vienquang6

Minh Tâm Kiến Tánh- Phần I

Trạng thái
Không mở trả lời sau này.

VO-NHAT-BAT-NHI

Well-Known Member
Thành viên BQT
Reputation: 100%
Tham gia
23/8/10
Bài viết
3,903
Điểm tương tác
776
Điểm
113
Lời cổ đức: "Không" nếu làm "không" được thì chẳng phải chơn không, "sắc" nếu làm "sắc" được thì chẳng phải chơn sắc; Chơn sắc vô tướng, chơn không vô danh, vô danh là cha của danh vô tướng là mẹ của tướng, ......."
Đại ca cứ hỏi lắt léo làm chi, mọi thứ đã được Phật - Tổ tỏ bày cả rồi, chỉ tại mình còn nghi ngờ chưa chịu tin mà đâm sa so đo suy lường, lại bất tin với chính mình mới đâm ra hỏi loạn.
Theo mình nghĩ cũng tại cái diễn đàn này nữa mới đâm ra có những thứ mà chẳng ai gặm được như của đại ca mà vẫn được lưu truyền. còn những thứ có thể gặm được một khúc chẳng hạn như mía có đoạn sâu nhưng có đoạn ngọt thì lại bị quẳng ra hố rác luôn.
Hề hề.tiện đây cũng nhắn với Ngài Viên Quang 6 là nên một lần nói thẳng với những người đáng nói một lần xem sao. chứ tôi thấy từ bi nó không phải là như vậy.
Người đời thường nói : thương thì cho roi cho vọt...
Còn Ngài thì cho ngọt cho thơm, thì e rằng mai mốt ....vãi đầy nhà thì khổ cái thân già lau dọn thì cũng thấy không đành lòng....
Tôi có một thỉnh cầu này là :
Ngài xóa hết tất cả những gì tôi viết ở đây, xóa luôn tất cả ních của tôi không để lại dấu vết gì cả được ?( nghĩa là từ phamvandung57 cho đến bây giờ ấy).
vì tôi nghĩ là lời tôi nói toàn là lời ngu dại, so với mấy người ở đây thì tôi không đáng . nên Ngài cho được như ý nguyện.
Cám ơn Ngài nhiều

Vnbn thấy rằng các bạn ở đây hay bắt bẻ một chiều những câu hỏi của vnbn, do Bình Đẳng Giác nói lìa danh sắc mới có chân. Vì vậy vnbn mới hỏi vậy. Cứ để Bình Đẳng Giác trả lời các vị thân yêu của tui ạ!
 
GÓP PHẦN LAN TỎA GIÁ TRỊ ĐẠO PHẬT

Ủng hộ Diễn Đàn Phật Pháp không chỉ là đóng góp vào việc duy trì sự tồn tại của Diễn Đàn Phật Pháp Online mà còn giúp cho việc gìn giữ, phát huy, lưu truyền và lan tỏa những giá trị nhân văn, nhân bản cao đẹp của đạo Phật.

Mã QR Diễn Đàn Phật Pháp

Ngân hàng Vietcombank

DUONG THANH THAI

0541 000 1985 52

Nội dung: Tên tài khoản tại diễn đàn - Donate DDPP (Ví dụ: thaidt - Donate DDPP)

VO-NHAT-BAT-NHI

Well-Known Member
Thành viên BQT
Reputation: 100%
Tham gia
23/8/10
Bài viết
3,903
Điểm tương tác
776
Điểm
113
Kính ĐH connhoemkhong. Thì cũng chính ĐH muốn cho đường, giờ sao lại trách ai ?

Kính ĐH VO-NHAT-BAT-NHI . Sao lại phải lìa Danh- Sắc ? Có Danh- Sắc mới có Lục Nhập.- Lục Nhập, Lục Trần là Pháp Môn để chúng ta sẽ Tu Quán liền sau đây.

Tổ sư nói : DỤC THỦ NHẤT THỪA, VẬT Ố LỤC TRẦN, người nghĩa giải cho rằng : Nhất thừa là biệt danh của tự tâm, lục trần, lục thức, lục căn là biệt hiệu của tự tâm, đâu có thể chứng nhất thừa mà ghét lục trần !

Thôi chuyện đó để đó. Giờ chúng ta quán tiếp.

e). Sắc Uẩn. Đã quán 4 Uẩn, đều là Vọng Tâm, giờ chúng ta quán Sắc Uẩn xem.

Sắc Uẩn là gì ?

- Là Phần vật chất để liên kết tạo thành Tự ngã, là Tứ Đại, là thịt là xương của chúng ta.

Đức Phật dạy: "Tỳ Kheo! Các sắc tướng, hoặc quá khứ, vị lai, hiện tại, trong ngoài, thô tế, tốt xấu, xa gần, Tỳ Kheo xem kỹ, suy xét phân biệt, biết nó không thật, không bền chắc, như bệnh, như nhọt, như đâm, như giết, vô thường, khổ không, phi ngã. Vì cớ sao? Vì sắc không chắc thật vậy. Chư Tỳ Kheo! Ví như mưa to bong bóng nước vừa hiện, chợt tan, người sáng mắt nhìn kỹ, suy nghĩ biết nó không thật, không bền chắc. Vì cớ sao? Vì bong bóng nước kia không chắc thật vậy."

Như vậy trong Kinh NGŨ ẤM VÔ NGÃ. Đức Phật đã dạy tất cả 5 Ấm đều Vô thường, đều vọng hữu, đều Không có Tâm (Chơn Ngã là Tâm).

Do vậy chúng ta biết rằng Ngũ Uẩn đều là Vọng, đều không phải Chơn Tâm.

Mặc dù vậy. Chúng ta vẫn phải nương Vọng để tìm Tâm tiếp

NHƯ HUYỂN TAM MA ĐỀ

Bỏ tâm vọng, vọng tìm không có!
Chân lý tìm, chân lý ra sao?
Pháp duyên sanh không có CÁI để bỏ hay để tìm
Bỏ vọng tìm chơn cả vọng, chơn đều vọng.
Vọng tâm lầm chấp lấy huyễn tâm.
Pháp phi huyễn trở thành pháp huyển
Như huyễn Tam ma đề khéo tu tự trụ
Chừng cái búng tay, trở nên người ngoài vòng tam giới.

(PS.Thích Từ Thông)


(Có thể ĐH VO-NHAT-BAT-NHI sẽ cho là chỉ có loài Hữu Tình có Vọng Tâm, loài vô tình không có Vọng Tâm ? Nhưng có Chơn Tâm ? Bài sau chúng ta sẽ quán về Sắc nhiều hơn Tâm.)

Kính thưa Thầy.
Loài vô tình không có vọng tâm mà cũng chẳng có chân tâm nhưng không thể nói rằng là không tâm gì theo nghĩa tuyệt đối. Có thể nói rằng vọng tâm và chân tâm là tiềm ẩn nơi loài vô tình. Mà càng tìm thì nó càng ẩn. Hjjjjjj.
 

vienquang6

Ban Cố Vấn Chủ Đạo Diễn Đàn - Quyền Admin
Thành viên BQT
ĐÃ TIẾN CÚNG
Reputation: 100%
Tham gia
6/2/07
Bài viết
3,869
Điểm tương tác
920
Điểm
113
D/. Tứ Khoa.(tt)

VQ sẽ dón gọn 3 khoa còn lại. Vì cùng quán chiếu chúng do nhân duyên hòa hợp sanh, nên không thực thể.

Tứ khoa là 4 cách đức Phật dạy, để quán chiếu Tâm Tánh. Đầu tiên là:

1/. Hợp Sắc khai Tâm: Hợp Sắc khai Tâm là làm gọn lại phần Sắc, triển khai rộng về phần Tâm.- Chính là pháp quán Ngũ Uẩn .

2/. Hợp Tâm Khai Sắc: Là nói gọn phần Tâm, triển khai rộng phần Sắc.- Đó là pháp quán Lục Nhập. (6 chỗ nhập) Nhãn nhập, Nhĩ nhập, Tỷ nhập, Thiệt Nhập, Thân Nhập, Ý Nhập. Trong đó chỉ có Ý Nhập thuộc về tinh thần, còn 5 phần kia thuộc về Vật chất, cả 6 đều không có Ngã (nghĩa là không có Chơn Tâm, đều là Vọng).

3/. Sắc Tâm đều hợp: Là nói gọn lại cả Tâm và Pháp giới đều không thật thể.-Thập nhị nhập xứ. Chỉ cho 12 pháp nuôi lớn tâm và tâm sở. Xứ (Phạm: Àyatana) nghĩa là nuôi nấng, sinh trưởng. Thập nhị xứ gồm: Nhãn, nhĩ, tị, thiệt, thân, ý, cộng với sắc, thanh, hương, vị, xúc, pháp. Sáu xứ trước là 6 căn, tức các cơ quan cảm giác thuộc về chủ quan, là chỗ nương tựa của tâm, tâm sở, được gọi là Lục nội xứ(6 chỗ bên trong); sáu xứ sau là 6 cảnh, tức các đối tượng của nhận thức thuộc về khách quan, là chỗ mà tâm, tâm sở duyên theo, được gọi là Lục ngoại xứ(6 chỗ bên ngoài). Thập nhị xứ này thu nhiếp hết tất cả các pháp, nếu phối hợp với 5 uẩn, thì 10 sắc xứ: Nhãn, nhĩ, tị, thiệt, thân, sắc, thanh, hương, vị, xúc tương đương với Sắc uẩn; Ý xứ chính là Thức uẩn, bao gồm 6 thức và 7 tâm giới của Ý giới; Pháp xứ là 3 uẩn Thụ, Tưởng, Hành, gồm thu 64 pháp là 46 tâm sở, 14 bất tương ứng hành, vô biểu sắc và 3 vô vi. [X. kinh Tạp a hàm Q.13; luận Đại tì bà sa Q.71].
Hệ thống kinh Nguyên thuỷ gọi sáu căn là sáu nội xứ, sáu trần là sáu ngoại xứ, cộng lại là mười hai xứ. Tất cả chúng đều là vô thường, là vọng khởi, không có Ngã (Tâm).

4/. Sắc Tâm đều khai: Là triển khai cả Tâm và Sắc rộng ra.- Đó là quán 18 Giới.
Mười tám giới gồm sáu căn, sáu trần và sáu thức. “Giới” nghĩa là giới hạn, vì mỗi yếu tố đều có một phạm vi hoạt động và ảnh hưởng riêng biệt của nó.

6 Căn cộng 6 Trần cộng với 6 Thức, chung gọi thành Căn-Trần-Thức - 18 Giới.

không có cái gọi là chúng sinh và thế giới. “Chúng” là sự tập hợp; “Sinh” là tạo ra, là phát khởi. “Chúng sinh” là vay mượn các duyên để sinh khởi và tồn tại một thân tâm. Đáo cùng, thân năm uẩn của chúng ta chỉ là duyên hợp giả có, nhưng chúng ta lại mê lầm chấp nó là thật, là ta. Do chấp có ngã (Ta) và ngã sở (của ta) nên sinh ra đắm luyến thân, quay cuồng theo ngũ dục, đời đời kiếp kiếp trôi lăn trong sanh tử. Cho đến thế giới vũ trụ vô biên, cũng không ra ngoài lý duyên sinh. “Vũ” chỉ cho không gian, “Trụ” chỉ thời gian. Không gian và thời gian thật ra chỉ là sản phẩm của vọng tưởng, do sự phân chia ước lệ của con người; không có cái gì không nhờ các duyên tụ hợp mà thành. Vì vạn pháp đều do duyên hợp nên không đồng nhất và không có chủ tể, luôn luôn biến đổi nên vô thường. Vì không có chủ tể, không đồng nhất và vô thường, nên chúng là Vô ngã đây là chân lý tuyệt đối mà chỉ có Đức Phật, bậc giác ngộ tối thượng mới thấu triệt và tuyên dương, khiến giáo lý nhà Phật như ánh sáng mặt trời soi thấu tất cả mọi bí mật ngàn đời trong tột cùng pháp giới.

Vì Căn và Trần đều không thật có, nên Thức, phát sinh từ sự giao thoa giữa Căn-Trần, cũng không thật. Như vậy, sự hiện hữu của Căn-Trần-Thức là sự giả có, do tâm biến hiện, còn tự tánh của chúng vốn là không. Cái có này không thật có vì tánh nó là không, cũng không thật không vì duyên hợp giả có, cho nên gọi là Chân Không mà Diệu Hữu.

Quán chiếu sâu xa điều này, chúng ta sẽ thấu triệt tinh thần “Chiếu kiến ngũ uẩn giai không” của Bồ tát Quán Tự Tại. Soi thấy năm uẩn đều không, nghĩa là soi thấy mười tám giới đều là tự tánh Không như thế
(thuvienhoasen.org).

Quán 18 Giới đề thấy rõ Tâm- Vật đều không, đều là vọng khởi.)


Đến đây xin kết phần I (Mời các Bạn xem tiếp Phần II)
 

VO-NHAT-BAT-NHI

Well-Known Member
Thành viên BQT
Reputation: 100%
Tham gia
23/8/10
Bài viết
3,903
Điểm tương tác
776
Điểm
113
Chúng ta quán không là để phá chấp có. Còn quán không, lại chấp vào cái không thì nguy.

Loài hữu tình không có đặc sản gì bên trong chúng bởi vì cái đặc sản ấy nó không nằm trong bất kì loài nào nhưng cũng chẳng bên ngoài bất kì loài nào. Chính là cái thật nơi mỗi người đó, chẳng trong chẳng ngoài chẳng giữa 5 uẩn.
 

Đại phản

Member
Reputation: 8%
Tham gia
1/3/17
Bài viết
58
Điểm tương tác
14
Điểm
8
* Tấm gương Nhị Tổ.

Chúng ta quán không là để phá chấp có. Còn quán không, lại chấp vào cái không thì nguy.

Loài hữu tình không có đặc sản gì bên trong chúng bởi vì cái đặc sản ấy nó không nằm trong bất kì loài nào nhưng cũng chẳng bên ngoài bất kì loài nào. Chính là cái thật nơi mỗi người đó, chẳng trong chẳng ngoài chẳng giữa 5 uẩn.


35661843271_c72ff0352c_o.jpg


Bồ-đề-đạt-ma ngồi nhìn vách tường.

sư dầm tuyết, rút dao tự chặt cánh tay, nói:

"Con không an được tâm, xin thầy an tâm cho con."

Đạt-ma bảo: "Đưa tâm cho ta, ta sẽ an cho."

Sư đáp: "Con không thấy tâm đâu cả."

Đạt-ma đáp: "Ta đã an tâm cho con."


Ngài Huệ Khả quán Tâm Không, mà được Tổ Đạt Ma ấn chứng. Chứ đâu có gì nguy đâu ?

35661716031_3a0e093bb3_o.jpg


Kinh Bát Nhã dạy: "Chiếu kiến ngũ uẩn giai không- Độ nhất Thiết khổ ách" .

Chớ đâu có nói phá cái gì đâu ?
 

VO-NHAT-BAT-NHI

Well-Known Member
Thành viên BQT
Reputation: 100%
Tham gia
23/8/10
Bài viết
3,903
Điểm tương tác
776
Điểm
113
* Tấm gương Nhị Tổ.




35661843271_c72ff0352c_o.jpg


Bồ-đề-đạt-ma ngồi nhìn vách tường.

sư dầm tuyết, rút dao tự chặt cánh tay, nói:

"Con không an được tâm, xin thầy an tâm cho con."

Đạt-ma bảo: "Đưa tâm cho ta, ta sẽ an cho."

Sư đáp: "Con không thấy tâm đâu cả."

Đạt-ma đáp: "Ta đã an tâm cho con."


Ngài Huệ Khả quán Tâm Không, mà được Tổ Đạt Ma ấn chứng. Chứ đâu có gì nguy đâu ?

35661716031_3a0e093bb3_o.jpg


Kinh Bát Nhã dạy: "Chiếu kiến ngũ uẩn giai không- Độ nhất Thiết khổ ách" .

Chớ đâu có nói phá cái gì đâu ?

Chắc ông là Phật rồi nên tu tập là tu chơi thôi chứ không còn mê nào nữa để phá. Phá nhưng chẳng trụ nơi pháp phá, vì đó là phương tiện mà thôi, qua sông phương tiện chẳng dùng nữa.

Lại nữa ông thấy các từ như "khổ ách", "bất an" hay sao mà dám nói Phật, Tổ nói khơi khơi không phá cái gì. Pháp này hiểu không khéo là chấp không như bạn đó. Còn thấy có cái để phá thì là chấp có.
 

vienquang6

Ban Cố Vấn Chủ Đạo Diễn Đàn - Quyền Admin
Thành viên BQT
ĐÃ TIẾN CÚNG
Reputation: 100%
Tham gia
6/2/07
Bài viết
3,869
Điểm tương tác
920
Điểm
113
Chúng ta quán không là để phá chấp có. Còn quán không, lại chấp vào cái không thì nguy.


Thì ra bạn cho rằng đức Phật gieo rắt sự nguy hại cho chúng sanh !

Chắc ông là Phật rồi nên tu tập là tu chơi thôi chứ không còn mê nào nữa để phá. Phá nhưng chẳng trụ nơi pháp phá, vì đó là phương tiện mà thôi, qua sông phương tiện chẳng dùng nữa.

Lại nữa ông thấy các từ như "khổ ách", "bất an" hay sao mà dám nói Phật, Tổ nói khơi khơi không phá cái gì. Pháp này hiểu không khéo là chấp không như bạn đó. Còn thấy có cái để phá thì là chấp có.

Vậy té ra Chư Phật, chư Tổ dạy Vô ngã, dạy tánh không để cho Bạn dày thêm chấp Có ngã ?
 

VO-NHAT-BAT-NHI

Well-Known Member
Thành viên BQT
Reputation: 100%
Tham gia
23/8/10
Bài viết
3,903
Điểm tương tác
776
Điểm
113
Thì ra bạn cho rằng đức Phật gieo rắt sự nguy hại cho chúng sanh !



Vậy té ra Chư Phật, chư Tổ dạy Vô ngã, dạy tánh không để cho Bạn dày thêm chấp Có ngã ?
Dạ, ý con không phải như vậy ạ. Thưa Thầy, quán không dùng để làm gì? Mà Đại phản nói là không để phá cái gì cả.

********************************************************

(Mời xem tiếp Phần 2 ở đây)
 
Sửa bởi Amin:
GÓP PHẦN LAN TỎA GIÁ TRỊ ĐẠO PHẬT

Ủng hộ Diễn Đàn Phật Pháp không chỉ là đóng góp vào việc duy trì sự tồn tại của Diễn Đàn Phật Pháp Online mà còn giúp cho việc gìn giữ, phát huy, lưu truyền và lan tỏa những giá trị nhân văn, nhân bản cao đẹp của đạo Phật.

Mã QR Diễn Đàn Phật Pháp

Ngân hàng Vietcombank

DUONG THANH THAI

0541 000 1985 52

Nội dung: Tên tài khoản tại diễn đàn - Donate DDPP (Ví dụ: thaidt - Donate DDPP)

Trạng thái
Không mở trả lời sau này.
Top