vienquang6

Minh Tâm Kiến Tánh- Phần 2

vienquang6

Ban Cố Vấn Chủ Đạo Diễn Đàn - Quyền Admin
Thành viên BQT
ĐÃ TIẾN CÚNG
Reputation: 100%
Tham gia
6/2/07
Bài viết
3,869
Điểm tương tác
920
Điểm
113
* Chân Tâm- Thật Tánh.

* Tịch là THỂ của Tâm - Chiếu là Diệu DỤNG của Tâm. Sanh diệt là TƯỚNG của Chơn Như Tâm.


Như sóng biển trùng trùng
Mênh mông, bọt phi thường
Chẳng rõ chỗ sâu màu ?
Tự thân sinh chướng nạn !

Vâng. Chỗ sâu mầu đó là:

* Chơn Tâm.

Tâm này tính chất đối lập với "Vọng Tâm". Vọng tâm thì biểu hiện là tham, sân, si v.v.... Chơn Tâm thì lại Vô tham, vô sân, vô si v.v.... Vọng Tâm thì sanh diệt từng sát na, Chơn Tâm thì bất sanh bất diệt.- Vì tham, sân, si ví như khách, như trần. Khách đến rồi lại đi, trần cấu nổi lên rồi cuối cùng cũng lặng xuống trả sự thanh tịnh cho hư không. Còn Chơn Tâm này nó ở mãi với chúng sanh dù cho có bao nhiêu sóng gió trần cấu nên kinh gọi là CHƠN TÂM THƯỜNG TRÚ Vì nó vô tham vô sân vô si nên gọi là TỰ TÁNH THANH TỊNH NIẾT BÀN. là PHẬT TÁNH v.v...

+ Vọng Tâm thì CHIẾU diệu thiên biến vạn hóa.

+ Chơn Tâm thì TỊCH Diệt Vô vi.

* Tịch Diệt là gì ? Là Bản Thể các Pháp vậy.

Tổ Đạt Ma dạy:

Ngộ Tánh Luận:

Tông và Thể Đại thừa.

- Tịch diệt là thể của Đạo.

- Ly tướng là Tông của người tu.

- Kinh dạy rằng: Tịch Diệt là Bồ Đề, vì diệt các tướng.

- Phật là đấng giác.

- Người có giác tâm được đạo Bồ đề nên gọi là Phật.

- Do đây nên biết rằng hữu tướng là tướng của vô tướng, chỉ do trí mà biết, chớ không thể dùng mắt để thấy.

- Nghe những điều trình bày trên đây mà có lòng tin, người này phát tâm Đại thừa vượt khỏi Tam giới.
Cố Trưởng lão HT Thích Trí Tịnh, chú giải rằng:

Đạo là gì ?

Là tánh, là tâm vậy.

Bổn thể của tâm tánh vốn tịch diệt vô tướng.


Kinh Pháp hoa nói: Các pháp bổn lai thường tịch diệt. Lại nói : Các pháp tướng tịch diệt chẳng thể tuyên nói được. kinh lại dạy: Các Phật lưỡng túc tôn, biết pháp thường vô tánh. kinh Bát nhã nói: Ngũ uẩn, lục nhập, thập nhị xứ, thập bát giới, Tứ đế, Thập nhị nhân duyên, Lục độ, cho đến Trí cùng đắc, tất cả đều không.

Như vậy:

+ TỊCH DIỆT là cái (Tánh) thể Uyên nguyên tỉnh lặng của Tâm (Bổn lai nguyên nó là như vậy).

+ Đạo: Là Tâm, là Tánh. Tâm Không, Tánh không.- Là Đạo.

Như vậy. Tịch Diệt, tỉnh lặng là nguyên thể ví như nước vốn bình lặng. Vọng động, tạo tác, huyễn hóa là hiện tượng lao xao ví như do gió mà có sóng, mòi, bong bóng bọt hiện ra trên biển tâm vậy.

Luận Hiển Dương Chánh Giáo có bài kệ, nói về Chơn Tâm:

Tâm sinh chủng chủng pháp,

Tùy duyên thủy thượng âu,

Tánh chân như bất biến,

Như thủy bổn thanh trừng,

Bất biến tùy duyên chân thử tánh,

Tùy duyên bất biến thị tha tâm,

Minh tâm, minh liễu âu bào thượng,

Kiến tánh thâm tri thúy diện trừng.

Dịch :

Tâm sinh ra muôn pháp,

Tùy duyên sóng nước xao,

Tánh chân như bất biến,

Như nước vốn lặng trong,

Bất biến tùy duyên là tánh ấy,

Tùy duyên bất biến chính tâm này,

Minh tâm nhận rõ lao xao sóng,

Kiến tánh nhìn sâu mặt nước bằng.


Vì vậy, nếu được khế hợp Tâm không, Tánh không thì là hợp Đạo.- Đó là Tịch Diệt Vô vi.

Tóm lại:

Vọng Tâm là phần CHIẾU. Chơn Tâm là phần TỊCH.

Tịch là THỂ của Tâm - Chiếu là Diệu DỤNG của Tâm. Sanh diệt là TƯỚNG của Chơn Như Tâm.

Xưa, Đức Lục Tổ canh ba vào thất, Đức Ngũ Tổ lấy áo cà sa che quanh không để người thấy, nói cho kinh Kim Cang, đến câu “Ưng vô sở trụ nhi sanh kỳ tâm” [Hãy trong Không-chỗ-trụ mà sanh tâm], Lục Tổ ngay nơi lời nói đại ngộ, rõ tất cả muôn pháp chẳng lìa Tự Tánh, bèn bạch cùng Ngũ Tổ:

“Nào ngờ Tự Tánh vốn tự thanh tịnh

Nào ngờ Tự Tánh vốn chẳng sanh diệt

Nào ngờ Tự Tánh vốn tự sẵn đủ

Nào ngờ Tự Tánh vốn không động lay

Nào ngờ Tự Tánh sanh ra muôn pháp”.


Đức Ngũ Tổ biết đã ngộ Bổn Tánh, nói rằng: “Chẳng rõ Bổn Tâm, học pháp vô ích. Như rõ Bổn Tâm mình, thấy Bổn Tánh mình thì gọi là trượng phu, thầy của Trời, Người, là Phật”.
 
Sửa lần cuối:
GÓP PHẦN LAN TỎA GIÁ TRỊ ĐẠO PHẬT

Ủng hộ Diễn Đàn Phật Pháp không chỉ là đóng góp vào việc duy trì sự tồn tại của Diễn Đàn Phật Pháp Online mà còn giúp cho việc gìn giữ, phát huy, lưu truyền và lan tỏa những giá trị nhân văn, nhân bản cao đẹp của đạo Phật.

Mã QR Diễn Đàn Phật Pháp

Ngân hàng Vietcombank

DUONG THANH THAI

0541 000 1985 52

Nội dung: Tên tài khoản tại diễn đàn - Donate DDPP (Ví dụ: thaidt - Donate DDPP)

vienquang6

Ban Cố Vấn Chủ Đạo Diễn Đàn - Quyền Admin
Thành viên BQT
ĐÃ TIẾN CÚNG
Reputation: 100%
Tham gia
6/2/07
Bài viết
3,869
Điểm tương tác
920
Điểm
113
4/. Tánh Hiển.

Người học Phật, khi đã ngộ được Chân Tâm, hằng sống với Chân Tâm, sẽ nhận ra được 2 trạng thái Chân Tánh (của Tâm và Vật).- Đó là: 3/. Tánh Hiển. 4/. Tánh Ẩn.

* Thế nào là Tánh Hiển ?

- Bằng Quán trí. Hành giả thấy rằng.- Tất cả pháp đều do "duyên hòa hợp sanh, không có thật thể", gọi là "Không Tánh".

Khái niệm về Không Tánh (Tánh Không)

Trung Quán Luận, phẩm XXIV, đoạn 18 viết:

"Chúng nhân duyên sanh pháp
Ngã thuyết tức thị Không.
Diệc vi thị giả danh
Diệc thị Trung đạo nghĩa"


(Pháp do các nhân duyên sinh
Ta nói tức là Không
Cũng gọi là Giả danh
Cũng là nghĩa Trung đạo)


Các hiện hữu là do các nhân duyên phối hợp mà khởi sinh, chúng không tự có.Vì thế các hiện hữu không thực có tự ngã, tự tính. Nói khác đi, cái gọi là ngã tướng, ngã tính của các hiện hữu là trống rỗng (empty), không thực hữu. Đại luận sư Long Thọ (Nagarjuna) gọi nó là Không, là Tánh Không (Súnyatà). Cũng gọi nó là Giả danh (chỉ là tên gọi - mere name); cũng là nghĩa Trung đạo (Duyên sinh).

Luận sư lại viết ở đoạn 40, phẩm XXIV, Trung Quán Luận rằng:

"Thị cố kinh trung thuyết
Nhược kiến nhân duyên pháp
Tắt vi năng kiến Phật
Kiến Khổ, Tập, Diệt, Đạo"


(Thế nên trong kinh nói
Nếu thấy pháp nhân duyên
Thì có thể thấy Phật
Và thấy Khổ, Tập, Diệt, Đạo)

Như thế, Không Tánh của Trung Quán Luận đồng nghĩa với Pháp tánh (Dharmatà-Dhammatà) và với Phật tánh, Chân như tánh (Buddhatà), Duyên khởi tánh (Paticcasamupadatà).

Tánh Không ấy, do vậy, ở ngoài tất cả ngã tính như thường, đoạn; sinh, diệt; khứ, lai; nhất, dị; tốt, xấu; toàn, bất toàn; v.v... như hai bài kệ đầu của Trung Quán Luận đã nói:

1. "Bất sanh diệc bất diệt,
Bất thường diệc bất đoạn,
Bất nhất diệc bất dị,
Bất lai diệc bất xuất"

2. "Năng thuyết thị nhân duyên
Thiện diệt chư hý luận
Ngã khể thủ lễ Phật
Chư thuyết trung đệ nhất"


(Không sanh cũng không diệt,
Không thường cũng không đoạn,
Không đồng nhất cũng không dị biệt,
Không đến cũng không đi.

Nói rõ thuyết nhân duyên ấy,
Khéo dập tắt các hý luận.
Con cúi đầu lễ Phật
Bậc thuyết giảng đệ nhất trong các bậc thuyết giảng)


Tánh Không, tương tự Chân Như, Niết Bàn, ở ngoài thế giới khái niệm của ngã tính. Không thể định nghĩa về Không, mà chỉ có thể gợi ý rằng Không không thể là đối tượng của tư duy ngã tính (nhị duyên), mà là thực tại như thực của sự thể nhập (Penetration).

1. Sự thật tối hậu

- Tương Ưng Bộ Kinh II (Samyutta Nikàya, Vol. II., PTS, London...), phẩm Tương Ưng Nhân duyên xác nhận bảy Đức Thế Tôn quá khứ từ Thế Tôn Tỳ Bà Thi, Thế Tôn Thích Ca, và chư Thế Tôn vị lai đều chứng ngộ Vô Thượng Bồ Đề từ sự chứng ngộ sự thật Duyên khởi.

- Kinh Tương Ưng Nhân duyên, Kinh Phật Tự Thuyết (Udàna, Khuddaka Nikàya, Vol. I., PTS, London,...), Kinh Đại Duyên (Dìgha Nikàya), Kinh Đại Bổn (Dìgha Nikàya) là các kinh giới thiệu rõ giáo lý Duyên Khởi.

- Trung Bộ Kinh I (Majjhima Nikàya, Vol.I, PTS, London,...), Tương Ưng Bộ Kinh III (Samyutta Nikàya, Vol.III, PTS, London,...) và Tiểu Bộ Kinh I (Khuddaka Nikàya, Vol I, PTS, London...) ghi lời dạy của Thế Tôn rằng: "Ai thấy Duyên Khởi là thấy pháp. Ai thấy pháp là thấy Phật".

Thấy Phật quả là thấy sự thật tối hậu. Và Duyên Khởi tánh quả là Pháp tánh, Chân tánh, Không tánh, hay Phật tánh. Duyên Khởi tánh như vậy đồng nghĩa với Vô ngã tánh, Không tánh hay Trung đạo nghĩa.


( theo Tánh Không.- Sunyata- Hòa thượng Thích Chơn Thiện)

* Cái "Tánh Không" này nó hiển hiện khắp Pháp giới, nó là nền tảng duyên sanh các Pháp, nên gọi là TÁNH HIỂN.
 
Sửa lần cuối:

vienquang6

Ban Cố Vấn Chủ Đạo Diễn Đàn - Quyền Admin
Thành viên BQT
ĐÃ TIẾN CÚNG
Reputation: 100%
Tham gia
6/2/07
Bài viết
3,869
Điểm tương tác
920
Điểm
113
5/. Tánh Ẩn.- "Bất Nhị".

Pháp giới, Vũ trụ muôn sự muôn vật đều mang theo mình 2 mặt đối lập.- Cái này có thì cái kia có. nhưng lại không thể triệt tiêu một mặt.- Vì cái này không thì cái kia không.

Ví dụ như.- Vạn vật:

+ Vô Thường nhưng cũng là Thường.

+ Sanh tử nhưng cũng là Niết Bàn (vô sanh diệt )

+ Phiền não nhưng cũng là Bồ đề.

+ Vô Minh nhưng cũng là Phật Tánh.

+ Khổ não nhưng cũng là an vui.

+ Cấu uế nhưng cũng là Thanh tịnh.

+ Ngã nhưng cũng là Vô ngã.

v.v... và v.v...

Tại sao vậy ? Vì: NHẤT THIẾT DO TÂM TẠO.

Nghĩa là tấc cả sự vật hiện tượng hữu vi, Vô vi đều do TÂM sanh. Mà Tâm Chơn Như, đã nói ở trên, nó có cả 2 đặc tính TỊCH và CHIẾU là 2 mặt đối lập, nên những sản phẩm mà Tâm sanh đều cũng mang 2 đặc tính đối lập, nhưng bản chất chúng "Bất Nhị" (bất tức bất ly). Nghĩa là tất cả bọn chúng đều là Tâm, nên :

"Bất sanh diệc bất diệt,
Bất thường diệc bất đoạn,
Bất nhất diệc bất dị,
Bất lai diệc bất xuất"


Dịch:

Không sanh cũng không diệt,
Không thường cũng không đoạn,
Không đồng nhất cũng không dị biệt,
Không đến cũng không đi.


(Trung Quán Luận)

Kể cả Chân Tâm và Vọng Tâm. Như bài kệ:

Bỏ tâm vọng, vọng tìm không có!
Chân lý tìm, chân lý ra sao?
Pháp duyên sanh không có CÁI để bỏ hay để tìm
Bỏ vọng tìm chơn cả vọng, chơn đều vọng.
Vọng tâm lầm chấp lấy huyễn tâm.
Pháp phi huyễn trở thành pháp huyển
Như huyễn Tam ma đề khéo tu tự trụ
Chừng cái búng tay, trở nên người ngoài vòng tam giới.


(PS.Thích Từ Thông)

Vì "Tánh Bất Nhị" phải dùng quán trí mới thấy được, nên tạm gọi là Tánh Ẩn.

Sau đây chúng ta sẽ lần lượt khảo sát một số sự việc trên...
 
Sửa lần cuối:

doccoden

Well-Known Member
Thành viên BQT
Reputation: 100%
Tham gia
10/7/16
Bài viết
679
Điểm tương tác
414
Điểm
63
Kính chào ngài Vienquang6,

Đọc qua những gì ngài thuyết giảng, tôi rất kính phục kiến thức Phật học uyên thâm của ngài. Nhưng đối với những người không rành những từ ngữ chuyên môn trong phật học và từ Hán Việt, như doccoden này đây, thì không thể hiểu được hết những gì ngài đã bỏ công giảng giải :D Tôi là người đã tìm hiểu phật pháp và cũng có chút hiểu biết căn bản về phật học, vậy mà không thể lãnh hội nổi những điều giảng giải của ngài, nói chi đến những người sơ cơ mới tìm hiểu phật pháp chắc chắn là mù tịt luôn.

Cho nên, để cho những bài giảng của ngài được nhiều người hiểu rõ hơn, kính xin ngài hãy chuyển thể sang ngôn từ thông thường. Tất nhiên là ngài đã quen dùng cách nói như vậy rồi, vả lại cũng rất là mất công đối với ngài, chỉ mong ngài chuyển thể những ngôn từ quan trọng. Không những vậy, tôi thấy cần phải giảng giải cụ thể và đi sâu vào những từ ngữ cốt yếu trong phật học.

Ví dụ: VÔ NGÃ.

Vô ngã là một trong Tam pháp ấn, nó chính là thứ làm nên sự khác biệt giữa Phật giáo và những tôn giáo khác, đặc biệt là Ấn độ giáo. Xưa nay nhiều người hay hiểu sai về nó nên có quan điểm của ngoại đạo mà cứ tưởng là của Phật giáo.



Vô Ngã há có thể thuyết ư ?

Nếu nói do duyên hợp mà thành tướng, nương tướng mà thành dụng, tùy dụng mà lập danh. Danh Tướng phát sinh rồi thì 4 tướng sanh trụ dị diệt, thành trụ hoại không...luân chuyển qua lại, lập danh là vô thường.

Vì giả tạm, nhân duyên hòa hợp nên nói không có chủ tể; sự sinh diệt chẳng có chủ; nên nói vô ngã.

Ấy là nương tướng cảnh chấp tâm của phàm phu mà thuyết cái sự vô ngã trên nền tảng duyên hợp.

Vô ngã tâm thì chẳng phải vậy !

Vì sao ?

Vì lìa tướng, lìa danh, lìa dụng, lìa lý...ngay thẳng nơi nguồn Ý mà bặt dứt tất cả suy lường.

Năng giác sở giác nhất thời đoạn sạch...nơi tâm rỗng lặng gần kề Bát nhã; nơi cảnh Không tịnh thình lình siêu việt lý luận...ngộ được Tâm chân thường, vô ngã thực tướng là ngã chân thường bất sinh.

Điều này, chẳng thể thuyết ! Nếu nói Như Lai có "thuyết pháp" là phỉ báng Phật vậy !

Kính mong các bậc cao minh xem xét cho kĩ !


Đỏ: Đây chính là Chân ngã của Ấn độ giáo (Brahman) :D

Phật giáo cho rằng vạn pháp đều vô ngã, còn Ấn giáo thì cho rằng mọi thứ vô ngã nhưng có một pháp đặc biệt là có tự ngã và nó chính là nguyên nhân sinh khởi ra vạn pháp.
 

doccoden

Well-Known Member
Thành viên BQT
Reputation: 100%
Tham gia
10/7/16
Bài viết
679
Điểm tương tác
414
Điểm
63
Chính vì hiểu không đúng những khái niệm căn bản nên các phật tử mỗi người tự hiểu theo mỗi cách khác nhau, từ đó suy diễn theo ý mình. Đến khi tranh luận thì cứ tưởng người kia cũng hiểu giống mình, dẫn đến cảnh 'ông nói gà bà nói vịt' thật là mất công sức và thì giờ. Ví dụ như VNBN :D
 

vienquang6

Ban Cố Vấn Chủ Đạo Diễn Đàn - Quyền Admin
Thành viên BQT
ĐÃ TIẾN CÚNG
Reputation: 100%
Tham gia
6/2/07
Bài viết
3,869
Điểm tương tác
920
Điểm
113
Chính vì hiểu không đúng những khái niệm căn bản nên các phật tử mỗi người tự hiểu theo mỗi cách khác nhau, từ đó suy diễn theo ý mình. Đến khi tranh luận thì cứ tưởng người kia cũng hiểu giống mình, dẫn đến cảnh 'ông nói gà bà nói vịt' thật là mất công sức và thì giờ. Ví dụ như VNBN :D

Xin cảm ơn ngài doccoden đã tham gia thảo luận và góp ý. VQ xin tiếp thu.

Rất mong được ngài thường tham gia hầu làm cho sáng tỏ giáo nghĩa Phật đà và bổ sung kiến thức Ấn Giáo để so sánh.

Kính
 

doccoden

Well-Known Member
Thành viên BQT
Reputation: 100%
Tham gia
10/7/16
Bài viết
679
Điểm tương tác
414
Điểm
63
Xin cảm ơn ngài doccoden đã tham gia thảo luận và góp ý. VQ xin tiếp thu.

Rất mong được ngài thường tham gia hầu làm cho sáng tỏ giáo nghĩa Phật đà và bổ sung kiến thức Ấn Giáo để so sánh.

Kính


Xin cảm ơn ngài đã lắng nghe.


Ồ, những gì tôi muốn nói thì đã nói hết rồi, chẳng qua là nói lại thôi :D

Ấn giáo tuy rất giống với Phật giáo, nhưng cũng như các ngoại đạo khác, là dựa trên nền tảng về BẢN NGÃ. Phật giáo khác hẳn mọi đạo giáo khác, là dựa trên nền tảng VÔ NGÃ.

Giải thích hay định nghĩa về NGÃ và VÔ NGÃ có thể tranh cãi mất thì giờ, nên để cho ai nấy đều chấp nhận, hãy nói về Duyên khởi với nguyên lý căn bản "cái này có do cái kia có". Bởi vì không có pháp nào là tự có nên Phật giáo mới bác bỏ nguyên nhân đầu tiên (cái gì làm nguyên nhân đầu tiên thì ắt phải tự có)

Chính vì quên mất những điều Phật dạy là các pháp đều vô thường, luôn theo quy trình 'thành trụ hoại diệt', các pháp đều nương theo pháp khác mà thành, nên các phật tử khi đọc kinh có nói 'thường hằng bất biến, vô sinh bất diệt...' lại lầm tưởng có pháp hằng hữu, vô sinh bất diệt :D

Phật đã tuyên thuyết vô ngã, nhưng người đời cứ bám chấp và tin rằng có tự ngã (chấp ngã) nên cứ thắc mắc những câu hỏi như "Phật sau khi chết là còn hay mất?" :D
 

vienquang6

Ban Cố Vấn Chủ Đạo Diễn Đàn - Quyền Admin
Thành viên BQT
ĐÃ TIẾN CÚNG
Reputation: 100%
Tham gia
6/2/07
Bài viết
3,869
Điểm tương tác
920
Điểm
113
Xin cảm ơn ngài đã lắng nghe.


Ồ, những gì tôi muốn nói thì đã nói hết rồi, chẳng qua là nói lại thôi :D

Ấn giáo tuy rất giống với Phật giáo, nhưng cũng như các ngoại đạo khác, là dựa trên nền tảng về BẢN NGÃ. Phật giáo khác hẳn mọi đạo giáo khác, là dựa trên nền tảng VÔ NGÃ.

Giải thích hay định nghĩa về NGÃ và VÔ NGÃ có thể tranh cãi mất thì giờ, nên để cho ai nấy đều chấp nhận, hãy nói về Duyên khởi với nguyên lý căn bản "cái này có do cái kia có". Bởi vì không có pháp nào là tự có nên Phật giáo mới bác bỏ nguyên nhân đầu tiên (cái gì làm nguyên nhân đầu tiên thì ắt phải tự có)

Chính vì quên mất những điều Phật dạy là các pháp đều vô thường, luôn theo quy trình 'thành trụ hoại diệt', các pháp đều nương theo pháp khác mà thành, nên các phật tử khi đọc kinh có nói 'thường hằng bất biến, vô sinh bất diệt...' lại lầm tưởng có pháp hằng hữu, vô sinh bất diệt :D

Phật đã tuyên thuyết vô ngã, nhưng người đời cứ bám chấp và tin rằng có tự ngã (chấp ngã) nên cứ thắc mắc những câu hỏi như "Phật sau khi chết là còn hay mất?" :D

Kính xin ngài nói tiếp, khi đã xong; tiếp theo đó VQ sẽ trình bày quan điểm của mình.

Mô Phật.
 

doccoden

Well-Known Member
Thành viên BQT
Reputation: 100%
Tham gia
10/7/16
Bài viết
679
Điểm tương tác
414
Điểm
63
Kính xin ngài nói tiếp, khi đã xong; Kế tiếp VQ sẽ trình bày quan điểm của mình.

Mô Phật.


Ồ, tôi chỉ vào đây để thỉnh cầu ngài hãy giảng giải sao cho những người không thông hiểu từ Hán Việt có thể hiểu được phật pháp, sau đó tôi đã đơn cử một trường hợp hiểu sai do bị mất căn bản.

Chỉ vậy thôi, kính mời ngài cứ thuyết giảng tiếp đi ạ.
 

vienquang6

Ban Cố Vấn Chủ Đạo Diễn Đàn - Quyền Admin
Thành viên BQT
ĐÃ TIẾN CÚNG
Reputation: 100%
Tham gia
6/2/07
Bài viết
3,869
Điểm tương tác
920
Điểm
113
* Dùng Trí mà quán, không nên dùng Thức mà quán. - (Trí Quán & Thức quán)-Chơn Trí mà quán Chơn Như lý.

Mô Phật. Bạn Hiếu có quan niệm rất hay. Chúng ta nên dùng TRÍ, không nên dùng THỨC mà quán chiếu Chơn Như Lý.

+ Thế nào là dùng Ý Thức mà quán ?

- Trường hợp ở đây. Như khi ngài doccoden nói về Vô Ngã, khi ấy Ý thức ta thu nhận âm thanh "Vô ngã" rồi khởi suy luận: Vô ngã là không có ngã, là do 5 uẩn hòa hợp mà thấy có, như vậy Ngã này là do duyên sanh nên thật chất là Vô Ngã v.v... (đại khái là như vậy).

* Đây là dùng Ý Thức mà quán ! Gọi là Thức vì những suy luận này là sản phẩm vay mượn nơi kinh điển, mà chưa được tiêu hóa, chưa phải là máu thịt của ta !

+ Thế nào là dùng Trí mà quán ?

- Trường hợp ở đây. Cái " đề mục Vô Ngã" phải được chúng ta treo trên đầu mày, đi cũng mang nó theo, nằm cũng mang nó theo, ngũ nữa đêm đột nhiên thức dậy vẫn thấy nó còn rọ rạy chưa yên. cứ như vậy từ một ngày, 2 ngày, 3 ngày v.v... từ 1 tháng, 2 tháng, 3 tháng v.v... từ một năm, 2 năm, 3 năm v.v... Cho đến một lúc nào đó bổng Ồ lên.- Thì ra là vậy.- Lúc đó,- Nói như ngài Mùa thu lá rụng: Hãy nói cái của mình, đừng nói lời vay mượn.

* Đây là dùng Chơn Trí mà quán Chơn Như lý.

Vâng. Sau đây VQ xin dùng "máu thịt" của mình mà hầu chuyện với các Bạn vấn đề Vô Ngã, mà Thiện Tri Thức doccoden đã gợi ý ở trên.- Nghĩa là chúng ta phải sâu lắng tâm tư, phải nghe bằng cả 8 vạn 4 ngàn lỗ chân lông, nghĩa là nên toàn tâm toàn ý và phải có thời gian samatha, sama bát đề, Thiền Na để "chuyển thức thành Trí ". Thì mới có cơ hội đồng cảm được (!)
 
Sửa lần cuối:

vienquang6

Ban Cố Vấn Chủ Đạo Diễn Đàn - Quyền Admin
Thành viên BQT
ĐÃ TIẾN CÚNG
Reputation: 100%
Tham gia
6/2/07
Bài viết
3,869
Điểm tương tác
920
Điểm
113
* Ngã - Vô Ngã không hai (bất nhị).

a/. Khái niệm - NGÃ (của thường kiến ngoại đạo).

+ Trong một số trường phái Triết học cổ đại Ấn Độ.- NGÃ được cho là nguyên nhân đầu tiên sản sinh ra con người và vạn vật, cái đó được gọi là Đại Ngã (Brahman).

Đại ngã này sinh ra con người là Tiểu Ngã. Tiểu ngã là "Linh hồn bất diệt", nó di vào mỗi con người như con chim ra vào cái lồng (tái sanh sau khi chết).

Theo Viki giải thích:

Brahman (chủ cách brahma ब्रह्म) hay Đại ngã là một khái niệm về một thánh thần tối thượng của Ấn Độ giáo. Brahman là hiện thực siêu việt không thay đổi, vô hạn, có ở khắp mọi nơi và là nền tảng linh thiêng cho tất cả vật chất, năng lượng, thời gian, không gian, các thể sống, và tất cả những gì vượt khỏi vũ trụ này. Bản chất của Brahman được miêu tả là mang tính cá nhân siêu việt (transpersonal), mang tính cá nhân (personal) và không mang tính cá nhân (monist,impersonal) bởi các trường phái triết học khác nhau. Trong Rig Veda, Brahman đã tạo ra thể sống nguyên thủy Hiranyagarbha được xem là tương đương với vị thần sáng tạo ra thế giới Brahmā.

Cho rằng - Có đáng Tạo hóa (Trời hoặc thượng Đế), Có một cái Linh Hồn mãi mãi trường tồn, lấy nó để "đầu thai" kiếp sau.- Đó là Thường Kiến Ngoại Đạo, đó là các Tôn giáo Hữu Ngã. Đó không phải là Giáo lý Đạo Phật. (cái này ta không bàn đến).


16133869442_2f6878fa84_b.jpg
 

Bình Đẳng Giác

Active Member
Thành viên BQT
Reputation: 79%
Tham gia
4/10/15
Bài viết
522
Điểm tương tác
221
Điểm
43
* Ngã - Vô Ngã không hai (bất nhị).

a/. Khái niệm - NGÃ (của ngoại đạo).

+ Trong một số trường phái Triết học cổ đại Ấn Độ.- NGÃ được cho là nguyên nhân đầu tiên sản sinh ra con người và vạn vật, cái đó được gọi là Đại Ngã (Brahman).

Đại ngã này sinh ra con người là Tiểu Ngã. Tiểu ngã là "Linh hồn bất diệt", nó di vào mỗi con người như con chim ra vào cái lồng (tái sanh sau khi chết).

Theo Viki giải thích:



Cho rằng - Có đáng Tạo hóa (Trời hoặc thượng Đế), Có một cái Linh Hồn mãi mãi trường tồn, lấy nó để "đầu thai" kiếp sau.- Đó là Thường Kiến Ngoại Đạo, đó là các Tôn giáo Hữu Ngã. Đó không phải là Giáo lý Đạo Phật. (cái này ta không bàn đến).


16133869442_2f6878fa84_b.jpg

thưa thầy.thầy có thể nói cho con nghĩa trung đạo của pháp đối. hữu ngã đối vô ngã được không ạ
 

trừng hải

Well-Known Member
Thành viên BQT
Reputation: 100%
Tham gia
30/7/13
Bài viết
1,332
Điểm tương tác
960
Điểm
113
Cung Kính Thành Tâm Lắng Nghe Lời "Máu Thịt". Nam Mô Bổn Sư Thích Ca Mâu Ni Phật

trừng hải
 

trừng hải

Well-Known Member
Thành viên BQT
Reputation: 100%
Tham gia
30/7/13
Bài viết
1,332
Điểm tương tác
960
Điểm
113
thưa thầy.thầy có thể nói cho con nghĩa trung đạo của pháp đối. hữu ngã đối vô ngã được không ạ

Hữu vốn là Huyễn tức Không (Vô thường, Khổ, Không) chớ không phải là Vô ngã.

Hãy tập trung vào lời "máu thịt" của thầy Viên Quang chớ đừng đưa "tư ý" của mình vào, nên chăng?
Nam Mô Bổn Sư Thích Ca Mâu Ni Phật

trừng hải
 

doccoden

Well-Known Member
Thành viên BQT
Reputation: 100%
Tham gia
10/7/16
Bài viết
679
Điểm tương tác
414
Điểm
63
* Ngã - Vô Ngã không hai (bất nhị).

a/. Khái niệm - NGÃ (của thường kiến ngoại đạo).

+ Trong một số trường phái Triết học cổ đại Ấn Độ.- NGÃ được cho là nguyên nhân đầu tiên sản sinh ra con người và vạn vật, cái đó được gọi là Đại Ngã (Brahman).

Đại ngã này sinh ra con người là Tiểu Ngã. Tiểu ngã là "Linh hồn bất diệt", nó di vào mỗi con người như con chim ra vào cái lồng (tái sanh sau khi chết).

Theo Viki giải thích:



Cho rằng - Có đáng Tạo hóa (Trời hoặc thượng Đế), Có một cái Linh Hồn mãi mãi trường tồn, lấy nó để "đầu thai" kiếp sau.- Đó là Thường Kiến Ngoại Đạo, đó là các Tôn giáo Hữu Ngã. Đó không phải là Giáo lý Đạo Phật. (cái này ta không bàn đến).


16133869442_2f6878fa84_b.jpg


Tôi xin bổ sung thêm một ví dụ để mọi người hiểu rõ hơn quan điểm về thế giới quan của Ấn độ giáo: đó là giấc mơ, người nằm mơ chính là Đại ngã, người giả ảo trong giấc mơ là Tiểu ngã, còn giấc mơ chính là vũ trụ này.

Theo Ấn giáo thì thế gian là giả ảo, không có thật (maya), nó do Đại ngã (Brahman) mơ mộng mà ra. Đại ngã là linh hồn của vũ trụ. Vì muốn tìm biết xem ngoài nó ra còn có cái gì khác tồn tại nữa hay không, nó bị mê mờ rồi tự phân ra thành chủ thể và đối tượng, giống như khi chúng ta nằm ngủ và mơ mộng, tạo ra giấc mơ nên thấy có mình có người và thế giới cảnh vật. Đến khi tỉnh giấc thì mọi thứ đều tan biến, chỉ có Đại ngã là thực thể tồn tại duy nhất, thường hằng bất diệt.
 

trừng hải

Well-Known Member
Thành viên BQT
Reputation: 100%
Tham gia
30/7/13
Bài viết
1,332
Điểm tương tác
960
Điểm
113
Tôi xin bổ sung thêm một ví dụ để mọi người hiểu rõ hơn quan điểm về thế giới quan của Ấn độ giáo: đó là giấc mơ, người nằm mơ chính là Đại ngã, người giả ảo trong giấc mơ là Tiểu ngã, còn giấc mơ chính là vũ trụ này.

Theo Ấn giáo thì thế gian là giả ảo, không có thật (maya), nó do Đại ngã (Brahman) mơ mộng mà ra. Đại ngã là linh hồn của vũ trụ. Vì muốn tìm biết xem ngoài nó ra còn có cái gì khác tồn tại nữa hay không, nó bị mê mờ rồi tự phân ra thành chủ thể và đối tượng, giống như khi chúng ta nằm ngủ và mơ mộng, tạo ra giấc mơ nên thấy có mình có người và thế giới cảnh vật. Đến khi tỉnh giấc thì mọi thứ đều tan biến, chỉ có Đại ngã là thực thể tồn tại duy nhất, thường hằng bất diệt.

Nếu "đại ngã" tự phân thành chủ thể và đối tượng thì có nó "chức năng" tương tự ý thức! Giáo pháp của Ấn độ giáo mà có khái niệm thô sơ vậy sao???!!!

Trừng hải
 

doccoden

Well-Known Member
Thành viên BQT
Reputation: 100%
Tham gia
10/7/16
Bài viết
679
Điểm tương tác
414
Điểm
63
Nếu "đại ngã" tự phân thành chủ thể và đối tượng thì có nó "chức năng" tương tự ý thức! Giáo pháp của Ấn độ giáo mà có khái niệm thô sơ vậy sao???!!!

Trừng hải

Thì Linh hồn cũng thuộc phạm trù Ý thức chứ đâu phải là Vật chất, nhưng nó siêu việt hơn nhiều :D

Nhân tiện nói thêm về ví dụ nổi tiếng 'bóng người trong hang động' của Platon. Theo triết gia này thì thế gian chỉ là những hình bóng phản chiếu của một thực thể tối cao là Ý niệm, có đặc tính chân thiện mỹ. Ví dụ như đám người ngồi trong hang đá, chỉ nhìn thấy bóng dáng của đoàn người đi bên ngoài chiếu vào hang động. Hiện nay khoa học có giả thiết cho rằng vũ trụ này là vũ trụ toàn ký, tức là vũ trụ thực chất chỉ là hình ảnh 3 chiều giả ảo của một thực thể 2 chiều. Nếu được chứng minh là đúng thì thuyết duy tâm khách quan của Platon lên ngôi vương :D

Sở dĩ tôi nói thêm là để cho nhiều người khỏi lầm lẫn giữa duy tâm khách quan và chủ quan. Ấn giáo và Phật giáo thuộc về Duy tâm chủ quan.


Xin lỗi đã làm gián đoạn khi xen vào những bài giảng của ngài Vienquang6, chẳng qua muốn làm rõ để tránh sự ngộ nhận thôi. Hy vọng tôi sẽ không táy máy vô nơi này nữa :D

Kính mời ngài hãy giảng giải tiếp đi ạ.
 

Tịch Nhiên

Well-Known Member
Thành viên BQT
ĐÃ TIẾN CÚNG
Reputation: 100%
Tham gia
12/1/17
Bài viết
901
Điểm tương tác
314
Điểm
63
Xin cảm ơn ngài đã lắng nghe.


Ồ, những gì tôi muốn nói thì đã nói hết rồi, chẳng qua là nói lại thôi :D

Ấn giáo tuy rất giống với Phật giáo, nhưng cũng như các ngoại đạo khác, là dựa trên nền tảng về BẢN NGÃ. Phật giáo khác hẳn mọi đạo giáo khác, là dựa trên nền tảng VÔ NGÃ.

Giải thích hay định nghĩa về NGÃ và VÔ NGÃ có thể tranh cãi mất thì giờ, nên để cho ai nấy đều chấp nhận, hãy nói về Duyên khởi với nguyên lý căn bản "cái này có do cái kia có". Bởi vì không có pháp nào là tự có nên Phật giáo mới bác bỏ nguyên nhân đầu tiên (cái gì làm nguyên nhân đầu tiên thì ắt phải tự có)

Chính vì quên mất những điều Phật dạy là các pháp đều vô thường, luôn theo quy trình 'thành trụ hoại diệt', các pháp đều nương theo pháp khác mà thành, nên các phật tử khi đọc kinh có nói 'thường hằng bất biến, vô sinh bất diệt...' lại lầm tưởng có pháp hằng hữu, vô sinh bất diệt :D

Phật đã tuyên thuyết vô ngã, nhưng người đời cứ bám chấp và tin rằng có tự ngã (chấp ngã) nên cứ thắc mắc những câu hỏi như "Phật sau khi chết là còn hay mất?" :D

Hí hí... đại ca nói chuyện buồn cười chết được :icon_irre2:

Phật giáo dựa trên nền tảng VÔ NGÃ thế nào đại ca lại không nói rỏ ra mà mặc nhiên cho cái quan điểm của ẤN GIÁO là sai lạc là sao?

Phật thuyết VÔ NGÃ là dạy thực hành pháp quán KHÔNG, VÔ THƯỜNG chứ không liên quan gì đến nền tảng của PHẬT GIÁO là VÔ NGÃ như lời đại ca nhá.

Nói cho đại ca biết " Nền Tảng Phật Giáo dựa trên TÂM TÁNH BẤT SINH" hay "Chân Tâm Thường trụ" tâm này tức là tất cả nên không phải của riêng cũng chả phải của chung nên không có chuyện chung hay riêng gì nhá!

Nói đến đây thôi, rảnh thì chém tiếp hê hê... :icon_irre2:
 

doccoden

Well-Known Member
Thành viên BQT
Reputation: 100%
Tham gia
10/7/16
Bài viết
679
Điểm tương tác
414
Điểm
63
Hí hí... đại ca nói chuyện buồn cười chết được :icon_irre2:

Phật giáo dựa trên nền tảng VÔ NGÃ thế nào đại ca lại không nói rỏ ra mà mặc nhiên cho cái quan điểm của ẤN GIÁO là sai lạc là sao?

Phật thuyết VÔ NGÃ là dạy thực hành pháp quán KHÔNG, VÔ THƯỜNG chứ không liên quan gì đến nền tảng của PHẬT GIÁO là VÔ NGÃ như lời đại ca nhá.

Nói cho đại ca biết " Nền Tảng Phật Giáo dựa trên TÂM TÁNH BẤT SINH" hay "Chân Tâm Thường trụ" tâm này tức là tất cả nên không phải của riêng cũng chả phải của chung nên không có chuyện chung hay riêng gì nhá!

Nói đến đây thôi, rảnh thì chém tiếp hê hê... :icon_irre2:


Xin lỗi ngài Vienquang6, tôi phải xen ngang nữa rồi. Đề nghị ai muốn thảo luận gì với doccoden hãy lập thớt mới nhé.


Đỏ: quán Không là gì vậy Tịch Nhiên? :D

Xanh: cứ theo câu chữ mà hiểu thì ngươi theo quan điểm của Ấn giáo cũng chẳng có gì lạ cả :D

Tím: vế sau đá vế trước :D Nếu ngươi cho rằng 'tâm này là tất cả' thì rõ ràng nó là của chung chứ sao lại cho là không phải? Phật giáo có câu "quay đầu nhìn lại thì thấy bến bờ" (Hồi đầu thị ngạn), thì ý ngươi là quay đầu nhìn lại sau lưng mình xem có ai đó hay không à? :D
 

Tịch Nhiên

Well-Known Member
Thành viên BQT
ĐÃ TIẾN CÚNG
Reputation: 100%
Tham gia
12/1/17
Bài viết
901
Điểm tương tác
314
Điểm
63
Xin lỗi ngài Vienquang6, tôi phải xen ngang nữa rồi. Đề nghị ai muốn thảo luận gì với doccoden hãy lập thớt mới nhé.


Đỏ: quán Không là gì vậy Tịch Nhiên? :D

Xanh: cứ theo câu chữ mà hiểu thì ngươi theo quan điểm của Ấn giáo cũng chẳng có lạ cả :D

Tím: vế sau đá vế trước :D Nếu ngươi cho rằng 'tâm này là tất cả' thì rõ ràng nó là của chung chứ sao lại cho là không phải? Phật giáo có câu "quay đầu nhìn lại thì thấy bến bờ", thì ý ngươi là quay đầu nhìn lại sau lưng mình xem có ai đó hay không à? :D

UI đại ca dớ dẫn quá! nói cả 1 bài còn không rõ ý phải giảng nghĩa từng đoạn thì làm sao thấy được cái chân nghĩa được hợp từng khúc ha ha....

Thứ 1 : Quán KHÔNG tức quán VÔ NGÃ của 1 sự vật hiện tượng được quán chiếu như tứ đại, 5 uẩn ....
thứ 2 : ĐẠi ca không phân biệt được Nền Tảng thực sự của Phật giáo nên chả lạ gì phát biểu khôi hài như vậy :D
Thứ 3 : Của chung theo lời đại ca ngươi nói là sao? tự ngộ nhận là riêng thì mới bàn đến chung. đại ca ngươi thật là mê lầm quá sức :eek:nion22:
 
GÓP PHẦN LAN TỎA GIÁ TRỊ ĐẠO PHẬT

Ủng hộ Diễn Đàn Phật Pháp không chỉ là đóng góp vào việc duy trì sự tồn tại của Diễn Đàn Phật Pháp Online mà còn giúp cho việc gìn giữ, phát huy, lưu truyền và lan tỏa những giá trị nhân văn, nhân bản cao đẹp của đạo Phật.

Mã QR Diễn Đàn Phật Pháp

Ngân hàng Vietcombank

DUONG THANH THAI

0541 000 1985 52

Nội dung: Tên tài khoản tại diễn đàn - Donate DDPP (Ví dụ: thaidt - Donate DDPP)

Top