BĐH hợp nhất chủ đề
ài dà bác vào nhắc nhở cháu ko lên làm phiền thầy ViênQuang nói những lời những lời máu thịt vậy mà.... bác cũng rơi vào cái huyễn đó sao
Hì hì, đạo hữu tự xưng là rác này cũng ăn miếng trả miếng nhỉ.
Trừng Hải
Hì hì, đạo hữu tự xưng là rác này cũng ăn miếng trả miếng nhỉ.
Trừng Hải
Vâng đúng là ăn miếng chả miếng. Ngày xưa khi cháu mới vào diễn đàn đọc những bài bác viết cháu thấy rất thích, lúc đó cháu nghĩ bác là người Phật pháp uyên thâm nhất cái diễn đàn này, nhờ bác chỉ điểm cháu cũng học được rất nhiều điều. Sau này khi cháu tiếp xúc với Phật pháp nhiều hơn đối với bác cháu lại xuất hiện chữ Nghi " nghi cái gì thì cháu cũng chẳng rõ" nhưng mà bác đã thành khúc mắc trong lòng cháu. Hì ko nói ra cháu thấy nặng ở trong lòng bác hoan hỷ bỏ qua cho cháu nhé. Cháu thấy bác học rộng hiểu nhiều nhưng mà vẫn thiếu cái gì đó
* Vào Pháp Môn Không Hai.
Đến đây VQ xin trả lời ngài doccoden.
* Chơn Không Diệu Hữu (nói ở trên) là Chơn NGÃ đó.- Vì nó thường hằng bất biến.
* THƯỜNG, LẠC, NGÃ, TỊNH là Chơn NGÃ đó.- Vì nó thường hằng bất biến.
* Tất cả pháp Bất Nhị là Chơn NGÃ đó.- Vì nó thường hằng bất biến.
VQ xin trả lời Bác Trừng Hải.
* Vô Ngã là da, lông. THƯỜNG, LẠC, NGÃ, TỊNH là Bất Nhị, là Chơn NGÃ, là máu thịt đó.
Vì các pháp bất nhị, nên không thể bỏ cái này mà được cái kia ,vì cái này có do cái kia có, cái này không thì cái kia không.
Phiền não tức Bồ Đề.
Chơn thường nơi huyễn mộng,
Tịnh Độ chính Ta Bà,
Ngã ẩn trong Vô ngã.
Cấu - Tịnh vốn không hai,
Niết Bàn trong sanh tử.
Vô minh là Phật Tánh,
Chúng sanh vốn là Phật.
An trú được như vậy,
Vào Vô Sanh pháp nhẫn.
Nhờ quán chiếu Tánh Không.
Thấy được "Tánh Không hai”.
Kính
Đứng trên phương diện lý luận thì có thể nói:
_ Vô Ngã là không có cá Ngã (Chư Pháp Vô Ngã) nên thấy có Ngã là nhận thức sai lầm tức Vọng Tưởng
_ Do bởi Ngã không hiện hữu (Kinh Vô Ngã tướng) nên việc kiến lập Vô Ngã là lông rùa sừng thỏ tức Tà Kiến.
Cho nên mọi lý luận về Vô Ngã thảy đều là phù phiếm, vô bổ, vô dụng, vô ý nghĩa.
Vậy thế nào gọi là phụng hành Y Chánh Pháp theo Giáo Pháp Vô Ngã? Đó chính là việc tự thân quán sát tư tưởng "Tôi tư tưởng nghĩa là tôi (ngã) hiện hữu" khi đang công phu điều ngự lục quan năng bằng Tam Quy, Ngũ Giới, Thập Thiện hành mà Tự Tri không hề có một cái TÔI (NGÃ) đứng đằng sau tư tưởng (Pháp Thiền Na "Không ai là tôi đâu mà")
Vậy ai là sẽ người chỉ bày công phu Thiền Na Y Phật Ý: hãy tự khiết bạch thân tâm tự nguyện tự thoát vòng mê tâm bằng công phu Tam Quy, Ngũ Giới, Thập thiện hành mà phát nguyện gặp minh sư (đời này đời sau và đời sau nữa) và khi mùa xuân đến thì hoa sẽ nở.
Trăm năm một bước rồi thôi
Tu là cội phúc, tình là giây oan
Kính, trừng hải
Thí dụ như một người ngất xỉu, hoặc một người ngủ mê, hoặc lúc chết 5 uẩn vừa ran rã, hỏi rằng cái gì chân thật nơi người ấy hay người ấy rỗng tếch không có gì cả?
Thí dụ như một người ngất xỉu, hoặc một người ngủ mê, hoặc lúc chết 5 uẩn vừa ran rã, hỏi rằng cái gì chân thật nơi người ấy hay người ấy rỗng tếch không có gì cả?
Ngũ uẩn tan rã. Vậy về chân ko, mà nó tan rã nó cũng có thể tổ hợp lại.
Kính thưa ngài Vienquang6
Những gì ngài vừa giảng giải dựa trên một sự lầm lẫn tai hại, do đó kéo theo những gì ngài đã nói đều sai hết. Ngài đã lầm lẫn khi cho rằng SẮC = NGÃ, KHÔNG = VÔ NGÃ
* 3 tầng bậc Sắc - Không .
Trong giáo lý Bán tự giáo (chưa liễu nghĩa), thì Ngã (ở đây chỉ cho sắc) và Vô Ngã ((ở đây chỉ cho Không) có sự khác biệt.
Trong hệ giáo lý Mãn tự Giáo (Liễu nghĩa) thì Ngã ( sắc) và Vô Ngã ( Không) là không khác nhau.
Kính đề nghị ngài hãy trích dẫn kinh nào nói rằng SẮC = NGÃ, KHÔNG = VÔ NGÃ???
Tiếp theo ngài lại lầm lẫn còn tai hại hơn nữa khi cho rằng SẮC = CÓ, KHÔNG = KHÔNG CÓ
* 3 tầng bậc Sắc - Không .
1. Sắc Không Đối Đải. - Là đối với Phàm phu vô trí chỉ thấy Sắc (có) đối với Không (không có).-
Đút kết từ 2 sai lầm trên, ngài đã cho rằng
_ SẮC = NGÃ = CÓ
_ KHÔNG = VÔ NGÃ = KHÔNG CÓ
Vì kinh nói SẮC = KHÔNG cho nên:
NGÃ = VÔ NGÃ = CÓ = KHÔNG CÓ
:icon_megagrin:
......
Trước khi chỉ ra sự lầm lẫn ở trên, tôi xin nói trước rằng những gì tôi giải thích dưới đây không phải là dành riêng cho ngài, mà là dành cho mọi người, nhất là những người sơ cơ mới tìm hiểu phật học. Sờ dĩ tôi nói vậy vì có nhiều vấn đề rất cơ bản mọi người đều hiểu, và còn giải thích vài ngôn từ phật học hoặc Hán Việt, mà những thứ này thì tôi dốt đặt chứ không thông thạo như ngài Vienquang6, như bạn Trừng Hải...
Chắc ai cũng biết rõ 2 điều sau là đúng:
1/ Không có gì cái gì hiện hữu từ hư không (từ hư không xuất hiện).
2/ Cái gì đã hiện hữu thì không bao giờ biến mất thành hư vô, mà nó chuyển thành một cái gì khác.
Phật giáo khác với những tôn giáo khác là không dựa theo lòng tin mà là theo trí tuệ. Lý trí của con người phải nương theo sự thật làm chuẩn mực. Do đó Phật giáo được nhiều người tôn xưng là 'siêu khoa học' cũng là vì thế. Cho nên dù chân lý có cao siêu thế nào cũng phải nói lên sự thật có thể kiểm chứng được.
Hai điều trên là chân lý hiển nhiên, dựa vào sự thật mà ai cũng có thể kiểm chứng bằng cuộc sống thường ngày xung quanh mình. Nó có liên quan đến nhiều vấn đề trong phật học như THẬT - GIẢ, CÓ - KHÔNG CÓ, NGÃ - VÔ NGÃ, THƯỜNG - VÔ THƯỜNG...nên tôi nói trước như vậy, xem như là cái nền để sau này nếu giảng giải điều gì thì dựa vào nó mà nói đến những vấn đề liên quan.
CÓ - KHÔNG CÓ: Khi nói Có hoặc Không có thì phải hiểu rằng Có cái gì hoặc Không có cái gì thì mới có nghĩa, chứ nói 'Có' hoặc 'Không có' trống không thì chẳng có nghĩa gì cả (vô nghĩa). Chẳng hạn khi nhìn thấy một sự vật hiện tượng nào đó thì nói 'có một vật A', còn khi thấy vật A mất đi thì nói 'không có vật A'. Khi tranh cãi một thứ gì đó mà có người tin và không tin, chẳng hạn như Thượng đế, thì người này nói 'Có Thượng đế' còn người kia nói 'Không có Thượng đế'.
Như vậy có thể thấy rõ rằng 2 quan điểm 'Có Thượng đế' và 'Không có Thượng đế' là trái ngược nhau nên không thể nói 'Có Thượng đế' là đồng nghĩa với khi nói 'Không có Thượng đế'.
Nếu thay từ 'Thượng đế' bằng bất kỳ sự vật hiện tượng nào thì sự thể cũng y như vậy, cho nên không thể nói rằng CÓ = KHÔNG CÓ. Đây là sự thật hiển nhiên rồi.
NGÃ - VÔ NGÃ: Ở đây tôi không bàn đến nghĩa của từ NGÃ, không cần suy xét xem nó có nghĩa là gì, vì không cần thiết, mà chúng ta chỉ cần tạm cho nó là một sự vật A nào đó. Như vậy thì từ vấn đề CÓ - KHÔNG CÓ ở trên đã nói, chúng ta sẽ hiểu NGÃ - VÔ NGÃ thành ra là CÓ A - KHÔNG CÓ A.
Như vậy thì thấy rõ hai quan điểm đó là trái ngược nhau nên không thể là như nhau được. 'Có bản ngã' thì trái ngược với 'Không có bản ngã', cũng giống như nói 'Có Thượng đế' với 'Không có Thượng đế' vậy.
Tóm lại:
giống như không thể nói CÓ = KHÔNG CÓ, cũng không thể nói NGÃ = VÔ NGÃ
SẮC - KHÔNG: Sắc ở đây theo nghĩa hẹp là Sắc uẩn, tức là phần thân xác của con người, theo nghĩa rộng thì nó bao hàm vạn vật xung quanh ta, như vậy Sắc tức là ám chỉ đến mọi sự vật hiện tượng trong thế giới này. Còn Không ở đây có nghĩa là Không có tự tánh (không có tự ngã, không có bản ngã). Do đó câu nói 'Sắc tức là Không' cũng giống như nói 'Các pháp đều không có tự tánh' (vạn pháp vô ngã) Vì không có tự tánh nên các pháp duyên hợp sinh thành vạn pháp, cho nên kinh mới nói 'sắc tức là không, mà không cũng tức là sắc'
Như vậy, KHÔNG trong kinh trên có nghĩa là TÁNH KHÔNG (không có tự tánh) chứ không phải là KHÔNG CÓ GÌ CẢ (hư không, hư vô). Phật học có dùng từ Ngoan không, Không ngơ để nói đến Hư không, nhằm phân biệt với Tánh không.
Do đó đừng nên lầm lẫn rằng SẮC là CÓ, còn KHÔNG là KHÔNG CÓ, từ đó cho rằng CÓ tức là KHÔNG CÓ thì buồn cười lắm. Có tôi, có các bạn, có những cảnh vật xung quanh mình, sao lại nói là không có cho được. Còn khi chúng ta suy xét xem những gì đang hiện hữu là có thật hay là không có thật (giả ảo) thì lại là vấn đề khác, ở đây chưa bàn đến.
Hy vọng rằng mọi người không còn những lầm lẫn 'chết người' như đã nói trên.
Thí dụ như một người ngất xỉu, hoặc một người ngủ mê, hoặc lúc chết 5 uẩn vừa ran rã, hỏi rằng cái gì chân thật nơi người ấy hay người ấy rỗng tếch không có gì cả?
Hãy đọc kinh Vô ngã tướng
Đứng trên phương diện lý luận thì có thể nói:
_ Vô Ngã là không có cá Ngã (Chư Pháp Vô Ngã) nên thấy có Ngã là nhận thức sai lầm tức Vọng Tưởng
_ Do bởi Ngã không hiện hữu (Kinh Vô Ngã tướng) nên việc kiến lập Vô Ngã là lông rùa sừng thỏ tức Tà Kiến.
Cho nên mọi lý luận về Vô Ngã thảy đều là phù phiếm, vô bổ, vô dụng, vô ý nghĩa.
Vậy thế nào gọi là phụng hành Y Chánh Pháp theo Giáo Pháp Vô Ngã? Đó chính là việc tự thân quán sát tư tưởng "Tôi tư tưởng nghĩa là tôi (ngã) hiện hữu" khi đang công phu điều ngự lục quan năng bằng Tam Quy, Ngũ Giới, Thập Thiện hành mà Tự Tri không hề có một cái TÔI (NGÃ) đứng đằng sau tư tưởng (Pháp Thiền Na "Không ai là tôi đâu mà")
Vậy ai là sẽ người chỉ bày công phu Thiền Na Y Phật Ý: hãy tự khiết bạch thân tâm tự nguyện tự thoát vòng mê tâm bằng công phu Tam Quy, Ngũ Giới, Thập thiện hành mà phát nguyện gặp minh sư (đời này đời sau và đời sau nữa) và khi mùa xuân đến thì hoa sẽ nở.
Trăm năm một bước rồi thôi
Tu là cội phúc, tình là giây oan
Kính, trừng hải
Hmm...nếu theo ý bạn thì cũng có thể nói:
Do bởi Thượng đế và Linh hồn không hiện hữu nên quan điểm cho rằng 'không có Thượng đế và Linh hồn' là lông rùa sừng thỏ tức Tà Kiến
Nói vậy mà nghe được à? :icon_megagrin:
Do bởi Ngã không hiện hữu nên mới nói là Vô ngã, tức là không có Ngã, chứ kiến lập vô ngã cái gì!!
Có lẽ ngài doccoden vội vàng quá hoặc là cố ý bẻ đủa từng chiếc chăng ?
Từ “Sắc” trong đạo Phật dùng để chỉ vật chất và những gì có hình tướng màu sắc. Chữ “Không” được nhắc đến trong đạo Phật không phải là “Ngoan Không” như lông rùa sừng thỏ, cái mà không bao giờ xẩy ra. Chữ Không được nhắc đến nhiều trong đạo Phật chính là “Chơn Không Diệu Hữu”. Như vậy, sắc tức thị không là nói đến THẬT TƯỚNG của vạn pháp và đấy chính là VÔ TƯỚNG, cái tướng KHÔNG của vạn pháp.
Ở phần trên VQ đã nói 3 bậc Sắc Không:
1. Sắc Không Đối Đải. - Là đối với Phàm phu vô trí chỉ thấy Sắc (có) đối với Không (không có).- Đây là "cái thấy sai lầm" do ý thức vọng tưởng phân biệt theo Nhị Nguyên.
2. Sắc Không Bất Dị.- Là đối với người tu Quán Tánh không, thấy được Sắc và Không chẳng khác nhau. Vì Sắc do nhân duyên tụ - tán mà thành,thực Tướng là Không; mà Không cũng do nhân duyên tụ - tán mà thành, thực Tướng là Không.- Do bản chất chỉ có tụ - tán chớ không có Thật pháp, thực Tướng là Không. Nên Sắc chẳng khác Không ( Bất Dị) Sắc tức là Không.
3. Sắc Không Tuyệt Đãi. Là Tự Tánh Không, là Chơn Không, là Bất Nhị Pháp, là Nhất tướng, là Vô tướng, là Niết Bàn Tướng... nơi đây bặt ngôn ngữ bặc suy lường . Không phải do suy luận mà thấy Không.- Đây là chỗ Tuyệt Đối Không, là Chân Như.
Ở đó đã nói rõ: Sắc Không Đối Đải. - Là đối với Phàm phu vô trí chỉ thấy Sắc (có) đối với Không (không có).- Đây là "cái thấy sai lầm" do ý thức vọng tưởng phân biệt theo Nhị Nguyên.
Sao ngài lại lấy cái VQ cho là sai lầm (sắc không đối đãi) mà buộc cho VQ ?
Thực ra, hai khái niệm Sắc- Không và Có - Không từ xưa nay vẫn tùy trường hợp mà sử dụng. Như bài viết của Đại Sư Ấn Thuận sau:
Vào thời kỳ trước ngài Long Thọ, miền Nam Ấn Độ thuộc khu vực phát triển của Đại Chúng bộ, còn miền Bắc là vùng thịnh hành của Thượng Tọa bộ. Thượng Tọa bộ câu nệ bảo thủ, bị chỉ trích là Tiểu thừa. Đại Chúng bộ cởi mở và tiến bộ, dần dần phát triển thành Đại thừa. Nam-Bắc, Tiểu-Đại trở thành hai mũi đối lập. Nam chấp không, Bắc chấp hữu, mỗi phái xu hướng một bên. Bắc phương Phật giáo lúc bấy giờ đã hoàn thành bộ luận Đại Tỳ-bà-sa mang nội dung “ Cực đoan thật hữu”. Nam phương Phật giáo chú trọng lý tánh, cho nên xem nhẹ sự tướng của nhân quả Duyên khởi. Sự phát triển thiên lệch này, thật chẳng phải là điều may mắn cho Phật giáo.
thuvienhoasen.org
* Còn câu "Không là Không có" tuy chưa phải là ý trọng tâm mà VQ nói. Nhưng trong kinh Bát nhã cũng có nói: “Xá-lợi-phất! Tướng không của các pháp chẳng sinh, chẳng diệt, chẳng dơ, chẳng sạch, chẳng thêm, chẳng bớt. Cho nên trong “không”, không có sắc, không có thọ, tưởng, hành, thức”.
Đề nghị với ngài: Nếu thấy sai những điểm nào, ngài hãy lần lượt nêu chính xác từng điểm, Chúng ta sẽ giải quyết, Ngài đừng bầm nát, cắt khúc, vò viên lại như trên, thì chỉ thêm rối rắm !
Chắc ai cũng biết rõ 2 điều sau là đúng:
1/ Không có gì cái gì hiện hữu từ hư không (từ hư không xuất hiện).
2/ Cái gì đã hiện hữu thì không bao giờ biến mất thành hư vô, mà nó chuyển thành một cái gì khác.
Hy vọng rằng mọi người không còn những lầm lẫn 'chết người' như đã nói trên.
Hai điều này của ngài doccoden, có thể hoàn toàn đúng với ngài ! Nhưng không đúng với Giáo Lý Đại thừa Phật giáo.
Ngài có muốn VQ phân tích, dẫn chứng không ?
Kính.
Có lẽ ngài doccoden vội vàng quá hoặc là cố ý bẻ đủa từng chiếc chăng ?
Từ “Sắc” trong đạo Phật dùng để chỉ vật chất và những gì có hình tướng màu sắc. Chữ “Không” được nhắc đến trong đạo Phật không phải là “Ngoan Không” như lông rùa sừng thỏ, cái mà không bao giờ xẩy ra. Chữ Không được nhắc đến nhiều trong đạo Phật chính là “Chơn Không Diệu Hữu”. Như vậy, sắc tức thị không là nói đến THẬT TƯỚNG của vạn pháp và đấy chính là VÔ TƯỚNG, cái tướng KHÔNG của vạn pháp.
Ở phần trên VQ đã nói 3 bậc Sắc Không:
1. Sắc Không Đối Đải. - Là đối với Phàm phu vô trí chỉ thấy Sắc (có) đối với Không (không có).- Đây là "cái thấy sai lầm" do ý thức vọng tưởng phân biệt theo Nhị Nguyên.
2. Sắc Không Bất Dị.- Là đối với người tu Quán Tánh không, thấy được Sắc và Không chẳng khác nhau. Vì Sắc do nhân duyên tụ - tán mà thành,thực Tướng là Không; mà Không cũng do nhân duyên tụ - tán mà thành, thực Tướng là Không.- Do bản chất chỉ có tụ - tán chớ không có Thật pháp, thực Tướng là Không. Nên Sắc chẳng khác Không ( Bất Dị) Sắc tức là Không.
3. Sắc Không Tuyệt Đãi. Là Tự Tánh Không, là Chơn Không, là Bất Nhị Pháp, là Nhất tướng, là Vô tướng, là Niết Bàn Tướng... nơi đây bặt ngôn ngữ bặc suy lường . Không phải do suy luận mà thấy Không.- Đây là chỗ Tuyệt Đối Không, là Chân Như.
Ở đó đã nói rõ: Sắc Không Đối Đải. - Là đối với Phàm phu vô trí chỉ thấy Sắc (có) đối với Không (không có).- Đây là "cái thấy sai lầm" do ý thức vọng tưởng phân biệt theo Nhị Nguyên.
Sao ngài lại lấy cái VQ cho là sai lầm (sắc không đối đãi) mà buộc cho VQ ?
* Còn câu "Không là Không có" tuy chưa phải là ý trọng tâm mà VQ nói. Nhưng trong kinh Bát nhã cũng có nói: “Xá-lợi-phất! Tướng không của các pháp chẳng sinh, chẳng diệt, chẳng dơ, chẳng sạch, chẳng thêm, chẳng bớt. Cho nên trong “không”, không có sắc, không có thọ, tưởng, hành, thức”.
Đề nghị với ngài: Nếu thấy sai những điểm nào, ngài hãy lần lượt nêu chính xác từng điểm, Chúng ta sẽ giải quyết, Ngài đừng bầm nát, cắt khúc, vò viên lại như trên, thì chỉ thêm rối rắm !
Mến
Kính thưa ngài Vienquang6
Hãy cùng xem lại '3 bậc Sắc Không' mà ngài nói ở trên nhé:
1/ Ngài phủ nhận rằng mình không cho rằng 'Không' trong kinh có nghĩa là 'Không có', đúng không?
Thế nhưng ngài lại nói rằng:
đối với Phàm phu vô trí chỉ thấy Sắc (có) đối với Không (không có)
thì thành ra có 2 ý:
_ Ngài cho rằng
Không (không có) thì cũng có nghĩa rằng 'Không' trong kinh có nghĩa là 'Không có'
_ Mà Có và Không có là đối đãi nhau, ngài cho rằng phàm phu hiểu vậy là sai, nhưng nó đúng rồi chứ đâu có gì sai!
2/Khi ngài nói:
'Vì Sắc do nhân duyên tụ - tán mà thành,thực Tướng là Không; mà Không cũng do nhân duyên tụ - tán mà thành, thực Tướng là Không
thì rõ là đã có
2 cái Không khác nhau: 1 cái là Thực tướng Không, 1 cái là Không có. Cho nên ngài không thể đánh đồng cả 2 lại làm một, là như nhau. Cái câu 'Không cũng do nhân duyên tụ - tán mà thành' có nghĩa là Không có, chứ Thực tướng không thì đâu phải do nhân duyên tụ tán mà thành.
Nhưng vì ngài lập luận dựa trên sự giống nhau giữa Sắc và Không là 'do nhân duyên tụ - tán mà thành' nên cái Không đó không còn là Thực tướng Không mà là Không có. Rõ ràng qua câu nói đó ngài ám chỉ rằng Sắc là Có, còn Không là Không có.
3/ Bất nhị là vấn đề khác nên tôi xin phép không bàn đến ở đây. Có điều qua phần này tôi thấy ngài cũng hiểu sai về Bất nhị. Lẽ ra nên nói cho đầy đủ là 'Bất nhất bất nhị', tức là nó cũng không phải là 'cái một' như ngài tưởng, và Chân Như theo cách hiểu của ngài chả khác gì Chân Ngã của ngoại đạo.
Kính.
Hai điều này của ngài doccoden, có thể hoàn toàn đúng với ngài ! Nhưng không đúng với Giáo Lý Đại thừa Phật giáo.
Ngài có muốn VQ phân tích, dẫn chứng không ?
Kính.
Kính thưa ngài Vienquang6
Đúng là tôi có nói sai, tôi xin bổ sung thêm cụm từ 'có cấu trúc nội tại' để nói lại như sau:
1/ Không có gì cái gì có cấu trúc nội tại lại hiện hữu từ hư không (từ hư không xuất hiện).
2/ Cái gì có cấu trúc nội tại đã hiện hữu thì không bao giờ biến mất thành hư vô, mà nó chuyển thành một cái gì khác.
Nói khác đi, đó là những sự vật mà mọi người cho rằng 'có thật'. Giờ thì kính xin ngài hãy chỉ ra chỗ sai, tôi xin cảm ơn trước ạ.
Kính thưa ngài Vienquang6
Hãy cùng xem lại '3 bậc Sắc Không' mà ngài nói ở trên nhé:
1/ Ngài phủ nhận rằng mình không cho rằng 'Không' trong kinh có nghĩa là 'Không có', đúng không?
Thế nhưng ngài lại nói rằng:
đối với Phàm phu vô trí chỉ thấy Sắc (có) đối với Không (không có)
thì thành ra có 2 ý:
_ Ngài cho rằng Không (không có) thì cũng có nghĩa rằng 'Không' trong kinh có nghĩa là 'Không có'
_ Mà Có và Không có là đối đãi nhau, ngài cho rằng phàm phu hiểu vậy là sai, nhưng nó đúng rồi chứ đâu có gì sai!
2/Khi ngài nói:
'Vì Sắc do nhân duyên tụ - tán mà thành,thực Tướng là Không; mà Không cũng do nhân duyên tụ - tán mà thành, thực Tướng là Không
thì rõ là đã có 2 cái Không khác nhau: 1 cái là Thực tướng Không, 1 cái là Không có. Cho nên ngài không thể đánh đồng cả 2 lại làm một, là như nhau. Cái câu 'Không cũng do nhân duyên tụ - tán mà thành' có nghĩa là Không có, chứ Thực tướng không thì đâu phải do nhân duyên tụ tán mà thành.
Nhưng vì ngài lập luận dựa trên sự giống nhau giữa Sắc và Không là 'do nhân duyên tụ - tán mà thành' nên cái Không đó không còn là Thực tướng Không mà là Không có. Rõ ràng qua câu nói đó ngài ám chỉ rằng Sắc là Có, còn Không là Không có.
3/ Bất nhị là vấn đề khác nên tôi xin phép không bàn đến ở đây. Có điều qua phần này tôi thấy ngài cũng hiểu sai về Bất nhị. Lẽ ra nên nói cho đầy đủ là 'Bất nhất bất nhị', tức là nó cũng không phải là 'cái một' như ngài tưởng, và Chân Như theo cách hiểu của ngài chả khác gì Chân Ngã của ngoại đạo.
Kính.
Có lẽ "cảm nhận" về Ngã và Vô Ngã của ngài và VQ khác nhau !
Có thể ngài Đúng ? Có thể VQ đúng ?
Việc này hãy để kết quả tu tập, theo thời gian sẽ trả lời.
Để giữ một người Bạn tốt. VQ xin nhường Bạn một bước :love sick:
Mô Phật.
Kính thưa ngài Vienquang6
Đúng là tôi có nói sai, tôi xin bổ sung thêm cụm từ 'có cấu trúc nội tại' để nói lại như sau:
1/ Không có gì cái gì có cấu trúc nội tại lại hiện hữu từ hư không (từ hư không xuất hiện).
2/ Cái gì có cấu trúc nội tại đã hiện hữu thì không bao giờ biến mất thành hư vô, mà nó chuyển thành một cái gì khác.
Nói khác đi, đó là những sự vật mà mọi người cho rằng 'có thật'. Giờ thì kính xin ngài hãy chỉ ra chỗ sai, tôi xin cảm ơn trước ạ.
Kính thưa ngài:
2 điều đó trích từ kinh nào ?
Thảo luận có ích lợi gi ?
Nếu không phải từ Kinh Phật, hoặc không có ích lợi thì... cho qua luôn đi !
Mến.
* Còn câu "Không là Không có" tuy chưa phải là ý trọng tâm mà VQ nói. Nhưng trong kinh Bát nhã cũng có nói: “Xá-lợi-phất! Tướng không của các pháp chẳng sinh, chẳng diệt, chẳng dơ, chẳng sạch, chẳng thêm, chẳng bớt. Cho nên trong “không”, không có sắc, không có thọ, tưởng, hành, thức”.
Đề nghị với ngài: Nếu thấy sai những điểm nào, ngài hãy lần lượt nêu chính xác từng điểm, Chúng ta sẽ giải quyết, Ngài đừng bầm nát, cắt khúc, vò viên lại như trên, thì chỉ thêm rối rắm ![/SIZE]
Kính thưa ngài Vienquang6
Theo cách hiểu như ngài nói thì 'Không' là một thực thể gì đó tạm gọi là Tướng không đi nhé. Mà vì kinh nói 'trong “không”, không có sắc...' cho nên cái Tướng không này đâu phải là Sắc
Do đó ngài hiểu 'Không' theo nghĩa 'Không có' đã sai, với những gì tôi đã phân tích, mà hiểu theo nghĩa 'có cái tướng Không' cũng sai, vì như vậy Sắc và Không là khác nhau.
Kính.
Kính thưa ngài:
2 điều đó trích từ kinh nào ?
Thảo luận có ích lợi gi ?
Nếu không phải từ Kinh Phật, hoặc không có ích lợi thì... cho qua luôn đi !
Mến.
Dạ, bỏ qua cái này đi
Có lẽ "cảm nhận" về Ngã và Vô Ngã của ngài và VQ khác nhau !
Có thể ngài Đúng ? Có thể VQ đúng ?
Việc này hãy để kết quả tu tập, theo thời gian sẽ trả lời.
Để giữ một người Bạn tốt. VQ xin nhường Bạn một bước :love sick:
Mô Phật.
Kính thưa ngài Vienquang6
Những gì chúng ta vừa nói là để tránh khỏi bị lầm lẫn giữa SẮC - KHÔNG và CÓ - KHÔNG CÓ.
Còn NGÃ - VÔ NGÃ thì chưa thấy ngài nói tới. Tôi đã chỉ ra những lầm lẫn của ngài, nếu ngài thấy tôi nói sai thì kính xin hãy chỉ ra cho tôi được rõ và rất biết ơn ngài về điều đó. Chúng ta thảo luận với nhau để tìm ra cách hiểu đúng, từ bỏ cách hiểu sai, nhằm đem lại lợi ích trong việc tu tập.
Nếu ngài nghĩ rằng tôi có tính tranh luận hơn thua thì tôi xin phép không bàn luận thêm nữa.
Kính.
Kính thưa ngài Vienquang6
Theo cách hiểu như ngài nói thì 'Không' là một thực thể gì đó tạm gọi là Tướng không đi nhé. Mà vì kinh nói 'trong “không”, không có sắc...' cho nên cái Tướng không này đâu phải là Sắc
Do đó ngài hiểu 'Không' theo nghĩa 'Không có' đã sai, với những gì tôi đã phân tích, mà hiểu theo nghĩa 'có cái tướng Không' cũng sai, vì như vậy Sắc và Không là khác nhau.
Kính.
Kính thưa ngài.
VQ cả cuộc đời tìm học "Tánh Không" với nhiều vị Tôn Túc, mà còn hiểu "lem nhem" về Tánh Không !
Nay, nếu bằng vài lời mà muốn cho ngài "đồng bộ" thì VQ Vô năng ! Vì VQ cũng có những điều chưa thấu !
Ngài cứ từ từ tự tìm hiểu đi. (nhớ thường xuyên thảo luận là VQ vui rồi)
Mến.
Hihihih ...
Kính thầy Viên Quang và các bạn Đạo.
Ngộ không ngồi đọc các bài viết của các vị mà thấy hoa hết cả mắt,nhức hết cả đầu ... Quả là Đạo Phật không có Vô Ngã thì không còn là Đạo Phật.
Nhưng mà hình như các vị đang sa vào phần "biểu diễn kiến thức" nhiều hơn là bàn luận thì phải ... Tại sao cứ phải phức tạp vấn đề lên làm gì nhỉ ?
1+1 = 2 mà sao các vị cứ cố phải chứng minh 1+1 = n làm gì nhỉ ? ...
hihihih...
* Sắc và Không có rất nhiều nghĩa.
Kính Bạn Ngộ Không. Quả thật Đạo Phật không đơn giản. Ý nghĩa kinh không đơn giản. Sắc Không cũng vậy- không đơn giản...
"Sắc" - không chỉ có nghĩa là Vật chất, mà tùy trường hợp còn mang rất nhiều ý nghĩa khác.
Trong kinh gọi cảnh giới từ Sơ Thiền đến tứ Thiền là Sắc Giới. Như bài kinh sau đây:
......Đại Trí Độ Luận: Người tu hành trì giới thanh tịnh, được tâm an ổn vào thiền định. Khi tâm ly dục sanh hỷ lạc là vào được Sơ thiền. Khi ly được giác quán, được nội tâm thanh tịnh là vào được Nhị Thiền, nếu ly được cả hỷ, cả lạc, thì vào được Tam Thiền. Sau đó, nếu xả niệm thanh tịnh thì vào được Tứ Thiền.
.......Nếu xả Tứ Thiền, được diệu định, thì tâm sẽ được "vô đối sắc", nghĩa là thấy sắc mà vẫn biết sắc là giả, là hủy hoại. Bởi vậy nên tâm không còn bị 5 trần :Sắc, thinh, hương, vị và xúc ràng buộc, lại rõ biết 5 trần đều là hư vọng, là hủy hoại, nên vượt qua được "hữu đối sắc".
Nghĩa Không cũng vô lượng, phải khéo tự thiền quán, không thể dùng Ý thức mà suy lường được hết.
Vì vậy chúng ta mới Tầm Chân Thật Nghĩa
Mến
Vô Ngã há có thể thuyết ư ?
Nếu nói do duyên hợp mà thành tướng, nương tướng mà thành dụng, tùy dụng mà lập danh. Danh Tướng phát sinh rồi thì 4 tướng sanh trụ dị diệt, thành trụ hoại không...luân chuyển qua lại, lập danh là vô thường.
Vì giả tạm, nhân duyên hòa hợp nên nói không có chủ tể; sự sinh diệt chẳng có chủ; nên nói vô ngã.
Ấy là nương tướng cảnh chấp tâm của phàm phu mà thuyết cái sự vô ngã trên nền tảng duyên hợp.
Vô ngã tâm thì chẳng phải vậy !
Vì sao ?
Vì lìa tướng, lìa danh, lìa dụng, lìa lý...ngay thẳng nơi nguồn Ý mà bặt dứt tất cả suy lường.
Năng giác sở giác nhất thời đoạn sạch...nơi tâm rỗng lặng gần kề Bát nhã; nơi cảnh Không tịnh thình lình siêu việt lý luận...ngộ được Tâm chân thường, vô ngã thực tướng là ngã chân thường bất sinh.
Điều này, chẳng thể thuyết ! Nếu nói Như Lai có "thuyết pháp" là phỉ báng Phật vậy !
Kính mong các bậc cao minh xem xét cho kĩ !
Hihihi ...
Như Lai không có "thuyết pháp" nhưng Đức Phật thì có "nói" kinh Vô Ngã Tướng.
Hihihi ... Phật thuyết hay không thuyết chả quan trọng,quan trọng là ta có "nghe" được gì từ Ngài không ?
* Sắc và Không có rất nhiều nghĩa.
Kính Bạn Ngộ Không. Quả thật Đạo Phật không đơn giản. Ý nghĩa kinh không đơn giản. Sắc Không cũng vậy- không đơn giản...
"Sắc" - không chỉ có nghĩa là Vật chất, mà tùy trường hợp còn mang rất nhiều ý nghĩa khác.
Trong kinh gọi cảnh giới từ Sơ Thiền đến tứ Thiền là Sắc Giới. Như bài kinh sau đây:
Nghĩa Không cũng vô lượng, phải khéo tự thiền quán, không thể dùng Ý thức mà suy lường được hết.
Vì vậy chúng ta mới Tầm Chân Thật Nghĩa
Mến
Kính Thầy Viên Quang,
Ý của ngộ không là " 30 năm đầu thấy núi sông là núi sông ..."
Hihihih ... duyên đến duyên đi hay duyên ở lại là tùy theo giai đoạn...có lẽ ngộ không chưa đến giai đoạn để học những điều này.
Vâng đúng là ăn miếng chả miếng. Ngày xưa khi cháu mới vào diễn đàn đọc những bài bác viết cháu thấy rất thích, lúc đó cháu nghĩ bác là người Phật pháp uyên thâm nhất cái diễn đàn này, nhờ bác chỉ điểm cháu cũng học được rất nhiều điều. Sau này khi cháu tiếp xúc với Phật pháp nhiều hơn đối với bác cháu lại xuất hiện chữ Nghi " nghi cái gì thì cháu cũng chẳng rõ" nhưng mà bác đã thành khúc mắc trong lòng cháu. Hì ko nói ra cháu thấy nặng ở trong lòng bác hoan hỷ bỏ qua cho cháu nhé. Cháu thấy bác học rộng hiểu nhiều nhưng mà vẫn thiếu cái gì đó
Hề hề, thì nghi tâm là một trong năm triền cái trói tâm vào dòng sanh tử luân hồi vô chung mà cấu thành phàm phu hữu tình là sự thật hiển nhiên như "ngồi lâu thấm mệt" nên có gì đâu mà hoan hỉ hay không hoan hỉ nhỉ?
Có gì đâu nơi tên gọi
Dù gọi là gì hoa ấy cũng tàn phai
Trừng Hải
Hmm...nếu theo ý bạn thì cũng có thể nói:
Do bởi Thượng đế và Linh hồn không hiện hữu nên quan điểm cho rằng 'không có Thượng đế và Linh hồn' là lông rùa sừng thỏ tức Tà Kiến
Nói vậy mà nghe được à? :icon_megagrin:
Do bởi Ngã không hiện hữu nên mới nói là Vô ngã, tức là không có Ngã, chứ kiến lập vô ngã cái gì!!
Hề hề, tự gọi mình là người dốt tiếng Hán-Việt (tự biết mình dốt là tốt nhưng biết dốt để hóa giải sự dốt hay nếu chưa hóa giải được thì phải cẩn thận khi tiếp cận với từ Hán_Việt như hỏi lại người sử dụng hay tự tra cứu trước khi trao đổi chứ đừng nên nói xà bát bô lô ba la) thì tất nhiên không biết nghĩa của hai từ KIẾN LẬP là gì. Trừng Hải xin có vài lời làm rõ chỗ DỐT này (đây là bạn tự nhận chứ không phải Trừng mỗ gọi bạn dốt đâu à nha, hề hề):
_ Hai từ KIẾN LẬP này có nghĩa tự gọi, tự đặt tên (danh), tự hình dung (tướng) để suy luận ra tánh chất (tánh) nhằm cấu thành Pháp (vốn không hiện hữu được Trung quán tôn gọi là GIẢ hay Duy thức tôn gọi là HUYỄN) mà Kinh văn như Lăng Già Kinh gọi là "Phi hữu tướng kiến lập tướng, kiến, tánh, nhân".
_ Được sử dụng như câu "Tri kiến lập kiến tức vô minh bổn..."
Trừng Hải
Ngũ uẩn tan rã. Vậy về chân ko, mà nó tan rã nó cũng có thể tổ hợp lại.
Này anh bạn,
Lúc đó anh bạn là chân không?
Nếu là chân không thì tại sao "tổ hợp lại" và tái sanh?
Thường nghe nói Chân không diệu hữu nhưng cái chân không bạn đã nêu thì không diệu được mà lại đi tái sanh?
Bạn đừng ngại cứ biết gì nói đó.
Này anh bạn,
Lúc đó anh bạn là chân không?
Nếu là chân không thì tại sao "tổ hợp lại" và tái sanh?
Thường nghe nói Chân không diệu hữu nhưng cái chân không bạn đã nêu thì không diệu được mà lại đi tái sanh?
Bạn đừng ngại cứ biết gì nói đó.
LÃO TÔN ĐANG MUỐN NGHE CÁI CHÂN KHÔNG DIỆU HỮU CỦA CHƯ VỊ. NHÂT LÀ CÁI ÔNG BẤT NHÂT VÔ NHỊ ẤY. HOẶC GIẢ LÀ RICKIPHAM, BÌNH ĐẲNG GIÁC , NGỘ KHÔNG ,VÀ TẤT CẢ CÁC ÔNG KHÔNG TÊN ,KHÔNG TUỔI.
RIÊNG VỀ LÃO BẤT NHẤT THÌ CHO HỎI : "tổ hợp lại" và tái sanh, CÁI NÀY GỌI LÀ GÌ?( ĐÂY LÀ LỜI CỦA ÔNG )
cái dòng gửi bởi VO-NHAT-BAT-NHI to như mặt trời ông không thấy à
Kính Quý Thầy và Quý Đạo Hữu.
Xem các bài thảo luận của Quý vị. Đại phản có 4 điều thắc mắc.
Kính xin Quy Vị từ bi giải đáp:
1/. Rốt cuộc - Sắc và Không là một hay khác nhau ?
2/. Nếu con người là Tổ hợp 5 Ấm: Sắc, thọ, tưởng, hành, thức. Thì sau khi chứng Quả A la Hán và Thành Phật khi ấy không còn chấp 5 Ấm, gọi là "Vô ngã tức Niết Bàn". Xin hỏi trong cái "Vô Ngã Niết Bàn" ấy, được loại trừ 5 Ấm (tức là Ngã).- Thì cái gì Niết Bàn ? Cái gì thành Phật ?
3/. Rốt cuộc - Đạo Phật dạy NGÃ ? Hay VÔ NGÃ ?
4/. Bất Nhị là Gì ? Dùng từ - Vô Nhất Bất Nhị hay Bất Nhị là Chuẩn ?
Rất mong chờ các vị giải nghi dùm.
Xin xảm ơn.
kính quý thầy và quý đạo hữu.
Xem các bài thảo luận của quý vị. đại phản có 4 điều thắc mắc.
Kính xin quý vị từ bi giải đáp:
1/. Rốt cuộc - sắc và không là một hay khác nhau ?
2/. Nếu con người là tổ hợp 5 ấm: Sắc, thọ, tưởng, hành, thức. Thì sau khi chứng quả a la hán và thành phật khi ấy không còn chấp 5 ấm, gọi là "vô ngã tức niết bàn". Xin hỏi trong cái "vô ngã niết bàn" ấy, được loại trừ 5 ấm (tức là ngã).- thì cái gì niết bàn ? Cái gì thành phật ?
3/. Rốt cuộc - đạo phật dạy ngã ? Hay vô ngã ?
4/. Bất nhị là gì ? Dùng từ - vô nhất bất nhị hay bất nhị là chuẩn ?
Rất mong chờ các vị giải nghĩ dùm.
Xin xảm ơn.
ông này mang hoa sen màu vàng mà nói chỉ vậy.
Nếu đã là chứng a la hán , phật thì ngay cả mấy từ đó cũng không tồn tại mới được gọi là a la hán , phật. Vậy lấy mô ra niết bàn , 5 uẩn, vô ngã , có ngã....
ông chỉ cần làm theo lời phật - tổ đi. Mọi cái đã đâu vào đó rồi, chớ bày đặt
LÃO TÔN ĐANG MUỐN NGHE CÁI CHÂN KHÔNG DIỆU HỮU CỦA CHƯ VỊ. NHÂT LÀ CÁI ÔNG BẤT NHÂT VÔ NHỊ ẤY. HOẶC GIẢ LÀ RICKIPHAM, BÌNH ĐẲNG GIÁC , NGỘ KHÔNG ,VÀ TẤT CẢ CÁC ÔNG KHÔNG TÊN ,KHÔNG TUỔI.
RIÊNG VỀ LÃO BẤT NHẤT THÌ CHO HỎI : "tổ hợp lại" và tái sanh, CÁI NÀY GỌI LÀ GÌ?( ĐÂY LÀ LỜI CỦA ÔNG )
Bình Đẳng Giác nói "tổ hợp lại" hay cũng là tái sanh đó, chớ vnbn đâu có nói, làm ơn mở mắt ra cho rõ rồi hỏi. Xen vào vô duyên quá đi, để Bình Đẳng Giác trả lời, rảnh thì giặt đồ hay nấu cơm gì đi bạn.
Mà thôi vnbn cũng trả lời câu hỏi của bạn dành riêng cho vnbn: cũng chẳng gọi là gì cả, đã nói là tổ hợp, nhân duyên hội hợp, rồi ran rã thì đâu có gì cố định trong đó nà hỏi. Có một thứ không tên nhưng chẳng thể nói trong hay ngoài đó được, là bản lai của mỗi người.
Với cái tuyệt đối càng định hình thì càng xa vời.
1/. Rốt cuộc - Sắc và Không là một hay khác nhau ?
.
Kính Bạn Đại phản và các Bạn.
Sắc và Không là 2 phạm trù vừa đối lập vừa bổ sung cho nhau. Nên nó chẳng phải một mà chẳng phải khác nhau.
* Gọi là đối lập, vì theo ý thức của con người thì thấy ra Có đối nghịch với Không (có).
* Gọi là Bổ sung vì Có mới lập không, vì không mới lập có.
Người xưa thường dùng từ HỮU nghĩa là CÓ để có thể thay thế cho Từ SẮC.
Như bài kệ của Thiền Sư từ Đạo Hạnh đời Lý, như sau:
Tác hữu trần sa hữu,
Vi không nhất thiết không.
Hữu không như thủy nguyệt,
Vật trước hữu không không.
Dịch :
Có thì muôn sự có,
Không thì tất cả không.
Có, không trăng đáy nước,
Đừng mắc có cùng không.
Nếu nhìn rộng hơn, thì Từ "Sắc" hẹp nghĩa hơn từ "Có". Vì Sắc chỉ cho Vật chất. Còn từ Có thì chỉ cho mọi hiện hữu (kể cả phi vật chất).
Như câu kinh Bát nhã:
"Xá lợi tử. Sắc bất dị không, không bất dị sắc. Sắc tức thị không, không tức thị sắc. Thọ tưởng hành thức diệc phục như thị".
nghĩa:
"Này ông Xá Lợi Tử! Sắc chẳng khác không, không chẳng khác sắc; sắc tức là không, không tức là sắc, Thọ, tưởng, hành, thức cũng là như vậy."
* Ở đây Sắc, là Vật chất. không khác không (bất dị). Sắc tức là Không - không tức là Sắc.
* Mà: Thọ, tưởng, hành, thức cũng là như vậy.
Nghĩa là mọi hiện hữu 5 Ấm đại biểu cho các yếu tố cấu thành con người đều là Không (Các hiện hữu tức là Không).
Như vậy:
+ Trên mặt nhận thức, thì các hiện tượng của CÓ khác với KHÔNG.
+ Trên mặt quán chiếu, thì Bản thể của CÓ và KHÔNG là bất dị (không khác nhau), và chúng Tức là nhau (Bất Nhị)
Như câu kinh Bát Nhã đã nói ở trên.
Kính Quý Thầy và Quý Đạo Hữu.
Xem các bài thảo luận của Quý vị. Đại phản có 4 điều thắc mắc.
Kính xin Quy Vị từ bi giải đáp:
1/. Rốt cuộc - Sắc và Không là một hay khác nhau ?
2/. Nếu con người là Tổ hợp 5 Ấm: Sắc, thọ, tưởng, hành, thức. Thì sau khi chứng Quả A la Hán và Thành Phật khi ấy không còn chấp 5 Ấm, gọi là "Vô ngã tức Niết Bàn". Xin hỏi trong cái "Vô Ngã Niết Bàn" ấy, được loại trừ 5 Ấm (tức là Ngã).- Thì cái gì Niết Bàn ? Cái gì thành Phật ?
3/. Rốt cuộc - Đạo Phật dạy NGÃ ? Hay VÔ NGÃ ?
4/. Bất Nhị là Gì ? Dùng từ - Vô Nhất Bất Nhị hay Bất Nhị là Chuẩn ?
Rất mong chờ các vị giải nghi dùm.
Xin xảm ơn.
Kính chào bạn, vnbn góp lời:
1, 4. Sắc -không chẳng phải một mà cũng chẳng hai, còn gọi là bất nhị. Vì cái tính không phải một (vô nhất) thì mắt thịt rõ rồi, nhưng tính không phải hai thì Phật nhãn mới rõ, nên mới gọi là bất nhị mà không cần gọi là vô nhất bất nhị.
2. Còn thấy cái gì trong 5 ấm thì đó là cái thấy của phàm phu. Cái chân thật vốn chẳng có định hình nào cả, như nước đổ vào bình hình trụ thì nước hình trụ, đổ vào hình quả cầu thì nước hiện ra hình quả cầu, còn khi không trong bình nào cả thì tràn ra khắp mười phương. Bởi vậy mới nói một người dù là trong 6 nẻo luân hồi hay là thành Phật, cái chân thật ấy vốn chẳng đổi khác.
3. Vô ngã dùng phá bỏ tất cả kiến chấp Ngã. Chứ Đức Phật không lập cái Vô ngã đứng riêng một mình nó. Tất cả kiến chấp về ngã được dẹp bỏ thì mới có thể hiểu về ngã chân thật, còn không thì nói ngã chân thật người đó cũng biến thành cái tôi, cái ta ngũ uẩn hay linh hồn, thượng đế mà thôi.
Bình Đẳng Giác nói "tổ hợp lại" hay cũng là tái sanh đó, chớ vnbn đâu có nói, làm ơn mở mắt ra cho rõ rồi hỏi. Xen vào vô duyên quá đi, để Bình Đẳng Giác trả lời, rảnh thì giặt đồ hay nấu cơm gì đi bạn.
Mà thôi vnbn cũng trả lời câu hỏi của bạn dành riêng cho vnbn: cũng chẳng gọi là gì cả, đã nói là tổ hợp, nhân duyên hội hợp, rồi ran rã thì đâu có gì cố định trong đó nà hỏi. Có một thứ không tên nhưng chẳng thể nói trong hay ngoài đó được, là bản lai của mỗi người.
Với cái tuyệt đối càng định hình thì càng xa vời.
Trích dẫn Gửi bởi VO-NHAT-BAT-NHI Xem bài viết
Này anh bạn,
Lúc đó anh bạn là chân không?
Nếu là chân không thì tại sao "tổ hợp lại" và tái sanh?
Thường nghe nói Chân không diệu hữu nhưng cái chân không bạn đã nêu thì không diệu được mà lại đi tái sanh?
Bạn đừng ngại cứ biết gì nói đó.
Đọc đi lời của ai?
Tôi muốn hỏi là chân không diệu hữu theo ông là thế nào?.
ý là cái câu
"tổ hợp lại" và tái sanh? nó có dính líu gì đến chân không diệu hữu không?
Ông lắm lúc thì nhanh như ma mà lắm lúc lại chậm như....
http://www.diendanphatphap.com/dien...inh-Tâm-Kiến-Tánh-Phần...&p=115483#post115483
Hề hề, tự gọi mình là người dốt tiếng Hán-Việt (tự biết mình dốt là tốt nhưng biết dốt để hóa giải sự dốt hay nếu chưa hóa giải được thì phải cẩn thận khi tiếp cận với từ Hán_Việt như hỏi lại người sử dụng hay tự tra cứu trước khi trao đổi chứ đừng nên nói xà bát bô lô ba la) thì tất nhiên không biết nghĩa của hai từ KIẾN LẬP là gì. Trừng Hải xin có vài lời làm rõ chỗ DỐT này (đây là bạn tự nhận chứ không phải Trừng mỗ gọi bạn dốt đâu à nha, hề hề):
_ Hai từ KIẾN LẬP này có nghĩa tự gọi, tự đặt tên (danh), tự hình dung (tướng) để suy luận ra tánh chất (tánh) nhằm cấu thành Pháp (vốn không hiện hữu được Trung quán tôn gọi là GIẢ hay Duy thức tôn gọi là HUYỄN) mà Kinh văn như Lăng Già Kinh gọi là "Phi hữu tướng kiến lập tướng, kiến, tánh, nhân".
_ Được sử dụng như câu "Tri kiến lập kiến tức vô minh bổn..."
Trừng Hải
Cảm ơn bạn Trừng Hải đã giải thích cho tôi hiểu nghĩa của từ KIẾN LẬP.
_ Bạn là người
phủ nhận sự tồn tại của Thượng đế và Linh hồn, đúng không? Vậy có phải là bạn đã KIẾN LẬP hay không?
_ Cũng vậy, khi
phủ nhận sự tồn tại của Bản ngã thì có phải là KIẾN LẬP hay không?
Kính Quý Thầy và Quý Đạo Hữu.
Xem các bài thảo luận của Quý vị. Đại phản có 4 điều thắc mắc.
Kính xin Quy Vị từ bi giải đáp:
1/. Rốt cuộc - Sắc và Không là một hay khác nhau ?
2/. Nếu con người là Tổ hợp 5 Ấm: Sắc, thọ, tưởng, hành, thức. Thì sau khi chứng Quả A la Hán và Thành Phật khi ấy không còn chấp 5 Ấm, gọi là "Vô ngã tức Niết Bàn". Xin hỏi trong cái "Vô Ngã Niết Bàn" ấy, được loại trừ 5 Ấm (tức là Ngã).- Thì cái gì Niết Bàn ? Cái gì thành Phật ?
3/. Rốt cuộc - Đạo Phật dạy NGÃ ? Hay VÔ NGÃ ?
4/. Bất Nhị là Gì ? Dùng từ - Vô Nhất Bất Nhị hay Bất Nhị là Chuẩn ?
Rất mong chờ các vị giải nghi dùm.
Xin xảm ơn.
Ở đây có nhiều người giải đáp những thắc mắc trên của bạn, mỗi giải đáp xem như mỗi món ăn khác nhau. Tôi thêm vào một món nữa cho nó thêm phong phú, bạn thích món nào cứ xơi món đó nhé
1. Sắc là ám chỉ mọi sự vật hiện tượng hiện hữu trong vũ trụ. Không là không có tự tánh (tự ngã, bản tánh, bản ngã). Do đó khi Phật nói 'vạn pháp đều không có bản ngã' thì cũng như nói 'Sắc tức thị Không'. Nói vậy là bạn đã hiểu rằng "Không" không thể tồn tại độc lập với "Sắc". Bởi vậy mới nói là 'Đương thể tức không', tức là Sắc chính là thể hiện của Không cho nên nếu không có Sắc thì chẳng thể có Không.
2. Từ 1. bạn đã thấy Vô ngã tức là Tánh không, giờ bạn biết thêm từ Niết bàn thì cũng là nó. Dù dùng từ gì thì bạn nên hiểu đó là bản chất của vạn vật, mà bản chất thì nằm ngay trong hiện tượng chứ không ở đâu khác. Phật có nhiều nghĩa, là Phật tổ, là Phật tánh...cho nên khi nói thành Phật thì thường hiểu là thành bậc đã giác ngộ.
3. Đạo Phật dạy Vô ngã, đây là cột trụ của phật giáo. Phật phủ nhận mọi sự hiện hữu về Ngã, mà Thượng đế, Linh hồn, Cái Tôi, hạt cơ bản...đều là những hình thức khác nhau của Ngã nên Phật giáo bác bỏ sự tồn tại của chúng. Phật cho rằng mọi sự hiện hữu đều là phụ thuộc nhau chứ không thể có sự vật nào tự thân hiện hữu. Do đó mọi hiện hữu đều là giả hữu, tức là không có thật.
4. Bất nhị là nói lên mối tương quan đối đãi nhau mà hiện hữu. Tức là những khái niệm và phạm trù đối lập nhau có sự hiện hữu là do nương tựa vào nhau. Do đó phải nói là 'Vô nhất bất nhị' mới đúng, vì xét về bản chất thì chúng như nhau, còn xét về hiện tượng thì chúng khác nhau.
Này anh bạn,
Lúc đó anh bạn là chân không?
Nếu là chân không thì tại sao "tổ hợp lại" và tái sanh?
Thường nghe nói Chân không diệu hữu nhưng cái chân không bạn đã nêu thì không diệu được mà lại đi tái sanh?
Bạn đừng ngại cứ biết gì nói đó.
kính bạn VNBN :
Lúc đó anh bạn là chân không? : trong chân không không có sắc,thọ,tưởng,hành,thức
Nếu là chân không thì tại sao "tổ hợp lại" và tái sanh?
Thường nghe nói Chân không diệu hữu nhưng cái chân không bạn đã nêu thì không diệu được mà lại đi tái sanh? :
ở trên rác nói: Vậy về chân không, mà nó cũng có thể tổ hợp lại. là dựa vào cái thấy biết hiển nhiên tan rã chả về chân không thì về đâu và có tan rã tất nhiên sẽ có tổ hợp.tổ hợp và tan rã nó mới gọi là luân hồi.hư không mà lại sanh vạn pháp nó mới gọi là diệu hữu.
xin lỗi đã làm VNBN thấy vọng vì rác chả lời cũng như không.vì rác chưa chết nên chưa biết lúc chết sẽ như thế nào,nên nói gì cũng chỉ là suy tưởng mà thôi
kính bạn VNBN :
Lúc đó anh bạn là chân không? : trong chân không không có sắc,thọ,tưởng,hành,thức
Nếu là chân không thì tại sao "tổ hợp lại" và tái sanh?
Thường nghe nói Chân không diệu hữu nhưng cái chân không bạn đã nêu thì không diệu được mà lại đi tái sanh? :
ở trên rác nói: Vậy về chân không, mà nó cũng có thể tổ hợp lại. là dựa vào cái thấy biết hiển nhiên tan rã chả về chân không thì về đâu và có tan rã tất nhiên sẽ có tổ hợp.tổ hợp và tan rã nó mới gọi là luân hồi.hư không mà lại sanh vạn pháp nó mới gọi là diệu hữu.
xin lỗi đã làm VNBN thấy vọng vì rác chả lời cũng như không.vì rác chưa chết nên chưa biết lúc chết sẽ như thế nào,nên nói gì cũng chỉ là suy tưởng mà thôi
Chào bạn Bình Đẳng Giác
Khi đọc kinh phật thì bạn nên hiểu đúng nghĩa, vì những nghĩa lý thâm sâu được mô tả qua ngôn từ nên rất dễ bị hiểu sai lạc.
Chân không diệu hữu là một cụm từ ta thán sự kỳ diệu của vũ trụ, vì nó trống không về bản thể mà có sự hiện hữu phong phú của vạn pháp. Cũng là giảng giải về vô ngã, kinh nguyên thủy thì nói theo kiểu phủ định, còn kinh đại thừa lại nói theo kiểu khẳng định. Thay vì nói 'các pháp không có tự tánh' thì lại nói 'các pháp có tự tánh trống không' hoặc nói tắt thành 'các pháp có tánh không'. Nhưng người đời thì hay chấp có, chấp ngã nên dễ gây hiểu lầm rằng các pháp đều có chung một bản thể (bản tánh). Mà như vậy thì giống như quan điểm của ngoại đạo khi nói 'vạn vật đồng nhất thể'. Tất nhiên PG cũng có thể nói câu y như vậy, nhưng khác nhau ở chỗ thay vì
vạn vật có cùng một bản thể thì phải hiểu cho đúng là
vạn vật đều cùng bản chất như nhau là không có bản thể (trống rỗng về bản thể)
Khi đã hiểu đúng rồi thì hãy hiểu những câu nói trong kinh cho đúng cách. Chẳng hạn 'trong chân không không có sắc,thọ,tưởng,hành,thức' thì không phải là có cái chân không, và ở trong đó không có sắc...mà phải hiểu cho đúng rằng khi quán chiếu đến sự trống không về bản tánh, ta thấy mọi thứ đều không phải là thực thể, mà chỉ là giả hữu, là thế cách hiện hữu để cho ta thấy tánh không. Điều này cũng không có gì khó hiểu đâu, ví dụ như khi khoa học nói rằng vạn vật đều do các nguyên tử tạo thành, do đó xét từ góc độ nguyên tử thì tôi, bạn, người, vật...đều không còn nữa mà tất cả chỉ còn là những nguyên tử liên kết với nhau.
Đó là nói theo duy vật cho dễ hình dung, nhưng PG lại theo duy tâm. Xét từ góc độ tâm thức thì thấy hóa ra đó chỉ là do tâm thức Nhị nguyên của chính bản thân mình bày vẽ ra, chứ vật mà mình quán chiếu thực chất không có 2 phần riêng biệt như vậy. Cũng như một đồng tiền có 2 mặt khác nhau, nhưng thực chất cũng chỉ là đồng tiền thôi. Cho nên nếu chỉ biết một mặt mà nói thì sai, PG chỉ dùng nó để bác bỏ cái sai kia chứ đừng tưởng vậy là đúng rồi chấp đến mặt bên này. Chẳng hạn người đời chấp có, thì nói rằng không để phủ nhận là có, chứ thật ra nó đâu phải là có hay là không.
Chào bạn Bình Đẳng Giác
Khi đọc kinh phật thì bạn nên hiểu đúng nghĩa, vì những nghĩa lý thâm sâu được mô tả qua ngôn từ nên rất dễ bị hiểu sai lạc.
Chân không diệu hữu là một cụm từ ta thán sự kỳ diệu của vũ trụ, vì nó trống không về bản thể mà có sự hiện hữu phong phú của vạn pháp. Cũng là giảng giải về vô ngã, kinh nguyên thủy thì nói theo kiểu phủ định, còn kinh đại thừa lại nói theo kiểu khẳng định. Thay vì nói 'các pháp không có tự tánh' thì lại nói 'các pháp có tự tánh trống không' hoặc nói tắt thành 'các pháp có tánh không'. Nhưng người đời thì hay chấp có, chấp ngã nên dễ gây hiểu lầm rằng các pháp đều có chung một bản thể (bản tánh). Mà như vậy thì giống như quan điểm của ngoại đạo khi nói 'vạn vật đồng nhất thể'. Tất nhiên PG cũng có thể nói câu y như vậy, nhưng khác nhau ở chỗ thay vì vạn vật có cùng một bản thể thì phải hiểu cho đúng là vạn vật đều cùng bản chất như nhau là không có bản thể (trống rỗng về bản thể)
Khi đã hiểu đúng rồi thì hãy hiểu những câu nói trong kinh cho đúng cách. Chẳng hạn 'trong chân không không có sắc,thọ,tưởng,hành,thức' thì không phải là có cái chân không, và ở trong đó không có sắc...mà phải hiểu cho đúng rằng khi quán chiếu đến sự trống không về bản tánh, ta thấy mọi thứ đều không phải là thực thể, mà chỉ là giả hữu, là thế cách hiện hữu để cho ta thấy tánh không. Điều này cũng không có gì khó hiểu đâu, ví dụ như khi khoa học nói rằng vạn vật đều do các nguyên tử tạo thành, do đó xét từ góc độ nguyên tử thì tôi, bạn, người, vật...đều không còn nữa mà tất cả chỉ còn là những nguyên tử liên kết với nhau.
Đó là nói theo duy vật cho dễ hình dung, nhưng PG lại theo duy tâm. Xét từ góc độ tâm thức thì thấy hóa ra đó chỉ là do tâm thức Nhị nguyên của chính bản thân mình bày vẽ ra, chứ vật mà mình quán chiếu thực chất không có 2 phần riêng biệt như vậy. Cũng như một đồng tiền có 2 mặt khác nhau, nhưng thực chất cũng chỉ là đồng tiền thôi. Cho nên nếu chỉ biết một mặt mà nói thì sai, PG chỉ dùng nó để bác bỏ cái sai kia chứ đừng tưởng vậy là đúng rồi chấp đến mặt bên này. Chẳng hạn người đời chấp có, thì nói rằng không để phủ nhận là có, chứ thật ra nó đâu phải là có hay là không.
chào bạn doccoden cám ơn bạn đã góp ý nhưng mà mình và VNBN đang giao lưu tư tưởng về vấn đề ngũ uẩn tan rã.bạn đã giao lưu thì bạn cho ý kiến về sau khi chết ngũ uẩn tan rã đi