Một vài tham vấn!

Chúng sinh sợ Quả

Registered
Phật tử
Tham gia
12 Thg 3 2012
Bài viết
293
Điểm tương tác
104
Điểm
43
Hỏi: Có người quan niệm rằng: "Chúng sinh thì cang cường, khó hướng dẫn. Đạo lực mình thì non kém, nên đóng cốc tu hành. Khi nào đạo lực thâm hậu thì hãy vào đời giáo hóa. Cũng có người nói là, từ lo cho mình chưa xong thì lo cho ai được.". Vậy trước những quan niệm sống như thế, cần bổ sung ra sao để có lợi cho người và cho mình. Con xin Thầy chỉ dạy?
Đáp: Câu hỏi này có hai quan điểm:
- Một quan điểm chủ trương sống vị tha.
- Một quan điểm lo cho mình trước, để đủ đạo lực rồi lo cho người khác.
Câu hỏi này hay, nhưng sai trên quan điểm căn bản, là thấy mình và người là hai thực thể tách biệt, nghĩa là thấy ta và người khác nhau. Bây giờ, buộc thấy ta và người giống nhau thì thấy không ra. Cho nên, có thể phân biệt là nên làm lợi ích cho người hay lo tu trước. Chúng ta xét trên quan điểm nhân quả và trên thể tánh của vạn hữu vũ trụ thì ta và người không phải là hai, mặc dù cũng không phải là duy nhất.
Trên nhân quả, tại sao ta và người không phải là hai?
Nếu chúng ta có bản lãnh thì có thể làm lợi ích cho người khác. Chính năng lực của mình tác động qua người. Chúng ta có làm lợi ích cho người thì phước hỗ trợ làm năng lực tăng lên. Ngược lại, nếu chúng ta không làm lợi ích cho chúng sinh thì vĩnh viễn không thể nào tăng được năng lực. Đây là nhân quả tuyệt đối đúng.
Cũng vậy, một người mặc cảm cho rằng chưa đủ sức để giúp người khác rồi không làm gì cả thì vĩnh viễn không có cơ hội để giúp. Ví dụ: Có người nói, chừng naof giàu tôi mới bố thí, còn bây giờ nghèo quá thì bố thì làm gì. Người này, sẽ không bao giờ giàu để có của bố thí. Trong khi, một người biết không đủ sức giúp ai khác, mà vẫn cố gắng tìm mọi cách để giúp, dù không đáng so với nhu cầu của người. Nhưng cái tâm đó, khiến sau này họ có đầy đủ năng lực để làm được mọi việc mong muốn.
Tương tự, nếu chúng ta xác định, mình phải làm lợi ích cho chúng sinh, thì cứ làm ngay bây giờ bằng mọi cách. Cứ tâm nguyện thiết tha vì người đừng vì mình, tự nhiên có việc để làm bằng chính năng lực ít ỏi của mình. Vậy mà năm mươi năm sau, hay năm mười kiếp sau, chúng ta có thể là một thiên tài. Bởi vì, tài năng của con người đến chậm hơn so với tiền bạc. Ví dụ: Kiếp này chúng ta nghèo, mà vẫn cật lực bố thí từng chút thì qua kiếp sau được hưởng quả báo giàu sang. Nhưng để trở thành thiên tài thì phải tích lũy vài chục kiếp. Do trí tuệ tiến chậm hơn vật chất. Ví như đời này chúng ta sống hết mình, luôn giúp cho mọi người ăn học thì qua đời sau được quả báo học giỏi thêm chút xíu. Với cái đà đó, chúng ta tiếp tục giúp người khác học thì kiếp sau được giỏi hơn nữa. Cứ như thế mà tài năng thăng tiến dần dần. Vì vậy, những người xuất sắc trong đời này, phải hiểu rằng họ sống vị tha bằng vật chất, bằng tinh thần đã qua vài chục kiếp, chứ không đơn giản. Và khi họ xuất sắc rồi, bây giờ ai đó muốn họ ngu trở lại cũng rất khó. Nếu kiếp này, họ có gieo nhân ích kỷ, đố kỵ thì kiếp sau lui lại một chút. Nói chúng, về mặt tinh thần dù tiến hay lùi cũng rất chậm so với vật chất. Giữa cái lợi mình, lợi người trên nhân quả, nó đổi qua đổi lại như vậy. Nên chúng ta phải xác định mục tiêu của mình.
Thử hỏi, chúng ta bước vào đạo Phật để làm gì?
Nếu nói: "Dạ! Để tu giải thoát", thì câu này bộc lộ mục tiêu vị kỷ. Cái nhân đã vị kỷ thì cái quả là đau khổ. Còn nếu nói: "Dạ! Con thấy chúng sinh đau khổ, thiếu đạo đức... con muốn đi tìm cái gì cho con người, cho thế giới này". Vài năm sau, mặc dù vị này tu chưa đắc đạo, chưa thành Thượng Tọa, chưa thành Hòa Thượng gì cả, nhưng rất hạnh phúc, tinh thần rất mạnh, người ấy đang vững vàng làm những việc gì đó có lợi cho đạo. Vì cái nhân ban đầu là vị tha, nên cái quả phải là hạnh phúc. Đó là trên nhân quả có sự hỗ tương, nên người nào nói ráng tu để chờ đủ đạo lực thì vĩnh viễn không bao giờ có được.
Xét trên thể tánh tuyệt đối:
Với cặp mắt phàm phu, do chấp ngã ngăn che nên chúng ta thấy mình và người khác nhau. Còn một vị đắc đạo, vượt qua chấp ngã thì thấy mình và chúng sinh là một. Dĩ nhiên, chúng ta chưa đạt vô ngã, chứ nếu đạt được, mình không còn là mình nữa. Ngay đó, mình là tất cả chúng sinh, và trên thể tánh tuyệt đối, ta và người không phải là hai. Cho nên, việc lo cho riêng mình, vừa sai trên lý tưởng của thể tánh tuyệt đối, vừa sai trên nhân quả. Chỉ người nào, từ khi khởi điểm tu hành, có hạnh nguyện vì chúng sinh mà tu, vì chúng sinh mà học, vì chúng sinh mà ngồi thiền...khi nhân duyên đã đủ, người này nhập thất cúng với ý nghĩ vì chúng sinh mà nhập thất thì sẽ an ổn, sẽ tiến bộ. Khi ra thất, đương nhiên làm được nhiều điều lợi ích cho Phật Pháp, cho chúng sinh. Nên vị tha và vị kỷ phải hiểu như vậy, chứ đừng phân hai rồi vô tình chọn con đường vị kỷ làm cản lối tu hành thì uổng phí một đời và chỉ gặt hái nhiều đau khổ mà thôi.
http://thanhnienphattu.net/forum/showthread.php?t=2994&p=16699#post16699
 
Last edited:
GÓP PHẦN LAN TỎA GIÁ TRỊ ĐẠO PHẬT

Ủng hộ Diễn Đàn Phật Pháp không chỉ là đóng góp vào việc duy trì sự tồn tại của Diễn Đàn Phật Pháp Online mà còn giúp cho việc gìn giữ, phát huy, lưu truyền và lan tỏa những giá trị nhân văn, nhân bản cao đẹp của đạo Phật.

Mã QR Diễn Đàn Phật Pháp

Ngân hàng Vietcombank

DUONG THANH THAI

0541 000 1985 52

Nội dung:Tên tài khoản tại diễn đàn - Donate DDPP(Ví dụ: thaidt - Donate DDPP)

Chúng sinh sợ Quả

Registered
Phật tử
Tham gia
12 Thg 3 2012
Bài viết
293
Điểm tương tác
104
Điểm
43
Hỏi: Tại sao chúng ta không làm cái mình muốn, mà lại làm cái người khác muốn (Nhu thuận) thì mình có hạnh phúc?
Đáp: Mục tiêu của đạo Phật là vô ngã. Nên vô ngã là hạnh phúc chân thật, chứ không phải là hư vô. Niềm vui này không xao động như niềm vui thế gian. Cái an lạc, cái hạnh phúc của vô ngã nó siêu việt, không thể dùng lời diễn tả. Ở đây, chỉ vâng lời mà niềm vui xuất hiện do phá được một chút vô ngã. Bởi hai điều này tương quan nhau. Hễ vô ngã có thì an lạc tuyệt đối có liền. Điều này chỉ thực hành qua thì mới thấy được.


7. Hỏi: Thưa Thầy, nếu như có một người đối xử xấu với mình, thì mình có nên dùng phương thức ấy để đáp trả lại không?
Đáp: Là đệ tử Phật, chúng ta không nên ăn miếng, trả miếng. Có ba điều cần phải làm để hóa giải sự nghịch lý đó mà vẫn có lợi cho mình và người.
1 - Nếu đã có một người xấu, và chúng ta đối xử xấu lại thì thế gian này có đến hai người xấu. Đồng thời, cứ nhìn trên tổng quát cuộc đời thì cuộc đời này xấu thêm một chút. Nếu có người xấu mà chúng ta đừng xấu thì cuộc dời chỉ dừng lại có một người xấu, không thêm nữa. Bởi vậy, chúng ta không nên xấu như người đã xấu với ta, để cuộc đời này đừng thêm nhiều người xấu.
2 - Cái quan điểm ăn miếng, trả miếng, nó là cái gì máy móc. Đồng thời biểu lộ tâm chúng ta còn ích kỷ, nghĩa là người ta thương mình thì mình thương lại. Ngược lại cũng thé, nên nó tầm thường quá. Nó vẫn là cái gì của ích kỷ, lấy mình làm tiêu chuẩn để đánh giá sự tốt xấu của người khác.
Ở đây, cái ích kỷ, cái ngã chấp nặng nề quá, vì vậy nó làm chúng ta mệt mỏi. Nếu chẳng may trong cuộc đời, mình gặp nhiều người xấu hơn người tốt thì những thái độ, hành động của mình phát ra bên ngoài, tính ra tỉ lệ xấu nhiều hơn tốt. Đến phút cuối đời, khi tổng kết lại cuộc sống của mình thì hết 2/3 điều xấu, còn lại 1/3 điều tốt. Bởi vì trong cuộc đời, chúng ta đã gặp 2/3 người xấu và 1/3 người tốt thì có phải uổng không? Vì vậy, chúng ta phải vượt lên điều đó. Dù cuộc đời đối với mình như thế nào thì vẫn có gắng đối xử tốt lại, để ngày chúng ta xuôi tay nhắm mắt, không vì ngoại cảnh bên ngoài người ta tốt xấu thì cuộc đời mình vẫn trọn vẹn là một người tốt. Đó là một hạnh phúc có phải không?
3 - Việc người ta đối xử tốt xấu với mình, mà mình vẫn kiên nhẫn đối xử tốt với họ, thì có mặt tích cực của nó là không ngờ chuyển hóa được người xấu đó. Do tâm chúng ta tốt, khiến những người xấu từ từ họ phải suy nghĩ lại. Như vậy, nếu một người xấu mà mình vẫn tốt thì người kia lần lần còn phân nữa xấu, do bị chuyển hóa nên họ không thể xấu mãi được.
Cho nên, vấn đề chúng ta kiên nhẫn, độ lượng, chịu đựng được cái không tốt của con người để thương yêu, giúp đỡ họ thì hành động này làm cho cuộc đời:
- Điều thứ nhất là không có thêm người xấu
- Điều thứ hai là làm cho chính cuộc đời chúng ta luôn luôn được tốt đẹp.
- Điều thứ ba, nó có tác dụng giáo dục lại con người.
Vì ba lý do như thế, chúng ta không được quan niệm ăn miếng trả miếng. Vẫn tiếp tục hy sinh độ lượng, để giáo dục con người sống tốt hơn, là vậy.
http://thanhnienphattu.net/forum/showthread.php?t=2994&p=16699#post16699
 
Last edited:

choconxauxi

Registered
Phật tử
Tham gia
9 Thg 12 2011
Bài viết
1,025
Điểm tương tác
371
Điểm
83
Kính thành viên "chúng sinh sợ quả".
Choconxauxi xin được phép hỏi _ không phải cật vấn _ mà vì Nội quy của Diễn Đàn :

1. _ Hai bài trên là do "chúng sinh sợ quả" viết hay copy lại từ đâu, của vị nào ?
(Nếu là copy lại xin ghi rõ xuất xứ để tránh những rắc rối không đáng có.)

Choconxauxi rất vui khi Diễn đàn chúng ta có những bài CÓ CHẤT LƯỢNG, mặc dầu ít có những câu KINH ĐIỄN trong bài, nhưng lời giảng nhẹ nhàng trong sáng, chính xác chứng tỏ của một người có hàm dưỡng công phu thật.
(Chớ không phải lời của một kép hát đang đóng vai một vị "lảnh tụ Phật giáo", mở miệng ra thì "nho chùm" _ vì ông gốc Hoa mà _ Ông còn tự xưng mình là Tổ sư đời thứ ... của thiền phái .....gì gì ...nữa, nhưng thực chất trong bài giảng của Ông chỉ là một trò lòe, bịp, bóp méo Giáo lý Phật pháp).

2. _ Trong bài trên có câu như vầy :
3 - Việc người ta đối xử tốt xấu với mình, mà mình vẫn kiên nhẫn đối xử tốt với họ, thì có mặt tích cực của nó là không ngờ chuyển hóa được người xấu đó. Do tâm chúng ta tốt, khiến những người xấu từ từ họ phải suy nghĩ lại. Như vậy, nếu một người xấu mà mình vẫn tốt thì người kia lần lần còn phân nửa xấu, do bị chuyển hóa nên họ không thể xấu mãi được.
xin cho hỏi : Thái độ KHÔNG DUNG THỨ CHO NHỮNG KẺ XẤU của choconxauxIi có thể được xem là làm cho người kia lần lần còn phân nửa xấu hay không ?

Người ta
"đầu môi chót lưỡi", mà mình vẫn kiên nhẫn a dua theo ca ngợi họ, có làm cho họ chuyển hóa cái xấu hay không ?

Kính !
 

Chúng sinh sợ Quả

Registered
Phật tử
Tham gia
12 Thg 3 2012
Bài viết
293
Điểm tương tác
104
Điểm
43
Cám ơn bạn đã nhắc nhở mình sửa lại theo lời bạn rồi !
Còn CSSQ không phải người liễu tri, tự xét thấy còn nhiều lỗi lầm và nông cạn nên rất mong mọi người hoan hỷ bỏ qua cho và kính các Quý Thầy các đạo hữu khác có kiến giải sâu sắc giải đáp cho làm cho tất cả đều được lợi ích lớn lao!
 

choconxauxi

Registered
Phật tử
Tham gia
9 Thg 12 2011
Bài viết
1,025
Điểm tương tác
371
Điểm
83
Chào bạn "chúng sinh sợ quả"
http://thanhnienphattu.net/forum/showthread.php?t=2994&p=16699#post16699
Theo link nầy thì bạn "có nhân có quả" ghi là "siu tầm được" (sưu tầm được) ghi như vầy không bị lỗi ĐẠO VĂN (ăn cắp bài, ăn cắp ý tưởng).
Còn ở đây bạn không chữ SƯU TẦM thì là một sự thiếu sót, trong bài reply :
Chúng sinh sợ Quả đã viết:
Cám ơn bạn đã nhắc nhở mình sửa lại theo lời bạn rồi !
Còn CSSQ không phải người liễu tri, tự xét thấy còn nhiều lỗi lầm và nông cạn nên rất mong mọi người hoan hỷ bỏ qua cho và kính các Quý Thầy các đạo hữu khác có kiến giải sâu sắc giải đáp cho làm cho tất cả đều được lợi ích lớn lao!​
Bạn cũng không khẳng định lại : bài nầy không phải "Chúng sinh sợ Quả" VIẾT mà là Sưu tầm _ rất tiếc đã lạc mất tên tác giả (?) (hoặc lý do khác).

Điều này sẽ gây ngộ nhận, xét "văn phong" bài nầy và bài "Cùng tìn hiểu..." khác nhau cho nên choconxauxi mới hỏi lại.



choconxauxi đã viết:
Kính thành viên "chúng sinh sợ quả".
Choconxauxi xin được phép hỏi _ không phải cật vấn _ mà vì Nội quy của Diễn Đàn :

1. _ Hai bài trên là do "chúng sinh sợ quả" viết hay copy lại từ đâu, của vị nào ?
(Nếu là copy lại xin ghi rõ xuất xứ để tránh những rắc rối không đáng có.)

Choconxauxi rất vui khi Diễn đàn chúng ta có những bài CÓ CHẤT LƯỢNG, mặc dầu ít có những câu KINH ĐIỄN trong bài, nhưng lời giảng nhẹ nhàng trong sáng, chính xác chứng tỏ của một người có hàm dưỡng công phu thật.
(Chớ không phải lời của một kép hát đang đóng vai một vị "lảnh tụ Phật giáo", mở miệng ra thì "nho chùm" _ vì ông gốc Hoa mà _ Ông còn tự xưng mình là Tổ sư đời thứ ... của thiền phái .....gì gì ...nữa, nhưng thực chất trong bài giảng của Ông chỉ là một trò lòe, bịp, bóp méo Giáo lý Phật pháp).

2. _ Trong bài trên có câu như vầy :
3 - Việc người ta đối xử tốt xấu với mình, mà mình vẫn kiên nhẫn đối xử tốt với họ, thì có mặt tích cực của nó là không ngờ chuyển hóa được người xấu đó. Do tâm chúng ta tốt, khiến những người xấu từ từ họ phải suy nghĩ lại. Như vậy, nếu một người xấu mà mình vẫn tốt thì người kia lần lần còn phân nửa xấu, do bị chuyển hóa nên họ không thể xấu mãi được.


xin cho hỏi : Thái độ KHÔNG DUNG THỨ CHO NHỮNG KẺ XẤU của choconxauxIi có thể được xem là làm cho người kia lần lần còn phân nửa xấu hay không ?

Người ta
"đầu môi chót lưỡi", mà mình vẫn kiên nhẫn a dua theo ca ngợi họ, có làm cho họ chuyển hóa cái xấu hay không ?

Kính !
Còn câu hỏi thứ hai của chocon thiệt tình là muốn tác giả trả lời, nhưng bây giờ không có tác giả ở đây thì bạn hay vị sư phụ nào trả lời dùm cho chocon cũng đều quý cả.

Kính báo !
 

Chúng sinh sợ Quả

Registered
Phật tử
Tham gia
12 Thg 3 2012
Bài viết
293
Điểm tương tác
104
Điểm
43
Xin lỗi các bạn! Đúng là người ngu hay mắc lỗi cám ơn bạn, và mọi người đã điểm hóa cho mình!
CSSQ đã nói ở trên rồi mà mình không phải đã có trí tuệ, còn thiếu đạo đức nên CSSQ khổng thể giải quyết vấn đề một cách sáng suốt và tốt đẹp để mà dán đứng ra điểm hóa vấn đế thắc mắc của bạn được! CSSQ cũng rất kính mong các Quý Thầy, Quý đạo hữu có kiến giải sâu sắc nhắc nhở giùm mọi người!
 

vienquang6

Ban Cố Vấn Chủ Đạo Diễn Đàn - Quyền Admin
Quản trị viên
Đại lão Hòa thượng
ĐÃ TIẾN CÚNG
Tham gia
6 Thg 2 2007
Bài viết
3,869
Điểm tương tác
920
Điểm
113
Xin nhắc nhở các thành viên !

Khi chúng ta muốn chia sẻ với mọi người NHỮNG BÀI HAY được copy lại của người khác thì nên cố gắng ghi tên tác giả và nguồn trích dẫn.
(Đối với hình ảnh "Không giữ bản quyền" (Publish) thì không cần ghi chú gì thêm.)
Trong trường hợp không thể ghi tên tác giả ra được xin mở ngoặc đơn (lý do:.......).

Kính nhắc nhở.

 

Chiếu Thanh

Ban Đại Biểu nhiệm kỳ III (2015-2016)
Phật tử
Tham gia
26 Thg 10 2006
Bài viết
1,343
Điểm tương tác
592
Điểm
113
...

xin cho hỏi : Thái độ KHÔNG DUNG THỨ CHO NHỮNG KẺ XẤU của choconxauxIi có thể được xem là làm cho người kia lần lần còn phân nửa xấu hay không ?(1)

Người ta
"đầu môi chót lưỡi", mà mình vẫn kiên nhẫn a dua theo ca ngợi họ, có làm cho họ chuyển hóa cái xấu hay không ?(2)

Kính !
Theo ý CT là:
1/
"Thái độ KHÔNG DUNG THỨ CHO NHỮNG KẺ XẤU ...".
.. bài viết đã nói lên đầy đủ ý nghĩa, và CT nhận thấy đây là bài viết hay, rất hay.
Không dung thứ vì còn vị kỷ, luôn cho rằng "tôi đúng" "tôi phải", đó củng là một tính cách xấu. Thật ra, "cái đúng" "cái phải" thì không ai bóp méo nó được và củng không cần chứng minh, hay chứng tỏ. (Chân thật vô chứng thuyết). Nhưng "tôi đúng" "tôi phải" thì phải coi chừng, nó là tính cách và nó thành tính cách, chớ không phải là chân lý. Phật dạy : "Chớ tin vào ý mình"
Người kia thì vẩn còn nguyên "tính xấu" và thế gian này cộng thêm một phần xấu.

Vậy nên, chúng ta cần phải dung thứ để không huân tập vào ý thức (tôi đúng, tôi phải), lâu dần thành tính cách xấu, và để loại bỏ dần cái đã lở huân tập.

2/Gặp người "đầu môi chót lưởi", mà kiên nhẩn + A dua theo thì có đến hai người đầu môi chót lưởi, như vậy không chuyễn hóa được mà lại bị chuyễn hóa theo. Còn tốt hay xấu chưa nói đến.
_Người xấu ác mà nói chuyện xấu ác, thì a dua theo tức là có đến hai (bốn, mười sáu, ...) người xấu ác.
_Người xấu ác mà nói chuyện đạo đức, thì a dua theo tức là chỉ còn phân nửa cái xấu ác trong người của họ. Chuyện đạo đức của họ nói, làm chuyễn hóa họ, và chuyện a dua theo chỉ là "tạt nước theo mưa" mà thôi.

Tôi không biết gì nhiều, có gì Quý Thầy, Quý Huynh Tỉ chỉ bảo thêm.
Kính
 

Phithuydu

Registered
Phật tử
Tham gia
8 Thg 8 2008
Bài viết
754
Điểm tương tác
179
Điểm
43
Địa chỉ
Việt Nam
2. _ Trong bài trên có câu như vầy :
3 - Việc người ta đối xử tốt xấu với mình, mà mình vẫn kiên nhẫn đối xử tốt với họ, thì có mặt tích cực của nó là không ngờ chuyển hóa được người xấu đó. Do tâm chúng ta tốt, khiến những người xấu từ từ họ phải suy nghĩ lại. Như vậy, nếu một người xấu mà mình vẫn tốt thì người kia lần lần còn phân nửa xấu, do bị chuyển hóa nên họ không thể xấu mãi được.
Xin cho hỏi :
1-Thái độ KHÔNG DUNG THỨ CHO KẺ XẤU của Cho Con Xau Xi có thể xem như là làm cho kẻ kia lần lần còn phân nửa xấu hay không ?


Người ta "đầu môi chót lưỡi", mà mình vẫn kiên nhẫn a dua theo ca ngợi họ, có làm cho họ chuyển hóa cái xấu hay không ?

Kính !

Chào bạn CCXX
Với tư cách là một Thành Viên của Diễn Đàn , ptd xin phép góp ý cho câu hỏi của bạn
Xin chia phần hỏi của bạn CCXX thành hai câu
1-Thái độ KHÔNG DUNG THỨ CHO KẺ XẤU của Cho Con Xau Xi có thể xem như là làm cho kẻ kia lần lần bỏ cái xấu không

Theo mình thì bạn nên nêu rõ từng trường hợp và hoàn cảnh cụ thể thì mới có thể có câu trả lời thỏa đáng.

Mình chỉ có thể góp ý tạm như sau :
Thí dụ như trong một tập thể nào đó , bạn phát hiện biết một người có ý đồ xấu hoặc hành vi xấu ( hoặc hành vi bất thường, khó hiểu ...). Cách tốt nhất là bạn tìm gặp riêng ngừoi đó để trao đổi , bạn có thể nói thẳng thừng hoặc nói xa nói gần nội dung như : "....tôi biết là bạn có ý đồ này, hoặc là tác giả của hành vi này....và như thế là không hợp lý , là phạm lỗi..." ptd tin là nhân vật ấy sẽ chấm dứt ý đồ hay hành động không tốt ấy .Còn nếu bạn không thể có phương tiện để tiếp xúc riêng với người ấy , bạn có thể công khai phát biểu trước đại chúng , để bảo vệ cho người vô tội không bị mang tiếng oan . Thì đó là biện pháp của lý trí , cần phải áp dụng để không dung thứ cho kẻ xấu hầu họ lần lần bỏ cái xấu
Xin kể những chuyện khác :
Có một vị giám mục trong nhà thờ , chứa một người đàn ông nghèo khổ trong nhà thờ để dạy đạo .. Anh này không nghe lời tu thiện của linh mục , mà còn ăn cắp đồ báu trong tu viện và trốn đi . Khi vị linh mục phát hiện ra thì cũng là lúc , cảnh sát bắt được kẻ trộm (do người hầu trong tu viện đồn đãi nên người ta biết chuyện )đem giải về Nhà thờ với tang vật. Thì vị linh mục đã nói với cảnh sát :"Ồ không ! Đây chính là vật mà tôi tặng cho anh ta đấy ".Câu nói này là cách đối xử tốt của LM dành cho người đã đối xử xấu với ông . Câu nói này đã gỡ tôi cho người trộm vật , trước cảnh sát . Nhưng điều quan trọng hơn thế câu nói này đã cảm hóa được người trộm đồ .
Đây là một cách làm thay đổi kẻ xấu mà bằng DUNG THỨ CHO KẺ XẤU để cảm hóa
Một phu nhân của một Đại gia, bà vốn là một Phật tử thuần thành . Bà mướn một cô giúp việc nhà . Bà rất thương mến và sủng ái cô này , đối xử thật tốt . Nhưng cô ta là kẻ xấu, lợi dụng lòng tin của chủ , một hôm lập kế hoạch đưa bà chủ ra khỏi nhà nhằm lúc phát hiện ra chìa khóa tủ sắt của bà , cô ta dùng chìa khóa này để mở tủ sắt , đánh cắp số tiền lớn , rồi dùng xe máy của chủ để cao bay xa chạy! Khi về nhà phát hiện hành vi xấu này của cô tớ gái , bà vẫn đi tố cáo công an có cung cấp hình lên báo . Việc này là để mọi người biết mặt cô này hầu cảnh giác đề phòng bị lường gạt . Đây có thể nói là KHÔNG DUNG THỨ CHO KẺ XẤU để tránh cho người đó có cơ hội phạm lỗi.Theo sự suy nghĩ (lẩn thẩn ) của ptd , nếu cô ta bị công an bắt , bà chủ từ bi kia có thể khuyên cô bỏ hành động xấu đông thời trước mặt cô xin bãi nại hoặc giảm phần bồi thường cũng như bố thí cho cô ta một phần , bằng việc làm này bà ấy có thể cảm hóa cô ta , hơn là rủa xả cô ta và yêu cầu công an xử nặng, Đay có thể nói là có phần
DUNG THỨ CHO KẺ XẤU

2-Người ta "đầu môi chót lưỡi", mà mình vẫn kiên nhẫn a dua theo ca ngợi họ, có làm cho họ chuyển hóa cái xấu hay không ?

Bạn nghe người nào đó nói những điều tốt ( hay nói đạo ) để khuyên mọi người
Bạn tự hỏi người đó có làm được không mà nói
Thật ra theo ý mình bạn nên quán xem những điều tốt mà họ nói có hợp lý , hoàn hảo không , hoặc có hợp với giáo pháp không
Bạn có thể bổ khuyết cho những điều ấy nếu cần . Nếu là bạn thấy người đó nói đúng Bạn tán thành người đó đã nói những điều hay đúng. .Chính bản thân của người đó cũng biết về họ ở chỗ đã thực hiện được điều nào chưa thực hiện được điều nào hay chỉ nói đầu môi chót lưỡi. Nghĩa là nếu bạn ca ngợi họ , họ cũng biết là ca ngợi điều họ nói hay thôi , chứ họ không có nghĩ là bạn ca ngợi họ đã đạt được điều đó đâu , nhưng điều quan trọng là họ biết được con đường đúng để theo là gì

Mong bạn không cho những điều trên là quá ngô nghê nhé

Để kết luận xin trích lại điều sau :
Tấn Hạnh đã viết:
Dù ta không kính tin bất cứ vị Tăng Ni hay đạo hữu nào là ngộ đạo. Nhưng nếu người ấy nói đúng với Chánh pháp của Đức Phật. Người ấy vì lợi ích tu học của người khác. Những gì người ấy dạy làm cho việc tu học của ta được an lạc thật sự, và hợp với lời dạy của Thế Tôn. Thì ta cứ y theo lời dạy đó mà ứng dụng cho mình. Không cần đợi phải kính tin. Điều này giúp cho ta có đôi mắt sáng, biết Chánh pháp tu học. Không vì cái nhìn ghét thương của người đời mà bị chi phối bỏ lỡ. Và một điều quan trọng là sẽ không bị thất vọng khi không lấy cái yêu ghét để kính tin.<I>ffice:eek:ffice" /><?xml:namespace prefix = o ns = "urn:schemas-microsoft-com<img src=" /><o:p></o:p></I>


Thân
 

choconxauxi

Registered
Phật tử
Tham gia
9 Thg 12 2011
Bài viết
1,025
Điểm tương tác
371
Điểm
83
Chào bạn CCXX
Với tư cách là một Thành Viên của Diễn Đàn , ptd xin phép góp ý cho câu hỏi của bạn
Xin chia phần hỏi của bạn CCXX thành hai câu
1-Thái độ KHÔNG DUNG THỨ CHO KẺ XẤU của Cho Con Xau Xi có thể xem như là làm cho kẻ kia lần lần bỏ cái xấu không

Theo mình thì bạn nên nêu rõ từng trường hợp và hoàn cảnh cụ thể thì mới có thể có câu trả lời thỏa đáng.

Hi...hi...! Dì Du ơi !
Chocon đã nêu ra trường hợp trước khi đặt câu hỏi rồi mà sao dì Du không chịu đọc ? (Hay là đọc mà không thấy gì hết, chocon đâu có viết "tràng giang đại hải" đâu) :

choconxauxi đã viết:
Kính thành viên "chúng sinh sợ quả".
Choconxauxi xin được phép hỏi _ không phải cật vấn _ mà vì Nội quy của Diễn Đàn :

1. _ Hai bài trên là do "chúng sinh sợ quả" viết hay copy lại từ đâu, của vị nào ?
(Nếu là copy lại xin ghi rõ xuất xứ để tránh những rắc rối không đáng có.)

Choconxauxi rất vui khi Diễn đàn chúng ta có những bài CÓ CHẤT LƯỢNG, mặc dầu ít có những câu KINH ĐIỄN trong bài, nhưng lời giảng nhẹ nhàng trong sáng, chính xác chứng tỏ của một người có hàm dưỡng công phu thật.
(Chớ không phải lời của một kép hát đang đóng vai một vị "lảnh tụ Phật giáo", mở miệng ra thì "nho chùm" _ vì ông gốc Hoa mà _ Ông còn tự xưng mình là Tổ sư đời thứ ... của thiền phái .....gì gì ...nữa, nhưng thực chất trong bài giảng của Ông chỉ là một trò lòe, bịp, bóp méo Giáo lý Phật pháp).

2. _ Trong bài trên có câu như vầy :
3 - Việc người ta đối xử tốt xấu với mình, mà mình vẫn kiên nhẫn đối xử tốt với họ, thì có mặt tích cực của nó là không ngờ chuyển hóa được người xấu đó. Do tâm chúng ta tốt, khiến những người xấu từ từ họ phải suy nghĩ lại. Như vậy, nếu một người xấu mà mình vẫn tốt thì người kia lần lần còn phân nửa xấu, do bị chuyển hóa nên họ không thể xấu mãi được.


xin cho hỏi : Thái độ KHÔNG DUNG THỨ CHO NHỮNG KẺ XẤU của choconxauxIi có thể được xem là làm cho người kia lần lần còn phân nửa xấu hay không ?

Người ta
"đầu môi chót lưỡi", mà mình vẫn kiên nhẫn a dua theo ca ngợi họ, có làm cho họ chuyển hóa cái xấu hay không ?

Kính !

Kính dì Du ! "Trường Hợp" là cái câu đã được chocon tô đỏ đó !
 

Chúng sinh sợ Quả

Registered
Phật tử
Tham gia
12 Thg 3 2012
Bài viết
293
Điểm tương tác
104
Điểm
43
Hỏi: Nếu mình biết người làm sai mà không nói ra vì nghĩ rằng ai làm sai chịu hậu quả, như vậy con có đồng lõa trong công việc đó không?
Đáp: Nhiều người dựa vào nhân quả để sống cuộc đời bịt mắt bịt tai. Ví dụ khi thấy có người buôn ma túy thì nói rằng họ làm sai thì họ chịu tội, mình đừng nói. Không phải như vậy! Đúng là ai làm tội người đó chịu, nhưng luật nhân quả để cho chúng ta thấy, nghĩa là nó móc mình vô trong để cho mình có trách nhiệm. Nếu chúng ta không làm gì hết, không tố giác, tức là chúng ta mang tội đồng lõa phân nửa. Hay khi thấy người khổ quá, chúng ta làm ngơ không giúp vì nghĩ rằng tội ai nấy chịu, ai bảo trước kia họ bỏn xẻn làm chi, giờ khổ thì đành chịu. Đó là hiểu sai nhân quả, vì nhân quả đã móc mình vào khiến cho mình phải chứng kiến cảnh khổ của người ta, mà mình không làm gì hết mà lại kinh bỉ thì sẽ mang tội.
Hỏi: Gieo nhân như thế nào mà một người có tâm sân nhiều, người có tâm sân ít?
Đáp: Cái ngã chúng ta lớn thì mình dễ nổi nóng. Người hay nổi nóng thường kiêu mạn nhiều. Chúng ta thấy một người thường hay cực cãi người khác thì biết rằng ông nghĩ ông hơn người đó. Nhưng khi đụng chuyện phải đứng trước người công an thì mặt mày xanh như tàu lá, nói gì cũng vâng dạ. Cái ngã nhỏ xuống thì ông không sân. Ngược lại rất dễ nổi sân.
Khi biết vậy, trong mọi hoàn cảnh, hay đối với mọi người, chúng ta đều kiềm cho cái ngã nhỏ xuống thì dù trái nghịch cách mấy mình cũng không sân.
Nguồn: Vô danh!
 

choconxauxi

Registered
Phật tử
Tham gia
9 Thg 12 2011
Bài viết
1,025
Điểm tương tác
371
Điểm
83
Kính anh "chúng sinh sợ Quả"

Anh ghi Nguồn : Vô danh !
Chocon thắc mắc, là có danh nhưng muốn dấu (là sư phụ của anh, là sư huynh của anh), hay là của một trang web xa lạ (publish) anh hoàn toàn không biết gì về vị nầy ?
Nếu anh vui thì trả lời (anh có quyền không trả lời).

Kính !
 

Phithuydu

Registered
Phật tử
Tham gia
8 Thg 8 2008
Bài viết
754
Điểm tương tác
179
Điểm
43
Địa chỉ
Việt Nam
Chào bạn CCXX
Ban đầu có phải bạn đã viết như sau :

cho con xau xi đã viết:
Kính thành viên "chúng sinh sợ quả".
Choconxauxi xin được phép hỏi _ không phải cật vấn _ mà vì Nội quy của Diễn Đàn :

1. _ Hai bài trên là do "chúng sinh sợ quả" viết hay copy lại từ đâu, của vị nào ?
(Nếu là copy lại xin ghi rõ xuất xứ để tránh những rắc rối không đáng có.)

Choconxauxi rất vui khi Diễn đàn chúng ta có những bài CÓ CHẤT LƯỢNG, mặc dầu ít có những câu KINH ĐIỄN trong bài, nhưng lời giảng nhẹ nhàng trong sáng, chính xác chứng tỏ của một người có hàm dưỡng công phu thật.
(Chớ không phải lời của một kép hát đang đóng vai một vị "lảnh tụ Phật giáo", mở miệng ra thì "nho chùm" _ vì ông gốc Hoa mà _ Ông còn tự xưng mình là Tổ sư đời thứ ... của thiền phái .....gì gì ...nữa, nhưng thực chất trong bài giảng của Ông chỉ là một trò lòe, bịp, bóp méo Giáo lý Phật pháp).

2. _ Trong bài trên có câu như vầy :
3 - Việc người ta đối xử tốt xấu với mình, mà mình vẫn kiên nhẫn đối xử tốt với họ, thì có mặt tích cực của nó là không ngờ chuyển hóa được người xấu đó. Do tâm chúng ta tốt, khiến những người xấu từ từ họ phải suy nghĩ lại. Như vậy, nếu một người xấu mà mình vẫn tốt thì người kia lần lần còn phân nửa xấu, do bị chuyển hóa nên họ không thể xấu mãi được.

xin cho hỏi : Thái độ KHÔNG DUNG THỨ CHO NHỮNG KẺ XẤU của choconxauxIi có thể được xem là làm cho người kia lần lần còn phân nửa xấu hay không ?

Người ta "đầu môi chót lưỡi", mà mình vẫn kiên nhẫn a dua theo ca ngợi họ, có làm cho họ chuyển hóa cái xấu hay không
Sau đó bạn đã viết như sau
cho con xau xi đã viết:
Chocon đã nêu ra trường hợp trước khi đặt câu hỏi rồi mà sao dì Du không chịu đọc ? (Hay là đọc mà không thấy gì hết, chocon đâu có viết "tràng giang đại hải" đâu) :
Kính dì Du ! "Trường Hợp" là cái câu đã được chocon tô đỏ đó !
( Chớ không phải lời của một kép hát đang đóng vai một vị "lảnh tụ Phật giáo", mở miệng ra thì "nho chùm" _ vì ông gốc Hoa mà _ Ông còn tự xưng mình là Tổ sư đời thứ ... của thiền phái .....gì gì ...nữa, nhưng thực chất trong bài giảng của Ông chỉ là một trò lòe, bịp, bóp méo Giáo lý Phật pháp).

Thưa bạn CCXX
Tại vì phần đầu bạn Chung Sinh So Qua đăng bài của một Thầy ở Diễn Đàn nào đó , và bạn CCXX đã bình là bài đó có chất lượng phải không .
Nhưng mình nghĩ là bài đó chỉ dạy người Phật tử cách sống có nghệ thuật và cũng là để có trí tuệ ..v v..hầu tiến trên con đường đạo .v v.., và mình đã không nghĩ là bài đó để phê bình tính cách của ông thầy tu nào . Cho nên , mình chỉ góp ý về ý nghĩa của sự đem cách đối xử tốt trả lại cách đối xử xấu được nói đến trong bài ( mà góp ý ấy của mình có thể chỉ là đầu môi chót lưỡi thôi chớ không hẳn là mình đã đạt được đâu nhé ) và theo nội dung đó thì chưa thấy cụ thể trường hợp , mình đã đưa ra vài trường hợp trên thay vào, mong bạn chấp nhận.
Còn nếu bạn CCXX muốn nói về một ông thầy nào đó trong phần tô đỏ thì , mình lại càng đòi hỏi bạn CCXX phải nói rõ ra AI , Người nào , việc gì , đâu là trò "lòe, bịp bóp méo giáo lý " như bạn diễn tả , và tại sao lại lòe, bịp bóp méo ? Để biết là có người xấu việc xấu hay không ...
Chứ bạn nói vậy thôi thì mình mù tịt . Bạn CCXX có thể không trả lời mình câu này
Vì dù nếu bạn có cho biết , có lẽ mình cũng không góp ý được vì việc này ngoài khả năng của mình .Thay vì đó, mình nghĩ có thể bạn nên chia sẻ đề tài khác với các đạo hữu trong diễn đàn

Thân
 

nguyenvanhoc2006

Ban Cố Vấn Chủ Đạo Diễn Đàn
Phật tử
Tham gia
2 Thg 12 2006
Bài viết
5,891
Điểm tương tác
1,535
Điểm
113
Chào các bạn ! Chào choconxauxi !

Theo chủ quan của Vô Học, những lời bức xúc của chocon đã gián tiếp hãm bớt sự suy thoái trong hàng ngủ những người khoác áo Như Lai nhưng tâm hồn thì phải nói là Gian sĩ chứ không phải là Tu sĩ _ "Sư tử trùng thực sư tử nhục" _ (vòi bọ trong bụng sư tử từ trong cắn ra làm chết sư tử).

Mến !
 

Tấn Hạnh

Registered
Phật tử
Tham gia
20 Thg 7 2011
Bài viết
339
Điểm tương tác
375
Điểm
63


Xem mọi pháp là duyên, là phương tiện trong Phật pháp. Hễ có kẻ đánh thì có người xoa. Đây là cách viên tròn. Không nghiêng bên nào. Nếu quá mềm dẽo thì sanh ưu nhược. Nếu quá cứng rắn thì dễ đổ gẫy. Nên chỉ mong người nhận, hiểu được lòng của người khuyên hay người trách mình. Nếu giận dỗi quá nhiều và quá lâu thì xin xem lại đạo hạnh. Nếu giận ít hay mau hết thì đáng khen.
Hạnh đẹp của người tu đạo là hạnh khiêm cung. Tánh tốt của con người là tận tụy. Dung hòa hai tánh này vào sẽ được Khiêm cung Tận tụy. Sẽ chịu đựng mọi thử thách, dù cho đó có là lời khen nhẹ tựa hào quang hay tiếng chê nặng tựa núi lớn. Thì tâm sẽ bình thản đón nhận, không lay động nhiều, nếu có thì cũng ít và tan mau. Và một lòng vẫn chung thủy với mục đích và việc làm mà mình chọn lựa, lợi mình và lợi người. Có như thế mới bình tỉnh xem xét lại lời khen chê nặng hay nhẹ kia bằng trí tuệ, để biết đâu là giá trị thực hư của nó. Nếu biết được ý nghĩa thực, thì dù lời có nặng nề ta cũng cúi đầu đón nhận mà không sanh tâm giận dỗi.

Chúng ta ở đây đều là người tu học, phải nhận được lẽ đó. Nếu bảo đó chỉ là lý thuyết không thực hiện được, hay khó thực hiện được thì thử hỏi chúng ta tu gì?. Thực hành pháp môn gì? Tất cả không ra khỏi hạnh đẹp đó.

Chúng ta mở lòng ra, thấy có người bị đánh mạnh quá sợ họ đau, thì mình tìm cách thoa dịu cái đau đó. Nhưng thoa là phải khôn khéo sao cho người được thoa thấy hài lòng và nhận ra cái sai. Chứ đừng thoa mà để hư thêm thì xin đừng làm thế, có hại cho người ta sau này tội nghiệp!.


Mến !
 

Chúng sinh sợ Quả

Registered
Phật tử
Tham gia
12 Thg 3 2012
Bài viết
293
Điểm tương tác
104
Điểm
43
Chào bạn CCXX
Ban đầu có phải bạn đã viết như sau :


Sau đó bạn đã viết như sau


Thưa bạn CCXX
Tại vì phần đầu bạn Chung Sinh So Qua đăng bài của một Thầy ở Diễn Đàn nào đó , và bạn CCXX đã bình là bài đó có chất lượng phải không .
Nhưng mình nghĩ là bài đó chỉ dạy người Phật tử cách sống có nghệ thuật và cũng là để có trí tuệ ..v v..hầu tiến trên con đường đạo .v v.., và mình đã không nghĩ là bài đó để phê bình tính cách của ông thầy tu nào . Cho nên , mình chỉ góp ý về ý nghĩa của sự đem cách đối xử tốt trả lại cách đối xử xấu được nói đến trong bài ( mà góp ý ấy của mình có thể chỉ là đầu môi chót lưỡi thôi chớ không hẳn là mình đã đạt được đâu nhé ) và theo nội dung đó thì chưa thấy cụ thể trường hợp , mình đã đưa ra vài trường hợp trên thay vào, mong bạn chấp nhận.
Còn nếu bạn CCXX muốn nói về một ông thầy nào đó trong phần tô đỏ thì , mình lại càng đòi hỏi bạn CCXX phải nói rõ ra AI , Người nào , việc gì , đâu là trò "lòe, bịp bóp méo giáo lý " như bạn diễn tả , và tại sao lại lòe, bịp bóp méo ? Để biết là có người xấu việc xấu hay không ...
Chứ bạn nói vậy thôi thì mình mù tịt . Bạn CCXX có thể không trả lời mình câu này
Vì dù nếu bạn có cho biết , có lẽ mình cũng không góp ý được vì việc này ngoài khả năng của mình .Thay vì đó, mình nghĩ có thể bạn nên chia sẻ đề tài khác với các đạo hữu trong diễn đàn

Thân
Kính chào mọi người!
Kính chào CCXX và NVH
CSSQ cũng rất mong mỏi CCXX viết một chủ đề riêng với những thâm ý úp úp, mở mở bạn đã đưa ra! tránh cho có sự hiểu nhầm không mong muốn!
 

choconxauxi

Registered
Phật tử
Tham gia
9 Thg 12 2011
Bài viết
1,025
Điểm tương tác
371
Điểm
83
Kính chào mọi người!
Kính chào CCXX và NVH
CSSQ cũng rất mong mỏi CCXX viết một chủ đề riêng với những thâm ý úp úp, mở mở bạn đã đưa ra! tránh cho có sự hiểu nhầm không mong muốn!

Chào bạn "chúng sinh sợ quả" và dì Du !
CCXX rất tiếc không thể nêu đích danh vị Hòa thượng ấy ra vì Nội Quy không cho phép.

Nhưng bạn yên chí, người ấy không phải là vị "tác giả VÔ DANH" đã viết bài mà bạn trích dẫn.
CCXX thấy bài viết của mình rất phân minh mà sao hai bạn không chịu hiểu :

chocoonxauxi đã viết:
Kính thành viên "chúng sinh sợ quả".
Choconxauxi xin được phép hỏi _ không phải cật vấn _ mà vì Nội quy của Diễn Đàn :

1. _ Hai bài trên là do "chúng sinh sợ quả" viết hay copy lại từ đâu, của vị nào ?
(Nếu là copy lại xin ghi rõ xuất xứ để tránh những rắc rối không đáng có.)

Choconxauxi rất vui khi Diễn đàn chúng ta có những bài CÓ CHẤT LƯỢNG, mặc dầu ít có những câu KINH ĐIỄN trong bài, nhưng lời giảng nhẹ nhàng trong sáng, chính xác chứng tỏ của một người có hàm dưỡng công phu thật.

(Chớ không phải lời của một kép hát đang đóng vai một vị "lảnh tụ Phật giáo", mở miệng ra thì "nho chùm" _ vì ông gốc Hoa mà _ Ông còn tự xưng mình là Tổ sư đời thứ ... của thiền phái .....gì gì ...nữa, nhưng thực chất trong bài giảng của Ông chỉ là một trò lòe, bịp, bóp méo Giáo lý Phật pháp).

2. _ Trong bài trên có câu như vầy :
3 - Việc người ta đối xử tốt xấu với mình, mà mình vẫn kiên nhẫn đối xử tốt với họ, thì có mặt tích cực của nó là không ngờ chuyển hóa được người xấu đó. Do tâm chúng ta tốt, khiến những người xấu từ từ họ phải suy nghĩ lại. Như vậy, nếu một người xấu mà mình vẫn tốt thì người kia lần lần còn phân nửa xấu, do bị chuyển hóa nên họ không thể xấu mãi được.

xin cho hỏi : Thái độ KHÔNG DUNG THỨ CHO NHỮNG KẺ XẤU của choconxauxIi có thể được xem là làm cho người kia lần lần còn phân nửa xấu hay không ?

Người ta "đầu môi chót lưỡi", mà mình vẫn kiên nhẫn a dua theo ca ngợi họ, có làm cho họ chuyển hóa cái xấu hay không

Đoạn văn tô màu hồng là để khen tặng "tác giả VÔ DANH", đoạn văn tô màu nâu là nói một vị khác "hữu danh vô thực".

Thực lòng CCXX chỉ muốn làm chậm lại sự suy thoái, sự XUỐNG CẤP TRẦM TRỌNG của "Ngôi Nhà" Phật giáo.

Mong được thông cảm vì CCXX không thể nói rõ thêm.

Kính !
 

Chúng sinh sợ Quả

Registered
Phật tử
Tham gia
12 Thg 3 2012
Bài viết
293
Điểm tương tác
104
Điểm
43
Vậy CSSSQ cũng mạo muội nói về: Không dung thứ cho kẻ xấu mà bạn CCXX hỏi ( vì là lời của người còn tham, sân, si, ngu dốt ) có gì không phải mong mọi người đã trau dồi đức tính Vi Tha của Phật Pháp đại lượng bỏ qua cho!
Nhứ 2 lời thám vấn trên và có lẽ mọi người đã hiểu rất rồi có khi CSSQ nói lại thành thừa và nố bịch!
Hỏi: Thưa Thầy, nếu như có một người đối xử xấu với mình, thì mình có nên dùng phương thức ấy để đáp trả lại không?
Hỏi: Nếu mình biết người làm sai mà không nói ra vì nghĩ rằng ai làm sai chịu hậu quả, như vậy con có đồng lõa trong công việc đó không?

Đây là chỗ khó, chỗ khéo mà cần có đủ trí tuệ (tốt nhất là nương nhờ Thần Lực Chư Phật dẫn dắt! ) đưa ra quyết định cho mình!

1.Câu đầu tiên khuyên mọi Người huân tu đức hạnh để không bị đắm nhiễn theo cái xấu khi chúng ta rơi vào hoàn cảnh đó, mà thay vào đó là bài học để nâng cao lòng từ bi ,vị tha trong mình ( người ta sai, khích bác, chơi xấu....với mình hay người mình tôn kính( hơi khó ) mà mình sân, mình sinh tâm ác độc là sai ) . Mình nên cám ơn, coi họ như người Thầy đã cho mình bài tập để mình vượt qua được sự sân hận. ác độc. ích kỷ mà tăng trưởng được đức tính từ bi, vị tha trong ta!

2.Nhưng nếu mà hành động của mình bảo vệ được nhiều điều lợi ích lớn lao, ngăn chặn được cái xấu và bảo vệ được lợi ích lớn cho xã hội, cho Chánh Pháp ( lại không nên thụ động nhường nhịn, nhắm mắt bỏ qua ) thì mình chấp nhận động Tâm có khi làm việc ác( phạm giới chẳng hạn..) để bảo về cho điều đó ( nhưng đừng với tâm sân, hận, ác độc ). và chấp nhận quả báo của hành động đó! Đó chính là lý do trong Phật Pháp luôn có các vị hộ pháp với khuân mặt hời bị Ngầu! Nhưng chỗ này coi chừng và phải thật khéo, phải có đủ lý trí, trí tuệ mà quên đi cái lợi ích cá nhân của mình chấp nhận hậu quả mà chọn việc làm có lợi ích lớn hơn nhưng đừng có cố chấp !

Mình nhớ có đúng không nữa?: là từ Hàng Thập Địa Bồ Tát chở nên là các Ngài bắt đầu vừa làm thuận hạnh Bồ Tát và Nghịch Hạnh Bồ Tát, (Mật hạnh Bồ Tát lại càng vi diệu càng hay cái này chúng ta cần có người đủ Trí tuệ khai mở cho thì mới thấy được phần nào Mật Hạnh Bồ Tát!)
 

Chúng sinh sợ Quả

Registered
Phật tử
Tham gia
12 Thg 3 2012
Bài viết
293
Điểm tương tác
104
Điểm
43
<!--[if gte mso 9]><xml> <w:WordDocument> <w:View>Normal</w:View> <w:Zoom>0</w:Zoom> <w:punctuationKerning/> <w:ValidateAgainstSchemas/> <w:SaveIfXMLInvalid>false</w:SaveIfXMLInvalid> <w:IgnoreMixedContent>false</w:IgnoreMixedContent> <w:AlwaysShowPlaceholderText>false</w:AlwaysShowPlaceholderText> <w:Compatibility> <w:BreakWrappedTables/> <w:SnapToGridInCell/> <w:WrapTextWithPunct/> <w:UseAsianBreakRules/> <w:DontGrowAutofit/> </w:Compatibility> <w:BrowserLevel>MicrosoftInternetExplorer4</w:BrowserLevel> </w:WordDocument> </xml><![endif]--><!--[if gte mso 9]><xml> <w:LatentStyles DefLockedState="false" LatentStyleCount="156"> </w:LatentStyles> </xml><![endif]--><!--[if gte mso 10]> <style> /* Style Definitions */ table.MsoNormalTable {mso-style-name:"Table Normal"; mso-tstyle-rowband-size:0; mso-tstyle-colband-size:0; mso-style-noshow:yes; mso-style-parent:""; mso-padding-alt:0cm 5.4pt 0cm 5.4pt; mso-para-margin:0cm; mso-para-margin-bottom:.0001pt; mso-pagination:widow-orphan; font-size:10.0pt; font-family:"Times New Roman"; mso-ansi-language:#0400; mso-fareast-language:#0400; mso-bidi-language:#0400;} </style> <![endif]-->[FONT=&quot] Hỏi:[/FONT][FONT=&quot] Phật có trước hay Pháp có trước?[/FONT][FONT=&quot]
Đáp: Pháp có hai nghĩa:
- Nếu chúng ta hiểu, Pháp là những lời dạy của Phật thì phải có Phật rồi mới có lời dạy của Phật.
[/FONT][FONT=&amp]-[/FONT][FONT=&amp] Còn nếu Pháp là chân lý, thì dù chưa có Phật, chân lý vẫn tồn tại, nhân quả vẫn có mặt, cuộc đời vẫn vô thường, kiếp người vẫn đau khổ... Như vậy, Pháp có trước![/FONT]
 

Chúng sinh sợ Quả

Registered
Phật tử
Tham gia
12 Thg 3 2012
Bài viết
293
Điểm tương tác
104
Điểm
43
<!--[if gte mso 9]><xml> <w:WordDocument> <w:View>Normal</w:View> <w:Zoom>0</w:Zoom> <w:punctuationKerning/> <w:ValidateAgainstSchemas/> <w:SaveIfXMLInvalid>false</w:SaveIfXMLInvalid> <w:IgnoreMixedContent>false</w:IgnoreMixedContent> <w:AlwaysShowPlaceholderText>false</w:AlwaysShowPlaceholderText> <w:Compatibility> <w:BreakWrappedTables/> <w:SnapToGridInCell/> <w:WrapTextWithPunct/> <w:UseAsianBreakRules/> <w:DontGrowAutofit/> </w:Compatibility> <w:BrowserLevel>MicrosoftInternetExplorer4</w:BrowserLevel> </w:WordDocument> </xml><![endif]--><!--[if gte mso 9]><xml> <w:LatentStyles DefLockedState="false" LatentStyleCount="156"> </w:LatentStyles> </xml><![endif]--><!--[if gte mso 10]> <style> /* Style Definitions */ table.MsoNormalTable {mso-style-name:"Table Normal"; mso-tstyle-rowband-size:0; mso-tstyle-colband-size:0; mso-style-noshow:yes; mso-style-parent:""; mso-padding-alt:0cm 5.4pt 0cm 5.4pt; mso-para-margin:0cm; mso-para-margin-bottom:.0001pt; mso-pagination:widow-orphan; font-size:10.0pt; font-family:"Times New Roman"; mso-ansi-language:#0400; mso-fareast-language:#0400; mso-bidi-language:#0400;} </style> <![endif]-->[FONT=&quot]. Hỏi:[/FONT][FONT=&quot] Thưa Thầy, khi tập trung suy đoán về nhân quả, hễ nhìn quả đoán nhân, nhìn nhân đoán quả. Nhưng có người sợ mình suy đoán sai thì mang tội.
Đáp: Đúng là suy đoán sai phải mang tội, nhưng mà không suy đoán thì càng lúc càng ngu, thì có tội hơn. Có sai thì từ từ nó đúng lại.
Ví dụ: Người bị mù mắt thì suy luận nhân quả ra sao? Nhân nào đưa quả mù mắt? Có nhiều nhân, như thấy người nghèo không giúp đỡ, đèn đường thắp sáng trong đêm để người đi qua đi lại, mà mình lấy ná bắn bể hết. Cũng mờ mắt, cũng mù hết thấy đường. Có những cái nhân rất là tế nhị.
Nói đui mắt là do đâm mắt ai, đó là suy diễn thô nhất. Còn có nhân chiều sâu hơn là khi nhìn thấy người nghèo khổ mình quay mặt bỏ đi như không nhìn thấy. Đó là cái nhân vi tế, tinh tế hơn. Khi suy luận nhân quả mình phải nhìn tới những cái nhân đó. Mình phải hiểu biết nhân quả, suy cho rộng ra thì không sợ không ngại.
Nhân quả thú vị lắm, tu lên càng cao, thật cao, các vị Bồ Tát toàn dùng nhân quả để độ chúng sinh, chớ không có nói nhiều!.
Cho nên, mình cứ tập suy luận, suy luận dần dần rồi mới đúng được, không sao cả.
[/FONT]
[FONT=&quot] Nguồn: Vô Danh[/FONT]
 
GÓP PHẦN LAN TỎA GIÁ TRỊ ĐẠO PHẬT

Ủng hộ Diễn Đàn Phật Pháp không chỉ là đóng góp vào việc duy trì sự tồn tại của Diễn Đàn Phật Pháp Online mà còn giúp cho việc gìn giữ, phát huy, lưu truyền và lan tỏa những giá trị nhân văn, nhân bản cao đẹp của đạo Phật.

Mã QR Diễn Đàn Phật Pháp

Ngân hàng Vietcombank

DUONG THANH THAI

0541 000 1985 52

Nội dung:Tên tài khoản tại diễn đàn - Donate DDPP(Ví dụ: thaidt - Donate DDPP)

Chủ đề tương tự

Who read this thread (Total readers: 0)
    Bên trên