vienquang6

Ngũ phái truyền thừa.

vienquang6

Ban Cố Vấn Chủ Đạo Diễn Đàn - Quyền Admin
Thành viên BQT
ĐÃ TIẾN CÚNG
Reputation: 100%
Tham gia
6/2/07
Bài viết
3,869
Điểm tương tác
920
Điểm
113

Kính thưa Thầy.
Lúc nhân duyên chưa hội tụ thì đó là chân như. Vậy vì sao nhân duyên qua mặt chân như mà hội tụ thành chúng sanh?

Kính Bạn VNBN.

Bạn hỏi: Vì sao nhân duyên qua mặt chân như mà hội tụ thành chúng sanh ?

Thực ra không có chúng sanh, mà chỉ có sự lầm chấp (vô minh).- Do vô minh nên thấy có chúng sanh.

Tổ dạy:

" Giác tánh viên minh, trùng lai trạm tịch, bổn vô nhơn ngã chi huyển tướng, hà hữu hà sanh tử chi giả danh. Nhơn tối sơ nhất niệm sai thù, tùng mộng tưởng hữu tư sanh diệt. Tuy nhiên,
Diệt nhi bất diệt, Tằng Ðạt Ma chích lý Tây quy. Sanh nhi bất sanh, Nãi Thích Tôn song lâm thị tịch.
Nhược phi nhất nhơn, hiểu liễu nan miễn tứ đại tương man, Cố nhơn thiên thượng, hữu luân hồi khởi phận, thử đắc vô sanh diệt."


Nghĩa là:

"Tánh Giác (Phật Tánh) Tròn sáng,vốn thường vắng lặng mà thường sáng soi,Vốn (Tánh đó) Không có tướng nhơn tướng Ngã Huyễn vọng,thì sao lại có tử hay sanh. Do Vì lúc "Tối Sơ" khởi một niệm sai lầm, nên theo Mộng Tưởng mà thấy có Sanh-có Diệt. Tuy nhiên, Diệt mà không thật Diệt, như Tổ Đạt Ma xách dép về Tây. Sanh vốn thật không Sanh, nên Đức thế Tôn ở rừng Song Lâm mà hiện tịch. Bằng như chẳng hiểu rõ được như vậy, thì khó khỏi được 4 tướng Sanh-trụ-dị-diệt,"

.-Chỗ gọi là lúc "Tối sơ" đó chính là đệ nhất sát na, là tri thức đầu nguồn, là ĐƯƠNG NIỆM HIỆN TIỀN.Tức là chỗ khởi niệm lúc CĂN và TRẦN vừa duyên tác với nhau.- Đó là tối sơ nhất niệm .

+ Nếu ngay nơi đó (căn trần duyên tác) có Chánh niệm Tỉnh giác thì đó là THỰC TẠI TUỆ GIÁC, đó là được Vãng Sanh Cực Lạc. đó là Trở về Thực Tại Chân Như. Đó là thoát ly sanh tử. Chỗ này kinh Pháp Hoa nói: "Thị pháp trụ pháp vị. Thế gian tướng thường trụ" (Các pháp trụ ngôi pháp, tướng thế gian thường trụ).

+ Nếu ngay nơi đó Mê muội (muội Thiên chân tùy huyễn vọng), thì sanh vào thế giới Ta Bà ngủ trược ác thế.- Đó là vào Sanh Tử, là mất đi Niết Bàn thanh tịnh.- Là chúng sanh hiện. Đây là chỗ tùng mộng tưởng hữu tư sanh diệt.

Mến,

 
GÓP PHẦN LAN TỎA GIÁ TRỊ ĐẠO PHẬT

Ủng hộ Diễn Đàn Phật Pháp không chỉ là đóng góp vào việc duy trì sự tồn tại của Diễn Đàn Phật Pháp Online mà còn giúp cho việc gìn giữ, phát huy, lưu truyền và lan tỏa những giá trị nhân văn, nhân bản cao đẹp của đạo Phật.

Mã QR Diễn Đàn Phật Pháp

Ngân hàng Vietcombank

DUONG THANH THAI

0541 000 1985 52

Nội dung: Tên tài khoản tại diễn đàn - Donate DDPP (Ví dụ: thaidt - Donate DDPP)

VO-NHAT-BAT-NHI

Well-Known Member
Thành viên BQT
Reputation: 100%
Tham gia
23/8/10
Bài viết
3,903
Điểm tương tác
776
Điểm
113
Kính Bạn VNBN.

Bạn hỏi: Vì sao nhân duyên qua mặt chân như mà hội tụ thành chúng sanh ?

Thực ra không có chúng sanh, mà chỉ có sự lầm chấp (vô minh).- Do vô minh nên thấy có chúng sanh.

Tổ dạy:

" Giác tánh viên minh, trùng lai trạm tịch, bổn vô nhơn ngã chi huyển tướng, hà hữu hà sanh tử chi giả danh. Nhơn tối sơ nhất niệm sai thù, tùng mộng tưởng hữu tư sanh diệt. Tuy nhiên,
Diệt nhi bất diệt, Tằng Ðạt Ma chích lý Tây quy. Sanh nhi bất sanh, Nãi Thích Tôn song lâm thị tịch.
Nhược phi nhất nhơn, hiểu liễu nan miễn tứ đại tương man, Cố nhơn thiên thượng, hữu luân hồi khởi phận, thử đắc vô sanh diệt."


Nghĩa là:

"Tánh Giác (Phật Tánh) Tròn sáng,vốn thường vắng lặng mà thường sáng soi,Vốn (Tánh đó) Không có tướng nhơn tướng Ngã Huyễn vọng,thì sao lại có tử hay sanh. Do Vì lúc "Tối Sơ" khởi một niệm sai lầm, nên theo Mộng Tưởng mà thấy có Sanh-có Diệt. Tuy nhiên, Diệt mà không thật Diệt, như Tổ Đạt Ma xách dép về Tây. Sanh vốn thật không Sanh, nên Đức thế Tôn ở rừng Song Lâm mà hiện tịch. Bằng như chẳng hiểu rõ được như vậy, thì khó khỏi được 4 tướng Sanh-trụ-dị-diệt,"

.-Chỗ gọi là lúc "Tối sơ" đó chính là đệ nhất sát na, là tri thức đầu nguồn, là ĐƯƠNG NIỆM HIỆN TIỀN.Tức là chỗ khởi niệm lúc CĂN và TRẦN vừa duyên tác với nhau.- Đó là tối sơ nhất niệm .

+ Nếu ngay nơi đó (căn trần duyên tác) có Chánh niệm Tỉnh giác thì đó là THỰC TẠI TUỆ GIÁC, đó là được Vãng Sanh Cực Lạc. đó là Trở về Thực Tại Chân Như. Đó là thoát ly sanh tử. Chỗ này kinh Pháp Hoa nói: "Thị pháp trụ pháp vị. Thế gian tướng thường trụ" (Các pháp trụ ngôi pháp, tướng thế gian thường trụ).

+ Nếu ngay nơi đó Mê muội (muội Thiên chân tùy huyễn vọng), thì sanh vào thế giới Ta Bà ngủ trược ác thế.- Đó là vào Sanh Tử, là mất đi Niết Bàn thanh tịnh.- Là chúng sanh hiện. Đây là chỗ tùng mộng tưởng hữu tư sanh diệt.

Mến,


Kính thưa Thầy, Thực tại tối sơ là tối sơ nhất niệm, đã nhất niệm thì tại sao lại khởi ra niệm sai lầm ? Còn việc vô minh rồi đủ thứ hiện tượng, mê, ngộ , chúng sanh, Phật, căn, duyên, ... là cái hệ lụy phía sau của niệm sai lầm con không bàn tới các việc đó. Vì lúc chưa khởi niệm sai lầm thì chưa có chúng sanh, chưa có vô minh, chưa có căn, chưa có duyên, chưa có bất kì nhân duyên gì, hiện tượng gì. Cho nên đem chúng sanh, vô minh, vọng tưởng,.. ra giải thích cho chỗ tối sơ khởi niệm là không hợp lẽ.
 

vienquang6

Ban Cố Vấn Chủ Đạo Diễn Đàn - Quyền Admin
Thành viên BQT
ĐÃ TIẾN CÚNG
Reputation: 100%
Tham gia
6/2/07
Bài viết
3,869
Điểm tương tác
920
Điểm
113
Kính thưa Thầy, Thực tại tối sơ là tối sơ nhất niệm, đã nhất niệm thì tại sao lại khởi ra niệm sai lầm ? Còn việc vô minh rồi đủ thứ hiện tượng, mê, ngộ , chúng sanh, Phật, căn, duyên, ... là cái hệ lụy phía sau của niệm sai lầm con không bàn tới các việc đó. Vì lúc chưa khởi niệm sai lầm thì chưa có chúng sanh, chưa có vô minh, chưa có căn, chưa có duyên, chưa có bất kì nhân duyên gì, hiện tượng gì. Cho nên đem chúng sanh, vô minh, vọng tưởng,.. ra giải thích cho chỗ tối sơ khởi niệm là không hợp lẽ.

Kính Bạn VNBN. Câu hỏi của Bạn, Đức Phật đã dạy ở kinh Thủ Lăng Nghiêm. Sau:

Phật dạy hết mê tức là Bồ-đề

Ông Phú-lâu-na nghe nói chúng sinh đều có Như Lai tạng tâm như Phật, thì không rõ chúng sinh tại sao lại mê vọng, đến nỗi che lấp chơn tánh và phải bị luân hồi mãi mãi.

Nhiều người mới học Phật pháp cũng nghi như vậy, vì nếu bản tánh là mê thì không thể giác ngộ, mà nếu bản tánh là ngộ thì lẽ gì lại hóa ra mê. Đáp lại câu hỏi ấy, Phật lấy một người điên trong thành Thất-la-phiệt để làm ví dụ. Người điên ấy tên là Diễn-nhã-đạt-đa; một buổi mai kia Diễn-nhã-đạt-đa lấy gương soi mặt, thấy cái đầu trong gương mặt mày hẳn hoi, bỗng phát điên nghĩ cái đầu anh bị ma quỷ lấy mất; vì không thể thấy được, rồi sợ hãi bỏ chạy. Diễn-nhã-đạt-đa phát điên sợ hãi, nhưng xét ra cho kỹ thật chẳng có nhân duyên gì đủ làm cho anh nghĩ một cách điên cuồng như vậy. Soi gương thì ai lại chẳng soi, thấy bóng cái đầu trong gương thì ai lại không thấy, mặt mày của mình thì có ai thấy được, mà đã mấy ai điên như Diễn-nhã-đạt-đa.

Cũng như người dại thấy bóng mặt trăng dưới nước, tưởng thật dưới nước có mặt trăng, lặn lội tìm mãi không được lấy làm tức tối; mà nào có nhơn duyên gì sanh ra cái lầm như vậy đâu ! Nhưng đã là điên thì tất phải có kết quả của cái điên, lầm lại càng lầm, đến nổi có người chỉ vẻ cũng không biết tỉnh ngộ.

Nếu thật biết điên vì lầm mà nghĩ càn nghĩ quấy, thì quyết định hết điên hết lầm. Đến khi hết điên hết lầm, xét lại những việc điên lầm trước kia thật không còn nghĩa lý gì cả.

Cái mê của chúng sinh cũng vậy; bản tánh diệu giác vốn không có thật ngã thật pháp, chúng sinh lầm nhận thật ngã thật chấp rồi theo chỗ lầm nhận ấy mà gây nghiệp chịu quả, ngoài cái lầm ra thật chẳng có nguyên nhân gì. nhưng chúng sinh dù mê lầm mà bản tánh diệu giác vẫn không hề thêm bớt. Diễn-nhã-đạt-đa hết điên, thì cái đầu vẫn nguyên hiện không hề thêm bớt, chúng sinh hết lầm thì bản tánh Bồ-đề tự hiện.

Cũng như một người trong áo có một hột châu Như ý mà không biết, nghèo khổ lưu lạc xin ăn phương xa, tuy nghèo khổ thật nhưng vẫn sẵn có hột châu vô giá. Đến khi có bậc tri thức chỉ hột châu cho biết thì liền trở thành một nhà phú hộ; chúng sinh cũng vậy; chúng sinh sẵn có Như Lai tạng tâm, đến khi nhờ Phật chỉ bảo, không theo những điều phân biệt giả dối, hết sự mê lầm, và nhận được cái Như Lai tạng tâm sẵn đủ diệu dụng rộng lớn, thì mới biết Như Lai tạng tâm vốn đã có sẵn, duy cần phải chứng nhận mà thôi.


vnbet.vn

Tóm lại: Đã nhất niệm thì tại sao lại khởi ra niệm sai lầm ?

- Đó là do MỘNG TƯỞNG ĐIÊN ĐÃO. (Mộng tưởng điên đão, thì như anh chàng Diễn Nhã Đạt Đa nói trên).

Viễn ly điên đảo mộng tưởng cứu cánh Niết Bàn.
 

VO-NHAT-BAT-NHI

Well-Known Member
Thành viên BQT
Reputation: 100%
Tham gia
23/8/10
Bài viết
3,903
Điểm tương tác
776
Điểm
113
Kính Bạn VNBN. Câu hỏi của Bạn, Đức Phật đã dạy ở kinh Thủ Lăng Nghiêm. Sau:

Phật dạy hết mê tức là Bồ-đề

Ông Phú-lâu-na nghe nói chúng sinh đều có Như Lai tạng tâm như Phật, thì không rõ chúng sinh tại sao lại mê vọng, đến nỗi che lấp chơn tánh và phải bị luân hồi mãi mãi.

Nhiều người mới học Phật pháp cũng nghi như vậy, vì nếu bản tánh là mê thì không thể giác ngộ, mà nếu bản tánh là ngộ thì lẽ gì lại hóa ra mê. Đáp lại câu hỏi ấy, Phật lấy một người điên trong thành Thất-la-phiệt để làm ví dụ. Người điên ấy tên là Diễn-nhã-đạt-đa; một buổi mai kia Diễn-nhã-đạt-đa lấy gương soi mặt, thấy cái đầu trong gương mặt mày hẳn hoi, bỗng phát điên nghĩ cái đầu anh bị ma quỷ lấy mất; vì không thể thấy được, rồi sợ hãi bỏ chạy. Diễn-nhã-đạt-đa phát điên sợ hãi, nhưng xét ra cho kỹ thật chẳng có nhân duyên gì đủ làm cho anh nghĩ một cách điên cuồng như vậy. Soi gương thì ai lại chẳng soi, thấy bóng cái đầu trong gương thì ai lại không thấy, mặt mày của mình thì có ai thấy được, mà đã mấy ai điên như Diễn-nhã-đạt-đa.

Cũng như người dại thấy bóng mặt trăng dưới nước, tưởng thật dưới nước có mặt trăng, lặn lội tìm mãi không được lấy làm tức tối; mà nào có nhơn duyên gì sanh ra cái lầm như vậy đâu ! Nhưng đã là điên thì tất phải có kết quả của cái điên, lầm lại càng lầm, đến nổi có người chỉ vẻ cũng không biết tỉnh ngộ.

Nếu thật biết điên vì lầm mà nghĩ càn nghĩ quấy, thì quyết định hết điên hết lầm. Đến khi hết điên hết lầm, xét lại những việc điên lầm trước kia thật không còn nghĩa lý gì cả.

Cái mê của chúng sinh cũng vậy; bản tánh diệu giác vốn không có thật ngã thật pháp, chúng sinh lầm nhận thật ngã thật chấp rồi theo chỗ lầm nhận ấy mà gây nghiệp chịu quả, ngoài cái lầm ra thật chẳng có nguyên nhân gì. nhưng chúng sinh dù mê lầm mà bản tánh diệu giác vẫn không hề thêm bớt. Diễn-nhã-đạt-đa hết điên, thì cái đầu vẫn nguyên hiện không hề thêm bớt, chúng sinh hết lầm thì bản tánh Bồ-đề tự hiện.

Cũng như một người trong áo có một hột châu Như ý mà không biết, nghèo khổ lưu lạc xin ăn phương xa, tuy nghèo khổ thật nhưng vẫn sẵn có hột châu vô giá. Đến khi có bậc tri thức chỉ hột châu cho biết thì liền trở thành một nhà phú hộ; chúng sinh cũng vậy; chúng sinh sẵn có Như Lai tạng tâm, đến khi nhờ Phật chỉ bảo, không theo những điều phân biệt giả dối, hết sự mê lầm, và nhận được cái Như Lai tạng tâm sẵn đủ diệu dụng rộng lớn, thì mới biết Như Lai tạng tâm vốn đã có sẵn, duy cần phải chứng nhận mà thôi.


vnbet.vn

Tóm lại: Đã nhất niệm thì tại sao lại khởi ra niệm sai lầm ?

- Đó là do MỘNG TƯỞNG ĐIÊN ĐÃO. (Mộng tưởng điên đão, thì như anh chàng Diễn Nhã Đạt Đa nói trên).

Viễn ly điên đảo mộng tưởng cứu cánh Niết Bàn.

Kính thưa Thầy, con học pháp thì rất thẳng thắng cho ra vấn đề. Với tâm như vậy, con xin phép tiếp tục. Mong Thầy hoan hỷ giúp cho con.

Trong phần trích lời Tổ để trả lời câu hỏi đầu tiên của con trong chủ đề này. Rõ ràng Tổ dạy, "vì lúc tối sơ khởi một niệm sai lầm rồi theo Mộng tưởng mà thấy có sanh có diệt ...".
Tức là niệm sai lầm khởi trước rồi chạy theo Mộng tưởng (điên). Nhưng Thầy lại dùng việc người điên giải thích, con thấy không hợp lẽ.

Hơn nữa Thầy dùng cụm từ "nhất niệm" diễn tả cho "tối sơ" (Tổ không hề nói tối sơ là cái gì) thì không ổn, vì nhất niệm rồi thì là Phật, thì làm sao thành chúng sanh. Tối sơ mà đã đương niệm hiện tiền thì chẳng cần đến niệm tỉnh giác, cái nhất niệm đã là nhân tối thắng tương ưng tùy thuận cùng khắp thì không cần gì hổ trợ nữa. Kế nữa là, cái gì làm đối tượng cho ta nhận thức, nhận ra, đấy không phải là thực tướng.
Kính cám ơn Thầy đã nhẫn nại.
 

vienquang6

Ban Cố Vấn Chủ Đạo Diễn Đàn - Quyền Admin
Thành viên BQT
ĐÃ TIẾN CÚNG
Reputation: 100%
Tham gia
6/2/07
Bài viết
3,869
Điểm tương tác
920
Điểm
113
Kính thưa Thầy, con học pháp thì rất thẳng thắng cho ra vấn đề. Với tâm như vậy, con xin phép tiếp tục. Mong Thầy hoan hỷ giúp cho con.

Trong phần trích lời Tổ để trả lời câu hỏi đầu tiên của con trong chủ đề này. Rõ ràng Tổ dạy, "vì lúc tối sơ khởi một niệm sai lầm rồi theo Mộng tưởng mà thấy có sanh có diệt ...".
Tức là niệm sai lầm khởi trước rồi chạy theo Mộng tưởng (điên). Nhưng Thầy lại dùng việc người điên giải thích, con thấy không hợp lẽ.

Hơn nữa Thầy dùng cụm từ "nhất niệm" diễn tả cho "tối sơ" (Tổ không hề nói tối sơ là cái gì) thì không ổn, vì nhất niệm rồi thì là Phật, thì làm sao thành chúng sanh. Tối sơ mà đã đương niệm hiện tiền thì chẳng cần đến niệm tỉnh giác, cái nhất niệm đã là nhân tối thắng tương ưng tùy thuận cùng khắp thì không cần gì hổ trợ nữa. Kế nữa là, cái gì làm đối tượng cho ta nhận thức, nhận ra, đấy không phải là thực tướng.
Kính cám ơn Thầy đã nhẫn nại.

Thưa Bạn.

"Tối sơ nhất niệm", là Nhất Niệm Vô minh.

Hể có niệm là vào Vô minh không thể nói "vì nhất niệm rồi thì là Phật".

Ngài Trương Chuyết nói:

"Nhất niệm bất sanh toàn thể hiện,

Lục căn tài động thị vân già..."

Nghĩa:

Nhất Niệm chẳng sanh toàn thể hiện,

Sáu căn vừa động bị mây lòa...

* Chân Như hàm chứa hai trạng thái.

+Tịch là Vô Niệm ,

+ Chiếu là Niệm.

Tịch và Chiếu là Bất Nhị. Nhưng nếu chấp phần Chiếu, tức là lìa xa Chân Như mà thành Nhất Niệm Vô minh.- Đây là đầu mối sanh tử.

Tổ dạy: "Thất viên minh tánh tác trần lao, xuất sanh nhập từ thọ luân hồi..." Nghĩa là mất đi tánh "Viên minh" (thiếu mất Tịch hoặc Chiếu) thì phải thọ luân hồi sanh tử.

* Về phần Tịch là Vô Niệm:

- Vô niệm là ở tất cả chỗ mà không tâm, không tất cả cảnh, không có những nghĩ cầu, đối các cảnh sắc hằng không khởi động. Được vô niệm gọi là chân niệm. Nếu dùng niệm khởi nghĩ làm niệm là tà niệm, chẳng phải chánh niệm."

- Người được vô niệm, sáu căn không nhiễm, tự nhiên được vào tri kiến chư Phật."

Nhưng đến được Tịch Chiếu Bất Nhị, mới là thể nhập Chân Như.

Mến.
 

VO-NHAT-BAT-NHI

Well-Known Member
Thành viên BQT
Reputation: 100%
Tham gia
23/8/10
Bài viết
3,903
Điểm tương tác
776
Điểm
113

Thưa Bạn.

"Tối sơ nhất niệm", là Nhất Niệm Vô minh.

Hể có niệm là vào Vô minh không thể nói "vì nhất niệm rồi thì là Phật".

Ngài Trương Chuyết nói:

"Nhất niệm bất sanh toàn thể hiện,

Lục căn tài động thị vân già..."

Nghĩa:

Nhất Niệm chẳng sanh toàn thể hiện,

Sáu căn vừa động bị mây lòa...

* Chân Như hàm chứa hai trạng thái.

+Tịch là Vô Niệm ,

+ Chiếu là Niệm.

Tịch và Chiếu là Bất Nhị. Nhưng nếu chấp phần Chiếu, tức là lìa xa Chân Như mà thành Nhất Niệm Vô minh.- Đây là đầu mối sanh tử.

Tổ dạy: "Thất viên minh tánh tác trần lao, xuất sanh nhập từ thọ luân hồi..." Nghĩa là mất đi tánh "Viên minh" (thiếu mất Tịch hoặc Chiếu) thì phải thọ luân hồi sanh tử.

* Về phần Tịch là Vô Niệm:

- Vô niệm là ở tất cả chỗ mà không tâm, không tất cả cảnh, không có những nghĩ cầu, đối các cảnh sắc hằng không khởi động. Được vô niệm gọi là chân niệm. Nếu dùng niệm khởi nghĩ làm niệm là tà niệm, chẳng phải chánh niệm."

- Người được vô niệm, sáu căn không nhiễm, tự nhiên được vào tri kiến chư Phật."

Nhưng đến được Tịch Chiếu Bất Nhị, mới là thể nhập Chân Như.

Mến.


Dạ, chữ nghĩa hán việt con không rành lắm, tối sơ nhất niệm chính là lúc tối sơ khởi một niệm sai lầm, như vậy dễ hiểu hơn.
Chỗ nhất niệm vô minh này, văn tự chẳng dùng được nữa rồi. Mỗi người phải tu tập tự khám phá thôi.

Con xin phép hỏi về Chân Như. Chúng sanh có đủ cả hai phần Tịch và Chiếu không Thầy?
Tịch và Chiếu bất nhị thể hiện ra sao ở mỗi chúng sanh?


 

vienquang6

Ban Cố Vấn Chủ Đạo Diễn Đàn - Quyền Admin
Thành viên BQT
ĐÃ TIẾN CÚNG
Reputation: 100%
Tham gia
6/2/07
Bài viết
3,869
Điểm tương tác
920
Điểm
113


Con xin phép hỏi về Chân Như. Chúng sanh có đủ cả hai phần Tịch và Chiếu không Thầy?
Tịch và Chiếu bất nhị thể hiện ra sao ở mỗi chúng sanh?



Kính Bạn VNBN.

Câu hỏi của Bạn. VQ xin được trả lời ở chủ đề "Kiến Tánh".- Theo Kinh - Luận. (đang triển khai)

Mến.
 

trừng hải

Well-Known Member
Thành viên BQT
Reputation: 100%
Tham gia
30/7/13
Bài viết
1,332
Điểm tương tác
960
Điểm
113

Kính thưa Thầy.
Lúc nhân duyên chưa hội tụ thì đó là chân như. Vậy vì sao nhân duyên qua mặt chân như mà hội tụ thành chúng sanh?

Anh bạn VNBN này chuyên môn hỏi "líu lo" có lẽ là do chưa nắm vững Phật Học Phổ Thông.
Chân Như là Trang Nghiêm Thanh Tịnh Bình Đẳng Giác vốn luôn hiện hữu với Vô Lượng tức Không (nên Tịnh độ tông mới lấy bản kinh VÔ LƯỢNG THỌ TRANG NGHIÊM THANH TỊNH BÌNH ĐẲNH GIÁC làm kinh chính và Thiền tông lấy Vô Tướng làm Bổn Thể). Khi Tâm không tức Vô Lượng nhờ công phu Nhất Tâm Niệm Phật (Thiền tông gọi là phản bổn hoàn nguyên vì bản thể Tâm là Không) thì tức thị TRANG NGHIÊM THANH TỊNH BÌNH ĐẲNG GIÁC hiện tức VÔ LƯỢNG THỌ TRANG NGHIÊM THANH TỊNH BÌNH ĐẲNG GIÁC mà Giáo môn gọi là CÂU HỮU (Đại thừa mới tuyên ngôn bản tánh tức KHÔNG vốn có đầy đủ công đức) cho nên CHÂN NHƯ không có dính dáng gì đến Nhân Duyên tựu thành chúng sanh cả hay nói cách khác thì Chân Như là Tự Tại.

Mến, hề hề, Trừng Hải
 

VO-NHAT-BAT-NHI

Well-Known Member
Thành viên BQT
Reputation: 100%
Tham gia
23/8/10
Bài viết
3,903
Điểm tương tác
776
Điểm
113
Anh bạn VNBN này chuyên môn hỏi "líu lo" có lẽ là do chưa nắm vững Phật Học Phổ Thông.
Chân Như là Trang Nghiêm Thanh Tịnh Bình Đẳng Giác vốn luôn hiện hữu với Vô Lượng tức Không (nên Tịnh độ tông mới lấy bản kinh VÔ LƯỢNG THỌ TRANG NGHIÊM THANH TỊNH BÌNH ĐẲNH GIÁC làm kinh chính và Thiền tông lấy Vô Tướng làm Bổn Thể). Khi Tâm không tức Vô Lượng nhờ công phu Nhất Tâm Niệm Phật (Thiền tông gọi là phản bổn hoàn nguyên vì bản thể Tâm là Không) thì tức thị TRANG NGHIÊM THANH TỊNH BÌNH ĐẲNG GIÁC hiện tức VÔ LƯỢNG THỌ TRANG NGHIÊM THANH TỊNH BÌNH ĐẲNG GIÁC mà Giáo môn gọi là CÂU HỮU (Đại thừa mới tuyên ngôn bản tánh tức KHÔNG vốn có đầy đủ công đức) cho nên CHÂN NHƯ không có dính dáng gì đến Nhân Duyên tựu thành chúng sanh cả hay nói cách khác thì Chân Như là Tự Tại.

Mến, hề hề, Trừng Hải

Kính chào Bác!
Nói Chân Như không dính dáng tới nhân duyên thì không đúng. Vì nếu không dính dáng thì đó là cái pháp chấp có cái cô lập đứng riêng lẽ một mình.
Dĩ nhiên Chân Như cũng không trong chuỗi nhân duyên.
Chân Như không trong chuỗi nhân duyên cũng không ngoài chuỗi nhân duyên. Vậy đó là cái gì nhỉ? Suy nghĩ, tư tưởng đều là pháp nhân duyên. Do đó, cái không trong không ngoài nhân duyên thì suy nghĩ và tư tưởng không thể nắm bắt. Cái bị nắm bắt và cái nắm bắt kia đều lại là nhân duyên, chẳng phải Chân Như. Ngoài Phật ra chưa ai nghiệm chứng đích xác Chân Như, các bậc đệ tử giỏi của Phật rõ con đường đến với Chân Như.

Phật và Bồ Tát từ bi dẫn nhập cho chúng sanh giác ngộ về Chân Như nơi chính mình nên mới dùng các phương tiện, chứ không thể nào định hình được Chân Như. Chẳng hạn nói Chân Như là Thanh Tịnh thì người học suy lường như VNBN sẽ "tưởng tượng về cái Thanh Tịnh", hoặc nói Chân Như Tự Tại thì người suy lường như VNBN lại tưởng tượng ra "Tự Tại",...

Chân Như tùy thuận hết thảy nhân duyên mà chẳng có cái tướng tùy thuận, cho nên nhân cùng duyên hội tụ với nhau mà Chân Như chẳng thúc đẩy hoặc cản trở, chẳng có tướng chẳng thúc đẩy hoặc cản trở. Chẳng hề thấy có nhân duyên, huống chi là hội tụ!

VNBN nói đến đây thôi, nói hoài chẳng trúng một chút Chân một chút Như nào cả.
 
H

hoiquangphanchieu

Guest
12h23
Hi hi hi!...
Dạ! nghe hay hay ông bạn VIENQUANG6 ạ!
Tôi cũng khoái CÂY GẬY này lắm rồi! Nhưng mà la hét thì tôi không có quen...hi hi hi
...
Dạ! Vì đi đâu tôi cũng quen phải dạ trước tiên! rồi muốn nói gì thì nói...
Ở đây tôi sợ bị đòn lắm! hi hi hi ...và rất sợ bị tiền bối nào đó la hét mình lắm.

Mà nếu chẳng mai bị la hét...hay bị ăn gậy...thôi thì vui ơi là vui! cũng không uổng phí một kiếp người! dạ phải vậy không các bạn?
hi hi hi!...
 

vienquang6

Ban Cố Vấn Chủ Đạo Diễn Đàn - Quyền Admin
Thành viên BQT
ĐÃ TIẾN CÚNG
Reputation: 100%
Tham gia
6/2/07
Bài viết
3,869
Điểm tương tác
920
Điểm
113
* Chỗ Đồng Qui của 5 Tông phái.

Kính các Bạn. Lịch sử thứ lớp truyền thừa, không phải là chủ đích của bày viết này, nên có thể có rất nhiều sai sót !

Ở đây, chúng ta cố tâm tìm hiểu về Ý nghĩa và chỗ Đồng qui trong Tâm Ấn của Ngũ gia Tông phái.

Chúng ta thử chắt chiu và gạn lọc để tìm những điểm tương đồng xem sao...

* Tổ Qui Sơn Tông Qui ngưỡng dạy:

Nhược dục tham thiền học đạo, đốn siêu phương tiện chi môn, tâm khế huyền tân, nghiên cơ tinh yếu, quyết trạch thâm áo, khởi ngộ chân nguyên”.

Dịch:

Nếu muốn tham thiền học đạo, là môn vượt ngoài phương tiện, thì trong phải hợp với mé huyền và nghiên cứu tường tận cái tinh yếu của đạo. Chọn lựa được chỗ thâm sâu rồi mới có thể khai ngộ được nguồn chơn (tức bản tánh).

* Ở đây Tổ nhấn mạnh chữ NGUỒN CHƠN. Vâng Chơn Như là cội nguồn của các pháp, là Chơn Tánh mà người tu cần thấu đạt.

Vậy Chơn Như là gì ?



KINH BÁT NHÃ dạy:

....... Muốn biết rõ pháp như, pháp tướng và thật tế vô sanh của các pháp trong 3 đời, phải tu tập Bát Nhã ba- la- mật.

LUẬN:


....... Hỏi: Thế nào gọi là như ? Thế nào gọi là 3 đời đều như ?


....... Đáp: Nói Vô Sanh là nói Thật Tế. Nói 3 đời đều Như là nói hết thảy pháp tướng đều như, chẳng có sai khác.
Như có 2 nghĩa. Đó là:

- Thế gian Như.
- Xuất thế gian Như.

....... Các pháp trong 3 đời đều chỉ là một tướng (nhất tướng). Do các nhân duyên quả báo, nên phân biệt có các tướng sai khác: Có biệt tướng, có tổng tướng. Do sự phân biệt các tướng như vậy mà hình thành pháp tướng thế gian.


....... Nếu lấy trí huệ Bát nhã quán chiếu, thì sẽ thấy rõ các pháp tướng trong cả 3 đời đều là Như, là Vô Sanh, là Thật Tế Vô Sanh vậy.


....... Bởi nhân duyên vậy, nên nói các pháp thế gian và xuất thế gian ở cả 3 đời đều Như.


....... Hỏi: Như pháp tướng cũng là Vô Sanh tướng, phá hết thảy các tướng, chẳng còn có phân biệt nữa. Như vậy vì sao còn nói đến thật tế vô sanh của các pháp trong 3 đời ?


....... Đáp: Nhằm phá tướng sanh của các pháp, phá chấp có ba đời mà nói các pháp trong ba đời chỉ là một tướng (nhất tướng), là chẳng có tướng (vô tướng). Các pháp chẳng có sanh nên là Vô Sanh. Tướng Vô Sanh là tướng Niết bàn, là bất sanh bất diệt vậy.


....... Tướng của hết thảy các pháp cũng là tướng Niết bàn, nên Phật thường dạy :"Hết thảy các pháp đều là thật tế vô sanh".

Hết thảy Pháp Tướng đều NHƯ.- Đó là Chơn Như.

* Thấy biết được Chơn Như là MINH TÂM KIẾN TÁNH.


* Tông Vân Môn chỉ chỗ đồng qui.

Tổ dùng các phương pháp, để khai thị:

1. Hàm cái càn khôn (zh. 函蓋乾坤): Bao trùm đất trời, muôn vàn sự vật đều là diệu thể chân như, thích hợp với câu hỏi như nắp đậy nồi.

Muôn vật đều là Diệu Thể chân Như.- Đó là chỉ rõ Tất cả pháp đều NHƯ. Như thì không sanh, không diệt, không đến, không đi, không nhơ, không sạch, không thêm, không bớt.( bát bất)

*273. Một ông tăng hỏi sư:

-Thế nào là chỗ tu hành của người xuất gia chân chính?
-Là chỗ không người hiểu được.
-Làm sao mọi người không hiểu được?
-Vậy ông hãy cố tìm hiểu cái không hiểu được.


NHƯ thì vượt khỏi ý thức suy lường, nên là Vô Ngôn - tuyệt lự. Đó là "cái không hiểu được".

Vạn vật NHƯ nên Vạn vật cũng là "bát bất".

Con người NHƯ nên con người cũng là "bát bất".

(bát bất là: Bất sanh, bất diệt, bất khứ, bất lai, bất đoạn, bất thường, bất nhất, bất dị.- Đây là 8 loại lý luận để thấy con đường trung đạo. Nghĩa là không phải cái nầy mà cũng chẳng phải cái kia.)

Đó là Tổ chỉ rỏ Chân Tâm Thường trú, thể tánh tịnh minh của chính mình vậy.



64YwrBa.gif


Thiền phái Tào Động. - Chỉ chỗ đồng qui.

Sử dụng pháp Thiền Mặc Chiếu:

+ Ý nghĩa của Mặc Chiếu.

* MẶC là mặc nhiên, là vô tác, là TỊCH (vắng lặng các tư tưởng ngôn ngữ, tư duy).

* CHIẾU: Là quán chiếu, là quang minh, là diệu dụng (của bản thể tâm), sau khi "Tâm địa nhược không, huệ nhật tự chiếu".

Như vậy, hành giả an trú trong thể của các pháp để thấy rõ ý nghĩa Tức chiếu tức mặc, tức mặc tức chiếu của Chân như bản tánh. Xa lìa tất cả ngôn ngữ phương tiện để thâm nhập ý nghĩa như thật của Bản Lai Diện Mục hiện tiền.

Phái thiền Tào Động đã trực chỉ

* TỊCH là bản thể uyên nguyên tỉnh lặng của Chơn như.

* CHIẾU là diệu dụng nhiệm mầu của Chơn như.

Như vậy chỗ Đồng qui của phái thiền Tào Động vẫn là CHƠN NHƯ đó.


Thiền phái Pháp Nhãn. - Chỉ chỗ đồng qui.

83. 法 眼 六 相 — Pháp Nhãn đáp sáu tướng
Thiền sư Ðạo Tiềm ở chùa Vĩnh Minh buổi đầu yết kiến Thiền sư Tịnh Huệ (hiệu của Thiền sư Thanh Lương Văn Ích, còn có thụy hiệu là Ðại Pháp Nhãn Thiền sư). Một phen gặp Sư, ngài liền hứa khả cho nhập thất. Một hôm, Tịnh Huệ hỏi Sư:
– Ngoài việc tham thỉnh ra, con còn xem kinh gì?
– Con xem Kinh Hoa Nghiêm.
– Trong sáu tướng: Tổng, Biệt, Ðồng, Dị, Thành, Hoại thì kinh ấy thuộc về môn (cửa) gì?
– Theo lí mà xét văn trong phẩm Thập địa thì tất cả pháp thế và xuất thế đều đủ sáu tướng.
Tịnh Huệ hỏi:
– Hư không có đủ sáu tướng hay không?
Sư hiểu lờ mờ không đáp. Tịnh Huệ hỏi:
– Sao con không nói Thầy tôi cũng hỏi rằng “Hư không có sáu tướng hay không?”
Tịnh Huệ tự đáp thay:
– Hư không.
Khi ấy, Sư liền khai ngộ, hớn hở lễ tạ ngài. Tịnh Huệ hỏi:
– Con làm sao hội?
Sư đáp: Hư không.
Tịnh Huệ chấp nhận Sư.
(Theo: Truyền Đăng lục.)

Ở đây, câu hỏi:

– Trong sáu tướng: Tổng, Biệt, Ðồng, Dị, Thành, Hoại thì kinh ấy thuộc về môn (cửa) gì?

Chúng ta thấy rằng 6 tướng này của kinh hoa Nghiêm, là đồng dạng với Bát Bất trung Đạo : Bất sanh, bất diệt, bất cấu, bất tịnh, bất tăng, bất giảm, bất khứ, bất lai. Bát bất là các đặc tính của Chơn Như.

Câu trả lời:

“Hư không có sáu tướng hay không?”

Ý là hư không thì không có 6 tướng. cũng như hư không thì cũng không có 8 điều trên (bát bất).

Theo Phật giáo Bắc tông thì:

* Hư không là một pháp Vô Vi. Chơn Như cũng là pháp Vô Vi.

* 6 tướng là đặc tánh của Chơn Như. Bát bất cũng là đặc tính của Chơn Như.

Như vậy tông Pháp Nhãn. - Chỉ chỗ đồng qui. Đó là Chơn như.



X9SOhf9.jpg


* Thiền phái Lâm Tế. - Chỉ chỗ đồng qui.

Phái Thiền Lâm Tế, dùng sự cắt dứt tư tưởng, thoát khỏi ngữ ngôn, văn tự, suy nghĩ, so đo của vọng thức.- Bằng cách đánh và hét. để làm phương tiện tiếp cận "Chân Như".

Tiếng "Hét" và "cây gậy" của Tổ Lâm Tế. ví như cây cầu Trực Tâm thẳng tắp bắt qua dòng sông Vô minh ái dục, để đến bờ "Chân Như Thật Tế"

idj5Psc.jpg


Có thể tạm lý giải việc này như sau:

* Chơn Tâm, tức là "Tâm Chơn Như" của tất cả chúng sanh, vốn là bất sanh, bất diệt v.v... đó là Tánh Phật hằng hữu.

Tâm này có hai đặc tính nổi bậc là TỊCH và CHIẾU.

+ TỊCH là vắng lặng, trong suốt, bản nhiên thanh tịnh. Đây là Thể

+ CHIẾU là hằng sáng suốt minh minh, ứng vật hiện hình (đó là sự phân biệt, duyên lự, nguyên tố để hình thành Thức tưởng). Đây là dụng

* Chư Phật Thể và Dụng được bất nhị, đồng qui. (Tịch chiếu đồng thời mà không bị vô minh ái trước nên gọi là Như Lai).

Chúng sanh không tự nhận biết chỗ Trạm tịch Chơn Như, mà chỉ chấp lấy phần Chiếu, nên lìa xa Chơn Như để chạy theo "Vọng Thức" (phần Chiếu). Nếu mãi chạy theo như vậy, thì lìa xa thể Đạo, không thể tu hành.

* Để giúp người đệ tử minh Tâm kiến Tánh, mà Hồi Quang Phản Chiếu. Tổ Lâm Tế dùng phương tiện Đánh và Hét, nhằm cắt đứt dòng suy niệm, vọng tưởng của Ý Thức (là Chủ Tướng của đoàn quân vọng tưởng.- Đây là kế sách "cầm tặc, cầm vương).

* Khi Ý thức đã bị chận đứng, lúc đó "Tự Nhiên Trí" sẽ hiễn bày, đây là lúc thể nhập Chơn Như. từ cái kinh nghiệm thể nhập này, hành giả sẽ biết được Con đường trở về.

Như vậy Tổ Lâm Tế đã dùng Trực Tâm để khai thị Chơn Như Tâm cho đệ tử. Đây gọi là truyền Tâm Ấn đó.


* Thiền phái Lâm Tế Thiên Đồng. - Chỉ chỗ đồng qui.

Phái Thiền Lâm Tế Thiên Đồng, đưa ra 2 câu trong bày kệ truyền pháp:

Hành Siêu Minh Thiệt Tế,

Liễu Đạt Ngộ Chơn Không.


Trong đó 2 từ Chơn Không và Thiệt Tế, mang ý nghĩa đặc biệt quan trọng.

* Chơn không.- Là một từ ngữ để chỉ cho sự hình thành vạn vật vũ trụ. Như bài viết sau đây:


Như vậy.- Chơn Không là chỉ cho Chơn Như Tâm đó.

* Từ "Thiệt Tế": Là một từ ngữ mà kinh Bát Nhã dùng cũng để chỉ cho Chơn như Tâm.

Khi đã vào được nơi Thật Tướng pháp rồi, thì chẳng còn có sự phân biệt giữa tướng và tánh. Lúc bấy giờ, tướng và tánh chỉ là một, chẳng phải hai, chẳng phải khác.

....... Bởi vậy, nên Thật Tướng pháp còn được gọi là:
- Pháp như.
- Pháp tánh.
- Thật tế.

.......* Pháp Như:
....... Là tánh như như bất biến của các pháp. Tánh ấy vốn thường KHÔNG.

.......* Pháp Tánh:

.......Là bản tánh, là Thật thể của các pháp. Tánh ấy vốn thường KHÔNG.

....... * Thật Tế:

.......Là lý chân thật, vẹn toàn của các pháp. Thật tế vốn thường KHÔNG.

....... Hỏi: Pháp như, pháp tánh và thật tế có 3 nghĩa riêng khác, hay chỉ có một nghĩa ?

.......Đáp: Pháp như, pháp tánh và thật tế đều là Thật Tướng Pháp cả, đều diễn đạt lý KHÔNG của các pháp. Chỉ là một nghĩa mà có 3 tên gọi khác nhau, để tùy trường hợp rộng giải về lý KHÔNG.

....... Đây chỉ là phương tiện. Thật ra Pháp như, Pháp tánh, Thật tế đều là bất khả đắc cả.

Như vậy, rỏ ràng là Phái thiền Lâm Tế Thiên Đồng. - Chỉ chỗ đồng qui là CHƠN NHƯ đó vậy.


50PIymI.jpg
 
Sửa lần cuối:
GÓP PHẦN LAN TỎA GIÁ TRỊ ĐẠO PHẬT

Ủng hộ Diễn Đàn Phật Pháp không chỉ là đóng góp vào việc duy trì sự tồn tại của Diễn Đàn Phật Pháp Online mà còn giúp cho việc gìn giữ, phát huy, lưu truyền và lan tỏa những giá trị nhân văn, nhân bản cao đẹp của đạo Phật.

Mã QR Diễn Đàn Phật Pháp

Ngân hàng Vietcombank

DUONG THANH THAI

0541 000 1985 52

Nội dung: Tên tài khoản tại diễn đàn - Donate DDPP (Ví dụ: thaidt - Donate DDPP)

Top