi đó Ngài Văn Thù Sư Lợi hỏi ông Duy Ma Cật rằng:

- Chúng tôi ai ai cũng nói rồi, đến lượt Nhân giả nói thế nào là Bồ Tát vào "pháp môn không hai?

Ông Duy Ma Cật im lặng không nói. Ngài Văn Thù Sư Lợi khen rằng:"Hay thay! Hay Thay! Cho đến không có văn tự ngữ ngôn, đó mới thật là vào "pháp môn không hai".

Vâng, Thưa các Bạn. Pháp Môn Bất Nhị đưa hành giả "Siêu việt thế giới Nhị Nguyên giả lập", về cảnh Giới Tánh không, Chơn Thường, bất khả tư nghì, bất khả thuyết.- Đây là cảnh giới Niết Bàn Phật, Vô Ngôn, tuyệt lự của Nhất Nguyên Tuyệt Đối.-
 

vienquang6

Ban Cố Vấn Chủ Đạo Diễn Đàn - Quyền Admin
Quản trị viên
Đại lão Hòa thượng
ĐÃ TIẾN CÚNG
Tham gia
6 Thg 2 2007
Bài viết
3,869
Điểm tương tác
920
Điểm
113
Minh Tâm Kiến Tánh- Phần 2 phụ lục Bất Nhị pháp môn

* Trở về Nguồn cội.

Kính các Bạn.

Để trở về mặt trăng "nguồn cội", ngoài ngón tay "Bất Nhị Pháp Môn" trên. Tổ Đạt Ma ở Ngộ Tánh Luận còn dạy:

Loạn Và Định Đều Rời

- Xả thân chẳng tiếc là đại bố thí.

- Rời hẳn động và tịnh là đại tọa thiền.

- Phàm phu chuyên động.

- Nhị thừa chuyên tịnh.

- Rời động và tịnh hơn hẳn phàm phu và Nhị thừa nên gọi là đại tọa thiền.

- Hiểu được ý này thì biết được tất cả pháp, thì lành được tất cả bệnh, là

năng lực đại thiền định.

Đây là con đường chỉ thẳng VÔ TÂM.

Nhằm tìm "Pháp Vị Cam Lồ - Thật Tế Đại Đạo" . Kính mời Quý Đạo Hữu cùng với VQ đi tiếp Phần 3 Ở đây.

chantrau-9.gif


[MOVRIGHT]VÔ TÂM.[/MOVRIGHT]

 
Last edited:
GÓP PHẦN LAN TỎA GIÁ TRỊ ĐẠO PHẬT

Ủng hộ Diễn Đàn Phật Pháp không chỉ là đóng góp vào việc duy trì sự tồn tại của Diễn Đàn Phật Pháp Online mà còn giúp cho việc gìn giữ, phát huy, lưu truyền và lan tỏa những giá trị nhân văn, nhân bản cao đẹp của đạo Phật.

Mã QR Diễn Đàn Phật Pháp

Ngân hàng Vietcombank

DUONG THANH THAI

0541 000 1985 52

Nội dung:Tên tài khoản tại diễn đàn - Donate DDPP(Ví dụ: thaidt - Donate DDPP)

Who read this thread (Total readers: 0)
    Bên trên