Minh Tâm Kiến Tánh- Phần 2

doccoden

Well-Known Member
Quản trị viên
Thượng toạ
Tham gia
10 Thg 7 2016
Bài viết
628
Điểm tương tác
369
Điểm
63
UI đại ca dớ dẫn quá! nói cả 1 bài còn không rõ ý phải giảng nghĩa từng đoạn thì làm sao thấy được cái chân nghĩa được hợp từng khúc ha ha....

Thứ 1 : Quán KHÔNG tức quán VÔ NGÃ của 1 sự vật hiện tượng được quán chiếu như tứ đại, 5 uẩn ....
thứ 2 : ĐẠi ca không phân biệt được Nền Tảng thực sự của Phật giáo nên chả lạ gì phát biểu khôi hài như vậy :D
Thứ 3 : Của chung theo lời đại ca ngươi nói là sao? tự ngộ nhận là riêng thì mới bàn đến chung. đại ca ngươi thật là mê lầm quá sức :eek:nion22:

:icon_klatsch: Nói chuyện với ngươi lúc nào cũng làm cho ta rất sảng khoái :D

HÍ HÍ :D :D :D

1. Rồi sau đó ngươi chuyển sang quán CÓ chứ gì? Tức là quán có một TÂM TÁNH BẤT SINH" hay "Chân Tâm Thường trụ" gì đó ở trong ta phải hôn nà :D

2. Nền Tảng thực sự của Phật giáo là gì vậy Tịch Nhiên? Ngươi đừng có chơi trò 'thay tên đổi họ' để biến Ấn giáo thành Phật giáo đấy nhé.

3. Thì của chung tức là không phải của riêng ai, cái này con nít 10 tuổi nó còn hiểu mà ngươi lại lăn tăn là sao hè :D Ví dụ ta có một món đồ chơi và nói cho một đám con nít rằng 'ta cho tất cả mấy đứa chơi đó' thì tụi nó sẽ hiểu ngay là của chung.

Mà này, cái câu 'Hồi đầu thị ngạn' ngươi có biết là quay đầu đi đâu không? Nếu hiểu đúng thì tự khắc ngươi sẽ hiểu Phật giáo là duy tâm loại nào rồi, không phải tranh cãi với ta nữa.
 

Tịch Nhiên

Well-Known Member
Quản trị viên
Thượng toạ
ĐÃ TIẾN CÚNG
Tham gia
12 Thg 1 2017
Bài viết
901
Điểm tương tác
314
Điểm
63
:icon_klatsch: Nói chuyện với ngươi lúc nào cũng làm cho ta rất sảng khoái :D

HÍ HÍ :D :D :D

1. Rồi sau đó ngươi chuyển sang quán CÓ chứ gì? Tức là quán có một TÂM TÁNH BẤT SINH" hay "Chân Tâm Thường trụ" gì đó ở trong ta phải hôn nà :D

2. Nền Tảng thực sự của Phật giáo là gì vậy Tịch Nhiên? Ngươi đừng có chơi trò 'thay tên đổi họ' để biến Ấn giáo thành Phật giáo đấy nhé.

3. Thì của chung tức là không phải của riêng ai, cái này con nít 10 tuổi nó còn hiểu mà ngươi lại lăn tăn là sao hè :D Ví dụ ta có một món đồ chơi và nói cho một đám con nít rằng 'ta cho tất cả mấy đứa chơi đó' thì tụi nó sẽ hiểu ngay là của chung.

Mà này, cái câu 'Hồi đầu thị ngạn' ngươi có biết là quay đầu đi đâu không? Nếu hiểu đúng thì tự khắc ngươi sẽ hiểu Phật giáo là duy tâm loại nào rồi, không phải tranh cãi với ta nữa.

Hí hí... nói chuyện với đại ca ngươi cũng sảng khoái không kém :icon_irre2:

1. Đại ca ngươi đếch biết TA là cái gì nên mới hỏi ngáo như thế!
2. Nói rồi , khỏi nhắc lại
3. Ví dụ quá vớ vẫn, không liên quan đến câu nói của Tịch Nhiên. lấy ví dụ này cho đại ca ngươi nghiễn ngẫm thêm : Hư không là 1 hay nhiều? khi vừa xây 1 cái nhà liền có hư không trong và ngoài vậy là thành 2 hư không phải không?

Đại ca ngươi tự ngẫm lấy: Quay đầu là bờ là câu ta muốn nói với đại ca ngươi ha ha... :icon_irre2:

PS : Tiểu đệ phải đi có việc chiều chém tiếp nhé he he...
 

doccoden

Well-Known Member
Quản trị viên
Thượng toạ
Tham gia
10 Thg 7 2016
Bài viết
628
Điểm tương tác
369
Điểm
63
Hí hí... nói chuyện với đại ca ngươi cũng sảng khoái không kém :icon_irre2:

1. Đại ca ngươi đếch biết TA là cái gì nên mới hỏi ngáo như thế!
2. Nói rồi , khỏi nhắc lại
3. Ví dụ quá vớ vẫn, không liên quan đến câu nói của Tịch Nhiên. lấy ví dụ này cho đại ca ngươi nghiễn ngẫm thêm : Hư không là 1 hay nhiều? khi vừa xây 1 cái nhà liền có hư không trong và ngoài vậy là thành 2 hư không phải không?

Đại ca ngươi tự ngẫm lấy: Quay đầu là bờ là câu ta muốn nói với đại ca ngươi ha ha... :icon_irre2:


1. Thì ngươi đã nói rồi đó, TA là Chân tâm thường trụ :D Trong khi PG bảo quán Không để quán chiếu ngũ uẩn giai không, còn ngươi thì quán Có để quán chiếu ngũ uẩn giai có, vì có một cái Chân tâm thường trụ trường sinh bất diệt ở trong con người mình.

2. Ta hiểu, nhắc lại sợ bị ta chọc quê là ngươi theo tà kiến của ngoại đạo.

3. Rõ là đồ đần :D Bản chất nó vẫn là 1 thôi. Cũng như một miếng bánh to, ta cắt nhỏ thành nhiều miếng bánh thì cái nào cũng là bánh. Một cái ao nước, ta đắp bờ ngăn đập thành ra nhiều ao nhỏ thì nước vẫn là nước...

4. Quay đầu nhìn đi đâu? Có phải là nhìn vào tâm mình không? Nếu đúng thì ngươi nhận sai đi nhé.
 

Tịch Nhiên

Well-Known Member
Quản trị viên
Thượng toạ
ĐÃ TIẾN CÚNG
Tham gia
12 Thg 1 2017
Bài viết
901
Điểm tương tác
314
Điểm
63
1. Thì ngươi đã nói rồi đó, TA là Chân tâm thường trụ :D Trong khi PG bảo quán Không để quán chiếu ngũ uẩn giai không, còn ngươi thì quán Có để quán chiếu ngũ uẩn giai có, vì có một cái Chân tâm thường trụ trường sinh bất diệt ở trong con người mình.

2. Ta hiểu, nhắc lại sợ bị ta chọc quê là ngươi theo tà kiến của ngoại đạo.

3. Rõ là đồ đần :D Bản chất nó vẫn là 1 thôi. Cũng như một miếng bánh to, ta cắt nhỏ thành nhiều miếng bánh thì cái nào cũng là bánh. Một cái ao nước, ta đắp bờ ngăn đập thành ra nhiều ao nhỏ thì nước vẫn là nước...

4. Quay đầu nhìn đi đâu? Có phải là nhìn vào tâm mình không? Nếu đúng thì ngươi nhận sai đi nhé.


Hí hí... lão ca ngươi cà chớn thật.

1. Thì ngươi đã nói rồi đó, TA là Chân tâm thường trụ Trong khi PG bảo quán Không để quán chiếu ngũ uẩn giai không, còn ngươi thì quán Có để quán chiếu ngũ uẩn giai có, vì có một cái Chân tâm thường trụ trường sinh bất diệt ở trong con người mình.

Lão ca ngươi thêm thắt ý mình vào lời ta nói là sao?

Rõ là đồ đần Bản chất nó vẫn là 1 thôi. Cũng như một miếng bánh to, ta cắt nhỏ thành nhiều miếng bánh thì cái nào cũng là bánh. Một cái ao nước, ta đắp bờ ngăn đập thành ra nhiều ao nhỏ thì nước vẫn là nước...

Nói được đến thế này mà không biết Chân Tâm là cái vẹo gì thì cũng đáng thương hê hê...

Suy diễn vớ vẫn rồi đổ thừa người khác là không nên. tưởng lão ca ngươi lâu nay mất tích giờ trở lại có gì hay ho hoá ra vẫn thế :018:

Qua bên 'Tìm hiểu - Vô thỉ vô minh' nói tiếp nhé
 

vienquang6

Ban Cố Vấn Chủ Đạo Diễn Đàn - Quyền Admin
Quản trị viên
Đại lão Hòa thượng
ĐÃ TIẾN CÚNG
Tham gia
6 Thg 2 2007
Bài viết
3,869
Điểm tương tác
920
Điểm
113
b/. VÔ NGÃ của Đoạn kiến ngoại đạo.

Trong hệ kinh điển Nikaya (nguyên thủy PG), phần kinh Phạm Võng. Ở đó Phật nói về 62 tà kiến của ngoại đaọ và đã bị đức Phật bác bỏ. Trong đó có loại Đoạn kiến ngoại đạo.

Sở chấp của ngoại đạo này là chấp vô ngã. Có bài phân tích của HT Thích Bửu Chơn như sau:

Đoạn kiến lại chia làm ba loại là:

1/. vô hành kiến (akiriyā diṭṭhi),

Vô hành kiến là sự hiểu biết rằng: con người làm tội cũng không gọi là làm tội, làm phước cũng không gọi là làm phước, ví như có người sát hại loài người bằng khí giới tinh xảo cũng không gọi là ai giết ai, vì con người gồm có bảy chất là đất, nước, lửa, gió, không khí, thức và sự sống;

1 khi có ai dùng khí giới chém giết người đó thì khí giới ấy chỉ đi xuyên qua các nguyên chất ấy thôi nên không có gọi là ai giết ai cả

2 hoặc có người đi qua phía bên kia sông Hằng rồi làm tội, phước chi cũng không có lợi ích chi cả, hoặc có người tự mình hoặc xúi biểu kẻ khác hãm hại cắt tay, chân người v.v… những sự làm ấy cũng không kết quả chi.

2/. vô nhân kiến (ahetuka diṭṭhi),

Vô nhân kiến là sự hiểu biết rằng: con người thấp hèn, cao thượng, trong sạch hoặc nhơ bẩn, tiến hoá hoặc thối hoá; sự vui sự khổ đều không có nguyên nhân nào tạo ra cả, con người dầu kẻ thiện kẻ ác, khi tái sanh trong vòng sanh tử luân hồi, đúng thời kỳ nhất định lối 8 triệu kiếp thì sẽ tự nhiên dứt khổ mà được giải thoát.

3/.vô quả kiến (naṭṭhika diṭṭhi).

Vô quả kiến là sự hiểu biết rằng: con người dầu hành thiện hoặc ác, cũng không có trả quả như tế lễ cúng bái, bố thí, tế thần lửa, thờ cha kính mẹ, quả tội quả phước cũng không sao cả, các bậc sa-môn ráng hành đạo cho đặng giác ngộ cũng không có quả báo chi, con người khi chết đi thì thân tứ đại trở lại đồng hoá với vũ trụ, tội phước chi cũng chấm dứt nơi ấy.

+ Ba loại kiến thức này đều thuộc về đoạn kiến tội nặng nhất không tội nào sánh bằng
.
https://phatgiaonguyenthuy.net/uploads/image/files/Tp11-ta kien chanh kien-buu chon-final.pdf

+ Ngoải ra còn có Duy vật vô thần luận cũng cho là không có Ngã, con người chết rồi là hết.

Tất cả những lối chấp đọan kiến vô ngã nói trên, đều không phải là lời đức Phật muốn dạy cho đệ tử Phật, tất cả chúng nó cần phải được người tu học Phật giáo loại trừ.
 

doccoden

Well-Known Member
Quản trị viên
Thượng toạ
Tham gia
10 Thg 7 2016
Bài viết
628
Điểm tương tác
369
Điểm
63
b/. VÔ NGÃ của Đoạn kiến ngoại đạo.

Trong hệ kinh điển Nikaya (nguyên thủy PG), phần kinh Phạm Võng. Ở đó Phật nói về 62 tà kiến của ngoại đaọ và đã bị đức Phật bác bỏ. Trong đó có loại Đoạn kiến ngoại đạo.

Sở chấp của ngoại đạo này là chấp vô ngã. Có bài phân tích của HT Thích Bửu Chơn như sau:



+ Ngoải ra còn có Duy vật vô thần luận cũng cho là không có Ngã, con người chết rồi là hết.

Tất cả những lối chấp đọan kiến vô ngã nói trên, đều không phải là lời đức Phật muốn dạy cho đệ tử Phật, tất cả chúng nó cần phải được người tu học Phật giáo loại trừ.

Kính chào ngài Vienquang6

Tôi đọc tới đọc lui thật kỹ mà vẫn không nhìn thấy chỗ nào nói rằng Vô ngã kiến là một kiến chấp sai lầm. Trong bài phân tích của HT Thích Bửu Chơn mà ngài trích dẫn, tôi thấy có 3 kiến chấp: vô hành kiến (akiriyā diṭṭhi), vô nhân kiến (ahetuka diṭṭhi), vô quả kiến (naṭṭhika diṭṭhi). Có lẽ ngôn từ tiếng Việt hơi giống nhau, 'vô quả' và 'vô ngã', làm cho ngài lầm lẫn gì chăng?

Theo từ điển Phật học thì Bản ngã = Atta, Vô ngã (không có bản ngã) = Anatta.

.....

Xin góp ý nhỏ là ngài nói Duy vật vô thần luận e rằng nhiều người lầm tưởng còn có duy vật hữu thần luận :D Vả lại, nói vậy có người lại hiểu sai rằng Duy tâm là hữu thần. Theo tôi thì chỉ cần nói Duy vật luận.

Còn ngài nói 'Duy vật cho rằng không có Ngã' thì tôi không đồng ý. Nhưng vấn đề ở đây là do cách hiểu khác nhau về 'Ngã' mà ra, nên không thể bàn luận thêm được. Trước hết cần phải thống nhất cách hiểu về Ngã - Vô ngã, sau đó mới bàn luận vấn đề để biết đúng sai.

....


Sau cùng, Phật đã tuyên thuyết VẠN PHÁP VÔ NGÃ, giờ ngài lại cho rằng Vô ngã là kiến chấp của ngoại đạo thì...:eusa_snooty:
 

trừng hải

Well-Known Member
Quản trị viên
Thượng toạ
Tham gia
30 Thg 7 2013
Bài viết
1,094
Điểm tương tác
682
Điểm
113
Kính chào ngài Vienquang6

Tôi đọc tới đọc lui thật kỹ mà vẫn không nhìn thấy chỗ nào nói rằng Vô ngã kiến là một kiến chấp sai lầm. Trong bài phân tích của HT Thích Bửu Chơn mà ngài trích dẫn, tôi thấy có 3 kiến chấp: vô hành kiến (akiriyā diṭṭhi), vô nhân kiến (ahetuka diṭṭhi), vô quả kiến (naṭṭhika diṭṭhi). Có lẽ ngôn từ tiếng Việt hơi giống nhau, 'vô quả' và 'vô ngã', làm cho ngài lầm lẫn gì chăng?

Theo từ điển Phật học thì Bản ngã = Atta, Vô ngã (không có bản ngã) = Anatta.

.....

Xin góp ý nhỏ là ngài nói Duy vật vô thần luận e rằng nhiều người lầm tưởng còn có duy vật hữu thần luận :D Vả lại, nói vậy có người lại hiểu sai rằng Duy tâm là hữu thần. Theo tôi thì chỉ cần nói Duy vật luận.

Còn ngài nói 'Duy vật cho rằng không có Ngã' thì tôi không đồng ý. Nhưng vấn đề ở đây là do cách hiểu khác nhau về 'Ngã' mà ra, nên không thể bàn luận thêm được. Trước hết cần phải thống nhất cách hiểu về Ngã - Vô ngã, sau đó mới bàn luận vấn đề để biết đúng sai.

....


Sau cùng, Phật đã tuyên thuyết VẠN PHÁP VÔ NGÃ, giờ ngài lại cho rằng Vô ngã là kiến chấp của ngoại đạo thì...:eusa_snooty:

Hề hề, Ngã vốn không hề HIỆN HỮU thì làm sao định nghĩa Ngã-Vô Ngã!!!???
Cá ngã (Tôi, Cái tôi, Linh hồn tôi...) là cái nhận thức sai lầm nơi mỗi hữu tình chúng sanh theo dòng Tâm-Nghiệp sai biệt do Ý thức duyên Vô minh_ Hành mà HIỆN HÀNH nên tự mỗi người phải quán sát để thấy cái hiện hành đó là Huyễn hay Giả tức Không trong lúc kinh văn, kinh luận chỉ đưa ra những nét chung của cái gọi là Ngã để làm rõ cái gọi là Vô Ngã mà thôi và đó cũng là chỗ mà mỗi hành giả phải tự ý thức được.

Trừng Hải
 

doccoden

Well-Known Member
Quản trị viên
Thượng toạ
Tham gia
10 Thg 7 2016
Bài viết
628
Điểm tương tác
369
Điểm
63
Nhưng vấn đề ở đây là do cách hiểu khác nhau về 'Ngã' mà ra, nên không thể bàn luận thêm được. Trước hết cần phải thống nhất cách hiểu về Ngã - Vô ngã, sau đó mới bàn luận vấn đề để biết đúng sai.

NGÃ là gì? Những người rất am tường và thông thạo kinh điển như ngài Vienquang6, trừng hải...có tìm ra kinh nào định nghĩa về nó không? Trước đây có một người được mọi người xem là 'kinh phật di động' đã thừa nhận rằng không thấy kinh nào nói đến nó. Như vậy có lẽ khi xưa điều này mặc nhiên được hiểu mà không cần giải thích, cũng giống như khi chúng ta nói KHỔ thì ai cũng biết nên chẳng cần định nghĩa :D

Do đó doccoden suy diễn cái nghĩa của nó thông qua Duyên khởi, vì hai thứ này có liên quan nhau. Tạm hiểu thế này:

Ngã là cái gì đó thường hằng bất biến.


Kính mời ngài Vienquang6 và các bạn thử định nghĩa về Ngã và Vô ngã, sau đó hãy bàn luận xem định nghĩa nào là có lý hơn cả.
 

vienquang6

Ban Cố Vấn Chủ Đạo Diễn Đàn - Quyền Admin
Quản trị viên
Đại lão Hòa thượng
ĐÃ TIẾN CÚNG
Tham gia
6 Thg 2 2007
Bài viết
3,869
Điểm tương tác
920
Điểm
113
* Sự khác nhau giữa Phật Đạo và ngoại đạo.

Kính nhân giả doccoden.

Sự khác nhau giữa Phật Đạo và ngoại đạo là ở chỗ khởi nguồn !

Nếu từ nội tâm phóng xuất ra ý thức, chạy theo ý thức suy lường, hướng tâm ra ngoại giới vũ trụ, tha nhân thượng đế hoặc vật chất hữu vi thì sẽ có các Ngã Kiến :

+ Thường kiến, là có linh hồn, có thượng đế, có thần linh, chết rồi không mất đi mà sẽ sống lại dưới hình thức khác v.v...

+ Đoạn kiến, thì thấy không có linh hồn, không có Chân Tâm thường trú, tất cả đều là Vô thường, chết rồi là hết.

Phật Giáo thì không như vậy. Sự quán chiếu trở vào nội tâm, giải trừ ý thức, chuyển thức thành trí, nên thấy được chân tướng của vạn pháp là Không hai (Bất nhị).

Một khi thấy được nguồn gốc và bản chất của tư tưởng, tri giác và cảm thọ, người ta sẽ thấy được tự tánh vô thường và duyên sinh của sự vật. Một khi thấy được tự tánh vô thường và duyên sinh của sự vật, người ta mới thấy được Chơn Như Tánh thường, lạc, ngã, tịnh, và không còn vướng mắc vào tham ái, lo âu, sợ hãi. Lúc này, mọi kiến chấp, luận chấp đều là trò hý luận, không có nghĩa lý chân thật.
https://sachtgminhthanh.wordpress.com/2013/05/10/62-kien-chap/

Ở kinh Đại Bát Niết Bàn Phật dạy:

Kinh văn: “ Vô-ngã tưởng là ngã, ngã tưởng là vô-ngã”, đây là điên đảo.

Người đời cũng nói có ngã, trong Phật pháp cũng nói có ngã.

Người đời dầu nói có ngã nhưng không có Phật tánh, đây thời gọi là nơi vô-ngã mà tưởng là ngã gọi đó là điên đảo.

Phật pháp nói có ngã tức là Phật tánh. Người đời lại nói Phật pháp không ngã, đây gọi là nơi ngã tưởng là vô ngã. Nếu nói Phật pháp quyết định vô ngã nên đức Như-Lai dạy hàng đệ tử tu tập pháp vô ngã. Lời trên đây là điên đảo. Đây là điều điên đảo thứ ba
.

Thưa các Bạn. Phật pháp cũng nói NGÃ và cũng nói VÔ NGÃ. Nhưng khác với Ngã và Vô Ngã của các tà kiến Thường và Đoạn nêu trên.- Phật pháp là Bất Nhị pháp.

Sau đây VQ sẽ trình bày Vô Ngã và Ngã là Bất Nhị...
 

Bình Đẳng Giác

Active Member
Quản trị viên
Thượng toạ
Tham gia
4 Thg 10 2015
Bài viết
522
Điểm tương tác
221
Điểm
43
* Sự khác nhau giữa Phật Đạo và ngoại đạo.

Kính nhân giả doccoden.

Sự khác nhau giữa Phật Đạo và ngoại đạo là ở chỗ khởi nguồn !

Nếu từ nội tâm phóng xuất ra ý thức, chạy theo ý thức suy lường, hướng tâm ra ngoại giới vũ trụ, tha nhân thượng đế hoặc vật chất hữu vi thì sẽ có các Ngã Kiến :

+ Thường kiến, là có linh hồn, có thượng đế, có thần linh, chết rồi không mất đi mà sẽ sống lại dưới hình thức khác v.v...

+ Đoạn kiến, thì thấy không có linh hồn, không có Chân Tâm thường trú, tất cả đều là Vô thường, chết rồi là hết.

Phật Giáo thì không như vậy. Sự quán chiếu trở vào nội tâm, giải trừ ý thức, chuyển thức thành trí, nên thấy được chân tướng của vạn pháp là Không hai (Bất nhị).



Ở kinh Đại Bát Niết Bàn Phật dạy:



Thưa các Bạn. Phật pháp cũng nói NGÃ và cũng nói VÔ NGÃ. Nhưng khác với Ngã và Vô Ngã của các tà kiến Thường và Đoạn nêu trên.- Phật pháp là Bất Nhị pháp.

Sau đây VQ sẽ trình bày Vô Ngã và Ngã là Bất Nhị...

Kính Thầy Viên Quang

Xin hãy đề cập đến những "Lời Máu Thịt" chớ đừng cố gắng giảng giải những ngôn từ triết học rối rắm và vô bổ dựa trên những thực tế đã xảy ra từ xưa, xưa lắm rồi. Mong lắm thay. Kính

Trăm năm một bước rồi thôi
Bằng an đâu có giữa đời u minh.

trừng hải


Hề hề, Ngã vốn không hề HIỆN HỮU thì làm sao định nghĩa Ngã-Vô Ngã.
Cá ngã (Tôi, Cái tôi, Linh hồn tôi...) là cái nhận thức sai lầm nơi mỗi hữu tình chúng sanh do Ý thức duyên Vô minh_ Hành mà HIỆN HÀNH nên tự mỗi người phải quán sát để thấy cái hiện hành đó là Huyễn hay Giả tức Không trong lúc kinh văn, kinh luận chỉ đưa ra những nét chung của cái gọi là Ngã để làm rõ cái gọi là Vô Ngã mà thôi và đó cũng là chỗ mà mỗi hành giả phải tự ý thức được.

Trừng Hải


Chào bạn Trừng Hải

Nói như bạn vậy thì làm sao bàn luận để biết đúng sai? Chẳng hạn khi mọi người bàn đến một cái gì đó là có tồn tại (hiện hữu) hay không, thì trước tiên hai bên đều phải thống nhất với nhau là mình đang tranh cãi về cái gì.

Ví dụ như Thượng đế, được định nghĩa là một thực thể có tính toàn năng, tức là có khả năng làm được mọi thứ từ hư vô. Khi đã chấp nhận định nghĩa này rồi mới nói đến chuyện bàn luận xem Thượng đế là có hay không.

...


Do vây khi bạn nói 'Cá ngã (Tôi, Cái tôi, Linh hồn tôi...) là cái nhận thức sai lầm...' thì trước tiên phải tìm hiểu xem cái bạn vừa nói đó là gì, sau đó mới bàn luận xem nó có phải là một nhận thức sai lầm hay không. Chẳng hạn tôi không biết 'Linh hồn' có nghĩa là gì, hoặc tôi hiểu nó theo cách hiểu khác (linh hồn = ý thức) thì tranh cãi với nhau thật vô ích, vì ai cũng đúng cả :D

* Sự khác nhau giữa Phật Đạo và ngoại đạo.

Kính nhân giả doccoden.

Sự khác nhau giữa Phật Đạo và ngoại đạo là ở chỗ khởi nguồn !

Nếu từ nội tâm phóng xuất ra ý thức, chạy theo ý thức suy lường, hướng tâm ra ngoại giới vũ trụ, tha nhân thượng đế hoặc vật chất hữu vi thì sẽ có các Ngã Kiến :

+ Thường kiến, là có linh hồn, có thượng đế, có thần linh, chết rồi không mất đi mà sẽ sống lại dưới hình thức khác v.v...

+ Đoạn kiến, thì thấy không có linh hồn, không có Chân Tâm thường trú, tất cả đều là Vô thường, chết rồi là hết.

Phật Giáo thì không như vậy. Sự quán chiếu trở vào nội tâm, giải trừ ý thức, chuyển thức thành trí, nên thấy được chân tướng của vạn pháp là Không hai (Bất nhị).



Ở kinh Đại Bát Niết Bàn Phật dạy:



Thưa các Bạn. Phật pháp cũng nói NGÃ và cũng nói VÔ NGÃ. Nhưng khác với Ngã và Vô Ngã của các tà kiến Thường và Đoạn nêu trên.- Phật pháp là Bất Nhị pháp.

Sau đây VQ sẽ trình bày Vô Ngã và Ngã là Bất Nhị...

Kính thưa ngài Vienquang6

Khi mà có người không hiểu hoặc mỗi người hiểu mỗi khác về NGÃ và VÔ NGÃ, thì điều cần làm trước tiên là phải thống nhất cách hiểu, sau đó mới bàn đến chuyện khác là suy xét xem chúng có phải là Bất nhị hay không...

Chào bạn Trừng Hải

Nói như bạn vậy thì làm sao bàn luận để biết đúng sai? Chẳng hạn khi mọi người bàn đến một cái gì đó là có tồn tại (hiện hữu) hay không, thì trước tiên hai bên đều thống nhất với nhau là mình đang tranh cãi về cái gì.

Ví dụ như Thượng đế, được định nghĩa là một thực thể có tính toàn năng, tức là có khả năng làm được mọi thứ từ hư vô. Khi đã chấp nhận định nghĩa này rồi mới nói đến chuyện bàn luận xem Thượng đế là có hay không.

...


Do vây khi bạn nói 'Cá ngã (Tôi, Cái tôi, Linh hồn tôi...) là cái nhận thức sai lầm...' thì trước tiên phải tìm hiểu xem cái bạn vừa nói đó là gì, sau đó mới bàn luận xem nó có phải là một nhận thức sai lầm hay không. Chẳng hạn tôi không biết 'Linh hồn' có nghĩa là gì, hoặc tôi hiểu nó theo cách hiểu khác (linh hồn = ý thức) thì tranh cãi với nhau thật vô ích, vì ai cũng đúng cả :D

Nếu là một giáo đồ Thiên chúa giáo tất nhiên sẽ nghĩ là có Linh Hồn. Vậy bạn có thảo luận để cho rằng Linh Hồn là quan niệm sai lầm đối với một tín đồ Thiên chúa giáo thuần thành không? Với tôi thì không, bởi không thể nào thuyết phục được và mọi lời nói chỉ là chuyện "trà dư, tửu hậu" mà thôi.

Trừng Hải


Nếu là một giáo đồ Thiên chúa giáo tất nhiên sẽ nghĩ là có Linh Hồn. Vậy bạn có thảo luận để cho rằng Linh Hồn là quan niệm sai lầm đối với một tín đồ Thiên chúa giáo thuần thành không? Với tôi thì không, bởi không thể nào thuyết phục được và mọi lời nói chỉ là chuyện "trà dư, tửu hậu" mà thôi.

Trừng Hải

:eusa_snooty:

Nói chuyện nọ xọ chuyện kia làm gì :D Tôi đang nói đến chuyện 'đang nói về cái gì' chứ không phải là 'thảo luận xem nó đúng hay sai'. Hai chuyện này khác nhau, sao lại đánh đồng làm một!

:eusa_snooty:

Nói chuyện nọ xọ chuyện kia làm gì :D Tôi đang nói đến chuyện 'đang nói về cái gì' chứ không phải là 'thảo luận xem nó đúng hay sai'. Hai chuyện này khác nhau, sao lại đánh đồng làm một!

Thì đang nói về cái gọi là Ngã mà, hề hề, không hiểu nội dung và ý nghĩa của những lời của tôi nói à!!!???

Trừng Hải


:eusa_snooty:

Nói chuyện nọ xọ chuyện kia làm gì :D Tôi đang nói đến chuyện 'đang nói về cái gì' chứ không phải là 'thảo luận xem nó đúng hay sai'. Hai chuyện này khác nhau, sao lại đánh đồng làm một!

Như tôi đã nói, phải thống nhất về cách hiểu là điều trước tiên và quan trọng nhất. Thậm chí dù đã hiểu đúng rồi, đi sâu vào cụ thể vẫn còn khác biệt. Chẳng hạn như LINH HỒN. Thiên chúa giáo và Ấn giáo đều tin là có Linh hồn, nhưng một đằng là do Chúa sinh ra, còn đằng kia thì nói là nó có sẵn.

Thì đang nói về cái gọi là Ngã mà, hề hề, không hiểu nội dung và ý nghĩa của những lời của tôi nói à!!!???

Trừng Hải


Hài nhỉ, tôi thấy bạn nhảy vào nói là Ngã không hiện hữu, bla bla...:D Nhưng tôi không thấy chỗ nào bạn nói đến Ngã là cái gì, mà đã không biết nó là gì thì sao bạn lại biết là nó không hiện hữu? :D

Như tôi đã nói, phải thống nhất về cách hiểu là điều trước tiên và quan trọng nhất. Thậm chí dù đã hiểu đúng rồi, đi sâu vào cụ thể vẫn còn khác biệt. Chẳng hạn như LINH HỒN. Thiên chúa giáo và Ấn giáo đều tin là có Linh hồn, nhưng một đằng là do Chúa sinh ra, còn đằng kia thì nói là nó có sẵn.

Thảo luận theo "chủ đề" mà bạn đề nghị chỉ là những lời trà dư, tử hậu mà thôi.

Hề hề, Trừng Hải


Hài nhỉ, tôi thấy bạn nhảy vào nói là Ngã không hiện hữu, bla bla...:D Nhưng tôi không thấy chỗ nào bạn nói đến Ngã là cái gì, mà đã không biết nó là gì thì sao bạn lại biết là nó không hiện hữu? :D

Tôi đã đưa ra đề mục là "Ngã là một nhận thức sai lầm" rồi mà. Cái nhận thức sai lầm đó không hiện hữu à?! Thảo luận gì mà kỳ cục vậy!!!???

Hề hề, Trừng Hải


Thảo luận theo "chủ đề" mà bạn đề nghị chỉ là những lời trà dư, tử hậu mà thôi.

Hề hề, Trừng Hải

Nếu không thì thảo luận như kiểu của bạn là vô ích, bởi vì 'ông nói gà bà nói vịt'. Chẳng hạn có người hiểu Linh hồn là Ý thức, vậy thì họ cho rằng Linh hồn có tồn tại là đúng, nếu bạn nói sai là do bạn tưởng họ hiểu giống như mình. Bé cái lầm :D

Nếu không thì thảo luận như kiểu của bạn là vô ích, bởi vì 'ông nói gà bà nói vịt'. Chẳng hạn có người hiểu Linh hồn là Ý thức, vậy thì họ cho rằng Linh hồn có tồn tại là đúng, nếu bạn nói sai là do bạn tưởng họ hiểu giống như mình. Bé cái lầm :D

Hãy đem những kiến thức triết học của bạn vào trong tủ sắt mà khóa lại đi (vì xem đó là báu vật là quyền của bạn) với tôi những tri thức đó chỉ là những lời "trà dư, tửu hậu" mà thôi.

Trừng Hải


Tôi đã đưa ra đề mục là "Ngã là một nhận thức sai lầm" rồi mà. Cái nhận thức sai lầm đó không hiện hữu à?! Thảo luận gì mà kỳ cục vậy!!!???

Hề hề, Trừng Hải


Nhận thức sai lầm ở chỗ nào nhỉ? :D Tôi thấy đúng mà :icon_megagrin:

Bạn nói là cái Tôi không hiện hữu, nhưng chính bạn cũng thừa nhận mình có cái Tôi đấy thôi:

Tôi đã đưa ra đề mục...

:icon_megagrin::icon_megagrin::icon_megagrin:

Nhận thức sai lầm ở chỗ nào nhỉ? :D Tôi thấy đúng mà :icon_megagrin:

Bạn nói là cái Tôi không hiện hữu, nhưng chính bạn cũng thừa nhận mình có cái Tôi đấy thôi:

Tôi đã đưa ra đề mục...

:icon_megagrin::icon_megagrin::icon_megagrin:

Chỉ biết có ý kiến của mình còn lời của người trao đổi thì không hề quan tâm và khi người trao đổi trích dẫn lại rõ ràng thì lại xảo ngôn, hoa ngữ. Vô dụng và vô nghĩa.

Trừng Hải


Chỉ biết có ý kiến của mình còn lời của người trao đổi thì không hề quan tâm và khi người trao đổi trích dẫn lại rõ ràng thì lại xảo ngôn, hoa ngữ. Vô dụng và vô nghĩa.

Trừng Hải

ài dà bác vào nhắc nhở cháu ko lên làm phiền thầy ViênQuang nói những lời những lời máu thịt vậy mà.... bác cũng rơi vào cái huyễn đó sao

Chỉ biết có ý kiến của mình còn lời của người trao đổi thì không hề quan tâm và khi người trao đổi trích dẫn lại rõ ràng thì lại xảo ngôn, hoa ngữ. Vô dụng và vô nghĩa.

Trừng Hải

Xem lại những gì bạn nói nhé:

Hề hề, Ngã vốn không hề HIỆN HỮU thì làm sao định nghĩa Ngã-Vô Ngã!!!???
Cá ngã (Tôi, Cái tôi, Linh hồn tôi...) là cái nhận thức sai lầm nơi mỗi hữu tình chúng sanh theo dòng Tâm-Nghiệp sai biệt do Ý thức duyên Vô minh_ Hành mà HIỆN HÀNH nên tự mỗi người phải quán sát để thấy cái hiện hành đó là Huyễn hay Giả tức Không trong lúc kinh văn, kinh luận chỉ đưa ra những nét chung của cái gọi là Ngã để làm rõ cái gọi là Vô Ngã mà thôi và đó cũng là chỗ mà mỗi hành giả phải tự ý thức được.

Trừng Hải


Bạn gán mấy thứ đó lại làm một, trong khi không hiểu nó là cái gì mà lại khẳng định đó là nhận thức sai lầm. Nếu có người hiểu khác và cho rằng cái Tôi và Linh hồn khác nhau, thì tất nhiên vấn đề nó khác rồi. Chẳng hạn cái Tôi của mỗi người, ai cũng có cả, nếu không thì ai nói với ai đây? :D
 
Last edited by a moderator:

vienquang6

Ban Cố Vấn Chủ Đạo Diễn Đàn - Quyền Admin
Quản trị viên
Đại lão Hòa thượng
ĐÃ TIẾN CÚNG
Tham gia
6 Thg 2 2007
Bài viết
3,869
Điểm tương tác
920
Điểm
113
* Vô Ngã là Da và lông.

NGÃ là gì ?....
Do đó doccoden suy diễn cái nghĩa của nó thông qua Duyên khởi, vì hai thứ này có liên quan nhau. Tạm hiểu thế này:

Ngã là cái gì đó thường hằng bất biến.


Kính mời ngài Vienquang6 và các bạn thử định nghĩa về Ngã và Vô ngã, sau đó hãy bàn luận xem định nghĩa nào là có lý hơn cả.

* Muốn quán lý Vô Ngã hoặc Ngã của Đạo Phật, thì dựa trên nền tảng lý Duyên Sanh. Nghĩa của duyên sanh là: Cái này có là vì nương theo cái kia mà có. Vì duyên sanh nên nó không có tự ngã độc lập .

Cho cái đẹp là đẹp do đó mới có cái xấu; cho cái thiện là thiện do đó mới có cái ác. Là vì "có" và "không" sinh ra lẫn nhau, "dễ" và "khó" tạo nên lẫn nhau, cao thấp dựa vào nhau mà tồn tại. (Mượn Đ Đ K).

Cũng vậy: Vô ngã do Ngã mà lập. Phật dạy lý Vô Ngã nhằm hiển thị lý Chân Ngã.

Nay các Bạn muốn hiểu Nghĩa của chơn ngã là gì ? Thì VQ sẽ triển khai từ lý Vô ngã để hiển lộ. Xin các Bạn đừng nóng vội.-

Vô ngã là da lông, Ngã là "máu thịt" đấy Bác Trừng Hải. (muốn hưởng dụng máu thịt, thì phải lột da lông đi)

20375967_images472213_anh32.jpg


Thế nào là Vô Ngã ?

Duy thức luận RẰNG:

Như lời Thế Tôn dạy. TẤT CẢ PHÁP VÔ NGÃ.

Tất cả pháp gồm có 2 nhóm:

1. Nhơn VÔ NGÃ. (con người không có Ngã)

2. Pháp VÔ NGÃ. (đối tượng biết của con người không có ngã).

Thế nào là Pháp Vô Ngã ?

- Tấc cả các pháp đều nương gá các duyên hòa hợp mà thành, nên chúng Vô Ngã (không tự chủ, độc lập)

Thế nào là Nhơn Vô Ngã ?

- Vì con người là tổ hợp của 5 Uẩn.

Ngũ uẩn (zh. wǔyùn 五蘊, sa. pañca-skandha, pi. pañca-khandha, bo. phung po lnga ཕུང་པོ་ལྔ་), cũng gọi là Ngũ ấm (五陰), là năm (pañca) nhóm (skandha) tượng trưng cho năm yếu tố tạo thành con người, toàn bộ thân tâm. Gồm có: Năm uẩn là năm yếu tố hay năm nhóm kết hợp lại tạo thành con người; hay nói cách khác, con người là một hợp thể của năm yếu tố, gồm có: Sắc uẩn (Rùpa) là yếu tố sinh lý - vật lý; Thọ uẩn (Vedanà) là yếu tố cảm giác; Tưởng uẩn (Sãnnã) là yếu tố tri giác, là sự nhận biết đối tượng giác quan hay tâm lý; Hành uẩn (Sankhàra) là yếu tố tâm lý hoạt động ngoài Thọ và Tưởng là những tâm lý tạo động lực đi tới tạo nghiệp và kết quả của nghiệp như ước muốn, quyết định... thuộc ý chí còn gọi là Tư; Thức uẩn (Vinãna) là yếu tố nhận thức, phát hiện sự có mặt của đối tượng, gồm có sáu thức. Thức làm nền tảng cho Thọ, Tưởng và Hành, theo Duy thức học thì có tám thức. Thức là Tâm vương (Citta); Thọ, Tưởng, Hành là Tâm sở (Cetasika).
Trong kinh tạng Nikàya và A Hàm thường dùng từ Năm thủ uẩn (Pãnca upàdana khandha), nghĩa là năm uẩn là đối tượng của sự chấp thủ, của tâm tham ái thì gọi là năm thủ uẩn. Ngoài ngũ uẩn đó ra không có gì gọi là cái "ta". - Đó là lý Nhơn Vô ngã.

Nếu người nào nhận được - Điều giác ngộ thứ nhứt: Phải biết thế gian là vô thường; quốc độ thì mong manh không bền chắc; bốn đại là khổ, là không; năm ấm là vô ngã, hay sinh diệt đổi dời, nó giả dối không thật cũng không chủ; tâm là nguồn gốc của mọi điều ác; thân là chỗ tu tập nhiều điều tội lỗi. Nếu đúng như vậy mà quán xét thì xa dần sinh tử.

+ Đây là nhận được da và lông của (giáo Pháp) Phật, là biết được Bán Tự Giáo (nữa chữ).

 

vienquang6

Ban Cố Vấn Chủ Đạo Diễn Đàn - Quyền Admin
Quản trị viên
Đại lão Hòa thượng
ĐÃ TIẾN CÚNG
Tham gia
6 Thg 2 2007
Bài viết
3,869
Điểm tương tác
920
Điểm
113
* 3 tầng bậc Sắc - Không .

Trong giáo lý Bán tự giáo (chưa liễu nghĩa), thì Ngã (ở đây chỉ cho sắc) và Vô Ngã ((ở đây chỉ cho Không) có sự khác biệt.

Trong hệ giáo lý Mãn tự Giáo (Liễu nghĩa) thì Ngã ( sắc) và Vô Ngã ( Không) là không khác nhau.

Để rõ được nguyên lý Bất Nhị (Cũng là Bất dị. nghĩa là không khác nhau), xin nói lượt về 3 loại Sắc- Không.

Khi quán Pháp Không, hành giả sẽ thấy có 3 tầng bậc sâu cạn khác nhau:

1. Sắc Không Đối Đải.
2. Sắc Không Bất Dị.
3. Sắc Không Tuyệt Đãi.

1. Sắc Không Đối Đải. - Là đối với Phàm phu vô trí chỉ thấy Sắc (có) đối với Không (không có).- Đây là "cái thấy sai lầm" do ý thức vọng tưởng phân biệt theo Nhị Nguyên.

2. Sắc Không Bất Dị.- Là đối với người tu Quán Tánh không, thấy được Sắc và Không chẳng khác nhau. Vì Sắc do nhân duyên tụ - tán mà thành,thực Tướng là Không; mà Không cũng do nhân duyên tụ - tán mà thành, thực Tướng là Không.- Do bản chất chỉ có tụ - tán chớ không có Thật pháp,thực Tướng là Không. Nên Sắc chẳng khác Không ( Bất Dị) Sắc tức là Không.

3. Sắc Không Tuyệt Đãi. Là Tự Tánh Không, là Chơn Không, là Bất Nhị Pháp, là Nhất tướng, là Vô tướng, là Niết Bàn Tướng... nơi đây bặt ngôn ngữ bặc suy lường . Không phải do suy luận mà thấy Không.- Đây là chỗ Tuyệt Đối Không, là Chân Như.

* Sắc không đối đãi nhiếp về Bán tự giáo.

* Sắc không bất dị và Sắc Không tuyệt đãi nhiếp về Mãn tự Giáo.

 

vienquang6

Ban Cố Vấn Chủ Đạo Diễn Đàn - Quyền Admin
Quản trị viên
Đại lão Hòa thượng
ĐÃ TIẾN CÚNG
Tham gia
6 Thg 2 2007
Bài viết
3,869
Điểm tương tác
920
Điểm
113
* Quán "Không" Tam muội.

Nghĩa là vào Thiền Quán "Các pháp đều không".- Thấy được "Nhơn" cũng không, mà "pháp" cũng không.- Ở đây "Nhơn" là con người, mà "Pháp" là cái nhân để tạo ra con người đều không.

- Thí dụ: Quán thấy con người là do 5 Ấm hòa hợp sanh, rồi chấp 5 Ấm là Ngã.

+ Phàm phu chấp lấy " 5 Ấm là Ngã".- Ngã chấp đó chỉ là huyễn không thật có, chỉ là "Huyễn Ngã", nó không có Tự Tánh (Tánh Không).

+ Bậc Thanh Văn thấy biết rằng "Nhơn" chỉ là "pháp duyên sanh" do 5 ấm vọng tạo, rồi kết luận: "Nhơn Vô Ngã ". Vì thấy Vô Ngã nên cho là Vô thường, là Khổ, là bất tịnh- Thấy như vậy là thấy nữa vời !

+ Chỉ thấy được "Nhơn Không", mà 5 Ấm là những pháp để tạo ra con người là có, chẳng phải là không có (Nhơn Không- Pháp Hữu), nên gọi là Bán tự giáo (chỉ biết nữa chữ).

Đại Trí Độ luận dạy: Thế gian thấy " Sắc" chẳng phải là " Không" . Chỉ có người tu, khi vào được " Không tam muội" rồi mới thấy được " Sắc" tức là " Không".

Này Xá Lợi Phất ! Vì sắc là tánh không, nên chẳng có tướng não hoại. Vì thọ là tánh không, nên chẳng có tướng thọ. Vì tưởng là tánh không, nên chẳng có các tướng tưởng. Vì hành là tánh không, nên chẳng có các tướng tạo tát. Vì thức là tánh không, nên chẳng có các tướng tri giác.

LUẬN:

....... Trước đây nói 5 ấm đều là không. Do vậy mà nói trong sắc không, chẳng có sắc... dẫn đến trong thức không, chẳng có thức. Nghĩa là trong " Không" chẳng có 5 ấm vậy.

....... Nay nói nhân duyên 5 ấm, mỗi mỗi đều là tự tánh không,, tự tướng không, nên đều là bất khả đắc cả. Đây là nói về duyên khởi 5 ấm là không, dẫn đến 5 ấm là không vậy.

Đoạn kinh trên, Phật đã dạy rõ: Nhơn là Không. mà 5 Ấm là cái nguyên nhân tạo ra con người cũng là Không.

Nói rõ hơn, là "Nhơn" là pháp duyên hợp nên là Không, là Vô Ngã. Mà các Pháp sắc, thọ, tưởng, hành, thức cũng đều là pháp duyên hợp nên là Không, là Vô Ngã.

Thí dụ:

+ "Sắc" (tức là vật chất), nó không phải là nguyên nhơn đầu tiên, không phải tự nó có (để duyên hợp thành "Nhơn"), mà nó có ra là do vô số nguyên nhân khác. Rồi các nguyên nhân để tạo ra Sắc, nó cũng do vô số nguyên nhân khác. Tìm mãi vẫn không có đầu mối.

+ Thọ, Tưởng, hành, thức cũng trùng trùng duyên khởi giống như vậy.

Thấy được "Tất cả Pháp Không", là thấy được cái không thứ 2 SẮC- KHÔNG BẤT DỊ,

thấy được SẮC- KHÔNG BẤT DỊ, tức là thấy được Sắc và Không chẳng khác nhau. Vì:

+ Sắc do nhân duyên tụ - tán mà thành, thực Tướng là Không;

+ mà Không cũng do nhân duyên tụ - tán mà thành, thực Tướng là Không.

* Do bản chất chỉ có tụ - tán chớ không có Thật pháp, thực Tướng là Không.

Nên Sắc chẳng khác Không ( Bất Dị). Sắc tức là Không.

Kinh Đại Bát Nhã, Phật dạy: Này Tu Bồ Đề ! Bát nhã Ba- la- mật khai thị 5 ấm tướng chẳng tán hoại, chẳng sanh diệt, chẳng cấu tịnh, chẳng tăng giảm, chẳng xuất nhập, chẳng có quá khứ, hiện tại hay vị lai. Vì sao ? Vì "không tướng" là "vô tướng tướng", "vô tác tướng", là chẳng phải "hoại tướng" vậy. Vì hết thảy các pháp đều chẳng khởi, chẳng sanh, đều là "vô sở hữu", là "như pháp tánh", nên chẳng có tướng tán hoại vậy. Vì pháp tướng như vậy, nên khai thị như vậy.

* Thấy được 5 Ấm là Không, vì không nên 5 ấm tướng chẳng tán hoại, chẳng sanh diệt, chẳng cấu tịnh, chẳng tăng giảm, chẳng xuất nhập, chẳng có quá khứ, hiện tại hay vị lai.

* Vì các pháp (Nhơn và Pháp) là Không, nên là Thường, Lạc, Ngã. Tịnh. (cái không này là Sắc không bất dị và Sắc Không tuyệt đãi chớ không phải cái không đối đãi của phàm phu vọng tưởng)

thuphap-hanhtue025-large.jpg


Đây là Mãn Tự Giáo.
 
Last edited:

vienquang6

Ban Cố Vấn Chủ Đạo Diễn Đàn - Quyền Admin
Quản trị viên
Đại lão Hòa thượng
ĐÃ TIẾN CÚNG
Tham gia
6 Thg 2 2007
Bài viết
3,869
Điểm tương tác
920
Điểm
113
* Vào Pháp Môn Không Hai. (Bất Nhị Pháp môn)

NGÃ là gì ?..

Do đó doccoden suy diễn cái nghĩa của nó thông qua Duyên khởi, vì hai thứ này có liên quan nhau. Tạm hiểu thế này:

Ngã là cái gì đó thường hằng bất biến.
Kính mời ngài Vienquang6 và các bạn thử định nghĩa về Ngã và Vô ngã, sau đó hãy bàn luận xem định nghĩa nào là có lý hơn cả.




Đến đây VQ xin trả lời ngài doccoden.

* Chơn Không Diệu Hữu (nói ở trên) là Chơn NGÃ đó.- Vì nó thường hằng bất biến.

* THƯỜNG, LẠC, NGÃ, TỊNH là Chơn NGÃ đó.- Vì nó thường hằng bất biến.

* Tất cả pháp Bất Nhị là Chơn NGÃ đó.- Vì nó thường hằng bất biến.

VQ xin trả lời Bác Trừng Hải.

* Vô Ngã là da, lông. THƯỜNG, LẠC, NGÃ, TỊNH là Bất Nhị, là Chơn NGÃ, là máu thịt đó.

Vì các pháp bất nhị, nên không thể bỏ cái này mà được cái kia ,vì cái này có do cái kia có, cái này không thì cái kia không.

Phiền não tức Bồ Đề.
Chơn thường nơi huyễn mộng,
Tịnh Độ chính Ta Bà,
Ngã ẩn trong Vô ngã.

Cấu - Tịnh vốn không hai,
Niết Bàn trong sanh tử.
Vô minh là Phật Tánh,
Chúng sanh vốn là Phật.

An trú được như vậy,
Vào Vô Sanh pháp nhẫn.
Nhờ quán chiếu Tánh Không.
Thấy được "Tánh Không hai”.


Kính
************************************

Mời xem: Minh Tâm Kiến Tánh- Phần 2 phụ lục Bất Nhị pháp môn
 
Last edited:

Bình Đẳng Giác

Active Member
Quản trị viên
Thượng toạ
Tham gia
4 Thg 10 2015
Bài viết
522
Điểm tương tác
221
Điểm
43
BĐH hợp nhất chủ đề

ài dà bác vào nhắc nhở cháu ko lên làm phiền thầy ViênQuang nói những lời những lời máu thịt vậy mà.... bác cũng rơi vào cái huyễn đó sao

Hì hì, đạo hữu tự xưng là rác này cũng ăn miếng trả miếng nhỉ.

Trừng Hải


Hì hì, đạo hữu tự xưng là rác này cũng ăn miếng trả miếng nhỉ.

Trừng Hải
Vâng đúng là ăn miếng chả miếng. Ngày xưa khi cháu mới vào diễn đàn đọc những bài bác viết cháu thấy rất thích, lúc đó cháu nghĩ bác là người Phật pháp uyên thâm nhất cái diễn đàn này, nhờ bác chỉ điểm cháu cũng học được rất nhiều điều. Sau này khi cháu tiếp xúc với Phật pháp nhiều hơn đối với bác cháu lại xuất hiện chữ Nghi " nghi cái gì thì cháu cũng chẳng rõ" nhưng mà bác đã thành khúc mắc trong lòng cháu. Hì ko nói ra cháu thấy nặng ở trong lòng bác hoan hỷ bỏ qua cho cháu nhé. Cháu thấy bác học rộng hiểu nhiều nhưng mà vẫn thiếu cái gì đó

* Vào Pháp Môn Không Hai.





Đến đây VQ xin trả lời ngài doccoden.

* Chơn Không Diệu Hữu (nói ở trên) là Chơn NGÃ đó.- Vì nó thường hằng bất biến.

* THƯỜNG, LẠC, NGÃ, TỊNH là Chơn NGÃ đó.- Vì nó thường hằng bất biến.

* Tất cả pháp Bất Nhị là Chơn NGÃ đó.- Vì nó thường hằng bất biến.

VQ xin trả lời Bác Trừng Hải.

* Vô Ngã là da, lông. THƯỜNG, LẠC, NGÃ, TỊNH là Bất Nhị, là Chơn NGÃ, là máu thịt đó.

Vì các pháp bất nhị, nên không thể bỏ cái này mà được cái kia ,vì cái này có do cái kia có, cái này không thì cái kia không.

Phiền não tức Bồ Đề.
Chơn thường nơi huyễn mộng,
Tịnh Độ chính Ta Bà,
Ngã ẩn trong Vô ngã.

Cấu - Tịnh vốn không hai,
Niết Bàn trong sanh tử.
Vô minh là Phật Tánh,
Chúng sanh vốn là Phật.

An trú được như vậy,
Vào Vô Sanh pháp nhẫn.
Nhờ quán chiếu Tánh Không.
Thấy được "Tánh Không hai”.


Kính

Đứng trên phương diện lý luận thì có thể nói:

_ Vô Ngã là không có cá Ngã (Chư Pháp Vô Ngã) nên thấy có Ngã là nhận thức sai lầm tức Vọng Tưởng
_ Do bởi Ngã không hiện hữu (Kinh Vô Ngã tướng) nên việc kiến lập Vô Ngã là lông rùa sừng thỏ tức Tà Kiến.

Cho nên mọi lý luận về Vô Ngã thảy đều là phù phiếm, vô bổ, vô dụng, vô ý nghĩa.

Vậy thế nào gọi là phụng hành Y Chánh Pháp theo Giáo Pháp Vô Ngã? Đó chính là việc tự thân quán sát tư tưởng "Tôi tư tưởng nghĩa là tôi (ngã) hiện hữu" khi đang công phu điều ngự lục quan năng bằng Tam Quy, Ngũ Giới, Thập Thiện hành mà Tự Tri không hề có một cái TÔI (NGÃ) đứng đằng sau tư tưởng (Pháp Thiền Na "Không ai là tôi đâu mà")

Vậy ai là sẽ người chỉ bày công phu Thiền Na Y Phật Ý: hãy tự khiết bạch thân tâm tự nguyện tự thoát vòng mê tâm bằng công phu Tam Quy, Ngũ Giới, Thập thiện hành mà phát nguyện gặp minh sư (đời này đời sau và đời sau nữa) và khi mùa xuân đến thì hoa sẽ nở.

Trăm năm một bước rồi thôi
Tu là cội phúc, tình là giây oan

Kính, trừng hải


Thí dụ như một người ngất xỉu, hoặc một người ngủ mê, hoặc lúc chết 5 uẩn vừa ran rã, hỏi rằng cái gì chân thật nơi người ấy hay người ấy rỗng tếch không có gì cả?

Thí dụ như một người ngất xỉu, hoặc một người ngủ mê, hoặc lúc chết 5 uẩn vừa ran rã, hỏi rằng cái gì chân thật nơi người ấy hay người ấy rỗng tếch không có gì cả?

Ngũ uẩn tan rã. Vậy về chân ko, mà nó tan rã nó cũng có thể tổ hợp lại.

Kính thưa ngài Vienquang6

Những gì ngài vừa giảng giải dựa trên một sự lầm lẫn tai hại, do đó kéo theo những gì ngài đã nói đều sai hết. Ngài đã lầm lẫn khi cho rằng SẮC = NGÃ, KHÔNG = VÔ NGÃ

* 3 tầng bậc Sắc - Không .

Trong giáo lý Bán tự giáo (chưa liễu nghĩa), thì Ngã (ở đây chỉ cho sắc) và Vô Ngã ((ở đây chỉ cho Không) có sự khác biệt.

Trong hệ giáo lý Mãn tự Giáo (Liễu nghĩa) thì Ngã ( sắc) và Vô Ngã ( Không) là không khác nhau.



Kính đề nghị ngài hãy trích dẫn kinh nào nói rằng SẮC = NGÃ, KHÔNG = VÔ NGÃ???


Tiếp theo ngài lại lầm lẫn còn tai hại hơn nữa khi cho rằng SẮC = CÓ, KHÔNG = KHÔNG CÓ



* 3 tầng bậc Sắc - Không .

1. Sắc Không Đối Đải. - Là đối với Phàm phu vô trí chỉ thấy Sắc (có) đối với Không (không có).-




Đút kết từ 2 sai lầm trên, ngài đã cho rằng

_ SẮC = NGÃ = CÓ
_ KHÔNG = VÔ NGÃ = KHÔNG CÓ



Vì kinh nói SẮC = KHÔNG cho nên:


NGÃ = VÔ NGÃ = CÓ = KHÔNG CÓ

:icon_megagrin:




......




Trước khi chỉ ra sự lầm lẫn ở trên, tôi xin nói trước rằng những gì tôi giải thích dưới đây không phải là dành riêng cho ngài, mà là dành cho mọi người, nhất là những người sơ cơ mới tìm hiểu phật học. Sờ dĩ tôi nói vậy vì có nhiều vấn đề rất cơ bản mọi người đều hiểu, và còn giải thích vài ngôn từ phật học hoặc Hán Việt, mà những thứ này thì tôi dốt đặt chứ không thông thạo như ngài Vienquang6, như bạn Trừng Hải...



Chắc ai cũng biết rõ 2 điều sau là đúng:

1/ Không có gì cái gì hiện hữu từ hư không (từ hư không xuất hiện).
2/ Cái gì đã hiện hữu thì không bao giờ biến mất thành hư vô, mà nó chuyển thành một cái gì khác.


Phật giáo khác với những tôn giáo khác là không dựa theo lòng tin mà là theo trí tuệ. Lý trí của con người phải nương theo sự thật làm chuẩn mực. Do đó Phật giáo được nhiều người tôn xưng là 'siêu khoa học' cũng là vì thế. Cho nên dù chân lý có cao siêu thế nào cũng phải nói lên sự thật có thể kiểm chứng được.

Hai điều trên là chân lý hiển nhiên, dựa vào sự thật mà ai cũng có thể kiểm chứng bằng cuộc sống thường ngày xung quanh mình. Nó có liên quan đến nhiều vấn đề trong phật học như THẬT - GIẢ, CÓ - KHÔNG CÓ, NGÃ - VÔ NGÃ, THƯỜNG - VÔ THƯỜNG...nên tôi nói trước như vậy, xem như là cái nền để sau này nếu giảng giải điều gì thì dựa vào nó mà nói đến những vấn đề liên quan.




CÓ - KHÔNG CÓ: Khi nói Có hoặc Không có thì phải hiểu rằng Có cái gì hoặc Không có cái gì thì mới có nghĩa, chứ nói 'Có' hoặc 'Không có' trống không thì chẳng có nghĩa gì cả (vô nghĩa). Chẳng hạn khi nhìn thấy một sự vật hiện tượng nào đó thì nói 'có một vật A', còn khi thấy vật A mất đi thì nói 'không có vật A'. Khi tranh cãi một thứ gì đó mà có người tin và không tin, chẳng hạn như Thượng đế, thì người này nói 'Có Thượng đế' còn người kia nói 'Không có Thượng đế'.

Như vậy có thể thấy rõ rằng 2 quan điểm 'Có Thượng đế' và 'Không có Thượng đế' là trái ngược nhau nên không thể nói 'Có Thượng đế' là đồng nghĩa với khi nói 'Không có Thượng đế'.

Nếu thay từ 'Thượng đế' bằng bất kỳ sự vật hiện tượng nào thì sự thể cũng y như vậy, cho nên không thể nói rằng CÓ = KHÔNG CÓ. Đây là sự thật hiển nhiên rồi.



NGÃ - VÔ NGÃ: Ở đây tôi không bàn đến nghĩa của từ NGÃ, không cần suy xét xem nó có nghĩa là gì, vì không cần thiết, mà chúng ta chỉ cần tạm cho nó là một sự vật A nào đó. Như vậy thì từ vấn đề CÓ - KHÔNG CÓ ở trên đã nói, chúng ta sẽ hiểu NGÃ - VÔ NGÃ thành ra là CÓ A - KHÔNG CÓ A.

Như vậy thì thấy rõ hai quan điểm đó là trái ngược nhau nên không thể là như nhau được. 'Có bản ngã' thì trái ngược với 'Không có bản ngã', cũng giống như nói 'Có Thượng đế' với 'Không có Thượng đế' vậy.

Tóm lại: giống như không thể nói CÓ = KHÔNG CÓ, cũng không thể nói NGÃ = VÔ NGÃ



SẮC - KHÔNG: Sắc ở đây theo nghĩa hẹp là Sắc uẩn, tức là phần thân xác của con người, theo nghĩa rộng thì nó bao hàm vạn vật xung quanh ta, như vậy Sắc tức là ám chỉ đến mọi sự vật hiện tượng trong thế giới này. Còn Không ở đây có nghĩa là Không có tự tánh (không có tự ngã, không có bản ngã). Do đó câu nói 'Sắc tức là Không' cũng giống như nói 'Các pháp đều không có tự tánh' (vạn pháp vô ngã) Vì không có tự tánh nên các pháp duyên hợp sinh thành vạn pháp, cho nên kinh mới nói 'sắc tức là không, mà không cũng tức là sắc'

Như vậy, KHÔNG trong kinh trên có nghĩa là TÁNH KHÔNG (không có tự tánh) chứ không phải là KHÔNG CÓ GÌ CẢ (hư không, hư vô). Phật học có dùng từ Ngoan không, Không ngơ để nói đến Hư không, nhằm phân biệt với Tánh không.


Do đó đừng nên lầm lẫn rằng SẮC là CÓ, còn KHÔNG là KHÔNG CÓ, từ đó cho rằng CÓ tức là KHÔNG CÓ thì buồn cười lắm. Có tôi, có các bạn, có những cảnh vật xung quanh mình, sao lại nói là không có cho được. Còn khi chúng ta suy xét xem những gì đang hiện hữu là có thật hay là không có thật (giả ảo) thì lại là vấn đề khác, ở đây chưa bàn đến.

Hy vọng rằng mọi người không còn những lầm lẫn 'chết người' như đã nói trên.

Thí dụ như một người ngất xỉu, hoặc một người ngủ mê, hoặc lúc chết 5 uẩn vừa ran rã, hỏi rằng cái gì chân thật nơi người ấy hay người ấy rỗng tếch không có gì cả?



Hãy đọc kinh Vô ngã tướng :D

Đứng trên phương diện lý luận thì có thể nói:

_ Vô Ngã là không có cá Ngã (Chư Pháp Vô Ngã) nên thấy có Ngã là nhận thức sai lầm tức Vọng Tưởng
_ Do bởi Ngã không hiện hữu (Kinh Vô Ngã tướng) nên việc kiến lập Vô Ngã là lông rùa sừng thỏ tức Tà Kiến.

Cho nên mọi lý luận về Vô Ngã thảy đều là phù phiếm, vô bổ, vô dụng, vô ý nghĩa.


Vậy thế nào gọi là phụng hành Y Chánh Pháp theo Giáo Pháp Vô Ngã? Đó chính là việc tự thân quán sát tư tưởng "Tôi tư tưởng nghĩa là tôi (ngã) hiện hữu" khi đang công phu điều ngự lục quan năng bằng Tam Quy, Ngũ Giới, Thập Thiện hành mà Tự Tri không hề có một cái TÔI (NGÃ) đứng đằng sau tư tưởng (Pháp Thiền Na "Không ai là tôi đâu mà")

Vậy ai là sẽ người chỉ bày công phu Thiền Na Y Phật Ý: hãy tự khiết bạch thân tâm tự nguyện tự thoát vòng mê tâm bằng công phu Tam Quy, Ngũ Giới, Thập thiện hành mà phát nguyện gặp minh sư (đời này đời sau và đời sau nữa) và khi mùa xuân đến thì hoa sẽ nở.

Trăm năm một bước rồi thôi
Tu là cội phúc, tình là giây oan

Kính, trừng hải


Hmm...nếu theo ý bạn thì cũng có thể nói:


Do bởi Thượng đế và Linh hồn không hiện hữu nên quan điểm cho rằng 'không có Thượng đế và Linh hồn' là lông rùa sừng thỏ tức Tà Kiến


Nói vậy mà nghe được à? :icon_megagrin:

Do bởi Ngã không hiện hữu nên mới nói là Vô ngã, tức là không có Ngã, chứ kiến lập vô ngã cái gì!!

Có lẽ ngài doccoden vội vàng quá hoặc là cố ý bẻ đủa từng chiếc chăng ?

Từ “Sắc” trong đạo Phật dùng để chỉ vật chất và những gì có hình tướng màu sắc. Chữ “Không” được nhắc đến trong đạo Phật không phải là “Ngoan Không” như lông rùa sừng thỏ, cái mà không bao giờ xẩy ra. Chữ Không được nhắc đến nhiều trong đạo Phật chính là “Chơn Không Diệu Hữu”. Như vậy, sắc tức thị không là nói đến THẬT TƯỚNG của vạn pháp và đấy chính là VÔ TƯỚNG, cái tướng KHÔNG của vạn pháp.

Ở phần trên VQ đã nói 3 bậc Sắc Không:

1. Sắc Không Đối Đải. - Là đối với Phàm phu vô trí chỉ thấy Sắc (có) đối với Không (không có).- Đây là "cái thấy sai lầm" do ý thức vọng tưởng phân biệt theo Nhị Nguyên.

2. Sắc Không Bất Dị.- Là đối với người tu Quán Tánh không, thấy được Sắc và Không chẳng khác nhau. Vì Sắc do nhân duyên tụ - tán mà thành,thực Tướng là Không; mà Không cũng do nhân duyên tụ - tán mà thành, thực Tướng là Không.- Do bản chất chỉ có tụ - tán chớ không có Thật pháp, thực Tướng là Không. Nên Sắc chẳng khác Không ( Bất Dị) Sắc tức là Không.

3. Sắc Không Tuyệt Đãi. Là Tự Tánh Không, là Chơn Không, là Bất Nhị Pháp, là Nhất tướng, là Vô tướng, là Niết Bàn Tướng... nơi đây bặt ngôn ngữ bặc suy lường . Không phải do suy luận mà thấy Không.- Đây là chỗ Tuyệt Đối Không, là Chân Như.

Ở đó đã nói rõ: Sắc Không Đối Đải. - Là đối với Phàm phu vô trí chỉ thấy Sắc (có) đối với Không (không có).- Đây là "cái thấy sai lầm" do ý thức vọng tưởng phân biệt theo Nhị Nguyên.

Sao ngài lại lấy cái VQ cho là sai lầm (sắc không đối đãi) mà buộc cho VQ ?

Thực ra, hai khái niệm Sắc- Không và Có - Không từ xưa nay vẫn tùy trường hợp mà sử dụng. Như bài viết của Đại Sư Ấn Thuận sau:
Vào thời kỳ trước ngài Long Thọ, miền Nam Ấn Độ thuộc khu vực phát triển của Đại Chúng bộ, còn miền Bắc là vùng thịnh hành của Thượng Tọa bộ. Thượng Tọa bộ câu nệ bảo thủ, bị chỉ trích là Tiểu thừa. Đại Chúng bộ cởi mở và tiến bộ, dần dần phát triển thành Đại thừa. Nam-Bắc, Tiểu-Đại trở thành hai mũi đối lập. Nam chấp không, Bắc chấp hữu, mỗi phái xu hướng một bên. Bắc phương Phật giáo lúc bấy giờ đã hoàn thành bộ luận Đại Tỳ-bà-sa mang nội dung “ Cực đoan thật hữu”. Nam phương Phật giáo chú trọng lý tánh, cho nên xem nhẹ sự tướng của nhân quả Duyên khởi. Sự phát triển thiên lệch này, thật chẳng phải là điều may mắn cho Phật giáo.
https://thuvienhoasen.org/p19a2892/2-long-tho-va-nhung-bo-luan-cua-ngai

* Còn câu "Không là Không có" tuy chưa phải là ý trọng tâm mà VQ nói. Nhưng trong kinh Bát nhã cũng có nói: “Xá-lợi-phất! Tướng không của các pháp chẳng sinh, chẳng diệt, chẳng dơ, chẳng sạch, chẳng thêm, chẳng bớt. Cho nên trong “không”, không có sắc, không có thọ, tưởng, hành, thức”.

Đề nghị với ngài: Nếu thấy sai những điểm nào, ngài hãy lần lượt nêu chính xác từng điểm, Chúng ta sẽ giải quyết, Ngài đừng bầm nát, cắt khúc, vò viên lại như trên, thì chỉ thêm rối rắm !

Chắc ai cũng biết rõ 2 điều sau là đúng:

1/ Không có gì cái gì hiện hữu từ hư không (từ hư không xuất hiện).

2/ Cái gì đã hiện hữu thì không bao giờ biến mất thành hư vô, mà nó chuyển thành một cái gì khác.


Hy vọng rằng mọi người không còn những lầm lẫn 'chết người' như đã nói trên.

Hai điều này của ngài doccoden, có thể hoàn toàn đúng với ngài ! Nhưng không đúng với Giáo Lý Đại thừa Phật giáo.

Ngài có muốn VQ phân tích, dẫn chứng không ?

Kính.



Có lẽ ngài doccoden vội vàng quá hoặc là cố ý bẻ đủa từng chiếc chăng ?

Từ “Sắc” trong đạo Phật dùng để chỉ vật chất và những gì có hình tướng màu sắc. Chữ “Không” được nhắc đến trong đạo Phật không phải là “Ngoan Không” như lông rùa sừng thỏ, cái mà không bao giờ xẩy ra. Chữ Không được nhắc đến nhiều trong đạo Phật chính là “Chơn Không Diệu Hữu”. Như vậy, sắc tức thị không là nói đến THẬT TƯỚNG của vạn pháp và đấy chính là VÔ TƯỚNG, cái tướng KHÔNG của vạn pháp.

Ở phần trên VQ đã nói 3 bậc Sắc Không:


1. Sắc Không Đối Đải. - Là đối với Phàm phu vô trí chỉ thấy Sắc (có) đối với Không (không có).- Đây là "cái thấy sai lầm" do ý thức vọng tưởng phân biệt theo Nhị Nguyên.

2. Sắc Không Bất Dị.- Là đối với người tu Quán Tánh không, thấy được Sắc và Không chẳng khác nhau. Vì Sắc do nhân duyên tụ - tán mà thành,thực Tướng là Không; mà Không cũng do nhân duyên tụ - tán mà thành, thực Tướng là Không.- Do bản chất chỉ có tụ - tán chớ không có Thật pháp, thực Tướng là Không. Nên Sắc chẳng khác Không ( Bất Dị) Sắc tức là Không.

3. Sắc Không Tuyệt Đãi. Là Tự Tánh Không, là Chơn Không, là Bất Nhị Pháp, là Nhất tướng, là Vô tướng, là Niết Bàn Tướng... nơi đây bặt ngôn ngữ bặc suy lường . Không phải do suy luận mà thấy Không.- Đây là chỗ Tuyệt Đối Không, là Chân Như.





Ở đó đã nói rõ: Sắc Không Đối Đải. - Là đối với Phàm phu vô trí chỉ thấy Sắc (có) đối với Không (không có).- Đây là "cái thấy sai lầm" do ý thức vọng tưởng phân biệt theo Nhị Nguyên.

Sao ngài lại lấy cái VQ cho là sai lầm (sắc không đối đãi) mà buộc cho VQ ?

* Còn câu "Không là Không có" tuy chưa phải là ý trọng tâm mà VQ nói. Nhưng trong kinh Bát nhã cũng có nói: “Xá-lợi-phất! Tướng không của các pháp chẳng sinh, chẳng diệt, chẳng dơ, chẳng sạch, chẳng thêm, chẳng bớt. Cho nên trong “không”, không có sắc, không có thọ, tưởng, hành, thức”.

Đề nghị với ngài: Nếu thấy sai những điểm nào, ngài hãy lần lượt nêu chính xác từng điểm, Chúng ta sẽ giải quyết, Ngài đừng bầm nát, cắt khúc, vò viên lại như trên, thì chỉ thêm rối rắm !

Mến


Kính thưa ngài Vienquang6



Hãy cùng xem lại '3 bậc Sắc Không' mà ngài nói ở trên nhé:



1/ Ngài phủ nhận rằng mình không cho rằng 'Không' trong kinh có nghĩa là 'Không có', đúng không?
Thế nhưng ngài lại nói rằng:

đối với Phàm phu vô trí chỉ thấy Sắc (có) đối với Không (không có)

thì thành ra có 2 ý:
_ Ngài cho rằng Không (không có) thì cũng có nghĩa rằng 'Không' trong kinh có nghĩa là 'Không có'
_ Mà Có và Không có là đối đãi nhau, ngài cho rằng phàm phu hiểu vậy là sai, nhưng nó đúng rồi chứ đâu có gì sai!


2/Khi ngài nói:

'Vì Sắc do nhân duyên tụ - tán mà thành,thực Tướng là Không; mà Không cũng do nhân duyên tụ - tán mà thành, thực Tướng là Không

thì rõ là đã có 2 cái Không khác nhau: 1 cái là Thực tướng Không, 1 cái là Không có. Cho nên ngài không thể đánh đồng cả 2 lại làm một, là như nhau. Cái câu 'Không cũng do nhân duyên tụ - tán mà thành' có nghĩa là Không có, chứ Thực tướng không thì đâu phải do nhân duyên tụ tán mà thành.

Nhưng vì ngài lập luận dựa trên sự giống nhau giữa Sắc và Không là 'do nhân duyên tụ - tán mà thành' nên cái Không đó không còn là Thực tướng Không mà là Không có. Rõ ràng qua câu nói đó ngài ám chỉ rằng Sắc là Có, còn Không là Không có.


3/ Bất nhị là vấn đề khác nên tôi xin phép không bàn đến ở đây. Có điều qua phần này tôi thấy ngài cũng hiểu sai về Bất nhị. Lẽ ra nên nói cho đầy đủ là 'Bất nhất bất nhị', tức là nó cũng không phải là 'cái một' như ngài tưởng, và Chân Như theo cách hiểu của ngài chả khác gì Chân Ngã của ngoại đạo.


Kính.

Hai điều này của ngài doccoden, có thể hoàn toàn đúng với ngài ! Nhưng không đúng với Giáo Lý Đại thừa Phật giáo.

Ngài có muốn VQ phân tích, dẫn chứng không ?

Kính.



Kính thưa ngài Vienquang6

Đúng là tôi có nói sai, tôi xin bổ sung thêm cụm từ 'có cấu trúc nội tại' để nói lại như sau:



1/ Không có gì cái gì có cấu trúc nội tại lại hiện hữu từ hư không (từ hư không xuất hiện).
2/ Cái gì có cấu trúc nội tại đã hiện hữu thì không bao giờ biến mất thành hư vô, mà nó chuyển thành một cái gì khác.



Nói khác đi, đó là những sự vật mà mọi người cho rằng 'có thật'. Giờ thì kính xin ngài hãy chỉ ra chỗ sai, tôi xin cảm ơn trước ạ.

Kính thưa ngài Vienquang6



Hãy cùng xem lại '3 bậc Sắc Không' mà ngài nói ở trên nhé:



1/ Ngài phủ nhận rằng mình không cho rằng 'Không' trong kinh có nghĩa là 'Không có', đúng không?
Thế nhưng ngài lại nói rằng:

đối với Phàm phu vô trí chỉ thấy Sắc (có) đối với Không (không có)

thì thành ra có 2 ý:
_ Ngài cho rằng Không (không có) thì cũng có nghĩa rằng 'Không' trong kinh có nghĩa là 'Không có'
_ Mà Có và Không có là đối đãi nhau, ngài cho rằng phàm phu hiểu vậy là sai, nhưng nó đúng rồi chứ đâu có gì sai!


2/Khi ngài nói:

'Vì Sắc do nhân duyên tụ - tán mà thành,thực Tướng là Không; mà Không cũng do nhân duyên tụ - tán mà thành, thực Tướng là Không

thì rõ là đã có 2 cái Không khác nhau: 1 cái là Thực tướng Không, 1 cái là Không có. Cho nên ngài không thể đánh đồng cả 2 lại làm một, là như nhau. Cái câu 'Không cũng do nhân duyên tụ - tán mà thành' có nghĩa là Không có, chứ Thực tướng không thì đâu phải do nhân duyên tụ tán mà thành.

Nhưng vì ngài lập luận dựa trên sự giống nhau giữa Sắc và Không là 'do nhân duyên tụ - tán mà thành' nên cái Không đó không còn là Thực tướng Không mà là Không có. Rõ ràng qua câu nói đó ngài ám chỉ rằng Sắc là Có, còn Không là Không có.


3/ Bất nhị là vấn đề khác nên tôi xin phép không bàn đến ở đây. Có điều qua phần này tôi thấy ngài cũng hiểu sai về Bất nhị. Lẽ ra nên nói cho đầy đủ là 'Bất nhất bất nhị', tức là nó cũng không phải là 'cái một' như ngài tưởng, và Chân Như theo cách hiểu của ngài chả khác gì Chân Ngã của ngoại đạo.


Kính.

Có lẽ "cảm nhận" về Ngã và Vô Ngã của ngài và VQ khác nhau !

Có thể ngài Đúng ? Có thể VQ đúng ?

Việc này hãy để kết quả tu tập, theo thời gian sẽ trả lời.

Để giữ một người Bạn tốt. VQ xin nhường Bạn một bước :love sick:

Mô Phật.


Kính thưa ngài Vienquang6

Đúng là tôi có nói sai, tôi xin bổ sung thêm cụm từ 'có cấu trúc nội tại' để nói lại như sau:



1/ Không có gì cái gì có cấu trúc nội tại lại hiện hữu từ hư không (từ hư không xuất hiện).
2/ Cái gì có cấu trúc nội tại đã hiện hữu thì không bao giờ biến mất thành hư vô, mà nó chuyển thành một cái gì khác.



Nói khác đi, đó là những sự vật mà mọi người cho rằng 'có thật'. Giờ thì kính xin ngài hãy chỉ ra chỗ sai, tôi xin cảm ơn trước ạ.

Kính thưa ngài:

2 điều đó trích từ kinh nào ?

Thảo luận có ích lợi gi ?

Nếu không phải từ Kinh Phật, hoặc không có ích lợi thì... cho qua luôn đi !

Mến.


* Còn câu "Không là Không có" tuy chưa phải là ý trọng tâm mà VQ nói. Nhưng trong kinh Bát nhã cũng có nói: “Xá-lợi-phất! Tướng không của các pháp chẳng sinh, chẳng diệt, chẳng dơ, chẳng sạch, chẳng thêm, chẳng bớt. Cho nên trong “không”, không có sắc, không có thọ, tưởng, hành, thức”.

Đề nghị với ngài: Nếu thấy sai những điểm nào, ngài hãy lần lượt nêu chính xác từng điểm, Chúng ta sẽ giải quyết, Ngài đừng bầm nát, cắt khúc, vò viên lại như trên, thì chỉ thêm rối rắm ![/SIZE]


Kính thưa ngài Vienquang6

Theo cách hiểu như ngài nói thì 'Không' là một thực thể gì đó tạm gọi là Tướng không đi nhé. Mà vì kinh nói 'trong “không”, không có sắc...' cho nên cái Tướng không này đâu phải là Sắc :D

Do đó ngài hiểu 'Không' theo nghĩa 'Không có' đã sai, với những gì tôi đã phân tích, mà hiểu theo nghĩa 'có cái tướng Không' cũng sai, vì như vậy Sắc và Không là khác nhau.

Kính.

Kính thưa ngài:

2 điều đó trích từ kinh nào ?

Thảo luận có ích lợi gi ?

Nếu không phải từ Kinh Phật, hoặc không có ích lợi thì... cho qua luôn đi !

Mến.

Dạ, bỏ qua cái này đi :D



Có lẽ "cảm nhận" về Ngã và Vô Ngã của ngài và VQ khác nhau !

Có thể ngài Đúng ? Có thể VQ đúng ?

Việc này hãy để kết quả tu tập, theo thời gian sẽ trả lời.

Để giữ một người Bạn tốt. VQ xin nhường Bạn một bước :love sick:

Mô Phật.

Kính thưa ngài Vienquang6

Những gì chúng ta vừa nói là để tránh khỏi bị lầm lẫn giữa SẮC - KHÔNG và CÓ - KHÔNG CÓ.

Còn NGÃ - VÔ NGÃ thì chưa thấy ngài nói tới. Tôi đã chỉ ra những lầm lẫn của ngài, nếu ngài thấy tôi nói sai thì kính xin hãy chỉ ra cho tôi được rõ và rất biết ơn ngài về điều đó. Chúng ta thảo luận với nhau để tìm ra cách hiểu đúng, từ bỏ cách hiểu sai, nhằm đem lại lợi ích trong việc tu tập.

Nếu ngài nghĩ rằng tôi có tính tranh luận hơn thua thì tôi xin phép không bàn luận thêm nữa.



Kính.

Kính thưa ngài Vienquang6

Theo cách hiểu như ngài nói thì 'Không' là một thực thể gì đó tạm gọi là Tướng không đi nhé. Mà vì kinh nói 'trong “không”, không có sắc...' cho nên cái Tướng không này đâu phải là Sắc :D

Do đó ngài hiểu 'Không' theo nghĩa 'Không có' đã sai, với những gì tôi đã phân tích, mà hiểu theo nghĩa 'có cái tướng Không' cũng sai, vì như vậy Sắc và Không là khác nhau.

Kính.

Kính thưa ngài.

VQ cả cuộc đời tìm học "Tánh Không" với nhiều vị Tôn Túc, mà còn hiểu "lem nhem" về Tánh Không !

Nay, nếu bằng vài lời mà muốn cho ngài "đồng bộ" thì VQ Vô năng ! Vì VQ cũng có những điều chưa thấu !

Ngài cứ từ từ tự tìm hiểu đi. (nhớ thường xuyên thảo luận là VQ vui rồi)

Mến.


Hihihih ...

Kính thầy Viên Quang và các bạn Đạo.

Ngộ không ngồi đọc các bài viết của các vị mà thấy hoa hết cả mắt,nhức hết cả đầu ... Quả là Đạo Phật không có Vô Ngã thì không còn là Đạo Phật.

Nhưng mà hình như các vị đang sa vào phần "biểu diễn kiến thức" nhiều hơn là bàn luận thì phải ... Tại sao cứ phải phức tạp vấn đề lên làm gì nhỉ ?

1+1 = 2 mà sao các vị cứ cố phải chứng minh 1+1 = n làm gì nhỉ ? ...

hihihih...

* Sắc và Không có rất nhiều nghĩa.

Kính Bạn Ngộ Không. Quả thật Đạo Phật không đơn giản. Ý nghĩa kinh không đơn giản. Sắc Không cũng vậy- không đơn giản...

"Sắc" - không chỉ có nghĩa là Vật chất, mà tùy trường hợp còn mang rất nhiều ý nghĩa khác.

Trong kinh gọi cảnh giới từ Sơ Thiền đến tứ Thiền là Sắc Giới. Như bài kinh sau đây:

......Đại Trí Độ Luận: Người tu hành trì giới thanh tịnh, được tâm an ổn vào thiền định. Khi tâm ly dục sanh hỷ lạc là vào được Sơ thiền. Khi ly được giác quán, được nội tâm thanh tịnh là vào được Nhị Thiền, nếu ly được cả hỷ, cả lạc, thì vào được Tam Thiền. Sau đó, nếu xả niệm thanh tịnh thì vào được Tứ Thiền.

.......Nếu xả Tứ Thiền, được diệu định, thì tâm sẽ được "vô đối sắc", nghĩa là thấy sắc mà vẫn biết sắc là giả, là hủy hoại. Bởi vậy nên tâm không còn bị 5 trần :Sắc, thinh, hương, vị và xúc ràng buộc, lại rõ biết 5 trần đều là hư vọng, là hủy hoại, nên vượt qua được "hữu đối sắc".

Nghĩa Không cũng vô lượng, phải khéo tự thiền quán, không thể dùng Ý thức mà suy lường được hết.

Vì vậy chúng ta mới Tầm Chân Thật Nghĩa

Mến


Vô Ngã há có thể thuyết ư ?

Nếu nói do duyên hợp mà thành tướng, nương tướng mà thành dụng, tùy dụng mà lập danh. Danh Tướng phát sinh rồi thì 4 tướng sanh trụ dị diệt, thành trụ hoại không...luân chuyển qua lại, lập danh là vô thường.

Vì giả tạm, nhân duyên hòa hợp nên nói không có chủ tể; sự sinh diệt chẳng có chủ; nên nói vô ngã.

Ấy là nương tướng cảnh chấp tâm của phàm phu mà thuyết cái sự vô ngã trên nền tảng duyên hợp.

Vô ngã tâm thì chẳng phải vậy !

Vì sao ?

Vì lìa tướng, lìa danh, lìa dụng, lìa lý...ngay thẳng nơi nguồn Ý mà bặt dứt tất cả suy lường.

Năng giác sở giác nhất thời đoạn sạch...nơi tâm rỗng lặng gần kề Bát nhã; nơi cảnh Không tịnh thình lình siêu việt lý luận...ngộ được Tâm chân thường, vô ngã thực tướng là ngã chân thường bất sinh.

Điều này, chẳng thể thuyết ! Nếu nói Như Lai có "thuyết pháp" là phỉ báng Phật vậy !

Kính mong các bậc cao minh xem xét cho kĩ !

Hihihi ...

Như Lai không có "thuyết pháp" nhưng Đức Phật thì có "nói" kinh Vô Ngã Tướng.

Hihihi ... Phật thuyết hay không thuyết chả quan trọng,quan trọng là ta có "nghe" được gì từ Ngài không ?

* Sắc và Không có rất nhiều nghĩa.

Kính Bạn Ngộ Không. Quả thật Đạo Phật không đơn giản. Ý nghĩa kinh không đơn giản. Sắc Không cũng vậy- không đơn giản...

"Sắc" - không chỉ có nghĩa là Vật chất, mà tùy trường hợp còn mang rất nhiều ý nghĩa khác.

Trong kinh gọi cảnh giới từ Sơ Thiền đến tứ Thiền là Sắc Giới. Như bài kinh sau đây:



Nghĩa Không cũng vô lượng, phải khéo tự thiền quán, không thể dùng Ý thức mà suy lường được hết.

Vì vậy chúng ta mới Tầm Chân Thật Nghĩa

Mến

Kính Thầy Viên Quang,

Ý của ngộ không là " 30 năm đầu thấy núi sông là núi sông ..."

Hihihih ... duyên đến duyên đi hay duyên ở lại là tùy theo giai đoạn...có lẽ ngộ không chưa đến giai đoạn để học những điều này.

Vâng đúng là ăn miếng chả miếng. Ngày xưa khi cháu mới vào diễn đàn đọc những bài bác viết cháu thấy rất thích, lúc đó cháu nghĩ bác là người Phật pháp uyên thâm nhất cái diễn đàn này, nhờ bác chỉ điểm cháu cũng học được rất nhiều điều. Sau này khi cháu tiếp xúc với Phật pháp nhiều hơn đối với bác cháu lại xuất hiện chữ Nghi " nghi cái gì thì cháu cũng chẳng rõ" nhưng mà bác đã thành khúc mắc trong lòng cháu. Hì ko nói ra cháu thấy nặng ở trong lòng bác hoan hỷ bỏ qua cho cháu nhé. Cháu thấy bác học rộng hiểu nhiều nhưng mà vẫn thiếu cái gì đó

Hề hề, thì nghi tâm là một trong năm triền cái trói tâm vào dòng sanh tử luân hồi vô chung mà cấu thành phàm phu hữu tình là sự thật hiển nhiên như "ngồi lâu thấm mệt" nên có gì đâu mà hoan hỉ hay không hoan hỉ nhỉ?

Có gì đâu nơi tên gọi
Dù gọi là gì hoa ấy cũng tàn phai

Trừng Hải


Hmm...nếu theo ý bạn thì cũng có thể nói:


Do bởi Thượng đế và Linh hồn không hiện hữu nên quan điểm cho rằng 'không có Thượng đế và Linh hồn' là lông rùa sừng thỏ tức Tà Kiến


Nói vậy mà nghe được à? :icon_megagrin:

Do bởi Ngã không hiện hữu nên mới nói là Vô ngã, tức là không có Ngã, chứ kiến lập vô ngã cái gì!!

Hề hề, tự gọi mình là người dốt tiếng Hán-Việt (tự biết mình dốt là tốt nhưng biết dốt để hóa giải sự dốt hay nếu chưa hóa giải được thì phải cẩn thận khi tiếp cận với từ Hán_Việt như hỏi lại người sử dụng hay tự tra cứu trước khi trao đổi chứ đừng nên nói xà bát bô lô ba la) thì tất nhiên không biết nghĩa của hai từ KIẾN LẬP là gì. Trừng Hải xin có vài lời làm rõ chỗ DỐT này (đây là bạn tự nhận chứ không phải Trừng mỗ gọi bạn dốt đâu à nha, hề hề):

_ Hai từ KIẾN LẬP này có nghĩa tự gọi, tự đặt tên (danh), tự hình dung (tướng) để suy luận ra tánh chất (tánh) nhằm cấu thành Pháp (vốn không hiện hữu được Trung quán tôn gọi là GIẢ hay Duy thức tôn gọi là HUYỄN) mà Kinh văn như Lăng Già Kinh gọi là "Phi hữu tướng kiến lập tướng, kiến, tánh, nhân".

_ Được sử dụng như câu "Tri kiến lập kiến tức vô minh bổn..."

Trừng Hải


Ngũ uẩn tan rã. Vậy về chân ko, mà nó tan rã nó cũng có thể tổ hợp lại.

Này anh bạn,
Lúc đó anh bạn là chân không?
Nếu là chân không thì tại sao "tổ hợp lại" và tái sanh?

Thường nghe nói Chân không diệu hữu nhưng cái chân không bạn đã nêu thì không diệu được mà lại đi tái sanh?

Bạn đừng ngại cứ biết gì nói đó.


Này anh bạn,
Lúc đó anh bạn là chân không?
Nếu là chân không thì tại sao "tổ hợp lại" và tái sanh?

Thường nghe nói Chân không diệu hữu nhưng cái chân không bạn đã nêu thì không diệu được mà lại đi tái sanh?

Bạn đừng ngại cứ biết gì nói đó.

LÃO TÔN ĐANG MUỐN NGHE CÁI CHÂN KHÔNG DIỆU HỮU CỦA CHƯ VỊ. NHÂT LÀ CÁI ÔNG BẤT NHÂT VÔ NHỊ ẤY. HOẶC GIẢ LÀ RICKIPHAM, BÌNH ĐẲNG GIÁC , NGỘ KHÔNG ,VÀ TẤT CẢ CÁC ÔNG KHÔNG TÊN ,KHÔNG TUỔI.
RIÊNG VỀ LÃO BẤT NHẤT THÌ CHO HỎI : "tổ hợp lại" và tái sanh, CÁI NÀY GỌI LÀ GÌ?( ĐÂY LÀ LỜI CỦA ÔNG )
cái dòng gửi bởi VO-NHAT-BAT-NHI to như mặt trời ông không thấy à

Kính Quý Thầy và Quý Đạo Hữu.

Xem các bài thảo luận của Quý vị. Đại phản có 4 điều thắc mắc.

Kính xin Quy Vị từ bi giải đáp:

1/. Rốt cuộc - Sắc và Không là một hay khác nhau ?

2/. Nếu con người là Tổ hợp 5 Ấm: Sắc, thọ, tưởng, hành, thức. Thì sau khi chứng Quả A la Hán và Thành Phật khi ấy không còn chấp 5 Ấm, gọi là "Vô ngã tức Niết Bàn". Xin hỏi trong cái "Vô Ngã Niết Bàn" ấy, được loại trừ 5 Ấm (tức là Ngã).- Thì cái gì Niết Bàn ? Cái gì thành Phật ?

3/. Rốt cuộc - Đạo Phật dạy NGÃ ? Hay VÔ NGÃ ?

4/. Bất Nhị là Gì ? Dùng từ - Vô Nhất Bất Nhị hay Bất Nhị là Chuẩn ?

Rất mong chờ các vị giải nghi dùm.

Xin xảm ơn.


kính quý thầy và quý đạo hữu.

Xem các bài thảo luận của quý vị. đại phản có 4 điều thắc mắc.

Kính xin quý vị từ bi giải đáp:

1/. Rốt cuộc - sắc và không là một hay khác nhau ?

2/. Nếu con người là tổ hợp 5 ấm: Sắc, thọ, tưởng, hành, thức. Thì sau khi chứng quả a la hán và thành phật khi ấy không còn chấp 5 ấm, gọi là "vô ngã tức niết bàn". Xin hỏi trong cái "vô ngã niết bàn" ấy, được loại trừ 5 ấm (tức là ngã).- thì cái gì niết bàn ? Cái gì thành phật ?

3/. Rốt cuộc - đạo phật dạy ngã ? Hay vô ngã ?

4/. Bất nhị là gì ? Dùng từ - vô nhất bất nhị hay bất nhị là chuẩn ?

Rất mong chờ các vị giải nghĩ dùm.

Xin xảm ơn.

ông này mang hoa sen màu vàng mà nói chỉ vậy.
Nếu đã là chứng a la hán , phật thì ngay cả mấy từ đó cũng không tồn tại mới được gọi là a la hán , phật. Vậy lấy mô ra niết bàn , 5 uẩn, vô ngã , có ngã....
ông chỉ cần làm theo lời phật - tổ đi. Mọi cái đã đâu vào đó rồi, chớ bày đặt


LÃO TÔN ĐANG MUỐN NGHE CÁI CHÂN KHÔNG DIỆU HỮU CỦA CHƯ VỊ. NHÂT LÀ CÁI ÔNG BẤT NHÂT VÔ NHỊ ẤY. HOẶC GIẢ LÀ RICKIPHAM, BÌNH ĐẲNG GIÁC , NGỘ KHÔNG ,VÀ TẤT CẢ CÁC ÔNG KHÔNG TÊN ,KHÔNG TUỔI.
RIÊNG VỀ LÃO BẤT NHẤT THÌ CHO HỎI : "tổ hợp lại" và tái sanh, CÁI NÀY GỌI LÀ GÌ?( ĐÂY LÀ LỜI CỦA ÔNG )

Bình Đẳng Giác nói "tổ hợp lại" hay cũng là tái sanh đó, chớ vnbn đâu có nói, làm ơn mở mắt ra cho rõ rồi hỏi. Xen vào vô duyên quá đi, để Bình Đẳng Giác trả lời, rảnh thì giặt đồ hay nấu cơm gì đi bạn.

Mà thôi vnbn cũng trả lời câu hỏi của bạn dành riêng cho vnbn: cũng chẳng gọi là gì cả, đã nói là tổ hợp, nhân duyên hội hợp, rồi ran rã thì đâu có gì cố định trong đó nà hỏi. Có một thứ không tên nhưng chẳng thể nói trong hay ngoài đó được, là bản lai của mỗi người.

Với cái tuyệt đối càng định hình thì càng xa vời.



1/. Rốt cuộc - Sắc và Không là một hay khác nhau ?
.

Kính Bạn Đại phản và các Bạn.

Sắc và Không là 2 phạm trù vừa đối lập vừa bổ sung cho nhau. Nên nó chẳng phải một mà chẳng phải khác nhau.

* Gọi là đối lập, vì theo ý thức của con người thì thấy ra Có đối nghịch với Không (có).

* Gọi là Bổ sung vì Có mới lập không, vì không mới lập có.

Người xưa thường dùng từ HỮU nghĩa là CÓ để có thể thay thế cho Từ SẮC.

Như bài kệ của Thiền Sư từ Đạo Hạnh đời Lý, như sau:

Tác hữu trần sa hữu,

Vi không nhất thiết không.

Hữu không như thủy nguyệt,

Vật trước hữu không không.


Dịch :

Có thì muôn sự có,

Không thì tất cả không.

Có, không trăng đáy nước,

Đừng mắc có cùng không.



Nếu nhìn rộng hơn, thì Từ "Sắc" hẹp nghĩa hơn từ "Có". Vì Sắc chỉ cho Vật chất. Còn từ Có thì chỉ cho mọi hiện hữu (kể cả phi vật chất).

Như câu kinh Bát nhã:

"Xá lợi tử. Sắc bất dị không, không bất dị sắc. Sắc tức thị không, không tức thị sắc. Thọ tưởng hành thức diệc phục như thị".

nghĩa:

"Này ông Xá Lợi Tử! Sắc chẳng khác không, không chẳng khác sắc; sắc tức là không, không tức là sắc, Thọ, tưởng, hành, thức cũng là như vậy."

* Ở đây Sắc, là Vật chất. không khác không (bất dị). Sắc tức là Không - không tức là Sắc.

* Mà: Thọ, tưởng, hành, thức cũng là như vậy.

Nghĩa là mọi hiện hữu 5 Ấm đại biểu cho các yếu tố cấu thành con người đều là Không (Các hiện hữu tức là Không).

Như vậy:

+ Trên mặt nhận thức, thì các hiện tượng của CÓ khác với KHÔNG.

+ Trên mặt quán chiếu, thì Bản thể của CÓ và KHÔNG là bất dị (không khác nhau), và chúng Tức là nhau (Bất Nhị)

Như câu kinh Bát Nhã đã nói ở trên.


Kính Quý Thầy và Quý Đạo Hữu.

Xem các bài thảo luận của Quý vị. Đại phản có 4 điều thắc mắc.

Kính xin Quy Vị từ bi giải đáp:

1/. Rốt cuộc - Sắc và Không là một hay khác nhau ?

2/. Nếu con người là Tổ hợp 5 Ấm: Sắc, thọ, tưởng, hành, thức. Thì sau khi chứng Quả A la Hán và Thành Phật khi ấy không còn chấp 5 Ấm, gọi là "Vô ngã tức Niết Bàn". Xin hỏi trong cái "Vô Ngã Niết Bàn" ấy, được loại trừ 5 Ấm (tức là Ngã).- Thì cái gì Niết Bàn ? Cái gì thành Phật ?

3/. Rốt cuộc - Đạo Phật dạy NGÃ ? Hay VÔ NGÃ ?

4/. Bất Nhị là Gì ? Dùng từ - Vô Nhất Bất Nhị hay Bất Nhị là Chuẩn ?

Rất mong chờ các vị giải nghi dùm.

Xin xảm ơn.

Kính chào bạn, vnbn góp lời:

1, 4. Sắc -không chẳng phải một mà cũng chẳng hai, còn gọi là bất nhị. Vì cái tính không phải một (vô nhất) thì mắt thịt rõ rồi, nhưng tính không phải hai thì Phật nhãn mới rõ, nên mới gọi là bất nhị mà không cần gọi là vô nhất bất nhị.

2. Còn thấy cái gì trong 5 ấm thì đó là cái thấy của phàm phu. Cái chân thật vốn chẳng có định hình nào cả, như nước đổ vào bình hình trụ thì nước hình trụ, đổ vào hình quả cầu thì nước hiện ra hình quả cầu, còn khi không trong bình nào cả thì tràn ra khắp mười phương. Bởi vậy mới nói một người dù là trong 6 nẻo luân hồi hay là thành Phật, cái chân thật ấy vốn chẳng đổi khác.

3. Vô ngã dùng phá bỏ tất cả kiến chấp Ngã. Chứ Đức Phật không lập cái Vô ngã đứng riêng một mình nó. Tất cả kiến chấp về ngã được dẹp bỏ thì mới có thể hiểu về ngã chân thật, còn không thì nói ngã chân thật người đó cũng biến thành cái tôi, cái ta ngũ uẩn hay linh hồn, thượng đế mà thôi.




Bình Đẳng Giác nói "tổ hợp lại" hay cũng là tái sanh đó, chớ vnbn đâu có nói, làm ơn mở mắt ra cho rõ rồi hỏi. Xen vào vô duyên quá đi, để Bình Đẳng Giác trả lời, rảnh thì giặt đồ hay nấu cơm gì đi bạn.

Mà thôi vnbn cũng trả lời câu hỏi của bạn dành riêng cho vnbn: cũng chẳng gọi là gì cả, đã nói là tổ hợp, nhân duyên hội hợp, rồi ran rã thì đâu có gì cố định trong đó nà hỏi. Có một thứ không tên nhưng chẳng thể nói trong hay ngoài đó được, là bản lai của mỗi người.

Với cái tuyệt đối càng định hình thì càng xa vời.

Trích dẫn Gửi bởi VO-NHAT-BAT-NHI Xem bài viết
Này anh bạn,
Lúc đó anh bạn là chân không?
Nếu là chân không thì tại sao "tổ hợp lại" và tái sanh?

Thường nghe nói Chân không diệu hữu nhưng cái chân không bạn đã nêu thì không diệu được mà lại đi tái sanh?

Bạn đừng ngại cứ biết gì nói đó.
Đọc đi lời của ai?
Tôi muốn hỏi là chân không diệu hữu theo ông là thế nào?.
ý là cái câu "tổ hợp lại" và tái sanh? nó có dính líu gì đến chân không diệu hữu không?
Ông lắm lúc thì nhanh như ma mà lắm lúc lại chậm như....
http://www.diendanphatphap.com/dien...inh-Tâm-Kiến-Tánh-Phần...&p=115483#post115483

Hề hề, tự gọi mình là người dốt tiếng Hán-Việt (tự biết mình dốt là tốt nhưng biết dốt để hóa giải sự dốt hay nếu chưa hóa giải được thì phải cẩn thận khi tiếp cận với từ Hán_Việt như hỏi lại người sử dụng hay tự tra cứu trước khi trao đổi chứ đừng nên nói xà bát bô lô ba la) thì tất nhiên không biết nghĩa của hai từ KIẾN LẬP là gì. Trừng Hải xin có vài lời làm rõ chỗ DỐT này (đây là bạn tự nhận chứ không phải Trừng mỗ gọi bạn dốt đâu à nha, hề hề):

_ Hai từ KIẾN LẬP này có nghĩa tự gọi, tự đặt tên (danh), tự hình dung (tướng) để suy luận ra tánh chất (tánh) nhằm cấu thành Pháp (vốn không hiện hữu được Trung quán tôn gọi là GIẢ hay Duy thức tôn gọi là HUYỄN) mà Kinh văn như Lăng Già Kinh gọi là "Phi hữu tướng kiến lập tướng, kiến, tánh, nhân".

_ Được sử dụng như câu "Tri kiến lập kiến tức vô minh bổn..."

Trừng Hải


Cảm ơn bạn Trừng Hải đã giải thích cho tôi hiểu nghĩa của từ KIẾN LẬP.


_ Bạn là người phủ nhận sự tồn tại của Thượng đế và Linh hồn, đúng không? Vậy có phải là bạn đã KIẾN LẬP hay không?
_ Cũng vậy, khi phủ nhận sự tồn tại của Bản ngã thì có phải là KIẾN LẬP hay không?



Kính Quý Thầy và Quý Đạo Hữu.

Xem các bài thảo luận của Quý vị. Đại phản có 4 điều thắc mắc.

Kính xin Quy Vị từ bi giải đáp:

1/. Rốt cuộc - Sắc và Không là một hay khác nhau ?

2/. Nếu con người là Tổ hợp 5 Ấm: Sắc, thọ, tưởng, hành, thức. Thì sau khi chứng Quả A la Hán và Thành Phật khi ấy không còn chấp 5 Ấm, gọi là "Vô ngã tức Niết Bàn". Xin hỏi trong cái "Vô Ngã Niết Bàn" ấy, được loại trừ 5 Ấm (tức là Ngã).- Thì cái gì Niết Bàn ? Cái gì thành Phật ?

3/. Rốt cuộc - Đạo Phật dạy NGÃ ? Hay VÔ NGÃ ?

4/. Bất Nhị là Gì ? Dùng từ - Vô Nhất Bất Nhị hay Bất Nhị là Chuẩn ?

Rất mong chờ các vị giải nghi dùm.

Xin xảm ơn.


Ở đây có nhiều người giải đáp những thắc mắc trên của bạn, mỗi giải đáp xem như mỗi món ăn khác nhau. Tôi thêm vào một món nữa cho nó thêm phong phú, bạn thích món nào cứ xơi món đó nhé :D



1. Sắc là ám chỉ mọi sự vật hiện tượng hiện hữu trong vũ trụ. Không là không có tự tánh (tự ngã, bản tánh, bản ngã). Do đó khi Phật nói 'vạn pháp đều không có bản ngã' thì cũng như nói 'Sắc tức thị Không'. Nói vậy là bạn đã hiểu rằng "Không" không thể tồn tại độc lập với "Sắc". Bởi vậy mới nói là 'Đương thể tức không', tức là Sắc chính là thể hiện của Không cho nên nếu không có Sắc thì chẳng thể có Không.

2. Từ 1. bạn đã thấy Vô ngã tức là Tánh không, giờ bạn biết thêm từ Niết bàn thì cũng là nó. Dù dùng từ gì thì bạn nên hiểu đó là bản chất của vạn vật, mà bản chất thì nằm ngay trong hiện tượng chứ không ở đâu khác. Phật có nhiều nghĩa, là Phật tổ, là Phật tánh...cho nên khi nói thành Phật thì thường hiểu là thành bậc đã giác ngộ.

3. Đạo Phật dạy Vô ngã, đây là cột trụ của phật giáo. Phật phủ nhận mọi sự hiện hữu về Ngã, mà Thượng đế, Linh hồn, Cái Tôi, hạt cơ bản...đều là những hình thức khác nhau của Ngã nên Phật giáo bác bỏ sự tồn tại của chúng. Phật cho rằng mọi sự hiện hữu đều là phụ thuộc nhau chứ không thể có sự vật nào tự thân hiện hữu. Do đó mọi hiện hữu đều là giả hữu, tức là không có thật.

4. Bất nhị là nói lên mối tương quan đối đãi nhau mà hiện hữu. Tức là những khái niệm và phạm trù đối lập nhau có sự hiện hữu là do nương tựa vào nhau. Do đó phải nói là 'Vô nhất bất nhị' mới đúng, vì xét về bản chất thì chúng như nhau, còn xét về hiện tượng thì chúng khác nhau.

Này anh bạn,
Lúc đó anh bạn là chân không?
Nếu là chân không thì tại sao "tổ hợp lại" và tái sanh?

Thường nghe nói Chân không diệu hữu nhưng cái chân không bạn đã nêu thì không diệu được mà lại đi tái sanh?

Bạn đừng ngại cứ biết gì nói đó.

kính bạn VNBN :
Lúc đó anh bạn là chân không? : trong chân không không có sắc,thọ,tưởng,hành,thức

Nếu là chân không thì tại sao "tổ hợp lại" và tái sanh?

Thường nghe nói Chân không diệu hữu nhưng cái chân không bạn đã nêu thì không diệu được mà lại đi tái sanh? :
ở trên rác nói: Vậy về chân không, mà nó cũng có thể tổ hợp lại. là dựa vào cái thấy biết hiển nhiên tan rã chả về chân không thì về đâu và có tan rã tất nhiên sẽ có tổ hợp.tổ hợp và tan rã nó mới gọi là luân hồi.hư không mà lại sanh vạn pháp nó mới gọi là diệu hữu.

xin lỗi đã làm VNBN thấy vọng vì rác chả lời cũng như không.vì rác chưa chết nên chưa biết lúc chết sẽ như thế nào,nên nói gì cũng chỉ là suy tưởng mà thôi

kính bạn VNBN :
Lúc đó anh bạn là chân không? : trong chân không không có sắc,thọ,tưởng,hành,thức

Nếu là chân không thì tại sao "tổ hợp lại" và tái sanh?

Thường nghe nói Chân không diệu hữu nhưng cái chân không bạn đã nêu thì không diệu được mà lại đi tái sanh? :
ở trên rác nói: Vậy về chân không, mà nó cũng có thể tổ hợp lại. là dựa vào cái thấy biết hiển nhiên tan rã chả về chân không thì về đâu và có tan rã tất nhiên sẽ có tổ hợp.tổ hợp và tan rã nó mới gọi là luân hồi.hư không mà lại sanh vạn pháp nó mới gọi là diệu hữu.

xin lỗi đã làm VNBN thấy vọng vì rác chả lời cũng như không.vì rác chưa chết nên chưa biết lúc chết sẽ như thế nào,nên nói gì cũng chỉ là suy tưởng mà thôi



Chào bạn Bình Đẳng Giác

Khi đọc kinh phật thì bạn nên hiểu đúng nghĩa, vì những nghĩa lý thâm sâu được mô tả qua ngôn từ nên rất dễ bị hiểu sai lạc.



Chân không diệu hữu là một cụm từ ta thán sự kỳ diệu của vũ trụ, vì nó trống không về bản thể mà có sự hiện hữu phong phú của vạn pháp. Cũng là giảng giải về vô ngã, kinh nguyên thủy thì nói theo kiểu phủ định, còn kinh đại thừa lại nói theo kiểu khẳng định. Thay vì nói 'các pháp không có tự tánh' thì lại nói 'các pháp có tự tánh trống không' hoặc nói tắt thành 'các pháp có tánh không'. Nhưng người đời thì hay chấp có, chấp ngã nên dễ gây hiểu lầm rằng các pháp đều có chung một bản thể (bản tánh). Mà như vậy thì giống như quan điểm của ngoại đạo khi nói 'vạn vật đồng nhất thể'. Tất nhiên PG cũng có thể nói câu y như vậy, nhưng khác nhau ở chỗ thay vì vạn vật có cùng một bản thể thì phải hiểu cho đúng là vạn vật đều cùng bản chất như nhau là không có bản thể (trống rỗng về bản thể)


Khi đã hiểu đúng rồi thì hãy hiểu những câu nói trong kinh cho đúng cách. Chẳng hạn 'trong chân không không có sắc,thọ,tưởng,hành,thức' thì không phải là có cái chân không, và ở trong đó không có sắc...mà phải hiểu cho đúng rằng khi quán chiếu đến sự trống không về bản tánh, ta thấy mọi thứ đều không phải là thực thể, mà chỉ là giả hữu, là thế cách hiện hữu để cho ta thấy tánh không. Điều này cũng không có gì khó hiểu đâu, ví dụ như khi khoa học nói rằng vạn vật đều do các nguyên tử tạo thành, do đó xét từ góc độ nguyên tử thì tôi, bạn, người, vật...đều không còn nữa mà tất cả chỉ còn là những nguyên tử liên kết với nhau.

Đó là nói theo duy vật cho dễ hình dung, nhưng PG lại theo duy tâm. Xét từ góc độ tâm thức thì thấy hóa ra đó chỉ là do tâm thức Nhị nguyên của chính bản thân mình bày vẽ ra, chứ vật mà mình quán chiếu thực chất không có 2 phần riêng biệt như vậy. Cũng như một đồng tiền có 2 mặt khác nhau, nhưng thực chất cũng chỉ là đồng tiền thôi. Cho nên nếu chỉ biết một mặt mà nói thì sai, PG chỉ dùng nó để bác bỏ cái sai kia chứ đừng tưởng vậy là đúng rồi chấp đến mặt bên này. Chẳng hạn người đời chấp có, thì nói rằng không để phủ nhận là có, chứ thật ra nó đâu phải là có hay là không.

Chào bạn Bình Đẳng Giác

Khi đọc kinh phật thì bạn nên hiểu đúng nghĩa, vì những nghĩa lý thâm sâu được mô tả qua ngôn từ nên rất dễ bị hiểu sai lạc.



Chân không diệu hữu là một cụm từ ta thán sự kỳ diệu của vũ trụ, vì nó trống không về bản thể mà có sự hiện hữu phong phú của vạn pháp. Cũng là giảng giải về vô ngã, kinh nguyên thủy thì nói theo kiểu phủ định, còn kinh đại thừa lại nói theo kiểu khẳng định. Thay vì nói 'các pháp không có tự tánh' thì lại nói 'các pháp có tự tánh trống không' hoặc nói tắt thành 'các pháp có tánh không'. Nhưng người đời thì hay chấp có, chấp ngã nên dễ gây hiểu lầm rằng các pháp đều có chung một bản thể (bản tánh). Mà như vậy thì giống như quan điểm của ngoại đạo khi nói 'vạn vật đồng nhất thể'. Tất nhiên PG cũng có thể nói câu y như vậy, nhưng khác nhau ở chỗ thay vì vạn vật có cùng một bản thể thì phải hiểu cho đúng là vạn vật đều cùng bản chất như nhau là không có bản thể (trống rỗng về bản thể)


Khi đã hiểu đúng rồi thì hãy hiểu những câu nói trong kinh cho đúng cách. Chẳng hạn 'trong chân không không có sắc,thọ,tưởng,hành,thức' thì không phải là có cái chân không, và ở trong đó không có sắc...mà phải hiểu cho đúng rằng khi quán chiếu đến sự trống không về bản tánh, ta thấy mọi thứ đều không phải là thực thể, mà chỉ là giả hữu, là thế cách hiện hữu để cho ta thấy tánh không. Điều này cũng không có gì khó hiểu đâu, ví dụ như khi khoa học nói rằng vạn vật đều do các nguyên tử tạo thành, do đó xét từ góc độ nguyên tử thì tôi, bạn, người, vật...đều không còn nữa mà tất cả chỉ còn là những nguyên tử liên kết với nhau.

Đó là nói theo duy vật cho dễ hình dung, nhưng PG lại theo duy tâm. Xét từ góc độ tâm thức thì thấy hóa ra đó chỉ là do tâm thức Nhị nguyên của chính bản thân mình bày vẽ ra, chứ vật mà mình quán chiếu thực chất không có 2 phần riêng biệt như vậy. Cũng như một đồng tiền có 2 mặt khác nhau, nhưng thực chất cũng chỉ là đồng tiền thôi. Cho nên nếu chỉ biết một mặt mà nói thì sai, PG chỉ dùng nó để bác bỏ cái sai kia chứ đừng tưởng vậy là đúng rồi chấp đến mặt bên này. Chẳng hạn người đời chấp có, thì nói rằng không để phủ nhận là có, chứ thật ra nó đâu phải là có hay là không.

chào bạn doccoden cám ơn bạn đã góp ý nhưng mà mình và VNBN đang giao lưu tư tưởng về vấn đề ngũ uẩn tan rã.bạn đã giao lưu thì bạn cho ý kiến về sau khi chết ngũ uẩn tan rã đi
 
Last edited by a moderator:

Bình Đẳng Giác

Active Member
Quản trị viên
Thượng toạ
Tham gia
4 Thg 10 2015
Bài viết
522
Điểm tương tác
221
Điểm
43
BĐH hợp nhất bài viết

chào bạn doccoden cám ơn bạn đã góp ý nhưng mà mình và VNBN đang giao lưu tư tưởng về vấn đề ngũ uẩn tan rã.bạn đã giao lưu thì bạn cho ý kiến về sau khi chết ngũ uẩn tan rã đi


Chào bạn Bình Đẳng Giác

Tôi đã nói đến gốc rễ, thì những thứ còn lại chỉ là phần ngọn, cành lá mà thôi, trong đó có 'ngũ uẩn tan rã'. Chỉ cần phá cái bệnh chấp ngã là xong. Do còn chấp ngã nên sinh ra chấp thường và chấp đoạn trong vấn đề sinh tử. Đã không có cái Tôi thì đâu còn vấn đề 'tôi sống' hay 'tôi chết' nữa. Nhưng vì chấp có cái Tôi, từ đó có 2 quan điểm sau khi chết thì 'tôi còn' và 'tôi mất'.

1. Chấp thường: cho rằng tôi còn tồn tại sau khi chết. Vậy thì cái gì tồn tại? con người chỉ bao gồm ngũ uẩn giả hợp, nếu tan rã rồi thì còn lại cái gì? Chưa hết, nếu người giác ngộ thì sau khi chết cái gì của họ nhập Niết bàn?

2. Chấp đoạn: cho rằng tôi mất sau khi chết. Nếu tôi đã là bản ngã thì làm sao có sự mất đi? còn như duy vật cho rằng chết là thành cát bụi. Nhưng thật ra cát bụi là do tâm tạo chứ làm gì có cát bụi. Thuyết luân hồi tái sinh là để trị bệnh chấp đoạn, người nào chấp thường mà tin theo thuyết này thì bệnh càng nặng thêm. Chẳng hạn, Thần thức hay là Thân trung ấm gì đó xem ra chả khác gì là Linh hồn, thứ mà Phật đã bác bỏ.

Cảm ơn bạn Trừng Hải đã giải thích cho tôi hiểu nghĩa của từ KIẾN LẬP.


_ Bạn là người phủ nhận sự tồn tại của Thượng đế và Linh hồn, đúng không? Vậy có phải là bạn đã KIẾN LẬP hay không?
_ Cũng vậy, khi phủ nhận sự tồn tại của Bản ngã thì có phải là KIẾN LẬP hay không?


................


Trích lại vì hình như bạn Trừng Hải không nhìn thấy. Tôi đang chờ bạn trả lời.

Hãy đọc kinh Vô ngã tướng :D




Hmm...nếu theo ý bạn thì cũng có thể nói:


Do bởi Thượng đế và Linh hồn không hiện hữu nên quan điểm cho rằng 'không có Thượng đế và Linh hồn' là lông rùa sừng thỏ tức Tà Kiến


Nói vậy mà nghe được à? :icon_megagrin:

Do bởi Ngã không hiện hữu nên mới nói là Vô ngã, tức là không có Ngã, chứ kiến lập vô ngã cái gì!!





Hai điều này của ngài doccoden, có thể hoàn toàn đúng với ngài ! Nhưng không đúng với Giáo Lý Đại thừa Phật giáo.

Ngài có muốn VQ phân tích, dẫn chứng không ?

Kính.






Kính thưa ngài Vienquang6



Hãy cùng xem lại '3 bậc Sắc Không' mà ngài nói ở trên nhé:



1/ Ngài phủ nhận rằng mình không cho rằng 'Không' trong kinh có nghĩa là 'Không có', đúng không?
Thế nhưng ngài lại nói rằng:

đối với Phàm phu vô trí chỉ thấy Sắc (có) đối với Không (không có)

thì thành ra có 2 ý:
_ Ngài cho rằng Không (không có) thì cũng có nghĩa rằng 'Không' trong kinh có nghĩa là 'Không có'
_ Mà Có và Không có là đối đãi nhau, ngài cho rằng phàm phu hiểu vậy là sai, nhưng nó đúng rồi chứ đâu có gì sai!


2/Khi ngài nói:

'Vì Sắc do nhân duyên tụ - tán mà thành,thực Tướng là Không; mà Không cũng do nhân duyên tụ - tán mà thành, thực Tướng là Không

thì rõ là đã có 2 cái Không khác nhau: 1 cái là Thực tướng Không, 1 cái là Không có. Cho nên ngài không thể đánh đồng cả 2 lại làm một, là như nhau. Cái câu 'Không cũng do nhân duyên tụ - tán mà thành' có nghĩa là Không có, chứ Thực tướng không thì đâu phải do nhân duyên tụ tán mà thành.

Nhưng vì ngài lập luận dựa trên sự giống nhau giữa Sắc và Không là 'do nhân duyên tụ - tán mà thành' nên cái Không đó không còn là Thực tướng Không mà là Không có. Rõ ràng qua câu nói đó ngài ám chỉ rằng Sắc là Có, còn Không là Không có.


3/ Bất nhị là vấn đề khác nên tôi xin phép không bàn đến ở đây. Có điều qua phần này tôi thấy ngài cũng hiểu sai về Bất nhị. Lẽ ra nên nói cho đầy đủ là 'Bất nhất bất nhị', tức là nó cũng không phải là 'cái một' như ngài tưởng, và Chân Như theo cách hiểu của ngài chả khác gì Chân Ngã của ngoại đạo.


Kính.




Kính thưa ngài Vienquang6

Đúng là tôi có nói sai, tôi xin bổ sung thêm cụm từ 'có cấu trúc nội tại' để nói lại như sau:



1/ Không có gì cái gì có cấu trúc nội tại lại hiện hữu từ hư không (từ hư không xuất hiện).
2/ Cái gì có cấu trúc nội tại đã hiện hữu thì không bao giờ biến mất thành hư vô, mà nó chuyển thành một cái gì khác.



Nói khác đi, đó là những sự vật mà mọi người cho rằng 'có thật'. Giờ thì kính xin ngài hãy chỉ ra chỗ sai, tôi xin cảm ơn trước ạ.



Có lẽ "cảm nhận" về Ngã và Vô Ngã của ngài và VQ khác nhau !

Có thể ngài Đúng ? Có thể VQ đúng ?

Việc này hãy để kết quả tu tập, theo thời gian sẽ trả lời.

Để giữ một người Bạn tốt. VQ xin nhường Bạn một bước :love sick:

Mô Phật.




Kính thưa ngài:

2 điều đó trích từ kinh nào ?

Thảo luận có ích lợi gi ?

Nếu không phải từ Kinh Phật, hoặc không có ích lợi thì... cho qua luôn đi !

Mến.





Kính thưa ngài Vienquang6

Theo cách hiểu như ngài nói thì 'Không' là một thực thể gì đó tạm gọi là Tướng không đi nhé. Mà vì kinh nói 'trong “không”, không có sắc...' cho nên cái Tướng không này đâu phải là Sắc :D

Do đó ngài hiểu 'Không' theo nghĩa 'Không có' đã sai, với những gì tôi đã phân tích, mà hiểu theo nghĩa 'có cái tướng Không' cũng sai, vì như vậy Sắc và Không là khác nhau.

Kính.



Dạ, bỏ qua cái này đi :D



Kính thưa ngài Vienquang6

Những gì chúng ta vừa nói là để tránh khỏi bị lầm lẫn giữa SẮC - KHÔNG và CÓ - KHÔNG CÓ.

Còn NGÃ - VÔ NGÃ thì chưa thấy ngài nói tới. Tôi đã chỉ ra những lầm lẫn của ngài, nếu ngài thấy tôi nói sai thì kính xin hãy chỉ ra cho tôi được rõ và rất biết ơn ngài về điều đó. Chúng ta thảo luận với nhau để tìm ra cách hiểu đúng, từ bỏ cách hiểu sai, nhằm đem lại lợi ích trong việc tu tập.

Nếu ngài nghĩ rằng tôi có tính tranh luận hơn thua thì tôi xin phép không bàn luận thêm nữa.



Kính.



Kính thưa ngài.

VQ cả cuộc đời tìm học "Tánh Không" với nhiều vị Tôn Túc, mà còn hiểu "lem nhem" về Tánh Không !

Nay, nếu bằng vài lời mà muốn cho ngài "đồng bộ" thì VQ Vô năng ! Vì VQ cũng có những điều chưa thấu !

Ngài cứ từ từ tự tìm hiểu đi. (nhớ thường xuyên thảo luận là VQ vui rồi)

Mến.


Hihihih ...

Kính thầy Viên Quang và các bạn Đạo.

Ngộ không ngồi đọc các bài viết của các vị mà thấy hoa hết cả mắt,nhức hết cả đầu ... Quả là Đạo Phật không có Vô Ngã thì không còn là Đạo Phật.

Nhưng mà hình như các vị đang sa vào phần "biểu diễn kiến thức" nhiều hơn là bàn luận thì phải ... Tại sao cứ phải phức tạp vấn đề lên làm gì nhỉ ?

1+1 = 2 mà sao các vị cứ cố phải chứng minh 1+1 = n làm gì nhỉ ? ...

hihihih...

* Sắc và Không có rất nhiều nghĩa.

Kính Bạn Ngộ Không. Quả thật Đạo Phật không đơn giản. Ý nghĩa kinh không đơn giản. Sắc Không cũng vậy- không đơn giản...

"Sắc" - không chỉ có nghĩa là Vật chất, mà tùy trường hợp còn mang rất nhiều ý nghĩa khác.

Trong kinh gọi cảnh giới từ Sơ Thiền đến tứ Thiền là Sắc Giới. Như bài kinh sau đây:



Nghĩa Không cũng vô lượng, phải khéo tự thiền quán, không thể dùng Ý thức mà suy lường được hết.

Vì vậy chúng ta mới Tầm Chân Thật Nghĩa

Mến




Hihihi ...

Như Lai không có "thuyết pháp" nhưng Đức Phật thì có "nói" kinh Vô Ngã Tướng.

Hihihi ... Phật thuyết hay không thuyết chả quan trọng,quan trọng là ta có "nghe" được gì từ Ngài không ?



Kính Thầy Viên Quang,

Ý của ngộ không là " 30 năm đầu thấy núi sông là núi sông ..."

Hihihih ... duyên đến duyên đi hay duyên ở lại là tùy theo giai đoạn...có lẽ ngộ không chưa đến giai đoạn để học những điều này.



Hề hề, thì nghi tâm là một trong năm triền cái trói tâm vào dòng sanh tử luân hồi vô chung mà cấu thành phàm phu hữu tình là sự thật hiển nhiên như "ngồi lâu thấm mệt" nên có gì đâu mà hoan hỉ hay không hoan hỉ nhỉ?

Có gì đâu nơi tên gọi
Dù gọi là gì hoa ấy cũng tàn phai

Trừng Hải




Hề hề, tự gọi mình là người dốt tiếng Hán-Việt (tự biết mình dốt là tốt nhưng biết dốt để hóa giải sự dốt hay nếu chưa hóa giải được thì phải cẩn thận khi tiếp cận với từ Hán_Việt như hỏi lại người sử dụng hay tự tra cứu trước khi trao đổi chứ đừng nên nói xà bát bô lô ba la) thì tất nhiên không biết nghĩa của hai từ KIẾN LẬP là gì. Trừng Hải xin có vài lời làm rõ chỗ DỐT này (đây là bạn tự nhận chứ không phải Trừng mỗ gọi bạn dốt đâu à nha, hề hề):

_ Hai từ KIẾN LẬP này có nghĩa tự gọi, tự đặt tên (danh), tự hình dung (tướng) để suy luận ra tánh chất (tánh) nhằm cấu thành Pháp (vốn không hiện hữu được Trung quán tôn gọi là GIẢ hay Duy thức tôn gọi là HUYỄN) mà Kinh văn như Lăng Già Kinh gọi là "Phi hữu tướng kiến lập tướng, kiến, tánh, nhân".

_ Được sử dụng như câu "Tri kiến lập kiến tức vô minh bổn..."

Trừng Hải




Này anh bạn,
Lúc đó anh bạn là chân không?
Nếu là chân không thì tại sao "tổ hợp lại" và tái sanh?

Thường nghe nói Chân không diệu hữu nhưng cái chân không bạn đã nêu thì không diệu được mà lại đi tái sanh?

Bạn đừng ngại cứ biết gì nói đó.




LÃO TÔN ĐANG MUỐN NGHE CÁI CHÂN KHÔNG DIỆU HỮU CỦA CHƯ VỊ. NHÂT LÀ CÁI ÔNG BẤT NHÂT VÔ NHỊ ẤY. HOẶC GIẢ LÀ RICKIPHAM, BÌNH ĐẲNG GIÁC , NGỘ KHÔNG ,VÀ TẤT CẢ CÁC ÔNG KHÔNG TÊN ,KHÔNG TUỔI.
RIÊNG VỀ LÃO BẤT NHẤT THÌ CHO HỎI : "tổ hợp lại" và tái sanh, CÁI NÀY GỌI LÀ GÌ?( ĐÂY LÀ LỜI CỦA ÔNG )
cái dòng gửi bởi VO-NHAT-BAT-NHI to như mặt trời ông không thấy à

À, bạn muốn biết Chân không diệu hữu.

Chân không diệu hữu là cảnh giới của cục đá, của cục phân,...
Nếu bạn nào chỉ thấy đá cục, phân cục là lỗi tại các bạn!


À, bạn muốn biết Chân không diệu hữu.

Chân không diệu hữu là cảnh giới của cục đá, của cục phân,...
Nếu bạn nào chỉ thấy đá cục, phân cục là lỗi tại các bạn!

Thì ở đây chỉ có mỗi đại ca là người thấy và hay nói về cục đá, ngoài ra có ai thấy đâu ha ha ha ha ha ha......

Ở trang 20 ai dùng nick Bình Đẳng Giác tập hợp các bài viết lại vậy ạ. Rác đâu có làm điều đó, sao có người lại sử dụng nick của rác được vậy

Chào bạn Bình Đẳng Giác

Tôi đã nói đến gốc rễ, thì những thứ còn lại chỉ là phần ngọn, cành lá mà thôi, trong đó có 'ngũ uẩn tan rã'. Chỉ cần phá cái bệnh chấp ngã là xong. Do còn chấp ngã nên sinh ra chấp thường và chấp đoạn trong vấn đề sinh tử. Đã không có cái Tôi thì đâu còn vấn đề 'tôi sống' hay 'tôi chết' nữa. Nhưng vì chấp có cái Tôi, từ đó có 2 quan điểm sau khi chết thì 'tôi còn' và 'tôi mất'.

1. Chấp thường: cho rằng tôi còn tồn tại sau khi chết. Vậy thì cái gì tồn tại? con người chỉ bao gồm ngũ uẩn giả hợp, nếu tan rã rồi thì còn lại cái gì? Chưa hết, nếu người giác ngộ thì sau khi chết cái gì của họ nhập Niết bàn?

2. Chấp đoạn: cho rằng tôi mất sau khi chết. Nếu tôi đã là bản ngã thì làm sao có sự mất đi? còn như duy vật cho rằng chết là thành cát bụi. Nhưng thật ra cát bụi là do tâm tạo chứ làm gì có cát bụi. Thuyết luân hồi tái sinh là để trị bệnh chấp đoạn, người nào chấp thường mà tin theo thuyết này thì bệnh càng nặng thêm. Chẳng hạn, Thần thức hay là Thân trung ấm gì đó xem ra chả khác gì là Linh hồn, thứ mà Phật đã bác bỏ.

Chào bạn doccoden vâng đó cũng là ý tôi muốn giao lưu tư tưởng cùng bạn. Thông thường thì đối với sự chết chúng ta chỉ biết đến thường kiến chết chưa phải là hết mà sẽ có " cái gì" đó tái sanh hay luân hồi từ đó con người mới đặt ra các tên gọi cho " cái gì" này như : linh hồn , chân linh , vong linh vv... và cái quan điểm thứ 2 là đoạn kiến tức là chết là hết. Đây cũng chính là chỗ mà tôi muốn cùng bạn giao lưu để ko bị rơi vào thường kiến và đoạn kiến, để phù hợp với thuyết luân hồi mà ko bị rơi vào " cái gì" thông qua 4 từ chân không diệu hữu

Thì ở đây chỉ có mỗi đại ca là người thấy và hay nói về cục đá, ngoài ra có ai thấy đâu ha ha ha ha ha ha......

Kệ tui đi, đã trả lời rồi nha, đừng có la làng nữa. Ka ka,

Kệ tui đi, đã trả lời rồi nha, đừng có la làng nữa. Ka ka,

Nói thật nha! mình vẫn quí bạn lắm đó, Thật ít người quyết tâm tu học và chân tình như bạn lắm.
Lại nữa có tấm lòng nhún nhường và nhẫn nại quả là mình rất trân trọng.
Nhưng không có nghĩa là ta không thảo luận mạnh tay nha. ha ha ha ha ha......
chúc an lành


Nói thật nha! mình vẫn quí bạn lắm đó, Thật ít người quyết tâm tu học và chân tình như bạn lắm.
Lại nữa có tấm lòng nhún nhường và nhẫn nại quả là mình rất trân trọng.
Nhưng không có nghĩa là ta không thảo luận mạnh tay nha. ha ha ha ha ha......
chúc an lành

Vnbn tu theo Tịnh Độ, bạn thì theo Thiền Tông. Vnbn hoàn toàn tin nhận Thiền nhưng đời này quyết theo Tịnh Độ. Vnbn sẵn sàng thảo luận. Còn ai nghĩ rằng Tịnh Độ là chỉ dành cho người yếu kém là xem thường lời dạy của Phật.

Đa số người tu Thiền không tin sự thù thắng của việc vãng sanh.


Cảm ơn bạn Trừng Hải đã giải thích cho tôi hiểu nghĩa của từ KIẾN LẬP.


_ Bạn là người phủ nhận sự tồn tại của Thượng đế và Linh hồn, đúng không? Vậy có phải là bạn đã KIẾN LẬP hay không?
_ Cũng vậy, khi phủ nhận sự tồn tại của Bản ngã thì có phải là KIẾN LẬP hay không?


................


Trích lại vì hình như bạn Trừng Hải không nhìn thấy. Tôi đang chờ bạn trả lời.

Hề hề

_ Tôi có nói lời nào phủ nhận Thượng đế hay Linh hồn đâu nhỉ!!!??? Nếu gọi vua trời cõi ba mươi ba Sakka là thượng đế (vẫn còn Vô minh-Khổ) thì tôi đồng ý với tên gọi thượng đế theo nghĩa đó. Hay nếu gọi linh hồn là Kiết sanh thức (Thức đi đầu thai theo dòng Tâm-Nghiệp) thì tôi cho rằng có Linh hồn (đang bị luân hồi sanh tử) còn các khái niệm về Thượng đế hay Linh hồn do tâm thức (Cái tôi bé nhỏ) phóng chiếu (cái tôi siêu việt) thì tôi sẽ Tự Tri đó là nhận thức sai lầm.

_ Kiến Lập (hoặc là xác định hoặc là phủ định) thường được nhận diện qua phương pháp lý luận mà Phật tử có nghiên cứu kinh văn nguyên thủy ngày nay hay mắc phải chính là pháp Tam Đoạn Luận Aristotle bắt đầu với việc xác định chủ đề (xác định Ngã hay phủ định Ngã tức Vô Ngã là gì); tìm kiếm dữ liệu (chứng minh Vô ngã hay phủ nhận Ngã) và kết luận mệnh đề xác lập đó. Đó mới là vấn đề tôi phủ nhận vì lối lý luận đó là nhận thức sai lầm khởi sanh từ ý thức duyên Vô minh-Hành.

Trừng Hải

P/S: Hề hề, cho hỏi Mode và Admin là sao mấy bữa rày mỗi lần viết bài hay sửa bài thường Bị Diễn Đàn yêu cầu phải xác nhận lại nickname và mật khẩu rất phiền vậy nhỉ?


Hề hề

_ Tôi có nói lời nào phủ nhận Thượng đế hay Linh hồn đâu nhỉ!!!??? Nếu gọi vua trời cõi ba mươi ba Sakka là thượng đế (vẫn còn Vô minh-Khổ) thì tôi đồng ý với tên gọi thượng đế theo nghĩa đó. Hay nếu gọi linh hồn là Kiết sanh thức (Thức đi đầu thai theo dòng Tâm-Nghiệp) thì tôi cho rằng có Linh hồn (đang bị luân hồi sanh tử) còn các khái niệm về Thượng đế hay Linh hồn do tâm thức (Cái tôi bé nhỏ) phóng chiếu (cái tôi siêu việt) thì tôi sẽ Tự Tri đó là nhận thức sai lầm.

_ Kiến Lập (hoặc là xác định hoặc là phủ định) thường được nhận diện qua phương pháp lý luận mà Phật tử có nghiên cứu kinh văn nguyên thủy ngày nay hay mắc phải chính là pháp Tam Đoạn Luận Aristotle bắt đầu với việc xác định chủ đề (xác định Ngã hay phủ định Ngã tức Vô Ngã là gì); tìm kiếm dữ liệu (chứng minh Vô ngã hay phủ nhận Ngã) và kết luận mệnh đề xác lập đó. Đó mới là vấn đề tôi phủ nhận vì lối lý luận đó là nhận thức sai lầm khởi sanh từ ý thức duyên Vô minh-Hành.

Trừng Hải

P/S: Hề hề, cho hỏi Mode và Admin là sao mấy bữa rày mỗi lần viết bài hay sửa bài thường Bị Diễn Đàn yêu cầu phải xác nhận lại nickname và mật khẩu rất phiền vậy nhỉ?


Trừng Hải:
các khái niệm về Thượng đế hay Linh hồn do tâm thức (Cái tôi bé nhỏ) phóng chiếu (cái tôi siêu việt) thì tôi sẽ Tự Tri đó là nhận thức sai lầm.




(Bạn biết tôi dốt từ Hán Việt mà dùng nó nhiều thì chả khác nào đánh đố tôi, làm cho khó khăn trong khi thảo luận. Có phải 'Tự Tri' có nghĩa là 'cho rằng' không nhỉ?)



Nếu đúng vậy thì bạn hãy giải thích cụ thể xem Thượng đế hay Linh hồn do tâm thức phóng chiếu đó là gì và tại sao bạn lại cho rằng mấy thứ đó là sai lầm?

Còn việc xác định Ngã hay phủ định Ngã thì tôi chẳng thấy có chỗ nào liên quan đến Tam Đoạn Luận cả. Nếu bạn thấy có như đã nói thì hãy giúp cho tôi được mở mắt đi nào.

Trừng Hải:
các khái niệm về Thượng đế hay Linh hồn do tâm thức (Cái tôi bé nhỏ) phóng chiếu (cái tôi siêu việt) thì tôi sẽ Tự Tri đó là nhận thức sai lầm.




(Bạn biết tôi dốt từ Hán Việt mà dùng nó nhiều thì chả khác nào đánh đố tôi, làm cho khó khăn trong khi thảo luận. Có phải 'Tự Tri' có nghĩa là 'cho rằng' không nhỉ?)



Nếu đúng vậy thì bạn hãy giải thích cụ thể xem Thượng đế hay Linh hồn do tâm thức phóng chiếu đó là gì và tại sao bạn lại cho rằng mấy thứ đó là sai lầm?

Còn việc xác định Ngã hay phủ định Ngã thì tôi chẳng thấy có chỗ nào liên quan đến Tam Đoạn Luận cả. Nếu bạn thấy có như đã nói thì hãy giúp cho tôi được mở mắt đi nào.

Chào bạn doccoden

_ Tự Tri: cái biết không nương tựa vào kinh nghiệm, tri kiến hay tư tưởng...như ngày xưa Niu tơn nhìn trái táo rơi mà nhận biết luật hấp dẫn vậy.

_ Nó sai lầm là do bởi nó từ...tưởng tượng mà có

_ Câu trả lời trước đã xác định kiểu lý luận theo Tam đoạn luận rồi. Hãy tự tìm hiểu

Trừng Hải


Chào bạn doccoden

_ Tự Tri: cái biết không nương tựa vào kinh nghiệm, tri kiến hay tư tưởng...như ngày xưa Niu tơn nhìn trái táo rơi mà nhận biết luật hấp dẫn vậy.

_ Nó sai lầm là do bởi nó từ...tưởng tượng mà có

_ Câu trả lời trước đã xác định kiểu lý luận theo Tam đoạn luận rồi. Hãy tự tìm hiểu

Trừng Hải


Hí hí :D xin lỗi bạn Trừng Hải nhé, bạn nói mắc cười quá nên tôi phải cười một chút rồi mới nói chuyện tiếp được.

Bạn nói rằng bạn đã 'tự tri' rằng Thượng đế và Linh hồn của ngoại đạo là một nhận thức sai lầm vì chúng do tưởng tượng mà có. Vậy thì họ cũng nói giống như bạn thôi: tức là họ 'tự tri' rằng Vua trời và Kiết sanh thức là một nhận thức sai lầm vì chúng do tưởng tượng mà có.


Còn Tam Đoạn Luận Aristotle mà bạn nói thế này:

Tam Đoạn Luận Aristotle bắt đầu với việc xác định chủ đề (xác định Ngã hay phủ định Ngã tức Vô Ngã là gì); tìm kiếm dữ liệu (chứng minh Vô ngã hay phủ nhận Ngã) và kết luận mệnh đề xác lập đó

=> thì rõ là bạn chẳng hiểu gì về Tam Đoạn Luận. Nói thêm là phương cách nhận thức trên chẳng liên quan gì đến Ngã và Vô ngã, mà cũng không có gì sai lầm cả. Mà nói như bạn thì nên dẹp bỏ khoa học và hãy trở về thời ăn lông ở lỗ mê tín dị đoan...chắc rất hợp với bạn :D

Hí hí :D xin lỗi bạn Trừng Hải nhé, bạn nói mắc cười quá nên tôi phải cười một chút rồi mới nói chuyện tiếp được.

Bạn nói rằng bạn đã 'tự tri' rằng Thượng đế và Linh hồn của ngoại đạo là một nhận thức sai lầm vì chúng do tưởng tượng mà có. Vậy thì họ cũng nói giống như bạn thôi: tức là họ 'tự tri' rằng Vua trời và Kiết sanh thức là một nhận thức sai lầm vì chúng do tưởng tượng mà có.


Còn Tam Đoạn Luận Aristotle mà bạn nói thế này:

Tam Đoạn Luận Aristotle bắt đầu với việc xác định chủ đề (xác định Ngã hay phủ định Ngã tức Vô Ngã là gì); tìm kiếm dữ liệu (chứng minh Vô ngã hay phủ nhận Ngã) và kết luận mệnh đề xác lập đó

=> thì rõ là bạn chẳng hiểu gì về Tam Đoạn Luận. Nói thêm là phương cách nhận thức trên chẳng liên quan gì đến Ngã và Vô ngã, mà cũng không có gì sai lầm cả. Mà nói như bạn thì nên dẹp bỏ khoa học và hãy trở về thời ăn lông ở lỗ mê tín dị đoan...chắc rất hợp với bạn :D

Hihiiiih ...

Phật pháp vô biên ...

Thời ăn lông ở lỗ chưa có ông Phật đâu ... hihih

Hí hí :D xin lỗi bạn Trừng Hải nhé, bạn nói mắc cười quá nên tôi phải cười một chút rồi mới nói chuyện tiếp được.

Bạn nói rằng bạn đã 'tự tri' rằng Thượng đế và Linh hồn của ngoại đạo là một nhận thức sai lầm vì chúng do tưởng tượng mà có. Vậy thì họ cũng nói giống như bạn thôi: tức là họ 'tự tri' rằng Vua trời và Kiết sanh thức là một nhận thức sai lầm vì chúng do tưởng tượng mà có.


Còn Tam Đoạn Luận Aristotle mà bạn nói thế này:

Tam Đoạn Luận Aristotle bắt đầu với việc xác định chủ đề (xác định Ngã hay phủ định Ngã tức Vô Ngã là gì); tìm kiếm dữ liệu (chứng minh Vô ngã hay phủ nhận Ngã) và kết luận mệnh đề xác lập đó

=> thì rõ là bạn chẳng hiểu gì về Tam Đoạn Luận. Nói thêm là phương cách nhận thức trên chẳng liên quan gì đến Ngã và Vô ngã, mà cũng không có gì sai lầm cả. Mà nói như bạn thì nên dẹp bỏ khoa học và hãy trở về thời ăn lông ở lỗ mê tín dị đoan...chắc rất hợp với bạn :D

Hề hề, có vấn thì có đáp vậy thôi. Đồng ý hay Không đồng ý là điều mà Trừng Hải không quan tâm vì không có ý thuyết phục.

Trăm năm một bước rồi thôi
Bằng an đâu có nơi trường đấu tranh

Trừng Hải



Hề hề, có vấn thì có đáp vậy thôi. Đồng ý hay Không đồng ý là điều mà Trừng Hải không quan tâm vì không có ý thuyết phục.

Trăm năm một bước rồi thôi
Bằng an đâu có nơi trường đấu tranh

Trừng Hải




Trừng Hải nói nghe buồn cười nhỉ :D Do nói tầm bậy nên mới bị vấn, sau khi bị vấn thì lại không dám đáp (vì có biết gì đâu mà đáp :D)


Có vài vấn đề đã được đưa ra:

1. Lòng tin: bạn chỉ thuần là dựa vào lòng tin, mà lòng tin thì nên bình đẳng như nhau. Bạn tin cái này thì người ta tin cái khác, không nên chê bai lòng tin của người khác và tôn xưng cái mình tin là đúng. Bạn nói người ta sai lầm về Thượng đế và Linh hồn nhưng bạn cũng mắc phải sai lầm giống như họ thôi.

2. Thấy sai vẫn nói càn: bạn không biết Tam đoạn luận, Ngã và Vô ngã, nhưng cứ nói theo sự suy diễn của mình. Khi tôi cật vấn thì bạn không dám thẳng thắn thừa nhận mình sai, lại tránh né và bao biện rằng 'Đồng ý hay Không đồng ý là điều mà Trừng Hải không quan tâm vì không có ý thuyết phục'. Vậy là đánh tráo khái niệm rồi. Tôi nói là bạn đã sai về Tam đoạn luận, thì bạn nên thành thật với bản thân đi, chứ ai lại nói kiểu 'tôi sai mặc kệ, anh có đồng ý hay không tôi chả thèm quan tâm' :D :D

3. Khi tìm hiểu phật pháp, chỗ nào không hiểu thì đừng nên đoán mò rồi phán bừa. Những gì mà phật giáo thuyết giảng như khổ, vô minh, giác ngộ,...thậm chí từ 'Phật' cũng từ Ấn giáo mà ra. Duy chỉ có khác biết là VÔ NGÃ, và nó chính là trụ cột của phật giáo. Khi xưa Đức Phật nói về nó nhiều đến nỗi ngài được người đời đặt biệt danh là 'Vô ngã đạo sư'. Trừng Hải cho rằng VÔ NGÃ là tà kiến thì chả khác gì phỉ báng phật pháp.



Doccoden cũng xin chấm dứt thảo luận vấn đề này với Trừng Hải tại đây.
 
Last edited by a moderator:
Who read this thread (Total readers: 0)
    Bên trên