Ném viên đá xuống mặt hồ dường như tĩnh lặng. ph2

latuan

Cựu Thành Viên Diễn Đàn
Tham gia
15 Thg 4 2015
Bài viết
1,256
Điểm tương tác
409
Điểm
83
( Xem phần 1 TẠI ĐÂY )

"latuan bạn sai rồi" xem tiêu đề của bạn đặt ra có vẻ rất nhiều cảm xúc nhỉ?
Bình Đẳng Giác là gì? Phải chăng Bình Đẳng Giác là đối với các pháp đều bình đẳng vô phân biệt dính mắc?
Vậy mà Bình Đẳng Giác vừa mở lời đã rơi vào biên kiến, lọt vào lưới nhị nguyên vô minh. Latuan bạn sai rồi hay Bình Đẳng Giác tự té ngã đến không còn thể nhận biết mình là ai?
Ồ! Nguoidienhocphat dạo này có nhiều quyến thuộc ghê nhỉ? Thật là hạnh hội!
Ngài vienquang ơi! Latuan buồn tình ném viên đá chơi chơi mà giờ làm u đầu, mẻ trán lắm vị thế này. Xem ra cũng không thể nghĩ bàn nhỉ?
GiacNgo, Bất giác, Bình Đẳng Giác, nguoidienhocphat... đều rơi vào tình trạng há miệng mắc quai, dở khóc dở cười cả rồi.
Dạo này latuan có chút việc nên định rời diễn đàn ít lâu. Ngỡ nguoidienhocphat cùng hai hóa thân bồ tát GiacNgo, Bất giác sẽ tạo được chút phước điền, công hạnh nơi diễn đàn nào hay do nơi tâm chẳng thông nên vô hình chung họ sa vào việc làm tổn đạo, bại đức, công phước tiêu ma. Quả thật là rất đáng tiếc!
Nghĩ cũng lạ cứ người mới đến là cứ nhằm vào latuan cúng dường pháp. Xem ra các vị có dư pháp bố thí đa. Thưa ngài vienquang! Họ cứ gọi đích danh latuan để cúng dường latuan không ra mặt thì thật là cô phụ họ. Vậy latuan tùy duyên tiêu nghiệp cũ nhé, ngài vienquang.
Đi nhặt lấy viên đá thôi. Cái viên đá gì tà quái hết chỗ nói, ném những 3 năm rồi vậy mà mặt hồ vẫn còn gợn sóng. Người mê hay ta mê?
Ô hay!
 
Last edited by a moderator:
GÓP PHẦN LAN TỎA GIÁ TRỊ ĐẠO PHẬT

Ủng hộ Diễn Đàn Phật Pháp không chỉ là đóng góp vào việc duy trì sự tồn tại của Diễn Đàn Phật Pháp Online mà còn giúp cho việc gìn giữ, phát huy, lưu truyền và lan tỏa những giá trị nhân văn, nhân bản cao đẹp của đạo Phật.

Mã QR Diễn Đàn Phật Pháp

Ngân hàng Vietcombank

DUONG THANH THAI

0541 000 1985 52

Nội dung:Tên tài khoản tại diễn đàn - Donate DDPP(Ví dụ: thaidt - Donate DDPP)

nguoidienhocphat1

Well-Known Member
Quản trị viên
Thượng toạ
Tham gia
31 Thg 8 2015
Bài viết
1,934
Điểm tương tác
347
Điểm
83
"latuan bạn sai rồi" xem tiêu đề của bạn đặt ra có vẻ rất nhiều cảm xúc nhỉ?
Bình Đẳng Giác là gì? Phải chăng Bình Đẳng Giác là đối với các pháp đều bình đẳng vô phân biệt dính mắc?
Vậy mà Bình Đẳng Giác vừa mở lời đã rơi vào biên kiến, lọt vào lưới nhị nguyên vô minh. Latuan bạn sai rồi hay Bình Đẳng Giác tự té ngã đến không còn thể nhận biết mình là ai?
Ồ! Nguoidienhocphat dạo này có nhiều quyến thuộc ghê nhỉ? Thật là hạnh hội!
Ngài vienquang ơi! Latuan buồn tình ném viên đá chơi chơi mà giờ làm u đầu, mẻ trán lắm vị thế này. Xem ra cũng không thể nghĩ bàn nhỉ?
GiacNgo, Bất giác, Bình Đẳng Giác, nguoidienhocphat... đều rơi vào tình trạng há miệng mắc quai, dở khóc dở cười cả rồi.
Dạo này latuan có chút việc nên định rời diễn đàn ít lâu. Ngỡ nguoidienhocphat cùng hai hóa thân bồ tát GiacNgo, Bất giác sẽ tạo được chút phước điền, công hạnh nơi diễn đàn nào hay do nơi tâm chẳng thông nên vô hình chung họ sa vào việc làm tổn đạo, bại đức, công phước tiêu ma. Quả thật là rất đáng tiếc!
Nghĩ cũng lạ cứ người mới đến là cứ nhằm vào latuan cúng dường pháp. Xem ra các vị có dư pháp bố thí đa. Thưa ngài vienquang! Họ cứ gọi đích danh latuan để cúng dường latuan không ra mặt thì thật là cô phụ họ. Vậy latuan tùy duyên tiêu nghiệp cũ nhé, ngài vienquang.
Đi nhặt lấy viên đá thôi. Cái viên đá gì tà quái hết chỗ nói, ném những 3 năm rồi vậy mà mặt hồ vẫn còn gợn sóng. Người mê hay ta mê?
Ô hay!

heeeeeeeeeee, rất vui vì quý hữu trở lại, người mê hay ta mê? ta và người cùng mê đó mà, người đang mê thì không thấy mình mê ngược lại người đang giác cũng không thấy mình giác. Người điên thì không thấy mình điên, người tỉnh giác thì không thấy mình tỉnh giác. Vậy ai là ta, ai là người?
Những tưởng chủ đề này đã đóng lại sau khi trích đăng bài của thầy Thích Thanh Từ những duyên nó chưa hết, có một đạo hữu mới lại tiếp tục ném viên đá xuống mặt hồ, nghĩa là còn duyên, vậy thì hãy tùy thuận nhân duyên, nhờ quý hữu bất đẳng giác mà người điên mới có hội gặp gỡ lại quý hữu latuan. Viên đá quý hữu bất đẳng giác thật là lợi hái đó. A di đà Phật!
 

latuan

Cựu Thành Viên Diễn Đàn
Tham gia
15 Thg 4 2015
Bài viết
1,256
Điểm tương tác
409
Điểm
83
Bình Đẳng Giác viết:
Đọc bài viết của bạn tuan tôi đau lòng quá.thành kiến,ngu kiến ác kiến các đều đủ cả.
Bạn có vẻ gét trung quốc quá nhỉ cái gì suất sứ china đều cho là giả là đồ đểu hại người,nhưng có 1điều tôi biết người có bắc có nam,có trung quốc có việt nam nhưng Phật tánh thì ko có sai khác.
Latuan vấn:
Latuan bảo hàng China chỉ toàn là thứ hại người bao giờ? Tự BDG suy lường, dính mắc định kiến rồi xuất cuồng ngôn. Đây gọi là "Có bệnh bảo mọi người nè". Nên vậy! Nên vậy! Kẻo không đến lúc chết trương, chết sình không một ai biết thì đâu thể lo phần hộ niệm. Nếu thế thật thì Phật A di đà chẳng biết. Thế chẳng phải là sẽ lạc mất giấy thông hành sang Tây Phương sao?
Lục Tổ Huệ Năng ngay nơi giác mà nói Phật tánh chẳng phân nam bắc, thượng trung hạ. Lời của kẻ đại trí đâu phải để người hạ căn ngu độn tuỳ tiện nói càn. Sao ông đương khi làm người học Phật lại sinh vọng tưởng làm giống loài vẹt bắt chước nói tiếng người? Lời thì giống vậy nhưng nghĩa chẳng thông đạt.
Lời Lục Tổ nói vượt thoát nhị nguyên còn lời của Bình Đẳng Giác nghe chừng gượng gạo lắm thay. Nếu pháp chẳng thông đạt mà dối truyền pháp Phật chỉ e ông vật vã nơi mai hậu. Hãy nên tự lượng sức mình nếu chẳng phải thân lừa thì chớ ham vác nặng. Bồ tát xả thân làm cầu đò đưa người; người si cũng có thể làm cầu đò đưa người nhưng quả thật chẳng đồng. Nay ta nói cho ông đặng rõ để biết đường chánh đạo.
Bình Đẳng Giác viết:
Tôi có vài câu hỏi cho bạn.thứ nhất trung quốc ngụy tạo kinh Di Đà,Vô lượng thọ cũng như bảo mọi người tin vào cõi tịnh độ nhằ (mục đích gì).thứ 2 biết gì lấy gì Nói kinh này là ngụy tạo.thứ 3bạn hiểu thế nào là kinh.tạm hỏi đến đây nhé chả lời rồi mình sẽ chia sẻ cái hiểu của mình về tịnh độ tông cùng bạn.
Latuan đáp:
Latuan chẳng trói ông sao ông lại tự cột? Latuan chẳng chướng ngại ông sao ông tự chuốc khổ cho mình?
Ông gánh củi bán, tôi là người hốt phân. Việc ai người ấy làm sao đương không ông đắm nhiễm rồi bảo gánh phân hôi thối. Ông thật là điên đảo lắm thay!
Dẫu sao ta cũng vì ông mà gượng nói đôi lời.
Xin hỏi ngài vienquang, cô Diệu Đức, Thu Tử, trưởng bối Nguyên Chiếu, nguoidienhocphat, Tranglinh hay một ai đó thông hiểu bộ kinh A Di Đà! Xin hỏi mọi người xác quyết lại có phải kinh A di đà là bộ kinh Phật Thích Ca thuyết sau cùng trước ngày nhập diệt không? Câu hỏi này có sự liên quan lớn, sự tình trọng đại nên latuan rất mong mọi người vì nhau mà mở lời. Nếu được nhiều người cùng xác quyết thì thật là đáng trân quý ạ! Kính!
Bình Đẳng Giác viết:
mình hay dùng tam pháp lý ấn Khổ,vô thường,vô ngã chả biết mình lấy đâu ra mấy cái pháp ấn này mà ko biết hic.
Latuan vấn:
Tựa nơi pháp sinh diệt mà nhiễu loạn lòng người. Nơi pháp xuất thế gian há có tướng khổ. Bệnh ngã chấp sâu nặng, học loạn pháp môn rồi lọt lưới nhị nguyên, con cá này nếu không biết hồi đầu khó tránh khỏi việc chết ngạt.
Bình Đẳng Giác nên biết người học Phật phải luôn luôn kham nhẫn lắng nghe, chớ nói lời càn loạn, hý lộng tà kiến. Kẻo không ngày nhắm mắt Di Đà Tam Tôn chẳng đoái hoài. Lúc ấy dẫu có muốn hối chỉ e rằng không còn kịp nữa.
 

latuan

Cựu Thành Viên Diễn Đàn
Tham gia
15 Thg 4 2015
Bài viết
1,256
Điểm tương tác
409
Điểm
83
heeeeeeeeeee, rất vui vì quý hữu trở lại, người mê hay ta mê? ta và người cùng mê đó mà, người đang mê thì không thấy mình mê ngược lại người đang giác cũng không thấy mình giác. Người điên thì không thấy mình điên, người tỉnh giác thì không thấy mình tỉnh giác. Vậy ai là ta, ai là người?
Những tưởng chủ đề này đã đóng lại sau khi trích đăng bài của thầy Thích Thanh Từ những duyên nó chưa hết, có một đạo hữu mới lại tiếp tục ném viên đá xuống mặt hồ, nghĩa là còn duyên, vậy thì hãy tùy thuận nhân duyên, nhờ quý hữu bất đẳng giác mà người điên mới có hội gặp gỡ lại quý hữu latuan. Viên đá quý hữu bất đẳng giác thật là lợi hái đó. A di đà Phật!

Thưa cùng nguoidienhocphat! Latuan ko vì Bình Đẳng Giác mà đến, latuan vì đại cuộc mà đến. Hiện latuan có nhiều việc cần giải quyết nên sẽ không nói lời thừa. Mong mọi người hãy tự trân trọng lấy duyên tao ngộ.
Latuan nhờ trưởng bối nguoidienhocphat và ngài vienquang cùng mọi người trả lời câu hỏi của latuan ở comment bên trên - câu hỏi liên quan đến bộ kinh A di đà.
Rất mong nhận được hồi đáp. Kính!
 

nguoidienhocphat1

Well-Known Member
Quản trị viên
Thượng toạ
Tham gia
31 Thg 8 2015
Bài viết
1,934
Điểm tương tác
347
Điểm
83
Thưa cùng nguoidienhocphat! Latuan ko vì Bình Đẳng Giác mà đến, latuan vì đại cuộc mà đến. Hiện latuan có nhiều việc cần giải quyết nên sẽ không nói lời thừa. Mong mọi người hãy tự trân trọng lấy duyên tao ngộ.
Latuan nhờ trưởng bối nguoidienhocphat và ngài vienquang cùng mọi người trả lời câu hỏi của latuan ở comment bên dưới.
Rất mong nhận được hồi đáp. Kính!

Kính gửi latuan!
Người điên này viết nhiều lần trên diễn đàn và các diễn đàn khác nguồn gốc kinh đại thừa chủ yếu là do các vị tổ sư khi an trụ vào tự tánh Như Lai mà viết ra. Pháp thân phật luôn bao trùm cả không gian và thời gian, chỉ những bậc giác ngộ mới tìm về tự tánh như lai này. Do đó, nếu nói kinh đại thừa do Phật Thích Ca viết cũng đúng, mà nói do các vị tổ sư đời sau viết cũng đúng.
Người điên này không chú trọng là do ai viết, điều đó thật vô nghĩa, người điên này chỉ chú trọng kinh sách đó nó có mang lại lợi lạc gì cho người điên và chúng sanh không, có giúp người điên tiêu trừ tham sân si mạn nghi, có giúp người điên thoát khỏi an vui tìm cầu giải thoát không. Người điên chỉ chú trọng đến kết quả thực tế hiện tiền mà thôi. A di đà Phật!
 

latuan

Cựu Thành Viên Diễn Đàn
Tham gia
15 Thg 4 2015
Bài viết
1,256
Điểm tương tác
409
Điểm
83
Kính gửi latuan!
Người điên này viết nhiều lần trên diễn đàn và các diễn đàn khác nguồn gốc kinh đại thừa chủ yếu là do các vị tổ sư khi an trụ vào tự tánh Như Lai mà viết ra. Pháp thân phật luôn bao trùm cả không gian và thời gian, chỉ những bậc giác ngộ mới tìm về tự tánh như lai này. Do đó, nếu nói kinh đại thừa do Phật Thích Ca viết cũng đúng, mà nói do các vị tổ sư đời sau viết cũng đúng.
Người điên này không chú trọng là do ai viết, điều đó thật vô nghĩa, người điên này chỉ chú trọng kinh sách đó nó có mang lại lợi lạc gì cho người điên và chúng sanh không, có giúp người điên tiêu trừ tham sân si mạn nghi, có giúp người điên thoát khỏi an vui tìm cầu giải thoát không. Người điên chỉ chú trọng đến kết quả thực tế hiện tiền mà thôi. A di đà Phật!
Thưa nguoidienhocphat và quý hữu cùng các vị trưởng bối nơi diễn đàn!
Ồ! Latuan cứ nghĩ câu hỏi của latuan sẽ là câu hỏi mà bất kì người học Phật nào đang theo pháp môn niệm Phật đều trả lời dễ dàng. Hóa ra với trưởng bối nguoidienhocphat câu hỏi đó không hề dễ. Trưởng bối vẫn cứ thế, trước những câu hỏi, những vấn đề có tính xác quyết trưởng bối vẫn thường trả lời theo kiểu lẳng lơ con cá vàng để né tránh phần trách nhiệm. Cũng ko sao cả đó là chọn lựa của trưởng bối. Do vậy về sau trưởng bối đừng trách người cô phụ mình mà hãy nhận biết là tự mình cô phụ mình đó thôi.
Thế còn câu trả lời của ngài vienquang cùng các vị quý hữu là như thế nào trước câu hỏi tham vấn của latuan. À! Cả ngài Bình Đẳng Giác nữa, ngài có thể trả lời rốt ráo, rõ ràng câu hỏi đó không?
Nếu mọi người không thể trả lời thẳng thắn về câu hỏi đó mà chỉ là những lời gượng đáp chung chung, vô thưởng vô phạt theo cách của nguoidienhocphat thì thứ lỗi latuan sẽ không làm mất thời gian của quý vị nữa.
Ngài vienquang kính! Nếu sự đã thế thì ngài nên chăng vất bỏ viên đá đi vì viên đá đã trở nên vô dụng rồi.
Latuan về sau sẽ không phá hoại chuyện tốt của quý vị nữa. Do vậy quý vị cứ tùy nghi hoằng pháp, đừng kêu latuan mà làm gì, latuan vốn hư vọng.
Latuan kính báo ngài vienquang, các bậc trưởng bối và mọi người!
Chớ trách latuan không trân trọng duyên tao ngộ.
Kính!
 

vienquang6

Ban Cố Vấn Chủ Đạo Diễn Đàn - Quyền Admin
Quản trị viên
Đại lão Hòa thượng
ĐÃ TIẾN CÚNG
Tham gia
6 Thg 2 2007
Bài viết
3,869
Điểm tương tác
920
Điểm
113
Thưa nguoidienhocphat và quý hữu cùng các vị trưởng bối nơi diễn đàn!
Ồ! Latuan cứ nghĩ câu hỏi của latuan sẽ là câu hỏi mà bất kì người học Phật nào đang theo pháp môn niệm Phật đều trả lời dễ dàng. Hóa ra với trưởng bối nguoidienhocphat câu hỏi đó không hề dễ. Trưởng bối vẫn cứ thế, trước những câu hỏi, những vấn đề có tính xác quyết trưởng bối vẫn thường trả lời theo kiểu lẳng lơ con cá vàng để né tránh phần trách nhiệm. Cũng ko sao cả đó là chọn lựa của trưởng bối. Do vậy về sau trưởng bối đừng trách người cô phụ mình mà hãy nhận biết là tự mình cô phụ mình đó thôi.
Thế còn câu trả lời của ngài vienquang cùng các vị quý hữu là như thế nào trước câu hỏi tham vấn của latuan. À! Cả ngài Bình Đẳng Giác nữa, ngài có thể trả lời rốt ráo, rõ ràng câu hỏi đó không?
Nếu mọi người không thể trả lời thẳng thắn về câu hỏi đó mà chỉ là những lời gượng đáp chung chung, vô thưởng vô phạt theo cách của nguoidienhocphat thì thứ lỗi latuan sẽ không làm mất thời gian của quý vị nữa.
Ngài vienquang kính! Nếu sự đã thế thì ngài nên chăng vất bỏ viên đá đi vì viên đá đã trở nên vô dụng rồi.
Latuan về sau sẽ không phá hoại chuyện tốt của quý vị nữa. Do vậy quý vị cứ tùy nghi hoằng pháp, đừng kêu latuan mà làm gì, latuan vốn hư vọng.
Latuan kính báo ngài vienquang, các bậc trưởng bối và mọi người!
Chớ trách latuan không trân trọng duyên tao ngộ.
Kính!

Qua cầu rồi có nên rút váng không ?

images


Hay nên chừa phương tiện ?
 

latuan

Cựu Thành Viên Diễn Đàn
Tham gia
15 Thg 4 2015
Bài viết
1,256
Điểm tương tác
409
Điểm
83
Qua cầu rồi có nên rút váng không ?

images


Hay nên chừa phương tiện ?

Thưa ngài vienquang! Latuan xin kể hầu ngài một câu chuyện: “Khi con tu hú gọi bầy. Lúa chiêm đang chín trái cây ngọt dần”... - câu thơ khiến người đọc liên tưởng tới một loài chim hiền lành và xinh xắn như bất kỳ loài chim ăn trái cây nào đó. Thật khó tin nổi, tu hú lại là điển hình của một loài chim vô trách nhiệm và lưu manh bậc nhất.
Bất kỳ loài nào trong tự nhiên chào đời cũng đều xuất phát từ cái nôi mang nặng đẻ đau và chăm bẵm của đấng sinh thành. Một mai, khi tiếp nối vòng đời, các loài đều được thừa hưởng những nguồn gen và tố chất làm bố/mẹ để yêu thương, để chăm chút cho những đứa con yêu dấu của mình. Thiên chức làm mẹ và chính tình cảm với đứa con là sợi dây gắn kết đẹp đẽ nhất mà tạo hoá đã ban tặng cho muôn loài. Nhưng loài tu hú (Endynamis scolopacea) được coi là vụng về, không biết ấp trứng lại từ chối phần thưởng quý giá đó và chính những đứa con của chúng sau này cũng trở thành ác thủ ngay từ những phút giây đầu tiên được nhìn thấy ánh sáng mặt trời.
Mùa mưa là khoảng thời gian tuyệt vời để những mầm sống mới bắt đầu hồi sinh trên các cánh rừng mưa nhiệt đới. Loài thực vật khoác trên mình một tấm áo mới xanh non và đâu đó trong rừng, các vùng đất ngập nước, từng bụi lau, sậy cũng vươn mình trở nên rậm rạp hơn. Đó là nơi trú ngụ, làm tổ lý tưởng của một số loài chim chích đầm lầy thuộc giống Locustella. Đây cũng là thời điểm thích hợp để chim tu hú thực hiện “thiên chức đẻ nhờ” mà tổ tiên của chúng đã truyền lại cho chúng trong cuộc sinh tồn. Trước tiên, tu hú mái tìm một tổ chim chích đã đẻ trứng và tự thưởng cho mình một quả trứng của loài chim này. Sau khi no nê, bà mẹ gian hùng này đẻ vào đó một quả trứng của mình. Trứng của tu hú nhỏ gần bằng kính thước của trứng chim chích, với hoa văn rất giống khiến vợ chồng nhà chim chích tội nghiệp cứ tưởng đó là trứng của mình.
Vì có gen di truyền về “chiến lược” và sự tinh quái nên tu hú mẹ đủ khôn ngoan nhận biết tổ chim chích mà nó đẻ nhờ sau một thời gian ấp trứng con của nó sẽ nở ra trước tiên, hoặc ít nhất thì cũng nở cùng ngày với quả trứng đầu tiên của chim chích. Mặc dù mới nở ra còn đỏ hỏn và mắt còn chưa nhìn thấy ánh sáng nhưng tu hú con đã thể hiện bản lĩnh của một ác thủ. Nó nhanh chóng dùng sức mạnh cơ bắp, đôi cánh và phần lưng để đẩy chú chim chích non tội nghiệp mới nở cùng những quả trứng còn lại văng ra khỏi tổ. Âm mưu của nó là độc chiếm nguồn thức ăn nuôi dưỡng bầy con của cặp chim chích bố mẹ...
Dẫn nguồn từ http://www.vncreatures.net/new_9.php.

Thưa ngài vienquang! Với trọng trách là người giữ gìn Pháp bảo ngài nghĩ sao?
Các pháp vô sanh latuan có là gì mà có thể diệt pháp chứ. Chỉ là bày ra lẽ chân ngụy thôi. Có qua cầu rút ván không đó là mật tại nơi người.
Pháp nếu chẳng chân sẽ hoài trôi lăn nơi mê vọng. Quả là uổng chịu luân hồi với thêm nhiều khổ não.
Đã là đúng thời. Tùy ngài vienquang tùy duyên nhậm vận. Latuan này sống chết đành phó thác cho ngài vậy.
Nếu ngài không trân trọng hữu duyên thì latuan đem chút duyên thừa ra nghiền thành vô duyên vậy.
Nào ai nợ ai. Kính!
 

vienquang6

Ban Cố Vấn Chủ Đạo Diễn Đàn - Quyền Admin
Quản trị viên
Đại lão Hòa thượng
ĐÃ TIẾN CÚNG
Tham gia
6 Thg 2 2007
Bài viết
3,869
Điểm tương tác
920
Điểm
113
Chuyện loài chim Bằng lạc mẹ.

Kính ngài latuan.

VQ cũng xin hầu tạ ngài câu chuyện loài chim bằng lạc mẹ ....

Xưa có một con chim Bằng, lúc mới nở bị lạc mẹ, tình cờ làm sao nó lại sống chung với đàn chim sẻ.

Hằng ngày nó cứ tưởng mình là chim sẻ giống như chim sẻ chỉ lượn lờ bên xó bếp kiếm ăn !

images


Rồi cứ theo thời gian, ngày một biến đổi... nó dần nhận ra rằng sức bay của mình sao cứ vượt tầm xó bếp, rồi có những lần, cảm hứng; nó bay bổng lên không trung và cảm nhận được sự hùng vĩ của tự thân.

Thế rồi không cần ai nhắc nhở, khi đủ tuổi chim Bằng lại tự tìm về chỗ của mình phải ở là trời cao thâm thẳm.

nó bổng ngẫm nghĩ, nếu chẳng nhờ tổ chim sẻ nuôi nấng nó khi còn tấm bé, thì làm sao nó có được ngày nay...


images
 

latuan

Cựu Thành Viên Diễn Đàn
Tham gia
15 Thg 4 2015
Bài viết
1,256
Điểm tương tác
409
Điểm
83
I Kính ngài vienquang! Latuan không phải là không rõ tâm tư của ngài. Nhưng lý này không phải vụng.
Pháp nếu chẳng chân sẽ khiến người học Phật hoài trôi lăn nơi mê vọng. Quả là uổng chịu luân hồi với thêm nhiều khổ não ở 3 cõi 6 đường.
Hơn nữa, ngài có biết vì sao Phật phải lao nhọc 49 năm dài với đôi chân trần thuyết pháp độ sinh, giúp chúng sinh 3 cõi 6 đường lìa khổ, thoát khỏi luân hồi không?
Nếu chánh pháp nhãn tạng của Như Lai chẳng khác gì các pháp của ngoại đạo thì Phật Thích Ca chịu nhiều lao nhọc để mà làm gì? Về vương quốc Thích Ca làm một bậc Chuyển Luân Thánh Vương có hơn không?
Tiếc thay từ bi tâm bất khả tư nghị của Giác giả Thích Ca đã bị người học Phật nhiều đời cô phụ mất rồi. Thật rất đau xót.
Latuan đối với các pháp hữu vi thiện ác chẳng nhiễm chẳng tịnh. Lấy sự như như mà tùy duyên đối cảnh. Chỉ tiếc rằng nhiều vị nơi diễn đàn đây ghét ác như cừu mấy phen làm điên đảo thị phi. Latuan muốn đặt thân ngoài thế sự nhưng đồng đạo đâu cho latuan thảnh thơi nhấp chén trà Tào Khê.
Nay sự đã đến thế này nếu không thành tựu cho họ biết đến bao giờ họ đáo nhập Tây Phương lạc cảnh.
Latuan nói pháp vốn vô sanh vậy mà xem ra ngài vẫn sợ pháp diệt à?
Ngài rõ biết pháp chẳng nên hý luận, lạm bàn. Do vậy nếu chẳng bày ra sự chân ngụy thì latuan nên rời đi để tránh việc rơi vào việc hý luận, lạm bàn. Đó là chút tâm ý hẹp hòi của latuan mong ngài vienquang thấu tình, đạt lý và thành toàn cho vậy.
Kính!
 

dieuduc

Registered
Phật tử
Tham gia
18 Thg 3 2010
Bài viết
1,053
Điểm tương tác
385
Điểm
83
Địa chỉ
pa, usa
Xin hỏi ngài vienquang, cô Diệu Đức, Thu Tử, trưởng bối Nguyên Chiếu, nguoidienhocphat, Tranglinh hay một ai đó thông hiểu bộ kinh A Di Đà! Xin hỏi mọi người xác quyết lại có phải kinh A di đà là bộ kinh Phật Thích Ca thuyết sau cùng trước ngày nhập diệt không?

Chào bạn latuan,
Câu hỏi này của Bạn rất hay - nhưng hiện d/đ không có ở nhà nên hẹn Bạn cuối tuần nhé !
Thân
 

latuan

Cựu Thành Viên Diễn Đàn
Tham gia
15 Thg 4 2015
Bài viết
1,256
Điểm tương tác
409
Điểm
83
Chào bạn latuan,
Câu hỏi này của Bạn rất hay - nhưng hiện d/đ không có ở nhà nên hẹn Bạn cuối tuần nhé !
Thân
Latuan rất cảm ơn cô Diệu Đức đã mở lời bồi tiếp. Latuan sẽ chờ đợi câu trả lời của cô. Kính!
 

auduongphong

Well-Known Member
Quản trị viên
Thượng toạ
Tham gia
29 Thg 4 2015
Bài viết
698
Điểm tương tác
264
Điểm
63
Chào bạn latuan,
Câu hỏi này của Bạn rất hay - nhưng hiện d/đ không có ở nhà nên hẹn Bạn cuối tuần nhé !
Thân

Tôi nghe câu này của Diệu Đức đến mấy lần rồi, bỗng tự nghĩ.
Tại sao hiện đang trả lời với diễn đàn được mà không trả lời luôn mà lại phải trở về nhà rồi mới trả lời được?
Ở nhà có nuôi thần linh hay ma à?
Trả lời là trả lời liền không chậm trễ, chứ chờ đến một tuần thì thế giới hiện tượng ... đã thay đổi đến chóng cả mặt rồi sao còn ý nghĩa gì nữa.
Thật lạ lùng ở cái diễn đàn này có nhiều vị như ....
 

dieuduc

Registered
Phật tử
Tham gia
18 Thg 3 2010
Bài viết
1,053
Điểm tương tác
385
Điểm
83
Địa chỉ
pa, usa
Tôi nghe câu này của Diệu Đức đến mấy lần rồi, bỗng tự nghĩ.
Tại sao hiện đang trả lời với diễn đàn được mà không trả lời luôn mà lại phải trở về nhà rồi mới trả lời được?
Ở nhà có nuôi thần linh hay ma à?
Trả lời là trả lời liền không chậm trễ, chứ chờ đến một tuần thì thế giới hiện tượng ... đã thay đổi đến chóng cả mặt rồi sao còn ý nghĩa gì nữa.
Thật lạ lùng ở cái diễn đàn này có nhiều vị như ....

Chào bạn auduongphong,

d/đ không có ở nhà là vì d/đ có mấy đứa cháu còn nhỏ nên thường đến nhà tụi nó trông coi dùm nên trong tuần d/đ không có thời gian rảnh nhất định chỉ có cuối tuần thì có ba mẹ nó nên không phải bận. Tuy nhiên, trong tuần mà bận thì cuối tuần lại nhiều việc

Vả lại d/đ sử dụng iPad không có rành. Ở nhà có máy bàn nên dễ sử dụng. d/đ không có được sự thuận duyên như các Bạn. Gia đình của d/đ cả nội ngoại và con cái kể cả rể đều theo đạo thờ ông bà và sống đúng theo đaọ làm người. Chỉ có nội của d/đ là tu theo đạo Tiên (thờ ngũ hành). Nhưng ba d/đ mồ côi mẹ sống với bà nội của Ba nên cũng không tu theo. Nhà d/đ chỉ có bàn thờ ông bà chứ không có thờ thêm vị nào cả - kể cả Phật.

Quả thật có nhiều bài d/đ muốn tham gia nhưng sau đó thì đã qua rồi. Chỉ có những bài hỏi đích danh d/đ - d/đ mới hẹn cuối tuần

Thân
 

latuan

Cựu Thành Viên Diễn Đàn
Tham gia
15 Thg 4 2015
Bài viết
1,256
Điểm tương tác
409
Điểm
83
Thêm một việc vô ích chi bằng bớt một việc vô dụng.

Kính thưa cô Diệu Đức! Thôi latuan không phiền cô trả lời câu hỏi mà latuan đã vụng đặt ra nữa. Dẫu sao latuan cũng rất cảm ơn cô. Kính lễ!
Trích dẫn trong kinh Diệu Pháp Liên Hoa do sư ông Thích Trí Tịnh dịch giải...
Xá-Lợi-Phất! Như trong quốc ấp, tụ lạc có vị đại Trưởng-giả tuổi đã già suy,
của giàu vô lượng, có nhiều nhà ruộng
và các tôi tớ. Nhà ông rộng lớn mà chỉ
có một cửa để ra vào, người ở trong đó
rất đông; hoặc một trăm, hai trăm cho
đến năm trăm người, lầu gác đã mục,
vách phên sụp đổ, chân cột hư nát, trính xiêng xiêu ngã, bốn phía đồng một lúc, lửa bỗng nổi lên đốt cháy nhà cửa.
Các người con của Trưởng-giả hoặc mười người, hoặc hai mươi người, hoặc đến ba mươi người ở trong nhà đó.

14. Trưởng-giả thấy lửa từ bốn phía nhà cháy lên, liền rất sợ sệt mà nghĩ rằng:
Ta dầu có thể ở nơi cửa của nhà cháy
này, ra ngoài rất an ổn, song các con ở
trong nhà lửa ưa vui chơi giỡn không
hay biết, không sợ sệt, lửa đến đốt thân rất đau khổ lắm, mà lòng chẳng nhàm
lo, không có ý cầu ra khỏi.
Xá-Lợi-Phất! Ông Trưởng-giả đó lại
nghĩ: thân và tay của ta có sức mạnh,
nên dùng vạt áo hoặc dùng ghe đẳng từ trong nhà mà ra ngoài. Ông lại nghĩ:
Nhà này chỉ có một cái cửa mà lại hẹp
nhỏ, các con thơ bé chưa hiểu, mê đắm chơi giỡn hoặc vấp ngã bị lửa đốt cháy, ta nên vì chúng nó mà nói những việc đáng sợ.
Nhà này đã bị cháy phải mau ra liền,
chớ để bị lửa đốt hại. Nghĩ như thế theo chỗ đã nghĩ đó mà bảo các con: "Các con mau ra!" Cha dầu thương xót khéo nói để dụ dỗ, mà các người con ưa vui chơi chẳng khứng tin chịu, chẳng sợ sệt, trọn không có lòng muốn ra, lại cũng chẳng hiểu gì là lửa? gì là nhà? Thế nào là hại? Chỉ cứ đông tây chạy giỡn nhìn cha mà thôi.

15. Bấy giờ, Trưởng-giả liền nghĩ nhà này đã bị lửa lớn đốt cháy, ta cùng các con nếu không ra liền chắc sẽ bị cháy, ta nay nên bày chước phương tiện khiến cho các con được khỏi nạn này.
Cha biết các con đều vẫn có lòng thích
các đồ chơi trân báu lạ lùng, nếu có,
chắc chúng nó ưa đắm nghĩ xong mà bảo các con rằng "Đây này là những món ít có khó được mà con có thể vui chơi, nếu các con không ra lấy sau chắc buồn ăn năn. Các thứ xe dê, xe hươu, xe trâu như thế, nay ở ngoài cửa có thể dùng dạo chơi, các con ở nơi nhà lửa nên mau ra đây tùy ý các con muốn, cha đều sẽ cho các con".
Lúc bấy giờ, các người con nghe cha nói đồ chơi báu đẹp vừa ý mình nên lòng mỗi người đều mạnh mẽ xô đẩy lẫn nhau cùng đua nhau ruổi chạy tranh ra khỏi nhà lửa. Khi đó Trưởng-giả thấy các con được an ổn ra khỏi nhà lửa đều ở đường ngã tư nơi đất trống không còn bị chướng ngại, tâm ông thơ thới vui mừng hớn hở.
Bấy giờ, các người con đều thưa với
cha rằng "Cha lúc nãy hứa cho những
đồ chơi tốt đẹp, nào xe dê, xe hươu, xe
trâu xin liền ban cho."16. Xá-Lợi-Phất! Khi đó Trưởng-giả đều cho các con đồng một thứ xe lớn, xe đó cao rộng chưng dọn bằng các món báu, lan can bao quanh, bốn phía treo linh, lại dùng màn lọng giăng che ở trên, cũng dùng đồ báu đẹp tốt lạ mà trau
giồi đó, dây bằng báu kết thắt các dải hoa rủ xuống, nệm chiếu mềm mại trải chồng, gối đỏ để trên, dùng trâu trắng kéo, sắc da mập sạch thân hình mập đẹp, có sức rất mạnh bước đi ngay bằng mau lẹ như gió, lại có đông tôi tớ để hầu hạ đó.
Vì cớ sao? Vì ông Trưởng-giả đó của giàu vô lượng, các thứ kho tàng thảy đều đầy ngập, ông nghĩ rằng : "Của cải của ta nhiều vô cực, không nên dùng xe nhỏ xấu kém mà cho các con, nay những trẻ thơ này đều là con của ta, đồng yêu không thiên lệch, ta có xe bằng bảy báu như thế số nhiều vô lượng nên lấy lòng bình đẳng mà đều cho chúng nó, chẳng nên sai khác."
Vì sao? Dầu đem xe của ta đó khắp cho cả người một nước hãy còn không thiếu huống gì các con. Lúc ấy các người con đều ngồi xe lớn được điều chưa từng có, không phải chỗ trước kia mình
trông.

17. Xá-Lợi-Phất! Ý của ông nghĩ sao? Ông Trưởng-giả đó đồng đem xe trân báu lớn cho các người con, có lỗi hư vọng chăng?
Xá-Lợi-Phất thưa : "'Thưa Thế-Tôn ! Không, ông Trưởng giả chỉ làm cho các con được khỏi nạn lửa, toàn thân mạng chúng nó chẳng phải là hư vọng. Vì sao? Nếu được toàn thân
mạng bèn đã được đồ chơi tốt đẹp, huống nữa là dùng phương tiện cứu vớt ra khỏi nhà lửa.
Thế-Tôn! Dầu ông Trưởng-giả đó nhẫn đến chẳng cho một thứ xe rất nhỏ còn chẳng phải hư vọng. Vì sao? Vì ông Trưởng-giả đó trước có nghĩ như vầy:
Ta dùng trước phương tiện cho các con được ra khỏi, vì nhân duyên đó nên không hư vọng vậy. Huống gì ông Trưởng-giả tự biết mình của giàu vô lượng muốn lợi ích các con mà đồng cho xe lớn!".
...
Kinh Pháp Hoa và dàn trải ở rất nhiều bộ kinh Phật Thích Ca đã xác quyết tất cả các pháp chỉ là pháp dụ, là pháp phương tiện. Người chấp là thật, lấy giả làm chân tranh luận không ngừng. Nói nhiều phỏng có ích gì. Nếu không nhận chân thì nơi nào chẳng ngụy. Latuan đã khiến mọi người mất thời gian.
Kính!
 

vienquang6

Ban Cố Vấn Chủ Đạo Diễn Đàn - Quyền Admin
Quản trị viên
Đại lão Hòa thượng
ĐÃ TIẾN CÚNG
Tham gia
6 Thg 2 2007
Bài viết
3,869
Điểm tương tác
920
Điểm
113
Kính thưa cô Diệu Đức! Thôi latuan không phiền cô trả lời câu hỏi mà latuan đã vụng đặt ra nữa. Dẫu sao latuan cũng rất cảm ơn cô. Kính lễ!
Trích dẫn trong kinh Diệu Pháp Liên Hoa do sư ông Thích Trí Tịnh dịch giải...
Xá-Lợi-Phất! Như trong quốc ấp, tụ lạc có vị đại Trưởng-giả tuổi đã già suy,
của giàu vô lượng, có nhiều nhà ruộng
và các tôi tớ. Nhà ông rộng lớn mà chỉ
có một cửa để ra vào, người ở trong đó
rất đông; hoặc một trăm, hai trăm cho
đến năm trăm người, lầu gác đã mục,
vách phên sụp đổ, chân cột hư nát, trính xiêng xiêu ngã, bốn phía đồng một lúc, lửa bỗng nổi lên đốt cháy nhà cửa.
Các người con của Trưởng-giả hoặc mười người, hoặc hai mươi người, hoặc đến ba mươi người ở trong nhà đó.

14. Trưởng-giả thấy lửa từ bốn phía nhà cháy lên, liền rất sợ sệt mà nghĩ rằng:
Ta dầu có thể ở nơi cửa của nhà cháy
này, ra ngoài rất an ổn, song các con ở
trong nhà lửa ưa vui chơi giỡn không
hay biết, không sợ sệt, lửa đến đốt thân rất đau khổ lắm, mà lòng chẳng nhàm
lo, không có ý cầu ra khỏi.
Xá-Lợi-Phất! Ông Trưởng-giả đó lại
nghĩ: thân và tay của ta có sức mạnh,
nên dùng vạt áo hoặc dùng ghe đẳng từ trong nhà mà ra ngoài. Ông lại nghĩ:
Nhà này chỉ có một cái cửa mà lại hẹp
nhỏ, các con thơ bé chưa hiểu, mê đắm chơi giỡn hoặc vấp ngã bị lửa đốt cháy, ta nên vì chúng nó mà nói những việc đáng sợ.
Nhà này đã bị cháy phải mau ra liền,
chớ để bị lửa đốt hại. Nghĩ như thế theo chỗ đã nghĩ đó mà bảo các con: "Các con mau ra!" Cha dầu thương xót khéo nói để dụ dỗ, mà các người con ưa vui chơi chẳng khứng tin chịu, chẳng sợ sệt, trọn không có lòng muốn ra, lại cũng chẳng hiểu gì là lửa? gì là nhà? Thế nào là hại? Chỉ cứ đông tây chạy giỡn nhìn cha mà thôi.

15. Bấy giờ, Trưởng-giả liền nghĩ nhà này đã bị lửa lớn đốt cháy, ta cùng các con nếu không ra liền chắc sẽ bị cháy, ta nay nên bày chước phương tiện khiến cho các con được khỏi nạn này.
Cha biết các con đều vẫn có lòng thích
các đồ chơi trân báu lạ lùng, nếu có,
chắc chúng nó ưa đắm nghĩ xong mà bảo các con rằng "Đây này là những món ít có khó được mà con có thể vui chơi, nếu các con không ra lấy sau chắc buồn ăn năn. Các thứ xe dê, xe hươu, xe trâu như thế, nay ở ngoài cửa có thể dùng dạo chơi, các con ở nơi nhà lửa nên mau ra đây tùy ý các con muốn, cha đều sẽ cho các con".
Lúc bấy giờ, các người con nghe cha nói đồ chơi báu đẹp vừa ý mình nên lòng mỗi người đều mạnh mẽ xô đẩy lẫn nhau cùng đua nhau ruổi chạy tranh ra khỏi nhà lửa. Khi đó Trưởng-giả thấy các con được an ổn ra khỏi nhà lửa đều ở đường ngã tư nơi đất trống không còn bị chướng ngại, tâm ông thơ thới vui mừng hớn hở.
Bấy giờ, các người con đều thưa với
cha rằng "Cha lúc nãy hứa cho những
đồ chơi tốt đẹp, nào xe dê, xe hươu, xe
trâu xin liền ban cho."16. Xá-Lợi-Phất! Khi đó Trưởng-giả đều cho các con đồng một thứ xe lớn, xe đó cao rộng chưng dọn bằng các món báu, lan can bao quanh, bốn phía treo linh, lại dùng màn lọng giăng che ở trên, cũng dùng đồ báu đẹp tốt lạ mà trau
giồi đó, dây bằng báu kết thắt các dải hoa rủ xuống, nệm chiếu mềm mại trải chồng, gối đỏ để trên, dùng trâu trắng kéo, sắc da mập sạch thân hình mập đẹp, có sức rất mạnh bước đi ngay bằng mau lẹ như gió, lại có đông tôi tớ để hầu hạ đó.
Vì cớ sao? Vì ông Trưởng-giả đó của giàu vô lượng, các thứ kho tàng thảy đều đầy ngập, ông nghĩ rằng : "Của cải của ta nhiều vô cực, không nên dùng xe nhỏ xấu kém mà cho các con, nay những trẻ thơ này đều là con của ta, đồng yêu không thiên lệch, ta có xe bằng bảy báu như thế số nhiều vô lượng nên lấy lòng bình đẳng mà đều cho chúng nó, chẳng nên sai khác."
Vì sao? Dầu đem xe của ta đó khắp cho cả người một nước hãy còn không thiếu huống gì các con. Lúc ấy các người con đều ngồi xe lớn được điều chưa từng có, không phải chỗ trước kia mình
trông.

17. Xá-Lợi-Phất! Ý của ông nghĩ sao? Ông Trưởng-giả đó đồng đem xe trân báu lớn cho các người con, có lỗi hư vọng chăng?
Xá-Lợi-Phất thưa : "'Thưa Thế-Tôn ! Không, ông Trưởng giả chỉ làm cho các con được khỏi nạn lửa, toàn thân mạng chúng nó chẳng phải là hư vọng. Vì sao? Nếu được toàn thân
mạng bèn đã được đồ chơi tốt đẹp, huống nữa là dùng phương tiện cứu vớt ra khỏi nhà lửa.
Thế-Tôn! Dầu ông Trưởng-giả đó nhẫn đến chẳng cho một thứ xe rất nhỏ còn chẳng phải hư vọng. Vì sao? Vì ông Trưởng-giả đó trước có nghĩ như vầy:
Ta dùng trước phương tiện cho các con được ra khỏi, vì nhân duyên đó nên không hư vọng vậy. Huống gì ông Trưởng-giả tự biết mình của giàu vô lượng muốn lợi ích các con mà đồng cho xe lớn!".
...
Kinh Pháp Hoa và dàn trải ở rất nhiều bộ kinh Phật Thích Ca đã xác quyết tất cả các pháp chỉ là pháp dụ, là pháp phương tiện. Người chấp là thật, lấy giả làm chân tranh luận không ngừng. Nói nhiều phỏng có ích gì. Nếu không nhận chân thì nơi nào chẳng ngụy. Latuan đã khiến mọi người mất thời gian.
Kính!

Ngài latuan nói rất đúng.

Dạo trước, VQ đã được một vị Tôn Đức dạy rằng:

Phật và Tổ vì muốn muốn độ chúng sanh, nên đã phương tiện: "Trước dùng Dục câu dắt, sau dùng Trí để độ".

Nhân đây, VQ xin được kể hầu quý ĐH một chuyện thật, đã xảy ra trên diễn đàn này, dạo trước.... (trong câu chuyện kể, vì lâu ngày, tên nhân vật và một số chi tiết có thể có thay đổi).

Số là:
 

nguoidienhocphat1

Well-Known Member
Quản trị viên
Thượng toạ
Tham gia
31 Thg 8 2015
Bài viết
1,934
Điểm tương tác
347
Điểm
83
Kính thưa cô Diệu Đức! Thôi latuan không phiền cô trả lời câu hỏi mà latuan đã vụng đặt ra nữa. Dẫu sao latuan cũng rất cảm ơn cô. Kính lễ!
Trích dẫn trong kinh Diệu Pháp Liên Hoa do sư ông Thích Trí Tịnh dịch giải...
Xá-Lợi-Phất! Như trong quốc ấp, tụ lạc có vị đại Trưởng-giả tuổi đã già suy,
của giàu vô lượng, có nhiều nhà ruộng
và các tôi tớ. Nhà ông rộng lớn mà chỉ
có một cửa để ra vào, người ở trong đó
rất đông; hoặc một trăm, hai trăm cho
đến năm trăm người, lầu gác đã mục,
vách phên sụp đổ, chân cột hư nát, trính xiêng xiêu ngã, bốn phía đồng một lúc, lửa bỗng nổi lên đốt cháy nhà cửa.
Các người con của Trưởng-giả hoặc mười người, hoặc hai mươi người, hoặc đến ba mươi người ở trong nhà đó.

14. Trưởng-giả thấy lửa từ bốn phía nhà cháy lên, liền rất sợ sệt mà nghĩ rằng:
Ta dầu có thể ở nơi cửa của nhà cháy
này, ra ngoài rất an ổn, song các con ở
trong nhà lửa ưa vui chơi giỡn không
hay biết, không sợ sệt, lửa đến đốt thân rất đau khổ lắm, mà lòng chẳng nhàm
lo, không có ý cầu ra khỏi.
Xá-Lợi-Phất! Ông Trưởng-giả đó lại
nghĩ: thân và tay của ta có sức mạnh,
nên dùng vạt áo hoặc dùng ghe đẳng từ trong nhà mà ra ngoài. Ông lại nghĩ:
Nhà này chỉ có một cái cửa mà lại hẹp
nhỏ, các con thơ bé chưa hiểu, mê đắm chơi giỡn hoặc vấp ngã bị lửa đốt cháy, ta nên vì chúng nó mà nói những việc đáng sợ.
Nhà này đã bị cháy phải mau ra liền,
chớ để bị lửa đốt hại. Nghĩ như thế theo chỗ đã nghĩ đó mà bảo các con: "Các con mau ra!" Cha dầu thương xót khéo nói để dụ dỗ, mà các người con ưa vui chơi chẳng khứng tin chịu, chẳng sợ sệt, trọn không có lòng muốn ra, lại cũng chẳng hiểu gì là lửa? gì là nhà? Thế nào là hại? Chỉ cứ đông tây chạy giỡn nhìn cha mà thôi.

15. Bấy giờ, Trưởng-giả liền nghĩ nhà này đã bị lửa lớn đốt cháy, ta cùng các con nếu không ra liền chắc sẽ bị cháy, ta nay nên bày chước phương tiện khiến cho các con được khỏi nạn này.
Cha biết các con đều vẫn có lòng thích
các đồ chơi trân báu lạ lùng, nếu có,
chắc chúng nó ưa đắm nghĩ xong mà bảo các con rằng "Đây này là những món ít có khó được mà con có thể vui chơi, nếu các con không ra lấy sau chắc buồn ăn năn. Các thứ xe dê, xe hươu, xe trâu như thế, nay ở ngoài cửa có thể dùng dạo chơi, các con ở nơi nhà lửa nên mau ra đây tùy ý các con muốn, cha đều sẽ cho các con".
Lúc bấy giờ, các người con nghe cha nói đồ chơi báu đẹp vừa ý mình nên lòng mỗi người đều mạnh mẽ xô đẩy lẫn nhau cùng đua nhau ruổi chạy tranh ra khỏi nhà lửa. Khi đó Trưởng-giả thấy các con được an ổn ra khỏi nhà lửa đều ở đường ngã tư nơi đất trống không còn bị chướng ngại, tâm ông thơ thới vui mừng hớn hở.
Bấy giờ, các người con đều thưa với
cha rằng "Cha lúc nãy hứa cho những
đồ chơi tốt đẹp, nào xe dê, xe hươu, xe
trâu xin liền ban cho."16. Xá-Lợi-Phất! Khi đó Trưởng-giả đều cho các con đồng một thứ xe lớn, xe đó cao rộng chưng dọn bằng các món báu, lan can bao quanh, bốn phía treo linh, lại dùng màn lọng giăng che ở trên, cũng dùng đồ báu đẹp tốt lạ mà trau
giồi đó, dây bằng báu kết thắt các dải hoa rủ xuống, nệm chiếu mềm mại trải chồng, gối đỏ để trên, dùng trâu trắng kéo, sắc da mập sạch thân hình mập đẹp, có sức rất mạnh bước đi ngay bằng mau lẹ như gió, lại có đông tôi tớ để hầu hạ đó.
Vì cớ sao? Vì ông Trưởng-giả đó của giàu vô lượng, các thứ kho tàng thảy đều đầy ngập, ông nghĩ rằng : "Của cải của ta nhiều vô cực, không nên dùng xe nhỏ xấu kém mà cho các con, nay những trẻ thơ này đều là con của ta, đồng yêu không thiên lệch, ta có xe bằng bảy báu như thế số nhiều vô lượng nên lấy lòng bình đẳng mà đều cho chúng nó, chẳng nên sai khác."
Vì sao? Dầu đem xe của ta đó khắp cho cả người một nước hãy còn không thiếu huống gì các con. Lúc ấy các người con đều ngồi xe lớn được điều chưa từng có, không phải chỗ trước kia mình
trông.

17. Xá-Lợi-Phất! Ý của ông nghĩ sao? Ông Trưởng-giả đó đồng đem xe trân báu lớn cho các người con, có lỗi hư vọng chăng?
Xá-Lợi-Phất thưa : "'Thưa Thế-Tôn ! Không, ông Trưởng giả chỉ làm cho các con được khỏi nạn lửa, toàn thân mạng chúng nó chẳng phải là hư vọng. Vì sao? Nếu được toàn thân
mạng bèn đã được đồ chơi tốt đẹp, huống nữa là dùng phương tiện cứu vớt ra khỏi nhà lửa.
Thế-Tôn! Dầu ông Trưởng-giả đó nhẫn đến chẳng cho một thứ xe rất nhỏ còn chẳng phải hư vọng. Vì sao? Vì ông Trưởng-giả đó trước có nghĩ như vầy:
Ta dùng trước phương tiện cho các con được ra khỏi, vì nhân duyên đó nên không hư vọng vậy. Huống gì ông Trưởng-giả tự biết mình của giàu vô lượng muốn lợi ích các con mà đồng cho xe lớn!".
...
Kinh Pháp Hoa và dàn trải ở rất nhiều bộ kinh Phật Thích Ca đã xác quyết tất cả các pháp chỉ là pháp dụ, là pháp phương tiện. Người chấp là thật, lấy giả làm chân tranh luận không ngừng. Nói nhiều phỏng có ích gì. Nếu không nhận chân thì nơi nào chẳng ngụy. Latuan đã khiến mọi người mất thời gian.
Kính!
Người điên trích dẫn bài viết thực tại hiện tiền của quý hữu đức trí trích trong bài giảng của thầy viên minh. Mong latuan ngộ được bao nhiêu thì ngộ. A di đà Phật!


- Đồng ý Phật không nói phương pháp, Ngài chỉ thẳng, nói thẳng cái thực cho người ta thấy mà sống với cái thực, nhưng sao kinh điển về sau, nhất là chư Tổ, dường như mỗi vị, mỗi tông phái, mỗi giáo phái đều có phương pháp riêng gọi là phương tiện thiện xảo?

- Vâng, câu hỏi đó hay lắm. Sự thật là, chư Tổ vì thấy chúng sinh nhiều bụi cát trong mắt quá, bụi cát chính là tư kiến, tư dục, không trực tiếp thấy được pháp, nên các Ngài bèn vận dụng, vận dụng ẩn dụ, biểu tượng; vận dụng phương tiện, phương pháp… mà thành ra Đại Thừa. Vậy pháp Đại Thừa chính là pháp vận dụng. Vận dụng cho đại đa số quần chúng để qua phương pháp, phương tiện đó mà tiếp cận cái thực. Cái thực mà những ai được Đức Phật trực tiếp chỉ thẳng có thể thấy ngay. Do đó, sau thời kỳ phương tiện, Thiền Tông lại trở về tinh thần chỉ thẳng của thời Nguyên Thủy. Thiền Tông nói “trực chỉ nhân tâm”, hoặc “đương xứ tức chân” v.v. chính là nói thực tánh Sandiṭṭhiko, Akāliko v.v. của Pháp trong thời Nguyên Thủy Phật giáo. Vậy chúng ta không ngạc nhiên khi thấy ai vừa mới há miệng định hỏi pháp, vấn thiền là Lâm Tế liền đưa gậy lên đánh hoặc hét to một tiếng. Vì sao vậy? Vì Lâm Tế muốn trả anh ta về với thực tại hiện tiền, muốn anh ta tỉnh cơn mộng dài của lý trí vọng thức. Vướng vào sở tri và sở đắc là trở ngại lớn trên đường tuệ giác.

Thực ra, Niết-bàn không phải là xa. Xa là vì chúng ta cứ mãi hướng ngoại tầm cầu mà sở cầu chỉ là Niết-bàn ảo ảnh. Nhưng ngay khi buông bỏ mọi khát vọng, mọi tầm cầu, mọi ý muốn thủ đắc Niết-bàn thì Niết-bàn đã ở đó tự bao giờ.

“Thân tại hải trung hưu mích thủy

Nhật hành lãnh thượng mạc tầm sơn”.

(Thân chốn biển khơi thôi kiếm nước

Ngày dạo cao sơn chớ tìm non ).

Chính vì hướng ra ngoài mà mong cầu tìm kiếm nên không thấy Niết-bàn thực tại, chỉ thấy đâu đâu cũng là biển khổ mênh mông.

Pháp (Dhamma) luôn luôn nhắn nhủ rằng: “Muốn thấy Niết-bàn ư ? Hãy quay đầu mà thấy (Ehipassiko)”. Cho nên người xưa có lý khi nói: “Biển khổ mênh mông, hồi đầu là bến”. Có ai thấm thía được lời nhắn nhủ tha thiết này không?

Cho nên những người tu hành mà không thấy pháp rồi tu theo tưởng tượng của mình thì càng tu càng xa đạo. Càng tinh tấn càng dễ lệch đường. Điều đó thật là kinh khủng. Thật quá đau lòng, phải không?

Nói như vậy thì tất cả mọi người không nên tu sao? Đâu phải vậy? Tu chứ! Nhưng tu là phải thấy, điều kiện tất yếu của pháp do Đức Thế Tôn khai thị, là phải thấy, nếu không thấy ngay (sandiṭṭhiko) thì hãy hồi đầu mà thấy (Ehipassiko). Thấy pháp và sống pháp, ấy mới gọi là tu. Tu là ở trong pháp, với pháp, đặt chân đúng trên đất pháp, chứ không phải là chạy ra khỏi pháp mà tu để tìm pháp cái kiểu thả mồi bắt bóng. Nhưng nếu đã không biết hồi đầu ra làm sao mà thấy, lúc bấy giờ mới sử dụng phương tiện hay phương pháp mà tu. Đành vậy chứ biết làm sao! Pháp môn phương tiện thiện xảo của chư Tổ tuy không bằng pháp môn trực tiếp thấy pháp mà Đức Phật đã dạy, nhưng có thể giúp chúng ta tiếp cận với pháp một cách hữu hiệu. Tiếc rằng càng về sau càng ít ai hiểu được ý chỉ của chư Tổ nên lắm khi đành phải…lạc đường.

Chung quanh chúng ta, ở đâu cũng có thể bắt gặp những người mà học thì chạy theo kinh điển, ngôn ngữ, văn tự, giảng hay luận giỏi. Họ không biết là họ đang bỏ pháp nơi thực tại để tìm pháp trong ngôn từ! Còn hành thì chạy theo sở cầu sở đắc, theo thị hiếu thị dục. Họ tu hành tận lực, công phu quyết liệt, khổ hạnh khắc kỷ…nhưng vì không thấy pháp, không thấy cái thực nên họ càng tu chừng nào, càng thành tựu chứng đắc chừng nào thì càng xa pháp, vì cái thành tựu chứng đắc ấy chỉ làm lớn cái ngã vọng tưởng của họ mà thôi. Kết quả vẫn không ra khỏi luân hồi đau khổ. Nghĩa là vô minh, ái dục vẫn còn nguyên!

Có một anh chàng thanh niên kia tự nhiên khởi vọng đi tìm người yêu, người mà anh ta luôn mơ tưởng. Nhưng sự thật anh ta có đi tìm người yêu thật không? Không, anh ta chỉ đi tìm cái bóng dáng trong tình cảm của chính anh ta mà thôi. Quý vị nghĩ thử có đúng không? Anh ta chỉ đi tìm cái hình ảnh mà tình yêu của anh mơ mộng vẽ vời, chứ không có một người nào thật sự anh yêu cả! Cũng vậy, những người tu Phật nào mãi lo loay hoay đi tìm cái pháp trong mộng thì không thể nào thấy được pháp thực. Người thanh niên kia, sau một thời gian so tìm hình ảnh trong mộng, cuối cùng cũng kiếm được một cô gái cưới về làm vợ, nhưng rồi chẳng bao lâu anh phát hiện người này cũng chưa phải là người đích thực trong mộng của mình, nên anh thất vọng, chán chường và đau khổ. Cũng vậy, bây giờ nếu chúng ta nỗ lực tham thiền để đạt cái này, cái kia theo sở thích, thì khi đạt được rồi chẳng bao lâu quý vị cũng sẽ chán ngấy cho mà xem. Đương nhiên là như vậy. Đó là định luật mà. Dễ hiểu là bởi vì cái đạt được do chúng ta tạo tác đều là pháp hữu vi, mà tất cả cái gì do tạo tác hữu vi đều là vô thường biến hoại.

Quý vị có nghe chữ hữu vi không? Có hai loại hữu vi.

- Một là hữu vi chủ quan, tức là pháp nào do tâm hay tư ý tạo tác, từ thiện, bất thiện cho đến nỗ lực tu hành tinh tấn, đắc thiền, nhập định… cũng đều là pháp hữu vi cả. Pháp hữu vi thiện vẫn có sanh có diệt, nên chưa thật sự an lạc huống chi là pháp hữu vi bất thiện. Hữu vi tạo tác này cần được đoạn tận, cần được tịch tịnh. Cho nên Đức Phật dạy trong kinh Dhammapāda:

“Aniccā vata sankhārā “Hữu vi vô thường

Uppādavaya dhammino Sanh diệt là tánh

Uppajitvā nirujjhanti Đã sanh phải diệt

Tesaṃ vūpasamo sukho” Tịch tịnh an lạc”.

Hai là hữu vi khách quan, tức là các pháp do duyên khởi một cách tự nhiên, không do tâm ý tạo tác. Hữu vi đó cũng vô thường nhưng không phải nguyên nhân của khổ, nên mặc dù vô thường mà vẫn tịch tịnh. Nghĩa là mặc dù có tánh vô thường sinh diệt (trên hiện tượng tự nhiên khách quan), mà không vô thường sanh diệt (trong ý niệm thời gian tâm lý). Hữu vi tự nhiên này không cần phải đoạn trừ (phi sở đoạn).

“Nhất thiết pháp bất sanh

Nhất thiết pháp bất diệt

Nhược năng như thị giải

Chư Phật thường hiện tiền”.
 

Nguyên Chiếu

Ban Đại Biểu nhiệm kỳ III (2015-2016)
Quản trị viên
Thượng toạ
Phật tử
ĐÃ TIẾN CÚNG
Tham gia
5 Tháng 5 2014
Bài viết
987
Điểm tương tác
377
Điểm
83
Người điên trích dẫn bài viết thực tại hiện tiền của quý hữu đức trí trích trong bài giảng của thầy viên minh. Mong latuan ngộ được bao nhiêu thì ngộ. A di đà Phật!


- Đồng ý Phật không nói phương pháp, Ngài chỉ thẳng, nói thẳng cái thực cho người ta thấy mà sống với cái thực, nhưng sao kinh điển về sau, nhất là chư Tổ, dường như mỗi vị, mỗi tông phái, mỗi giáo phái đều có phương pháp riêng gọi là phương tiện thiện xảo?

- Vâng, câu hỏi đó hay lắm. Sự thật là, chư Tổ vì thấy chúng sinh nhiều bụi cát trong mắt quá, bụi cát chính là tư kiến, tư dục, không trực tiếp thấy được pháp, nên các Ngài bèn vận dụng, vận dụng ẩn dụ, biểu tượng; vận dụng phương tiện, phương pháp… mà thành ra Đại Thừa. Vậy pháp Đại Thừa chính là pháp vận dụng. Vận dụng cho đại đa số quần chúng để qua phương pháp, phương tiện đó mà tiếp cận cái thực. Cái thực mà những ai được Đức Phật trực tiếp chỉ thẳng có thể thấy ngay. Do đó, sau thời kỳ phương tiện, Thiền Tông lại trở về tinh thần chỉ thẳng của thời Nguyên Thủy. Thiền Tông nói “trực chỉ nhân tâm”, hoặc “đương xứ tức chân” v.v. chính là nói thực tánh Sandiṭṭhiko, Akāliko v.v. của Pháp trong thời Nguyên Thủy Phật giáo. Vậy chúng ta không ngạc nhiên khi thấy ai vừa mới há miệng định hỏi pháp, vấn thiền là Lâm Tế liền đưa gậy lên đánh hoặc hét to một tiếng. Vì sao vậy? Vì Lâm Tế muốn trả anh ta về với thực tại hiện tiền, muốn anh ta tỉnh cơn mộng dài của lý trí vọng thức. Vướng vào sở tri và sở đắc là trở ngại lớn trên đường tuệ giác.

Thực ra, Niết-bàn không phải là xa. Xa là vì chúng ta cứ mãi hướng ngoại tầm cầu mà sở cầu chỉ là Niết-bàn ảo ảnh. Nhưng ngay khi buông bỏ mọi khát vọng, mọi tầm cầu, mọi ý muốn thủ đắc Niết-bàn thì Niết-bàn đã ở đó tự bao giờ.

“Thân tại hải trung hưu mích thủy

Nhật hành lãnh thượng mạc tầm sơn”.

(Thân chốn biển khơi thôi kiếm nước

Ngày dạo cao sơn chớ tìm non ).

Chính vì hướng ra ngoài mà mong cầu tìm kiếm nên không thấy Niết-bàn thực tại, chỉ thấy đâu đâu cũng là biển khổ mênh mông.

Pháp (Dhamma) luôn luôn nhắn nhủ rằng: “Muốn thấy Niết-bàn ư ? Hãy quay đầu mà thấy (Ehipassiko)”. Cho nên người xưa có lý khi nói: “Biển khổ mênh mông, hồi đầu là bến”. Có ai thấm thía được lời nhắn nhủ tha thiết này không?

Cho nên những người tu hành mà không thấy pháp rồi tu theo tưởng tượng của mình thì càng tu càng xa đạo. Càng tinh tấn càng dễ lệch đường. Điều đó thật là kinh khủng. Thật quá đau lòng, phải không?

Nói như vậy thì tất cả mọi người không nên tu sao? Đâu phải vậy? Tu chứ! Nhưng tu là phải thấy, điều kiện tất yếu của pháp do Đức Thế Tôn khai thị, là phải thấy, nếu không thấy ngay (sandiṭṭhiko) thì hãy hồi đầu mà thấy (Ehipassiko). Thấy pháp và sống pháp, ấy mới gọi là tu. Tu là ở trong pháp, với pháp, đặt chân đúng trên đất pháp, chứ không phải là chạy ra khỏi pháp mà tu để tìm pháp cái kiểu thả mồi bắt bóng. Nhưng nếu đã không biết hồi đầu ra làm sao mà thấy, lúc bấy giờ mới sử dụng phương tiện hay phương pháp mà tu. Đành vậy chứ biết làm sao! Pháp môn phương tiện thiện xảo của chư Tổ tuy không bằng pháp môn trực tiếp thấy pháp mà Đức Phật đã dạy, nhưng có thể giúp chúng ta tiếp cận với pháp một cách hữu hiệu. Tiếc rằng càng về sau càng ít ai hiểu được ý chỉ của chư Tổ nên lắm khi đành phải…lạc đường.

Chung quanh chúng ta, ở đâu cũng có thể bắt gặp những người mà học thì chạy theo kinh điển, ngôn ngữ, văn tự, giảng hay luận giỏi. Họ không biết là họ đang bỏ pháp nơi thực tại để tìm pháp trong ngôn từ! Còn hành thì chạy theo sở cầu sở đắc, theo thị hiếu thị dục. Họ tu hành tận lực, công phu quyết liệt, khổ hạnh khắc kỷ…nhưng vì không thấy pháp, không thấy cái thực nên họ càng tu chừng nào, càng thành tựu chứng đắc chừng nào thì càng xa pháp, vì cái thành tựu chứng đắc ấy chỉ làm lớn cái ngã vọng tưởng của họ mà thôi. Kết quả vẫn không ra khỏi luân hồi đau khổ. Nghĩa là vô minh, ái dục vẫn còn nguyên!

Có một anh chàng thanh niên kia tự nhiên khởi vọng đi tìm người yêu, người mà anh ta luôn mơ tưởng. Nhưng sự thật anh ta có đi tìm người yêu thật không? Không, anh ta chỉ đi tìm cái bóng dáng trong tình cảm của chính anh ta mà thôi. Quý vị nghĩ thử có đúng không? Anh ta chỉ đi tìm cái hình ảnh mà tình yêu của anh mơ mộng vẽ vời, chứ không có một người nào thật sự anh yêu cả! Cũng vậy, những người tu Phật nào mãi lo loay hoay đi tìm cái pháp trong mộng thì không thể nào thấy được pháp thực. Người thanh niên kia, sau một thời gian so tìm hình ảnh trong mộng, cuối cùng cũng kiếm được một cô gái cưới về làm vợ, nhưng rồi chẳng bao lâu anh phát hiện người này cũng chưa phải là người đích thực trong mộng của mình, nên anh thất vọng, chán chường và đau khổ. Cũng vậy, bây giờ nếu chúng ta nỗ lực tham thiền để đạt cái này, cái kia theo sở thích, thì khi đạt được rồi chẳng bao lâu quý vị cũng sẽ chán ngấy cho mà xem. Đương nhiên là như vậy. Đó là định luật mà. Dễ hiểu là bởi vì cái đạt được do chúng ta tạo tác đều là pháp hữu vi, mà tất cả cái gì do tạo tác hữu vi đều là vô thường biến hoại.

Quý vị có nghe chữ hữu vi không? Có hai loại hữu vi.

- Một là hữu vi chủ quan, tức là pháp nào do tâm hay tư ý tạo tác, từ thiện, bất thiện cho đến nỗ lực tu hành tinh tấn, đắc thiền, nhập định… cũng đều là pháp hữu vi cả. Pháp hữu vi thiện vẫn có sanh có diệt, nên chưa thật sự an lạc huống chi là pháp hữu vi bất thiện. Hữu vi tạo tác này cần được đoạn tận, cần được tịch tịnh. Cho nên Đức Phật dạy trong kinh Dhammapāda:

“Aniccā vata sankhārā “Hữu vi vô thường

Uppādavaya dhammino Sanh diệt là tánh

Uppajitvā nirujjhanti Đã sanh phải diệt

Tesaṃ vūpasamo sukho” Tịch tịnh an lạc”.

Hai là hữu vi khách quan, tức là các pháp do duyên khởi một cách tự nhiên, không do tâm ý tạo tác. Hữu vi đó cũng vô thường nhưng không phải nguyên nhân của khổ, nên mặc dù vô thường mà vẫn tịch tịnh. Nghĩa là mặc dù có tánh vô thường sinh diệt (trên hiện tượng tự nhiên khách quan), mà không vô thường sanh diệt (trong ý niệm thời gian tâm lý). Hữu vi tự nhiên này không cần phải đoạn trừ (phi sở đoạn).

“Nhất thiết pháp bất sanh

Nhất thiết pháp bất diệt

Nhược năng như thị giải

Chư Phật thường hiện tiền”
.

VÀ:

ViênQuang6


Qua cầu rồi có nên rút váng không ?



Hay nên chừa phương tiện ?


Chào đ/h Latuan,

Với hai phần trích dẫn trên của Thầy Vienquang6 và đ/h Nguoidienhocphat, đạo hữu có ý kiến gì không ạ ?

Mong đ/h chia sẻ.

Kính
 

latuan

Cựu Thành Viên Diễn Đàn
Tham gia
15 Thg 4 2015
Bài viết
1,256
Điểm tương tác
409
Điểm
83
Thưa ngài vienquang, trưởng bối nguoidienhocphat và trưởng bối Nguyên Chiếu cùng mọi người! Nguoidienhocphat viết:
Người điên trích dẫn bài viết thực tại hiện tiền của quý hữu đức trí trích trong bài giảng của thầy viên minh. Mong latuan ngộ được bao nhiêu thì ngộ. A di đà Phật!
Đoạn lược trích:
"...
- Đồng ý Phật không nói phương pháp, Ngài chỉ thẳng, nói thẳng cái thực cho người ta thấy mà sống với cái thực, nhưng sao kinh điển về sau, nhất là chư Tổ, dường như mỗi vị, mỗi tông phái, mỗi giáo phái đều có phương pháp riêng gọi là phương tiện thiện xảo?
- Vâng, câu hỏi đó hay lắm. Sự thật là, chư Tổ vì thấy chúng sinh nhiều bụi cát trong mắt quá, bụi cát chính là tư kiến, tư dục, không trực tiếp thấy được pháp, nên các Ngài bèn vận dụng, vận dụng ẩn dụ, biểu tượng; vận dụng phương tiện, phương pháp… mà thành ra Đại Thừa. Vậy pháp Đại Thừa chính là pháp vận dụng. Vận dụng cho đại đa số quần chúng để qua phương pháp, phương tiện đó mà tiếp cận cái thực. Cái thực mà những ai được Đức Phật trực tiếp chỉ thẳng có thể thấy ngay. Do đó, sau thời kỳ phương tiện, Thiền Tông lại trở về tinh thần chỉ thẳng của thời Nguyên Thủy. Thiền Tông nói “trực chỉ nhân tâm”, hoặc “đương xứ tức chân” v.v. chính là nói thực tánh Sandiṭṭhiko, Akāliko v.v. của Pháp trong thời Nguyên Thủy Phật giáo. Vậy chúng ta không ngạc nhiên khi thấy ai vừa mới há miệng định hỏi pháp, vấn thiền là Lâm Tế liền đưa gậy lên đánh hoặc hét to một tiếng. Vì sao vậy? Vì Lâm Tế muốn trả anh ta về với thực tại hiện tiền, muốn anh ta tỉnh cơn mộng dài của lý trí vọng thức. Vướng vào sở tri và sở đắc là trở ngại lớn trên đường tuệ giác.

Thực ra, Niết-bàn không phải là xa. Xa là vì chúng ta cứ mãi hướng ngoại tầm cầu mà sở cầu chỉ là Niết-bàn ảo ảnh. Nhưng ngay khi buông bỏ mọi khát vọng, mọi tầm cầu, mọi ý muốn thủ đắc Niết-bàn thì Niết-bàn đã ở đó tự bao giờ.
...".
Ngài vienquang viết:
Qua cầu rồi có nên rút váng không ?
Hay nên chừa phương tiện ?

Trưởng bối Nguyên Chiếu vấn hỏi:
Chào đ/h Latuan,
Với hai phần trích dẫn trên của Thầy Vienquang6 và đ/h Nguoidienhocphat, đạo hữu có ý kiến gì không ạ ?
Mong đ/h chia sẻ!
Kính ngài vienquang! Khi latuan muốn đặt xuống thì các bậc thiện tri thức lại khéo giữ. Latuan cũng không rõ vì sao có không ít người cáo buộc latuan có ý bác bỏ pháp môn niệm Phật trong khi latuan đã hơn một lần khẳng định muốn thành Phật nhất định phải niệm Phật. Thứ nữa latuan chưa hề khẳng định pháp môn này cao hơn pháp môn kia, latuan cũng không nói ngụy kinh Trung Hoa hại người mà chỉ nói theo đại ý người học Phật nên dùng trí tuệ khách quan để nhận chân đâu là chân kinh, đâu là ngụy kinh, đâu là ngụy thư trong chân kinh. Hãy nên nhận diện lẽ chân ngụy mà tiến trên đường chánh đạo.
Latuan rõ biết nơi ngụy chính là chân nên đâu từng bài bác, ra sức xóa bỏ ngụy. Vậy mà... Chẳng rõ người đọc xem qua bài latuan viết nắm đại ý kiểu gì mà rơi vào biên kiến, tranh biện mãi thôi. Và sự thực là một vài bài viết của latuan vừa qua là do có người hỏi nên latuan mới đáp.
Thưa trưởng bối Nguyên Chiếu! Latuan xin chia sẻ cùng trưởng bối về ý kiến đây.
Ngài vienquang viết "nên chăng chừa phương tiện". Trưởng bối nguoidienhocphat chia sẻ "Đồng ý Phật không nói phương pháp, Ngài chỉ thẳng, nói thẳng cái thực cho người ta thấy mà sống với cái thực, nhưng sao kinh điển về sau, nhất là chư Tổ, dường như mỗi vị, mỗi tông phái, mỗi giáo phái đều có phương pháp riêng gọi là phương tiện thiện xảo?"
Chẳng phải là hai comment này tự đoạn lấy nhau sao? Một bên là nên chừa phương tiện, một bên bảo chẳng phải là phương tiện.
Vậy ở diễn đàn này có những ai cho rằng kinh Phật là phương tiện? Ai cho rằng kinh Phật không là phương tiện? Rồi lại tiếp tục tranh luận mãi không dừng ư? Thôi thì của ai người nấy giữ vậy.
Thưa trưởng bối nguoidienhocphat! Hic! Vấn đề đang chia sẻ dường như không phải là việc latuan nên ngộ hay không ngộ. Dẫu sao latuan cũng cảm ơn trưởng bối đã quan hoài!
Tiếc rằng đoạn khai thị của trưởng bối trích dẫn đã rơi vào biên kiến, chẳng thật trung đạo.
Kính!
 

trừng hải

Well-Known Member
Quản trị viên
Thượng toạ
Tham gia
30 Thg 7 2013
Bài viết
1,097
Điểm tương tác
687
Điểm
113
Kính đạo hữu latuan

_ "Thêm một việc vô ích chi bằng bớt một việc vô dụng": có phải chăng đây là lời cay đắng?!
Phàm làm việc gì mà khởi cầu cứu cánh đều rơi vào chỗ sanh hữu (becoming) ắt tạo phiền não bởi "cầu bất đắc". Chư cổ đức năm xưa am tường lý ấy nên lấy công phu "vô công dụng hạnh" (being) làm nơi lập cước.

_ "Tu hú-chích chòe":
Phải chăng nên gọi tu hú là loài gian manh hay - chích chòe là kẻ ngu độn - hay tu hú gian manh đồng chích chòe ngu độn hay như thật là tu hú không gian manh lẫn chích chòe không ngu độn bởi thế giới là rỗng không nên vạn tượng sum la mới cấu thành là luật của vũ trụ vốn như nó là (dù trừng hải này có dộng chuông hay latuan nọ ném đá, hay làm gì gì đi nữa) "núi vẫn là núi mà sông vẫn là sông" không hề khác biệt. Mà do bởi không hề khác biệt nên mới gọi là thấy cái thật của giả (phi pháp) nên mắt sáng nhìn ra cái thật của thật (chánh pháp) mà tự đã đến bờ kia (vô pháp).

_ Nhi ngôn dã dã:
Vật (pháp) vốn hiện tồn là do tri giác vào vật. Cái không tri giác được thì không như thật không hiện tồn hay là giả hiện tồn (huyễn hữu # giả pháp) bởi không hiện tồn hay hiện tồn giả đều không do mắt sáng. Có phải chăng mọi lời về huyền vi đều là "nhi ngôn dã" đâu đáng phải bận lòng.

Trời chưa đúng ngọ, mà lời cũng không hề sanh ra từ chỗ "đăng phong tạo cực" chỉ dùng chia xẻ chỗ nhìn thấy một dòng sông hay mặt hồ gợn sóng do người ném một viên đá vào mặt hồ. Đá ấy ắt phải rơi xuống đáy hồ vì là sự ở thế gian mà, hồ chỉ là hồ nên sóng ấy có sinh rồi cũng diệt...

Kính, trừng hải

 
GÓP PHẦN LAN TỎA GIÁ TRỊ ĐẠO PHẬT

Ủng hộ Diễn Đàn Phật Pháp không chỉ là đóng góp vào việc duy trì sự tồn tại của Diễn Đàn Phật Pháp Online mà còn giúp cho việc gìn giữ, phát huy, lưu truyền và lan tỏa những giá trị nhân văn, nhân bản cao đẹp của đạo Phật.

Mã QR Diễn Đàn Phật Pháp

Ngân hàng Vietcombank

DUONG THANH THAI

0541 000 1985 52

Nội dung:Tên tài khoản tại diễn đàn - Donate DDPP(Ví dụ: thaidt - Donate DDPP)

Who read this thread (Total readers: 0)
    Bên trên