Ném viên đá xuống mặt hồ dường như tĩnh lặng. ph2

latuan

Cựu Thành Viên Diễn Đàn
Tham gia
15 Thg 4 2015
Bài viết
1,256
Điểm tương tác
409
Điểm
83
Kính bác Trừng Hải! Đã lâu mới gặp bác, lại được bác sách tấn. Latuan thật lấy làm vinh hạnh.

"Thêm một việc vô ích chi bằng bớt một việc vô dụng": có phải chăng đây là lời cay đắng?!

Ồ! Không đâu ạ! Nhớ năm xưa khi latuan chưa biết đến Phật pháp đã có chút ít sở đắc đối cảnh chẳng mấy chạnh lòng. Sau biết đến Phật pháp thì lặng lẽ hàm dưỡng chỗ bổn lai vô nhất vật. Do vậy đã lâu latuan gượng dụng chỗ thể dụng đều lìa nên đâu nên nỗi lời cay đắng.

Phàm làm việc gì mà khởi cầu cứu cánh đều rơi vào chỗ sanh hữu (becoming) ắt tạo phiền não bởi "cầu bất đắc". Chư cổ đức năm xưa am tường lý ấy nên lấy công phu "vô công dụng hạnh" (being) làm nơi lập cước.

Điều bác chỉ bày latuan có biết và cũng biết vì chỗ tùy thuận nhân duyên mà chư cổ đức năm xưa từng cô phụ tâm bi mẫn của Phật Thích Ca. Bát Chánh đạo thả chẳng xuôi dòng chỉ tạo thoáng u hoài trên mắt phượng. Cảm ơn bác đã nhắc nhỡ!

"Tu hú-chích chòe":
Phải chăng nên gọi tu hú là loài gian manh hay - chích chòe là kẻ ngu độn - hay tu hú gian manh đồng chích chòe ngu độn hay như thật là tu hú không gian manh lẫn chích chòe không ngu độn bởi thế giới là rỗng không nên vạn tượng sum la mới cấu thành là luật của vũ trụ vốn như nó là (dù trừng hải này có dộng chuông hay latuan nọ ném đá, hay làm gì gì đi nữa) "núi vẫn là núi mà sông vẫn là sông" không hề khác biệt. Mà do bởi không hề khác biệt nên mới gọi là thấy cái thật của giả (phi pháp) nên mắt sáng nhìn ra cái thật của thật (chánh pháp) mà tự đã đến bờ kia (vô pháp).
_ Nhi ngôn dã dã:
Vật (pháp) vốn hiện tồn là do tri giác vào vật. Cái không tri giác được thì không như thật không hiện tồn hay là giả hiện tồn (huyễn hữu # giả pháp) bởi không hiện tồn hay hiện tồn giả đều không do mắt sáng. Có phải chăng mọi lời về huyền vi đều là "nhi ngôn dã" đâu đáng phải bận lòng.

Ồ ! Chỉ là một áng mây bay xà trước động thôi. Thây kệ các pháp hữu vô, sinh diệt, thiện ác, đúng sai đi.

Trời chưa đúng ngọ, mà lời cũng không hề sanh ra từ chỗ "đăng phong tạo cực" chỉ dùng chia xẻ chỗ nhìn thấy một dòng sông hay mặt hồ gợn sóng do người ném một viên đá vào mặt hồ. Đá ấy ắt phải rơi xuống đáy hồ vì là sự ở thế gian mà, hồ chỉ là hồ nên sóng ấy có sinh rồi cũng diệt..

Về điểm ném đá, đá chìm xuống đáy hồ. Cháu biết điều này là lẽ hiển nhiên ạ.
À! Sự việc vừa qua khiến latuan nghĩ ra một câu chuyện. Latuan xin mạo muội kể hầu bác Trừng Hải.
Có một người loay hoay mài mực. Chợt có một người nhìn thấy hỏi:
- Ông làm gì thế?
- Vẽ.
- Ông vẽ con gì mà không ra dáng con gì hết vậy?
- Thế ông nói tôi vẽ con gì?
- Con voi.
- Không.
- Con rùa.
- Không.
- Ngôi nhà.
- Không.
- Đức Phật.
- Không.
...
- Thế ông vẽ cái gì nói phức ra đi.
- Tôi đang mài mực.
Nói đoạn dừng lại và sửa soạn dọn dẹp. Người kia thấy vậy vội hỏi:
- Sao ông không vẽ mà dọn dẹp rồi. Tôi đã quấy rầy ông chăng?
- À. Không. Tôi vẽ rồi.
- Đùa à! Ông vẽ gì?
- Chân như.
- Tôi có thấy gì đâu.
- Thế hiện ông thấy gì?
- Nguệch ngoạc xanh đỏ tím vàng, không ngắn không dài, không vuông, không tròn... Đó là chân như ông vẽ ấy à?
- Tôi chưa vẽ mà.
- À! Cảm ơn ngài đã khai thị! Chân như là không ngắn không dài, không dơ không sạch, không sinh không diệt...
- Ôi chao! Người đời ai cũng có thể nói chân như nhưng có ai thật ngộ.
...
Ta nhờ Người mà ngộ song ta lại cô phụ người. Là duyên bạc chẳng do nơi lòng người hẹp

Latuan trẻ dại vô tri tập kể chuyện đời mong bác Trừng Hải xem cho vui và tha cho đòn roi.
Kính chúc bác thân tâm an lạc, khang kiện!
 
GÓP PHẦN LAN TỎA GIÁ TRỊ ĐẠO PHẬT

Ủng hộ Diễn Đàn Phật Pháp không chỉ là đóng góp vào việc duy trì sự tồn tại của Diễn Đàn Phật Pháp Online mà còn giúp cho việc gìn giữ, phát huy, lưu truyền và lan tỏa những giá trị nhân văn, nhân bản cao đẹp của đạo Phật.

Mã QR Diễn Đàn Phật Pháp

Ngân hàng Vietcombank

DUONG THANH THAI

0541 000 1985 52

Nội dung:Tên tài khoản tại diễn đàn - Donate DDPP(Ví dụ: thaidt - Donate DDPP)

Nguyên Chiếu

Ban Đại Biểu nhiệm kỳ III (2015-2016)
Quản trị viên
Thượng toạ
Phật tử
ĐÃ TIẾN CÚNG
Tham gia
5 Tháng 5 2014
Bài viết
987
Điểm tương tác
377
Điểm
83
Thưa trưởng bối Nguyên Chiếu! Latuan xin chia sẻ cùng trưởng bối về ý kiến đây.
Ngài vienquang viết "nên chăng chừa phương tiện". Trưởng bối nguoidienhocphat chia sẻ "Đồng ý Phật không nói phương pháp, Ngài chỉ thẳng, nói thẳng cái thực cho người ta thấy mà sống với cái thực, nhưng sao kinh điển về sau, nhất là chư Tổ, dường như mỗi vị, mỗi tông phái, mỗi giáo phái đều có phương pháp riêng gọi là phương tiện thiện xảo?"
Chẳng phải là hai comment này tự đoạn lấy nhau sao? Một bên là nên chừa phương tiện, một bên bảo chẳng phải là phương tiện.
Vậy ở diễn đàn này có những ai cho rằng kinh Phật là phương tiện? Ai cho rằng kinh Phật không là phương tiện? Rồi lại tiếp tục tranh luận mãi không dừng ư? Thôi thì của ai người nấy giữ vậy.
!

Chào đ/h Latuan,

Chẳng hay đ/h cố tình bỏ qua câu hỏi của Ng-chiếu hay đ/h chưa hiểu dụng ý của Ng-Chiếu vậy? Thôi thì Ng-Chiếu xin vụng đưa ra câu hỏi của Ng-chiếu ngắn gọn này mong đ/h cho chia sẻ:

Dẫu biết rằng đời là Vô Thường, là Vô Ngã ,Không . Chúng sanh thì trí tuệ bất đồng. LaTuan và tất cả chúng sanh đều cùng muốn qua sông, nhưng chỉ có một con đò mà đ/h Latuan là người đến trước nên đã lái đò qua sông, nên chăng khi qua sông rồi đạo hữu có nên trả lại con đò trở về bến cũ cho người khác sang sông không ? Nếu có thì đạo hữu trả bằng cách nào ?

Kính.
 

Vô Ưu

Registered
Phật tử
Tham gia
7 Thg 3 2013
Bài viết
115
Điểm tương tác
52
Điểm
28
Chẳng hay đ/h cố tình bỏ qua câu hỏi của Ng-chiếu hay đ/h chưa hiểu dụng ý của Ng-Chiếu vậy? Thôi thì Ng-Chiếu xin vụng đưa ra câu hỏi của Ng-chiếu ngắn gọn này mong đ/h cho chia sẻ:

Dẫu biết rằng đời là Vô Thường, là Vô Ngã ,Không . Chúng sanh thì trí tuệ bất đồng. LaTuan và tất cả chúng sanh đều cùng muốn qua sông, nhưng chỉ có một con đò mà đ/h Latuan là người đến trước nên đã lái đò qua sông, nên chăng khi qua sông rồi đạo hữu có nên trả lại con đò trở về bến cũ cho người khác sang sông không ? Nếu có thì đạo hữu trả bằng cách nào ?

Buông xuống.
 

auduongphong

Well-Known Member
Quản trị viên
Thượng toạ
Tham gia
29 Thg 4 2015
Bài viết
698
Điểm tương tác
264
Điểm
63
Chào đ/h Latuan,

Chẳng hay đ/h cố tình bỏ qua câu hỏi của Ng-chiếu hay đ/h chưa hiểu dụng ý của Ng-Chiếu vậy? Thôi thì Ng-Chiếu xin vụng đưa ra câu hỏi của Ng-chiếu ngắn gọn này mong đ/h cho chia sẻ:

Dẫu biết rằng đời là Vô Thường, là Vô Ngã ,Không . Chúng sanh thì trí tuệ bất đồng. LaTuan và tất cả chúng sanh đều cùng muốn qua sông, nhưng chỉ có một con đò mà đ/h Latuan là người đến trước nên đã lái đò qua sông, nên chăng khi qua sông rồi đạo hữu có nên trả lại con đò trở về bến cũ cho người khác sang sông không ? Nếu có thì đạo hữu trả bằng cách nào ?

Kính.

Hích.. nghe người ta nói đò thì cứ nghĩ có một con đò, nghe người ta nói chân như thì trụ vào chân như hích...
nếu tự rõ biết thì chẳng có đò nào cả, chẳng có người chèo đò mà trả với không trả. Chân như là thứ có thể hiểu là có hay không có chăng?
hề hề:
Tội Từ Tâm Khởi Đem Tâm Sám
Tâm Được Tịnh Rồi Tội liền Tiêu
 

latuan

Cựu Thành Viên Diễn Đàn
Tham gia
15 Thg 4 2015
Bài viết
1,256
Điểm tương tác
409
Điểm
83
Chào đ/h Latuan,

Chẳng hay đ/h cố tình bỏ qua câu hỏi của Ng-chiếu hay đ/h chưa hiểu dụng ý của Ng-Chiếu vậy? Thôi thì Ng-Chiếu xin vụng đưa ra câu hỏi của Ng-chiếu ngắn gọn này mong đ/h cho chia sẻ:

Dẫu biết rằng đời là Vô Thường, là Vô Ngã ,Không . Chúng sanh thì trí tuệ bất đồng. LaTuan và tất cả chúng sanh đều cùng muốn qua sông, nhưng chỉ có một con đò mà đ/h Latuan là người đến trước nên đã lái đò qua sông, nên chăng khi qua sông rồi đạo hữu có nên trả lại con đò trở về bến cũ cho người khác sang sông không ? Nếu có thì đạo hữu trả bằng cách nào ?

Kính.

Kính trưởng bối Nguyên Chiếu! Quả thật là khi đọc câu hỏi của trưởng bối ở comment này latuan mới rõ ý của trưởng bối muốn vấn. Ở comment trước của trưởng bối latuan thật không rõ dụng ý trưởng bối nào phải là cố ý bỏ qua. Nay latuan xin trình cho trưởng bối rõ mà bao dung cho chỗ kém trí của latuan.
Về câu nói của trưởng bối latuan xin tỏ bày. Để cho vấn đề được khách quan thì latuan sẽ nói về cách hành xử của một người đã qua sông mà không trói buộc ở định kiến gây phẫn nộ latuan đã là người qua sông. Sự trình bày rõ ràng này hy vọng trưởng bối cùng mọi người lãm tường.
Người qua sông dễ thường có hai hạng người do vậy cũng sẽ có hai cách trả lại con đò.
- Hạng người thứ nhất sẽ buông thả con đò ra giữa dòng nguyện rằng "Tùy người hữu duyên mà được đò. Đò này vốn chẳng của ta, cha ta, con ta. Như Lai bảo qua sông hãy bỏ đò ta nên vậy. Vạn sự tùy duyên". Đây là cách hành xử không hề sai với chánh pháp Như Lai và là cách hành xử của người chứng ngộ A la hán tiểu phần chưa thấu triệt vạn pháp. Điều này giả lập gọi là người tu theo lối tiểu thừa, do còn chấp nhân ngã nên hành giả chứng ngộ A la hán ở pháp tu tiểu thừa có cách hành xử còn chứa điều ngăn ngại.
- Hạng người thứ hai sau khi sang sông an toàn rồi chạnh nhớ tâm bi mẫn của chư vị tiền nhân mà nhất là Phật Thích Ca, người đã thắp lên và nâng cao ngọn đuốc chánh pháp ngõ hầu cứu độ chúng sinh chi loại thoát khổ cùng việc liễu thoát sinh tử luân hồi. Vì nhớ nghĩ đến việc vì đâu mà ta qua được sông sinh tử và cả việc quán chiếu lại những lao nhọc của tự thân trải qua hà sa số kiếp luân hồi chịu nhiều khổ não khi chứng ngộ pháp vô sanh. Nhìn lại sự thăng trầm, gian truân của những người tìm lối thoát ra ngoài sinh tử bất giác tự đáy lòng phát khởi chí nguyện lớn đáp đền ơn Phật. Đây là người đã chứng ngộ toàn phần, đối với các pháp đã không còn điều ngăn ngại, việc cởi trên sóng sinh tử chỉ như là việc trẻ con nghịch cát. Việc hành bồ tát đạo cho thấy đây là người chứng ngộ A la hán đạt nhất thiết chủng trí, là người học Phật theo lối đại thừa.
Người này khi chưa sang sông còn hãy lụy đò. Sau khi chứng ngộ thì đâu cần đến đò nữa. Chân bước trên sóng tùy thuận đón người qua sông. Việc làm tùy duyên.
- Gặp người kính tin chánh pháp, học Phật đã lâu nhưng vì chỗ tri kiến lập tri nên mãi nổi trôi trên dòng sinh tử. Người sang sông theo pháp của Phật Thích Ca thuyết kinh Phạm võng đập tan 62 kiến chấp của ngoại đạo cùng tà thuyết. Những mong phân rõ lẽ chân ngụy nhằm giúp người tỉnh ngộ sớm lìa mê đáo giác. Nào phải việc cậy trí khoe tài. Xưa Phật Thích Ca thuyết kinh Phạm Võng đâu phải vì khoe cái trí bát nhã mà ra sức đoạn diệt các pháp. Do người trôi sông lòng tin không đủ nên mãi ôm bập dừa, gỗ mục trôi nổi, lấy hư vọng làm điểm tựa. Người hành bồ tát đạo biết họ sớm muộn cũng sẽ chìm nên thẳng tay đập vỡ bập dừa, củi mục nhằm khiến họ cùng đường mà leo lên chiếc thuyền không đáy, hoát nhiên đại ngộ. Song chúng sinh Ta Bà cang cường, khó độ chẳng chịu rời chỗ níu bập dừa, củi mục lại sinh tâm kiêu mạn, khinh người. Thấy vậy bậc thức giả đau xót chí nguyện "Mong người sớm chạm đến đò duyên chánh pháp".
Nói đoạn rồi trầm mặc rời đi vì trên dòng sinh tử còn lắm kẻ nổi trôi người đã sang sông tùy duyên nhậm vận.
Gặp ngoại đạo trôi nổi trên sông người đã qua sông nói về Bát chánh đạo, Tứ diệu đế, về niệm Phật thành Phật. Nếu là hợp thời thì ngoại đạo tự biết cách sang sông.
Người qua sông hành bồ tát đạo làm việc tùy thuận. Liễu nghĩa câu chánh pháp còn bỏ huống hồ là phi pháp. Pháp hay chẳng trói buộc người. Vạn sự tùy duyên.
Kính trưởng bối Nguyên Chiếu!
Ở trên là thiển kiến của latuan về cách trả lại đò của người đã sang sông.
Latuan chẳng lấy, chẳng giữ đò của ai cả nên chẳng chướng ngại ai nữa.
Latuan chỉ nhắc trưởng bối một vài ý:
- Bậc trí giả nương nơi kinh sách, điển tích giải nghĩa thường lý đều rơi vào biên kiến, nhị nguyên. Vị giải thoát nói được nhưng đâu từng nếm được chánh vị. Sau rốt cũng ngụp lặn trôi lăn trong lưới mộng luân hồi nào biết ngày ra.
- Giác giả ngay nơi nói nín chẳng tịnh chẳng động, chẳng nhiễm chẳng đắm. Chỉ là tùy duyên. Chưa từng sinh ra nên đâu từng đến đi.
Những lời như trên kẻ ngu mê, độn ám latuan nói được thời ai nói mà chẳng được.
Vậy thôi nên chăng quay về xét lại nơi tự kỉ "Bao năm qua học Phật đã được gì? Thoát khổ chưa? Có thể tự chủ thoát luân hồi chưa?".
Nếu chưa được vậy thì hãy tự liễu chỗ "Bổn lai vô nhất vật" xem sao.
Latuan trôi nổi ở diễn đàn thoáng đó mà trở nên là Thành viên tích cực. Vậy xem ra cũng đã lâu nên không phải đây là lúc vấn nạn trưởng bối. Thế nên trưởng bối hãy bảo nhậm.
Kính!
 

nguoidienhocphat1

Well-Known Member
Quản trị viên
Thượng toạ
Tham gia
31 Thg 8 2015
Bài viết
1,934
Điểm tương tác
347
Điểm
83
Các vị Giác Ngộ, Bất Giác, Bình Đẳng Giác sao không thấy ghé thăm diễn đàn. Mong quý vị vào chia sẻ tri tuệ sở học. A di đà Phật!
 

Đức lưu

Registered
Phật tử
Tham gia
3 Thg 10 2015
Bài viết
74
Điểm tương tác
4
Điểm
8
Kính ngài latuan ! viên đá đã ném ra rồi . Hãy để viên dạ minh châu phát huy tác dụng . Đừng vì những gợn sóng lăn tăn mà lạc mất mục đích . Gạn đục khơi trong , là mục đích khi ngài đưa ra viên ngọc !
Bổn ý của ngài , phần nào tôi đã hiểu . Hãy tận lực hết mình , đó là báo ân Phật .
 

vienquang6

Ban Cố Vấn Chủ Đạo Diễn Đàn - Quyền Admin
Quản trị viên
Đại lão Hòa thượng
ĐÃ TIẾN CÚNG
Tham gia
6 Thg 2 2007
Bài viết
3,869
Điểm tương tác
920
Điểm
113
Câu chuyện đã qua

Kính các ĐH.

VQ xin được kể tiếp câu chuyện, mà VQ đã trực tiếp trải nghiệm (khoảng 10 năm trước ) .....

....... Dạo đó. Diễn đàn của chúng ta còn mang tên là Hình Động Phật giáo.

Lúc đó, diễn đàn nổ ra việc tranh cải về giáo lý tịnh Độ Tông.

....... Có 2 phe tham gia tranh cải về kinh (....) là chân kinh hay ngụy kinh !

* Phe bảo nhậm gồm những vị TT, BB, KC v.v... cho rằng kinh đó là do Phật thuyết.

* Phe quán chiếu gồm BH, VQ và VPQT. cho rằng đó là ngụy kinh, không có chân lý !

VQ xin được mở ngoặc để nói riêng về VPQT. Vị này là một học giả có uy tín và học vị. Vị ấy lúc đó là Phó Viện Trưởng Viện Nghiêng Cứu (...cái gì đó, quên rồi). VQ cũng từng được vị ấy mời tham dự những buổi thuyết trình về Thiền Học, tổ chức tại cơ quan viện Nghiêng cứu. trong buổi thuyết trình đó, ngoài những vị tri thức, học giả, còn có sự tham dự của 3 vị Tiến sĩ uy tín ...
( nói như vậy là để các Bạn thấy rằng, cấp độ tranh cải đã vào tầng sâu rồi vậy).
 

latuan

Cựu Thành Viên Diễn Đàn
Tham gia
15 Thg 4 2015
Bài viết
1,256
Điểm tương tác
409
Điểm
83
Kính ngài latuan ! viên đá đã ném ra rồi . Hãy để viên dạ minh châu phát huy tác dụng . Đừng vì những gợn sóng lăn tăn mà lạc mất mục đích . Gạn đục khơi trong , là mục đích khi ngài đưa ra viên ngọc !
Bổn ý của ngài , phần nào tôi đã hiểu . Hãy tận lực hết mình , đó là báo ân Phật .

Thưa quý hữu Đức Lưu! Latuan rất cảm ơn quý hữu thấu tình đạt lý, dòm trước ngó sau rồi mới mở lời nhận định việc ưu khuyết.
Latuan cũng không vì những gợn sóng mà quên việc báo đền ơn Phật. Nhưng chẳng lẽ cứ tranh luận mãi không thôi, đây nào phải việc làm hợp đạo.
Latuan chẳng quên bi nguyện của tiền nhân nhưng cũng không dám biến diễn đàn đây thành phiên chợ nên tùy duyên đến đi. Nếu không tựa đây báo đền ơn Phật thì latuan cũng nương kia trả lại con đò. Nào thành đoạn diệt do vậy nên quý hữu hãy an lòng.
Một lần nữa latuan cảm ơn quý hữu đã bao dung. Chúc quý hữu quả mãn bồ đề viên! Thân tâm thường an lạc!
 

latuan

Cựu Thành Viên Diễn Đàn
Tham gia
15 Thg 4 2015
Bài viết
1,256
Điểm tương tác
409
Điểm
83
Kính các ĐH.

VQ xin được kể tiếp câu chuyện, mà VQ đã trực tiếp trải nghiệm (khoảng 10 năm trước ) .....

....... Dạo đó. Diễn đàn của chúng ta còn mang tên là Hình Động Phật giáo.

Lúc đó, diễn đàn nổ ra việc tranh cải về giáo lý tịnh Độ Tông.

....... Có 2 phe tham gia tranh cải về kinh (....) là chân kinh hay ngụy kinh !

* Phe bảo nhậm gồm những vị TT, BB, KC v.v... cho rằng kinh đó là do Phật thuyết.

* Phe quán chiếu gồm BH, VQ và VPQT. cho rằng đó là ngụy kinh, không có chân lý !

VQ xin được mở ngoặc để nói riêng về VPQT. Vị này là một học giả có uy tín và học vị. Vị ấy lúc đó là Phó Viện Trưởng Viện Nghiêng Cứu (...cái gì đó, quên rồi). VQ cũng từng được vị ấy mời tham dự những buổi thuyết trình về Thiền Học, tổ chức tại cơ quan viện Nghiêng cứu. trong buổi thuyết trình đó, ngoài những vị tri thức, học giả, còn có sự tham dự của 3 vị Tiến sĩ uy tín ...
( nói như vậy là để các Bạn thấy rằng, cấp độ tranh cải đã vào tầng sâu rồi vậy).

Thưa ngài vienquang! Việc tranh luận chánh kinh đã trải dọc chiều dài lịch sử đạo Phật. Tiếc rằng việc chỉ rơi vào biên kiến, trước sau nối tiếp nhau mà chẳng ra ngô khoai chè đậu gì cả.
Lỗi này chẳng do tiền nhân, hậu nhân mà là do ta vậy.
Latuan với việc tranh luận ngụy kinh, chân kinh đã là lẽ thường nói ra chỉ là mặc khế đâu từng có ý đoạn diệt ngụy kinh, ngụy thư.
Vì sao?
Vì ngụy thư nương nơi chân kinh mà lập, ngụy kinh cũng nương nơi chánh kinh mà tựu thành. Nào phải ngụy kinh, ngụy thư xa rời pháp bảo. Việc latuan biện cho ra lẽ chân ngụy chỉ là một phần của thiển ý nhắc người học Phật "Đốt đuốc tự soi". Nào phải việc đoạn diệt pháp môn niệm Phật, latuan đâu từng rơi vào đúng sai.
Vì có người hỏi nên latuan lấy sự thành tâm mà đáp. Latuan sớm biết vì có sự dính mắc pháp môn nên dễ gây điều thị phi nên đã thẳng thừng gọi Tổ Long Thọ là giả bồ tát và kinh Hoa Nghiêm là ngụy kinh. Việc làm có chút tư tâm đó latuan cả nghĩ đủ để dung hòa việc có rất nhiều ngụy kinh, ngụy thư trong chân kinh người học Phật nên chăng nhận rõ lẽ chân ngụy mà tiến vững trên đường đạo. Vậy mà...
Thật ra pho Tam Tạng giáo điển đâu phải chỉ do mỗi Phật Thích Ca tuyên thuyết. Người chứng ngộ A la hán tầm mức nhất thiết chủng trí trong nhân loại sau ngày Phật Thích Ca thành đạo đâu chỉ một người. Các vị ấy thuyết pháp bất khả đắc đâu cần đến một danh xưng ngoài danh vị Phật Thích Ca. Kinh Phật vì thế mà có sự tùy thời khế hợp.
Tuy nhiên, trong số những người thuyết pháp gọi là kinh đâu phải tất cả đều chứng ngộ Giác giả hoàn toàn do vậy có không ít bộ kinh rơi vào hư vọng.
Không phải latuan tùy tiện gọi ngài Long Thọ là giả bồ tát mà là vì bộ kinh Hoa Nghiêm đích thật do ngài ấy thuyết ra. Nhưng dựa vào kinh sách ghi lại thì ngài Long Thọ đã phạm đại vọng ngữ hý lộng quỷ thần thiên nhân sư về gốc tích của sự ra đời bộ kinh Hoa Nghiêm.
Cũng lại như vậy lịch sử 33 vị Tổ cũng là chỗ lao tâm của người Trung Hoa xưa. Lúc bấy giờ người Trung Hoa coi trọng thuyết Chính danh định phận và cả tư tưởng hàng zin bởi vậy cho nên việc ngụy tạo mạch pháp Phật đơn truyền từ Ấn Độ sang Trung Quốc được thành hình nhằm bổ khuyết chỗ chánh tông tâm pháp. Quả thật là người Trung Hoa rất thâm trầm, sâu sắc đến đáng kinh ngạc. Nếu thả lòng xem lược sử 33 vị Tổ sẽ thấy có nhiều điểm chẳng thông như về khoảng thời gian thiếu sự liền mạch, nhiều yếu tố quyền phép đượm màu Tây Du Ký... Và một điểm cực kỳ hư vọng là y bát truyền từ thời Phật Thích Ca đến thời Lục Tổ Huệ Năng. Chẳng biết y bát ngày xưa làm chất liệu gì mà bền đến không thể nghĩ bàn. Một lẽ chẳng chân, trăm điều thành ngụy. Không trách lỗi nơi người, ta chỉ vạch lỗi của riêng ta.
Song trong cái ngụy của Trung Hoa đã mở lối sống mới cho chánh pháp nhãn tạng Như Lai, nơi hư ngụy Trung Hoa chánh pháp đã từng có lúc sáng bừng rực rỡ.
Ôi thôi! Latuan lại vụng đánh rơi viên đá xuống mặt hồ.
Tiếc rằng latuan còn đang mài mực mà đã nghe rằng vẽ xấu quá. Chân như vẫn hiện tiền mà đâu cần đến tay thợ vẽ vụng.
Nay latuan thuận duyên tự nhận lỗi về mình. Chẳng phải việc vạch lá tìm sâu, chẳng phải việc vạch lông tìm vết chỉ là việc vụng về làm rớt đá ven hồ.
Kính!
 

Đức lưu

Registered
Phật tử
Tham gia
3 Thg 10 2015
Bài viết
74
Điểm tương tác
4
Điểm
8
Kính quý tiền bối !
Đâu là phương tiện ? Đâu là mục đích ?
Dụng phương tiện để đạt mục đích !
Phương tiện là nhân . Mục đích là quả .
 

latuan

Cựu Thành Viên Diễn Đàn
Tham gia
15 Thg 4 2015
Bài viết
1,256
Điểm tương tác
409
Điểm
83
Kính quý tiền bối !
Đâu là phương tiện ? Đâu là mục đích ?
Dụng phương tiện để đạt mục đích !
Phương tiện là nhân . Mục đích là quả .

Thưa quý hữu Đức Lưu! Cho latuan thêm chữ bê giữa chữ tiền và chữ bối đi.
Phương tiện là mê. Mục đích là giải thoát.
Vì sao người xưa biết đến Phật pháp chứng ngộ thời nhiều? Đức Lưu có biết chăng?
 

Đức lưu

Registered
Phật tử
Tham gia
3 Thg 10 2015
Bài viết
74
Điểm tương tác
4
Điểm
8
Kính ngài latuan !
1 – Phương tiện là nhân . Mục đích là quả .
- Nhân quả tương đồng , đó là phương tiện tối thắng .
- Nhân quả bất tương , đó là đường lối tà vạy
Hiện nay , phương tiện bị lạm dụng quá nhiều và người chấp phương tiện cũng quá đông .Hãy để viên ngọc của ngài phát huy tác dụng .
2 - Vì sao người xưa biết đến Phật pháp chứng ngộ thời nhiều? Đức Lưu có biết chăng?
Thuốc thật – uống thật
 

latuan

Cựu Thành Viên Diễn Đàn
Tham gia
15 Thg 4 2015
Bài viết
1,256
Điểm tương tác
409
Điểm
83
Kính ngài latuan !
1 – Phương tiện là nhân . Mục đích là quả .
- Nhân quả tương đồng , đó là phương tiện tối thắng .
- Nhân quả bất tương , đó là đường lối tà vạy
Hiện nay , phương tiện bị lạm dụng quá nhiều và người chấp phương tiện cũng quá đông .Hãy để viên ngọc của ngài phát huy tác dụng .
2 - Vì sao người xưa biết đến Phật pháp chứng ngộ thời nhiều? Đức Lưu có biết chăng?
Thuốc thật – uống thật

Thưa quý hữu Đức Lưu! Viên đá của latuan chỉ làm người giật mình thôi. Mỗi mỗi phải tự độ.
Thuốc thật - uống thật. Câu trả lời của quý hữu thật vừa khéo song quá kiệm lời chăng. Vắn tắt nhiều khi khiến người mờ mịt. Vậy latuan cởi mở thêm chút ít nhé!
- Người xưa bản tính nhân hậu, thuần khiết, trí dẫu có mỏng nhưng đức dày. Tính tình hướng nội, kính tin người trí. Do vậy nên khi gặp thiện tri thức hay bậc giác ngộ thì lòng ngay, ruột thẳng báo chỗ bệnh của mình lòng thầm mong dứt sạch bệnh khổ. Phật Thích Ca như là bậc y vương tùy bệnh cho thuốc và tùy duyên chỉ bày người mê lối thoát khỏi luân hồi. Bởi do nơi thuốc hay mà người thọ dụng trọn tin chánh pháp. Người xưa lại tin nhận con người chết không là hết thời may tri thức họ không nặng trĩu nhờ vậy mà sau mỗi thời thuyết pháp của Phật nhiều người đắc quả Thánh.
- Người học Phật thời nay học cao, hiểu rộng nên tâm nghi mênh mang. Lại nhiễm thói đời, hướng ngoại tìm cầu, việc hàm dưỡng nội tâm có điều buông thả do vậy nên bản tính nhân hậu, thuần khiết bị tạp nhiễm dễ thường rơi vào lỗi cống cao, ngã mạn, tự phụ hơn người - biết đến Phật pháp lại rơi vào bệnh đấu pháp tranh hơn, bệnh riêng mình thời khéo giấu, chẳng tin thiện tri thức. Ngay chính mình còn chẳng tin thì đâu còn có thể tin ai được nữa. Do vậy nên thường chỉ thấy lỗi người đâu từng thấy lỗi mình.
Lại thêm việc cộng nghiệp thế gian phân vân giữa hai dòng tư tưởng luân hồi và chết là hết nên với chánh pháp cũng tự có điều khuất tất.
Nhân gieo là thành Phật, quả là ngàn năm chúng sinh. Thật là nhân quả chẳng đồng. Ắt có điều tà vạy. Do đâu?
Đêm đã khuya. Tạm biệt! Chúc Đức Lưu đáp đền ơn Phật viên thành. Khéo đưa đò đừng quên việc mình hãy sang sông.
Mến!
 

vienquang6

Ban Cố Vấn Chủ Đạo Diễn Đàn - Quyền Admin
Quản trị viên
Đại lão Hòa thượng
ĐÃ TIẾN CÚNG
Tham gia
6 Thg 2 2007
Bài viết
3,869
Điểm tương tác
920
Điểm
113
Kể tiếp câu chuyện.

... Thế rồi, ai cũng bảo thủ ý kiến của mình. Diễn đàn đi đến chỗ gần như tan rã !

....... Muốn cứu vãn tình thế VQ bèn trở về gặp Lãnh Đạo GH và làm một văn bản yêu cầu Viện Nghiêng Cứu Phật Học (VNC PH), xác định Kinh (...) là Chân kinh hay ngụy kinh ? Vị Trưởng ban lúc ấy cấp một giấy giới thiệu ủy nhiệm VQ đại diện cho Ban Hoằng Pháp gíao Hội Tỉnh, đến gặp VNC PH để làm công tác Hoằng Pháp.

....... Nhận được Ủy nhiệm thư của GH. VQ bèn mời Đạo hữu VPQT cùng nhau đến gặp Văn Phòng VNC PH trình Ủy nhiệm thư của tỉnh Hội PG.- Nhận hồ sơ xong văn phòng hẹn tuần sau đến giải quyết ....
 

Nguyên Chiếu

Ban Đại Biểu nhiệm kỳ III (2015-2016)
Quản trị viên
Thượng toạ
Phật tử
ĐÃ TIẾN CÚNG
Tham gia
5 Tháng 5 2014
Bài viết
987
Điểm tương tác
377
Điểm
83
Hích.. nghe người ta nói đò thì cứ nghĩ có một con đò, nghe người ta nói chân như thì trụ vào chân như hích...
nếu tự rõ biết thì chẳng có đò nào cả, chẳng có người chèo đò mà trả với không trả. Chân như là thứ có thể hiểu là có hay không có chăng?
hề hề:
Tội Từ Tâm Khởi Đem Tâm Sám
Tâm Được Tịnh Rồi Tội liền Tiêu

Chào đ/h auduongphong,

Ừ thì vậy mà, cả Ng Chiếu, auduongphong và tất cả thành viên trong diễn đàn cũng đều nghe lời của Phật, Chư Tổ nói chân như thì trụ vào chân, có đò thì có đò.......suy ra cùng thì tất cả chúng ta cũng đều nói lại lời của Phật thôi mà .....hì hì

Kính.
 

trừng hải

Well-Known Member
Quản trị viên
Thượng toạ
Tham gia
30 Thg 7 2013
Bài viết
1,097
Điểm tương tác
687
Điểm
113
À! Sự việc vừa qua khiến latuan nghĩ ra một câu chuyện. Latuan xin mạo muội kể hầu bác Trừng Hải.
Có một người loay hoay mài mực. Chợt có một người nhìn thấy hỏi:
- Ông làm gì thế?
- Vẽ.
- Ông vẽ con gì mà không ra dáng con gì hết vậy?
- Thế ông nói tôi vẽ con gì?
- Con voi.
- Không.
- Con rùa.
- Không.
- Ngôi nhà.
- Không.
- Đức Phật.
- Không.
...
- Thế ông vẽ cái gì nói phức ra đi.
- Tôi đang mài mực.
Nói đoạn dừng lại và sửa soạn dọn dẹp. Người kia thấy vậy vội hỏi:
- Sao ông không vẽ mà dọn dẹp rồi. Tôi đã quấy rầy ông chăng?
- À. Không. Tôi vẽ rồi.
- Đùa à! Ông vẽ gì?
- Chân như.
- Tôi có thấy gì đâu.
- Thế hiện ông thấy gì?
- Nguệch ngoạc xanh đỏ tím vàng, không ngắn không dài, không vuông, không tròn... Đó là chân như ông vẽ ấy à?
- Tôi chưa vẽ mà.
- À! Cảm ơn ngài đã khai thị! Chân như là không ngắn không dài, không dơ không sạch, không sinh không diệt...
- Ôi chao! Người đời ai cũng có thể nói chân như nhưng có ai thật ngộ.
...
Ta nhờ Người mà ngộ song ta lại cô phụ người. Là duyên bạc chẳng do nơi lòng người hẹp

Latuan trẻ dại vô tri tập kể chuyện đời mong bác Trừng Hải xem cho vui và tha cho đòn roi.
Kính chúc bác thân tâm an lạc, khang kiện!

Kính đạo hữu latuan

_ Hê hê, cổ nhân ngôn "sơn cùng thủy tận phi vô lộ", chỉ bởi do người không thấy biết đường đi mới nói đến hai chữ cùng-tận mà thôi (liễu ám minh hoa biệt nhất thôn). Đọc xong câu chuyện kể, Trừng Hải (tủm tỉm mỉm cười) vì thấy chỗ "tông chỉ" mà biết tên gọi "chân như" chứ cũng bất tri "chân như" là gì?

_ Công phu hàm dưỡng của đạo hữu thật thâm hậu ít ai bằng, Trừng Hải vô cùng ngưỡng mộ.

_ Duyên bạc hay lòng người hẹp lượng: DUYÊN kia vốn là luật đất trời bất biến nên có phải chăng chỗ cô phụ là do lòng người hẹp lượng?

Mến, Trừng Hải
 

Nguyên Chiếu

Ban Đại Biểu nhiệm kỳ III (2015-2016)
Quản trị viên
Thượng toạ
Phật tử
ĐÃ TIẾN CÚNG
Tham gia
5 Tháng 5 2014
Bài viết
987
Điểm tương tác
377
Điểm
83
Kính trưởng bối Nguyên Chiếu!
Ở trên là thiển kiến của latuan về cách trả lại đò của người đã sang sông.
Latuan chẳng lấy, chẳng giữ đò của ai cả nên chẳng chướng ngại ai nữa.
Latuan chỉ nhắc trưởng bối một vài ý:
- Bậc trí giả nương nơi kinh sách, điển tích giải nghĩa thường lý đều rơi vào biên kiến, nhị nguyên. Vị giải thoát nói được nhưng đâu từng nếm được chánh vị. Sau rốt cũng ngụp lặn trôi lăn trong lưới mộng luân hồi nào biết ngày ra.
- Giác giả ngay nơi nói nín chẳng tịnh chẳng động, chẳng nhiễm chẳng đắm. Chỉ là tùy duyên. Chưa từng sinh ra nên đâu từng đến đi.
Những lời như trên kẻ ngu mê, độn ám latuan nói được thời ai nói mà chẳng được.
Vậy thôi nên chăng quay về xét lại nơi tự kỉ "Bao năm qua học Phật đã được gì? Thoát khổ chưa? Có thể tự chủ thoát luân hồi chưa?".
Nếu chưa được vậy thì hãy tự liễu chỗ "Bổn lai vô nhất vật" xem sao.
Latuan trôi nổi ở diễn đàn thoáng đó mà trở nên là Thành viên tích cực. Vậy xem ra cũng đã lâu nên không phải đây là lúc vấn nạn trưởng bối. Thế nên trưởng bối hãy bảo nhậm.
Kính!

Chào đ/h Latuan,

Cám ơn đ/h đã sách tấn và đã khuyên bảo Ng-chiếu, Nguyên Chiếu xin ghi ân này của đ/h.

Đ/H Latuan biết không, những gì đ/h chia sẻ với Ng chiếu hay các thành viên diễn đàn này Ng Chiếu đều nghe kịp, hiểu kịp, đã biết tấm chân tình của đạo hữu dành cho các đồng đạo, thật là công đức không thể nghĩ bàn. Nhưng Nguyên Chiếu nhớ một điều này Phật dạy nên không dám nói ra, vì lỡ mình tài kém, đức mỏng, nghiệp nặng, hiểu chưa thông lại vô tình đánh mất đi cơ hội học hỏi của mình và các đạo hữu khác, đó là:

“Một thời Phật ở nước Xá-vệ, rừng Kỳ-đà, vườn Cấp Cô Độc.
Bấy giờ Thế Tôn bảo các Tỳ-kheo:
- Có hai hạng người này ở trong chúng Như Lai mà lại khởi lên sự phỉ báng. Thế nào là hai người? Là pháp sai nói là pháp đúng; nói pháp đúng là pháp sai. Đó là hai người phỉ báng Như Lai.
-Lại có hai người không phỉ báng Như Lai. Thế nào là hai? Nghĩa là pháp sai (phi pháp) nói là pháp sai, pháp đúng (chân pháp) nói là pháp đúng. Đó là hai người không phỉ báng Như Lai. Thế nên, các Tỳ-kheo, pháp sai hãy nói là pháp sai, pháp đúng hãy nói là pháp đúng. Như thế, này các Tỳ-kheo, hãy học điều này!
Bấy giờ các Tỳ-kheo nghe Phật dạy xong, vui vẻ vâng làm.


(Kinh Tăng nhất A-hàm, tập I, phẩm Tàm quý,
VNCPHVN ấn hành, 1997, tr.295)

Nguyên chiếu và đ/h tuy có chỗ thông nhưng vẫn còn nhiều chỗ chưa cảm, vậy chờ duyên đến rồi sẽ hiểu.

Chúc đ/h thân tâm thường an lạc.

Kính.
 

nguoidienhocphat1

Well-Known Member
Quản trị viên
Thượng toạ
Tham gia
31 Thg 8 2015
Bài viết
1,934
Điểm tương tác
347
Điểm
83
... Thế rồi, ai cũng bảo thủ ý kiến của mình. Diễn đàn đi đến chỗ gần như tan rã !

....... Muốn cứu vãn tình thế VQ bèn trở về gặp Lãnh Đạo GH và làm một văn bản yêu cầu Viện Nghiêng Cứu Phật Học (VNC PH), xác định Kinh (...) là Chân kinh hay ngụy kinh ? Vị Trưởng ban lúc ấy cấp một giấy giới thiệu ủy nhiệm VQ đại diện cho Ban Hoằng Pháp gíao Hội Tỉnh, đến gặp VNC PH để làm công tác Hoằng Pháp.

....... Nhận được Ủy nhiệm thư của GH. VQ bèn mời Đạo hữu VPQT cùng nhau đến gặp Văn Phòng VNC PH trình Ủy nhiệm thư của tỉnh Hội PG.- Nhận hồ sơ xong văn phòng hẹn tuần sau đến giải quyết ....

Kính Vienquang!
Người điên đang chờ nghe hết câu chuyện của Ngài vì người điên nghĩ câu chuyện của ngài là câu trả lời chủ đề này. Người điên rất khâm phục và tán thán sự tiến bộ cùa ngài trong tâm thức, đó là điều đáng quý và đáng tán thán, vì điều này có lợi cho ngài và các chúng sanh cần được Ngài độ.
Bởi vì, người tu càng lâu sẽ càng có một lực cản khi nhìn về quá khứ lỗi lầm của mình và thường dâu giếm những chặn đường thất bại vì sợ kể ra sẽ có người chê khinh mà xấu hổ. Đó là một sự sai lầm vì ta không chiến thắng được bản ngã của ta. Riêng người điên này rất trân trọng những ai mà vấp ngã tiến bộ lên từng ngày, bởi vì bản thân người điên này cũng vậy trên mỗi bước đường đi đều có thất bại và dũng cảm nhận sai lầm và cố gắng lấy hết sức bình sinh mà đứng dậy. chúng ta không phải là thánh nên không ai không thất bại và sẽ thất bại dài dài trên con đường phía trước, Phật tổ Như Lai củng từng thất bại và xém 1 tý nữa là trả giá bằng sinh mạng của mình, các vị tổ sư cũng vậy.
Vì thế, rất trân trọng tấm lòng của Ngài và ghi nhận sự tiến bộ của Ngài. chúc quý hữu chân cứng đà mềm trên con đường hoằng pháp độ sanh. A di đà Phật!
 

nguoidienhocphat1

Well-Known Member
Quản trị viên
Thượng toạ
Tham gia
31 Thg 8 2015
Bài viết
1,934
Điểm tương tác
347
Điểm
83
Kính tất cả quý hữu!
Vấn đề chân kinh ngụy kinh, chánh Pháp như Lai và tà pháp, chánh đạo tà đạo, pháp môn thù thắng pháp môn bình dân.... đối quý vị có lẽ rất quan trọng vì nó ảnh hưởng tồn vong đến Phật đạo, quý vị có tấm lòng bồ tát lo nghĩ cho sự hưng suy tồn vong Phật pháp, lo nghĩ cho chúng sanh sô chúng sanh mê lầm không tìm thấy cái nào là Chơn cái nào là Ngụy mà d8i theo, uổng cả ngàn đời ngàn kiếp tu, vì thân người khó tìm mà Phật pháp là càng khó cầu. Tâm lòng bồ tát của quý vị người điên này rất trân trọng và ghi nhận. Người điên sau đây chỉ chia sẻ những lời vô minh của người điên này:

Đối với người điên này những thứ quý vị đang quan tâm đó nó thật là vô nghĩa đối với người điên vì nó chẳng giúp ích gì cho người điên và cho những chúng sanh cần người điên giúp đỡ. Hay nói cách khác nó là con số không tròn trĩnh đáng cho người điên này vứt sọt rác.
Người điên không cần biết kinh a di đà, kinh lăng nghiêm, kinh pháp hoa, vu lan, kim cang....là do cái ông nào viết cả, người điên không cần quan tâm đó là Phật Thích Ca viết hay các vị tổ sư viết hay một kẻ tà ma ngoại đạo nào viết, là một người ăn mày hay thằng khùng thằng điên nào đó viết. Người điên chỉ quan tâm đến nội dung và người điên có thể áp dụng những lời dạy, những phương tiện trong kinh đó giúp cho người điên và chúng sanh được không?
Không biết quý vị sao, người điên chỉ chú trọng kết quả thực tế, nếu bộ kinh cho dù có hay lời dạy của đức Phật cho dù có hay mà ta không áp dụng vào thực tế thì những lý thuyết đó là lý thuết chết, là vô nghĩa là rác rười mà thôi, cho dù có là đức Phật viết mà hàng đệ tử đức Phật không áp dụng vào thực tiện độ sanh làm lợi lạc cho mình và chúng sanh thì kinh mà do dức Phật viết ra cũng vứt sọt rác, đạo Phật sẽ tiêu diệt vì chỉ có hý luận chứ không có hành.
Kết quả thực tế người điên này giúp hơn ngàn người, trong đó 95% chỉ niệm lục tự A di đà Phật, 2% Thiền Tông, 3% là mật tông vô vi. 95% Niệm lục tự di đà sau một thời gian đều có kết quả tốt, xoay chuyển cuộc đời, xoay chuyển nghiệp lực, gia đạo hạnh phúc hơn, công ăn việc làm tốt hơn, tâm tánh trở thành 1 con người khác hẳn hiền lương nói chuyện đầy tình yêu thương nhỏ nhẹ, còn lúc trươc chưa tu mà đụng vào thì sân si chanh chua chát chúa, thẩm độc toan tính, ngã mạn tự cao khinh người ngút trời. Vậy lục tự A di đà Phật là chánh pháp hay tà pháp vậy? Kinh A di đà là ngụy kinh hay chơn kinh vậy? Ai hay ai giỏi thì hãy vào đây mà phản bác. Nếu nó là ngụy kinh là tà pháp thì sao nó cứu giúp chúng sanh, quý vị trong này có ai từng đi hộ niệm chưa? Có ai từng thấy những sự vi diệu khi hộ niệm một người vãng sanh cực lạc chưa? Khi chưa thấy nghĩa là ta chưa biết, ta còn ngu dốt ta còn mê muội, kiến thức ta như con ếch ngồi đáy giếng thì người điên này xin quý vị làm ơn dẹp cái ngã xuống mà tim hiểu mà học hỏi.
Hãy để đó là nghi tình, là câu thoại đầu ta luôn tìm lời giải đáp, khi đáp được ta sẽ ngộ đạo, chứ đừng nên lấy lòng dạ hẹp hòi cái bản ngã của mình mà đánh giá một bộ kinh hàng tỷ người đang trì tụng, đem lại lợi lạc từng phút từng giây cho hàng tỷ người, qua bao nhiêu thế hệ. Vì thế, cái tội lỗi mà chấp pháp chấp đạo này, chấp kinh này, gây hoang mang cho bao chúng sanh này cho nếu không quay đầu thì khi chết sẽ đọa vào địa ngục không biết bao nhiêu kiếp.
Hãy cẩn trọng thân khẩu ý, người càng tu lâu càng phải sợ nhân quả. Mong quý vị liễu tri. A di đà Phật!
 
GÓP PHẦN LAN TỎA GIÁ TRỊ ĐẠO PHẬT

Ủng hộ Diễn Đàn Phật Pháp không chỉ là đóng góp vào việc duy trì sự tồn tại của Diễn Đàn Phật Pháp Online mà còn giúp cho việc gìn giữ, phát huy, lưu truyền và lan tỏa những giá trị nhân văn, nhân bản cao đẹp của đạo Phật.

Mã QR Diễn Đàn Phật Pháp

Ngân hàng Vietcombank

DUONG THANH THAI

0541 000 1985 52

Nội dung:Tên tài khoản tại diễn đàn - Donate DDPP(Ví dụ: thaidt - Donate DDPP)

Who read this thread (Total readers: 0)
    Bên trên