Nhà Sư Quét Chợ

Chỉ Chờ Chết

Registered
Phật tử
Tham gia
18 Thg 10 2010
Bài viết
293
Điểm tương tác
135
Điểm
43
Địa chỉ
Canada
[NEN="http://trungtamtutam.com/diendantuthien/picture.php?albumid=21&pictureid=3260"]
Nhà Sư Quét Chợ

Thuở xưa, trong lịch sử Việt Nam thời Chúa Trịnh và Chúa Nguyễn phân tranh (Nội chiến) Đàng Trong và Đàng Ngoài. Tại tỉnh Quãng Nam miền Trung ngày nay lúc đó thời tiết rất khắc nghiệt, có những lúc trời mưa và những cơn gió rét thổi về từ cửa biển Đại Chiêm suốt những tháng ngày đông giá rét, ở phố thị Hội An có chợ Cẩm Phô, người ta thường thấy một người quét dọn chợ lặng lẽ suốt 20 năm. Hình ảnh đó đã in sâu đậm vào tâm khảm người Việt Nam và được khắc ghi vào bia ký.
Người đó không ai xa lạ, là Hòa Thượng Lực Oai Minh Giác Thiền Sư, vị Tổ thứ 2 của Tổ Đình Phước Lâm, Hội An.

Câu chuyện rất thú vị và tôn kính đáng ghi nhớ được kể như thế này:

Tổ nguyên hiệu đời thứ nhì Tổ Đình Phước Lâm. Tôn hiệu là Lực Oai Minh giác Thiền Sư. Một bia ký tại ngôi Chùa Phước Lâm ghi rằng: "Khi Tổ đã xuất gia ở chùa vào lúc thời bấy giờ (Triều Nhà Nguyễn 1802- 1845), giặc Chiêm Thành hay quấy rối cướp phá giết dân vô tội ở phía Nam (từ Phú Yên đến Đồng Nai).
Nơi đây, người Chiêm Thành vẫn còn tranh giành và luôn luôn có những cuộc chiến tranh xảy ra. Bởi vậy, luật lệ Triều Đình thời đó là "Tam đinh nhất hữu" nghĩa là trong gia đình có 3 người đàn ông thì phải có một người đi lính tòng quân đánh giặc.
Tổ Minh Giác là người con thứ hai trong một gia đình 3 người con. Ngài có một người anh và một người em đã lập gia đình và lo cung dưỡng cha me già.
Cổ nhân thường nói, xưa nay người đi chinh chiến ít có người quay về. Vì lòng từ bi thương 2 gia đình của người anh, Ngài không muốn họ phải hy sinh để gia đình con mất cha, vợ mất chồng, cha mẹ già không ai phụng dưỡng, nên Ngài tình nguyện gánh nhận phần tòng quân đánh giặc bảo vệ sơn hà yên ấm.

Bia ký đã kể về Tổ Minh Giác Thiền Sư rằng: khi Ngài nhập vào quân ngũ, với tài thao lược, mưu trí, và tinh thần dũng mãnh quả cảm yêu nước, Ngài đã được Triều Đình phong chức chỉ huy một đạo quân và Ngài đã lập nhiều công trạng hiển hách.
Trong cuộc chiến tất nhiên có người thắng kẻ bại, kẻ thua người hơn.
Người thắng trận vui vẻ sung sướng, người bại trận khổ đau uất hận. Ngài luôn trầm tư suy nghĩ điều này ngộ lẽ. Sau khi bình Chiêm xong đất nước thanh bình, đồng bào không còn bị thống khổ, Tổ Lực Oai Minh Giác Thiền Sư dâng chiếu lên Vua xin hoàn trả phẩm tước về quê. Trong thời gian quân ngũ, Ngài đã phát nguyện làm một việc gì đó để bù lại những chuỗi ngày chinh chiến.

Thuở ấy ở phố thị Hội An có chợ Cẩm Phô, người ta thường thấy một người quét dọn chợ lặng lẽ, ban ngày thì họ thấy người quét chợ ấy ngủ trong đình miếu hoặc âm thầm trầm tư như thiền định.
Khi hoàng hôn buông xuống, họ thấy người ấy lại quét dọn trong chợ từ những người buôn bán tạp tục nhất đến ngoài biên chợ, với cử chỉ cần mẫn và lặng lẽ.
Thời tiết khắc nghiệt ở miền Trung, có những lúc trời mưa và những cơn gió rét thổi về từ cửa biển Đại Chiêm, nhưng người quét chợ ấy vẫn thản nhiên quét dọn mà không tỏ ra một điều gì than vãn bực bội. Đáng kính hơn nữa là dầu làm công việc vất vả cực nhọc như vậy nhưng người ấy không nhận bất cứ đồng tiền thù lao nào từ người buôn bán hay người cai quản chợ. Ngài chỉ hoan hỷ nhận thọ trai cơm khoai đạm bạc.
Thế là thời gian đã trôi qua, người ấy quét dọn chợ gần 20 năm.
Lúc ấy đã có nhiều người tình cờ biết được lai lịch của Ngài vốn là một vị Tăng của Chùa Phước Lâm nên trình bạch cho Tăng chúng tại Chùa biết. Chư Tăng nhiều lần đã cung thỉnh Ngài trở về Chùa, nhưng Ngài khéo chối từ.

Lần sau cùng có lẽ nhân duyên sám hối chuyện binh nghiệp của Thiền sư Lực Oai Minh Giác hoàn mãn, Ngài trở về Chùa nhận lãnh trọng trách trú trì Chùa Phước Lâm. Từ khi Ngài trở về Trú Trì Tổ Đình Chùa Phước Lâm thì oai đức và uy danh của Ngài Thiền Sư vang dội khắp nơi đến Triều Đình Huế. Sau khi Thiền Sư viện tịch vào năm 1830, để tưỏng niệm ân đức sáng chói của một bậc Thánh Tăng, Vua đã sắc phong ban hiệu là Lực Oai Minh Giác Thiền Sư để tôn thờ.
Với đạo phong, đức độ, và tài trí siêu việt của Thiền sư Lực Oai Minh Giác, Ngài từng là Hòa Thượng Đàn Đầu chứng minh nhiều Đại Giới Đàn tại miền Trung.
Ngài chứng minh lễ xây dựng Chùa Đảo Cù Lao Chàm, Hội An, trùng tu chùa Thiên Ấn, Quảng Ngãi. Sự nghiệp hoằng hóa Phật Pháp của Ngài đã rộng khắp, người đệ tử lớn của Ngài đó là Hòa Thượng Toàn Nhâm, hiệu Quán Thông kế thế tiếp tục Tổ Đình Phước Lâm làm sáng mãi ngọn đèn tục diệm truyền đạo dòng Thiền Chúc Thánh Lâm Tế tại đất Quãng Nam.

Đến khi cơ duyên hoằng hóa hoàn mãn, Thiền sư Lực Oai Minh Giác thiền sư đã an nhiên thị tịch tại Tổ Đình Phước Lâm. Tăng đồ môn chúng đã dựng tháp thờ Ngài bên tả của ngôi Chùa. Đến nay ngôi tháp ấy vẫn còn tỏa ra ánh linh vi diệu một bậc Thiền sư khả kính của dân tộc đã sống hành đạo và thực hiện trọn vẹn ý nghĩa của bậc xuất trần thượng sỹ.
Chúng ta hãy nhất tâm đảnh lễ một bậc cao Tăng của dân tộc Việt Nam. Cho đến nay, nếu ai thành tâm tưởng niệm về Ngài đều sẽ tăng trưởng rất nhiều đạo hạnh và sớm viên thành hạnh nguyện cứu độ chúng sanh của mình.

Nguồn hophap.net

picture.php



[/NEN]​
 
GÓP PHẦN LAN TỎA GIÁ TRỊ ĐẠO PHẬT

Ủng hộ Diễn Đàn Phật Pháp không chỉ là đóng góp vào việc duy trì sự tồn tại của Diễn Đàn Phật Pháp Online mà còn giúp cho việc gìn giữ, phát huy, lưu truyền và lan tỏa những giá trị nhân văn, nhân bản cao đẹp của đạo Phật.

Mã QR Diễn Đàn Phật Pháp

Ngân hàng Vietcombank

DUONG THANH THAI

0541 000 1985 52

Nội dung:Tên tài khoản tại diễn đàn - Donate DDPP(Ví dụ: thaidt - Donate DDPP)

Who read this thread (Total readers: 0)
    Bên trên